Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Đề cương chi tiết Kinh tế môi trường HVTC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.85 KB, 24 trang )

ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
CÂU 1: Các đặc trưng cơ bản của môi trường
+ Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và
phát triển của con người và sinh vật.
+ Các đặc trưng cơ bản của môi trường: (4)
(1) Môi trường có cấu trúc phức tạp:
- Môi trường bao gồm rất nhiều yếu tố cấu thành khác nhau.
- Mỗi yếu tố cấu thành được cấu tạo bởi nhiều thành phần khác nhau, mỗi thành phần
cấu tạo có nguồn gốc, bản chất khác nhau, bị chi phố bởi các qui luật khác nhau
trong mối quan hệ tương tác, đa chiều => Tạo nên tính thống nhất của hệ, giúp hệ
tồn tại và phát triển.
- Môi trường biến động không ngừng, chỉ cần 1 sự thay đổi nhỏ của các yếu tố trong
môi trường sẽ làm ảnh hưởng tới yếu tố khác.
- Ý nghĩa:
• Cho thấy hệ môi trường có sự phân hóa sâu sắc theo khồn gian và thời gian.
Vì vậy, muốn khai thác, sử dụng môi trường một cách hợp lý và hiệu quả thì
phải xuất phát từ chính những đặc điểm, cấu trúc của từng hệ môi trường.
• Cho thấy tính biểu hiện tính cấu trúc chính là phản ứng dây chuyền. Vì vậy,
khi khai thác, sử dụng môi trường phải đảm bảo được duy trì các mối liên kết
giữa các thành phần môi trường.
(2) Môi trường có tính động:
- Các thành phần trong hệ thống môi trường luôn vận động và phát triển không ngừng
trong 1 trạng thái cân bằng động. Do vậy bất cứ 1 sự thay đổi nào trong cấu trúc
của hệ sẽ làm cho hệ lệch khỏi trạng thái cân bằng cũ để thiết lập trạng thái cân
bằng mới.
- Ví dụ: Sinh vật từ môi trường sống dưới nước chuyển sang môi trường trên cạn. Khi
gặp hạn hán. SV phải thay đổi điều kiện sống để thích ứng, tồn tại vs môi trường
trên cạn.
- Ý nghĩa: Giúp con người nắm vững qui luật của môi trường để vận dụng các qui
luật này tác động vào môi trường theo hướng có lợi cho con người, vừa đảm bảo


hiệu quả về môi trường.
(3) Môi trường có tính mở:
- Môi trường nhạy cảm với những biến động bên ngoài, mặc dù môi trường của
chúng ta có sự liên kết chặt chẽ giữa các thành phần mang tính chất khép kín và tạo
sự độc lập với môi trường. . .

1


-

-

Ở bất cứ thời điểm nào cũng có sự xâm nhập của các nguồn năng lượng vật chất
mới đồng thời có sự thất thoát, mất đi năng lượng của các vật chất khác. => làm
cho môi trường thay đổi trong trạng thái cân bằng.
Ý nghĩa:
• Giúp duy trì và cải thiện cơ cấu thành phần môi trường theo hướng có lợi cho
sự phát triển bên trong của hệ môi trường trong tương lai.
• Cho thấy các vấn đề môi trường chỉ có thể được giải quyết tốt khi có sự hợp
tác giữa các vùng, các quốc gia và các khu vực trên thế giới.

(4) Môi trường có khả năng tự tổ chức và điều chỉnh:
- Tự tổ chức điều chỉnh là 1 khả năng vượt trội của 1 hệ thống có cấu trúc tốt, được tổ
chức khoa học và linh hoạt, hoạt động hiệu quả không cần sự can thiệp từ bên ngoài.
- Môi trường tự thay đổi mà không cần có sự tác động nào.
- Tuy nhiên, khả năng tự tổ chức, điều chỉnh của hệ môi trường có giới hạn
- Ý nghĩa:
• Qui định mức độ, phạm vi tác động của con người vào môi trường nhằm duy
trì khả năng tự phục hồi của tài nguyên tái tạo, duy trì khả năng tự làm sạch

của môi trường.
+ Con người không được can thiệp thô bạo vào Tự nhiên.
- Khai thác sử dụng TNTN ở ngưỡng cho phép hợp lí, hiệu quả.
- Tuân theo các qui luật tự nhiên.
- Nếu con người khai thác bừa bãi, không tuân theo qui luật tự nhiên, không khai thác
có khoa học => có thể làm mất khả năng tự tổ chức điều chỉnh của môi trường, làm
nghèo kiệt các thành phần hữu ích của môi trường.
Câu 2: Trình bày các chức năng cơ bản của môi trường:
(1) Tạo không gian sống:
- Trong hoạt động sống của con người cần có 1 không gian sống với đặc trưng về qui
mô, chất lượng cho phép, đảm bảo con người sinh sống.
- Cần có mặt bằng để xây dựng không gian sống phục vụ cho quá trình sản xuất, hoạt
động Kinh tế, phát triển.
=> Có như vậy thì quá trình phát triển KT-XH mới được diễn ra thuận lợi.
(2) Môi trường cung cấp TNTN:
- Phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người. Không khí, các nguồn thức ăn, tài nguyên
nước để phục vụ sinh hoạt.
- Phục vụ nhu cầu sản xuất, phát triển:
• Khoáng sản cho ngành công nghiệp.
• Nguyên vật liêu: phục vụ sx nông nghiệp, công nghiệp xây dựng.
• Đất đai: trồng trọt, cung cấp không gian để sx, thủy hải sản, nước và khí hâu
đất đai phục vụ cho nông nghiệp, núi non cây cối phục vụ cho ngành du
lịch…
2


-

-


Thực trạng việc sử dụng tài nguyên TN: Đang ở trạng thái khan hiếm vì
• Trữ lượng TNTN là có hạn.
• Khai thác quá mức, không có kế hoạch phù hợp=> Cạn kiệt 1 số loài tuyệt
chủng.
Giải pháp:
• Có kế hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên, thiên nhiên 1 cách hợp lí và hiệu
quả.
• Biết tiết kiệm các nguồn TNTN, sử dụng hợp lí để phát triển kinh tế bền vững,
ổn định.

(3) Môi trường là nơi chứa đựng, hấp thụ, trung hòa các chất độc thải:
- Nguồn gốc của chất thải:
• Hoạt động sinh hoạt tạo chất thải sinh hoạt.
• Hoạt động sản xuất: chất thải công nghiệp, nông nghiệp.
- 3 dạng cơ bản:
• Chất thải rắn: loại này khó phân hủy nhất.
• Chất thải lỏng
• Chất thải khí
- Khả năng chứa đựng, hấp thụ, trung hòa chất thải của môi trường có giới hạn
- ĐK đảm bảo:
• W< bằng A môi trường mới hấp thụ và trung hòa được.
W Lượng chất thải vào môi trường
A Khả năng hấp thụ của môi trường
• W>A môi trường không hấp thụ và trung hòa được.
Cả 3 chức năng đều quan trọng như nhau. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ 3 chức
năng cơ bản của môi trường
Câu 3: Điều kiện cân bằng sinh thái trong môi trường
- Khái niệm: Hệ sinh thái là hệ thống các loài sinh vật sống chung và phát triển trong
môi trường nhất định và tương tác lẫn nhau với môi trường đó.
(dưới nước, trên cạn, rừng ngập mặn)

- Cân bằng sinh thái: là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích
nghi cao nhất của sv với điều kiện sống của môi trường.
- Điều kiện cân bằng sinh thái:
• ĐK cần: đầu tiên là phải duy trì dc sự cân bằng giữa 6 thành phần trong cấu trúc
của hệ sinh thái. Từ đó tạo ra trạng thái CB cơ thể-môi trường trong hệ sinh thái.
• ĐK đủ: Khi trong hệ sinh thái đã có cân bằng cơ thể-môi trường và các thành
phần trong hệ, nhất là thành phần hữu sinh phải có thích nghi sinh thái đối vs
môi trường.
Câu 4:Tác động cơ bản của phát triển với môi trường.
 Khái niệm:

3


Môi trường: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
• Phát triển: là quá trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người
bằng cách nâng cao sản xuất, tăng cường… các hoạt động văn hóa xã hội.
 Tác động cơ bản của phát triển với môi trường (3)
1. Khai thác và sử dụng các tài nguyên.
- Là vấn đề tất yếu, là cơ sở nền tảng của phát triển con người.
- Thực trạng việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
• Con người đang sử dụng tài nguyên thiên nhiên và thành phần môi trường 1
cách quá mức dẫn tới nguy cơ cạn kiệt các nguồn TNTN và biến mất 1 số
loại tài nguyên TN.
• Ví dụ Tài nguyên nước: Sd cho sinh hoạt, múc tiêu thụ 110l/ ng/ngày. Mỗi
ngày thế giới đã dùng xấp xỉ 800 tỉ l nước tương đương 800 tỉ m3 nước =>
Dự đoán tới năm 2025 có 5. 3 tỉ người trên thế giới bị thiếu nước.
• TN rừng: trên thế giới hiện nay, 80 % tài nguyên rừng bị mất, ở VN 80%

rừng ngập mặn bị phá hủy để nuôi tôm xuất khẩu.
• TN đất: hiện nay thế giới có khoảng 12 triệu ha đất bị thoái hóa và sa mạc
hóa.
• TN sinh vật: Hiện nay 1/3 loài SV đã bị tuyệt chủng.
• Dân số ngày càng tăng => nhu cầu sử dụng tài nguyên TN ngày càng cao.
Nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, suy thoái xuống cấp của
môi trường ngày càng cao.
- Giải pháp:
• Phải có kế hoạch sử dụng, khai thác TNTN 1 cách hợp lí, hiệu quả
• Có các công tác bảo tồn, tái tạo các TNTN. Đặc biệt là các TNTN có khả
năng tái sinh.


2. Thải chất thải vào môi trường.
- Mọi hoạt động sống và sinh hoạt, sản xuất của con người và tất cả các quá trình

-

-

sản xuất đều tạo ra chất thải. Theo định luật bảo toàn vật chất và năng lượng,
chúng ta sử dụng bao nhiêu TNTN thì tạo ra bấy nhiêu chất thải. Chất thải ra
môi trường ngày càng nhiều và khó phân hủy, nhất là chất thải rắn.
Ví dụ: Chất thải trong quá trình sản xuất thuốc trừ sâu. Khó phá hủy do gồm
hợp chất hữu cơ có mạch vòng khó phân hủy. gây tác hại nghiêm trọng cho môi
trường. Chất thải trong qt sinh hoạt Túi nilon. Chất thải trong y tế.
Bản chất của việc đưa chất thải vào môi trường: đưa vào môi trường các loại
chất thải xấu, không còn giá trị hữu ích, mà lại còn ảnh hưởng xấu tới các thành
phần khác của môi trường.
Nếu w>a sẽ gây ô nhiễm môi trường. làm suy giảm, triệt tiêu chức năng thứ 3

của môi trường.
Giải pháp
• Phân loại rác: rác có thể tái chế sư dụng: làm sản phẩm khác, thu mua để
sản xuất.
4




Sử dụng đầu ra quá trình sản xuất trc biến thành đầu vào của qt sx khác.
Mô hình VAC.
Rác thải hữu cơ: Tiến hành chôn lấp.
+ Ưu tiên sử dụng các sp thân thiện với môi trường.
+ Áp dụng khoa học công nghiệp trong việc sử lí chất thải.

3. Tác động trực tiếp tới tổng thể môi trường.

Theo 2 chiều: Tích cực và tiêu cực.
- Tích cực
• Trồng caay phủ xanh đất trống đồi trọc. cải tạo hệ sinh thái rừng
• Cải tạo những vùng đất khô cằn thành những vùng đất có khả năng phát
triển, canh tác.
- Tiêu cực
• Phá rừng, san đồi, lấp ao hồ để xây dựng khu công nghiệp, trung tâm
thương mại, nhà ở.
• quá trình cn hóa hiện đại hóa, đô thị hóa son hành vs qtrinh phát triển gây
ra tác động nguy hại vs môi trường.
- Giải pháp
• Chưa có giải pháp thiết thực cụ thẻ nào, chỉ khuyến khích phát huy nhữn tác
đông tích cực và ngăn chặn những hành vi tác động tiêu cự tới môi trường.

Câu 5: Mối quan hệ giữa môi trường và Phát triển
 Khái niệm:
- Khái niệm môi trường: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân
tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
- Kn phát triển: là quá trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người bằng
cách nâng cao sản xuất, tăng cường các hoạt động văn hóa xã hội.
 MQH giữa môi trường và phát triển:
1. Về hình thức: MQH qua lại, chặt chẽ, thường xuyên và lâu dài
- Tác động của môi trường tới phát triển: Môi trường là tiền đề, là nguồn lực cho phát
triển
• Môi trường ảnh hưởng tới loại hình, qui mô, cơ cấu của phát triển. => sự hiện
diện của các nguồn tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cho việc lựa chọn các loại
hình sx.
• Tuy nhiên, môi trường cũng gây ra những cản trở đối với quá trình phát triển
(các hiện tượng thời tiết bất thường, thiên tai,…)
- Tác động của PT tới môi trường: Phát triển là nhân tố chính trong việc khai thác, sử
dụng, tác động và làm biến đổi môi trường.
- Tích cực:
• Thông qua khai thác và sử dụng tài nguyên TN phát triển đã tôn vinh giá trị
thực tế của môi trường thông qua việc tạo sản phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu
con người.
5


phát triển biến TNTN thành tài sản quí báu mà thiên nhiên ban tặng cho con
người.
• phát triển làm cho tài nguyên TN ngày càng giàu có, đa dạng phong phú hơn
thông qua việc tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên mới và áp dụng khoa học công
nghệ.

Tiêu cực:
• Làm ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, biến chất các thành phần
trong Môi trường.
• Cạn kiệt, suy giảm nguồn tntn, +> sự biến mất của 1 số nguồn tài nguyên
thiên nhiên.


-

2. Về nội dung: MQH ngày càng phát triển mạnh mẽ, phức tạp sâu sắc và mở

rộng:
- Môi trường ngày càng có ý nghĩa nhiều hơn đối với phát triển: Vì các thành phần
của môi trường, số loại hình tài nguyên, số lượng mỗi loại tài nguyên được con
người khai thác, sử dụng ngày càng tăng.
- Ngược lại, tác động của phát triển đến môi trường ngày càng mạnh mẽ hơn về
cường độ, phức tạp, sâu sắc hơn về tính chất và ngày càng mở rộng hơn về qui mô.
• Nhờ có quá trình phát triển mà nguồn TNTN được phát hiện ra, nhiều tính
chất và công dụng mới của TNTN và các thành phần mới được phát hiện, gia
tăng tiềm năng kinh tế của môi trường.
• Nhờ có sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều nguồn nhiên vật liệu thô
dễ khai thác thác và chế biến được.
Ví dụ
Trước kia VN chỉ sản xuất được dầu thô, nhờ sự phát triển khoa học công
nghiệp mà đã sx ra được dầu tinh.
• Phế liệu, phụ liệu có thể được tái chế sử dụng.
• Với qui mô khai thác ngày càng tăng, sản lượng ngày càng lớn: Trước kia chỉ
khai thác bề mặt nhưng hiện nay đã khai thác sâu trong lòng đất, khai thác ở
cả những vùng xa xôi… Để tận dụng triệt để nguồn tài nguyên Thiên nhiên
mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.

=> Tác động phát triển tới môi trường ngày càng mạnh mẽ, mở rộng và vs
cường độ cao hơn.
=> Kết luận: MQH giữa môi trường và phát triển là mqh đánh đổi, để dung hòa mqh này
chúng ta cần phải có 1 chiến lược phát triển nhằm đạt được mục tiêu về kinh tế, mục tiêu
về môi trường => đó là phát triển bền vững.
Câu 6: Lý thuyết quá độ dân số. Liên hệ thực tiễn về dân số và việc khai thác tài
nguyên TN và bảo vệ môi trường ở VN hiện nay.

6


Theo lí thuyết quá độ dân số thì ở bất cứ quốc gia nào cũng trải qua 3 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Thời kì trước cách mạng công nghiệp.
- Tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử cao tuy nhiên tỉ lệ sinh cao hơn 1 chút.
- Gia tăng dân số ở mức thấp, tương đối ổn định tạo ra sự cân bằng lãng phí (sinh
nhiều, tử nhiều)
- Tác động tới môi trường: Tăng theo qui mô nhưng chưa có biến đổi làm ảnh
hưởng nhiều tới chất lượng của môi trường
 Giai đoạn 2 Thời kì cách mạng công nghiệp:
- Đời sống xã hội gia tăng, tỉ lệ sinh tăng đột biến, tỉ lệ tử giảm do tỉ lệ trẻ nuôi
-

được cao.
Tuổi thọ ngày càng tăng. Gia tăng dân số 1 cách nhanh chóng.
 Bùng nổi dân số.
 Dân số gia tăng, chất lượng cs được nâng cao, sản xuất phát triển, việc đẩy
mạnh khai thác và sự dụng tài nguyên TN, gia tăng các chất thải vào môi
trường.
 Đây là thời kì dân số có ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường.


 Giai đoạn 3: Thời kì sau cách mạng công nghiệp
- Do ảnh hưởng của tiến trình công nghiệp hóa, điều kiện kinh tế -Xh cải thiện nên

-

tuôi thọ của con người tb này càng cao, tỉ lệ tử thấp đồng thời nhờ có sự can
thiệp của chính phủ thì sự phát triển trong nhận thức của người dân về vấn đề
dân số và gia đình : Gia tăng Dân số tự nhiên không tăng mà có xu hướng giảm
=> trạng thái ổn định với tiết kiệm.
Áp lực của dân số tới môi trường được giải quyết nhờ công nghệ hiện đại trong
thu gom và xử lí chất thải.
7


 Kết luận
 Theo quá trình công nghiệp, dân số của các quốc gia tất yếu sẽ đi từ trạng thái

cb lãng phí sang trạng thái cân bằng tiết kiệm tương ứng với 3 giai đoạn trong
đó có 2 giai đoạn mà dân số có ít tác động xấu tới môi trường và chen vào
giữa là giai đoạn bùng nổ dân số và hoạt động tăng cường khai thác TNTN và
làm suy thoái môi trường.
 VN đang ở cuối giai đoạn 2
Câu 7: Tác động của gia tăng dân số nhanh tới khai thác và sử dụng tài nguyên TN
và bảo vệ môi trường.
 Tác động môi trường của sự gia tăng dân số được mô tả qua công thức tổng
quát sau:
I = P. A .T
- Trong đó:
I - Cường độ tác động của dân số đến môi trường
P - Qui mô dân số

A - Mức tiêu thụ tài nguyên trên đầu người
T - Công nghệ (quyết định mức độ tác động đến môi trường của
1 đơn vị tài nguyên tiêu thụ)
- Kết luận:
• Cường độ tác động của dân số đến môi trường tính trên toàn thế giới như
sau: - Các nước đang phát triển đóng góp chủ yếu ở yếu tố P và T - Trong
khi các nước phát triển đóng góp chủ yếu vào các yếu tố A
• Còn ở mỗi quốc gia, trong một giai đoạn phát triển không dài: - A và T sẽ
có các thay đổi không lớn, tác động của dân số đối với môi trường chỉ chịu
chi phối lớn của P, làm cho gia tăng dân số nhanh trở thành tác nhân gây
ảnh hưởng nặng nề nhất đến TNTN và MT
 Hậu quả của gia tăng dân số nhanh
- Gây ra sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên do khai thác quá mức các nguồn tài
nguyên thiên nhiên.
- Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự hấp thụ, trung hòa của môi
trường.
 Giải pháp đảm bảo gia tăng dân số hợp lý:
- Mức gia tăng dân số hợp lí
- Phân bố lại dân cư và sử dụng hợp lí lao động
- Lồng ghép vấn đề dân số & môi trường với các chính sách phát triển KT – XH
Câu 8: Quan điểm và giải pháp phát triển bền vững?
 Khái niệm: Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của thế hệ tương lai trên
cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và
bảo vệ môi trường”
 Quan điểm phát triển bền vững:
(1) Tôn trọng các qui luật tự nhiên:
8



Con người luôn gắn liền với môi trường sống do đó luôn chịu tác động của các
qui luật tự nhiên (là các qui luật tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý chí
của con người như: Trái đất quay quanh mặt trời. . .
- Ý nghĩa:
• Nếu tôn trọng các qui luật tự nhiên, hướng tự nhiên sự phát triển theo
hướng có lợi cho con người.
• Nếu không nhận thức sẽ bị tự nhiên “ trả thù”.
- Giải pháp: Để đẩm bảo phát triển bền vững thì con người cần
• Nắm vững đc các qui luật tự nhiên.
• Lựa theo những qui luật tự nhiên để khai thác và sử dùng, tác động vào
môi trường 1 cách phù hợp
• Ví dụ:
MQH giữa đất rừng và nước: rừng được phủ xanh thì tới mùa mưa sẽ hạn
chế xói mờn, rửa trôi…
(2) Tiết kiệm trong khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên TN và các thành phần
của môi trường
- Tiết kiệm là không lãng phí và sử dụng 1 cách hợp lí và khôn ngoan.
- Phải tiết kiệm vì
• Trữ lượng tài nguyên thiên nhiên khan hiếm.
• Việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên TN của con người quá
mức, không có kế hoạch.
• Nhiều tài nguyên TN không có khả năng tái sinh
- Biên pháp
• Có công tác đánh giá những nguồn lực hiện có để xác định thành phần có thể
khai thác.
• Điều tra phân tích đánh giá tài nguyên thiên nhiên. Về
+ trữ lượng
+ qui mô tài nguyên TN
+ Phần nào có thể sử dụng 1 cách hiệu quả nhất.
+ Phần nào có thể tận thu.

+ phần nào cần giữ lại cho mai sau.
• Có quản lí chặt chẽ về tài nguyên TN. Nhà nước phải có hệ thống pháp luật
đầy đủ, hoàn chỉnh và hiệu quả. có tính thực thi cao.
- Liên hệ
• VN hiện nay việc khai thác tài nguyên TN có nhiều văn bản liên quan. cơ
quan quản lí có hệ thông pháp luật hoàn chỉnh nhưng về mặt thực hiện chưa
có tính thực thi cao.
• Vẫn tồn tại những tình trang khai thác trái phép. quá mức và sử dụng TNTN
bừa bãi và không có kế hoạch
• Việc quản lí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta cần có kế hoạch quản lí chặt
chẽ hơn.
• Cần áp dụng khoa học công nghệ trong khai thác và sử dụng tài nguyên TN
để làm giảm hao phí trong quá trình khai thác.
-

9


(3) Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ vào quá trình sử dụng chế biến

TN thiên nhiên
- Việc tổng hợp, triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường hướng tới
mô hình khép kín.
Ví dụ Mô hình VAC, nhà máy sản xuất xăng sinh học
- Sử dụng nguồn tài nguyên TN thay thế: ưu tiên sử dụng các tài nguyên vô hạn và
thân thiện vs môi trường
Ví dụ: Sử dụng sợi cáp quang thay day đồng: Truyền nhanh, tính bảo mật cao và
chi phí SX lại rẻ.
- Áp dụng khoa học công nghê đê giảm thiểu mức tiêu hao nguyên vật liệu cùng
như giảm nguồn chất thải trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên TN

VD: Mùn cưa làm gỗ ép
(4) Tăng cường các biện pháp bảo vệ, phục hồi và tái tạo tài nguyên TN. Cải tạo và

làm phong phú thêm các nguồn tài nguyên Tn và thành phần môi trường
- Tăng cường công tác giáo dục truyền thông môi trường để bảo tồn, tái tạo tài
nguyên TN và môi trường.
- Áp dụng khoa học công nghệ trong việc bảo tồn, tái tao nguồn tài nguyên TN. xử
lí ô nhiễm môi trường, làm giàu có và đa dạng hơn các nguồn tài nguyên TN
- Áp dụng những chế tài nghiêm ngặt và xử phạt hành chính đối với các trường
hợp sử dụng trái phép các tài nguyên gây ô nhiễm môi trường.
Tóm lại
- Với 4 giải pháp trên, con người không chỉ tạo ra sự phát triển bền vững về kinh
tế xã hội mà còn tạo ra sự phát triển bền vững về mặt môi trường.
- Như vậy con người chắc chắn đạt được sự phát triển bền vững.
Câu 9: Các yêu cầu cơ bản trong khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
- Kn Tài nguyên TN (nghĩa hẹp) là toàn bộ các nguồn dự trữ vật chất, năng lượng của
tự nhiên, mà con người có thể khai thác, sử dụng, chế biến để tạo ra sản phẩm, nhằm
đáp ứng các nhu cầu của XH.
- Các yêu cầu: (4)
1. Tạo ra năng suất hoạt động khai thác, sử dụng ở mức cao nhất
- Mục đích: Nhằm thu được nhiều nhất năng lượng, nguyên vật liệu thô từ hoạt
động khai thác, sử dụng một nguồn tài nguyên, đồng thời ít gây hại cho môi
trường.
- Biện pháp: Thúc đẩy đổi mới công nghệ, đầu tư công nghệ tiên tiến trong
khai thác tài nguyên thiên nhiên.
- Ý nghĩa:
• Làm hao hụt thấp nhất trữ lượng hay qui mô tài nguyên hiện có
• Hạn chế các phụ liệu, phế liệu và chất thải từ lượng tài nguyên tài
nguyên được khai thác và sử dụng.
• Giảm bớt thuế tài nguyên, giảm chi phí bảo vệ môi trường, góp phần

tăng thêm độ bền vững cho hoạt động khai thác, sử dụng tương ứng
10


2. Nâng cao không ngừng chất lượng khai thác sử dụng TNTN
- Mục đích: tạo ra nhiều loại sản phẩm với số lượng và chất lượng cao nhất, có

khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
- Biện pháp:
• Khai thác tài nguyên khoáng sản: phải hướng tới chế biến sâu, dứt
khoát không xuất khẩu thô
• Khai thác tài nguyên sinh vật: phải chọn đúng mùa, thời điểm, cá thể
khai thác
• Đối với tài nguyên đất: phải chọn đúng cây – con theo tổ hợp đất –
nước – khí hậu – địa hình.
- Ý nghĩa:
• Góp phần tạo ra thương hiệu cho các sản phẩm
• Đảm bảo cho việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên liên quan có vị trí không thể bỏ qua trong việc tạo ra các giá trị
trong chuỗi gía trị kinh tế chung
• Đảm bảo hiệu quả cao cho hoạt động khai thác, sử dụng cũng như cho
mục tiêu bảo vệ, chế tạo nguồn tài nguyên tương ứng.
3. Bảo đảm hiệu quả cao trong khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
- Mục đích: Nhằm giảm chi phí khai thác và sử dụng tài nguyên; tạo chu kì

khai thác, sử dụng tài nguyên khép kín; giảm thiểu tác động tiêu cực trở lại
đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường
- Biện pháp:
• Thực hiện tootd công tác khảo sát, thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất
lượng từng loại tài nguyên.

• Xác định chính xác và đầy đủ các giá trị kinh tế đa dạng của nguồn tài
nguyên đang khai thác, sử dụng
- Ý nghĩa: Nâng cao hiệu quả Vf bền vững trong khai thác và auwr dụng TNTN
4. Có trách nhiệm kinh thế thỏa đáng trước chủ sở hữu TNTN và trước các thế

hệ mai sau
- Mục đích: Đảm bảo hài hòa ba lợi ích: lợi ích doanh nghiệp, lợi ích nhà nước
và lợi ích cộng đồng địa phương trong khai thác TNTN; đồng thời đảm bảo
sự cân đối lợi ích với các thế hệ tương lai
- Biện pháp:
• Thực hiện công khai, minh bạch trong các hoạt động khai thác tài
nguyên
• Có trách nhiệm kinh tế trước các thế hệ mai sau
 Ý nghĩa: Đảm bảo sự công bằng trong khai thác, sử dụng TNTN
 3 phương hướng cơ bản trong khai thác và sử dụng TNTN
- Khai thác sử dụng hiệu quả từng nguồn tài nguyên TN cụ thể trên qui mô cả
-

nước.
Khai thác sử dụng tổng hợp các nguồn tài nguyên TN trong 1 vùng lãnh thổ.
11


-

Khai thác và sử dụng hiệu quả từng loại TNTN trong vùng cụ thể.

Câu 10: Trình bày những vấn đề về khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên vô
hạn
 Kn tài nguyên vô hạn: Là các tài nguyên có thể tự tái tạo liên tục nếu được khai

thác và sử dụng hợp lý.
 Phân loại theo nguồn gốc tạo thành:
- Năng lượng mặt trời, bức xạ mặt trời, năng lượng phát sinh (nl gió, sóng,
năng lượng dòng chảy, năng lượng sinh khối…)
- Năng lượng lòng đất
- Năng lượng thủy triều
- …
 Ưu:
- Chi phí sử dụng không cao.
- Thời gian sử dụng lâu dài
- Là năng lượng sạch không tạo ra chất thải
 Nhược:
- Mức độ tập trung phân bố không đồng đều trong cả không gian và thời

gian.
- Khả năng khai thác phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và hiệu suất khai thác
không cao.
- Kỹ thuật khai thác phức tạp, đòi hỏi công nghệ cao, chi phí đầu tư lớn
 Giải pháp khai thác:
(1) Khai thác và sử dụng trực tiếp
(2) Khai thác dưới dạng chuyển hóa thành năng lượng điện, sản xuất nhiên
liệu
(3) Cần tăng không gian, thời gian và hiệu suất khai thác
(4) Cần có sự kết hợp, phối hợp trong khai thác
 Mô hình khai thác:

12


=>Kết luận:

- Việc sử dụng các nguồn tài nguyên TN vô hạn là hướng đi chiến lược trong việc
cung cấp…
- Năng lượng cho sản xuât đồng thời góp phần tìm lời giải thích cho bài toán bảo vệ
môi trường hướng tới phát triển bền vững
Câu 11: Trình bày các vấn đề trong khai thác và sử dụng tài nguyên đất.
 Khái niệm: đất là 1 trong những nguồn TNTN có khả năng phục hồi, là lớp ngời









cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp cuả nước, không
khí và sinh vật.
Phân loại: theo mục đích sử dụng
• Nhóm đất nông nghiệp
• Nhóm đất phi nông nghiệp
• Nhóm đất chưa sử dụng
Đặc điểm:
- Đất là nguồn tài nguyên có thể tái tạo, tự phục hồi độ màu mỡ
- Đất là nguồn tài nguyên hữu hạn
- Mục đích sử dụng đất đa dạng
- Cơ cấu và địa hình đất đai đa dạng, phức tạp
- Chất lượng đất dễ bị biến đổi tùy thuộc vào việc sử dụng à quản lý con người
Vai trò: Đất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người, đóng vai trò quan trọng
đối với cuộc sống của con người: là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và
là mặt bằng để sản xuất nông, lâm nghiệp…

Giải pháp:
13


Coi trọng quy hoạch sử dụng đất, kiên quyết sử dụng đất theo đúng mục
đích.
- Chú trọng kết hợp khai thác, sử dụng với bảo vệ, cải tạo đất; đặc biệt duy trì
và cải thiện độ phì kinh tế cho các loại đất canh tác.
 Hướng khai thác và sử dụng tài nguyên đất:
- Sử dụng đất đúng mục đích trên cơ sở những đánh giá tổng hợp về cấu tạo cũng
như đặc trưng của đất tai vùng này:
• Đất nông nghiệp: sử dụng tối đa để canh tác trong đó phải dành sự ưu tiên
tuyệt đối về qui mô, địa điểm cho các loại cây con phuc vụ sản xuất
chuyên môn hóa, các loại cây đặc sản
• Đất sử dụng để xây dựng thành phố, khu dân cư, trung tâm của vùng: Đặc
điểm có nền tảng địa chất ổn định, có khả năng chịu nén cao và địa hình
bằng phẳng, vị trí thích hợp.
- Duy trì và cải thiện độ phì kinh tế cho các loại đất canh tác do các hoạt động
nuôi trồng cây trên đất nông nghiệp của con người mà các vòng tuần hoàn vật
chất năng lượng ở những vùng đất này bị thay đổi
=> Do đó tùy thuộc vào các loại cây con được nuôi trồng cần phải nghiên cứu kĩ để lựa
chọn các loại phân bón cho phù hợp, bón vào thời điểm thích hợp và có các biện pháp
bổ sung để hoàn trả tốt nhất cho các thành phần bị con người khai thác và sử dụng kể
cả nguyên tố vi lượng trong đất, dể vừa tạo ra năng suất cao trong sản xuất, vừa cải
thiện được độ phì tương đối của đất giúp chúng ta có các kì sản xuất diễn ra 1 cách
thuận lợi.
-

Câu 12 Khai thác và sử dụng tài nguyên nước:
 Khái niệm: Nước là toàn bộ lượng nước coa trong các thủy vực trên trái đất mà con

người có thể sử dụng được cho các hoạt động dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội
 Phân loại: theo nguồn gốc tạo thành
- Nước mưa
- Nước biển
- Nước bề mặt
- Nước ngầm
 Đặc điểm:
- Nước là tài nguyên có khả năng tái tạo cả về lượng và về chất.
- Nước là nguồn tài nguyên hữu hạn.
- Trữ lượng nước phân bố không đồng đều theo thời gian và không gian.
- Chất lượng nước có thể bị suy giảm nếu không được khai thác, sử dụng hợp lý
- Cùng với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế, tài nguyên nước đang ngày
càng khan hiếm dần do sự phân bố không đồng đều, tình trạng khai thác quá
mức, ô nhiễm nguồn nước…
 Vai trò của nước:
- Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và
môi trường, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nước
được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như:
14









Sử dụng nước cho sinh hoạt
Sử dụng nước trong nông nghiệp

Sử dụng nước trong thủy sản
Sử dung nước trong công nghiệp
Sử dụng nước trong giao thông thủy
Sử dụng nước để sản xuất điện

 Giải pháp:
(1) Duy trì chất lượng nguồn nước ở ngưỡng cần thiết:
- Nước nhất là những nguồn sông, suối, ao hồ. . rất dễ bị ô nhiễm bởi nước thải sinh

hoạt từ nhưng khu dân cư.
- Nc thải từ các nhà máy sản xuất.
- Bị độc do dư thừa thuốc bảo vệ thực vật.
- Hậu quả khi nước ô nhiễm:
• Thủy sinh: CHết, giảm khả năng và mức tái tạo tự nhiên.
• Cây trồng: tưới tiêu: Bị chết, tich tụ hóa chất trong rau, củ, quả
• Con người sử dụng những sinh vật trên như thức ăn hàng ngày (cây trồng và
vật nuôi) => ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con ng
=> Cần có công tác duy trì chất lượng nguồn nước ở ngưỡng cần thiết đảm bảo cho nguồn
nước không bị ô nhiễm gúp các hệ nuôi dưỡng phát triển bình thường đồng thời hỗ trợ
hoạt động phát triển.
(2) Điều tiết hợp lí nguồn nước giữa các mùa và các vùng.
- Nguồn nước bề mặt là nguồn tự nhiên có sự biến động rõ rệt nhất giữa các mùa

trong năm.
• Dư thừa- mùa mưa
• Thiếu hụt- mùa khô
 Việc thiếu hụt hay dư thừa có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng đảm bảo các nhu cầu
về nước sinh hoạt và sản xuất.
Vào mùa khô: Tích trữ nước để sử dụng khi cần thiết, xây dựng hồ chứa
nước…

Mùa mưa: xây dựng hệ thống cấp thoát nước trong mùa mưa để xả lũ…
Xây dựng các hồ chứa nước để tích cho mùa khô. => tránh lũ lụt và hiện
tượng ngập úng kéo dài.
Vùng cụ thể: căn cứ vào đặc điểm khí hậu, thời tiết của khu vực, phân hóa
lượng nước rơi theo các tháng trong năm, lượng mưa tb năm…để xây dựng
những phương án dự điều tiết nước thích hợp giữa các vùng.
(3) Khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm ở mức hợp lí.
- So với nguồn nước bề mặt thì nguồn nước ngầm có chất lượng ổn định và có trữ

lượng ít biến động giữa các thời điểm, các mùa trong năm, đặc biệt ở 1 số vùng
nguồn nước ngầm có đặc điểm về độ tinh khiết hay có hàm lượng khoáng có lợi
cho sức khỏe con người.
 Do vậy tại những vùng này: ta phải tận dụng nguồn nước ngầm để phát triển công
nghiệp nước giải khát.
15


Tuy nhiên do mức độ tái sinh nguồn nước ngầm chậm.
 Nếu khai thác quá mức dẫn tới sụt lún trong tương lai. Cần khai thác và sử dụng
hợp lí nguồn nước ngầm
 Tránh khai thác tùy tiện để làm nước sinh hoạt hay nước tưới cho mùa khô.
- Không khai thác nhiều hơn khả năng tái tạo tự nhiên làm suy giảm chất lượng
nguồn nước.
-

Câu 13: Tại sao chất lượng môi trường là hàng hóa đặc biệt? Ý nghĩa của hàng hóa
chất lượng môi trường?
 Chất lượng môi trường là hàng hóa vì có đầy đủ 2 thuộc tính của hàng hóa:
- Chất lượng môi trường thỏa mãn các nhu cầu cảu con người, trong đó quan trọng
nhất là nhu cầu sống và tồn tại.

- Chất lượng môi trường ngày nay có được một phần là do lao động sản xuất của
con người tạo ra. Khi xác định được chi phí của quá trình tái xản xuất chất lượng
môi trường thì chất lượng môi trường có thể thành sản phẩm có thể trao đổi
được.
 Chất lượng môi trường là hàng hóa đặc biệt vì:
- Việc hình thành do cả tự nhiên và con người.
- Giá trị sự dụng luôn cần thiết đối với con người.
- Giá cả luôn thấp hơn giá trị
- Xuất hiện hiện tượng tiêu dùng không trả tiền
 Ý nghĩa của việc coi chất lượng môi trường là hàng hóa:
- Xóa bỏ quan niệm chất lượng môi trường là do tự nhiên tạo ra, không có giá trị
- Việc sử dụng phải trả tiền sẽ giúp phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn
- Giúp hình thành 1 thị trường hàng hóa dịch vụ môi trường
- Nâng cao ý thức, thúc đẩy hành động bảo vệ môi trường
Câu 14: Thất bại của thị trường đối với ngoại ứng tích cực tới môi trường?

16


Câu 15: Thất bại của thị trường đối với ngoại ứng tiêu cực tới môi trường?

Câu 16: Các giải pháp kiểm soát ô nhiễm?
 Thay đổi quy mô hoạt động vì chất lượng môi trường
 Mua quyền gây ô nhiễm môi trường
 Định lí coase – thỏa thuận về ô nhiễm môi trường
 Thuế Pi-gou đối với người gây ô nhiễm môi trường
 Sản xuất sạch hơn – Biện pháp kiểm soát ô nhiễm tại nguồn
Câu 17: Phân tích lợi ích, chi phí trong đánh giá tác động môi trường?
 Khái niệm: Phân tích chi phí – lợi ích (CBA) là một phương pháp hay là một công cụ
dùng để đánh giá và so sánh giữa các dự án cạnh tranh dựa trên quan điểm xã hội nói

chung, nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định lựa chọn phân bổ nguồn lực.
 Các yêu cầu cơ bản trong phân tích chi phí – lợi ích
- Phải có đầy đủ các tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên, môi trường tại nơi triển
khai dự án.
- Phải gắn chặt với việc thẩm định luận chứng kinh tế - kĩ thuật đối với dự án đầu tư.
- Dự án đầu tư phải có định hướng phát triển cụ thể về trình độ công nghệ, qui mô và
thời gian hoạt động của cơ sở.
 Trình tự các bước tiến hành phân tích chi phí – lợi ích
- Bước 1: Liệt kê tất cả các dạng tài nguyên được khai thác, sử dụng trong quá

trình triển khai thực hiện dự án.
- Bước 2: Xác định các tác động tới môi trường của dự án khi đi vào hoạt động.
- Bước 3: Đánh giá chi phí - lợi ích của dự án
- Bước 4: Tiến hành đánh giá hiệu quả dự án.
 Ưu, nhược điểm:
- Ưu diểm
17


Cho biết qui mô lãi ròng của dự án.
Có thể sử dụng để chọn lựa các dự án đầu tư khác nhau với cùng thời gian
hoạt động.
Nhược điểm
• Phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu (r), tỷ lệ này phụ thuộc nhiều vào chủ quan
của người phân tích.
• Khó tính toán và so sánh khi các dự án đầu tư không có cùng thời gian
hoạt động, do NPV không xem xét đến thời gian thực hiện và qui mô vốn
đầu tư của các dự án.




-

Câu 18: Sự cần thiết quản lý Nhà nước về môi trường?
 Khái niệm:
- Quản lí môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lí xã hội, có tác động
điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các
kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con
người xuất phát từ quan điểm định hướng, hướng tới phát triển bền vững và sử
dụng hợp lí tài nguyên.
- Quản lí nhà nước về môi trường là tổng hợp các biện pháp luật pháp, các chính
sách kinh tế, giải pháp kĩ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ môi trường sống
và phát triển bền vững nền kinh tế đất nước.
 Sự cần thiết:
- Nguyên nhân khách quan
• Môi trường là một trong những nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế
TNTN là đầu vào cho mọi quá trình sản xuất và là yếu tố nguồn lực quan
trọng cho tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, TNTN chỉ trở
thành sức mạnh kinh tế khi con người biết khai thác, sử dụng có hiệu quả.
=> Cần có sự quản lí nhà nước về môi trường
• Môi trường là hàng hoá công cộng
Hàng hóa công cộng có 2 tính chất cơ bản là:
Không cạnh tranh trong tiêu dùng
Không loại trừ trong tiêu dùng
Thất bại thị trường đối với hàng hóa công cộng: Môi trường là một loại
hàng hóa công cộng nên cũng gặp phải hiện tượng “người ăn theo”: Người
tiêu dùng không nhận ra lợi ích liên quan đến tiêu dùng hàng hóa môi
trường nên mức giá họ trả có thể thấp hơn lợi ích thực hoặc tiêu dùng
không trả tiền.
=> Vì vậy, loại HHCC môi trường phải do nhà nước đảm nhiệm sản xuất

và cung cấp, nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của sản xuất và điều hòa
thị trường. Hay cần có sự quản lí nhà nước về môi trường.
- Nguyên nhân chủ quan
• Vai trò của nhà nước trong giải quyết bài toán tác động ngoại ứng tới môi
trường
• Sở hữu nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và môi trường
18


Những bài học kinh nghiệm quản lí môi trường của các quốc gia trên thế
giới
• Mỗi một quốc gia là địa bàn tốt nhất để giải quyết các thách thức về môi
trường


Câu 19: Trình bày các công cụ pháp lí trong quản lí Môi trường. Tình hình sử dụng ở
VN hiện nay
- Kn: Công cụ pháp lí là các công cụ quản lí trực tiếp. Đây là loại công cụ được sử
dụng 1 cách phổ biến và là công cụ có tầm quan trọng bậc nhất trong lĩnh vực bảo
vệ và quản lí môi trường ở mọi quốc gia trên thế giới.
- Ưu điểm:
• Đảm bảo quyền bình đẳng đối với mọi tổ chức, cá nhân.
• Mang tính cưỡng chế cao và có sự giám sát thường xuyên, đảm bảo việc bảo vệ,
quản lí tài nguyên TN, môi trường sẽ đc thực hiện.
- Phân loại:
*Chiến lược chính sách về bảo vệ và quản lí môi trường.
- Chiến lược môi trường là phương châm kế hoạch và biện pháp bảo vệ môi trường
có tính chất toàn cục, được vận dụng trong suốt thời kì lâu dài. Chiến lược môi
trường xác định mục tiêu bảo vệ môi trường chủ yếu trong thời kì đó.
- Chính sách môi trường là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục tiêu nhất

định về bảo vệ môi trường dựa vào đường lối chung và tình hình thực tế bảo vệ môi
trường đề ra
* Hệ thống luật pháp về bảo vệ và quản lí môi trường
- Luật quốc tế về môi trường:
• Là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa
các quốc gia, giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn,
loại trừ thiệt hại do các nguồn khác nhau gây ra cho môi trường của từng
quốc gia và môi trường thiên nhiên nằm ngoài quyền tài phán quốc gia
• Bao gồm: Hiến chương, Hiệp ước, Hiệp định, Công ước, Nghị định thư,
Tuyên bố chung…
-

Luật quốc gia môi trường:
• Là hệ thống các qui tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung do nhà nước đặt
ra, thực hiện và bảo vệ, nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội và phát
triển bền vững đất nước.
• Hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường ở 1 quốc gia gồm Bộ luật chung và bộ
luật riêng

-

Các văn bản dưới luật: nhằm cụ thể hóa hoặc hướng dẫn thực hiện các nội dung của
luật. Bao gồm: Nghị định, Nghị quyết, Quyết định, Qui định, Chỉ thị, Thông tư.

*Liên hệ ở VN hiện nay
• Nước ta có 1 hệ thống pháp lí hoàn chỉnh chặt chẽ các công cụ pháp lí và các
qui phạm pháp luật đã được áp dụng vào đời sống 1 cách tương đối.
19





Nhưng bên cạnh đó việc thi hành và hiệu lực của các công cụ này chưa thực
sự hiệu quả, cần hoàn chỉnh hơn nữa hệ thống pháp lí ở nước ta.

Câu 20: Trình bày thuế tài nguyên - thuế ô nhiễm môi trường. Tình hình sử dụng ở
VN hiện nay.
 Kn: Công cụ kinh tế là công cụ hết sức quan trọng cảu nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành
phần, vân hành theo cơ chế thị trường.
1 Thuế tài nguyên
- Kn: Thuế tài nguyên là loại thuế đánh vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong
lĩnh vực khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên TN.
-

Mục đích chủ yếu (3)
+ Hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên TN.
+Hạn chế các tổn thất, sự lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong quá trình
khai thác và sử dụng chúng.
+ Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

-

Nguyên tắc xây dựng thuế tài nguyên:
+ Đối với hoạt động càng gây nhiều tổn thất về tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường
và suy thoái môi trường càng nghiêm trọng thì càng phải chịu thuế cao, trên cơ sở
lựa chọn phương pháp tính thuế thích hợp.
+ Khuyến khích thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị, kĩ thuật hiện đại,
đổi mới công nghệ sản xuất và nâng cao năng lực quản lí nhằm làm giảm tổn thất tài
nguyên dặc biệt là các nguồn TN không có khả năng tái tạo => giảm mức thuế phải
nộp vào ngân sách nhà nước.


- Các loại thuế tài nguyên:
thuế sử dụng đất, thuế sử dụng nước…
- Cách tính thuế (2)
+ Đối với loại tài nguyên đã xác định đc trữ lượng kinh tế hay trữ lương địa chất,
thuế được xây dựng trên cơ sở xác định lượng tài nguyên dc khai thác và qui mô sản
xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
+ Đối với loại tài nguyên chưa xác định được trữ lượng hoặc trữ lượng chỉ được dự
báo, chưa xđ được trữ lượng 1 cách đầy đủ thì thuế xđ dựa vào phương pháp khoáng
sản khai thác ở từng thời gian.
- Thực tế ở VN hiện nay:
• Do còn nhiều hạn chế về trình độ khoa học kĩ thuật, đặc biệt là lĩnh vực thăm dò
và khai thác tài nguyên TN. Bên cạnh đó là sự hạn chế về quản lí nên ở nc ta áp
dụng 2 cách tính thuế…
• Thuế tài nguyên đã được thực hiện theo Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 1990,
năm 1998 (sửa đổi); Luật Thuế tài nguyên năm 2009. Hiện đang thực hiện theo
Luật Thuế tài nguyên năm 2014 (sửa đổi). ♣ Theo Bộ Tài chính (2008), số thu
20


thuế tài nguyên bình quân mỗi năm trên 23 200 tỷ đồng.
2
-

Thuế ô nhiễm môi trường
Kn: Thuế ô nhiễm môi trường :là thuế đánh vào người gây ô nhiễm môi trường. Đây
là 1 cách vô hiệu hóa cp môi trường vào giá thành sản phẩm.

-


Mục đích chủ yếu
+ Khuyến khích người gây ô nhiễm môi trường phải tích cực tìm kiếm các giải pháp
nhằm giảm thiểu lượng chất thải gây ô nhiễm Môi trường.
+ Tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

-

Ưu điểm:
• Hiệu quả cao hơn ác biện pháp hành chính
• Khuyến khích cá doanh nghiệp tìm kiếm những giải pháp xử lí chất thải trước
khi đưa ra ngoài môi trường. tránh gây ô nhiễm môi trường và giảm thuế
phải nộp.
• Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới tổ chức phương thức quản lí để nâng cao
hiệu quả kinh tế và hạn chế tổn thất Môi trường.
Căn cứ vào mục tiêu và đối tượng gây ô nhiễm, thuế gây ô nhiễm môi trường gồm:
• Thuế đánh vào nguồn gây ô nhiễm. Loại thuế đánh vào các chất thải ô nhiễm
môi trường nước, đất. .
Cách tính thuế trên cơ sở ngoại ứng tiêu cực do hđ gây ra.
Thuế suất =Chi phí NƯ biên ( t=MEC )
• Thuế đánh vào sp gây ô nhiễm: sản phẩm gây hại tới môi trường khi chúng đc
sử dụng trong quá trình SX. tiêu dùng. Cách đánh giá thuế này căn cứ vào
khối lượng sp tiêu thụ.
Liên hệ: ở VN, thuế ô nhiễm môi trường gồm nguyên tắc và cách tính thuế đã được
đưa vào luật môi trường, tuy nhiên thực tế nó chỉ dc thực hiện trên phạm vi nhỏ hẹp,
chưa dc áp dụng 1 cách rộng rãi.

-

-


Câu 21: Các công cụ khoa giáo trong quản lí môi trường tình hình sử dụng ở VN hiện
nay.
 Kn công cụ khoa giáo: là 1 trong những công cụ được sử dụng trong quản lí môi
trường ở các quốc gia hiện nay trong đó có Việt Nam.
 Bao gồm:
1, Công cụ khoa học-kt và công nghệ Môi trường
- Vai trò:
• Kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về
sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường
• Thực hiện việc tìm kiếm các công nghệ thích hợp nhằm bảo vệ môi trường.
-

Các loại công cụ KH – KT và CNMT: Bao gồm:
• Đánh giá môi trường
• Kiểm tra môi trường
21


Hệ thống quan trắc môi trường (monitoring)
Xử lí chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải,...
Mục đích:
• Nhằm theo dõi hiện trạng và tác động môi trường để phục vụ cho quy hoạch
và phát triển kinh tế - xã hội
• Tạo ra cơ sở dữ liệu cho việc kiểm soát chất lượng môi trường và ô nhiễm
môi trường (cho dự báo diễn biến môi trường)
• Nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn các nguồn tài nguyên
thiên nhiên và môi trường; phòng tránh, khắc phục, xử lí các tác động tiêu
cực tới môi trường.
Tình hình sử dụng ở nước ta: Việt Nam đã và đang triển khai nhiều công cụ KH KT và CNMT vào trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường như: Quan trắc môi
trường, đánh giá môi trường,…




-

-

2, Giáo dục truyền thông Môi trường
 Giáo dục môi trường:
- KN: là quá trình thông qua các hoạt động giáo dục, ( chính qui hay không chính
qui ) nhằm giúp con người có những hiểu biết, kĩ năng và các giá trị về môi trường.
tạo điều kiện cho họ tham gia vào các hoạt động phát triển về kinh tế, xã hội gắn với
bảo vệ, quản lí môi trường.
- Mục đích: Giáo dục môi trường nhằm giúp cho con người hiểu được bản chất phức
tạp của hệ thống môi trường, từ đó giúp con người có những hành vi đối xử thân
thiện hơn đối với môi trường, đồng thời trang bị những kỹ năng hành động bảo vệ
môi trường một cách hiệu quả hơn
-

Phương thức: • Giáo dục môi trường cho cộng đồng • Giáo dục môi trường cho các
nhà quản lí • Giáo dục môi trường trong hệ thống giáo dục và đào tạo ở các trường •
Đào tạo nhân lực chuyên môn về môi trường

 Truyền thông môi trường.
- Kn: là quá trình cung cấp, trao đổi thông tin, chủ trương, chính sách về môi trường.

và bảo vệ môi trường của nhà nước tới các tổ chức, cá nhân đến mọi hoạt động kinh
tế, xã hội và mọi vùng lãnh thổ. Đây còn là quá trình trao đổi thông tin, tình cảm,
suy nghĩ thái độ vs môi trường giữa các cá nhân, nhóm XH.
- Mục đích:

• Thông tin cho người bị tác động bởi các vấn đề môi trường biết tình trạng của
họ, từ đó tìm kiếm các giải pháp khắc phục.
• Huy động các kinh nghiệm, kĩ năng địa phương tham gia vào các chương
trình bảo vệ môi trường.
• Thương lượng hòa giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi trường
- Phương thức thực hiện:
+ Đưa thông tin tới từng cá nhân, tổ chức.
+ Truyền thông đại chúng.
+ Truyền thông qua các chương trình biễu diễn lưu động-hội diễn.
22


** LIÊN HỆ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ KHOA GIÁO Ở VN HIỆN
NAY
1. Với công cụ KHKT và công nghệ môi trường
- Thực hiện vai trò kiểm sát và giám sát chất lượng, thành phần môi trường, về sự phân bố
chất ô nhiễm môi trường, tìm hiểu các giải pháp bảo vệ môi trường.
Như: Thực hiện các nghiên cứu về xử lí chất thải, tổ chức những ngày quan trắc nước,
Tác dụng: Cung cấp cho cơ quan chức năng thông tin đầy đủ, chính xác về hiện tượng,
diễn biến của môi trường
- Tìm ra được những biện pháp xử lí, hạn chế những tác động tiêu cực.
- Buộc các cá nhân, tổ chức phải quan tâm vấn đề môi trường, tuân thủ qui định về môi
trường.
2. Giáo dục và truyền thông môi trường.
Liên hệ:
- Đưa GD môi trường vào hệ thống các cấp học, thực hiện dạy các môn học, chương trình
liên quan tới giáo dục môi trường cho các học sinh, sinh viên tại nhà trường.
- Cung cấp đầy đủ thông tin cho người ra quyết định, đào tạo các chuyên gia đáp ứng đầy
đủ các hoạt động bảo vệ môi trường.
3. Truyền thông môi trường.

Liên hệ:
- Thực hiện truyền thông qua sách báo, các ấn phẩm mang tính tuyên truyền về quản lí,
bảo vệ môi trường.
- Đăng tải thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng: qua chương trình phát thanh,
đài truyền hình, quảng cáo trên các kênh ti vi. .
- Phát tờ rơi...
- Trình chiếu các bộ phim có nội dung liên quan tới vấn đề bảo vệ môi trường=> truyền
thông điệp, thực hiện các phóng sự. . .
=Thực hiện các chương trình thực tế liên quan tới nội dung quản lí, baor vệ môi trường,
hiểu biết về môi trường.
( thời trang về môi trường, phát động ngày môi trường, ngày nước sạch…ngày tiết kiệm
điện, tở chức các chương trình như không gian xanh, đạp xe vì môi trường… )
=> Tuyên truyền ý thức về Bảo vệ môi trường tới toàn thể cá nhân đê mọi người có những
nhận thức đúng đắn về bảo vệ môi trường. Từ đó có những hành vi đúng đắn

23


24



×