Tải bản đầy đủ (.pdf) (248 trang)

Nghiên cứu đánh giá nguồn tài nguyên thực vật có tinh dàu ở Vườn Quốc gia Bến Én, tỉnh Thanh Hóa, đề xuất các biện pháp bảo tồn và khai thác hợp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.98 MB, 248 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HOÀNG VĂN CHÍNH

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ NGUỒN TÀI NGUYÊN THỰC
VẬT CÓ TINH DẦU Ở VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN, TỈNH
THANH HÓA, ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ
KHAI THÁC HỢP LÝ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI - 2019


1.4.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................32
1.4.2. Địa chất và thổ nhưỡng ............................................................................ 31
1.4.3. Địa hình .................................................................................................... 31
1.4.4. Sông ngòi .................................................................................................. 31
1.4.5. Khí hậu ..................................................................................................... 32
1.4.6. Hiện trạng đất rừng ở Vườn Quốc gia Bến En........................................32
1.4.7. Điều kiện xã hội........................................................................................ 33
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
............................................................................................................................ 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 34
2.2. Thời gian nghiên cứu................................................................................... 34
2.3. Nội dung nghiên cứu...................................................................................34


2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 34
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu .................................................................... 34
2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa.................................................................. 34
2.4.3. Phương pháp thu mẫu và định loại ........................................................... 35
2.4.4. Phương pháp đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật ................................ 36
2.4.5. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu ........................... 37
2.4.5.1. Thu mẫu và chưng cất tinh dầu ............................................................... 37
2.4.5.2. Phương pháp định lượng tinh dầu ........................................................ 38
2.4.5.3. Phương pháp phân tích thành phần hoá học tinh dầu ............................. 38
2.4.6. Phương pháp điều tra, phỏng vấn.............................................................39
2.4.7. Phương pháp thử hoạt tính sinh học .......................................................... 39
2.4.8. Phương pháp xử lí số liệu.........................................................................40
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 41
3.1. Đa dạng về nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Vườn Quốc gia Bến En,
tỉnh Thanh Hóa ................................................................................................... 41
3.1.1. Đa dạng về bậc ngành .............................................................................. 41
3.1.2. Đa dạng về bậc họ .................................................................................... 43
3.1.3. Đa dạng về bậc chi ..................................................................................... 44
3.1.4. So sánh thành phần loài cây tinh dầu ở VQG Bến En với VQG Pù Mát và


Việt Nam............................................................................................................. 45
3.1.5. Đa dạng về dạng thân ............................................................................... 48
3.1.6. Đa dạng về giá trị sử dụng........................................................................ 49
3.1.7. Đa dạng về giá trị và bảo tồn.................................................................... 51
3.1.8. Một số đặc điểm của các loài thực vật ở VQG Bến En được phân tích
thành phần hóa học tinh dầu...............................................................................52
3.1.8.1. Họ Long não (Lauraceae)......................................................................52
3.1.8.2. Họ Hồ tiêu (Piperaceae).........................................................................58
3.1.8.3. Họ Cam (Rutaceae)................................................................................62

3.1.8.4. Họ Gừng (Zingiberaceae)......................................................................66
3.2. Hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu của một số loài cây có tinh dầu
ở Vườn Quốc gia Bến En, Thanh Hóa ............................................................... 76
3.2.1. Xác định hàm lượng tinh dầu của một số loài thực vật có tinh dầu ở VQG
Bến En, tỉnh Thanh Hóa ..................................................................................... 76
3.2.2. Thành phần hóa học tinh dầu của một số loài thực vật ở VQG Bến En, tỉnh
Thanh Hóa .......................................................................................................... 80
3.3. Kết quả thử hoạt tính kháng muỗi và kháng vi sinh vật kiểm định của loài
Gừng gió (Zingiber zerumbet (L.) Smith) ........................................................ 132
3.3.1. Thử hoạt tính kháng muỗi ...................................................................... 132
3.3.2. Thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định............................................ 136
3.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thực vật
có tinh dầu ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa ................................................... 137
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 143
1. Kết luận......................................................................................................... 143
2. Kiến nghị ...................................................................................................... 144
3. Những đóng góp mới của luận án ................................................................ 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................... 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 148
PHỤ LỤC 1. ..................................................................................................... 170
DANH LỤC CÁC LOÀI CÂY CÓ TINH DẦU Ở VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN,


TỈNH THANH HÓA ........................................................................................ 170
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC THẦY THUỐC NAM ĐÃ ĐƯỢC PHỎNG
VẤN VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÍ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÂY TINH
DẦU..................................................................................................................201
PHỤ LỤC 3. HÌNH ẢNH ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA VÀ MỘT SỐ LOÀI CÂY CÓ
TINH DẦU Ở VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN, TỈNH THANH HÓA .............. 202

PHỤ LỤC 4. SẮC KÝ ĐỒ CÁC LOÀI THỰC VẬT ĐÃ ĐƯỢC PHÂN TÍCH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU ......................................................... 217
PHỤ LỤC 5. PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN TÀI
NGUYÊN THỰC VẬT CÓ TINH DẦU ........................................................234


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1.

Phân bố cây tinh dầu trong các ngành của hệ thực vật VQG Bến

41

En
Bảng 3.2.

Các họ đa dạng nhất cho tinh dầu ở VQG Bến En

43

Bảng 3.3.

Các chi đa dạng nhất có tinh dầu ở VQG Bến En

44

Bảng 3.4.

So sánh cây tinh dầu ở VQG Bế n En với cây tinh dầu của VQG


45

Pù Mát
Bảng 3.5.

So sánh cây tinh dầu ở VQG Bến En so với cây tinh dầu của

46

Việt Nam
Bảng 3.6.

Dạng thân của các loài cây có tinh dầu ở VQG Bến En

48

Bảng 3.7.

Giá trị sử dụng của các loài thực vật có tinh dầu ở Bến En

49

Bảng 3.8.

Thống kê các loài thực vật có tinh dầu đang bị đe dọa ở Bến En

52

Bảng 3.9.


Hàm lượng các mẫu được chưng cất tinh dầu ở Bến En

76

Bảng 3.10. Thành phần hóa học tinh dầu lá loài Re xanh phấn

80

(Cinnamomum glaucescens)
Bảng 3.11. Thành phần hóa học tinh dầu loài Quế hồi (Cinnamomum

82

verum)
Bảng 3.12. Thành phần hóa học tinh dầu loài Lòng trứng hoa vàng

84

(Lindera racemosa)
Bảng 3.13. Thành phần hóa học tinh dầu loài Bời lời nhớt (Litsea

86

glutinosa)
Bảng 3.14. Thành phần chính của tinh dầu loài Bời lời nhớt

89

Bảng 3.15. Thành phần hóa học tinh dầu loài Re trắng lá to (Phoebe


90

tavoyana)
Bảng 3.16. Các thành phần chủ yếu trong tinh dầu ở các bộ phận khác nhau

93

của một số loài thuộc họ Long não (Lauraceae) ở VQG Bến En,
Thanh Hóa
Bảng 3.17. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu gắt (Piper acre)

94


Bảng 3.18. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu bến en (Piper

97

minutistigmum)
Bảng 3.19. Thành phần hóa học lá của tinh dầu loài Tiêu lào (Piper

100

laosanum)
Bảng 3.20. Thành phần hóa học tinh dầu lá loài Tiêu trên đá (Piper

102

saxicola)

Bảng 3.21. Các thành phần chủ yếu trong tinh dầu ở các bộ phận khác nhau

104

của một số loài thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở VQG Bến En,
Thanh Hóa
Bảng 3.22. Thành phần hóa học tinh dầu lá loài Quýt dại (Atalantia

105

roxburghiana)
Bảng 3.23. Thành phần hóa học tinh dầu lá loài Bưởi bung ít gân

107

(Macclurodendron oligophlebia)
Bảng 3.24. Thành phần hóa học tinh dầu lá loài Tiểu quất không cuống

110

(Atalantia sessiliflora)
Bảng 3.25. Thành phần hóa học tinh dầu lá loài Dấu dầu lá chẻ ba

112

(Tetradium trichophorum Lour.)
Bảng 3.26. Các thành phần chủ yếu trong tinh dầu ở các bộ phận khác nhau

114


của một số loài thuộc họ Cam (Rutaceae) ở VQG Bến En,
Thanh Hóa
Bảng 3.27. Thành phần hóa học tinh dầu lá loài Sẹ (Alpinia globosa)

115

Bảng 3.28. Thành phần hóa học tinh dầu loài Riềng malacca (Alpinia

118

malaccensis)
Bảng 3.29. Thành phần hóa học tinh dầu loài Riềng (Alpinia napoensis)

121

Bảng 3.30. Thành phần hóa học tinh dầu loài Riềng bắc bộ (Alpinia

123

tonkinensis)
Bảng 3.31. Thành phần hóa học tinh dầu loài Sa nhân (Amomum villosum)

125

Bảng 3.32. Thành phần hóa học tinh dầu loài Gừng gió (Zingiber

128

zerumbet)



Bảng 3.33. Các thành phần chủ yếu trong tinh dầu ở các bộ phận khác nhau

131

của một số loài thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) ở VQG Bến En,
Thanh Hóa
Bảng 3.34. Kết quả thử ấu trùng muỗi Ae.albopictus ở các liều lượng và thời

132

gian
Bảng 3.35. Kết quả thử với muỗi Culex quinquefasciatus ở các liều lượng và

133

thời gian
Bảng 3.36. Hoạt tính kháng 2 loài muỗi của tinh dầu thân rễ loài Gừng gió

135

Bảng 3.37. Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của tinh dầu thân rễ loài

136

Gừng gió


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ẢNH
Trang

Hình 3.1.

Phân bố cây tinh dầu trong các ngành của hệ thực vật VQG

42

Bến En
Hình 3.2.

Phân bố các loài cây có tinh dầu trong ngành Ngọc lan

43

(Magnoliophyta)
Hình 3.3.

So sánh phân bố các loài cây có tinh dầu ở VQG Bến En với

46

VQG Pù Mát
Hình 3.4.

So sánh phân bố cây tinh dầu ở VQG Bến En so với cây tinh

47

dầu của Việt Nam
Hình 3.5.


Dạng thân của các loài cây có tinh dầu ở VQG Bến En

48

Hình 3.6.

Giá trị sử dụng của các loài cây có tinh dầu ở VQG Bến En,

50

Thanh Hóa
Hình 3.7.

Cinnamomum verum Presl

53

Hình 3.8.

Cinnamomum glaucescens (Nees) Drury

54

Hình 3.9.

Lindera racemosa Lecomte

56

Hình 3.10.


Litsea glutinosa (Lour.) C. B. Robins.

57

Hình 3.11.

Phoebe tavoyana (Meisn.) Hook. f.

58

Hình 3.12.

Piper acre Blume

59

Hình 3.13.

Piper laosanum C. DC.

61

Hình 3.14.

Piper saxicola C. DC.

62

Hình 3.15.


Atalantia sessiliflora Guillaum.

63

Hình 3.16.

Atalantia roxburghiana Hook.f.

64

Hình 3.17.

Maclurodendron oligophlebium (Merr.) Hartl.

65

Hình 3.18.

Tetradium trichophorum Lour.

66

Hình 3.19.

Alpinia globosa (Lour.) Horan.

68

Hình 3.20. Alpinia malaccensis (Burm. f.) Rosc.


69

Hình 3.21.

Alpinia napoensis H. Dong & G. J. Xu

71

Hình 3.22.

Alpinia tonkinensis Gagnep.

72


Hình 3.23.

Amomum villosum Lour.

74

Hình 3.24.

Zingiber zerumbet (L.) Smith

75

Ảnh 3.1.


Cinnamomum verum Presl

53

Ảnh 3.2.

Cinnamomum glaucescens (Nees) Drury

54

Ảnh 3.3.

Lindera racemosa Lecomte

56

Ảnh 3.4.

Litsea glutinosa (Lour.) C. B. Robins.

57

Ảnh 3.5.

Phoebe tavoyana (Meisn.) Hook. f.

58

Ảnh 3.6.


Piper acre Blume

58

Ảnh 3.7.

Piper minutistigmum C. DC.

60

Ảnh 3.8.

Piper laosanum C. DC.

61

Ảnh 3.9.

Piper saxicola C. DC.

62

Ảnh 3.10.

Atalantia sessiliflora Guillaum.

63

Ảnh 3.11.


Atalantia roxburghiana Hook.f.

65

Ảnh 3.12.

Maclurodendron oligophlebium (Merr.) Hartl.

65

Ảnh 3.13.

Tetradium trichophorum Lour.

66

Ảnh 3.14.

Alpinia globosa (Lour.) Horan.

68

Ảnh 3.15.

Alpinia malaccensis (Burm. f.) Rosc.

69

Ảnh 3.16.


Alpinia napoensis H. Dong & G. J. Xu

71

Ảnh 3.17.

Alpinia tonkinensis Gagnep.

72

Ảnh 3.18.

Amomum villosum Lour.

74

Ảnh 3.19.

Zingiber zerumbet (L.) Smith

75


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĂNĐ: Cây ăn được
BUI: Cây bụi
BTTN: Bảo tồn Thiên nhiên
CAN: Cây làm cảnh
CBQL: Cán bô ̣ quản lí
Cs: Cộng sự

CDB: Cho dầu béo
CGV: Cho gia vị
CTD: Cho tinh dầu
GLT: Cây leo trườn
GNB: Cây gỗ nhỏ hoặc bụi
GOL: Cây gỗ lớn
GOT: Cây gỗ trung bình
GON: Cây gỗ nhỏ
LGO: Lấy gỗ
MNC: Mẫu nghiên cứu
THA: Cây thân thảo
THU: Làm thuốc
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
VQG: Vườn Quốc gia


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Nằm ở Khu vực nhiệt đới gió mùa, lại rất đa dạng về địa hình, kiểu đất,
cảnh quan, có đặc trưng khí hậu khác nhau giữa các miền, đặc điểm đó là cơ sở
rất thuận lợi để giới sinh vật phát triển đa dạng về thành phần loài, phong phú
về số lượng. Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về sự đa dạng tài
nguyên sinh vật. Trong “Thực vật chí đại cương Đông Dương” và các tập bổ
sung tiếp theo đã mô tả và ghi nhận Việt Nam có khoảng trên 240 họ với khoảng
trên 7.000 loài thực vật bậc cao có mạch [1]. Những năm gần đây, nhiều nhà
thực vật đã dự đoán con số đó có thể lên tới 15.000 loài, hiện nay đã thống kê
được khoảng 13.000 loài thực vật bậc cao có mạch [2], trong đó có khoảng 660
loài thực vật (chiếm khoảng 6,3% tổng số loài đã biết) là những cây cho tinh
dầu. Các loài thực vật chứa tinh dầu đã biết thuộc về 357 chi (chiếm khoảng

15,8% tổng số chi) và 114 họ thực vật có mạch (chiếm khoảng 37,8% số họ)
trong Hệ Thực vật Việt Nam. Các họ giàu chi và loài chứa tinh dầu là: Cúc
(Asteraceae), Gừng (Zingiberaceae), Cam (Rutaceae), Bạc hà (Lamiaceae),
Long não (Lauraceae), Hoa tán (Apiaceae), Sim (Myrtaceae)… [3].
Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu tìm hiểu và sử dụng các hợp chất có
nguồn gốc thiên nhiên ngày càng lớn. Trong số các nhóm cây tài nguyên thực
vật thì nhóm cây chứa tinh dầu chiếm vị trí quan trọng. Đây là nguồn nguyên
liệu thiết yếu của nhiều ngành công nghiệp như mỹ phẩm, thực phẩm và dược
phẩm...
Vườn Quốc gia Bến En nằm ở phía Tây Bắc huyện Như Thanh, cách
thành phố Thanh Hoá khoảng 46 km về phía tây Nam có toạ độ địa lý từ 190
28’ đến 19039’ độ vĩ Bắc; 105020’ đến 105035’ kinh độ Đông. Tổng diện tích
tự nhiên của Vườn là 16.634 ha, gồm 16 tiểu khu, hồ sông Mực và khu núi Đá
Hải Vân, Sông Chàng.
Vườn Quốc Gia Bến En bao gồm các kiểu địa hình đồi, núi, sông, hồ xen
kẽ nhau. Trung tâm là hồ sông Mực với hệ thống các đảo nổi còn rừng bao phủ
và nhiều chi nhánh lan toả được bao bọc bởi các kiểu địa hình núi đá xen kẽ núi
1


đất. Đỉnh núi cao nhất là Núi Đàm cao 497m. Các đỉnh núi khác còn lại cao từ
300-350m, độ dốc trung bình từ 250-300 có nơi dốc trên 350. Kiểu địa hình này
khá hiểm trở, độ dốc lớn, bên trong là các dãy núi đá vôi có nhiều hang động và
rừng bao phủ. Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu về hệ thực vật ở đây
của Đỗ Ngọc Đài và cs (2007) [4], Hoàng Văn Sâm và cs (2008) [5], Vườn Quốc
gia Bến En (2013) [6]. Các nghiên cứu này cho thấy tại Vườn Quốc gia Bến En
có nhiều loài cây cho tinh dầu quý như Re hương (Cinnamomum parthenoxylon
Meisn.), Vù hương (C. balansae H. Lecomte), Quế thanh (C. loureiroi (L.)
Presl), Sả (Citronella spp.), Lá khôi (Ardisia silvestris Pitard), Thanh hao hoa
vàng (Artemisia annua L.), Húng chanh (Plectranthus aromaticum Benth.)...

Các loài thực vật này được bà con trong vùng dùng làm thuốc hoặc làm nguyên
liệu chiết xuất tinh dầu [4], [5], [6]. Hiện nay một số loài cây có tinh dầu được
trồng với số lượng tương đối lớn tại Bến En và bước đầu cho hiệu quả kinh tế
khá cao như Quế thanh (C. loureiroi), Sả (Citronella spp.), Lá khôi (Ardisia
silvestris), Húng chanh (Plectranthus aromaticum Benth.)... [4, 5, 6].
Tuy được sử dụng khá phổ biến, nhưng nghiên cứu chuyên sâu về cây
tinh dầu ở Bến En mới chỉ có mô ̣t số nghiên cứu đơn lẻ về thành phầ n hóa ho ̣c
và khả năng kháng khuẩ n ở mô ̣t số loài thực vâ ̣t của các tác giả như Đỗ Ngọc
Đài, Nguyễn Anh Dũng, Ngô Xuân Lương... Như vậy, các tác giả chỉ công bố
ở những khía cạnh khác nhau còn nghiên cứu chuyên sâu thì chưa có công trình
nào nghiên cứu đầy đủ về nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu ở đây. Chính
vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Nghiên cứu, đánh giá nguồn tài
nguyên thực vật có tinh dầu ở Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa, đề
xuất các biện pháp bảo tồn và khai thác hợp lý” vừa có ý nghĩa khoa học vừa
có ý nghĩa thực tiễn.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá về tính đa dạng và giá trị sử dụng của
các loài thực vật chứa tinh dầu tại Vườn Quốc gia (VQG) Bến En, tỉnh Thanh
Hóa.
- Xác định được hàm lượng và thành phần tinh dầu của một số loài.
2


- Xác định được hoạt tính kháng muỗi và kháng vi sinh vật kiểm định
của tinh dầu loài Gừng gió (Zingiber zerumbet (L.) Smith).
- Đề xuất được các biện pháp bảo tồn và khai thác hợp lý các loài cây
có tinh dầu ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học
+ Bổ sung dẫn liệu mới, tương đối đầy đủ về đa dạng thực vật có tinh

dầu ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa.
+ Cung cấp dẫn liệu mới về hàm lượng, thành phần hóa học tinh dầu ở
các bộ phận lá, thân, rễ, vỏ, quả của 33 mẫu thuộc 19 loài; trong đó lần đầu tiên
cung cấp những dẫn liệu về tinh dầu của 6 loài.
- Cung cấp dẫn liệu mới về hoa ̣t tiń h kháng muỗi và kháng vi sinh vật
kiểm định của tinh dầu ở thân rễ Gừng gió (Zingiber zerumbet (L.) Smith).
- Ý nghĩa về thực tiễn
+ Trên cơ sở những luận cứ khoa học thu được, cũng như kế t quả đề xuất
các giải pháp bảo tồn và khai thác hợp lí của luâ ̣n án sẽ giúp các nhà quản lý
xây dựng chiến lược bảo tồn các loài thực vật có tinh dầu tại VQG Bến En.
+ Danh lu ̣c các loài cây tinh dầu có giá trị sử dụng sẽ hỗ trơ ̣ tố t cho viêc̣
đinh
̣ hướng quản lý, khai thác hợp lý và phát triể n bề n vững trong tương lai.
4. Bố cục của luận án
Luận án gồm 168 trang; ngoài phần Mở đầu; Kết luận và kiến nghị; Tài
liệu tham khảo; Phụ lục; Luận án gồm các chương sau:
Chương 1. Tổng quan tài liệu: 30 trang
Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu: 7 trang
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và Thảo luận: 102 trang

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vài nét chung về tinh dầu và cây tinh dầu
1.1.1. Khái niệm cây tinh dầu
Mặc dù cây tinh dầu đã được sử du ̣ng từ lâu, nhưng trước đây còn chưa
có cách hiểu thống nhất về cây tinh dầu. Đế n năm 1968, Nicolaev đưa ra
định nghĩa: Cây tinh dầu là những cây khác biệt với các cây khác ở chỗ có

thể thu được tinh dầu từ nó (Dẫn theo Đỗ Tất Lợi, 1985) [7].
Ngày nay, khi nghiên cứu chuyên sâu về mô tiết và các hoa ̣t đô ̣ng sinh
lí ở thực vật, các nhà khoa học đã thấy rõ sự khác biệt về bản chất của cây
tinh dầu, vì vậy có thể định nghĩa cây tinh dầu là những cây có chứa cấu trúc
chuyên biệt làm nhiệm vụ tiết và tích lũy tinh dầu.
1.1.2. Tính chất và thành phần hóa học của tinh dầu
Tinh dầu được hiểu là những hỗn hợp của các hợp chất hữu cơ, có cấu
tạo phân tử phức tạp, không tan trong nước, dễ bay hơi và có mùi thơm đặc
trưng.
Tinh dầu có một số đặc tính sau:
- Là chất lỏng, sánh, thường có tính chiết quang hơn nước, gây hiện
tượng khúc xạ ánh sáng.
- Không hoặc rất ít tan trong nước, tan trong dung môi không phân
cực.
- Đa số tinh dầu nhẹ hơn nước (d<1), một số có tỉ trọng nặng hơn nước
(d>1).
- Tinh dầu thường dễ bay hơi, có mùi thơm đặc trưng cho từng loài
cây, nhóm cây.
Căn cứ vào cấu tạo phân tử hóa học, tinh dầu được sắp xếp vào các
nhóm chủ yếu sau [8]:
- Các hydrocacbon terpen mạch hở, vòng và những dẫn xuất có oxy
(alcol, aldehyt, este, ete ...) của chúng. Đây là một nhóm lớn, thường gặp
4


trong các loài thực vật. Các terpen được cấu tạo từ isopren (C 5H8)n; với n=2
(monoterpen), n=3 (sesquiterpen) ...
- Các dẫn xuất benzen: Nhóm này bao gồm các dẫn xuất của benzen
hoặc các benzoid, là những chất có chứa một vòng benzen đặc trưng và
thường được biểu thị như một vòng C 6 có 3 nối đôi luân phiên với các nối

đơn giữa các nguyên tử cacbon trong vòng.
- Các thành phần khác: Một vài hợp chất chứa nitrogen có những tính
chất khá đặc trưng, tuy chỉ với hàm lượng rất nhỏ (thường nhỏ hơn 0,1%) nhưng
lại có tác dụng nâng cao hương vị hấp dẫn của nhiều loại tinh dầu ngay cả ở
dạng thô.
1.1.3. Trạng thái tự nhiên và phân bố
Trong thiên nhiên tinh dầu ở trạng thái tiềm tàng hay tự do. Tinh dầu ở
trạng thái tiềm tàng vốn không phải là thành phần bình thường trong cây, mà
chỉ xuất hiện trong những điều kiện nhất định. Tinh dầu ở trạng thái tự do trong
cây có thể được tạo thành và tập trung ở những tế bào trông giống như những
tế bào bình thường của cây hoặc tế bào lớn hơn (cây thuộc họ Long não), nhưng
thường tinh dầu ở trạng thái tự do được tập trung ở những cơ quan bài tiết của
cây: lông bài tiết ở những cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae), họ Cúc
(Asteracae); túi bài tiết liệt sinh trong họ Sim (Myrtaceae); ống bài tiết ở những
cây thuộc họ Thông (Pinaceae), họ Hoa tán (Apiaceae)... [9].
Về phân bố, tinh dầu có trong toàn bộ giới thực vật nhưng đặc biệt có mặt
nhiều trong các họ như: Thông (Pinaceae), Cam (Rutaceae), Sim (Myrtaceae),
Long não (Lauraceae), Gừng (Zingiberaceae), Cúc (Asteraceae), Hoa tán
(Apiaceae),

Ngọc

lan

(Magnoliaceae),

Na

(Annonaceae),


Hồ

tiêu

(Piperaceae),...[9].
Tất cả các cơ quan trong cây đều có thể có tinh dầu, nhiều nhất ở ngọn
mang hoa (Bạc hà), nhưng cũng có cả trong rễ (Hương lau), trong thân rễ
(Gừng, Nghệ, Hương bài,...), trong vỏ cây (Quế), trong gỗ (Long não, Pơ mu,

5


Sa mu dầu), trong quả (Hồ tiêu, Cam, Chanh, bưởi...), trong hạt (Nhục đậu
khấu,...) [9].
Điều đặc biệt là trong cùng một loài, thành phần tinh dầu của những bộ
phận khác nhau có thể khác nhau tuỳ theo điều kiện sinh thái, thu hái. Trong
các vùng khí hậu nhiệt đới, hàm lượng tinh dầu của thực vật thường cao hơn ở
những vùng khí hậu khác.
1.1.4. Giá trị sử dụng, tầm quan trọng của tinh dầu và nguyên liệu chứa
tinh dầu
Do tinh dầu có rấ t nhiề u công dụng như kích thích thầ n kinh, sát trùng,
kháng viêm, kháng khuẩn mạnh, nên từ lâu đời, con người đã sử dụng tinh
dầ u trong đời sống hằng ngày cũng như các ngành công nghiệp dược phẩm,
chế biến thực phẩm, hoá mỹ phẩm… Nhiề u loài thưc̣ vâ ̣t chứa tinh dầ u đã
trở thành cây trồ ng phổ biế n và nhiề u loa ̣i tinh dầ u là hàng hóa có giá tri ̣
kinh tế cao.
Ngành sử du ̣ng tinh dầ u lâu đời nhấ t, cũng là ngành tiêu thụ tinh dầu và
nguyên liệu chứa tinh dầu nhiều nhất là ngành thực phẩm. Trong ngành thực
phẩm, tinh dầu được dùng làm gia vị, bảo quản thực phẩm và chế rượu mùi.
Rấ t nhiề u loài thực vâ ̣t chứa tinh dầ u đươ ̣c sử dụng làm gia vi ̣ như Sả, Gừng,

Quế, Hồi, Hồ tiêu, Riề ng, Nhục đậu khấu, Đinh hương,... đây là những loại gia
vị chỉ cần dùng với liều lượng nhỏ nhưng lại có tác dụng kích thích sự tiêu hóa,
làm tăng sự ngon ăn. Một số gia vị còn có tác dụng diệt khuẩn, kéo dài thời
gian bảo quản thực phẩm [7].
Trong ngành công nghiê ̣p hương liê ̣u và mỹ phẩ m: Tinh dầu được sử
dụng làm nước hoa, mỹ phẩm, xà phòng và các sản phẩm khác; ngoài ra còn
được dùng làm nguyên liệu để tách, chuyển hóa hoặc tổng hợp nhiều chất
thơm quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp.
Trong y dược, tinh dầu và các nguyên liệu chứa tinh dầu được dùng
làm thuốc chữa bệnh như: Một số tinh dầu chứa azulen (có trong một số loài
Ngải cứu) có tính kháng khuẩn mạnh; nhiều loại tinh dầu (Long não, Thông,
6


Quế ...) dùng trong xoa bóp, chống viêm. Tinh dầu Bạc hà, tinh dầu Hồi, tinh
dầu Bạch đàn, tinh dầu Khuynh diệp ... dùng chữa bệnh đường hô hấp, tiêu
hóa. Ngoài ra các nguyên liệu chứa tinh dầu còn được dùng trong đông y để
làm thuốc, xông hơi, nấu nước tắm ... [10].
1.2. Nghiên cứu về các loài thực vật chứa tinh dầu trên thế giới và ở Việt
Nam
1.2.1. Nghiên cứu về các loài thực vật chứa tinh dầu trên thế giới
Mặc dù đời sống của con người từ xa xưa đã gắn liề n với các loài thực vật
và các nhà khoa ho ̣c ước tính tinh dầu thực vật đã được dùng trong những nền
văn minh cổ đại vào thời gian cách đây khoảng 6.000 năm hoặc xưa hơn. Tuy
nhiên cho tới nay chưa có đủ tài liệu để hình dung rõ ràng về lịch sử ra đời của
lĩnh vực nghiên cứu cây tinh dầu thế giới. Thần Nông là quyển sách y học cổ xưa
nhất hiện nay vẫn tồn tại ở Trung Quốc, được viết ra khoảng 2.700 năm trước
Công nguyên và có ghi chép về hơn 300 loài dược thảo. Người Trung Hoa đã
dùng các loại hương liệu và đốt các loại gỗ thơm, hương trầm để thực hành tín
ngưỡng. Ở Nhâ ̣t Bản hiện còn lưu lại cuốn “Những cây làm thuốc”, viết năm

890. Trong tài liệu này thống kê gần 100 loài cây tinh dầu, đồng thời mô tả
phương thức chế biến và sử dụng chúng [7].
Từ năm 450 trước Công nguyên, người Ai Cập cổ đại dùng phương pháp
ngâm chiết để trích ly tinh dầu từ các loại cây cỏ có mùi thơm và hương trầm có
lẽ là một trong những phương cách cổ xưa nhất trong việc sử dụng hương liệu.
Người Ai Cập rất thông thạo việc ướp xác bằng hương liệu. Họ cũng thường
dùng dầu thơm để xoa bóp cơ thể. Vào những năm 60 của thế kỷ 20, các nhà
khoa học Trung Quốc khi khai quật các ngôi mộ thời tiền Hán (có niên đại 100
năm trước Công nguyên) người ta đã xác định được trong thành phần các chất
ướp xác bao gồm hỗn hợp nhiều loại tinh dầu, trong đó chắc chắn có tinh dầu
thông và bạc hà. Như vậy, rõ ràng loài người đã có kiến thức khá sâu về tinh dầu
và phương thức sử dụng chúng cách đây không ít hơn 2.500 năm [7].

7


Từ thế kỷ XVI, tinh dầu được sử dụng rộng rãi ở các nước Châu Âu, đặc
biệt là ở Anh, Tây Ban Nha, Ý...; từ đó các công trình nghiên cứu về cây tinh
dầu và tinh dầu bắt đầu xuất hiện nhiều. Cũng vào thời gian này loài người đã
biết chủ động trồng trọt các loại cây tinh dầu trên quy mô lớn. Những đồn điền
sản xuất đầu tiên về cây tinh dầu ở ngoại ô Lônđôn và các tỉnh lân cận (Anh).
Như vâ ̣y là từ thế kỷ XVI người Anh đã có hiểu biết sâu sắc cả về đă ̣c điể m
sinh ho ̣c, kỹ thuâ ̣t trồ ng tro ̣t và cách thức sử du ̣ng của một số loài cây tinh dầu
quan trọng [7].
Giữa thế kỉ XIX, tinh dầu được tập trung nghiên cứu và trở thành một
phương pháp trị liệu tổng thể và phổ cập tại nhiều nước như: Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp ...
Từ đầu thế kỉ XX, nghiên cứu cây tinh dầu và tinh dầu đặc biệt thu hút
các nhà khoa học. Từ thời kì này đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực
cây tinh dầu. Những công trình đáng lưu ý hơn cả là tài liệu do Charabot và các

học trò của ông công bố vào năm 1903, 1904, 1907. Vào thời gian sau này các
công trình nghiên cứu tăng lên rất nhanh và thuộc nhiều lĩnh vực [7]. Năm
1948, ta ̣i My,̃ E. Guenther đã xuấ t bản cuố n The Essential Oils. Trong tài liêụ
này, tác giả đã mô tả đă ̣c điể m sinh ho ̣c, kinh nghiê ̣m sử du ̣ng và vai trò của
nhiề u loa ̣i tinh dầ u và thực vâ ̣t chứa tinh dầ u. Đế n năm 1955, W. Boyle, đã
công bố kế t quả nghiên cứu, sử du ̣ng thực vâ ̣t chứa tinh dầ u và các loa ̣i gia vi ̣
trong bảo quản thực phẩ m [11].
Trong thế kỷ XX, với sự phát triển mạnh mẽ của hóa học ở giai đoạn này
đã khiến cho việc sản xuất tinh dầu theo con đường tổng hợp được cải tiến với
khối lượng sản phẩm lớn, giá rẻ, quy trình ổn định và được tiêu chuẩn hóa, do
đó tinh dầu tổng hợp đã từ từ thay thế các loại tinh dầu tự nhiên. Sự phát triển
mạnh mẽ của công nghiệp sản xuất tinh dầu trong thời kỳ này được ví như thuật
giả kim [12], [13].
Cuối thế kỉ XX, đã có nhiề u công trình nghiên cứu thành phầ n hóa ho ̣c
và hoa ̣t tin
́ h sinh ho ̣c của tinh dầ u. Brian M. Lawrence trong các công trình
“Essential oils”, (1992-1994) và “Progress in essential oils” (1995-1997),
8


(2001) tác giả đã thống kê khoảng 1.000 loài thực vật chứa tinh dầu trên thế
giới đã được phân tích thành phần hoá học của chúng [13], [14], [15], [16]. K.
A. Hammer và cs (1999) đã tiế n hành đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của 52
loa ̣i tinh dầu và các chất chiết xuất từ thực vật [17]; cũng trong năm 1999, khi
nghiên cứu về thực vâ ̣t chứa tinh dầ u ở Đông Nam Á, L.P.A. Oyen và Nguyễn
Xuân Dũng trong tác phẩm “Essential oil plants in South-East Asia” các tác giả
đã thống kê 70 loài, trong đó mô tả đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố, tiǹ h
hiǹ h sử du ̣ng, khả năng gây trồng, phát triển, sản lượng và buôn bán cũng như
phân tích thành phần hoá học của khoảng 30 loài thực vâ ̣t chứa tinh dầ u [8]
Duschatzky C. B. và cs (2005) đã phân tích thành phầ n hóa ho ̣c của 7

loa ̣i tinh dầ u từ các loài thực vâ ̣t Nam Mỹ và tiế n hành thử hoa ̣t tiń h ức chế với
3 chủng virus là virus herpes simplex type 1 (HSV-1), virus sốt xuất huyết loại
2 (DENV-2) và virus Junin (JUNV) [18]; G. và Lang cs (2012), trong công
trình “A review on recent research results on essential oils as antimicrobials
and antifungals” đã tổ ng hơ ̣p và đánh giá các kế t quả nghiên cứu trong giai
đoa ̣n 2008-2010 về tinh dầ u và khả năng kháng khuẩ n, kháng nấ m của tinh dầ u
[19]; B. Teixeira và cs (2013) đã xác đinh
̣ thành phầ n hóa ho ̣c và khả năng ức
chế của 17 loại tinh dầu với bảy loại vi khuẩn gây phân hủy thực phẩm và vi
khuẩn gây bệnh (Brochothrix thermosphacta, Escherichia coli, Listeria
innocua,

Listeria

monocytogenes,

Pseudomonas

putida,

Salmonella

typhimurium và Shewanella putrefaciens), kế t quả cho thấ y tất cả các loại tinh
dầu đều ức chế sự phát triển của ít nhất bốn chủng vi khuẩn được thử nghiệm
[20]; J. C. Lopez-Romero và cs (2015) công bố tác dụng kháng khuẩn và
phương thức tác động của các thành phần tinh dầu (EOs): carveol, carvon,
citronellol và citronellal, chống lại Escherichia coli và Staphylococcus aureus
[21]. Heleili Nouzha và cs (2018) đã đánh giá khả năng kháng khuẩn của bảy
loại tinh dầu đơn lẻ và phố i trô ̣n chống lại 10 chủng vi khuẩn Gram âm:
Escherichia coli (ATCCC 25922), Pseudomonas aeruginosa (ATCC 27853),

Acinetobacter sp, Klebsiella pneumonaie ESBL, Klebsiella oxytoca,
Enterobacter sp, Escherichia coli ESBL, Proteus sp, Morganella morganii,
9


Pseudomonas aeruginosa MBL, Serratia sp và ba chủng vi khuẩn Gram dương;
Staphylococcus aureus (ATCC 25923), Streptococcus sp, Staphylococcus
aureus MRSA. Kế t quả cho thấ y tinh dầu được thử nghiệm thể hiện tiềm năng
kháng khuẩn rất mạnh đối với vi khuẩn Gram dương và Gram âm ngay cả
những vi khuẩn kháng thuốc [22].
Mô ̣t liñ h vực ứng du ̣ng của tinh dầ u cũng đươ ̣c rấ t nhiề u nhà khoa ho ̣c
quan tâm đó là sử du ̣ng tinh dầ u trong bảo quản thực phẩ m như M. Radaelli và
cs (2016), nghiên cứu xác định hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu sáu loại gia
vị thường được sử dụng ở Brazil: Ocimum basilicum L., Rosmarinus officinalis
L., Origanum majorana L., Mentha piperita L. var. piperita, Thymus vulgaris
L. và Pimpinella anisum L. chống lại chủng C. perfringens A là một trong năm
tác nhân chính gây ngộ độc thực phẩm và việc sử dụng tinh dầu từ các loại gia
vị phổ biến này như là một thay thế cho việc sử dụng các chất bảo quản hóa
học trong kiểm soát thực phẩ m [23]; I. Dini (2016) đã xuấ t bản cuố n “Essential
Oils in Food Preservation, Flavor and Safety”, trong tác phẩ m này tác giả đã
triǹ h bày vai trò và triể n vo ̣ng của tinh dầu trong bảo quản và ta ̣o hương vi cho
̣
thực phẩm [24].
Thời gian gầ n đây, có rất nhiều loài thực vật có chứa tinh dầu đã được
gieo trồng trên quy mô công nghiệp tạo nguồn nguyên liệu hàng hoá để sản
xuấ t tinh dầ u hoặc giúp cho việc tổng hợp các hợp chất tự nhiên. Hiện nay khối
lượng tinh dầu được sản xuất và chế biến trên toàn thế giới khoảng 80.000
tấn/năm. Trung Quốc là nước sản xuất tinh dầu lớn nhất đạt 20.000 tấn/năm.
Trong đó những loài được sản xuất nhiều nhất là tinh dầu Bạc hà á, Sả Java,
Màng tang, Bạch đàn… Tiếp đến là những nước Hoa Kỳ và Khối thị trường

chung châu Âu. Các nước công nghiệp như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật
Bản… thường nhập tinh dầu thô và tái xuất các sản phẩm hương liệu đã qua
chế biến. Giá mua bán tinh dầu trên thị trường thế giới phụ thuộc vào chất
lượng, mức độ sản xuất, nhu cầu [16].

10


1.2.2. Nghiên cứu về các loài thực vật chứa tinh dầu ở Việt Nam
Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa, với địa hình trải dài từ Bắc vào
Nam, cùng với sự đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan, có đặc trưng khí hậu
khác nhau giữa các vùng, miền. Vì vậy, khu hệ thực vật ở Việt Nam rất phong phú
và đa da ̣ng.
Một số công trình mang tính chất cơ bản và cổ điển của các tác giả là
người nước ngoài nhằm thống kê các loài thực vật Việt Nam: J. Loureiro (1793)
[25], J.B.L. Pierre (1880) [26] và đến đầu thế kỷ XX có H. Lecomte và cs
(1907-1952) [1]. Đây là những công trình được đánh giá là nền tảng cơ sở cho
các nghiên cứu hệ thực vật Việt Nam sau này. Để biên soạn bộ sách này, các
tác giả đã thu mẫu, định tên, lập khoá mô tả các loài thực vật có mạch trên toàn
bộ lãnh thổ Đông Dương lúc bấy giờ. Trong bộ sách Thực vật chí đại cương
Đông Dương đã ghi nhận ở Việt Nam có 7.004 loài thực vật bậc cao có mạch
thuộc 1.850 chi, 289 họ (trong đó có 64 chi và 2.084 loài đặc hữu) [27]. Theo
Nguyễn Tiến Bân (2005) hệ thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam đã thống kê
được 11.603 loài [28]. Những năm gần đây, nhiều nhà thực vật đã dự đoán số
loài thực vật bậc cao có mạch ở nước ta có khoảng 12.000-13.000 loài [2].
Về lĩnh vực thực vật chứa tinh dầu, từ nửa đầu thế kỷ XX trở về trước, ở
nước ta chưa có nhiều công trình và tài liệu nghiên cứu. Các công trình nghiên
cứu về cây tinh dầu ở Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu từ những năm 1950 trở lại
đây. Song ở thời kỳ đầu các tác giả chủ yếu tập trung vào một số loài dùng làm
gia vị và làm thuốc. Trong khoảng năm 1952 một số tác giả người Pháp (Pétélot,

Crévost…) khi công bố các cây làm thuốc và sản phẩm thực vật Đông Dương
đã lưu tâm nghiên cứu một số cây chứa tinh dầu ở Việt Nam. Đế n năm 1977,
Vũ Ngo ̣c Lô ̣ đã xuấ t bản cuố n Những cây tinh dầ u quý, đây đươ ̣c xem là tài
liêụ đầ u tiên trình bày mô ̣t cách hê ̣ thố ng về thực vâ ̣t có tinh dầ u ở Viêṭ nam.
Trong cuố n sách này, tác giả đã giới thiêụ các đă ̣c điể m sinh ho ̣c, sinh thái và
khả năng gieo trồ ng những loài thực vâ ̣t có chứa tinh dầ u tiêu biể u ở Viêṭ Nam
cũng như kỹ thuâ ̣t thu hái, tách chiế t và đánh giá chấ t lươ ̣ng tinh dầ u [29].
11


Từ cuối thế kỷ XX trở lại đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về tinh
dầu như tác phẩm Cây tinh dầu Việt Nam của Đỗ Tất Lợi (1985) [7], Lâm sản
ngoài gỗ Việt Nam của Triệu Văn Hùng [30], Tài nguyên thực vật chứa tinh
dầu ở Việt Nam, tập 1,2 của Lã Đình Mỡi và cs (2001, 2002) [10],[31], Nghiên
cứu về tinh dầ u ở Miề n Nam Viê ̣t Nam của Lê Ngo ̣c Tha ̣ch (2002) [32]. Theo
Lã Đình Mỡi (2001), chúng ta mới khai thác tự nhiên và đưa vào trồng được
khoảng hơn 20 loài cây có tinh dầu trong khoảng hơn 600 loài đã biết (chỉ
chiếm 3% số loài cây có tinh dầu).
Việc nghiên cứu cây tinh dầu ở nước ta thường tâ ̣p trung vào điề u tra,
đánh giá đa da ̣ng của từng vùng đơn lẻ hoă ̣c phân tić h thành phần hoá học, đánh
giá khả năng kháng khuẩ n và triể n vo ̣ng gây trồng phát triển của một số loài có
tiề m năng khai thác mà chưa mang tính tổng quát trong việc điều tra nguồn tinh
dầu theo vùng và lãnh thổ [10], [31]. Lê Tùng Châu (1975), đã nghiên cứu các
monoterpen hydrocacbon trong tinh dầu quả Sa nhân (Amomum xanthioides
Wall.) [33]; Đào Lan Phương (1990) công bố thành phần hóa học tinh dầu Sa
nhân Việt Nam [34]; Nguyễn Xuân Dũng (1996) đã tiến hành nghiên cứu về
thành phần hoá học của tinh dầu và sự đa dạng về kiểu hoá học của một số họ
thực vật làm thuốc phân bố ở những khu vực khác nhau của Việt Nam [35]; A.
Muselli và cs (1999) đã nghiên cứu về thành phần hoá học của tinh dầu Ngũ
gia bì gai (Acanthopanax trifoliatus (L.) Merr.) [36]; Lưu Đàm Cư (2000) về

phân bố cây tinh dầu trong hệ thực vật Việt Nam [9]; Lã Đình Mỡi (2000) về
thực vật có tinh dầu trong chi Long não [37]; Nguyễn Thị Thuỷ và cs (2000)
đã nghiên cứu một số loài cho tinh dầu được thuần hóa và nhập nội [38]; năm
2001, Nguyễn Thị Thuỷ và cs công bố thành phần hóa học tinh dầu các loài
thuộc chi Amomum ở Ninh Thuận [39]; Trần Minh Hợi và cs (2000) công bố
một số kết quả bước đầu về nguồn thực vật có tinh dầu tại Lâm trường Hương
Sơn, Hà Tĩnh [40]. Trần Huy Thái và cs (2002, 2003) đã điều tra cơ bản về thực
vật có tinh dầu ở Việt Nam như “Nguồ n thực vâ ̣t có tinh dầ u ta ̣i tin̉ h Hòa Bình”
[41], “Nguồn thực vật có tinh dầu tại vùng trung du Vĩnh Phúc” giai đoạn 20012003 [42]. Trần Minh Hợi và cs (2002) công bố Tài nguyên thực vật ngoài gỗ
12


tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Hà Nội [43]; Văn Ngọc Hướng, Vũ Minh
Trang (2003) nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật
của tinh dầu thân rễ Riềng pinnan (Alpinia pinnanensis T.L &Senjen) [44] Trần
Huy Thái và cs (2003, 2004, 2005) đã nghiên cứu về thành phần hóa học tinh
dầu lá và quả cây Râm bắc bộ (Bursea tonkinensis Guill.) [45] cây Xuyên tiêu
[46] và thành phần hoá học của tinh dầu Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum
(Roxb.) Wall.) ở Việt Nam [47]; Trần Đình Thắng và cs (2005, 2006) về đa
da ̣ng hóa ho ̣c một số loài thuộc chi Canarium ở Việt Nam [48], Đa dạng sinh
học và hoá học của chi Litsea ở Việt Nam [49]; Trần Huy Thái và cs (2007)
nghiên cứu về thành phần hoá học của tinh dầu Bách vàng (Xanthocyparis
vietnamensis Farjon and Hiep) ở Việt Nam [50], nghiên cứu về thành phần hoá
học của tinh dầu Thông pà cò (Pinus kwangtungensis Chun ex Tsiang) [51] và
về thành phần hoá học của tinh dầu Sa mu dầu (Cunninghamia konishii Hayata)
ở Việt Nam [52]; Lê Văn Hạc, Nguyễn Thị Minh Hường (2007), Nghiên cứu
thành phần hóa học của tinh dầu Bưởi bung (Glycosmis pentaphylla Corr.) ở
Hà Tĩnh, Nghệ An [53]; Lê Thị Mai Hoa và cs (2008) Nghiên cứu thành phần
hóa học tinh dầu của 2 loài mang tên Bưởi bung (Acronychia pendunculata (L.)
Miq. và Glycosmispentaphylla (Rotz) DC. [54]; Nguyễn Anh Dũng và cs

(2009) đã công bố thành phầ n hóa ho ̣c tinh dầ u loài Euodia calophylla [55].
Nguyễn Xuân Minh Ái và cs (2009) đã tiến hành khảo sát tinh dầ u Sa nhân hai
hoa (Amomum biflorum Jack) [56]. Võ Kim Thành, Đỗ Thi ̣ Triê ̣u Hải (2010),
nghiên cứu chiế t tách và xác đinh
̣ thành phầ n hóa ho ̣c tinh dầ u củ Riề ng ở Hô ̣i
An, Quảng Nam [57]; Nguyễn Hữu Tuấn và cs (2010), công bố Thành phần
hoá học và hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của tinh dầu sa nhân tím
(Amomum longiligulaire) [58]; Nguyễn Thị Hiền và cs (2010) công bố Thành
phầ n hóa ho ̣c tinh dầ u lá cây Re xanh (Cinnamomum tonkinensis (Lecomte) A.
Chev.) ở Hà Tĩnh [59]. Huỳnh Văn Tiến Lộc và cs (2010), công bố Thành phần
hoá học của tinh dầu lá cây Cơm rượu craib (Glycosmis craibii Tanaka) ở Nghệ
An [60]. Nguyễn Thanh Huê ̣ và cs (2012), khảo sát thành phầ n hóa ho ̣c và hoa ̣t
tiń h kháng vi sinh vâ ̣t của tinh dầ u Gừng (Zingiber officinale Roscoe) và tinh
13


dầ u Tiêu (Piper nigrum L.) [61]. Lê Công Sơn (2013) nghiên cứu một số đặc
điểm sinh học, thành phần hóa học tinh dầu của một số loài trong chi Long não
(Cinnamomum) và Màng tang (Litsea) ở Vườn Quốc gia Bạch Mã, đã xác định
hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu 39 mẫu từ các bô ̣ phâ ̣n khác nhau
của 24 loài; trong đó, chi Quế (Cinnamomum) với 14 loài và chi Bời lời (Litsea)
với 10 loài [62]; Phan Xuân Thiêụ và cs (2013) công bố Thành phần hóa học
tinh dầu lá Cam chanh - Citrus sinensis (L.) Osbeck trồng ở Nghệ An [63];
Nguyễn Văn Lợi và cs (2013) đã tách chiế t và xác đinh
̣ hoa ̣t tính sinh ho ̣c của
các thành phầ n ta ̣o hương trong tinh dầ u vỏ Bưởi và vỏ Cam của Viêṭ Nam
[64]; Bùi Văn Hướng và cs (2014), Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học
trong tinh dầu từ lá của loài Giổi chanh (Michelia citrata (Noot. & Chalermglin)
Q.N.Vu & N.H. Xia) thu tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang [65]; Lê Đông Hiếu
và cs (2017), khi nghiên cứu họ Hồ tiêu ở Bắc Trung Bộ đã xác định hàm lượng

và phân tích thành phần hóa học tinh dầu của 36 mẫu thuộc 18 loài trong chi
Hồ tiêu (Piper); trong đó, lần đầu tiên xác định hàm lượng và thành phần hóa
học tinh dầu của 13 loài là: Tiêu lá gai (Piper boehmeriifolium), Tiêu thân ngắn
(Piper brevicaule), Tiêu cam bốt (Pipercambodianum), Tiêu lá hoa mập (Piper
carnibracteum), Tiêu châu đốc (Piper chaudocanum), Tiêu gié trần (Piper
gymnostachyum), Tiêu hải nam (Piper hainanense), Tiêu harmand (Piper
harmandii), Tiêu maclure (Piper cf. maclurei), Tiêu biến thể (Piper mutabile),
Tiêu gié thòng (Piper pendulispicum), Tiêu sóng có lông (Piper pubicatulum),
Tiêu dội (Piper retrofractum) [66]. Nhóm tác giả Trần Đình Thắng, Đỗ Ngọc
Đài và cs đã công bố thành phần hóa học tinh dầu của một số loài trong các họ
Na (Annonaceae), Gừng (Zingiberaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Hoa sói
(Chloranthaceae), Trám (Burseraceae), Cam (Rutaceae),... ở Việt Nam [67-76].
Đào Thị Minh Châu (2016), đã công bố về nguồn lâm sản ngoài gỗ ở
VQG Pù Mát, trong đó đã xác định được 3 loài có tinh dầu là Sa nhân giác
(Siliquamomum tonkinensis), Giả sa nhân (Hornstedtia sanhan) và Ét linh vân
nam (Etlingera yunnanensis) [77]. Lê Thị Hương (2016) công bố tinh dầu các
loài thuộc chi Alpinia và Amomum ở Bắc Trung Bộ, trong đó đã phân tích thành
14


phần hóa học tinh dầu của 50 mẫu thuộc 12 loài, chi Riềng (Alpinia Roxb.) với 7
loài (29 mẫu) và chi Sa nhân (Amomum Roxb.) với 5 loài (21 mẫu). Lần đầu tiên
xác định hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu của 2 loài thuộc chi Riềng
(Alpinia Roxb.) là Riềng meng hai (Alpinia menghaiensis), Riềng nhiều hoa
(Alpinia polyantha), 3 loài thuộc chi Sa nhân (Amomum Roxb.) là Amomum
gagnepain, Amomum muricarpum và Amomum maximum [78]; Dương Mô ̣ng
Hòa và cs (2016), Nghiên cứu chiết xuất, khảo sát thành phần hóa học và bước
đầu ứng dụng tinh dầu tràm trà (Melaleuca alternifolia) trong sản xuất nước
súc miệng [79]; Giang Thi Kim
Liên và cs (2017), Mô ̣t số nghiên cứu về thành

̣
phầ n hóa ho ̣c của tinh dầ u vố i và dich
̣ chiế t n-hexane của lá và nu ̣ cây vố i thu
hái ở tỉnh Quảng Nam, Việt Nam [80]; Nguyễn Viết Hùng (2017) Nghiên cứu
thành phần hóa học tinh dầu của các loài thực vật ở VQG Pù Mát và đề xuất
các giải pháp bảo tồn đã phân tích 38 mẫu thuộc 25 loài của 7 họ thực vật là:
Cam

(Rutaceae),

Long

não

(Lauraceae),

Na

(Annonaceae),

Gừng

(Zingiberaceae), Nhân sâm (Araliaceae), Ráy (Araceae) và Sim (Myrtaceae).
Lần đầu tiên xác định hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu của 13 loài là
Trâm lá cứng (Syzygium sterophyllum),Chân chim ngăn quả (Schefflera
myriocarpa), Sa nhân miên (Amomum repoense), Gừng đen (Distichochlamys
citrea), Riềng (Alpinia napoensis), Gừng lá sáng bóng (Zingiber nitens), Thần
phục (Homalomena pierreana), An phong bắc bộ (Alphonsea tonkinensis), Chắp
dai (Beilschmiedia percoriacea), Bời lời lá nhục đậu khấu (Litsea
myristicaefolia), Re trắng chùy (Phoebe paniculata), Bưởi bung ít gân

(Maclurodendron oligophlebium), Quýt rừng (Atalantia guillauminii) [81];
Đă ̣ng Thi ̣ Thanh Nhàn, Lê Thi ̣ Huyề n (2017), đã nghiên cứu thành phầ n hóa
ho ̣c và hoa ̣t tính kháng khuẩ n, kháng nấ m của tinh dầ u cây kinh giới (Elsholtzia
ciliata (Thunb.) Hyland.) thu hái ta ̣i Thừa Thiên Huế [82]. Hoàng Danh Trung
(2018) khi nghiên cứu đa dạng loài và thành phần hóa học tinh dầu của một số
loài trong các chi: Hồng bì (Clausena), Ba chạc (Euodia), Cơm rượu
(Glycosmis), Muồng truổng (Zanthoxylum) thuộc họ Cam (Rutaceae) ở Nghệ
An đã xác định hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu của 16 loài, trong
15


×