SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHÚ THỌ
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Năm hoc: 2019-2020
Môn thi: NGỮ VĂN
Ngày thi: ……../2019
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn:
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót
xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung
ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên
và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2018, tr.198)
Trả lời các câu hỏi sau:
a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Xác định các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn.
c) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ so sánh trong đoạn văn.
Câu 2 (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo hình thức tổng - phân - hợp, trình bày suy nghĩ
của em về ý nghĩa của những việc làm tử tế.
Câu 3 (6,0 điểm)
Cảm nhận đoạn thơ sau. Từ đó trình bày suy nghĩ về những điều bản thân cần làm để
góp phần vào “mùa xuân của đất nước”.
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…
(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập h ai NXB Giáo dục, 2018, tr.55
và tr.56)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI VĂN VÀO LỚP 10 NĂM 2019 PHÚ THỌ
/>
Câu 1
a) Đoạn trích trên thuộc tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
b) Phép liên kết trên đoạn văn: từ "đó" thế cho "tiếng kêu"
c) Phép tu từ so sánh:
- Tiếng kêu của nó như tiếng xé => Diễn tả tiếng kêu thất thanh, chất chứa yêu thương
mà bé Thu dành cho ba mình.
- nhanh như một con sóc... => Tả hành động của bé Thu rất nhanh.
=> Tác giả thể hiện rõ nét khi bà lần đầu tiên bé thu gọi một tiếng ba - vừa thể hiện tình
yêu và nỗi mong nhớ suốt bao năm trời bị dồn nén nhưng cũng là một sự dũng cảm,
mạnh mẽ của chính cô bé và trong đó có cả cả sự hối hận.
Câu 2
1. Giới thiệu vấn đề: Việc tử tế
2. Bàn luận vấn đề:
- Việc tử tế là gì?
+ Việc tử tế: những việc làm tốt, phù hợp với chuẩn mực xã hội và đạo đức, có ích cho
mình và cho mọi người.
+ Người tử tế: là người có tấm lòng tốt, biết quan tâm và chia sẻ, biết đặt lợi ích chung
trên lợi ích cá nhân.
+ Người tử tế không từ chối những việc tốt cần làm.
Nêu
dẫn
chứng
về
những
việc
làm
tử
tế:
+ Những việc tưởng chừng như rất nhỏ mà có ý nghĩa lớn: nhặt một mảnh chai giữa
đường để người khác không dẫm phải, một chiếc xe nghiêng đố có nhiều bàn tay cùng
dựng dậy, một bạn học sinh nhỏ sau giờ học giúp các cô lao công nhặt rác trên sân
trường…
+ Những việc lớn lao cần có sự hi sinh: một nhân viên gác cống xe lửa nhanh tay cứu
một em bé chơi trên đường ray, cộng đồng chung tay góp sức xoa dịu nỗi đau của một
người bệnh nan y,…
- Vì sao cần lắm những việc làm tử tế trong cuộc sống ?
+ Những việc làm tử tế tuy nhỏ sẽ tạo thành thói quen tốt cho mỗi người, dần dàn hình
thành nhân cách cao đẹp.
+ Những việc làm tử tế sẽ làm cho cuộc sống chung tốt đẹp hơn, xã hội văn minh hơn,
con người có văn hoá hơn. Mọi nỗi đau sẽ vơi đi, và hạnh phúc được chia đều, không
còn hận thù, ganh ghét…
+ Mọi người sẽ gắn kết với nhau bằng những việc làm tốt.
+ Những việc làm tử tế luôn được đề cao và người tử tế luôn được xã hội tôn trọng.
- Phê phán:
- Hiện nay trong cuộc sống vẫn còn nhiều người sống ích kỉ, dửng dưng, vô cảm với
mọi việc đang diễn ra.
- Thậm chí có kẻ lạnh lùng gây ra nỗi đau hoặc phiền toái rắc rối cho người khác: tài xế
vô cảm khi vừa lái xe vừa nghe điện thoại, bạn nhỏ dửng dưng vứt rác, gian thương làm
hàng giả bất chấp tính mạng sức khoẻ người tiêu dùng, nhiều công trình thi công vô
trách nhiệm làm thất thoát tài sản, gây tai nạn…
/>
- Nhận thức đúng, hành động đúng, biết làm việc tử tế hàng ngày:
+ Hãy chung tay góp sức xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn bằng những hành động tử tế
như: làm tốt nhiệm vụ học tập, giúp bạn vượt khó trong học tập, chăm sóc và quan tâm
đến người thân trong gia đình….
3. Kết thúc vấn đề: Sống tử tế là sống có tấm lòng, có nghĩa cử đẹp từ những cái nhỏ
nhặt, bình thường nhưng có khả năng góp phần tạo nên lối sống đẹp trong xã hội.
Văn mẫu: Bàn về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế trong xã hội
Câu 3 (6,0 điểm)
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là thi phẩm đặc sắc cuối đời của nhà
thơ Thanh Hải
- Bài thơ là nỗi lòng của tác giả về niềm yêu mến tha thiết với cuộc đời, đất nước mong
muốn cống hiến góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân của đất nước, dân tộc.
2. Thân bài
a. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và con người
- Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong tưởng tượng của tác giả (lưu ý, tác giả viết bài
thơ 11/1980 - lúc này đang là mùa đông)
+ Hình ảnh vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế được khắc họa qua: hoa tím, sông xanh, bầu
trời cao rộng
+ Âm thanh tiếng chim chiền chiện báo xuân về như kết tinh thành “từng giọt long
lanh”
+ Vẻ đẹp của mùa xuân thể hiện qua góc nhìn của tác giả cũng như tấm lòng trân
trọng của tác giả trước thiên nhiên, cuộc đời
+ Lời trò chuyện thân mật cùng tự nhiên và sự trân trọng sự sống được thể hiện qua
hành động “đưa tay hứng” của tác giả
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
+ Giọt long lanh được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ chỗ âm thanh
được cảm nhận bằng thính giác chuyển sang cảm nhận bằng thị giác và xúc giác “đưa
tay hứng”
→ Tác giả say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên đất trời với tâm thế đón nhận trân
trọng
b. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất nước
- Sáng tạo của tác giả thể hiện qua việc dùng từ “lộc” và hình ảnh “người cầm súng”,
“người ra đồng”
+ Hình ảnh lộc xuân trên “nương mạ” là hình ảnh đẹp về cuộc sống lao động kiến
thiết đất nước của lực lượng sản xuất
+ Hình ảnh người cầm súng trên đường ra trận mang trên vai cành lá ngụy trang, và
niềm tin vào ngày mai hòa bình
+ Tác giả sử dụng hai từ láy “hối hả” và “xôn xao” để chỉ nhịp sống lao động khẩn
trương vội vã nhưng nhộn nhịp, vui vẻ kết hợp hài hòa với nhau.
/>
- Nhà thơ tin tưởng và tự hào vào tương lai tươi sáng của đất nước cho dù trước mắt trải
qua nhiều khó khăn, gian khổ
c. Từ ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải, ta chợt nghĩ tới thế hệ trẻ
ngày nay.
- Trong những cuộc chiến tranh, khi đất nước lâm nguy, cống hiến cho quê hương là góp
sức mình để giành lại độc lập và chủ quyền dân tộc.
- Trong thời đại ngày nay, khi đất nước đã hoà bình, thống nhất và đang trên đà phát
triển, là một người con của đất nước, nhiệm vụ của chúng ta là phải gắng phấn đấu học
tập, lao động để phục vụ, xây dựng đất nước vững mạnh đi lên, “sánh vai với các cường
quốc năm châu”, để mỗi ngày được ngắm nhìn quê hương thay da đổi thịt, lớn mạnh,
hùng cường.
- Cống hiến cho đất nước là nghĩa vụ và bổn phận của tất cả người dân Việt Nam.
d. Bài học:
- Mỗi người, với khả năng của mình, hãy cố gắng đóng góp cho đất nước mình để đưa
quê hương ngày càng giàu đẹp hơn. Để là người sống có trách nhiệm với đất nước,
chúng ta phải sống có mục đích, ước mơ, lí tưởng.
- Tuổi trẻ chúng ta cần tránh xa những tệ nạn xã hội, biết sống một cách lành mạnh và
có trách nhiêm. Có như thế, ta mới là người sống có trách nhiệm với đất nước mình bởi
mỗi người chỉ có thể có trách nhiệm với người khác khi có trách nhiệm với chính bản
thân mình.
3. Kết luận:
- Tình yêu dành cho đất nước là thứ tình cảm máu thịt, luôn cất tiếng gọi những người
con hướng về nguồn cội, tổ tiên. Nó đánh thức trong ta trách nhiệm của một người công
dân, thôi thúc ta hành động.
- Là một người trẻ tuổi, một thành viên của thế hệ trẻ ngày nay, tôi cũng đang tự nhủ
phải từng ngày, từng giờ, cố gắng học tập và phấn đấu thật tốt để có thể đóng góp công
sức nhỏ bé của mình làm nên những “mùa xuân” đẹp tươi của đất nước ta như nguyện
ước ngày nào của nhà thơ Thanh Hải.
Văn mẫu tham khảo: Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
/>