Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Minh chung huong nghiep hoang the quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.17 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY
TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỊNH HƯỚNG
CÁC NGÀNH NGHỀ CHO HỌC SINH
TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY
TỪ NĂM HỌC 2008 – 2009
I. MỤC TIÊU - Ý NGHĨA VIỆC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ.
1. Mục tiêu.
Định hướng nghiệp là một công việc quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến tương
lai của mỗi học sinh THCS. Nếu các bạn không được định hướng hoặc tự định hướng
nghề trước khi vào đời sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ đi ngang, rẽ tắt tùy tiện để tìm một
chỗ dừng chân…Điều này gây ra sự lãng phí rất lớn về mặt thời gian, tiền của không
chỉ đối với cá nhân mà đối với cả xã hội.
Thực tế hiện nay cho thấy, việc chọn ngành nghề của giới trẻ chủ yếu vẫn là theo
cảm tính, chọn ngành nào cho “oai”, chọn theo phong trào hoặc đơn giản là dễ thi
đậu… Ngành nghề trong xã hội rất phong phú, mỗi ngành nghề đều có những yêu cầu
riêng trong khi học sinh hầu như chưa có khả năng xác định sự phù hợp tương đối
giữa năng lực của bản thân với ngành nghề mình chọn lựa; ý thức về sự ảnh hưởng
của các yếu tố sức khỏe, năng lực, tố chất, thiên hướng, ngoại hình, năng khiếu, gia
đình, điều kiện kinh tế... đối với việc chọn nghề cũng chưa sâu sắc. Vì vậy, câu hỏi
“làm gì sau khi tốt nghiệp THCS” luôn là câu hỏi khiến nhiều bạn học sinh lúng túng,
không tìm được câu trả lời xác đáng.
2. Ý nghĩa
Muốn có một tương lai vững chắc, bạn cần phải chọn cho mình một nghề vững
chắc. Nếu sự lựa chọn ấy không đúng đắn, tương lai của bạn đang đứng trước nguy cơ
sụp đổ. Vì thế, cần tỉnh táo và cân nhắc kỹ khi chọn cho mình một nghề nghiệp cụ thể.
Tránh những quan niệm sai lầm khi chọn nghề sau đây:


+ Chọn nghề theo sự mong muốn, áp đặt của người thân. Trong gia đình, bố mẹ
thường quan niệm con cái nên đi theo những “nghề truyền thống của gia đình” và
buộc con cái họ phải thi vào ngành nghề mà họ tự vạch sẵn, buộc các bạn phải tuân
theo hay chọn dựa trên mối quan hệ có sẵn. nếu những nghề đó không phù hợp với
hứng thú và năng lực của bản thân thì nó sẽ trở thành “vật cản” cho tương lai nghề
nghiệp của mình.
+ Chọn nghề theo sự rủ rê của nhóm, của bạn thân. Chúng ta nên nhớ, tương lai
nằm trong tay mình, không ai có thể giúp mình tiến xa và thành công ngoại trừ mình,
do đó bạn cần phải cẩn thận hơn, tránh những lời “dụ dỗ” từ phía cộng đồng.
1


+ Chọn nghề may rủi theo kiểu chọn đại. Một số bạn trẻ đôi khi không xác định
được khả năng của mình đến đâu, và mình đam mê cái gì, thường có quan niệm “chọn
đại”. Sau đó lại hối hận với sự quyết định của mình. Nếu chúng ta còn bối rối trước
những vấn đề này, cần nhờ người tư vấn thêm.
+ Chọn nghề chỉ ở bậc đại học. Chúng ta nên có cái nhìn thoáng hơn về nghề
nghiệp. Không phải chọn nghề ở bậc đại học, ra trường sẽ có điều kiện làm việc tốt
hơn, hay chọn bậc đại học cốt yếu để “có tiếng”. Thực chất, khi làm việc, nhà tuyển
dụng sẽ cần năng lực và tâm huyết của bạn cho công việc chứ không phải ở tấm bằng
đại học. Và chúng ta cũng nên nhớ rằng, đại học không phải là con đường duy nhất để
dẫn đến sự thành công, mà nó là con đường ngắn nhất. Chúng ta không nên phiền
muộn khi không đậu được vào THPT và không nên nghĩ rằng tương lai mình đã kết
thúc tại đó. Nếu khi thấy mình chưa đủ “sức” và “lực” để bước vào cổng trường đại
học, bạn đừng ngần ngại và can đảm bước qua rào cản tâm lý để đầu quân vào một
ttrung tâm đào tạo nghề nào đó …Nếu như bạn có hứng thú, đam mê và đủ năng lực
có chí học tập suốt đời học tập suốt thì cơ hội học liên thông lên các bậc học cao hơn
trong tương lai sẽ ở trong tầm tay của bạn,
+ Chọn nghề nổi tiếng, dễ kiếm tiền mà không biết nghề đó có phù hợp với mình
không. Bất cứ công việc nào, dù dễ kiếm tiền đến đâu, nếu bạn không thích thú và cứ

ép mình vào khuôn khổ thì sẽ có lúc bạn cảm thấy chán nản và muốn buông xuôi tất
cả.
II. CÁC NGÀNH NGHỀ ĐỊNH HƯỚNG CHO HỌC SINH.
1. Định hướng các nghề học trong trường THCS.
Thực tế trường THCS Hồng Thủy trong 4 năm qua (2008 – 2013) định hướng
cho các em một số nghề nghiệp cơ bản như sau:
a. Học nghề điện:
Thực hiện chương trình 70 tiết, học sinh làm quen với các kĩ năng cơ bản trong
lắp đặt và sữa chữa mạng điện dân dụng. Kết thúc khóa học học sinh được cấp chứng
chỉ nghề.
b. Học nghề Tin học.
Thực hiện chương trình 70 tiết, học sinh làm quen với các kĩ năng thao tác với
máy tính cụ thể trong soạn thảo văn bản và lập bảng tính, đồng thời biết sử dụng thành
thạo máy vi tính. Kết thúc khóa học học sinh được cấp chứng chỉ nghề.
c. Học làm vườn:
Thực hiện chương trình 70 tiết, học sinh làm quen với các kĩ năng cơ bản trong
lắp đặt và sữa chữa mạng điện dân dụng. Kết thúc khóa học học sinh được cấp chứng
chỉ nghề.
d. Học nghề điện:
Thực hiện chương trình 70 tiết, học sinh thực hiện được các kĩ năng về làm
vườn, biết các ươm cây chiết cành và các kĩ thuật chăm bón từ các loại cây non đến
các cây trưởng thành. Kết thúc khóa học học sinh được cấp chứng chỉ nghề.
2


e. Học nghề nấu ăn:
Thực hiện chương trình 70 tiết, học sinh thực hiện được các kĩ năng trong chế
biến thực phẩm thành thức ăn, biết tính toán cho khẫu vị và chất lượng trong từng bữa
ăn đồng thời chế biến được các món ăn từ cơ bản đến phức tạp. Kết thúc khóa học học
sinh được cấp chứng chỉ nghề.

2. Các ngành nghề định hướng trong tương lai.
a. Các ngành nghề trên bậc phổ thông.
Là những ngành nghề mà đòi hỏi người lựa chọn phải có trình độ học vấn cao,
có thời gian đào tạo trong các trường đại học hoặc sau đại học: Kĩ sư, bác sỹ, thương
gia...
b. Các ngành nghề phổ thông.
- Nghề xây dựng cơ bản.
- Nghề lái máy công trình, lái xe
- Nghề nấu ăn, nghề may vá.
- Nghề sữa điện thoại, máy tính.
- Nghề cắt tóc, chăm sóc thẩm mỹ...
Lý do định hướng cho các em nghề trên bởi vì nhận thấy các nghề dó phù hợp
với tình hình phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Mặt khác, các nghề đó giúp các
em dễ kiếm việc làm có tiền thu nhập để ổn định cuộc sống. Chính vì vậy, các nghề
đó rất phù hợp với thực tế địa phương và nguyện vọng của cá nhân học sinh cũng như
gia đình. Nhìn chung, để xác định cho mình một nghề phù hợp, cá nhân phải có nhận
thức đúng về nghề và khả năng của bản thân đáp ứng nhu cầu của nghề đó. Nói cách
khác, cá nhân phải có khả năng xem xét, so sánh, đánh giá những dạng khác nhau của
hoạt động lao động để đi tới một quyết định chọn nghề, không chỉ phù hợp với bản
thân mà còn thoả mãn các điều kiện: kinh tế, chính trị, xã hội và các yếu tố khách
quan khác.
Hồng Thủy, ngày 28 tháng 10 năm 2008
PHỤ TRÁCH HN - DẠY NGHỀ

Lê Đình Lý

3




×