Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

CV 592 HD thanh tra kiem tra bac THCS nam hoc 2012 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.99 KB, 10 trang )

UBND HUYỆN LỆ THỦY
PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO

Số: 592/GD&ĐT- THCS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lệ Thủy, ngày 08 tháng 10 năm 2012

V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
thanh tra, kiểm tra cấp THCS
năm học 2012- 2013

Kính gửi: Hiệu trưởng các trường THCS, TH&THCS, PTDTNT
Căn cứ Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT ngày 27/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục & Đào tạo về nhiệm vụ năm học 2012 - 2013; Công văn số 5156/BDGĐT-TTr
ngày 10/8/2012 của Bộ GD-ĐT về hướng dẫn nhiệm vụ thanh tra năm học 20122013; Công văn số 1614/SGDĐT - GDTrH ngày 27/8/2012 của Sở GD&ĐT về
hướng dẫn nhiệm vụ thanh tra năm học 2912-2013; Căn cứ nhiệm vụ năm học 20122013 của Phòng GD&ĐT Lệ Thủy, Phòng GD-ĐT Lệ Thủy hướng dẫn thực hiện
công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2011-2012 như sau:
A - ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA:
1. Tiếp tục đẩy mạnh, cải tiến, đổi mới công tác thanh tra. Kết hợp thanh tra
chuyên đề với thanh tra toàn diện trường học; tích hợp nhiều nội dung thanh tra
trong một đoàn thành tra nhằm tăng hiệu lực và nâng cao tác dụng công tác thanh
tra, đồng thời đảm bảo đánh giá đồng bộ các mặt hoạt động của một nhà trường tại
cùng thời điểm.
2. Thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, không dàn đều giữa các môn (trước hết
là Toán, Ngữ văn, Anh văn), các đối tượng (nếu còn thiếu chỉ tiêu thanh tra giáo viên
sẽ tổ chức thanh tra nhóm).
3. Kiểm soát chặt chẽ khâu ra đề, kiểm tra, đánh giá trong thanh tra. Tăng
cường đối chiếu, rút ra nhận xét khi có độ vênh giữa xếp loại của đơn vị với đoàn


thanh tra.
4. Kiên quyết không để những biểu hiện tiêu cực nảy sinh trước, trong và sau
thanh tra.
5. Coi trọng công tác tư vấn trong thanh tra để nâng cao hiệu quả công tác
này trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.
6. Tiết kiệm trong chi phí cho đoàn thanh tra.
B. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:
1. Tiếp tục kiện toàn tổ chức, tăng cường, bổ sung, bồi dưỡng chính trị, chuyên
môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra giáo dục nhằm nâng cao hơn
nữa hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra.
3. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chương tŕnh hành động " Đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế
quốc tế của đất nước ", thực hiện các cuộc vận động, đẩy mạnh thanh tra hành chính
1


và thanh tra chuyên ngành góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 20122013.
4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chương trinh hành động
thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật phòng, chống tham
nhũng ban hành kèm theo Quyết định số 1993/QĐ-BGDĐT, Quyết định số1934/
QĐ-BGDĐT ngày 14/4/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT các Quyết định số 1002/QĐGD&ĐT ngày 01/9/2006, số 23/QĐ-GD&ĐT ngày 31/01/2007 của Giám đốc Sở
GD&ĐT; Luật khiếu nại, tố cáo.
C - NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
I - CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN TỔ CHỨC:

1. Cộng tác viên thanh tra, thanh tra kiêm nhiệm, Hội đồng chuyên môn:
- Phòng GD&ĐT tiến hành rà soát, lựa chọn những CBQL, giáo viên có kinh
nghiệm về chuyên môn, quản lý, có phẩm chất, uy tín và năng lực, lập danh sách đề
nghị Giám đốc Sở bổ nhiệm bổ sung Cộng tác viên thanh tra năm học 2012-2013.

- Phòng GD-ĐT điều chỉnh, bổ sung và tăng cường Thanh tra kiêm nhiệm và
công tác viên thanh tra của Phòng Giáo dục-Đào tạo cấp THCS gồm 101 người;
Thanh tra kiêm nhiệm và cộng tác viên thanh tra ở các lĩnh vực về công tác tổ chức
cán bộ, Thư viện-Thiết bị-CSVC, tài chính, đưa tin học vào nhà trường gồm 5
người.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ
trường học cho đội ngũ CBQL, cộng tác viên thanh tra, hội đồng chuyên môn của
Phòng GD&ĐT. Nội dung tập huấn tập trung vào việc nghiên cứu quán triệt Luật
Thanh tra, Luật Khiếu nại tố cáo sửa đổi, Nghị định số 49/2005/NĐ-CP của Chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục; Chương trình hành
động của Chính phủ về thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật
phòng chống tham nhũng; Thông tư số 43/2006/TT-BGD&ĐT ngày 20/10/2006 của
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở
giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo và các văn bản khác có
liên quan đến công tác thanh tra năm học.
- Phòng GD&ĐT sẽ bố trí một cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc bán chuyên
trách để thường trực công tác thanh tra và giúp Trưởng phòng giải quyết khiếu nại,
tố cáo, tiếp công dân theo quy định của Luật KNTC.
- Hiệu trưởng các trường THCS, TH&THCS, PT DTNT trực tiếp phụ trách
công tác kiểm tra nội bộ trường học, cử một cán bộ trực tiếp theo dõi công tác kiểm
tra nội bộ trường học và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.
2. Nâng cao hiệu quả công tác của Ban thanh tra nhân dân:
Các trường học phối hợp với tổ chức Công đoàn có biện pháp củng cố về tổ
chức, chỉ đạo các hoạt động của tổ chức Thanh tra nhân dân theo Nghị định số
86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân
dân. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo tinh thần Nghị định số 71/1998/NĐ-CP
ngày 9/8/1998 của Chính phủ và Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày
01/3/2000 của Bộ GD& ĐT về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà
2



trường. Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục
quốc dân Ban hành kèm theo Thông tư số 09/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT.
II - NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA:

Căn cứ Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT về việc Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và
thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo; công tác thanh tra, kiểm tra năm học
2012-2013 cần tập trung vào các nội dung trọng tâm sau đây:
1. Thanh tra nhà trường, cơ sở giáo dục.
1.1. Thanh tra, kiểm tra về số lượng, cơ cấu, trình độ, chất lượng cán bộ quản
lý, nhà giáo, nhân viên, đối chiếu với định mức quy định tại Thông tư liên tịch số
35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 về định mức biên chế viên chức ở các
cơ sở giáo dục phổ thông công lập và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Thanh,
kiểm tra về cơ cấu tổ chức của đơn vị (các tổ chuyên môn, các Hội đồng trong
trường học, các tổ chức đoàn thể...) theo Điều lệ trường học; Hiệu quả hoạt động của
các tổ chức.
1.2. Kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp, công
tác tuyển sinh đầu cấp.
1.3. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục, bao gồm thực hiện chương
trình, nội dung, kế hoạch dạy học, quy chế chuyên môn, kiểm tra, thi, đánh giá xếp
loại, kết quả lên lớp, tốt nghiệp, thi học sinh giỏi; Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, lao động- hướng nghiệp, dạy nghề, chăm sóc,
nuôi dưỡng theo quy định, bao gồm hoạt động theo kế hoạch trên lớp, ngoài giờ,
hoạt động xã hội; kết quả xếp loại đạo đức (hạnh kiểm) và kết quả giáo dục các
chương trình hành động phòng, chống tai nạn, tệ nạn xã hội khác, giáo dục kỹ năng
sống... Trong đó tập trung vào các nội dung sau:
- Thực hiện các quy định về tuyển sinh, thực hiện kế hoạch và chương trình,

nội dung dạy học từng bộ môn và dạy nghề phổ thông; Thực hiện điều chỉnh nội
dung chương trình dạy học theo tinh thần tinh giảm.
- Thc hiện Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh
trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGD&ĐT ngày
12/12/2011 của Bộ GD&ĐT về Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS
và học sinh THPT
- Công tác xét tốt nghiệp THCS; Cấp phát văn bằng;
- Tổ chức chuyển giao chất lượng từng môn học;
- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu và phụ đạo học sinh
yếu, kém.
- Công tác nâng cao chất lượng lớp cuối cấp;
- Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học các bộ môn, đặc
biệt là ổn định và nâng cao chất lường 3 bộ môn Toán- Ngữ văn-Anh văn;
- Phong trào đổi mới phương pháp dạy học ;
- Thực hiện kế hoạch đẩy mạnh hoạt động TDTT; Công tác y tế trường học.
3


- Công tác giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
kết quả giáo dục phòng chống tai nạn, tệ nạn xã hội, công tác an toàn trường học.
1.4. Thanh tra, kiểm tra cơ sở vật chất, kỹ thuật, các điều kiện đảm bảo chất
lượng giáo dục, trật tự, vệ sinh, an toàn, cảnh quan, môi trường sư phạm; thiết bị dạy
học, phương tiện làm việc; số lượng, chất lượng phòng học, phòng làm việc, phòng
thực hành thí nghiệm, phòng học bộ môn, phòng đa năng, thư viện, sân chơi, bãi
tập... Tập trung vào những nội dung:
- Xây dựng, mua sắm theo kế hoạch đã được duyệt;
- Xây dựng Thư viện xuất sắc, tiên tiến, đạt chuẩn;
- Xây dựng, cải tạo, nâng cấp các phòng bộ môn, phòng chức năng; thiết bị
dạy học, phương tiện làm việc,
- Số lượng, chất lượng phòng học, phòng làm việc;

- Sân chơi, bãi tập, ...
- Quy hoạch chi tiết khuôn viên trường học; Cảnh quan môi trường theo yêu
cầu về vệ sinh học đường, xây dựng trường Xanh - Sạch - Đẹp, xây dựng trường học
thân thiện và trường trung học đạt chuẩn Quốc gia;
- Hồ sơ về quyền sử dụng đất trường học.
1.5. Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý:
* Tập trung vào các nội dung:
- Công tác xây dựng kế hoạch giáo dục; công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng
đội ngũ; thực hiện quy chế dân chủ, giải quyết khiếu nại tố cáo; thực hiện chế độ
chính sách đối với nhà giáo và người học;
- Việc thực hiện đổi mới công tác quản lý giáo dục, công tác đánh giá Hiệu
trưởng, đánh giá giáo viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp; việc thực hiện "3
công khai" ( công khai về chất lượng giáo dục, công khai về đội ngũ- cơ sở vật
chất- trang thiết bị phục vụ dạy và học, công khai về tài chính).
- Công tác kiểm tra, quản lý chuyên môn, tài chính, tài sản; công tác xã hội
hoá giáo dục, sự phối kết hợp với các tổ chức, lực lượng trong và ngoài nhà trường
cũng như việc thực hiện các nhiệm vụ khác.
* Cụ thể cần đi sâu vào các vấn đề:
- Tham mưu và thực hiện về xây dựng cơ sở vật chất, theo hướng Hiện đại,
theo chuẩn; đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục để huy động tối đa các nguồn lực tham
gia giáo dục, đặc biệt là các lĩnh vực trọng yếu như nâng cao chất lượng giáo dục
văn hóa, giáo dục đạo đức cho học sinh, tăng trưởng cơ sở vật chất trường học.
- Chú trọng công tác xây dựng kế hoạch quản lý, chỉ đạo: Kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ năm học; Kế hoạch xây dựng trường chuẩn Quốc gia; Kế hoạch bồi dưỡng
học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; Kế hoạch ôn tập cho học sinh lớp 9; Kế
hoạch hoạt động thể dục thể thao; Kế hoạch phòng chống bão lụt, ...
- Việc phân công các phần hành công tác; chỉ đạo theo phần hành đã được
phân công trong Ban giám hiệu nhằm triển khai thực hiện có kết quả các mục tiêu,
nhiệm vụ và các hoạt động giáo dục.
4



- Việc triển khai thực hiện các cuộc vận động và chủ đề năm học.
- Công tác tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đánh giá xếp loại và quản lý đội
ngũ;
- Công tác kiểm tra, chỉ đạo hướng dẫn của CBQL;
- Việc thực hiện quy chế dân chủ trong đơn vị; Việc thực hiện “3 công khai”
và “4 kiểm tra” trong quản lý; Thực hiện Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày
07/5/2009 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế thực hiện công khai đối với
cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Thực hiện các chế độ chính sách đối với CB, GV, HS;
- Công tác thi đua;
- Quản lý tài chính, tài sản theo quy định;
- Quản lý việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Công tác giải quyết các khiếu nại, tố cáo;
- Công tác phối kết hợp với các tổ chức trên địa bàn;
1.6. Thanh tra Công tác xây dựng trường học theo chuẩn Quốc gia; xây dựng
trường học thân thiện; Thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục; Đẩy mạnh ứng dụng
Công nghệ thông tin; Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu được giao cho đơn
vị.
1.7. Thanh tra về kết quả chất lượng giáo dục:
- Chất lượng học sinh lớp 6; chất lượng thi tuyển sinh vào lớp 10; chất lượng
chuyển biến về học sinh yếu kém; tình trạng học sinh lưu ban, học sinh bỏ học do
yếu kém; Kết quả khảo sát chất lượng các bộ môn so với định mức chất lượng vùng
chỉ đạo;.
- Đánh giá chất lượng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu và kết quả tốt nghiệp của 3
năm trở lại đây; Xếp loại chất lượng giáo dục của 3 năm liền trước; chất lượng các
hội thi khác.
- Cách tổ chức khảo sát, đánh giá mặt bằng chất lượng của trường học theo tỷ lệ 32-1 các bộ môn như sau:
+ Các môn Lý, Toán, Hoá, Sinh, Sử, Địa, Văn, Tiếng Anh ở lớp 6,7, 8, 9:

Khảo sát các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và 2 môn trong 5 môn còn lại.
+ Các môn GDCD, Công nghệ, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, tự chọn ở lớp
6,7,8,9: Khảo sát 01 môn.
+ Mỗi môn được chọn khảo sát đảm bảo tỷ lệ 2/4 khối lớp.
+ Nội dung: Kiến thức- kỹ năng chủ yếu trong 5 tuần liền trước (Riêng toán,
Ngữ văn 03 tuần ).
+ Mỗi lần đo nghiệm chất lượng 1 bộ đề, Đoàn thanh tra ra 2 - 4 đề/ môn/lớp
có dung lượng và mức độ về kiến thức và kỹ năng theo chuẩn kiến thức kỹ năng
quy định tại Quyết định 16 của Bộ GD&ĐT, thời gian làm bài 30 phút.
+ Thanh tra viên tự mình chấm bài (lớp trên 20 học sinh, cán bộ thanh tra lấy
ngẫu nhiên 1/2 số học sinh của lớp theo phân loại chất lượng của giáo viên bộ môn);
phân tích, đánh giá chất lương các bài kiểm tra đó và phân tích làm rõ sự chênh lệch
với kết quả tự đánh giá của đơn vị (nếu có).
+ Mặt bằng chất lượng thanh tra được thiết lập bằng cách đo nghiệm môn
Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, 02 môn trong các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch
5


sử, Địa lý và 01 môn trong các môn Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Công nghệ,
GDCD.
+ Chất lượng của từng bộ môn và toàn trường được đánh giá
và xếp loại qua thanh tra ở các mức như sau:
VÙNG 1
VÙNG 2
VÙNG 3
VÙNG 4
Xếp
loại
TB
K,G Kém TB

K,G Kém TB
K,G Kém TB
K,G Kém
trường
ĐYC 57%
4% 55%
5% 52%
6% 50%
6%
Khá 65%
4% 64%
4% 63%
4% 62%
4%
Tốt 80%
4% 78%
4% 76%
4% 75%
4%
K,G trên 30%
K,G trên 30%
K,G trên 25%
K,G trên 25%
Riêng Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh: Trung bình trở lên vùng 1: 72%, vùng 2: 70%,
vùng 3: 68%, vùng 4: 66%
* Vùng 1: Các trường thuộc các xã, thị trấn vùng giữa và Mỹ Thủy, Mai
Thủy, Lệ Ninh, Sơn Thủy.
* Vùng 2: Các trường thuộc các xã: Hoa Thủy, Phú Thủy, Tân Thủy, Dương
Thủy, Văn Thủy, Thái Thủy, Sen Thủy, Hưng Thủy, Cam Thủy, Hồng Thủy và
Trường Thủy.

* Vùng 3: Các trường thuộc các xã: Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung, Ngư
Thủy Nam.
* Vùng 4: Các trường thuộc các xã: Lâm Thủy, Ngân Thủy, Kim Thủy và
trường Phổ thông DTNT.
2. Thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo:
2.1. Hình thức thanh tra:
- Kết hợp với thanh tra toàn diện trường học;
- Kết hợp trong thanh tra chuyên đề;
- Thanh tra theo nhóm.
2.2. Nội dung thanh tra:
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;
- Kết quả công tác được giao:
+ Thực hiện quy chế chuyên môn: Kiểm tra hồ sơ nhà giáo và các hồ sơ có
liên quan.
+ Dự giờ 2-3 tiết (đánh giá, xếp loại);
+ Chất lượng dạy học từ đầu năm đến thời điểm thanh tra (Khảo sát chất
lượng: chương trình dạy học từ 3-5 tuần liền trước);
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao (Căn cứ vào nhận xét của Hiệu
trưởng); Riêng Cán bộ quản lý: căn cứ vào phần hành công tác được phân công phụ
6


trách để thanh tra kết quả thực hiện công tác quản lý, chỉ đạo theo phần hành và về
giảng dạy.
3. Thanh tra, kiểm tra chuyên đề trường học:
- Thanh tra “Dạy thêm- học thêm”- ôn tập cho học sinh lớp cuối cấp;
- Thanh tra các đợt kiểm tra chất lượng học kỳ, xét tốt nghiệp, tuyển sinh.
- Kiểm tra thực hiện: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT; Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực; Hoạt động TDTT- Y tế trong trường học; An toàn trường
học, phòng chống tệ nạn xã hội; Thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua;

thực hiện pḥòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lăng phí ;
- Kiểm tra công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Nội dung thanh, kiểm tra cụ thể từng chuyên đề:
* Nội dung thanh tra dạy thêm, học thêm, ôn tập cho học sinh lớp cuối cấp:
- Kế hoạch dạy thêm, học thêm đáp ứng nhu cầu học của học sinh lớp cuối
cấp;
- Đảm bảo thủ tục đăng ký theo quy định;
- Chương trình dạy học; kế hoạch dạy học trong năm học và trong hè;
- Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học;
- Hồ sơ quản lý, nền nếp hoạt động dạy học;
- Việc thu, chi phí học thêm theo quy định;
- Đảm bảo chế độ cho người dạy.
- Công tác tự bồi dưỡng của đội ngũ ở các bộ môn, nhằm phối hợp có hiệu
quả trong công tác ôn tập cho học sinh lớp cuối cấp ở thời kỳ cao điểm.
- Công tác quản lý của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.
* Nội dung thanh tra công tác kiểm tra chất lượng học kỳ, xét tốt nghiệp,
tuyển sinh, thanh tra thi nghề phổ thông. Bao gồm các nội dung:
- Điều kiện cơ sở vật chất, bố trí đội ngũ, các nội dung chuẩn bị khác;
- Hồ sơ;
- Phương án tổ chức (Bố trí thí sinh trong các phòng, bố trí giám thị, bố trí
chấm bài...).
- Việc đảm bảo bí mật đề và biểu điểm trong các kỳ kiểm tra chất lượng;
- Thực hiện quy chế coi thi, chấm thi hoặc xét tốt nghiệp.
- Số cán bộ, giáo viên, học sinh vi phạm quy chế thi, kiểm tra.
- Việc đảm bảo an toàn cho việc tổ chức các kỳ thi, kiểm tra.
* Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng; Luật
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Thanh, kiểm tra về công tác An toàn trường
học, phòng chống tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma tuý, bạo lực học đường.
Tập trung vào các nội dung:
- Thanh tra, kiểm tra Kế hoạch- chương trình hành động thực hiện Luật thực

hành tiết kiệm, chống lãng phí Ban hành kèm theo Quyết định số 1933/QĐ-BGDĐT
ngày 14/4/2006 và chương trình hành động thực hiện Luật phòng, chống tham
nhũng Ban hành kèm theo Quyết định số 1934/QĐ-BGDĐT ngày 14/4/2006 của Bộ
7


trưởng Bộ GD&ĐT, các Quyết định số1002/QĐ-GDĐT ngày 01/9/2006, số 23/QĐGDĐT ngày 31/01/2007 của Giám đốc Sở giáo dục&đào tạo về việc Ban hành
chương trình hành động thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chông lãng phí và Luật
phòng, chống tham nhũng.
- Kiểm tra việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật phòng, chống tham
nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản của cấp trên về công
tác này tại các trường.
- Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện các định mức, chế độ, tiêu chuẩn, kiểm
tra việc thực hiện công khai trong đầu tư xây dựng; mua sắm thiết bị; sử dụng kinh
phí, phương tiện, văn phòng phẩm; chế độ học tập; hội nghị, hội thảo; thực hiện
công khai, minh bạch trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị.
- Kiểm tra việc thực hiện quy trình, quy định về tuyển dụng, sử dụng cán bộ,
công chức, nhân viên; quy trình luân chuyển vị trí công tác.
- Kiểm tra kế hoạch về đảm bảo an toàn trường học, phòng chống tệ nạn xã hội
của nhà trương.
- Kết quả thực hiện các công tác phòng chống cháy nổ, công tác phòng chống
bão lụt, ngăn chặn đẩy lùi các tệ nạn xã hội, bạo lực trong nhà trường...
* Nội dung kiểm tra thực hiện việc đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin
(CNTT); Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; Hoạt động TDTT- Y tế
trong trường học.
Tập trung vào các nội dung:
- Mua sắm máy vi tính phục vụ công tác dạy học, quản lý và phục vụ các hoạt
động của thư viện, văn phòng...
- Trình độ, năng lực ứng dụng CNTT của cán bộ, giáo viên, nhân viên;
- Mức độ phát triển về ứng dụng CNTT so với các trường học trên địa bàn.

- Việc xây dựng và chất lượng trang Website của đơn vị;
- Kết quả thực hiện Kế hoạch về đẩy mạnh ứng dụng CNTT của đơn vị.
- Việc ứng dụng các phần mềm vào công tác quản lý, công tác dạy học.
- Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực: Kế hoạch và kết quả
triển khai thực hiện của đơn vị nhằm tạo chuyển biến trên các nội dung của cuộc
vận động.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đẩy mạnh hoạt động TDTT trong
trường học theo kế hoạch của Phòng GD-ĐT giai đoạn 2008-2012. Trong đó: Mua
sắm dụng cụ, xây dựng cải tạo sân bãi, hình thành các câu lạc bộ, chương trình tập
luyện từng bộ môn, chương trình tham gia giao hữu trong cụm.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác y tế học đường, những
chuyển biến so với năm trước và so với yêu cầu trong việc quản lý sức khỏe học
sinh, tiêm chủng mở rộng, phòng ngừa bệnh giun sán, bệnh răng miệng, ngộ độc....;
các công trình vệ sinh, nền nếp giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng; các trang
thiết bị, các công trình trong nhà trường đảm bảo vừa tầm, diện tích cây bóng mát,
nước uống, nước rửa.
* Thanh tra công tác bồi dưỡng học sinh giỏi:
- Kế hoạch của nhà trường về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các lớp;
8


- Việc hình thành các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi;
- Việc thực hiện chương trình, thời khoá biểu bồi dưỡng;
- Những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh
giỏi;
- Việc bố trí cán bộ, giáo viên bồi dưỡng. Việc thực hiện chế độ công tác đối
với giáo viên tham gia bồi dưỡng tại cụm và tại trường THCS Kiến Giang.
- Phối hợp tạo liên thông, liên kết giữa trường với các điểm bồi dưỡng học
sinh giỏi của huyện và cụm.
- Việc đảm bảo về tài liệu, sách nâng cao các bộ môn cho giáo viên và cho học

sinh mượn để phục vụ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
- Huy động các nguồn lực trong công tác bồi dưỡng.
- Công tác quản lý của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng về công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi.
4. Công tác kiểm tra nội bộ trường học:
- Hiệu trưởng các trường học xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học.
- Tiến hành kiểm tra toàn diện tối thiểu 50% giáo viên, nhân viên thuộc thẩm
quyền quản lý, các giáo viên, nhân viên còn lại được kiểm tra từng mặt công tác.
Đối với những đơn vị có điều kiện có thể vượt chỉ tiêu quy định, nhưng cần phải
nâng cao chất lượng của việc thanh tra, kiểm tra, đánh giá.
5. Tiến hành các hoạt động thanh tra:
Thực hiện theo quy định ở Thông tư số 43/2006/TT-BGD&ĐT ngày
20/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc hướng dẫn thanh tra toàn
diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và các văn bản có liên quan đến công tác thanh
tra năm học.
6. Lịch tổ chức thanh tra toàn diện, thanh tra chuyên đề các trường học
trong năm 2012-2013 (cấp THCS):
Nội dung
TT thanh tra, kiểmtra
Thanh tra toàn diện ,
Thanh tra giáo viên
1

Trường THCS
THCS Phú Thủy, Hồng
Thủy, Mai Thủy, Hoa
Thủy, Mỹ Thủy, Kiến
Giang, Xuân Thủy, Phong
Thủy, Văn Thủy, Ngân
Thủy.


Thời gian
thực hiện

Lực lượng

Tháng 10/2012 Thanh tra
đến 4/2013
viên, Cộng
tác viên
thanh tra.

9


2

3

4
5
6
7

Thanh, kiểm tra
phòng chống tham
nhũng, thực hành tiết
kiệm. phòng chống
tệ nạn xã hội, An
50% số trường

toàn trường học,
Kiểm tra dạy nghề
phổ thông, dạy Tin
học,CNTT
Kiểm tra ôn tập lớp
28/28 trường.
9; Bồi dưỡng học
sinh giỏi.
Kiểm tra
Phổ cập GDTHCS.

28/28 xã, thị trấn và các
trường.

Thanh tra thi nghề
Phổ thông
Thanh tra xét tốt
nghiệp THCS.
Thanh tra tuyển sinh
lớp 6.

Các Hội đồng thi
Hội đồng xét tốt nghiệp
THCS.
Hội đồng tyển sinh

Phòng GDĐT và
Tháng 10/2012
Thanh tra
đến 5/2013

viên,
Trường
THPTKT.
Tháng 11/2012
đến 6/2013

Phòng GDĐT và
Thanh tra
viên.
Tháng 10/2012 Phòng GDđến 12/2013.
ĐT và Cán
bộ quản lý
Tháng 3/2013, Thanh tra
và 8/2013.
viên.
Tháng 5/2013
Thanh tra
viên.
Tháng 8/2013
Thanh tra
viên.

Ngoài các đơn vị sẽ thanh tra nói trên, Phòng GD&ĐT có thể tiến hành thanh
ra đột xuất ở một số đơn vị (khi cần thiết).
Nhận được Công văn này, Phòng Giáo dục - Đào tạo yêu cầu Hiệu trưởng các
trường học thông báo đến tận cán bộ, giáo viên, nhân viên và Hội đồng chuyên môn
để nghiên cứu và tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận:
- Các trường THCS, TH&THCS (t/h);
- Sở GD-ĐT (B/c);

- UBND huyện (b/c)
- Các thanh tra viên (t/h) ;
- LĐ, CĐ, CV (c/đ, t/h);
- Lưu VT ;
- Đăng Wedsite.

KT.TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
(đã ký)

Hoàng Đình Khuyên

10



×