Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề bài sang thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.72 KB, 2 trang )

Đề bài : Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh

Phạm Thu Nga

1, Mở bài: Trong bốn mùa, mỗi mùa đều mang một vẻ đẹp, hương sắc riêng. Và vẻ đẹp, hương sắc ấy được
nhà thơ Hữu Thỉnh bắt gặp qua bài “Sang thu”. Bài thơ những cảm nhận, những rung động man mác, bâng
khuâng tác giả trước sự biến chuyển kì diệu của thiên nhiên trong khoảng khắc giao mùa
2, Thân bài:
* Bài thơ “Sang thu” được viết cuối năm 1977, in lần đầu trên báo Văn nghệ, sau đó in lại nhiều lần qua
các tập thơ. Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước những biến chuyển của thiên nhiên tù
hạ sang thu. Từ đó nhà thơ rút ra những chiêm nghiệm mang tính chiết lí, nhân sinh, cuộc đời.
* Khổ 1: Cảm nhận cuả nhà thơ trước chuyển biến của đất trời lúc sang thu.
- Bài thơ với khổ thứ nhất là sự cảm nhận tín hiệu của mùa thu:
“Bỗng nhận ra hương ổi- Phả vào trong gió se - Sương chùng chình qua ngõ - Hình như thu đã về”
- Cái sắc dân dã và những nét vẽ tinh tế đã được thể hiện ngay từ những câu thơ này
- Cụm từ “bỗng nhận ra” như một phát hiện mới, một sự ngạc nhiên rất thú vị, như khi khám phá ra điều gì
đó rất đẹp đẽ.
- Tín hiệu của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh thực sự rất bình dị và gần gũi, không phải là hương cốm mùa
thu, không phải mặt hồ tĩnh lặng, cũng không phải những mùa lá rụng.
- Mùa thu trong thơ ông chính là “hương ổi”, là thứ hương đặc trưng của vùng quê Việt Nam mỗi khi thuvề.
- Cái tín hiệu ấy mơ hồ đến nỗi nó không có hình hài, màu sắc gì, chỉ là cái hương ổi huyền hồ, bất chợt nhận ra.
- Cái hương ổi ấy cũng không phả vào da thịt ta, vào cơ quan khứu giác của ta, mà chỉ lẫn vào gió se, thứ
gió lành lạnh, hơi khô, nhẹ và thoáng.
- Không những vậy hương ổi có gì xa lạ với ta đâu, nó quen thuộc, dân dã tới mức nhiều khi ta không còn để
ý tới sự tồn tại của nó quanh ta.
- Vậy mà nhà thơ đã “lạ hóa” nó, tức là làm cho hương ổi trở thành nét đặc trưng của mùa thu, tín hiệu của
mùa thu.
- Tất cả đều rất mong manh.
- Tác giả có một tâm hồn thật nhạy cảm, tinh tế lắm khi nhận ra tín hiệu ấy của mùa thu.
- Mùi hương ổi quen thuộc trong đời thường nhưng lạ trong văn học ấy đã “phả” vào trong “gió se” đầu thu
se sắt, dịu nhẹ.


- Làn gió mùa hạ bỗng chuyển sang “gió se”, nó khiến cho con người ta hơi co lại một chút để rồi thảnh thơi
đón nhận một luồng gió, khí thu mát rượi tâm hồn sau bao ngày nắng hạ gay gắt.
- Động từ phả là động từ mạnh, vừa gợi cảm nhận bất ngờ của tác giả, vừa gợi hương ổi như sánh lại, nồng
nàn đã làm toát lên thần thái của mùa thu.
- Có thể nói rằng trước Hữu Thỉnh có rất nhiều nhà thơ viết về mùa thu nhưng đây là một phát hiện tinh tế
của một hồn thơ xứ sở.
- Cùng với những làn gió thu nhè nhẹ, se se, từng màn “sương chùng chình qua ngõ”. Sương thu giăng đầy
ngõ, di chuyển chùng chình, chậm chạm.
- Từ láy “chùng chình” đã tạo ra một hình ảnh mờ ảo, thiên nhiên lúc này trở nên huyền bí. Đã khiến cho
câu thơ lắng đọng tạo cảm giác mơ hồ đan xen nhiều cảm xúc.
- Với hương ổi trong vườn, làn gió se lạnh và làn sương chùng chình đã phần nào giúp tác giả cảm nhận
được hương sắc mùa thu.
- “Hình như” là sự băn khoăn của nhà thơ, một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng, không rõ ràng. Đây
đúng là trạng thái, cảm xúc của thời điểm chuyển giao.
- Ta có thể cảm nhận đằng sau làng quê sang thu ấy là một tâm hồn nhạy cảm của một tình yêu quê hương,
yêu cuộc sống.
* Khổ 2: Sự chuyển biến của đất trời sang thu:
- Có lẽ mùa thu đã sang, là mùa thu của đất trời và mùa thu của lòng người mênh mang, nhiều tâm trạng. Đến
khổ thơ thứ hai thì dường như mùa thu đã hiện rõ ra từng đường nét, hình khối trong cảm nhận của tác giả:
“Sông được lúc dềnh dàng - Chim bắt đầu vội vã - Có đám mây mùa hạ - Vắt nửa mình sang thu.”
- Thu còn rất mơ hồ mà thiên nhiên tạo vật đã bắt đầu chuyển động, thay đổi trạng thái
- Với biện pháp nhân hóa đặc sắc nhà thơ


- Sông đang cuồn cuộn chảy trong những cơn mùa hạ dâng ngập cả bến bờ giờ cảm nhận được thu đã sang
đã không cần vội vã nữa nên cứ dềnh dàng chảy.
- Cụm từ “được lúc dềnh dàng” có ý nghĩa nhân hóa dòng sông.
- Sông cũng biết lợi dụng lúc thu đến để “dềnh dàng chảy”.
- Trái ngược cái khoan thai của dòng sông là những cánh chim trời bắt đầu “vội vã” để kịp bay về Phương
Nam tránh rét.

- Không những vậy, ẩn sâu trong đó là những suy nghĩ trầm tư, những phút lắng lại của con người nữa.
- Hai chuyển động ngược chiều, hai sự vật được nhân hóa để thể hiện chuyển biến của đất trời khi mùa thu
về có chút gì đó vội vàng, qấp gáp hơn và nặng trĩu hơn nhưng vẫn giữ được thần thái đặc trưng nhất.
- Sử dụng cấu trúc đối nhịp nhàng, nếu như sông chảy dềnh dàng là gợi sự trầm tư, suy nghĩ của con người,
những phút lắng đọng của cuộc sống, thì chim vội vã thì lại thể hiện sự gấp gáp, hối hả của con người trong
cuộc đời.
- Đây cũng là quá trình và là sự chuyển biến trong thiên nhiên và trong nhận thức của tác giả.
- Đám mây mùa hạ cũng vắt nửa mình sang thu rồi, mặc dù nửa mình vẫn còn ở mùa hạ.
- Chữ vắt rất gợi liên tưởng. Vì trong thực tế mắt thường không dễ nhìn thấy sự phân chia rạch ròi của đám
mây mùa hạ và thu
- Ngỡ như đó là cái gạch nối từ hạ sang thu, cái cầu bắc từ hạ sang thu.
- Câu thơ còn gợi những bước đi uyển chuyển, nhịp nhàng.
- Không gian được cảm nhận từ thấp đến cao rồi trải ra với mộng mơ.
- “Dòng sông”, “ con chim”, “ đám mây” đều được nhân hóa khiến cho bức tranh thu trở nên hữu tình, đầu
thi vị.
Mùa thu đã đến thật rồi !
* Khổ 3: Bức tranh sang thu lắng lại trong tâm tưởng.
- Điều bất ngờ nằm ở khổ thơ cuối, mùa thu đã đến rồi và đất trời có những chuyển biến khiến con người có
thể nhận ra:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng - Đã vơi dần cơn mưa - Sấm cũng bớt bất ngờ - Trên hàng cây đứng tuổi”
- Vẫn là nắng, mưa, sấm, chớp của mùa hạ còn vương đâu đây nhưng là “vẫn còn”, “đã vơi”, “cũng bớt bất
ngờ” bởi mùa thu đã đến.
- Mùa thu “vẫn còn” nắng nhưng là cái nắng dịu nhẹ, có pha trộn chút se se lạnh của gió đầu mùa. Mùa thu
có sấm nhưng đã “bớt” bất ngờ, đã không khiến con người giật mình.
- Các từ chỉ mức độ: “vẫn còn”, “vơi dần”, “bớt”đã thể hiện những hình ảnh vốn là của mùa hạ giờ đang
thay đổi vào thu.
- Tác giả đã đúc kết chiêm nghiệm và sự từng trải của con người qua “hàng cây đứng tuổi”
- “Nắng”, “mưa”, “sấm”, “chớp” là ẩn dụ của những khó khăn, thử thách biến cố của cuộc đời
- Còn “hàng cây đứng tuổi” gợi liên tưởng con người đã lớn tuổi và từng trải thì giông tố ,thăng trầm cuộc
đời thì cũng ít làm cho con người ta bất ngờ, bị động.

- Theo lời tâm sự của tác giả, “hàng cây đứng tuổi” còn thể hiện đất nước đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh
nên giờ đây không còn sợ bất cứ thế lực nào nữa để vững vàng “đi lên phía trước”. Sang thu của đất trời
chính là sang thu của đời người.
- Khổ thơ cuối với giọng điệu trầm lắng khiến cho người đọc nhận ra rất nhiều điều trong cuộc sống này
đáng suy ngẫm.
=> Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ và cách lựa chọn từ ngữ tinh tế là những thành công tạo nên một “Sang thu”
rất riêng mà chỉ của mùa thu Hữu Thỉnh.
3, Kết bài: Hình ảnh thơ đẹp mới mẻ, giọng thơ êm đềm những rung động man mác đã tạo nên một bức
tranh giao mùa từ hạ sang thu để lại cho người đọc nhiều dấu ấn, khó phai mờ.Có lẽ vì thế mà khi đọc “Sang
thu” của Hữu Thinht, ta càng thấy yêu hơn mùa thu thiết tha, nồng hậu của quê nhà.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×