Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bao cao thuc hien doi moi mon sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.55 KB, 5 trang )

phòng giáo dục lệ thuỷ
trờng thcs hồng thuỷ

cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tham luận
quá trình thực hiện đổi mới trong việc làm, sử dụng và bảo
quản các đồ dùng dạy học bộ môn sinh học ở bậc THCS
Để góp phần thực hiện một trong những mục tiêu quan trọng
của bậc THCS: "Đào tạo học sinh thành những con ngời lao
động năng động, sáng tạo, thích ứng với sự phát triển đa dạng,
tốc độ cao của xã hội", bộ môn Sinh học cũng nh môn học khác ở
trờng THCS phải thực hiện đổi mới phơng pháp giảng dạy cũng
nh việc đổi mới khai thác sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học.
Từ năm học 2002-2003 đến nay việc thực hiện đổi mới giáo
dục phổ thông đã diễn ra trên diện rộng toàn quốc. Công tác
giảng dạy theo phơng pháp mới có sử dụng, khai thác các thiết bị
dạy học đối với bộ môn Sinh học có những thuận lợi , đó là: Việc
trang cấp các đồ dùng thiết bị của Bộ giáo dục khá đầy đủ cho
tất cả các môn của các khối lớp và kịp thời. Đa số thiết bị dạy học
môn sinh đảm bảo đợc tính thẩm mỹ , khoa học và chính xác
phù hợp với kiến thức truyền đạt ở sách giáo khoa. Đồng thời các trờng học luôn cố gắng xây dựng và chú trọng trang cấp cho các
phòng học chức năng và thiết bị dạy học. Bên cạnh đó Ban giám
hiệu các nhà trờng luôn quan tâm công tác sử dụng thiết bị dạy
học trên lớp của giáo viên, tạo điều kiện trong bố trí thời khoá
biểu khoa học, cho giáo viên đăng kí sử dụng thiết bị đầu năm,
đầu tháng, tuần. Tổ chức kiểm tra thờng xuyên và động viên
toàn bộ giáo viên tất cả các bộ môn nói chung và môn Sinh học
nói riêng, thực hiện tốt phơng châm: "Không dạy chay tìm ngay


giáo cụ".
Các trờng đã tổ chức tập huấn theo các chuyên đề hay, thi
sử dụng thiết bị dạy học cấp trờng, nhằm tạo nên phong trào "học
đi đôi với hành" trong mỗi năm học và đã giúp cho giáo viên rút
ra nhiều điều bổ ích. Do đó trong những năm qua học sinh rất
hứng thú với các tiết dạy có sử dụng thiết bị dạy học và giáo viên
cũng thấy nhẹ nhàng hơn, khi hình thành và khai thác kiến thức
mới cho học sinh.
Tuy nhiên trong quá trình khai thác, sử dụng thiết bị dạy học
cũng có gặp một số khó khăn nhất định. Một số trang thiết bị
cấp về cha đảm bảo đợc yêu cầu về chất lợng cũng nh độ chính
xác:
-1-


Ví dụ ở bộ môn Sinh học: Mô hình lớp 6: Cấu tạo trong của
phiến lá: khoang chứa không khí ở mô hình, cha thể hiện đợc ở
vị trí lớp tế bào thịt lá sát lớp biểu bì mặt dới. Do đó, gây khó
khăn cho giáo viên trong việc liên hệ từ kiến thức SGK, qua mô
hình và trong thực tế.
Hoặc: Nh bộ tranh lớp 8: Cấu tạo cơ quan tiêu hoá: Tranh vẽ
của thiết bị trang cấp, in khác với sách giáo khoa. Còn phần tranh
cấu tạo niêm mạc dạ dày thì ruột quá nhỏ, nên giáo viên giới thiệu
ở tranh, học sinh ở dới lớp không thể thấy đợc.
Bên cạnh đó, giáo viên mới bớc đầu dạy học theo phơng pháp
mới, nên còn gặp nhiều lúng túng trong thao tác, sử dụng thiết bị
dạy học, sao cho thích hợp và hiệu quả cao với từng phần hay tiết
dạy. Đặc biệt là phần khai thác Mô hình cơ (chơng trình Sinh
học lớp 7).
Một khó khăn nữa đó là, khả năng tự luận của một số học

sinh còn chậm, nên khi áp dụng phơng pháp dạy học mới với tiết
dạy có sử dụng thiết bị dạy học, để cho học sinh tự phân tích,
suy luận kiến thức thì một số bộ phận học sinh không thể thực
hiện đợc.
Điều chúng ta cần quan tâm là, hiện nay một số trờng cha
đầy đủ các phòng học bộ môn nên không đáp ứng với yêu cầu
dạy học theo tinh thần đổi mới, đòi hỏi tất cả các môn, các tiết
dạy các môn học thực nghiệm đều phải có đồ dùng, nên rất khó
khăn cho công việc chuẫn bị của giáo viên, của nhân viên thiết
bị cho mỗi tiết học. Đặc biệt, một bất cập mà các trờng không
thể khắc phục đợc, nh một trờng có 22 lớp mà chỉ trang cấp một
máy đèn chiếu, mà ai cũng cần hầu nh 40% các tiết dạy đều
phải sữ dụng, vậy thì ai đợc dạy, ai không. Mà kinh phí nhà trờng thì hạn hẹp. Do đó ngoài những vấn đề cần trang cấp,
điều đặt ra cho các trờng học cần tăng cờng triển khai việc làm
thêm các đồ dùng dạy học đáp ứng với yêu cầu đổi mới. Nh vậy
các trờng phải rà xét lại các đồ dùng còn thiếu những loại nào?
làm nh thế nào? kinh phí ở đâu?... BGH nhà trờng cần phải xây
dựng kế hoạch phù hợp, phân công trách nhiệm cho các tổ chuyên
môn, làm để bổ sung những thiết bị còn thiếu. Đồng thời tổ
chức nhiều đợt thi Sáng tạo và sử dụng đồ dùng dạy học ở trong trờng học, nhằm phát động phong trào phục vụ cho công tác đổi
mới dạy học.
Thực trạng việc sử dụng và khai thác thiết bị đồ dùng dạy
học trong những năm qua ta thấy rằng: Đổi mới phơng pháp dạy
học theo hớng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là một
quá trình lâu dài, phải đợc thực hiện đồng bộ ở tất cả các cấp
học, môn học. ở trong nhà trờng, phong trào dạy học của giáo viên
-2-


là luôn phấn đấu để trong mỗi tiết học bình thờng, học sinh đợc hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều

hơn và quan trọng là đợc suy nghĩ nhiều hơn trên con đờng
lĩnh hội nội dung học tập.
Gần 5 năm đổi mới Giáo dục phổ thông bậc THCS nói chung
và bộ môn Sinh học nói riêng, một thực tế có đợc là: ý thức học
tập của học sinh tốt hơn, hoạt động một cách chủ động tích cực
ở trong các tiết học. Khả năng suy đoán, t duy, khả năng phân
tích tổng hợp của đa số học sinh đợc nâng lên . Học sinh biết
làm việc theo nhóm, làm việc cá nhân để tìm ra kiến thức
đúng cho mình. Đồng thời đội ngũ giáo viên luôn tìm tòi, học
hỏi trong công tác nghiên cứu sách giáo khoa, sử dụng thiết bị dạy
học cho từng tiết học và thao tác thực hành nhuần nhuyễn tốt
hơn trớc. Do đó kết quả khảo sát chất lợng qua thời kỳ, các năm
học đảm bảo hơn trớc, học sinh không còn học vẹt và ghi nhớ
máy móc nữa.
Với thực trạng đó tôi xin nêu một số giải pháp trong việc khai
thác sử dụng thiết bị dạy học nhằm nâng cao hiệu quả tiết dạy
trên lớp nh sau:
1. Nâng cao nhận thức của giáo viên đối với công tác sử
dụng thiết bị dạy học:
Việc sử dụng thiết bị dạy học trên lớp trong quá trình dạy học
môn Sinh học là nội dung cần có trong phơng pháp giáo dục mới.
Nhìn một cách khái quát, để có một tiết dạy tốt cần khai thác và
sử dụng tối đa các thiết bị dạy học của tiết học đó. Muốn vậy,
đòi hỏi ngời giáo viên phải có kỷ năng cơ bản trong việc hớng dẫn
học sinh khai thác, hình thành kiến thức từ thiết bị dạy học đó.
Hiệu quả của một tiết dạy phụ thuộc rất lớn ở công tác khai
thác và sử dụng thiết bị dạy học, do đó giáo viên phải nhận thức
đợc vai trò chỉ đạo của mình trong việc định hớng cho học sinh
khai thác kiến thức từ thiết bị dạy học.
Muốn vậy, Ban giám hiệu nhà trờng, phải làm sao, cho mọi

ngời thấu suốt đợc tầm quan trọng của việc sử dụng thiết bị dạy
học trên lớp, đồng thời nhận thức đợc vai trò của ngời giáo viên
trong đổi mới phơng pháp dạy học. Để làm đợc việc này, ngoài
việc tổ chức học tập, nghiên cứu sách giáo khoa mới, Ban giám
hiệu nhà trờng cần tổ chức tập huấn nhiều hơn các chuyên đề
về sử dụng thiết bị dạy học bộ môn Sinh học. Đồng thời đề ra
phơng pháp khai thác kiến thức hiệu quả nhất, với từng thiết bị
dạy học ở từng bài dạy. Để giáo viên lập kế hoạch sử dụng thiết bị
theo năm, tháng, tuần để tiện theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo, hớng
dẫn và giám sát việc sử dụng thiết bị dạy học trên lớp của giáo
viên. Phân bố thời khoá biểu hợp lý, thuận tiện cho giáo viên có
-3-


thời gian làm thử các thí nghiệm, chuẩn bị thiết bị dạy học chu
đáo cho mỗi tiết học. Tập huấn theo chuyên đề và thi sử thiết
bị dạy học cấp trờng.
Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm trao đổi , góp
ý và giải đáp các thắc mắc về kiến thức sách giáo khoa, hay
những kênh hình ở một số thiết bị dạy học, nhằm tìm ra phơng
pháp dạy thích hợp cho từng thiết bị.Trang cấp thiết bị đầy đủ
theo từng cấp từng bộ môn.Xây dựng phòng chức năng đảm bảo
theo yêu cầu cơ bản.
2. Tổ chức chỉ đạo sử dụng thiết bị dạy học phù hợp có
hiệu quả cao và bồi dỡng đội ngũ.
Ban giám hiệu nhà trờng cần tập trung làm tốt công tác giám
sát, kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học trên lớp của giáo viên,
kiểm tra việc soạn bài, đăng ký sử dụng thiết bị dạy học.
Triển khai ở nhóm bộ môn, định rỏ trọng tâm kiến thức
từng khối lớp, rà xét tất cả những bài học có sử dụng thiết bị,

chỉ đạo tập làm và thực hành thao tác thử những bài khó, bồi dỡng nghiệp vụ cho tất cả giáo viên có đủ năng lực trong quá trình
giảng dạy. Coi đó là điều kiện cần thiết trong bồi dỡng tay nghề
cho đội ngũ trong đổi mới giáo dục phổ thông.
Thông qua công tác bồi dỡng và tự bồi dỡng giúp cho đội ngũ
nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và ý thức về nghề dạy học
của giáo viên, nâng cao trình độ, năng lực, kỷ năng thực hành
của đội ngũ để giáo viên có năng lực điều hành, tổ chức lớp học
và sử dụng Thiết bị dạy học hiệu quả thành thạo.
3. Tổ chức thi giáo viên làm và sử dụng đồ dùng dạy học
các cấp.
Thông qua hội thi để giúp Giáo viên tự khẳng định mình,
tự tin đồng thời rút đợc nhiều bài học bổ ích về công tác khai
thác,sử dụng Thiết bị dạy học trên lớp. Qua hội thi khơi dậy lơng
tâm hứng thú về nghề nghiệp cho toàn đội ngũ.
4.Thực hiện công tác bảo quản các thiết bị đồ dùng hiện
có:
Đây là vấn đề rất quan trọng để các thiết bị sử dụng lâu
dài. Do đó các trờng học cần u tiên những phòng tốt nhất để
phòng kho, phòng bộ môn đúng chuẫn, đảm bảo không h hỏng,
không ớt, thờng xuyên lau chùi sau các tiết dạy thực hành, thí
nghiệm. Bên cạnh đó nhân viên thiết bị phải quản lý tốt các đồ
dùng theo đúng nghiệp vụ trong việc cho mợn trả, quản lý dạy học
ở các phòng thực hành. Nhà trờng cần thành lập tổ công tác thiết
-4-


bị, ngoài việc kiểm tra, đôn đốc, điều chỉnh còn giúp nhân
viên thiết bị trong việc bảo quản khi cần thiết.
4. Những kiến nghị, đề xuất.
Chúng tôi rất mong sự quan tâm giúp đỡ cuả các cấp lãnh

đạo trong việc tổ chức thêm các buổi tập huấn về sử dụng và
khai thác Thiết bị dạy học, trang cấp thêm một số tài liệu chuyên
ngành, nâng cao chất lợng các thiết bị dạy học.Trang cấp đầy
đủ các bộ tranh cho các cấp lớp học, đồng bộ về hình vẽ và màu
sắc giữa tranh vẽ ở SGK và tranh dạy.
5. Kết luận.
Trong công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông- Trớc hết là đổi
mới chơng trình, nội dung, phơng pháp dạy học theo sách giáo
khoa mới thì khai thác sử dụng thiết bị dạy học trên lớp là một
mắt xích quan trọng của kỷ năng dạy học, nó quyết định sự
thành công của một tiết dạy đồng thời quyết định đến chất lợng và hiệu quả đào tạo. Đòi hỏi mỗi một Giáo viên phải có nhận
thức đúng đắn về tầm quan trọng của mỗi loại thiết bị dạy học.
Do vậy đòi hỏi chúng ta phải thờng xuyên học hỏi cải tiến và
đổi mới phơng pháp sử dụng thiết bị dạy học theo hớng ngày
càng tiến bộ hơn, hiệu quả hơn đáp ứng với yêu cầu mới của giáo
dục đào tạo.
Hồng Thuỷ ngày 08 tháng 10
năm 2007
Ngời viết

Võ Thành Đồng

-5-



×