Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của tập đoàn giống sắn tại Thái Nguyên năm 2017 (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------

LỘC THỊ BÌNH
Tên đề tài :
“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
TẬP ĐOÀN GIỐNG SẮN TẠI THÁI NGUYÊN NĂM 2017”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------

LỘC THỊ BÌNH
Tên đề tài :
“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
TẬP ĐOÀN GIỐNG SẮN TẠI THÁI NGUYÊN NĂM 2017”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K46 – TT – N01

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2014 – 2018


Giảng viên hướng dẫn

: TS.Hoàng Kim Diệu

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là quãng thời gian vô cùng quý giá để sinh viên có
thể trải nghiệm thực tế, để có thể vận dụng những kiến thức đã học vào trong
thực tế. Giúp cho sinh viên tích lũy được kiến thức thực tế, nâng cao được
năng lực chuyên môn của bản thân, từ đó giúp sinh viên tự tin và vững vàng
hơn sau khi ra trường.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, em đã nhận được sự quan
tâm của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này em xin trân thành cảm ơn Ban
giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và tập thể các thầy giáo,
cô giáo Khoa Nông học đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em
trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Hoàng Kim Diệu,
khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em vượt qua khó khăn để hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn động viên giúp đỡ
em về tinh thần và vật chất trong quá trình học tập và thời gian thực hiện luận
văn tốt nghiệp cuối khóa học.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2018
Sinh viên


Lộc Thị Bình


ii

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................2
1.3. Yêu cầu.................................................................................................................2
1.4. Ý nghĩa đề tài .......................................................................................................2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.................................................2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................3
2.2. Nguồn gốc, sự phân bố của cây sắn .....................................................................3
2.2.1. Nguồn gốc .........................................................................................................3
2.2.2. Sự phân bố .........................................................................................................4
2.3. Giá trị của cây sắn ................................................................................................4
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam..............................6
2.4.1. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới từ năm 2012 - 2016 .................................7
2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn tại Việt Nam ...............................................8
2.4.3. Tình hình sản xuất sắn của tỉnh Thái Nguyên .......................................................9
2.5. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống sắn trên thế giới và Việt Nam ................10
2.5.1. Tình hình nghiên cứu, chon tạo giống sắn trên thế giới..................................10
2.5.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống sắn ở Việt Nam ...................................14
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....17
3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................17
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................18
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................18

3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................18
3.4.1. Bố trí thí nghiệm .............................................................................................18
3.4.2. Phương pháp trồng và chăm sóc .....................................................................18


iii

3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................................18
3.5.1. Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng ...............................................................19
3.5.2. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu ...........................................................20
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................22
4.1. Khả năng sinh trưởng của tập đoàn giống sắn thí nghiệm .................................22
4.1.1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giống sắn thí nghiệm năm 2017 ...............23
4.1.2. Tốc độ ra lá của các giống sắn ........................................................................24
4.1.3. Tuổi thọ lá của các giống sắn tham gia thí nghiệm.........................................26
4.1.4. Đặc điểm hình thái ..........................................................................................28
4.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng của tập đoàn giống sắn thí ghiệm
...................................................................................................................................30
4.2.1. Các yếu tố cấu thành năng suất .......................................................................30
4.2.2. Năng suất của tập đoàn giống sắn thí nghiệm..................................................33
4.2.3. Chất lượng của tập đoàn giống sắn thí nghiệm ...............................................35
4.3. Một số đặc điểm thực vật học của tập đoàn giống sắn thí nghiệm ....................37
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................40
5.1. Kết luận ..............................................................................................................40
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................42


iv


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thành phần hoá học trong củ sắn tươi ............................................. 5
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới từ năm 2012 2016................................................................................................. 7
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất sắn của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016 .......... 9
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất sắn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 – 2016.. 10
Bảng 3.1: đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 17
Bảng 4.1: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của tập đoàn giống sắn thí
nghiệm năm 2017.......................................................................... 23
Bảng 4.2: Tốc độ ra lá của tập đoàn giống sắn tham gia thí nghiệm .............. 25
Bảng 4.3: Tuổi thọ lá của tập đoàn giống sắn thí nghiệm .............................. 27
Bảng 4.4: Một số đặc điểm hình thái của tập đoàn giống sắn thí nghiệm ...... 28
Bảng 4.5: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống sắn thí nghiệm ...... 31
Bảng 4.6: Năng suất của tập đoàn giống sắn thí nghiệm ................................ 33
Bảng 4.7: Chất lượng của tập đoàn giống sắn thí nghiệm .............................. 35
Bảng 4.8: Một số đặc điểm thực vật học của các giống sắn thí nghiệm ......... 38


v

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

CD

: Chiều dài

CIAT

: Trung tâm quốc tế nông nghiệp nhiệt đới


ĐK

: Đường kính

FAO

: Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới

IITA

: Viện quốc tế nông nghiệp nhiệt đới

HSTH

: Hệ số thu hoạch

KL

: Khối lượng

NS

: Năng suất

NSSVH

: Năng suất sinh vật học

NSCT


: Năng suất củ tươi

NSTB

: Năng suất tinh bột

NSCK

: Năng suất củ khô

NSTL

: Năng suất thân lá

TB

: Trung bình

TLCK

: Tỷ lệ chất khô

TLTB

: Tỷ lệ tinh bột

TT

: Thứ tự


TN

: Thái Nguyên


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) có nguồn gốc ở vùng Nam Mỹ và
được trồng cách đây khoảng 5.000 năm. sau đó được du nhập vào Châu Á và
Châu Phi đến nay được trồng ở 89 nước nhiệt đới từ 300 N đến 300S của ba châu
lục. Tổng diện tích sắn trên toàn thế giới năm 2016 là 23,48 triệu ha, sản lượng
277,102 triệu tấn và tổng mức xuất khẩu đạt khoảng 9,8 triệu tấn sản phẩm gồm:
sắn viên, sắn lát khô và tinh bột sắn.
Hiện nay sắn đang được cộng đồng quốc tế (FAO, CIAT, IITA…) quan
tâm nghiên cứu phát triển. Vì cây sắn được coi là giải pháp an toàn lương thực
quan trọng hàng đầu tại nhiều nước Châu Phi nơi tình trạng suy dinh dưỡng tăng
lên gấp đôi trong hai thập kỷ qua và là nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn gia
súc có khối lượng lớn tại nhiều nước Châu Mỹ, đồng thời là cây công nghiệp có
giá trị thương mại trong chế biến tinh bột tại nhiều nước Châu Á .
Ở Việt Nam, sắn ngày càng có nhu cầu cao trong công nghiệp chế biến tinh
bột, thức ăn gia súc, thực phẩm, dược liệu và đã trở thành cây hàng hoá xuất
khẩu của nhiều tỉnh. Năm 2016 ở Việt Nam trồng 569,9 nghìn ha với tổng sản
lượng thu được 10,932 triệu tấn (Tổng cục thống kê, 2018). Đặc biệt năm 2016
sản lượng xuất khẩu sắn của nước ta là 5,58 triệu tấn.
Để có được nguồn nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến sắn hiện
nay , cần phải áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất sắn, trong đó
giống là khâu quan trọng nhất. Hiện nay chúng ta đã thay thế >75% diện tích

trồng sắn trong cả nước bằng giống KM94 là giống nhập nội vào Việt Nam trên
20 năm nên giống này đã bị thoái hoá và nhiễm bệnh nặng nên dẫn đến năng
suất giảm. Mặt khác trong quá trình thay thế giống sắn mới, hầu hết các vùng
sản xuất sắn đã lãng quên những giống sắn địa phương chất lượng cao và có khả
năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Vì vậy, để có nguồn gen


2

giống tốt phục vụ cho công tác chọn tạo giống sắn thì việc thu thập, bảo tồn và
lưu giữ nguồn gen giống sắn là việc làm cấp thiết. Do vậy, chúng tôi đã thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của tập đoàn giống
sắn tại Thái Nguyên năm 2017”
1.2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của tập đoàn giống
sắn tại Thái Nguyên góp phần bảo tồn đa dạng sinh học cây sắn, phục vụ cho
công tác học tập, nghiên cứu và chọn tạo giống sắn đáp ứng nhu cầu sản xuất
sắn hàng hoá.
1.3. Yêu cầu
- Theo dõi khả năng sinh trưởng của các giống sắn
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng
- Mô tả đặc điểm thực vật học
1.4. Ý nghĩa đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp sinh viên củng cố và hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã học, áp
dụng lý thuyết vào thực tế, tạo điều kiện cho sinh viên nâng cao được kỹ năng
nghề nghiệp.
- Giúp sinh viên có phương pháp triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học,
phương pháp đo đếm, thu thập số liệu và trình bày một báo cáo khoa học
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Xác định được đặc điểm nông sinh học của các giống sắn làm cơ sở cho
công tác bảo tồn và chọn tạo giống sắn mới.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Để đánh giá các giống sắn cần dựa vào các đặc điểm sinh trưởng và phát
triển, các yếu tố cấu thành năng suất: số lượng củ/gốc; chiều cao cây; tổng số lá;
tuổi thọ trung bình của lá; khả năng phân cành, chỉ số diện tích lá, tỷ lệ chất
khô, chỉ số thu hoạch, năng suất củ khô, năng suất sinh học, năng suất tinh
bột... trong đó năng suất sinh học, chỉ số thu hoạch được coi là chỉ tiêu chính
để chọn lọc.
Sắn là loại cây trồng có khả năng thích ứng rộng, song việc chọn lọc được
một số giống sắn mới có khả năng cho năng suất cao ở tất cả các vùng sinh thái
nông nghiệp quả là một vấn đề khó khăn. Do yếu tố môi trường thay đổi đã tạo
nên sự tương tác gen với môi trường, trong đó tính trạng năng suất củ tươi dưới
tác động của môi trường khác nhau (khí hậu, đất đai, điều kiện canh tác...) sẽ bị
ảnh hưởng rất lớn. Nên việc đánh giá đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất
lượng của các giống cơ hội để xác định được giống thích hợp nhất cho từng
vùng sản xuất.
2.2. Nguồn gốc, sự phân bố của cây sắn
2.2.1. Nguồn gốc
Cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng chứng minh về nguồn gốc phát sinh
của cây sắn. Một số công trình nghiên cứu gần đây của nhiều tác giả kết luận
rằng cây sắn có nguồn gốc phức tạp và có 4 Trung tâm phát sinh chính đó là
Braxin có 2 Trung tâm còn lại là Mexico và Bolivia. Sắn đã được trồng cách đây
khoảng 3.000 - 7.000 năm (Trần Ngọc Ngoạn, 2007) [5].

Cây sắn được du nhập vào châu Á khoảng giữa thế kỷ XVII theo 2 con
đường: Thứ nhất là vào Srilanca năm 1876 rồi sang ấn Độ năm 1794 sau đó sang
Trung Quốc, Myanmar và một số nước châu Á khác. Thứ hai là từ châu Mỹ la


4

tinh đưa vào Philippin bởi thực dân Tây Ban Nha sau đó đem trồng ở Inđônesia
và một số nước châu Á khác.
Ở Việt Nam cây sắn được du nhập vào khoảng giữa thế kỷ 18 (Phạm Văn
Biên, 1991) [2], đến nay cây sắn đã trở thành một trong năm loại cây lương thực
quan trọng nhất.
2.2.2. Sự phân bố
Trên thế giới, sắn được trồng rộng rãi ở 300 Vĩ Bắc đến 300 Vĩ Nam và
được trồng ở trên 100 nước nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc ba châu lục lớn là
châu Phi, châu Mỹ và châu Á (Trần Ngọc Ngoạn, 2007) [5].
Ở Việt Nam cây sắn được trồng tập trung nhiều nhất ở vùng Trung du và
miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây
Nguyên và vùng Đông Nam bộ.
2.3. Giá trị của cây sắn
Sắn là một cây trồng có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, lương
thực thực phẩm và thức ăn gia súc.
- Củ sắn tươi: Củ sắn tươi giàu tinh bột, chứa nhiều gluxit khó tiêu, nghèo
các chất béo, muối khoáng, vitamin và đạm.Phần ăn được có tỷ lệ chất khô 3040% trọng lượng mẫu tươi, tinh bột 27- 36%, đường tổng số 0,5-2,5% (trong đó
saccarose 71%, glucose13%, fructose 9%, mantose 3%), đạm tổng số 0,5-2,0%,
chất xơ 1,0%, chất béo 0,5%, chất khoáng 0,5-1,5 %, vitamin A khoảng 17
mg/100g, vitamin C khoảng 50 mg/100g,năng lượng 607 KJ/100g, yếu tố hạn
chế dinh dưỡng là Cyanogenes, tỷ lệ trích tinh bột 22-25 %, kích thước hạt bột
5- 50 micron, amylose 15-29 %, độ dính tối đa 700- 1100 BU, nhiệt độ hồ hóa
49-73


O

C (Christopher Wheatley, Gregory J.Scott, Rupert Best and Siert

Wiersema 1995) [12].


5

Bảng 2.1: Thành phần hoá học trong củ sắn tươi
Thành phần

Hàm lượng

Tỷ lệ chất khô (%)

30- 40

Hàm lượng tinh bột (%)

27-36

Đường tổng số (% FW)

0,5- 2,5

Đạm tổng số (%FW)

0,5- 2,0


Chất xơ (%FW)

1,0

Chất béo (%FW)

0,5

Chất khoáng (%FW)

0,5- 1,5

Vitamin A (mg/100gFW)

17

Vitamin C (mg/100gFW)

50

Năng lượng (KJ/100g)

607

Amylose (%)

15-29

Christopher Wheatley, Gregory J.Scott, Rupert Best

and Siert Wiersema 1995 [12].
- Sắn lát khô: Thường có hai loại, sắn lát khô có vỏ và sắn lát khô không
vỏ. Sắn lát khô có vỏ bao gồm: vỏ thịt, thịt sắn, lõi sắn và có thể là một phần vỏ
gỗ. Sắn lát khô không vỏ chỉ bao gồm thịt sắn và lõi sắn. Số liệu phân chất về
sắn lát khô không vỏ của Việt Nam bình quân: đạt vật chất khô 90,01%, đạm thô
2,48%, béo thô 1,40%, xơ thô 3,72%, khoáng tổng số 2,04%, dẫn xuất không
đạm 78,59%, Ca 0,15%, P 0,25% . Sắn lát khô có vỏ vật chất khô 90,57%, đạm
thô 4,56%, béo thô 1,43%, xơ thô 3,52%, khoáng tổng số 2,22%, dẫn xuất
không đạm 78,66%, Ca 0,27%, P 0,50%
- Bột sắn nghiền và tinh bột sắn: Bột sắn nghiền thủ công có vật chất khô
khoảng 87,56%, đạm thô 3,52%, béo thô 1,03%, xơ thô 1,37%, khoáng tổng số
1,38%, dẫn xuất không đạm 83,89%, Ca 0,11%, P 0,11% (Hoàng Kim, Phạm
Văn Biên 1996)[4]. Tinh bột sắn có màu rất trắng. Hạt tinh bột sắn quan sát trên
kính hiển vi điện tử quét SEM có kích thước 5 - 40 nm, nhiều hình dạng, chủ


6

yếu là hình tròn, bề mặt nhẵn, một bên mặt có chỗ lõm hình nón và một núm
nhỏ ở giữa. Tinh bột sắn có hàm lượng amylopectin và phân tử lượng trung bình
cao hơn amylose của tinh bột bắp, lúa mì, khoai tây, độ nhớt cao, xu hướng thoái
hóa thấp, độ bền gen cao (Hoàng Kim Anh, Ngô Kế Sương, Nguyễn Xích Liên,
2005) [1]
- Lá sắn: Lá sắn có hàm lượng đạm khá cao (20-25% trọng lượng chất
khô) với nhiều chất bột, chất khoáng và vitamin. Chất đạm của lá sắn có khá đầy
đủ các acid amin cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu methionin. Trong lá sắn ngoài
các chất dinh dưỡng, cũng chứa một lượng độc tố [HCN] đáng kể. Các giống
sắn ngọt có 80-110 mg HCN/1kg lá tươi. Các giống sắn đắng chứa 160-240
mg HCN/1kg lá tươi. Lá sắn ngọt là một loại rau bổ dưỡng có chứa nhiều chất
đạm, canxi, caroten, vitamin B1, C. Nhưng cần chú ý để làm giảm hàm lượng

HCN. Lá sắn đắng không nên luộc ăn mà nên muối dưa hoặc phơi khô để làm
bột lá sắn phối hợp với các bột khác làm bánh thì hàm lượng HCN còn lại
không đáng kể
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam
2.4.1. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới
Hiện nay, cây sắn được trồng tại trên 100 nước nhiệt đới trên toàn thế giới
với quy mô canh tác, năng suất, sản lượng rất khác nhau và được tập trung ở một
số châu lục như châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới
được thể hiện ở bảng 2.2.
Số liệu bảng 2.2 cho thấy diện tích trồng sắn trên thế giới tăng, giảm
không đều trong 5 năm gần đây, từ 23,26 triệu ha (2012) lên 23,67 triệu ha
(2013), đến 2016 chỉ còn 23,48 triệu ha. Năng suất có xu hướng tăng dần
qua các năm từ 11,23 tấn/ha (năm 2012) lên 11,80 tấn/ha (năm 2016). Do
năng suất tăng nên sản lượng sắn trên thế giới cũng tăng dần qua các năm từ
257,375 triệu tấn (năm 2012) lên 277,102 triệu tấn (năm 2016).


7

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới
từ năm 2012 - 2016
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

( triệu ha)

( tấn/ha)


(triệu tấn)

2012

23,26

11,23

257,375

2013

23,67

11,04

261,510

2014

23,26

11,82

274,331

2015

23,46


11,78

276,668

2016

23,48

11,80

277,102

Năm

(Nguồn : FAOSTAT, 1/2018) [15]
Theo Viện Nghiên cứu chiến lược Lương thực Quốc tế và Trung tâm Khoai
tây Quốc tế đã tính toán nhiều mặt và dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn
toàn cầu với tầm nhìn đến năm 2020 (Trần Ngọc Ngoạn, 2007) [5]. Năm 2020
sản lượng sắn toàn cầu ước đạt 275,10 triệu tấn, trong đó sản xuất sắn chủ yếu ở
các nước đang phát triển là 274,7 triệu tấn, các nước đã phát triển khoảng 0,40
triệu tấn. Mức tiêu thụ sắn ở các nước đang phát triển dự báo đạt 254,60 triệu
tấn, các nước đã phát triển là 20,5 triệu tấn. Khối lượng sản phẩm sắn toàn cầu
sử dụng làm lương thực thực phẩm dự báo nhu cầu là 176,3 triệu tấn và thức ăn
gia súc 53,4 triệu tấn. Tốc độ tăng hàng năm của nhu cầu sử dụng sản phẩm sắn
làm lương thực, thực phẩm và thức ăn gia súc đạt tương ứng là 1,98% và 0,95%.
Châu Phi vẫn là khu vực dẫn đầu về nhu cầu sản lượng sắn toàn cầu với dự báo
năm 2020 sẽ đạt 168,6 triệu tấn. Trong đó, khối lượng sản phẩm được sử dụng
làm lương thực thực phẩm là 77,2%, làm thức ăn gia súc là 4,4%. Châu Mỹ La
tinh ước tốc độ tiêu thụ sản phẩm sắn tăng hàng năm là 1,3%, châu Phi là 2,44%

và châu Á là 0,84 - 0,96%


8

2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn tại Việt Nam
Cây sắn được du nhập vào Việt Nam trong khoảng giữa thế kỷ 18 (Phạm
Văn Biên, Hoàng Kim 1991) [2]. Hiện chưa có tài liệu chắc chắn về nơi trồng và
năm trồng đầu tiên. Song đã từ lâu cây sắn trở thành cây có củ đứng hàng đầu về
diện tích và sản lượng trong số các cây có củ ở nước ta.
Việt Nam là một nước nông nghiệp với dân số trên 90 triệu người. Trong
năm 2013 có khoảng 7,8% là hộ nghèo, cận nghèo. Cây sắn là nguồn thu nhập
quan trọng của các hộ nông dân nghèo, cận nghèo. Ở miền Bắc, sắn được trồng
trên vùng đồi, núi có độ dốc < 150 với diện tích khá lớn nhưng không tập trung,
sản phẩm của sắn chủ yếu là sắn lát phơi khô hoặc tiêu thụ tươi, chăn nuôi và
một phần làm lương thực. Cây sắn là một trong 4 cây lương thực chính, có vai
trò quan trọng trong chiến lược an toàn lương thực quốc gia sau lúa và ngô. Ở
miền Bắc, sắn là nguồn lương thực và thức ăn gia súc quan trọng của các nông
hộ sản xuất nhỏ. Cây sắn được trồng ở trung du với diện tích khá lớn, nhưng
chưa tập trung, sản phẩm chủ yếu là sắn lát phơi khô hoặc tiêu thụ tươi. Từ năm
2003 đến nay, một số tỉnh miền Bắc như Yên Bái, Vĩnh Phúc, Sơn La, Phú Thọ,
Bắc Kạn, Tuyên Quang cây sắn đã chuyển từ cây lương thực thực phẩm sang
cây công nghiệp.
- Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn của Việt Nam trong những năm gần
đây có những bước tiến đáng kể. Tại Việt Nam sắn được canh tác phổ biến ở
hầu hết các tỉnh của các vùng sinh thái nông nghiệp. Diện tích, năng suất và sản
lượng sắn của Việt Nam trong những năm gần đây đều tăng lên đáng kể và được
thể hiện qua bảng 2.3.
Số liệu bảng 2.3 cho thấy sản xuất của Việt Nam tăng dần trong 5 năm gần
đây, năm 2012 diện tích trồng sắn cả nước là 551.771 ha, đến năm 2016 đạt

569.900 ha. Năng suất tăng nhưng không đáng kể, từ 17,64 tấn/ha (năm 2012)
tăng dần qua các năm và đạt 19,18 tấn/ha (năm 2016). Do diện tích và năng suất
tăng nên sản lượng sắn tăng dần trong 5 năm gần đây, từ 9.735.723 tấn (năm
2012) lên 10.931.800 tấn (năm 2016).


9

Bảng 2.3: Tình hình sản xuất sắn của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tấn/ha)

(tấn)

2012

551.771

17,64

9.735.723

2013


554.107

17,93

9.757.681

2014

552.760

18,47

10.209.882

2015

567.998

18,91

10.740.000

2016

569,900

19,18

10.931.800


Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 1/2018) [15]
Sản xuất lương thực là ngành trọng tâm và có thế mạnh của Việt Nam dự kiến
đến năm 2020, Việt Nam chủ trương đẩy mạnh sản xuất lúa ngô và coi trọng sản
xuất sắn, khoai lang ở những vùng thích hợp có tiềm năng, năng suất cao. Diện tích
sắn của Việt Nam dự kiến ổn định ở khoảng 550 nghìn ha nhưng sẽ tăng năng suất
và sản lượng sắn bằng cách chọn tạo và phát triển các giống sắn tốt có năng suất củ
tươi và hàm lượng tinh bột cao, xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác
sắn bền vững và thích ứng từng vùng sinh thái.
2.4.3. Tình hình sản xuất sắn của tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc có diện tích đất tự
nhiên 353.320 ha, dân số 1.227.000 người. Thái Nguyên nằm trong vùng khí hậu
cận nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 24,4 °C. Khí hậu Thái
Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ
tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500
mm, cao nhất vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh
Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp
Tình hình sản xuất diện tích và sản lượng của tỉnh Thái Nguyên những năm gần
đây được trình bày ở bảng 2.4


10

Bảng 2.4: Tình hình sản xuất sắn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 – 2016
Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(nghìn ha)

(tấn/ha)

(nghìn tấn)

2012

3,8

14,7

55,8

2013

3,7

15,1

55,7

2014

3,7

14,8


54,6

2015

3,4

14,7

50,1

2016

3,4

14,5

49,3

Năm

(Nguồn tổng cục thống kê năm 2018)[11]
Số liệu bảng 2.4 cho thấy, diện tích trồng sắn của tỉnh giai đoạn 2012 – 2016
giảm dần qua các năm, từ 3,8 nghìn ha (năm 2012) giảm xuống còn 3,4 nghìn ha
(năm 2016) . Năng suất biến động từ 14,5 - 15,1 tấn/ha. Trong đó, năm 2013 đạt
năng suất sắn cao nhất (15,1 tấn/ha). Các năm còn lại năng suất sắn đều thấp < 15
tấn/ha. Do diện tích trồng sắn giảm nên sản lượng sắn cũng giảm dần từ 55,8 (năm
2012) giảm xuống còn 49,3 nghìn tấn (năm 2016).
2.5. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống sắn trên thế giới và Việt Nam
2.5.1. Tình hình nghiên cứu, chon tạo giống sắn trên thế giới
Ngoài việc tập trung cho sản xuất và tiêu thụ sắn thì việc nghiên cứu giống

sắn trên thế giới cũng được quan tâm phát triển mạnh.
Trên thế giới, việc nghiên cứu giống sắn được thực hiện chủ yếu ở Trung
tâm Nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế (Center International Agriculture –CIAT) ở
Colombia, Viện Nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế (International institute for
Tropical Agriculture – IITA) ở Nigieria cùng với các trường, viện nghiên cứu
quốc gia ở những nước trồng và tiêu thụ nhiều sắn. CIAT, IITA đã có những
chương trình nghiên cứu rộng lớn nhằm thu thập, nhập nội, chọn tạo và cải tiến
giống sắn. Mục tiêu của chiến lược cải tiến giống sắn được thay đổi tùy theo sự
cần thiết và khả năng của từng chương trình quốc gia đối với công tác tập huấn,


11

phân phối nguồn vật liệu giống ban đầu đã được điều tiết bởi các chuyên gia
chọn tạo giống sắn của CIAT ( />Trung tâm CIAT đã thu thập và đánh giá được 5.728 mẫu giống sắn theo
các mục tiêu, khả năng chống chịu sâu bệnh hại, khả năng cho năng suất cao và
thích ứng với sự thay đổi của môi trường. Từ đó lựa chọn các cặp bố mẹ phù
hợp phục vụ cho công tác nghiên cứu giống sắn và trao đổi quỹ gen giữa các
quốc gia. Trong đó bao gồm 5.138 mẫu giống sắn thu thập tại vùng Trung Mỹ
và Nam Mỹ, 24 mẫu sắn ở Bắc Mỹ, 384 mẫu giống sắn lai của CIAT, 163 mẫu
giống sắn từ châu Á, 19 mẫu từ châu Phi. Sau đó CIAT đã giới thiệu cho châu Á
và châu Mỹ 251 dòng sắn, cũng theo hướng đó hàng năm tại CIAT đã cung cấp
tới 41.021 hạt lai từ 131 cặp lai cho các khu vực để các quốc gia tiến hành chọn
lọc cải tiến giống.
Viện nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế IITA ở Nigeria đã thu thập, đánh
giá, bảo quản 1.268 mẫu giống, vật liệu này của viện đã chọn lọc, đưa vào sản
xuất một số giống sắn chống chịu virus có năng suất cao hơn giống địa phương
từ 2 đến 3 lần.
Ở Brazin quê hương của cây sắn sau 12 năm hoạt động cho mục đích tạo
giống của ngân hàng gen sắn của Brazin đã thu thập được 1.100 mẫu giống. Từ

năm 1976 đến năm 1990 họ đã chọn lọc được một số dòng sắn phổ biến trong sản
xuất là các giống: 77, BGM 141, BGM 135, BGM 118 và PMG 187.
Ấn Độ là nước có năng suất sắn bình quân cao nhất Châu Á, chương trình
chọn tạo giống sắn được thực hiện chủ yếu tại Viện Nghiên cứu Cây có củ toàn
Ấn ở Trivandrum (CTCRI) và Trường Đại học Nông nghiệp Tamil Nadu
(TNAU); Ấn Độ đã thu thập, bảo quản đánh giá được 1.354 mẫu giống sắn và
lai tạo được hàng chục nghìn hạt sắn lai phục vụ cho chương trình chọn tạo các
giống sắn mới. Trong đó có các giống sắn điển hình như H-165; H- 226; H 119;
CO 1; CO 2; CO 3; Sreevishakham; Sree Prakash, Sree Jaya; Sree Sahya; Sree
Harsha; có năng suất đạt từ 33,0 - 40 tấn/ha.


12

Ở Trung Quốc, chương trình cải tiến giống sắn được thực hiện chủ yếu tại
Học Viện Cây trồng Nhiệt Đới Nam Trung Quốc (SCATC) và Viện Nghiên cứu
Cây trồng Cận Nhiệt đới Quảng Tây (GSCRI). Hàng năm chương trình giống
sắn tạo được hơn 3.000 hạt lai từ 80-100 tổ hợp và đánh giá từ 2.000 – 3.000 hạt
lai nhập nội từ CIAT. Từ nghiên cứu trên đã chọn ra được hơn 500 dòng có triển
vọng, trong đó có nhiều dòng đã tham gia vào mạng lưới khảo nghiệm giống và
đã giới thiệu cho sản xuất được các giống sắn mới có năng suất củ tươi và tỷ lệ
tinh bột cao như: SC201, SC205 (sắn lá tre), SC5, SC6, GR911, GR891,
SC8002, SC 8013, NanZhi 188, CM321-188; đặc biệt một số dòng có triển vọng
đang được đánh giá như dòng OMR 36-36-6 có năng suất củ tươi 35,0 tấn/ha và
có tỷ lệ chất khô 41,9%
Ở Malaysia, trong 5.526 hạt lai nhập nội từ CIAT (giai đoạn 1990 - 1993)
đã chọn được một dòng chín sớm, năng suất củ tươi cao là: MM92 song hàm
lượng tinh bột thấp chỉ đạt 20% (S.L.Tan và S.K.Chon, 1995).
Thái Lan là nước xuất khẩu nhiều sắn nhất thế giới nên cũng là nước có
chương trình chọn tạo giống sắn mạnh nhất châu Á. Nghiên cứu sắn được thực

hiện chủ yếu tại Trường Đại học Kasetsart (KU), Trung tâm nghiên cứu cây
trồng Rayong (RFCRC) và Viện nghiên cứu phát triển tinh bột sắn Thái Lan
(TTDI). Thái Lan đã nghiên cứu được nhiều giống sắn mới cho năng suất, hàm
lượng tinh bột cao như: Rayong 5, Rayong 90, Rayong 72, Kasetsart 50, HB60
đạt năng suất củ tươi từ 23,94 - 34,69 tấn/ha và tỷ lệ chất khô từ 34,3- 35,5 %.
Đặc biệt là giống sắn Kasetsart 50 (KU50) có năng suất củ tươi là 32,3 tấn/ha
được trồng phổ biến nhất và chiếm tới 56% diện tích sắn của Thái Lan
Chương trình chọn tạo giống sắn của Indonesia được thực hiện chủ yếu tại
Viện Nghiên cứu Cây Đậu đỗ và Cây có củ (RILET). Trong 30 năm qua (19782008), Indonesia đã có 10 giống sắn được phóng thích vào sản xuất gồm sáu
giống nguồn gốc địa phương (Adira 1, Adira 2, Adira 4, Darul Hidayah, Malang
4, Malang 6); và bốn giống sắn nguồn gốc từ CIAT/Colombia và CIAT/Thailand
là UB1-2, UB15-10, UB477-2, UB881-5, UB566-8.


13

Philippine : Chương trình chọn tạo giống sắn được thực hiện chủ yếu tại
Viện Chọn Giống Cây trồng (IPB) ở Los Banos, Laguna và Trung tâm nghiên
cứu huấn luyện cây có củ Philippines (PRCRTC) ở VISCA. Nguồn gen giống
sắn ở PCRRTC hiện có 270 mẫu giống. Từ năm 1986 đến nay Philippines đã
phóng thích 8 giống sắn, chủ yếu dòng lai nhập nội từ CIAT có năng suất củ
tươi cao dùng để tiêu thụ tươi. Các giống này đạt năng suất củ tươi từ 32,3-39,2
tấn/ha và tỷ lệ tinh bột đạt từ 18,9 đến 23,4%. (Algerico M et all, 2007)
- Các phương pháp chọn tạo giống sắn: Những phương pháp cơ bản chọn
tạo giống sắn là: lai hữu tính trong loài; lai hữu tính khác loài; tạo dòng đột biến;
chọn lọc cải tiến quần thể; nuôi cấy mô tế bào và chuyển gen; nhập nội và tuyển
chọn các dòng sắn lai đơn bội kép, cụ thể:
+ Lai hữu tính trong loài: phương pháp cơ bản này đã đạt nhiều thành tựu
và được thực hiện chủ yếu tại CIAT, Thái Lan, Ấn Độ. Lai hữu tính khác loài là
lai giữa các loài Manihot với nhau.

+ Tạo dòng đột biến: Vasudevan (1967) và Moh (1976) đã xử lý tia X gây
rối nhiễm sắc thể và thu được dòng đột biến có hàm lượng tinh bột cao, hàm
lượng HCN giảm, chín sớm, khoẻ, tính chống chịu bệnh cao. Xử lý tia Gamma
nguồn Coban 60 trên hạt sắn khô và hạt sắn ủ sắp nẩy mầm cũng đã được một số
tác giả nghiên cứu ()[10].
+ Chọn lọc cải tiến quần thể gồm chọn lọc hỗn hợp, chọn lọc gia đình nửa
máu và đồng máu, chọn lọc S1, chọn lọc tái hồi.
+ Nuôi cấy mô tế bào và chuyển gen đã và đang triển khai mạnh mẽ ở
CIAT (Colombia), Danforth Center (Mỹ), IPBO (Bỉ), EMBRAPA (Brazil),
trường Đại học Kasetsart (Thái Lan), CTCRI (Ấn Độ) và các phòng nghiên cứu
công nghệ sinh học ở Thượng Hải, Hải Nam (Trung Quốc).
+ Thu thập, nhập nội, tuyển chọn các dòng sắn lai là cách ứng dụng tổng
hợp những thành tựu trên (Zaida Letini, Hernan Ceballos 2003; Hernan
Ceballos et al. 2007a), thích hợp với Việt Nam.


14

2.5.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống sắn ở Việt Nam
Chọn giống sắn tốt, năng suất cao phù hợp với đất đai và yêu cầu của sản
xuất lớn là việc làm cần thiết để phát huy những ưu điểm của giống. Nhưng
trong điều kiện sản xuất trên diện rộng nếu không có một kế hoạch chọn lọc bồi
dưỡng giống sắn thường xuyên thì sau một vài năm giống sắn tốt cũng dễ thoái
hóa làm năng suất giảm xuống. Thấy được tầm quan trọng của công tác chọn tạo
giống sắn, các nhà khoa học Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu chọn lọc các
giống sắn mới để phục vụ cho sản xuất.
Cây sắn được du nhập vào nước ta khoảng giữa thế kỳ 18 và có mặt ở miền
Nam trước, sau đó mới đưa ra trồng ở miền Bắc và hiện nay sắn được trồng rộng
khắp cả nước (Bùi Huy Đáp,1987) [3].
Trước năm 1975 tại Viện khảo sát nông nghiệp Sài Gòn đã nhập nội, thu

thập và khảo sát nguồn gen giống sắn. Ở miền Bắc, tác giả Đinh Văn Lữ cùng
thực hiện một số thí nghiệm so sánh giống sắn và rút ra một số kết luận về tập
đoàn giống sắn
Trong giai đoạn 1976-1980, Viện khoa học nông nghiệp miền Nam đã thu
thập nguồn gen giống sắn địa phương và đánh giá tại trung tâm nghiên cứu nông
nghiệp Hưng Lộc. Kết quả đã chọn lọc và giới thiệu cho sản xuất các giống sắn:
HL23, HL24, HL20 có năng suất củ cao hơn giống H34 và Mì Gòn địa phương
(Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, 1990) [8].
Tại miền Nam công tác chọn lọc giống sắn được thực hiện chủ yếu tại
trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Hưng Lộc (thuộc Viện khoa học nông nghiệp
miền Nam). Trong giai đoạn 1976-1990 Viện khoa học này đã thu thập nguồn
gen giống sắn địa phương để đánh giá. Viện khoa học nông nghiệp miền Nam
kết hợp chặt chẽ với với mạng lưới nông sản Việt Nam cùng với sự giúp đở của
CIAT, VEDAN đã tuyển chọn và giới thiệu ra 4 giống sắn có năng suất cao,


15

chất lượng tốt được người dân ưa chuộng nhất là KM94, KM95, KM60, SM
937-26.
Tại miền Bắc từ năm 1980-1985 trường Đại học Nông Lâm Bắc Thái cũng
đánh giá được tập đoàn 20 giống sắn địa phương. Giống Xanh Vĩnh Phú được
kết luận là giống địa phương tốt nhất của miền Bắc, có năng suất củ tươi cao, ổn
định, tỷ lệ chất khô và hế số thu hoạch cao, dạng cây gọn và phân cành muộn
(Trần Ngọc Ngoạn, Trần Văn Điền, 1992)[6].
Giai đoạn 1990-1995, chương trình cây sắn Việt Nam được hình thành
trong khuôn khổ chương trình cây có củ Quốc gia với sự liên kết chặt chẽ cùng
CIAT và mạng lưới nghiên cứu phát triển sắn châu Á. Việt Nam có điều kiện
hội nhập và tiếp nhận những thành tựu mới nhất của quốc tế. Do vậy, chương
trình sắn Việt Nam đã có những bước tiến nhanh và vững chắc. Ở nước ta, công

tác chọn lọc giống sắn được thực hiện chủ yếu tại trung tâm nghiên cứu nông
nghiêp Hưng Lộc, Trường Đại học Nông Lâm Bắc Thái và trường Đại học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh với sự phối hợp mạnh mẽ của các Viện, trường,
các Sở nông nghiệp, trung tâm Khuyến nông của các tỉnh…và mạng lưới nông
dân trồng sắn giỏi của các tỉnh thành trồng nhiều sắn trong cả nước.
Giai đoạn từ năm 1988 - 2005, chương trình sắn Việt Nam đã phối hợp với
CIAT chọn lọc và phát triển hai giống sắn mới KM60 và KM94 ra sản xuất. Đây
là hai giống sắn có năng suất củ tươi cao (25 - 40 tấn/ha) có tỷ lệ tinh bột cao
(27 – 30 %), thích hợp với chế biến tịnh bột.
Giai đoạn từ năm 2007 - 2009 có ba giống KM140, KM98-5 và KM98-7 đã
được phóng thích. Những giống sắn mới KM297, KM228, KM318, KM325,
KM397, KM414, KM419, KM21-12, SC5, HB60 hiện đang được khảo
nghiệm tại Đồng Nai, Tây Ninh, Ninh Thuận, Yên Bái, … (Hoàng Kim và ctv,
2010) ()[10].


16

Giai đoạn 2011 - 2013, ngoài những giống sắn đã phổ biến rộng trong sản
xuất KM94, KM140, KM98-5, KM98-1, SM937-26, KM98-7,… Bộ giống sắn
triển vọng đang được Chương trình Sắn Việt Nam khảo nghiệm gồm: SVN1
(KM414), SVN2 (KM397), SVN 3 (KM325), SVN4 (KM228 = KM440B),
SVN5 (KM419), SVN6 (DT3 = KM331), SVN7 (HL2004-28= KM444), SVN8
(HL2004-32 = KM333), SVN9 (OMR35-8 = KM297), SVN10 (CM4955-7),
SVN11 (NTB-1 = SC6?), HB60* (KM390), HL23* (KM318) (Trần Ngọc
Ngoạn và Hoàng Kim, 2012) [7].


17


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1: đối tượng nghiên cứu
TT

Giống sắn

1

Số 34

2

DT3

3

Số 9

4

Số 44

5

Số 32

6


Số 31

7

Số 7

8

Số 50

9

Số 16

10

Số 46

11

Sa06

Địa điểm thu thập
Trung tâm nghiên cứu và phát triển
cây có củ
Trung tâm nghiên cứu và phát triển
cây có củ
Trung tâm nghiên cứu và phát triển
cây có củ
Trung tâm nghiên cứu và phát triển

cây có củ
Trung tâm nghiên cứu và phát triển
cây có củ
Trung tâm nghiên cứu và phát triển
cây có củ
Trung tâm nghiên cứu và phát triển
cây có củ
Trung tâm nghiên cứu và phát triển
cây có củ
Trung tâm nghiên cứu và phát triển
cây có củ
Trung tâm nghiên cứu và phát triển
cây có củ
Trung tâm nghiên cứu và phát triển
cây có củ


18

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
Tại khu cây trồng cạn trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
Thời gian: từ tháng 3/2017 – 12/2017
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và đặc điểm nông sinh học của tập đoàn
giống sắn.
- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng của
tập đoàn giống sắn thí nghiệm.
- Mô tả đặc điểm thực vật học của các giống sắn trong tập đoàn.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm 11 giống sắn, được bố trí theo phương pháp tuần tự, không có lần
nhắc lại
3.4.2. Phương pháp trồng và chăm sóc
- Làm đất : Sâu, tơi, xốp, sạch cỏ dại ... đúng yêu cầu kỹ thuật đề ra .
- Mật độ trồng : 1m x 1m tương đương 10.000 cây/ha
- Thời vụ trồng vào tháng 3/2017 thu hoạch tháng 12/2017
- Phân bón: + Lượng phân bón cho 1ha: 10 tấn phân chuồng + 120kg N
+80 kg P2O5 + 120 kg K2O
- Kỹ thuật bón phân : Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và supe lân + 1/3 N
+ 1/3 K2O. Bón thúc lần 1: Sau trồng 45 ngày với lượng 1/3 N + 1/3 K2O kết
hợp làm cỏ lần 1 và vun gốc.
Bón thúc lần 2: Sau trồng 90 ngày với lượng 1/3 N + 1/3 K2O kết hợp làm
cỏ và vun cao gốc.
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi được tiến hành theo Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống
sắn (QCVN 01-61:2011/BNNPTNT) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.


×