Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các dòng đậu tương nhập nội từ Hàn Quốc trong vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LONG THỊ HỒI

TÊN ĐỀ TÀI:

“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
CÁC DÒNG ĐẬU TƯƠNG NHẬP NỘI TỪ HÀN QUỐC TRONG VỤ
HÈ THU NĂM 2017 TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nông học

Khóa

: 2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LONG THỊ HỒI

TÊN ĐỀ TÀI:

“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
CÁC DÒNG ĐẬU TƯƠNG NHẬP NỘI TỪ HÀN QUỐC TRONG VỤ
HÈ THU NĂM 2017 TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Lớp

: K46-TT N01

Khoa

: Nông học


Khóa

: 2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn : TS. LƯU THỊ XUYẾN

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn hết sức quan trọng trong toàn bộ quá
trình học tập, rèn luyện của mỗi sinh viên. Với phương châm “học đi đôi với
hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn”, nhằm giúp sinh viên củng cố, rèn
luyện và hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức đã học vào thực tế tạo điều kiện
cho sinh viên khi ra trường có đầy đủ kiến thức thực tế cũng như kiến thức
chuyên môn. Từ đó giúp cho sinh viên học hỏi, rút ra được những kinh
nghiệm thực tiễn trong lao động sản xuất, nâng cao năng lực chuyên môn để
sau khi ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa
Nông học, em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh
trưởng, phát triển của các dòng đậu tương nhập nội từ Hàn Quốc trong vụ
Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên”.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của
bản thân em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Nông
học và các thầy cô giáo trường đại học Nông lâm Thái Nguyên. Đặc biệt em xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Lưu Thị Xuyến đã chỉ bảo tận tình, tạo điều kiện
và hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, người

thân đã giúp đỡ em trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ bản thân còn hạn chế nên
khóa luận tốt nghiệp của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và bạn bè để khóa
luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh viên
Long Thị Hồi

năm 2017


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
MỤC LỤC ..................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU ........................................ vii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 3
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu .............................................................................. 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 3

1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ........................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................... 4
2.1.1. Cơ sở khoa học..................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 5
2.2. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam.......................... 5
2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới............................................ 5
2.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam ............................................ 8
2.2.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái nguyên ...................................... 10
2.3. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới và Việt Nam ................... 12
2.3.1. Tình hình nghiên cứu cây đậu tương trên thế giới............................... 12
2.3.2 Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam....................................... 13
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 17


iii

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 17
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 17
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 18
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 18
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu........................................................................... 18
3.2.2. Thời gian nghiên cứu.......................................................................... 18
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 18
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................ 18
3.4.2. Quy trình kỹ thuật............................................................................... 20
3.4.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi............................... 21

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 23
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................... 24
4.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của tập đoàn các dòng đậu tương
nhập nội từ Hàn Quốc vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên ...................... 24
4.1.1. Giai đoạn từ gieo đến mọc .................................................................. 26
4.1.2. Giai đoạn từ gieo đến phân cành......................................................... 27
4.1.3. Giai đoạn từ gieo đến ra hoa ............................................................... 28
4.1.4. Giai đoạn từ gieo đến chắc xanh ......................................................... 30
4.1.5. Giai đoạn từ gieo đến chín (Thời gian sinh trưởng) ............................ 30
4.2. Một số đặc điểm hình thái của các dòng đậu tương thí nghiệm ................... 31
4.2.1. Chiều cao cây ..................................................................................... 34
4.2.2. Số cành cấp 1...................................................................................... 36
4.2.3. Số đốt trên thân chính......................................................................... 37
4.3. Đặc điểm thực vật học của các dòng đậu tương tham gia thí nghiệm ................ 37
4.4. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các dòng đậu tương
nhập nội từ Hàn Quốc trong vụ Hè thu năm 2017 tại Thái Nguyên .............. 41


iv

4.4.1. Tình hình sâu, bệnh hại....................................................................... 41
4.4.2. Khả năng chống đổ............................................................................. 46
4.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng đậu tương
tham gia thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên ......................... 47
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................ 53
5.1. Kết luận................................................................................................. 53
5.2. Đề nghị.................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 54
PHỤ LỤC



v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới trong những năm gần
đây ................................................................................................................. 6
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của một số nước đứng
đầu thế giới .................................................................................................... 7
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương của Việt Nam những năm gần đây... 9
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất đậu tương của Thái Nguyên những năm gần đây.... 11
Bảng 4.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các dòng đậu tương thí
nghiệm trong vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên.................................... 25
Bảng 4.2. Một số đặc điểm hình thái của các dòng đậu tương tham gia thí
nghiệm trong vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên.................................... 33
Bảng 4.3. Một số đặc điểm thực vật học của các dòng đậu tương thí nghiệm
trong vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên. ............................................... 38
Bảng 4.4. Một số sâu, bệnh hại chính và khả năng chống đổ của các dòng đậu
tương tham gia thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên. ................... 42
Bảng 4.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng đậu tương
tham gia thí nghiệm trong vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên ....................... 48


vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Sản lượng đậu tương thế giới những năm gần đây...................... 6


vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

BNNPTNT

: Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

cs

: Cộng sự

Đ/c

: Đối chứng

FAO

: Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương thực)

G

: Gam

Ha

: Hecta

M

: Mét


NSLT

: Năng suất lí thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

TGST

: Thời gian sinh trưởng

QCVN

: Quy chuẩn Việt nam

STT

: Số thứ tự


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đậu tương (Glycine max (L) Merr) còn gọi là đậu nành là một cây
trồng cạn ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Khó có thể có tìm thấy một cây
trồng nào có tác dụng nhiều mặt như cây đậu tương. Sản phẩm của nó làm
thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp,

hàng xuất khẩu và là cây cải tạo đất tốt (Trần Văn Điền, 2007) [4]. Vì thế cây
đậu tương được gọi là "Ông Hoàng trong các loại cây họ đậu". Sở dĩ cây đậu
tương được đánh giá như vậy bởi lẽ cây đậu tương có giá trị rất toàn diện.
Cây đậu tương là một trong những loại cây lương thực, thực phẩm có
vai trò quan trọng trong đời sống con người, đứng vị trí thứ tư sau lúa mỳ, lúa
nước và ngô. Hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng cao, hàm lượng
prôtein trung bình khoảng từ 35,5 - 40%, lipit từ 15-20%, hyđrat cacbon từ
15-16% và nhiều loại sinh tố và muối khoáng quan trọng cho sự sống
(Nguyễn Thị Hiền và Vũ Thị Thư, 2004) [5]. Hạt đậu tương là loại thực phẩm
duy nhất mà giá trị của nó được đánh giá đồng thời cả protein và lipit. Ngoài
ra còn có các muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S; các vitamin A, B1, B2,
D, E, F; các enzyme, sáp, nhựa, cellulose.
Trong đậu tương còn có đủ các acid amin cơ bản như isoleucin, leucin,
lysin, metionin, phenylalanin, tryptophan, valin.
Ở Việt Nam đậu tương là cây trồng quan trọng, là một cây lương thực
vừa dễ trồng vừa có hiệu quả kinh tế cao, không những thế cây đậu tương còn
có tác dụng cải tạo đất góp phần tăng năng suất của các cây trồng khác. Trước
những lợi ích to lớn mà cây đậu tương đem lại Đảng và Nhà nước ta rất quan
tâm tới việc phát triển cây đậu tương theo hướng tăng cả về diện tích và năng
suất. Trong đó tăng năng suất là vấn đề cốt lõi. Chính vì vậy việc cần nhanh


2

chóng đi sâu nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác
khảo nghiệm giống, nhằm chọn lọc ra các giống có năng suất cao, phẩm chất
tốt phù hợp với điều kiện vùng sinh thái.
Đậu tương được trồng phổ biến trên cả 7 vùng sinh thái trong cả nước.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía bắc Việt Nam có diện tích đất
353318,91 ha, trong đó diện tích đất dùng để sản xuất nông nghiệm chiếm

trên 30 % (Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2013) [6]. Điều kiện sinh
thái của tỉnh phù hợp cho phát triển cây đậu tương ở tất cả các vụ gieo trồng:
Xuân, Hè, Hè Thu và Đông. Tuy nhiên sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên
chưa thực sự phát triển, hàng năm Thái Nguyên cũng phải nhập khẩu một
lượng lớn đậu tương các nước trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ, Úc để phục
vụ cho chế biến thực phẩm cho con người và gia súc.
Việc sản xuất đậu tương của Thái Nguyên chưa đáp ứng được yêu cầu.
Một trong những nguyên nhân làm cho năng suất đậu tương của tỉnh Thái
Nguyên chưa cao là chưa có bộ giống tốt. Mặc dù hiện nay sản xuất đậu
tương của tỉnh đã có 1 số giống mới xong chủ yếu vẫn dùng giống DT84 năng
suất ổn định nhưng hiệu quả sản xuất chưa cao. Do vậy, cần phải tìm một số
giống mới để đáp ứng nhu cầu của sản xuất. Trước thực trạng đó, năm 2016
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã ký kết hợp tác với phía Hàn Quốc
nhập nội 300 dòng đậu tương mới về khảo sát. Kết quả thí nghiệm dòng năm
2016 cho thấy có một số dòng tỏ ra có triển vọng tốt. Để tiếp tục đánh giá
được chính xác khả sinh trưởng, phát triển và sự ổn định của các dòng đậu
tương có triển vọng; làm cơ sở cho việc chọn giống đậu tương thích hợp cho
tỉnh Thái Nguyên phục vụ sản xuất, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu
khả năng sinh trưởng, phát triển của các dòng đậu tương nhập nội từ Hàn
Quốc trong vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên”.


3

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm tiếp tục đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các dòng
đậu tương nhập nội từ Hàn Quốc trong vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu
- Nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các dòng đậu

tương thí nghiệm trong vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên.
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của các dòng đậu tương thí
nghiệm.
- Nghiên cứu tình hình sâu bệnh của các dòng đậu tương thí nghiệm.
- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng
đậu tương tham gia thí nghiệm.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Làm quen với nghiên cứu khoa học sau khi ra trường như: phương
pháp bố trí thí nghiệm, cách thu thập số liệu và viết một báo cáo khoa học.
- Trong quá trình thực hiện đề tài giúp sinh viên củng cố, hệ thống hóa
kiến thức để áp dụng vào thực tế, rèn luyện kỹ năng thực hành và nghiên cứu
khoa học.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở bước đầu cho việc xác định
một số dòng đậu tương có triển vọng phù hợp với điều kiện sinh thái tại Thái
Nguyên, là tài liệu khoa học để giáo viên và sinh viên trong ngành tham khảo.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Qua kết quả của nghiên cứu sẽ tìm ra các dòng đậu tương nhập nội từ
Hàn Quốc có khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu tốt phục
vụ cho công tác chọn tạo giống đậu tương cho vùng Thái Nguyên.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học
Điều kiện ngoại cảnh có liên quan mật thiết tới cây trồng nói chung và
cây đậu tương nói riêng. Nó ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển và

các hoạt động sinh lý sinh hóa. Sự biểu hiện ra kiểu hình bên ngoài chính là
sự tác động giữa kiểu gen cây trồng và môi trường. Giống quy định giới hạn
năng suất của cây trồng. Năng suất chỉ tương ứng với điều kiện kĩ thuật trong
phạm vi do giống quy định. Khi năng suất tối đa thì dù điều kiện ngoại cảnh
cũng như kĩ thuật canh tác tốt hơn cũng không thể làm tăng năng suất. Bởi
vậy, giống mới có vai trò hết sức quan trọng trong công việc nâng cao năng
suất và sản lượng cây trồng. Mỗi một giống khác nhau thì có khả năng phản
ứng với điều kiện sinh thái ở mỗi vùng khác nhau. Vì vậy để phát huy được
hiệu quả của giống cần phải sử dụng chúng hợp lý, phù hợp với điều kiện sinh
thái, khí hậu, đất đai, kinh tế xã hội. Để có những giống có năng suất, chất
lượng cao, có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh tốt thì công tác
chọn giống đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Ngày nay nhờ có những thành tựu của công nghệ sinh học hiện đại và
toàn cầu hóa thì công tác giống được hỗ trợ và thời gian tạo ra giống mới
được rút ngắn rất nhiều. Bằng con đường nhập nội hoặc tạo ra các giống có
tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, phối hợp với khả năng chống chịu
với các yếu tố ngoại cảnh bất lợi và chống chịu các loại sâu bệnh hại, đồng
thời có khả năng cải tạo và bảo vệ đất. Đó chính là quá trình phát triển một
nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Công tác khảo nghiệm giống là một cuộc thí nghiệm nhằm xác định sự
thích ứng của giống đối với địa phương trên các loại đất, các loại khí hậu và
các biện pháp kỹ thuật khác nhau. Nếu các giống mới chưa được khảo nghiệm
kỹ lưỡng và chưa được công nhận là đạt tiêu chuẩn mà đã đưa ra sản xuất ở


5

diện rộng thì sẽ gây hiện tượng rối loạn giống, gây khó khăn cho việc sản
xuất, thâm canh tăng năng suất cây trồng.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn

Hiện nay, ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Thái
Nguyên nói riêng, diện tích đất bỏ hoang còn rất nhiều tập trung chủ yếu ở
những vùng không chủ động nước, đất đồi thấp, ở những vùng này trồng một
số loại cây có giá trị kinh tế thấp. Do đó, việc đưa cây trồng cạn nói chung và
cây đậu tương nói riêng vào sản xuất ở các vùng này là rất cần thiết, nhằm
tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần cải tạo đất, chống xói mòn, thoái hóa đất,
nâng cao thu nhập cho nông dân, cải thiện đời sống cộng đồng. Tuy nhiên sản
xuất đậu tương ở Thái Nguyên phát triển chưa mạnh do hiệu quả sảng xuất
chưa cao. Có nhiều nguyên nhân như năng suất thấp, giá bán không ổn định,
sâu bệnh...Trong đó, nguyên nhân chính là chưa có bộ giống tốt phù hợp với
điều kiện sinh thái của vùng. Xuất phát từ thực tiễn đó cần phải nghiên cứu
khảo nghiệm các dòng đậu tương có triển vọng phù hợp với tỉnh Thái Nguyên
sao cho đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.
2.2. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Trong cơ cấu cây trồng, cây đậu tương xuất hiện sớm nhưng chỉ phát
triển mạnh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai cả về diện tích, năng suất và sản
lượng. Cây đậu tương được phân bố từ vùng ôn đới đến vùng nhiệt đới, từ độ
cao thấp hơn mặt biển đến độ cao gần 2.000 m. Đậu tương là một trong những
cây trồng có vị trí quan trọng trong hệ thống nông nghiệp ở nhiều quốc gia
trên thế giới và lâu đời nhất của nhân loại, có lịch sử trồng trọt khoảng 5.000
năm. Cây đậu tương có nguồn gốc từ Đông bắc Trung Quốc, sau đó được
trồng ở Nhật Bản, Triều Tiên và các nước trên thế giới.
Hiện nay, có khoảng 78 nước trồng đậu tương, cây đậu tương đã được
đem trồng ở khắp các châu lục và là cây lấy hạt, lấy dầu quan trọng bậc nhất
của thế giới. Đứng hàng thứ 4 sau lúa mì, lúa nước và ngô.


6


Biểu đồ 2.1. Sản lượng đậu tương thế giới những năm gần đây

Nguồn: FAOSTAT (2017) [9]
Châu Á tuy là nơi nguyên sản của cây đậu tương tuy nhiên nó lại được
trồng tập trung ở Châu Mỹ. Giai đoạn 2012-2016 sản lượng đậu tương Châu
Mỹ chiếm 87,5%, tiếp đó là Châu Á 9,1%, còn lại ở các châu lục khác.
Việc sản xuất đậu tương của thế giới trong những năm gần đây không
ngừng tăng lên so với các cây lấy dầu khác và trở thành mặt hàng xuất khẩu
đem lại lợi nhuận cao cho nhiều nước.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới trong những năm
gần đây
Chỉ tiêu

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Năm

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2012

105,35


22,89

241,19

2013

111,02

25,0

277,54

2014

117,64

26,04

306,37

2015

120,79

26,76

323,20

2016


121,53

27,56

334,89

Nguồn: FAOSTAT (2017) [9])


7

Qua bảng số liệu bảng 2.1 ta thấy:
Về diện tích: Trong những năm gần đây diện tích trồng đậu tương trên
thế giới có xu hướng tăng lên. Từ năm 2012 - 2016 diện tích trồng đậu tương
dao động trong khoảng từ 105,35 - 121,53 triệu ha. Trong đó diện tích trồng
đậu tương đạt cao nhất năm 2016 là 121,53 triệu ha, tăng 16,18 triệu ha so với
năm 2012. Diện tích trồng đậu tương tăng là do đáp ứng nhu cầu sử dụng đậu
tương ngày càng lớn trên thế giới.
Về năng suất: Năng suất đậu tương trên thế giới trong những năm gần
đây tương đối ổn định , dao động từ 22,89 - 27,56 tạ/ha. Năng suất đạt thấp
nhất vào năm 2012 (22,89 tạ/ha) và cao nhất vào năm 2016 (27,56 tạ/ha).
Năng suất tăng là do người trồng đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật phục vụ sản xuất đậu tương.
Về sản lượng: Sản lượng đậu tương trên thế giới xu hướng tăng dần qua
các năm (2012 - 2016) từ 241,19 - 334,89 triệu tấn. Sản lượng đạt cao nhất
năm 2016 là 334,89 triệu tấn, tăng 93,7 triệu tấn so với năm 2012.
Qua bảng số liệu trên ta thấy diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương trên
thế giới đều tăng trong giai đoạn 2012 - 2016. Sản lượng tăng là do diện tích trồng
và năng suất đậu tương tăng lên. Với nhiều giá trị từ cây đậu tương thì việc sản

xuất đậu tương ở các nước trên thế giới luôn được quan tâm và đẩy mạnh.
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của một số nước
đứng đầu thế giới
Năm 2015

Năm 2016

Hoa Kỳ

33,12

32,29

106,95

33,48

35,00

Sản
lượng
(triệu
tấn)
117,21

Brazil

32,18

30,29


97,46

33,15

29,05

96,30

Argentina

19,33

31,76

61,40

19,50

30,15

58,80

Trung Quốc

6,51

18,11

11,79


6,60

18,02

11,97

Tên nước

Diện tích
(triệu ha)

Năng
suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

Diện tích
(triệu ha)

Năng
suất
(tạ/ha)

Nguồn: FAOSTAT (2017) [9]


8


Trên thế giới có rất nhiều quốc gia trồng đậu tương tuy nhiên sản xuất
đậu tương tập trung chủ yếu ở 4 nước : Mỹ, Brazil, Acgentina và Trung Quốc.
Sản lượng đậu tương của 4 nước này chiếm 90 - 95% sản lượng đậu tương
của toàn thế giới. Đặc biệt Mỹ là quốc gia sản xuất đậu tương lớn nhất trên
thế giới. Hiện nay Mỹ là quốc gia đứng đầu về sản xuất đậu tương chiếm 45%
diện tích, 55% sản lượng đậu tương thế giới. Đồng thời Mỹ cũng là quốc gia
xuất khẩu đậu tương lớn nhất, lượng đậu tương xuất khẩu chiếm 1/3 sản
lượng đậu của Mỹ. Phần lớn sản lượng đậu tương của Mỹ hoặc để nuôi gia
súc hoặc để xuất khẩu. Đậu tương đối với Mỹ được coi là mặt hàng chiến
lược trong xuất khẩu và thu ngoại tệ.
2.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Ở Việt Nam cây đậu tương được biết đến từ rất sớm. Từ thế kỷ XVI,
đậu tương đã được trồng ở khu vực Bắc Bộ nước ta. Đến nay cây đậu tương
giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và đời sống kinh tế - xã hội
ở nước ta. Đậu tương cung cấp prôtêin làm thức ăn cho người và gia súc, làm
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cung cấp dầu thực vật cho đời sống và
phục vụ cho xuất khẩu. Nhận thức được tầm quan trọng của cây đậu tương
trong phát triển kinh tế Đảng và Nhà nước ta đã và đang chú trọng vào sản
xuất và phát triển cây đậu tương.
Sản xuất đậu tương trong nước nhằm 3 mục đích là giải quyết vấn đề
protein cho người và gia súc, xuất khẩu và cải tạo đất.
Theo số liệu thống kê của chính phủ, đậu tương được trồng ở 28 tỉnh
trên khắp cả nước, trong đó 70% ở miền Bắc và 30% ở miền Nam. Khoảng
65% đậu tương nước ta được trồng ở vùng cao, những nơi đất không màu mỡ
và 35% được trồng ở những vùng đất thấp ở khu vực đồng bằng sông Hồng.
Đậu tương được trồng ở nhiều địa phương trên khắp cả nước vào từng thời
điểm khác nhau nên có cả vụ Xuân, vụ Hè và vụ Đông.



9

Tầm quan trọng của đậu tương càng được thể hiện rõ hơn khi tại văn kiện
Đại hội V của Đảng cộng sản Việt Nam (tập II trang 37) có ghi: “Đậu tương cần
được phát triển mạnh mẽ để tăng nguồn đạm cho người, gia súc, đất đai và trở
thành một loại hàng hoá xuất khẩu chủ lực ngày càng quan trọng”.
Tình hình sản xuất đậu tương của Việt Nam những năm gần đây được
thể hiện qua bảng 2.3.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương của Việt Nam những năm gần đây
Chỉ tiêu Diện tích
Năm
(triệu ha)
2012
119,61
2013
117,19
2014
109,35
2015
100,61
2016

Năng
suất Sản lượng
(tạ/ha)
(triệu tấn)
14,52
173,67
14,36
168,30

14,32
156,55
14,55
146,34

99,58
16,14
160,70
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) 2017 [13]

Qua bảng 2.3 ta thấy:
Về diện tích: Diện tích trồng đậu tương ở Việt Nam giảm dần qua các
năm. Giai đoạn 2012 - 2016 diện tích đậu tương giảm từ 119,61 nghìn ha (2012)
xuống 99,58 nghìn ha (2016). Diện tích đỗ tương năm 2016 giảm 20,03 nghìn ha
so với năm 2012. Diện tích trồng đỗ tương giảm nhiều, nhanh là do sức ép của
dân số và nhu cầu sử dụng đất cho công nghiệp ngày càng tăng lên.
Về năng suất: Năng suất đậu tương ở nước ta dao động nhẹ từ 14,32 16,14 tạ/ha. Trong đó, giai đoạn 2012 - 2014 năng suất tương đối ổn định và
có xu hướng giảm nhẹ từ 14,52 tạ/ha (2012) xuống 14,32 tạ/ha (2014). Giai
đoạn 2015 - 2016 năng suất tăng từ 14,55 tạ/ha lên 16,14 tạ/ha. Năng suất đạt
cao nhất vào năm 2016 và thấp nhất vào năm 2014. Năng suất đậu tương của
nước ta tăng lên do đã đạt được một số thành tựu trong nghiên cứu, chọn tạo
và công tác nhập nội giống có năng suất cao, chất lượng tốt. Năng suất đậu
tương nước ta đã được cải thiện trong những năm gần đây tuy nhiên vẫn thấp


10

hơn so với năng suất trung bình của thế giới. Năng suất của Việt Nam đạt cao
nhất vào năm 2016 (với 16,14 tạ/ha) những cũng chỉ bằng 58,56% so với
năng suất trung bình của thế giới (27,56 tạ/ha). Chính vì vậy, cần tiếp tục

nghiên cứu tạo những giống có triển vọng phù hợp với vùng sinh thái và có
các biện pháp kỹ thuật tiên tiến tạo điều kiện cây đậu tương phát triển tốt cho
năng suất cao.
Về sản lượng: Sản lượng đậu tương của nước ta tăng giảm không đồng
đều qua các năm. Sản lượng đạt cao nhất vào năm 2012 (với 173,67 nghìn
tấn) và thấp nhất vào năm 2015 (với 146,34 nghìn tấn).
Nhìn chung, diện tích, năng suất và sản lượng của nước ta không ổn
định trong nhưng năm gần đây. Với xu hướng đô thị hóa ngày càng mạnh
khiến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần, diện tích trồng đậu tương
cũng nằm trong xu hướng đó. Do vậy, muốn tăng sản lượng chúng ta không
còn con đường nào khác là phải đi chọn tạo giống mới cho năng suất cao,
phẩm chất tốt. Một khâu quan trọng trong chọn tạo giống đó là khảo nghiệm
giống ở các điều kiện sinh thái khác nhau.
2.2.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái nguyên
Cùng với sự phát triển cây đậu tương của cả nước, trong những năm
gần đây cơ chế thị trường thực sự đã ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống kinh
tế người nông dân Thái Nguyên. Người nông dân được tự do lựa chọn cây
trồng và tự làm giàu trên mảnh đất của mình. Cây đậu tương đang giữ vị
trí đang kể trong cơ cấu cây trồng tại Thái Nguyên. Trong những năm qua
diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của Thái Nguyên có những
chuyển biến góp phần ổn định đời sống kinh tế của người dân đồng bào
miền núi. Tình hình sản xuất đậu tương của tỉnh Thái Nguyên trong
những năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.4.


11

Bảng 2.4. Tình hình sản xuất đậu tương của Thái Nguyên những năm gần đây
Năm
Chỉ tiêu


Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

2012

1196

14,5

1735

2013

1172

14,4

1682

2014

1094

14,3

1565


2015

1008

14,5

1464

2016

940

15,7

1475

Nguồn: Chi cục thống kê tỉnh Thái Nguyên 2017 [12]
Qua bảng số liệu 2.4 cho thấy diện tích, năng suất và sản lượng đậu
tương của tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây có sự biến động.
- Về diện tích: Trong những năm gần đây diện tích trồng đậu tương
của tỉnh giảm dần. Từ năm 2012 - 2016 giảm từ 1196 ha xuống còn 940 ha
giảm 256 ha.
- Về năng suất: Năng suất đậu tương những năm gần đây khá ổn định
dao động từ 14,5 - 15,7 tạ/ha. Giai đoạn 2012 - 2014 có xu hướng giảm nhẹ
không đáng kể từ 14,5 xuống còn 14,3 tạ/ha. Giai đoạn 2015 - 2016 có xu
hướng tăng từ 14,5 lên 15,7 tạ/ha tăng 1,2 tạ/ha.
- Về sản lượng: Sản lượng đậu tương của tỉnh những năm gần đây có
xu hướng giảm dần từ 1735 tấn xuống còn 1475 tấn. Sản lượng cao nhất đạt
1735 tấn vào năm 2012. Sản lượng thấp nhất vào năm 2014 với 1464 tấn.

Sở dĩ trong những năm gần đây diện tích trồng đậu tương giảm nhanh
là do sức ép của dân số và nhu cầu sử dụng đất cho công nghiệp ngày càng
tăng. Năng suất đậu tương không cao nguyên nhân chính là do chưa có bộ
giống phù hợp, đa số nhân dân vẫn còn sử dụng các giống cũ nên năng suất
thấp dẫn đến hiệu quả thấp. Diện tích giảm và năng suất thấp là nguyên nhân


12

làm cho sản lượng đậu tương những năm gần đây giảm. Trước thực trạng ấy,
để phát triển sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên thì việc nghiên cứu tìm ra bộ
giống phù hợp với điều kiện canh tác của tỉnh và quy trình kĩ thuật canh tác
phù hợp ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
2.3. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu cây đậu tương trên thế giới
Đậu tương giữ một vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp cũng như
kinh tế của nhiều quốc gia. Để nâng cao hiệu quả sản xuất và đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của thị trường thì việc nghiên cứu chọn tạo các giống là rất
quan trọng. Nhằm mục tiêu chọn tạo ra các giống có năng suất cao, chất
lượng tốt, thích nghi rộng để đưa vào sản xuất. Công tác tuyển chọn giống
đậu tương trên thế giới hiện nay được thực hiện bới các tổ chức nghiên cứu
như: INTESOY (Chương trình nghiên cứu Đậu tương Quốc Tế), Trung tâm
nghiên cứu Nông nghiệp Quốc Tế Australia (ACIAR), Viện quốc tế Nông
nghiệp Nhiệt đới (IITA), mạng lưới đậu đỗ và ngũ cốc châu Á (CLAN). Việc
thành lập các viện và trung tâm nghiên cứu không chỉ lưu giữ nguồn gen cây
trồng mà còn nhằm mục đích sau:
- Nhập nội giống, tiến hành chọn lọc, thử nghiệm với điều kiện của các
vùng sinh thái khác nhau.
- Khảo nghiệm giống ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm tìm ra các
giống có khả nãng thích ứng với vùng sinh thái nhất định.

- Tạo ra các giống mới có đặc tính tốt nhờ thành tựu của khoa học công
nghệ trong việc tạo giống cây trồng.
- Thu thập lưu giữ nguồn gen quý trong tự nhiên nhằm cung cấp đa
dạng nguồn gen cây trồng trong chọn tạo giống mới và đa dạng sinh học loài.
- Xác định các địa bàn trồng cây đậu tương trên thế giới và các nước
sản xuất đậu tương tiềm năng và sản lượng lớn.


13

Để tạo giống đậu tương mới người ta có thể dùng phối hợp nhiều
phương pháp như gây đột biến bằng tác nhân hóa học, vật lý, lai hữu tính,
nhập nội… Đặc biệt là hiện nay các nước phát triển đang đẩy mạnh việc sản
xuất giống đậu tương chuyển gen nhằm chống lại biến đổi khí hậu, dịch hại
và quan trọng nhất là năng suất cao và chất lượng tốt.
Năm 2006 trạm thử nghiệm nông nghiệp thuộc Đại học Bắc Dakota
(NDSU) đã phát triển giống đậu tương chuyển gen G7008RR kháng thuốc trừ
cỏ Roundup, có năng suất 6 tấn/ha.
Công ty Monsanto đã giới thiệu giống VISTIVE có thành phần axit
oleic lên tới 80% (thông thường 24%) đang được trồng phổ biến ở Canada và
Mỹ ( theo Biotech, 6/2006)[10].
Việc chọn tạo và khảo nghiệm giống đậu tương cũng phát triển song
song nhau nhằm đưa các giống đậu tương mới nhanh chóng được đưa vào sản
xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới. Trung tâm
nghiên cứu và phát triển rau màu Châu Á (AVRDC) đã thiết lập hệ thống
đánh giá (Soybean-Evaluatintrial-Aset) giai đoạn 1 đã phân phát được trên
20.000 giống đến 546 nhà khoa học của 146 nước, vùng lãnh thổ nhiệt đới và
á nhiệt đới.
2.3.2 Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam
Nhu cầu về sản phẩm đậu tương của các ngành thương mại, chăn nuôi,

công nghiệp thực phẩm ngày càng phát triển nên cây đậu tương ngày càng
khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp nước ta. Ở
nước ta giống đậu tương rất phong phú đa dạng, song năng suất chưa cao,
phần lớn các giống chỉ thích hợp cho một vụ, đây là trở ngại lớn nhất về phát
triển đậu tương. Công tác giống là việc làm quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp nó tạo ra vật liệu sống quyết định những yếu tố của cây trồng như
năng suất, khả năng chống chịu với ngoại cảnh và dịch hại. Do vậy công tác


14

thu thập và chọn tạo giống cây trồng nói chung được các cơ quan nghiên cứu
nông nghiệp và các nhà khoa học rất quan tâm và đầu tư nghiên cứu. Đối với
công tác nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương nói riêng cũng đòi hỏi nhiều
thời gian, công sức và tiền bạc.
Xuất phát từ vấn đề trên trong những năm gần đây, cây đậu tương đã
được các Viện, trường đại học đầu tư nghiên cứu và tuyển chọn ra nhiều
giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng được nhiều vụ trong năm.
Trong công tác chọn tạo giống đậu tương được tập trung vào một số hướng
chính sau đây (theo Ngô Thế Dân và các cs, 1999) [3]:
- Chọn tạo tạo giống thích hợp cho từng thời vụ gieo trồng khác nhau:
ở miền Nam chọn bộ giống thích hợp cho 2 vụ: mùa khô và mùa mưa.Ở các
tỉnh phía Bắc chọn giống thích hợp cho vụ Xuân, vụ Hè và vụ Đông.
- Xác định các bộ giống thích hợp cho các cùng sinh thái khác nhau.
- Chọn giống có năng suất cao, đồng thời đưa ra định hướng cho những
năm sau.
- Chọn tạo giống đậu tương chín sớm để đưa vào trên đất 2 lúa - 1 đậu
tương hè ở Bắc Giang với thời gian sinh trưởng 70 - 75 ngày.
- Chọn tạo giống đậu tương thích hợp cho vụ Đông với các tỉnh phía
Bắc, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng, thời gian sinh trưởng 80 - 90 ngày.

- Chọn tạo giống đậu tương thích hợp cho các vùng đất bãi và trung du
các tỉnh phía Bắc, năng suất đạt từ 20 - 25 tạ/ha, thời gian sinh trưởng 90 100 ngày, chống chịu với bệnh gỉ sắt.
- Chọn tạo giống đậu tương hè thích hợp cho các tỉnh miền núi phía
Bắc, thời gian sinh trưởng 85 - 90 ngày, năng suất từ 15 - 20 tạ/ha, chịu hạn,
ít nhiễm virut.
- Chọn giống đậu tương cho vùng Tây Nguyên có tiềm năng năng suất
từ 25 - 27 tạ/ha trong vụ Xuân hè gieo từ tháng 3, đậu tương hè cho vùng


15

Đông Nam Bộ gieo từ tháng 4, đậu tương Xuân hè cho vùng đồng bằng sông
Cửu long.
- Chọn giống đậu tương có hàm lượng dầu cao từ 25 - 27%.
- Chọn giống đậu tương hạt to, chất lượng cao phục vụ cho chế biến
thực phẩm và làm rau.
- Chọn tạo giống đậu tương thích hợp rộng có thể trồng được ở cả 3 vụ
có khả năng cố định đạm cao.
- Chọn giống đậu tương trồng xen, gối vụ góp phần tăng thu nhập trên
đơn vị diện tích, vừa tăng độ phì nhiêu cho đất vừa tăng hiệu quả hàng hóa
cho sản xuất nông nghiệp.
Mười năm gần đây, Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn đã
công nhận và áp dụng rộng rãi trong sản xuất nhiều giống đậu tương quốc gia,
hàng chục giống được phép khu vực hóa và hàng chục giống khác có triển
vọng trong khảo nghiệm quốc gia. Các giống này có thời gian sinh trưởng
dưới 100 ngày, cho năng suất cao, chất lượng tốt, protein có thể đạt tới 47%,
hạt to tròn, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Viện di truyền nông nghiệp hàng năm áp
dụng phương pháp lai hữu tính và đột biến thực nghiệm đã chọn tạo nhiều
giống đậu tương mới theo tiêu chuẩn và thích ứng rộng cho năng suất cao có
thể trồng cả vụ nóng và vụ lạnh một cách ổn định, chất lượng hạt tốt.

Cây đậu tương đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đặc biệt là
công tác nghiên cứu về giống. Các phương pháp tạo giống đậu tương như lai
xa, xử lý đột biến, nhập nội... đều đã được áp dụng.
Ở trong nước, nhiều công trình nghiên cứu về giống đậu nành đã được
công bố. Tính từ năm 1987 đến nay, Việt Nam đã có 31 giống đậu nành được
công nhận chính thức và tạm thời, những giống được giới thiệu ở miền Bắc
qua công tác nghiên cứu của nhiều Viện Trường trong thời gian gần đây như
ĐVN 5, DT 2001, ĐT 2006, AK 05 (Phạm Đồng Quảng, 2005) [7] và các


16

giống đậu nành đột biến như DT 96, DT 84, DT 10, ĐT 26, ĐT 27 không
những cho năng suất cao mà còn có khả năng chịu hạn, đã phát huy tốt trong
sản xuất. Gần đây, Mai Quang Vinh và cộng sự (Viện Di truyền Nông nghiệp)
qua nhiều năm nghiên cứu đã tuyển chọn được giống đậu nành đột biến DT
2008 có nhiều đặc tính nổi trội với điều kiện khí hậu bất thường, đề kháng
khá với các bệnh chính trên đậu nành như phấn trắng, gỉ sắt, sương mai, đốm
nâu vi khuẩn. Giống trồng được 3 vụ/năm, năng suất trong điều kiện bình
thường đạt 1,8-3 tấn/ha (Kim Châu, 2008) [2].
Nhìn chung, giống đậu tương mới đã góp phần nâng cao năng suất đậu
đỗ nói chung trên toàn quốc. Giống mới được giới thiệu thì nhiều, nhưng tỷ lệ
ứng dụng giống mới còn ít, chưa có sự đa dạng về nhóm giống, chủng loại
giống, tính hiệu quả trong sản xuất còn thấp. Do vậy, việc nghiên cứu, chọn
tạo giống đậu tương cho sản xuất là một trong những biện pháp cần thiết để
khai thác đặc điểm ưu việt của giống, cải thiện năng suất nhằm nâng cao hiệu
quả trong sản xuất, góp phần phát triển nông nghiệp toàn diện và xây dựng
vùng nguyên liệu ổn định.



×