Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ConTrung-ChenVideo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.47 KB, 2 trang )

Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Chủ điểm: Bản thân
Đề tài: Năm giác quan.
Nhóm lớp: Lá
I. Mục đích yêu cầu:
Trẻ nhận biết năm giác quan của con người, gọi đúng tên và biết chức năng
từng cơ quan cảm giác: mũi (khứu giác), lưỡi (vị giác), tai (thính giác), mắt
(thị giác), tay (xúc giác).
Luyện các cơ quan cảm giác của trẻ: sờ, nếm, ngửi, quan sát, nghe
Rèn luyện khả năng làm việc theo nhóm, biết nêu lên ý kiến, thảo luận cùng
các bạn.
Phát triển thẩm mỹ, ngôn ngữ mạch lạc, khả năng trình bày logic.
Giáo dục trẻ biết nghe lời cô và chơi cùng bạn.
II. Chuẩn bị:
Túi ni lông đựng các vật có mùi: hành, dấm, dầu thơm, v.v…
Các vật có vị: đường, muối, chanh, bánh quy, chocolate, v.v…
Một hộp giấy kín (chỉ chừa một lỗ vừa đủ bàn tay của bé đưa vào) đựng các
vật có kết cấu dễ biết như: cục đá nhỏ trơn bóng, miếng vỏ cây xù xì, bông
gòn, giấy nhám…
Kéo, giấy, màu, băng ghi âm
Giấy A4 có vẽ bộ phận cơ thể và các bộ phận rời tương ứng với kích thước
cơ thể.
Tiến hành:
1. Hoạt động 1: Kể chuyện: Ai quan trọng nhất?
Đàm thoại: Trong câu chuyện nói về những bộ phận (giác quan) nào của con
người?
Kể tên và nêu chức năng của lần lượt từng giác quan.
Chia trẻ thành 5 nhóm, mỗi nhóm bốc thăm xem nhóm mình là giác quan
nào?
Sau khi bốc thăm, mỗi nhóm sẽ thảo luận về giác quan đó: vị trí trên cơ thể,


hình dáng, chức năng, v.v…
Lần lượt từng nhóm trình bày.
2. Hoạt động 2: Giác quan của bé:
1) Giác quan thứ nhất: THÍNH GIÁC: là khả năng biết được sự vật qua nghe
ngóng bằng lỗ tai.
Cho trẻ quan sát trên máy tính và chọn lựa các hình ảnh trên máy tính: cô
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
cho bé nghe các âm thanh tương ứng với các hình ảnh: tiếng còi xe, tiếng xe
chạy, tiếng chim hót, tiếng hát, v.v..
Cũng có thể cho trẻ nghe âm thanh trước, đoán âm thanh, sau đó cô cho trẻ
kiểm chứng lại âm thanh khi xem hình tương ứng.
2) Giác quan thứ hai: KHỨU GIÁC: là khả năng biết được sự vật bằng cách
ngửi qua lỗ mũi.
Trò chơi: Chiếc túi thần kỳ: cho trẻ nhắm mắt lại, đưa từng vị cho trẻ ngửi
và bảo trẻ hãy đoán xem đó là gì? Thảo luận với trẻ về những mùi trẻ ngửi
được: đó là mùi thoang thoảng, thơm nồng hay mùi hăng hắc, mùi hôi, v.v..
Sau khi cùng trẻ thảo luận, cô cho trẻ xem các hình ảnh tương ứng với mùi
vị của chúng.
Phân biệt mùi hôi, mùi thơm, mùi dễ chịu, mùi khó chịu.
3) Giác quan thứ ba: VỊ GIÁC: là khả năng biết được loại gì bằng cách nếm
bằng lưỡi.
Hãy để cho trẻ nếm một loại thức ăn nào đó, và bảo trẻ nói lên vị của món
ăn đó.
Sau đó, có thể cho trẻ xem hình ảnh một số loại thức ăn mà trẻ đã từng ăn và
nói lên vị của chúng là gì: ngọt, chua, đắng, mặn, cay, v.v…
4) Giác quan thứ tư: THỊ GIÁC: là khả năng biết được sự vật bằng cách
nhìn.
Trò chơi: Ai tinh mắt: Cô bầy một số đồ dùng của bé lên bàn, cho bé quan

sát. Sau đó yêu cầu trẻ nhắm mắt, cô cất bớt đồ vật. Yêu cầu trẻ tìm đồ vật
đã mất: gọi tên và miêu tả chúng.
Cũng có thể tổ chức trò chơi: Đi tìm đồ vật: Ví dụ: Cô ra yêu cầu tìm đồ vật:
vật tròn, dùng để che nắng, màu xanh
Trẻ quan sát và tìm ra đồ vật theo yêu cầu của cô.
5) Giác quan thứ năm: XÚC GIÁC: là khả năng nhận thức được sự vật hoặc
đặc tính của chúng qua việc sờ vào chúng bằng tay.
Bảo trẻ luân phiên nhau đưa tay vào hộp để sờ vào một vật nào đó. Hỏi trẻ
có cảm giác như thế nào và diễn tả ra xem (ví dụ như là mát tay, trơn, nhám,
mềm, cứng, v.v..)
Cho trẻ xem hình ảnh và đoán xem khi sờ vào những hình ảnh đó trẻ có cảm
giác như thế nào?
3. Hoạt động 3: Xem ai khéo tay?
Cô phát cho mỗi bạn một tờ giấy A4 và rổ có chứa các bộ phận của cơ thể.
Trên tờ giấy A4 có vẽ sẵn một bộ phận: thân mình, khuôn mặt. Trẻ chọn các
bộ phận khác dán lên sao cho tranh đẹp.
Kết thúc: Nhận xét giờ học.

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×