Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghệ thuật tiểu thuyết Người con gái viên đại úy của A.X.Puskin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 93 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
------

TRẦN THỊ THU

NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT NGƯỜI CON
GÁI VIÊN ĐẠI ÚY CỦA A.X.PUSKIN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH: SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: 2015 – 2019

Quảng Bình, năm 2019

i


Lời Cảm Ơn
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên, Ts. Dƣơng Thị Ánh Tuyết
ngƣời đã tận tâm, tận tình hƣớng dẫn, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Quý thầy cô giáo Khoa
Khoa học xã hội, Quý thầy cô giáo Trƣờng Đại học Quảng Bình đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để em bồi dƣỡng tri thức và hoàn thành khóa học của mình.
Thiết tha bày tỏ lòng tri ơn sâu nặng tới gia đình, là suối nguồn niềm tin và
khát vọng của em. Cảm ơn bạn bè đã chia sẻ, động viên và giúp đỡ em trong
suốt thời gian vừa qua.
Chân thành cảm ơn!


Sinh viên

Trần Thị Thu

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận tốt nghiệp Nghệ thuật tiểu thuyết Người con
gái viên đại úy của A.X.Puskin là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, các tài liệu và kết
quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực, đƣợc các độc giả cho phép và chƣa từng
công bố trong bất kỳ một công trình nào khác .
Tác giả

Trần Thị Thu

iii


MỤC LỤC

Lời Cảm Ơn ........................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. iii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2
2.1. Những công trình nghiên cứu chung về tác giả và tác phẩm Puskin ............. 2
2.2. Những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Ngƣời con gái viên đại úy của
A.X.Puskin ............................................................................................................ 4

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. .................................................................... 5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 5
5. Đóng góp của đề tài........................................................................................... 5
6. Cấu trúc của khóa luận ..................................................................................... 6
NỘI DUNG ........................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: CẤU TRÚC TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGƢỜI
CON GÁI VIÊN ĐẠI ÚY ....................................................................................... 7
1.1.Nghệ thuật phối kết điểm nhìn ........................................................................ 7
1.1. Ngƣời kể chuyện với điểm nhìn bên trong – phƣơng thức trần thuật có tính
chất nội quan. ........................................................................................................ 8
1.1.1. Ngƣời kể chuyện với điểm nhìn bên ngoài- phƣơng thức trần thuật có
tính chất ngoại quan ............................................................................................ 15
1.2. Giọng điệu trần thuật ................................................................................. 20
1.2.1. Giọng điệu suy tƣ, chiêm nghiệm và triết lý .......................................... 20
1.2.2. Giọng điệu chân thật, cảm thông ............................................................ 23
1.3. Kết cấu liên văn bản................................................................................... 29
CHƢƠNG 2. HỆ THỐNG VÀ PHƢƠNG THỨC XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT “ NGƢỜI CON GÁI VIÊN ĐẠI ÚY” ........................ 33
2.1. Các kiểu con ngƣời đặc trƣng trong tác phẩm ............................................. 33
iv


2.1.1.Con ngƣời quý tộc ...................................................................................... 33
2.1.2. Con ngƣời với tình yêu chân thành và sức mạnh cảm hóa ....................... 35
2.1.3. Con ngƣời thừa .......................................................................................... 38
2.1.4. Anh hùng trong thời loạn .......................................................................... 42
2.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật......................................................................... 45
2.2.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình ............................................................... 45
2.2.2. Nghệ thuật miêu tả ngôn ngữ .................................................................... 50
2.2.2.1. Ngôn ngữ đối thoại................................................................................. 50

2.2.2.2. Độc thoại nội tâm ................................................................................... 56
2.2.3. Khắc hoạ tính cách nhân vật qua hành động............................................. 58
CHƢƠNG 3. CẤU TRÚC KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG NGƢỜI CON GÁI VIÊN ĐẠI ÚY......................................................... 62
3.1. Cấu trúc không gian ..................................................................................... 62
3.1.1. Không gian căn phòng .............................................................................. 62
3.2. Cấu trúc thời gian ......................................................................................... 78
C. KẾT LUẬN .................................................................................................... 85
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 87

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi nhắc tới đất nƣớc Nga ngƣời ta nghĩ tới một đất nƣớc với những bình nguyên
tuyết trắng phủ đầy, những rừng bạch dƣơng vàng rực trong nắng chiều bên dòng
Nêva thơ mộng lững lờ trôi đã làm cho thiên nhiên và con ngƣời Nga mang một dấu ấn
đặc biệt. Nơi ấy đã sinh ra một nhà thơ vĩ đại, một danh nhân văn hóa thế giới, một
con ngƣời mà mỗi khi nhắc tới đều đƣợc cả nhân loại ngƣỡng mộ và yêu quý –
A.X.Puskin.
Alêcxanđrơ Xécgâyevich Puskin (1799-1837) là một hiện tƣợng kỳ diệu vô song
của văn học Nga và văn học thế giới. Ông đƣợc coi là khởi đầu của mọi khởi đầu
(Gorki), là nhà cải cách vĩ đại của văn học Nga (Bêlinxki), là một thiên tài nhiều mặt,
ngƣời đã đƣa văn học Nga phát triển lên một tầm cao mới trong lịch sử văn học nhân
loại. Nối gót các bậc tiền bối, nhƣ một đại dƣơng mênh mông tiếp nƣớc của trăm sông
ngàn suối (Bêlinxki), sáng tác của Puskin đã tƣới cho cánh đồng văn học Nga thêm phì
nhiêu trong suốt hai thế kỷ qua.
Ngƣời Nga tôn vinh ông là “Mặt trời thi ca Nga”. Ông thực sự là ngôi sao mà ai
ai cũng muốn đƣợc soi sáng. Tôi biết đến Puskin từ bài thơ tình hay nhất thế giới “ Tôi

yêu em” lúc học phổ thông. Puskin thật sự để lại ấn tƣợng sâu sắc trong tôi.
Tác phẩm Ngƣời con gái viên đại úy đã đƣợc Belinxki nhận xét là một “bộ bách
khoa toàn thƣ” của cuộc sống Nga thế kỷ XVIII”. Theo cuốn Lịch sử văn học Nga:
Trong cuốn lịch sử tiểu thuyết này, sự kiện, số liệu không lấn át, không phƣơng hại
đến sự phát triển tự nhiên của cốt truyện, ngƣời đọc không bị vƣớng bởi những cứ liệu
khô khan mà bị cuốn hút liên tục. Nhân vật lịch sử, nhân vật hƣ cấu, số phận nhân dân,
số phận con ngƣời, cuộc sống Nga “thời bình” cũng nhƣ “thời chiến” quyện vào nhau.
Dòng đời, dòng lịch sử trôi, trong đó mỗi nhân vật hình thành, phát triển do những
hoàn cảnh gia đình, xã hội, những biến cố của nhân dân, của đất nƣớc tác động, quy
định. Điều này đã làm nên thành công cho tác phẩm. Hơn nữa, trong nhà trƣờng Phổ
thông, văn học Nga cũng đƣợc đề cập đến khá nhiều, đặc biệt là một tác giả lớn nhƣ
Puskin. Nghiên cứu về đề tài này cũng góp phần giúp ích cho chúng tôi khi học tập,
giảng dạy về Puskin sau này.
“Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi ngƣời sáng tác phải có
nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình”. Để góp phần tìm hiểu
1


giải mã những bí ẩn trong sáng tác của Puskin thông qua con đƣờng nghệ thuật viết
tiểu thuyết của ông chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghệ thuật tiểu thuyết Ngƣời con gái
viên đại úy của Puskin làm đề tài nghiên cứu. Hy vọng khóa luận của chúng tôi sẽ góp
thêm một tiếng nói vào việc nghiên cứu, tìm hiểu nhà văn Puskin tại Việt Nam, đồng
thời qua đó, tìm hiểu về vai trò của nhà văn trong nền văn học hiện đại Nga và thế
giới.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những công trình nghiên cứu chung về tác giả và tác phẩm Puskin
Gắn với đất nƣớc Nga tƣơi đẹp là một nhà thơ rất nổi tiếng Puskin. Puskin đã có
không biết bao nhiêu lời ca tụng, tán thƣởng: Puskin “mặt trời thi ca Nga” (nhà phê
bình đặt cho ông), “nguồn gốc của mọi nguồn gốc” (M.Gorki), ....nhƣng sẽ không thừa
nếu tiếp tục nhắc đến ông với những cống hiến mà ông đã đem lại cho văn học Nga

nói riêng và nền văn học nhân loại nói chung. Mọi ngƣời đều ghi nhận những sản
phẩm tinh thần mà ông đã cống hiến cho chúng ta – thế hệ trẻ hôm nay. Từ những tác
phẩm thơ ca đến kịch, rồi tiểu thuyết… dần dần càng khẳng định tên tuổi của ông trên
văn đàn. Sống vỏn vẹn hơn một phần ba thế kỷ nhƣng Puskin đã cống hiến cả cuộc đời
cho hoạt động nghệ thuật. Xét về sự nghiệp sáng tác của Puskin chúng ta thấy có nhiều
điểm mốc đầu tiên: ngƣời đặt viên gạch đầu tiên cho phƣơng pháp sáng tác mới –
phƣơng pháp hiện thực thế kỉ XIX; ngƣời mở đƣờng cho sự nảy nở của thể loại thơ,
kịch, văn xuôi phát triển toàn diện; ngƣời đầu tiên góp phần làm cho ngôn ngữ Nga trở
về bản thể của nó trở nên trong sáng, gần gũi, thuần chất Nga, mang tính dân tộc đậm
nét.
Đối với Việt Nam, tác phẩm của Puskin có lẽ đƣợc du nhập từ khoảng những
năm 1925-1926 của thế kỷ XX (theo nhà văn Nguyễn Đình Thi). Các tác phẩm của
ông đến với độc giả ngƣời Việt qua các bản dịch Hoa ngữ, Pháp ngữ…Song đến khi
hòa bình lập lại tức là sau năm 1954 thì các tác phẩm của Puskin mới đƣợc phổ biến.
Năm 1957 - năm kỉ niệm lần thứ 40 cách mạng tháng Mƣời Nga, lần đầu tiên chúng ta
biết đến các sáng tác của Puskin nhƣ bản dịch truyện ngắn Lão chủ xe đòn đám ma của
Chu Khắc trên tạp chí Sinh viên số 12/1957; trƣờng ca Ngƣời tù cáp ca trên tạp chí
Văn nghệ số 24/1957 và tập truyện cổ tích bằng thơ Nàng công chúa thiên nga (nxb
Kim Đồng – 1957) qua bản dịch của Hoàng Trung Thông.

2


Đầu những năm 60, những bản dịch văn xuôi của Puskin lần lƣợt ra mắt nhƣ:
Đubrôpxki, Ngƣời con gái viên đại úy do Cao Xuân Hạo dịch; Tuyển tập truyện ngắn
do Nguyễn Duy Bình, Phƣơng Hồng, Thủy Nguyên và Hoàng Tôn dịch. Trong năm
này, nhà hát lớn Hà Nội bắt đầu dàn dựng vở kịch Epghenhi Oneghin.
Năm 1966, lúc cuộc chiến tranh phá hoại của Đế Quốc Mỹ diễn ra ác liệt ở miền
Bắc, Tuyển tập thơ trữ tình và hai bản trƣờng ca Ngƣời tù Capca, Đoàn ngƣời Sƣgan
vẫn đƣợc xuất bản với đội ngũ dịch thuật nhƣ nhà thơ Xuân Diệu, Tế Hanh, Hoàng

Trung Thông…và những ngƣời am hiểu ngôn ngữ Nga nhƣ Thúy Toàn, Việt
Thƣơng…
Năm 1979, Thái Bá Tân bắt tay dịch Epghenhi Oneghin cho đến năm 1985 thì
hoàn thành và đến tay độc giả.
Năm 1985, 1986 Truyện ngắn của A.X.Puskin và Tuyển tập văn xuôi của Puskin
(bản dịch của Đỗ Hồng Chung) đƣợc NXB ĐH&THCN ấn hành.
Kỷ niệm 150 năm ngày mất của Puskin tức năm 1987, nhà xuất bản Sân khấu
giới thiệu Tuyển tập kịch gồm bi kịch Bôrix Gôđunôp và chùm bi kịch nhỏ: Môza và
Xelêri, Ngƣời khách bằng đá, Hiệp sĩ keo kiệt, Bữa tiệc thời dịch hạch (bản dịch của
Thúy Toàn và Thái Bá Tân); NXB Văn hóa cho ra mắt bản trƣờng ca Ruxlan và
Liutmila cùng một số truyện cổ tích bằng thơ của Puskin (bản dịch của Việt Thƣơng).
Với những công trình sƣu tầm và dịch thuật nhƣ thế đã đem đến cho bạn đọc ngƣời
Việt cái nhìn tƣơng đối toàn diện về thiên tài văn chƣơng Puskin.
Năm 1992, NXB Lao động in tập Dựng đài kỷ niệm gồm bài thơ của Puskin dƣới
hình thức song ngữ Việt – Nga do Lƣơng Trọng Lãnh dịch.
Cùng với những bản dịch tác phẩm là những công trình nghiên cứu phê bình về
Puskin. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về Puskin đƣợc tiến hành vào cuối những năm
50, bộ giáo trình Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX của giáo sƣ Hoàng Xuân Nhị là
công trình nghiên cứu đầu tiên về văn học Nga cũng nhƣ về Puskin. Tiếp đó là Lịch sử
văn học Nga thế kỷ XIX của trƣờng đại học Sƣ Phạm I Hà Nội (chƣơng Puskin do
Nguyễn Văn Giai viết) và bộ Lịch sử văn học Nga (Đại học và trung học chuyên
nghiệp, Hà Nội, 1932) của trƣờng đại học Tổng Hợp Hà Nội (chƣơng Puskin do Đỗ
Hồng Chung biên soạn).
Chuyên luận Puskin – nhà thơ Nga vĩ đại của Đỗ Hồng Chung là một công trình
nghiên cứu công phu, tỉ mĩ và cụ thể. Tác giả Đỗ Hồng Chung đã nhận định “Puskin là
3


đại diện xứng đáng nhất, toàn vẹn nhất cho văn học Nga, tổng kết sự phát triển của quá
khứ, mở ra một giai đoạn mới cao hơn, chuẩn bị cho tƣơng lai huy hoàng”. Puskin

đƣợc đánh giá là đại biểu mở đầu của phƣơng pháp sáng tác hiện thực và là ngƣời có
công mang ngôn ngữ Nga về với ngƣời Nga.
2.2. Những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Người con gái viên đại úy
của A.X.Puskin
Cùng với tiểu thuyết thơ Epghênhi Ônhêghin, tiểu thuyết Ngƣời con gái viên đại
úy cũng đƣợc coi là bộ bách khoa toàn thƣ về cuộc sống Nga. Tuy nhiên những công
trình nghiên cứu về tác phẩm này chƣa nhiều và chƣa thực sự tập trung. Gần đây nhất
mới chỉ có một số Luận văn, Luận án: Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi A.S.Puskin
(Thành Đức Hồng Hà - trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội) đã nhắc đến tiểu thuyết
Ngƣời con gái viên đại úy. Luận văn tốt nghiệp đại học của Nguyễn Thị Tƣờng Vi, Đại
học Cần Thơ đã nghiên cứu vấn đề Hình tƣợng nhân vật quý tộc trong tiểu thuyết
Ngƣời con gái viên đại úy của A.X.Puskin và đề tài Nhân vật-ngƣời kể chuyện trong
tiểu thuyết Ngƣời con gái viên đại úy của A.X.Puskin của tác giả Nguyễn Thị Hƣơng
Giang - Luận văn tốt nghiệp Đại học, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội cũng đã đề cập
đến vấn đề không gian - thời gian trong tác phẩm nhƣng chỉ dừng lại ở điểm nhìn của
nhân vật với Điểm nhìn bên ngoài gắn với những sắc màu không gian.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, tiểu thuyết Ngƣời con gái viên đại
úy còn đƣợc nhắc đến khá nhiều trong các bài nghiên cứu phê bình, bài báo, báo cáo
khoa học… Có thể kể đến:
Bài viết của tác giả Hà Thị Hòa với đề tài Con gái viên đại úy-đỉnh cao văn xuôi
của Puskin trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Đại học Sƣ phạm Hà Nội năm 2004.
Tác giả Nguyễn Thúy Loan cũng đã đề cập đến sự phát triển tâm lý, tính cách
của nhân vật Grinhốp thông qua bài viết Tiểu thuyết Ngƣời con gái viên đại úy trên
website .
Trong bài nghiên cứu phê bình của tác giả Lê Thời Tân trên website
Phebinhvanhoc.com.vn, vấn đề lịch sử và văn học trong tiểu thuyết Ngƣời con gái viên
đại úy đã đƣợc phân tích rõ ràng qua bài viết Ngƣời con gái viên đại úy-câu chuyện
dùng sử đọc văn và việc lấy văn viết sử.
Đặc biệt, khi tìm hiểu về các công trình, các bài viết nghiên cứu tiểu thuyết
Ngƣời con gái viên đại úy của A.X.Puskin, ta không thể không nhắc tới bài viết của tác

4


giả Lã Nguyên trên website với nhan đề Cấu trúc tƣ
tƣởng của Ngƣời con gái viên đại úy. Bài viết khẳng định Grinhốp không phải là cái
loa phát ngôn cho tƣ tƣởng của Puskin. Chàng là một quý tộc Nga, là con ngƣời của
thế kỷ XVIII, mang trên mình dấu ấn của thời đại .
Nhìn chung, tiểu thuyết Ngƣời con gái viên đại úy của A.X.Puskin đã thu hút
đƣợc sự quan tâm rất lớn của giới nghiên cứu, phê bình Việt Nam. Các bài nghiên cứu,
bài báo ở trên quan tâm đến nhiều khía cạnh khác nhau trong tác phẩm. Tuy nhiên,
chƣa có một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu sâu về nghệ thuật trong tiểu thuyết
Ngƣời con gái viên đại úy của Puskin nói chung
Chính vì lẽ đó, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu này mong góp một phần
công sức nhỏ trong sự nghiệp nghiên cứu Puskin ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng chúng tôi nghiên cứu trong đề tài này là: “nghệ thuật tiểu thuyết
Ngƣời con gái viên đại úy của A. X. Puskin”.
 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi trong đề tài này là tiểu thuyết Ngƣời con gái
viên đại úy của tác giả Cao Xuân Hạo dịch, xuất bản năm 1996.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phƣơng pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Marx làm nền tảng,
chúng tôi tiến hành khóa luận chủ yếu với phƣơng pháp nghiên cứu: thi pháp học, tự
sự học.
Ngoài ra, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau
nhằm khai thác tốt nhất và có hiệu quả nhất nội dung đƣợc đề cập. Có thể kể đến một
số phƣơng pháp chủ yếu nhƣ: phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp so sánh, phƣơng
pháp tổng hợp… Ngoài ra, khóa luận cũng sử dụng những kiến thức liên nghành nhƣ:
lý thuyết xã hội học, văn hóa học để khám phá tác phẩm từ góc nhìn nghệ thuật.

5. Đóng góp của đề tài
- Chỉ ra cấu trúc trần thuật, hệ thống và phƣơng thức xây dựng nhân vật, nghệ
thuật xử lý không gian và thời gian của Puskin trong tác phẩm Ngƣời con gái viên đại
úy. Từ đó thấy đƣợc nghệ thuật tiểu thuyết và những đóng góp quan trọng của Ông đối
với văn học Nga nói riêng và văn học thế giới nói chung.
5


Có những đóng góp trên khoá luận sẽ là một tài liệu bổ ích cho việc học tập,
nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm Puskin ở Việt Nam.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của khóa luận
gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cấu trúc trần thuật trong tiểu thuyết Ngƣời con gái viên đại úy
Chƣơng 2: Hệ thống và phƣơng thức xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Ngƣời
con gái viên đại úy
Chƣơng 3: Cấu trúc không gian và thời gian trong tiểu thuyết Ngƣời con gái viên
đại úy

6


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CẤU TRÚC TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGƯỜI
CON GÁI VIÊN ĐẠI ÚY
1.1.Nghệ thuật phối kết điểm nhìn
Trần thuật là phƣơng thức chủ yếu của tác phẩm tự sự, sách lý luận văn học do
Trần Đình Sử, Phƣơng Lựu, Nguyễn Xuân Nam biên soạn cũng viết: “thành phần của
trần thuật trƣớc hết ứng với cốt truyện còn bao gồm cả các tính chất tĩnh tại nhƣ đoạn
giới thiệu lai lịch (tiểu sử) nhân vật, trình bày tình trạng hiện tại, miêu tả chân dung,

ngoại cảnh, tả đồ vật, tái hiện tâm trạng, hồi tƣởng các đoạn đối thoại có tính chất
kịch, các đoạn độc thoại, những lời bình luận của tác giả bám sát theo hoạt động của
nhân vật .
Điểm nhìn trần thuật (the point of view) là vấn đề cơ bản, then chốt của kết cấu
nghệ thuật. Là vị trí, chỗ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá, sự vật, hiện tƣợng trong
tác phẩm, điểm nhìn nghệ thuật biểu hiện qua các phƣơng diện nhƣ ngôi kể, cách gọi
tên nhân vật, cách dùng từ ngữ, kiểu câu...Không thể tạo ra tính nghệ thuật nếu không
chọn đúng vị trí để đặt điểm nhìn. Để bức chân dung về các nhân vật trở nên sinh động
và sắc nét hơn, không chỉ về ngoại hình mà còn cả về tính cách, tác giả đặt nhân vật
vào tụ điểm của nhiều lăng kính. Điểm nhìn trở thành camera dẫn dắt ngƣời đọc vào
mê cung văn bản ngôn từ. Tiếp xúc tiểu thuyết Ngƣời con gái viên đại úy ta thấy
Puskin không hề xây dựng cố định một điểm nhìn mà là một sự đan xen phối kết giữa
các điểm nhìn.
Điểm nhìn trần thuật là một yếu tố vô cùng quan trọng trong sáng tạo văn học, nó
quy định và chi phối các thành tố khác của trần thuật nhƣ: nhịp điệu trần thuật, thời
gian trần thuật, đối tƣợng trần thuật và giọng điệu trần thuật… Sẽ không thể có trần
thuật nếu không có điểm nhìn, bởi nó thể hiện sự quan tâm và đặc điểm của tác giả
trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật.
Puskin đã tạo nên một thế giới điểm nhìn phong phú trong tiểu thuyết của Ông.
Đó là sự đa dạng của điểm nhìn. Trong tiểu thuyết của Puskin, phần lớn điểm nhìn
đƣợc trao cho nhân vật và cuộc sống con ngƣời luôn đƣợc nhìn dƣới nhiều góc độ
đồng thời gắn với những khoảng không gian, thời gian khác nhau. Tiểu thuyết Ngƣời
con gái viên đại úy của Puskin đƣợc kể ở ngôi thứ nhất, vì thế điểm nhìn trần thuật chủ

7


yếu là nhân vật “tôi” - ngƣời kể chuyện. Nổi bật trong tiểu thuyết của ông là ngƣời kể
chuyện với điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài.
1.1. Ngƣời kể chuyện với điểm nhìn bên trong – phƣơng thức trần thuật có

tính chất nội quan.
Điểm nhìn bên trong thƣờng gắn với hình tƣợng ngƣời trần thuật ngôi thứ nhất.
Nó xuất hiện khi ngƣời kể chuyện xâm nhập vào suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật. Vì
thế thƣờng mang tính chủ quan hoặc dễ gây cho ngƣời đọc cảm giác về tính chủ quan
của ngƣời kể. Nếu điểm nhìn bên ngoài là tình huống ngƣời kể chuyện đứng từ ngoài
để quan sát câu chuyện thì điểm nhìn bên trong là sự quan sát từ cảm nhận nội tâm
nhân vật. Nó cho phép trần thuật qua một tâm trạng cụ thể, tái hiện đời sống nhân vật
một cách sâu sắc.
Sử dụng ngôi kể thứ nhất, nhân vật kể về chính cuộc đời anh ta làm cho độc giả
có niềm tin vào câu chuyện mà anh ta kể. Độc giả sẽ vui buồn, lo âu, hồi hộp trƣớc
mỗi sự kiện mà anh ta trải nghiệm, ngƣời đọc hầu nhƣ luôn phải tiếp cận với một cái
gì dƣờng nhƣ chƣa hoàn tất, chƣa xong xuôi về quá trình diễn tiến của nội dung, sự
kiện, nhân vật không có điều gì bí ẩn đối với ngƣời kể chuyện.
Puskin sử dụng điểm nhìn bên trong để cho nhân vật chính xƣng “tôi” đồng thời
là nhân vật chính Grinhốp. Đây là cách tốt nhất để nhân vật chính nói lên tiếng nói của
mình và hồi tƣởng lại thông qua dòng độc thoại nội tâm, những mối quan hệ những
diễn biến phức tạp của tâm lý nhân vật trong hành trình đi đến trải nghiệm một cuộc
sống mới của mình.
Khi kể về cuộc đời mình nhân vật tôi đã bắt đầu câu chuyện của mình từ khi còn
ở trong bụng mẹ “Tôi hãy nằm trong bụng mẹ thì đã đƣợc ghi tên vào làm trung sĩ ở
trung đoàn Xemionốpxki, nhờ ơn quan thiếu tá cận vệ là công tƣớc B., một ngƣời có
họ gần với nhà tôi”[20;410].
cuộc sống của một ngƣời quý tộc, cha mẹ có gia thế nhƣng khi lên năm tuổi thì
Grinhốp đã đƣợc giao cho bác giám mã Xavêlích chăm sóc dạy dỗ. Cuộc sống cứ chơi
bời cùng với ngƣời hầu nhƣ vậy cho đến khi lên mƣời sáu tuổi đến đây cuộc sống của
Grinhốp thay đổi “Thắm thoắt tôi đã đƣợc 16 tuổi. Đến đây thì cuộc đời tôi thay đổi.
“Hồi ấy là vào mùa thu. Một hôm mẹ tôi đang ngồi trong phòng khách nấu mứt
trộn mật, còn tôi thì liếm môi liếm mép lân la đứng xem những cái bọt tăm sủi lên trên
nồi mật ....”[20;413-414. khi nghe tin mình đƣợc nhập ngũ và phục vụ cho quân đội,
8



Grinhốp cảm thấy rất vui mừng “nỗi lòng hân hoan của tôi thì khó lòng mà tả nổi.
Trong trí óc tôi, tòng ngũ có nghĩa là đƣợc sống tự do, tha hồ vui chơi ở Peterburg.
Tôi tƣởng tƣợng mình đƣợc làm sĩ quan cận vệ mà mừng quýnh lên; theo ý tôi thì quả
là một điều diễm phúc tuyệt trần rồi vậy”[20;414].
Những dòng độc thoại những suy nghĩ của nhân vật tôi cho thấy anh rất muốn
đƣợc đi đâu đó, rời khỏi vòng tay bố mẹ để đƣợc tự do để vui chơi không còn bị quản
từ gia đình. Mặc dù vui sƣớng nhƣng cũng rất hồi hộp, lo lắng và tò mò không ngớt
của Grinhốp trƣớc nét bút của cha khi đặt xuống bức thƣ “ Lòng tò mò cứ day dứt
khiến tôi đứng ngồi không yên. Nếu không đi peterburg thì còn đi đâu nữa kia chứ?
Tôi nhìn không rời mắt khỏi chiếc bút lông ngỗng của cha tôi đang chậm chạp đƣa
trên tờ giấy. Cuối cùng cha tôi đã viết xong. Ngƣời bỏ bức thƣ và tờ hộ chiếu vào
trong phong bì, niêm lại, tháo mục khỉnh, rồi gọi tôi lại bảo “Mày cầm bức thƣ này
đƣa cho ông Andray Karlovich R. Ông ấy là bạn đồng ngũ cuả tao đấy. Mày sẽ đi
Ôrenburg mà tòng quân dƣới quyền Anđrây Karlovich, nghe chƣa?”[20;416].
Lo lắng, độc thoại một mình tự đƣa ra những câu hỏi trong đầu, suy nghĩ, tự chất
vấn bản thân, nhân vật tôi cảm thấy rất bối rối và hồi hộp nhƣng cuối cùng sự lo lắng
cũng đã trở thành hiện thực đối với anh, khi anh cầm bức thƣ cha đƣa “Mày cầm bức
thƣ này đƣa cho ông Anđrây Karlovich R. Ông ấy là bạn đồng ngũ của tao đấy. Mày
sẽ đi ôrenburg mà tòng quân dƣới quyền của Anđrây Karlovich, nghe chƣa?”
[20;416]. Sự vui mừng và phấn khởi chƣa đƣợc bao lâu thì buồn và thất vọng trở lại vì
không đƣợc nhƣ ý “Thế là tất cả những niềm hy vọng tốt đẹp của tôi đều đã sụp đỗ
hoàn toàn. Nhƣ vậy tôi sẽ không đƣợc sống vui vẻ ở pêterburg, mà lại phải kéo lê cuộc
đời tẻ ngắt ở một nơi xa xôi hẻo lánh. Chỉ mới một phút trƣớc đây thôi, tôi đang hân
hoan nghĩ đến cuộc đời lính, thế mà bây giờ đối với tôi nó lại là một điều bất hạnh vô
cùng”[20;416].
Trong hoàn cảnh nhiều biến cố xảy ra, cuộc đời Grinhôp cũng bị cuốn theo
những khúc quanh co ấy. Anh dần dần biến đổi, trƣởng thành hơn. Chấm dứt khoảng
đời êm đềm, nhạt nhẽo. Anh hòa vào cuộc chiến lịch sử. Ở đây anh gặp Pugatsốp.

Chính ngƣời này làm anh thay đổi.
Anh không suy nghĩ đƣợc gì chỉ thấy “tôi thấy trong tôi có một sự biến đổi lớn
lao: những xúc động đang lay chuyển tâm hồn tôi còn ít làm tôi khổ sở hơn là cái tâm

9


trạng u uất mà ít lâu nay tôi đã trãi qua ”. Những suy nghĩ đó dƣờng nhƣ là một điềm
dự báo cho những thay đổi sau này trong cuộc đời anh.
Grinhốp kể về nguyên nhân xảy ra sự kiện lịch sử chính là cuộc khởi nghĩa nông
dân cuối năm 1773 – đầu 1774 nhƣng sau đó là “những biến cố kỳ lạ mà tôi đã đƣợc
chứng kiến (ở tỉnh Orenburg) Cái tỉnh rộng lớn và giàu có này vốn có nhiều dân tộc
bán khai ở. Bọn họ mãi gần đây mới thừa nhận quyền cai trị của các vua Nga. Họ liên
tiếp nổi loạn, lại không quen với luật lệ và sinh hoạt có quy cũ, hơn nữa bản tính lại
nhẹ dạ mà hung ác khiến chính phủ phải giám sát không ngừng, nhằm bắt họ phải
khuất phục. Những nơi địa thế thuận tiện đều có xây đồn luỹ. Dân cƣ ở đó phần lớn là
ngƣời Cô-dắc đã từ xƣa chiếm cứ miền ven sông Iaích. Nhƣng dân Cô-dắc vốn có
nhiệm vụ duy trì yên tĩnh và an toàn ở miền này, ít lâu nay lại trở thành những thần
dân không yên tĩnh và không an toàn tí nào đối với chính phủ. Năm 1772, trong thị
trấn thủ phủ của họ có xảy ra một vụ rối loạn. Nguyên nhân vụ này là những biện
pháp khắc nghiệt do thiếu tƣớng Tơraobenbéc thi hành nhằm bắt quân đội phục tòng
mệnh lệnh. Kết quả là Tơraobenbéc bị giết một cách man rợ, quân lính tự ý thay đổi
bộ chỉ huy, và cuối cùng là cuộc nổi loạn bị trấn áp bằng đạn ria đại bác và những
hình phạt tàn khóc”. Những việc rối ren, ầm ĩ đó đã xảy ra trƣớc khi Grinhốp đến đồn
Belogorxcơ thuộc tỉnh Orenburg. Cho đến tháng 10 năm 1773, nhân dân bắt đầu nổi
loạn thực sự quy mô do Pugatsốp cầm đầu. Họ đứng dậy chống đối triều đình, làm
lung lay ngai vàng Nga hoàng. Họ đòi tự do và yêu cầu xóa bỏ những chế độ cai trị hà
khắc.
Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa là Emêlian Pugatsốp một tên Côdắc vùng sông
Đông. Đƣơng đầu cùng Pugatsốp là một việc không thể tránh khỏi. Bọn phản bội tôn

Pugatsốp làm “đức vua”. Chỉ còn lại ông đồn trƣởng, Ivan Ignatôvích và Grinhốp là
tiếp tục chiến đấu. Ông đồn trƣởng thà chết vẫn không công nhận Pugatsốp là vua
“mày không phải là vua của ta, mày là đồ trộm cƣớp và giặc cỏ”[20;504]. Grinhốp
cũng vậy “tôi thà bị hành hình một cách thảm khốc còn hơn là chịu làm một việc ô
nhục nhƣ vậy”[20;506]. Lập trƣờng và tƣ tƣởng của anh đã bộc lộ rõ qua câu nói đó.
Anh thà chết một cách kiêu hãnh nhƣ ông đồn trƣởng còn hơn làm việc sĩ nhục “hôn
tay giặc”. Dù giá treo cổ trƣớc mặt, anh vẫn không hề nao núng tinh thần.
Nhƣng không biết vì cớ gì Pugatsốp lại tha chết cho anh? Vì tấm lòng trọng đãi
với ngƣời anh hùng chăng? Hay vì sự trung thành và khẩn thiết của bác giám mã
10


Xavêlích? Tất cả đều không phải là lý do thuyết phục chúng ta…Grinhốp và Pugatsốp
hiện là kẻ thù một mất một còn đứng ở hai phe đối lập nhau. Nên đời nào Pugatốp lại
tha chết cho Grinhốp một cách dễ dàng nhƣ vậy? Nhƣng có điều Grinhốp cũng không
ngờ tới Pugatsốp – tên trộm cƣớp, giặc cỏ trƣớc mặt anh lúc này là ngƣời dẫn đƣờng
xƣa. Sự thật này có thể chấp nhận đƣợc hay không? Đối với Grinhốp tin tức từ bác
giám mã cung cấp làm anh hết sức bất ngờ “tôi không thể không lấy làm kinh dị về
những sự việc mắc míu với nhau một cách thật kỳ lạ…”. Do đó, Grinhốp biết đƣợc “tại
sao hắn lại tha chết cho tôi nhƣ vậy”. Nhƣng có phải chỉ vì cái áo tu- lúp da thỏ trong
mùa đông vậy sao? Nếu Pugatsốp là tên trộm cƣớp, giặc cỏ nhƣ tất cả mọi ngƣời trong
quân đội ông đồn trƣởng và quân Nga hoàng rêu rao thì hắn sẽ không bao giờ nhớ ơn
nghĩa xƣa. Hắn có thể lật lộng mọi tình nghĩa xƣa kia để treo cổ Grinhốp. Hắn đối xử
với Grinhốp nhƣ một kẻ chịu ơn phải trả ơn. Đứng về phía sĩ quan trong hàng ngũ
quân đội triều đình bị thua trong trận chiến mà nói thì hành động giặc tha chết cho
Grinhốp có thể không ngoài khả năng anh ta thông đồng với giặc hoặc đã bị mua
chuộc. Không phải mọi binh lính còn sống sót trong trận đánh đồn đều hàng giặc đó
sao? Hành động đó không phải là hành động sợ chết còn gì?
Pugatsốp từng nói lên ý định muốn anh theo hắn, hàng phục hắn và kêu gọi quân
Nga hoàng không chống lại hắn “ngƣời muốn nghĩ về ta thế nào thì nghĩ nhƣng hãy đi

theo ta. Ngƣơi cần gì so đọ vua này hay vua khác? Vua nào mà chả là vua. Ngƣời
phụng sự ta cho trung thành ngay thẳng rồi ta sẽ phong ngƣơi làm nguyên soái, làm
quận công…”[20;519]. Nhƣng nếu Grinhốp trung thành và phục tùng ông ta thì anh sẽ
phản bội lại danh dự quý tộc và Nữ hoàng. Nếu anh phản lại Nữ hoàng theo ông ta thì
anh cũng mang tiếng phản nghịch trở thành một ngƣời hai mặt. Do đó, anh chọn cách
trung thành tuyệt đối với một Vua “tôi là một ngƣời dòng dõi quý tộc; tôi đã tuyên thệ
với đức Nữ hoàng: tôi không thể theo ông đƣợc”[20;519].
Anh đã bộc lộ thái độ hết sức mâu thuẫn. Một mặt anh không công nhận kẻ thù là
Vua, không phản lại Nga hoàng nhƣng lại nhận sự giúp đỡ từ kẻ thù một cách nhiệt
thành. Anh không thể chối bỏ ý nghĩ mâu thuẫn lúc này trong anh “tôi lại nghĩ đến con
ngƣời đang nắm vận mệnh của tôi trong tay, con ngƣời mà số phận đã gắn bó với tôi
một cách thật là kỳ lạ và bền bí”. Anh thậm chí đã chất vấn bản thân mình với nhiều
câu hỏi khó tìm lời giải “tôi không sao phân tích nỗi những cảm xúc của tôi khi chia
tay với con ngƣời đáng sợ này, một tên cƣớp, một quái vật đối với mọi ngƣời, trừ mỗi
11


mình tôi”. Sự đấu tranh tƣ tƣởng trong con ngƣời Grinhốp nói lên rằng anh cũng đang
hết sức phân vân về nhân cách con ngƣời này – con ngƣời anh đang chống lại đây
cũng là ngƣời mà anh đang phải chịu ơn.
Đôi lúc anh không sao giấu đƣợc những cảm xúc thật đặc biệt khi đối diện với
Pugatsốp “nét mặt hắn đều đặn và khá dễ ƣa không lộ vẻ gì hung ác” rồi đến cử chỉ
cũng rất hóm hỉnh lại có vẻ hồn nhiên “Pugatsốp chăm chăm nhìn tôi, chốc chốc lại
nheo con mắt bên trái, có vẻ giễu cợt và ranh mãnh lạ lùng” làm tôi “phải bật cƣời
theo”. Anh để ý một cách tỉ mĩ từng cử chỉ, điệu bộ đến vẻ mặt của từng tên tƣớng
dƣới quyền của Pugatsốp. Anh có cảm xúc đặc biệt về bài dân ca họ hát. Đó là một
cảm xúc dài, huyền bí, lạ lùng “Tôi không sao tả nổi cái ấn tƣợng mà bài dân ca này
đã gây nên trong lòng tôi. Những lời ca về cái giá treo cổ đó lại là do những ngƣời sẽ
làm mồ cho giá treo cổ hát lên. Những khuôn mặt dữ tợn, những giọng hát hài hoà của
họ, cái điệu nhạc buồn man mác khiến cho lời ca đã có sức gợi cảm lại càng thêm có

sức gợi cảm mạnh hơn, tất cả những cái đó truyền cho tôi một cảm giác kinh hòang
thật huyền bí”[20;517]. Những con ngƣời lạc quan và đầy niềm tin tƣởng từ đâu có
đƣợc? Họ vui vẻ, lạc quan ca hát, ăn mừng chiến thắng, không gì có thể cản trở họ say
sƣa. Bài dân ca thể hiện niềm kiêu hãnh của ngƣời dân cày trƣớc Nga hoàng. Họ thanh
minh rằng họ không phải trộm cƣớp, họ làm nghề lƣơng thiện. Họ muốn đƣợc cuộc
sống bình yên. Bài ca nói lên tâm tƣ và ƣớc muốn đó. Chứng kiến những sự việc đó,
bản thân Grinhốp thật sự ngạc nhiên là điều dễ hiểu đƣợc. Anh là một quý tộc không
hiểu hết đời sống của dân cày là nhƣ thế nào? ngƣời côdắc ra sao? Con ngƣời anh từ
nhỏ đã bị nhồi nhét những tƣ tƣởng phân biệt giai cấp của quý tộc, đƣợc bao bọc trong
sự nuông chiều của gia đình. Khi tiếp xúc với Pugatsốp, đƣợc tận mắt thấy và nghe thì
anh mới vỡ nhẽ ra hắn không ác, không phải quái vật nhƣ mọi ngƣời thêu dệt nên. Con
ngƣời này cũng có những lúc cần phải ác, cũng có những lúc hiền thật hiền, đôi khi
cũng suy tƣ, trầm ngâm, nghĩ ngợi “đƣờng ta đi thì chật hẹp, chí ta thì nông cạn. Bọn
quân lính ta thì rất ranh ma…hễ bại trận một cái là chúng lấy đầu ta để chuộc lấy
mạng [20;559]. nhƣng đã làm gì là làm đến cùng “ta đã khởi đầu nhƣ thế nào, thì
cũng sẽ tiếp tục nhƣ thế cho đến cùng. Biết đâu rồi chẳng thành công! Kìa nhƣ Grisa
Ơtơrêpiép, chả lên ngôi ở Matxcơva còn gì”[20;559]. Anh lo lắng cho số phận
Pugatsốp. Sau này, giá treo cổ sẽ vùi dập con ngƣời này, sẽ là dấu chấm hết cuộc đời
của ông ấy. Nghĩ đến đó anh không khỏi bàng hoàng, buồn bực “Pugatsốp, Pugatsốp,
12


tại sao ngƣơi lại không tìm cái chết dƣới một ngọn lƣỡi lê hay một tràng
đạn”[20;582]. Qua lời nói đó anh cho chúng ta thấy đƣợc một cảm giác tiếc nuối đang
lan tỏa trong ngƣời anh chỉ là anh không bộc lộ một cách rõ ràng. Vì ân tình khi xƣa
ông ta đã giúp đỡ Grinhốp, anh không thể nào phủ nhận “khi nghĩ đến Pugatsốp, tôi
không thể nào không nhớ rằng hắn đã tha chết cho tôi trong một giờ phút kinh hoàng
nhất của đời tôi, và hắn đã cứu ngƣời yêu của tôi thoát khỏi tay tên Svabrin đốn
mạt”[20;582]. Anh nợ ông ta nhiều điều và nợ ân tình thì không thể nào trả hết đƣợc.
Nhƣng trong giờ phút Pugatsốp bị đem đi treo cổ thì Grinhốp không thể làm đƣợc gì

cả. Vì anh là một quý tộc, một sĩ quan trung thành tuyệt đối trong quân đội Nga hoàng.
Cũng nhƣ anh trung thành với lời thề và coi trọng danh dự qúy tộc hơn cả tính mạng.
Tên cầm đầu cuộc khởi nghĩa nông dân bị bắt đồng nghĩa với cuộc chiến chấm dứt.
Tác giả khéo léo đƣa ra tình huống éo le để nhân vật tự kiểm nghiệm và tự làm
chủ bản thân mình. Từ hoàn cảnh căng thẳng buộc nhân vật bộc lộ tính cách mình.
Khai thác biện pháp xây dựng nội tâm nhân vật, Puskin đƣa chúng ta vào tình huống
gay cấn, đƣa cốt truyện lên cao trào nhiều đoạn thắt nút, mở nút hồi hộp. Có những lúc
Grinhốp tự mâu thuẫn trong suy nghĩ của chính mình. Đôi khi anh tự lý giải cho hành
vi đó rồi lại tự bác bỏ chính mình. Qua nhân vật Grinhốp chúng ta thấy đƣợc con
ngƣời Pugatsốp. Chúng ta cũng đang phân vân, mâu thuẫn trong suy nghĩ khi đánh giá
về việc làm của con ngƣời này. Độc giả cũng gần nhƣ mơ hồ, mông lung nhƣ chính tác
giả khi giải quyết vấn đề này.
Puskin đã nhìn cuộc khởi nghĩa nông dân từ chính điểm nhìn của kẻ thù của họ,
đó chính là giai cấp quý tộc. Thứ nữa, trần thuật từ ngôi thứ nhất đáp ứng nhu cầu,
khát vọng giải bày của Grinhốp về những chặng đƣờng đã trải qua của một sĩ quan quý
tộc. Để cho Grinhốp tự kể là cách Puskin tạo ra hình thức tồn tại cho nhân vật của
mình. Đây là kiểu trần thuật phổ biến trong văn học thế kỉ XVIII. Dựa trên câu chuyện
cuộc đời đƣợc viết bởi những ngƣời đã sống trong cuộc đời ấy. Cái mới của Puskin là
không đẩy câu chuyện trở thành hình thức triết lí lịch sử, mà đơn giản nhà văn chỉ
“phản ánh những nguyên nhân dẫn đến sự thật trong trái tim con ngƣời, những sự thật
mà các biến động của chúng đã bị các giới sử học bỏ qua” Bao trùm lên toàn bộ câu
chuyện là cái nhìn mang tính hồi tƣởng. Bởi đây là bút kí gia phả Grinhôp viết lúc về
già để dạy dỗ cháu trai: “Ta bắt đầu viết bút kí cho cháu, hay đúng hơn là viết lời tự
thú chân thành, với niềm tin sâu sắc rằng nó sẽ có lợi cho cháu”. Với suy nghĩ ấy,
13


Grinhôp đã ghi lại chuyện đời mình khá cụ thể, chi tiết, bằng những cảm nhận chính
mình thời trẻ, cảm nhận của một thanh niên quý tộc.
Điểm nhìn thời gian thể hiện khá rõ qua những từ “ấy”, “nay”, “bây giờ”… có

tác dụng chuyển thời gian vật lí với các phạm trù “hiện tại” – “quá khứ” – “tƣơng lai”
về thời gian tâm lí theo phƣơng cách quá khứ - hiện tại – quá khứ. Đó cũng là phƣơng
thức viết bút kí của Grinhôp – phƣơng thức hồi tƣởng. Có thể kể ra đây -“Khi tôi hồi
tƣởng lại rằng những việc này xảy ra trong thời đại tôi và tôi đã sống cho đến cái thời
buổi yên lành của triều đại Alecxandrơ…”.
- “Tôi sẽ không kể lại cuộc hành quân của chúng tôi và đoạn kết thúc của chiến
tranh. Chỉ xin nói vắn tắt rằng…”[20;58].
Grinhôp là nhân vật trực tiếp tham gia vào câu chuyện trong tác phẩm, là một
ngƣời “nhập cuộc”, nên đằng sau câu chuyện về cuộc đời chàng là điểm nhìn của một
chàng thanh niên quý tộc. Grinhôp lại còn rất trẻ, tâm hồn trong sáng, chƣa từng trải
việc đời nên cái nhìn của chàng tƣơi mới và đầy niềm tin nhƣ chính tâm hồn sôi nổi và
nhiệt thành của chàng.
Câu chuyện của bà đồn trƣởng đã mang đến cho Grinhốp cái nhìn mới về con
ngƣời nơi đồn ải “Hai mƣơi năm về trƣớc, khi chúng tôi ở trung đoàn chuyển về đây,
thì nói có trời đất, tôi cũng sợ cái quân tà giáo chết tiệt ấy lắm! Có khi cứ hễ thấy mấy
cái mũ lông, hay nghe thấy chúng nó rít lên là hồn vía bay lên mây cả, cậu ạ! Nhƣng
bây giờ thì quen rồi, dù họ có bảo là bọn giặc đang ở ngoài đồn rồi, thì tôi cũng cứ
bình chân nhƣ vại”[20;450]. Hay sự việc xảy ra mới đây “Năm kia, nhân ngày lễ
thánh của tôi, ông Ivan Cuzmich tự nhiên bày chuyện đƣa khẩu đại bác ra bắn, thế là
con Mrria nhà tôi sợ quá tƣởng suýt chết kia đấy. Từ dạo ấy, chúng tôi chả bao giờ
bắn khẩu đại bác chết tiệt ấy nữa”[20;451]. Tƣởng nhƣ đây chỉ là câu chuyện kể bình
thƣờng về một thời đã qua nhƣng đã cho Grinhốp thấy vẻ đẹp của những con ngƣời
nơi đồn ải, họ là những con ngƣời kiên cƣờng và dũng cảm. Còn câu chuyện về Maria
lại nhƣ đang ngầm báo hiệu cho Grinhốp để sau này anh chính là ngƣời chở che, chăm
sóc cho ngƣời con gái mong manh, trong sáng này.
Quay trở lại nơi đã từng rất quen thuộc để cứu lấy ngƣời con gái mình yêu: Lòng
tôi se lại khi chúng tôi bƣớc vào căn phòng đã từ lâu quen thuộc, trên tƣờng vẫn còn
treo cái bằng khen của viên đại úy đã quá cố, nhƣ một tấm mộ chí rầu rĩ của thời êm
đẹp đã qua. Pugatshốp ngồi lên chiếc trƣờng kỷ mà ngày xƣa Ivan Cuzmich thƣờng
14



ngồi ngủ gật, trong khi vợ ông ta thao thao nói những chuyện trên trời dƣới đất. Tất cả
những gì trƣớc mắt nhƣ vẫn còn nguyên trong trái tim Grinhốp, dƣờng nhƣ nó mới chỉ
là ngày hôm qua, khiến nhân vật dâng trào lên một cảm xúc nghẹn ngào để từ đây
nhân vật càng thấm thía hơn trách nhiệm và tình cảm của mình với Maria.
Việc hồi tƣởng lại những sự việc đã xảy ra và kể lại cho Grinhốp nghe của bà cố
đạo đã để lại ấn tƣợng trong suy nghĩ của nhân vật, đặc biệt là ngƣời hầu Palasca,
Grinhốp đã có suy nghĩ riêng khi hồi tƣởng lại câu chuyện này, có nhận xét về những
việc làm của nhân vật trong câu chuyện vừa đƣợc nghe: (Palasca thật là một cô gái can
đảm tháo vát, cả đến viên đội Cozac chị ta cũng bắt phải nhảy múa theo tiếng sao của
chị).
Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là những sự kiện đƣợc nhân vật hồi tƣởng và kể lại
nhƣng thời gian trần thuật lại đƣợc lùi về hiện tại. Sở dĩ tác giả xử lý thời gian nhƣ vậy
nhằm làm cho câu chuyện chân thực hơn, sinh động hơn trong cái nhìn chủ quan của
chính ngƣời kể chuyện với tƣ cách là ngƣời trong cuộc và cũng đứng từ lập trƣờng của
ngƣời ngoài cuộc - bạn đọc để đánh giá sự việc một cách khách quan hơn. Đan xen
vào những câu chuyện hồi tƣởng của nhân vật Grinhốp, ta vẫn thấy thời gian hồi tƣởng
xuất hiện trong dòng suy nghĩ của nhân vật tại thời điểm nói và những câu chuyện kể
của các nhân vật khác về những sự việc đã xảy ra trong quá khứ, để nhân vật có nhận
thức đánh giá sâu sắc hơn về những sự việc đang xảy ra ở hiện tại và có định hƣớng
cho tƣơng lai.
Từ ngôi kể thứ nhất ở điểm nhìn bên trong, những suy nghĩ, tình cảm của nhân vật
đƣợc hiện lên rõ nét không phải bằng những dòng chữ hiển hiện, không phải bằng
những ký ức rõ nét mà các nhân vật kể lại mà chính bằng những gì mà họ đã quên, đã
cố tình quên hoặc không biết rõ. Bản thân việc sử dụng điểm nhìn bên trong đã mang
tính mới mẻ, đi ngƣợc lại lối mòn và khẳng định tâm huyết tìm tòi và đổi mới kỹ thuật
tiểu thuyết của Puskin.
1.1.1. Ngƣời kể chuyện với điểm nhìn bên ngoài- phƣơng thức trần thuật có
tính chất ngoại quan

Với việc sử dụng điểm nhìn bên ngoài thì chúng ta thấy điểm nhìn của ngƣời kể
chuyện tƣơng đƣơng điểm nhìn của nhân vật, tức là nhân vật quan sát thấy gì thì ngƣời
kể chuyện thấy cái đó, không biết gì nhiều hơn. Kiểu ngƣời kể chuyện với điểm nhìn
tạo nên sự khách quan, đồng thời góp phần tạo ra những khoảng trống để ngƣời đọc
15


cùng lấp đầy với tác giả bằng cách phán đoán, hình dung những tình tiết, diễn biến tiếp
theo mà tác giả đã cố tình bỏ ngỏ.
Qua nhân vật Grinhop, Puskin miêu tả khá trung thực cuộc khởi nghĩa của
Pugatshốp. Cuộc đấu tranh nhân dân đƣợc nhìn từ hai phía: từ phía nhân dân và từ
phìa quý tộc. Ông không đứng trên cuộc khởi nghĩa để nhìn nhận nó nhƣ thế sẽ không
tránh khỏi sự chủ quan và phiến diện. Puskin muốn hỏi quá khứ để tìm lời giải đáp cho
hiện tại và suy nghĩ về tƣơng lai. Ông không kể lại một cách đơn điệu, cứng ngắc với
những thống kê con số vô hồn. Tác giả sử dụng nghệ thuật kể chuyện đặc biệt là ngôn
ngữ kể chuyện để thể hiện cái nhìn khác về sự kiện quá khứ, về nhân vật lịch sử bị
ngƣời dân đánh đồng là kẻ cƣớp, kẻ trộm. Ông dùng cách kể chuyện của chính ngƣời
trong cuộc để lên tiếng nói, thể hiện cách nhìn khác về Pugatsốp – lãnh tụ nhân dân.
Puskin chỉ làm công tác dẫn dắt, ông hoàn toàn giao phó cho nhân vật “tôi” làm chủ sự
việc và diễn biến cốt chuyện. Tình tiết câu chuyện diễn ra gần nhƣ trùng lắp với thời
gian lịch sử.
Puskin cho ta cái nhìn từ nhiều bình diện khác nhau, từ quan điểm của nhân dân
Pukin đã đứng về phía Pugatsôp và nông dân, từ quan điểm của triều đình Puskin hiểu
thái độ, sự ứng xử của triều đình Nga lúc bấy giờ.
Bên cạnh điểm nhìn của Grinhốp, để khắc phục sự phiến diện từ một điểm nhìn
duy nhất, Puskin tái tạo những cái nhìn riêng biệt dƣới dạng liên kết, trong đó các
phƣơng tiện ngôn ngữ thể hiện cái nhìn của nhân vật liên kết với những cái nhìn của
tác giả và các nhân vật khác. Trong tác phẩm có ba ngƣời kể: bản thân Grinhốp, ngƣời
ta kể với Grinhốp, và tác giả (Puskin). Thủ pháp này cũng đƣợc Puskin sử dụng trong
“Những truyện của Benkin”. Ngoài ra, trong tác phẩm còn hiện lên những nhân vật mà

với lối nói trực tiếp (đối thoại), chúng cải biến thƣờng là về cơ bản cái nhìn của truyện
kể. Vấn đề cái nhìn đƣa đến cho tác phẩm yếu tố năng động, mỗi cái nhìn đều cố đạt
đến tính chân lí và mong muốn khẳng định mình trong cuộc đấu tranh với những cái
nhìn đối lập.
Ở chƣơng X, cuộc đối thoại của các vị trong hội đồng quân sự dƣới sự điều khiển
của ngài thiếu tƣớng bộc lộ bản chất của giai cấp quý tộc Nga hoàng. Puskin đã thật
xuất sắc khi để cho giới quý tộc tự “phơi bày” mình. Họ phần lớn là những kẻ mƣu
mô, hèn nhát, nhu nhƣợc. Bởi vậy mà họ cho rằng cố thủ trong thành có đại bác có
tƣờng đá bảo vệ thì hơn là đem quân ra cầu may ở giữa chiến trƣờng. Với những phẩm
16


chất này thì quân đội Nga hoàng khó mà trụ lại trƣớc sự tấn công của cuộc khởi nghĩa
quy mô. Rõ ràng, cảm giác ái ngại và dự cảm về sự khủng hoảng của quân đội Nga
hoàng là điều mà Puskin đã đặt ra thông qua cái nhìn của chính những ngƣời trong giai
cấp quý tộc.
Điểm nhìn từ tầng lớp quý tộc từ các nhân vật: Grinhop, Svabrin, trung tá A.P.
Grinhop và Nữ hoàng Ecaterina. Grinhop là nhân vật chính đồng thời là ngƣời kể
chuyện, kể lại sự việc từ đầu đến cuối những gì mà anh chứng kiến và đƣợc nghe kể
lại, đồng thời cũng là câu chuyện về bản thân anh, làm cho độc giả có niềm tin vào câu
chuyện gây hứng thú cho sự tò mò, muốn đƣợc tìm hiểu và thẩm thấu tác phẩm.
Grinhốp thuộc tầng lớp quý tộc nhƣng anh lại không sống nhƣ một ngƣời quý tộc mà
bản thân anh dƣờng nhƣ thay đổi, nhân vật tôi đã đi sâu vào cuộc sống của nhân dân.
qua nhiều lần vấp ngã Grinhốp đã trƣởng thành hơn, biết suy nghĩ hơn. Khi quân
Putashop suất hiện, anh kể lại những gì đã xảy ra trong cuộc chiến tranh và cuộc sống
của bản thân mình trong cuộc chiến này. đây là một cuộc chiến tranh hung bạo của
nƣớc Nga, anh chứng kiến rất nhiều cái chết tàn khóc nhƣ cái chết của vợ chồng đại
úy... Là những ngƣời trung thành với Đức vua, sẵn sàng hy sinh chứ không bao giờ
phản bội. Về phía quân phiến loạn thì anh không hoàn toàn cho Pugatshốp là một kẻ
cƣớp, kẻ xấu mà anh đã nhìn nhận một cách khách quan trung thực về con ngƣời này,

một góc nào đó trong trái tim của Pugatshốp là lòng nhân hậu và vị tha luôn bênh vực
và bảo vệ cho những ngƣời yếu kém, những ngƣời cô đơn, là một ngƣời giữ trọn lời
hứa nói tha là sẽ tha “Rồi Pugatshop quay sang Maria Ivanôpna “- Đi ra đi, cô bé
xinh đẹp kia: ta cho cô đƣợc tự do.....” [20;565-567].
Pgatshốp tha chết cho Piốt Anđrêêvích trƣớc sự ngƣỡng mộ lòng trung thành và
quyết tâm một lòng phục vụ với một Đức vua mà mình tuyên thệ không sợ chết, không
vì địa vị hay danh vọng mà phản bội.
Qua điểm nhìn của Grinhốp cho ta thấy đây là một điểm nhìn rất trung thực và
phản ánh đúng sự thật về cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra (1773-1775). Anh tuyên thệ
với Đức vua, trung thành với Đức vua nhƣng khi đánh giá nhìn nhận sự việc anh đánh
giá một cách khách quan trên cơ sở là một ngƣời chứng kiến trải qua và nhìn nhận sự
việc một cách cụ thể và kể lại sự việc trên lập trƣờng của một quý tộc. Không nhìn câu
chuyện một cách phiến diện, mà nhìn một cách tổng thể từ nhiều mặt. Để từ đó độc giả

17


cũng có một cách nhìn nhận về lãnh tụ Pugatshốp không hoàn toàn là một con ngƣời
xấu, mà Pugatshốp còn là một ngƣời có tấm lòng nhân hậu và độ lƣợng.
Trãi qua mấy tuần sống ở đồn, Grinhốp nhận thấy sự xảo trá, hai mặt của
Svabrin. Những gì hắn nói hoàn toàn không đúng sự thật. Grinhốp nhận thấy con gái
viên đại úy là một cô gái “thông minh và giàu tình cảm”. Và anh cũng dần có tình cảm
với Maria nhƣng đã gặp ngay trở ngại lớn. Svabrin thực chất có yêu quý Marria
không? khi mà hắn ta lại chê bai và nói xấu gia đình ông bà đại úy? Hành động nhạo
báng việc Grinhốp làm thơ tặng Maria có phải vì lòng ghen tuông không? Grinhốp thì
chọn cách làm thơ để thể hiện tình cảm với Maria còn Svabrin thì hắn nghĩ “nếu cậu
muốn cô Maria lén đến phòng cậu khi hoàng hôn xuống, thì đừng có làm thơ tặng, mà
nên tặng cô ta một đôi hoa tai hơn”[20;455]. Rõ ràng trong lời nói hắn đã bộc lộ thái
độ chê bai thậm chí hạ thấp nhân cách, danh dự của Maria. Chính hành vi đó làm cho
chúng ta nhận ra bản chất con ngƣời này. Hắn có tƣ tƣởng chiếm hữu và vật chất hóa

trong tình yêu hắn là một kẻ vụ lợi.
Qua điểm nhìn và những hành động của Svabrin cho ta thấy đƣợc một Grinhốp
trung thành với Đức vua với danh dự quý tộc khẳng định lại một lần nữa ý chí và lòng
quyết tâm của anh “dù ai nói ngƣợc nói xuôi, lòng ta vẫn vững nhƣ kiềng ba chân”.
Không chỉ về danh dự quý tộc và sự trung thành với Đức vua mà cả trong tình yêu anh
còn là một ngƣời rất trung thực và có trách nhiệm trong tình yêu sẵn sàng hy sinh tất
cả để bảo vệ ngƣời mình yêu. Svabrin nhƣ là một điểm nền để tăng thêm sự nổi bật về
bản chất và con ngƣời của Grinhop.
Từ điểm nhìn của Đức nữ hoàng cho ta thấy đƣợc nhân vật Grinhốp nhƣ đƣợc
sống lại lần hai, chính Đức nữ hoàng đã lấy lại sự công bằng cho Grinhốp sau khi bị
Svabrin vu khống, anh đƣợc trả về với chính mình. bởi vì, là một ngƣời hết mực trung
thành với Đức vua và trung thành với danh dự của quý tộc chính vì lẽ đó mà anh cảm
thấy rất bực bội và xấu hổ khi bị vu oan. Grinhốp hiện lên với một vẻ đẹp nhân cách,
lòng trung thành và sự hy sinh trong tình yêu.
Đối với quân phiến loạn của Pugatsốp, mặc dù không dấu đƣợc mối thiện cảm
với họ nhƣng Puskin không hề lí tƣởng hoá. Họ phần lớn là những kẻ thất học, thiển
cận, ranh ma, thô lỗ, lấy giết chóc, trộm cƣớp làm phƣơng châm. Đây là những lời
nhận xét của vị chủ tƣớng về chính mình và quân lính trong cuộc đối thoại với
Grinhốp “Đƣờng ta đi thì chật hẹp, chí ta thì nông cạn. Bọn quân lính ta thì rất ranh
18


ma. Chúng là đồ trộm cƣớp mà lại. Ta phải luôn luôn đề phòng; hễ bại trận một cái là
chúng lấy đầu ta để chuộc lấy mạng ngay”[20;559]. Có thể nói, tuy vẫn còn rất nhiều
nhƣợc điểm nhƣng tấm lòng trung nghĩa, vì lẽ công bằng là phẩm chất cao đẹp nhất
của nghĩa quân Pugatsôp.
Một cách khái quát nhất, có thể thấy tác giả đã nhìn câu chuyện từ quan điểm
của nhân dân, toàn bộ nội dung tập bút kí đƣợc nhìn từ quan điểm nhân dân, nội dung
mỗi chƣơng dƣờng nhƣ đƣợc cô đọng thật tài tình bằng một bài dân ca, hay một vài
câu thơ đầy màu sắc dân gian:

Mai sau anh có gặp ngƣời
Đẹp hơn ngƣời cũ, anh thời quên tôi
Mai sau anh có gặp ngƣời
Không bằng ngƣời cũ, anh thời nhớ tôi.
Đấy là tình yêu trong sáng, hết mình, không vụ lợi, đƣợc nhìn từ quan điểm nhân
dân, giống nhƣ câu dân ca Việt Nam “Ngƣời về em dặn ngƣời rằng, đâu hơn ngƣời
kết, đâu bằng ngƣời đợi em”. Phong vị dân gian ấy là một trong những yếu tố để
Ngƣời con gái viên đại uý trở thành “bộ bách khoa toàn thƣ của cuộc sống Nga cuối
XVIII” (Biêlinxki).
Puskin muốn từ điểm nhìn nhân dân để nhìn lại lịch sử, xây dựng hình tƣợng
ngƣời anh hùng nhân dân mà “tất cả dân đen đều ủng hộ”. Puskin muốn tác phẩm viết
ra đƣợc nhân dân đón nhận, vì thế tính nhân dân đã thể hiện rõ ngay từ lời đề từ những bài thơ kì lạ và sống động gắn kết với từng chƣơng bút kí.
Nhìn từ quan điểm nhân dân, còn đƣa vào trong tác phẩm nhiều lối nói sử dụng
ca dao, tục ngữ Nga, tạo ra một phong vị dân gian đặc sắc. Diễn giải công việc “Cũng
định là đến giờ rung chuông nguyện, nhƣng bà cố đạo không cho”, hay động viên an
ủi: “Có trận mƣa rào thì khắc có nấm, mà đã có nấm thì khắc có giỏ”.
Đó là lời ăn tiếng nói của nhân dân, của ngƣời Nga với những hình ảnh rất đặc
trƣng: giờ rung chuông nguyện, bà cố đạo, nấm, hạt đay… Đó cũng là những hình ảnh
hết sức gần gũi, thân thuộc với cuộc sống hàng ngày của ngƣời Nga, với những thói
quen, phong tục Nga: ăn xúp bắp cải, muối nấm, xâu nấm phơi khô để dành ăn mùa
rét…
Thông qua điểm nhìn bên ngoài, từ những nhân vật xoay quanh Grinhốp cho ta
thấy đƣợc một Grinốp trƣởng thành hơn rất nhiều, thời gian đã chứng minh điều đó.
19


Biết suy nghĩ, quan tâm lo lắng cho ngƣời khác, giữ vững lòng trung thành với danh
dự quý tộc và đức vua mà mình tuyện thệ, trƣớc sau nhƣ một không thay đổi ý chí của
bản thân. Mỗi ngƣời đều có cách nhìn nhận về anh nhƣng chung quy lại là đã làm rõ
lên đƣợc bản chất con ngƣời anh. Từ những nhân vật trong tiểu thuyết và sự nếm trải

đầy mất mát trong cuộc khởi nghĩa nông dân do Pugatshốp cầm đầu. Đã cho thâý sự
thật lịch sử trong cuộc khởi nghĩa về lãnh tụ Pugatshốp và Grinhốp. Sự lục đục trong
giới quý tộc, chế độ hà khắc của Nga hoàng ở thời kỳ này đã dẫn đến cuộc khởi nghĩa
nông dân đổ ra. Buộc họ phải đứng dậy đấu tranh để giải thoát cho giai cấp cho chính
bản thân họ. Pugatshốp không hoàn toàn là một con ngƣời xấu mà vì xã hội đã đẩy anh
vào con đƣờng nhƣ vậy con đƣờng của sự đấu tranh chết chóc để đƣợc tự do.
1.2. Giọng điệu trần thuật
Giọng điệu trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của nghệ
thuật tự sự học. Đại văn hào Leptônxtôi đã từng nhận xét “Cái khó nhất khi bắt tay viết
một tác phẩm mới không phải chuyện đề tài, tài liệu mà phải chọn một giọng điệu
thích hợp”. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập
trƣờng, tƣ tƣởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện thực đƣợc miêu tả, thể hiện trong
lời văn, quy định cách xƣng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa
gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [26;134].
Tiểu thuyết Ngƣời con gái viên đại úy của Puskin đƣợc thể hiện dƣới nhiều
“giọng” khác nhau tạo nên một sự phong phú, đa dạng của các giọng kể. Giọng của tác
giả hòa lẫn với giọng nhân vật, hóa thân vào từng nhân vật thể hiện tinh thần dân chủ
và nhu cầu đối thoại, tranh biện đối với những vấn đề và những giá trị của cuộc sống.
Phối hợp nhiều giọng điệu, Puskin dƣờng nhƣ trao ngòi bút cho nhân vật để tự đó nói
lên giọng điệu riêng của mình. Nổi bật trong tiểu thuyết Ngƣời con gái viên đại úy của
Puskin là hai giọng điệu trần thuật cơ bản: Giọng chiêm nghiệm, suy tƣ, triết lý và
giọng chân thật, thƣơng cảm. Tuy nhiên, sự biểu hiện của các giọng điệu chủ yếu trên
cũng có sự đan cài, đổi chỗ một cách khá linh hoạt.
1.2.1. Giọng điệu suy tƣ, chiêm nghiệm và triết lý
Trong quá trình sáng tác, mỗi nhà văn đều phải trăn trở để tìm ra giọng điệu
nghệ thuật cho tác phẩm của mình, giọng điệu trong văn bản thể hiện cái giọng điệu
riêng mang thái độ, tình cảm và đánh giá của tác giả. Giọng điệu là yếu tố tạo thành
tính chỉnh thể của văn bản văn học. Hơn nữa ở mỗi tác phẩm văn chƣơng, giọng điệu
20



×