Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 79 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------

LÊ THỊ LINH

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
TUỔI THƠ DỮ DỘI CỦA PHÙNG QUÁN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: 2015 - 2019

Q ả

ăm 2019

i


Lời Cảm Ơ
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Giảng
viên ThS. Lƣơng Hồng Văn, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trƣờng
cùng các quý thầy cô giảng viên khoa Khoa học xã hội trƣờng Đại
học Quảng Bình, những ngƣời đã truyền đạt kiến thức trong suốt
bốn năm học qua. Với vốn kiến thức đƣợc tiếp thu trong thời gian
học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu mà còn là
hành trang quý giá để tôi vững vàng và tự tin bƣớc vào đời.


Xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, ngƣời thân
và bạn bè đã luôn sát cánh, ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đồng Hới, tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Lê Thị Linh

ii


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan và khẳng định đây là công trình nghiên cứu
của riêng chúng tôi. Các tài liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là
trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Lê Thị Linh

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................ 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ .....................................................................................................3

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................ 5
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................................5
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................................6
6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................................6
NỘI DUNG .....................................................................................................................7
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG .................................................7
1.1. Thế giới nghệ thuật và thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết ...................................7
1.1.1. Thế giới nghệ thuật ................................................................................................ 7
1.1.2. Tiểu thuyết và thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết .............................................8
1.2. Nhà văn Phùng Quán .............................................................................................. 11
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Phùng Quán ..................................11
1.2.2. Quan điểm sáng tác của Phùng Quán ..................................................................13
1.3. Tiểu thuyết đƣơng đại Việt Nam và tác phẩm Tuổi thơ dữ dội ............................. 14
1.3.1. Vài nét về tiểu thuyết đƣơng đại Việt Nam .........................................................14
1.3.2. Tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của nhà văn Phùng Quán........................................17
CHƢƠNG 2. HỆ THỐNG VÀ PHƢƠNG THỨC XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT TUỔI THƠ DỮ DỘI CỦA PHÙNG QUÁN ..................20
2.1. Các kiểu con ngƣời đặc trƣng .................................................................................20
2.1.1. Con ngƣời số phận cơ cực, đau thƣơng ............................................................... 20
2.1.2. Con ngƣời yêu nƣớc, hồn nhiên, dũng cảm.........................................................22
2.1.3. Con ngƣời chan chứa tình yêu thƣơng, khát vọng ..............................................28
2.1.4. Con ngƣời bị cám dỗ, phản bội, hèn nhát ............................................................ 34
2.2. Phƣơng thức xây dựng nhân vật .............................................................................36
2.2.1. Miêu tả chân dung, ngoại hình ............................................................................37
2.2.2. Khắc họa tính cách nhân vật qua hành động .......................................................39
2.2.3. Miêu tả tâm lý nhân vật .......................................................................................41

iii



CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT, KHÔNG GIAN, THỜI GIAN
NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT TUỔI THƠ DỮ DỘI CỦA PHÙNG
QUÁN ........................................................................................................................... 44
3.1. Nghệ thuật trần thuật .............................................................................................. 44
3.1.1. Điểm nhìn trần thuật ............................................................................................ 44
3.1.1.1. Ngƣời kể chuyện với điểm nhìn bên trong .......................................................44
3.1.1.2. Ngƣời kể chuyện với điểm nhìn bên ngoài ......................................................47
3.1.2. Giọng điệu ...........................................................................................................48
3.1.2.1. Giọng điệu hào hùng, ngợi ca ...........................................................................49
3.1.2.2. Giọng điệu xót xa, thƣơng cảm ........................................................................50
3.1.2.3. Giọng điệu lên án, phê phán .............................................................................52
3.1.3. Ngôn ngữ .............................................................................................................53
3.1.3.1. Sử dụng ngôn ngữ đại chúng ...........................................................................54
3.1.3.2. Sử dụng ngôn ngữ chính trị .............................................................................56
3.1.3.3. Sử dụng ngôn ngữ giàu chất thơ ......................................................................57
3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật........................................................................60
3.2.1. Không gian nghệ thuật.........................................................................................60
3.2.1.1. Không gian hiện thực .......................................................................................60
3.2.1.2. Không gian tâm lí ............................................................................................. 62
3.2.2. Thời gian nghệ thuật ............................................................................................ 64
3.2.2.1. Thời gian sự kiện .............................................................................................. 65
3.2.2.2. Thời gian tâm lý ............................................................................................... 66
3.2.3. Thủ pháp đồng hiện không – thời gian ................................................................ 67
KẾT LUẬN ..................................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 72

iv


MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn học luôn bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống. Tác phẩm văn học chính là đứa
con tinh thần của nhà văn, đƣợc nhà văn dồn hết tâm huyết của mình để tạo nên. Nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời đọc về khả năng cảm nhận và tái hiện cuộc
sống hiện thực, tiểu thuyết Việt Nam đã có những bƣớc chuyển mình đáng ghi nhận.
Các nhà văn đã tạo ra một thế giới nghệ thuật đặc sắc vào trong tác phẩm của mình để
đƣa lại cho văn học Việt Nam đƣơng đại có diện mạo mới, một bản sắc mới. Sự thay
đổi này đã làm cho nền văn học Việt Nam trở nên phong phú và đa dạng hơn.
Lịch sử dân tộc ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
trƣờng kì vô cùng ác liệt. Chính trong những năm tháng kháng chiến vẻ vang ấy đã
xuất hiện lớp lớp con ngƣời anh hùng bất chấp mọi gian khổ, sẵn sàng hi sinh cho hòa
bình của Tổ quốc. Điều đó đã đem lại nguồn cảm hứng vô tận cho nhiều nhà văn, nhà
thơ. Mỗi cây bút có một tiếng nói, một giọng điệu, một cách truyền đạt riêng nhƣng
đều đƣa đề tài chiến tranh làm trung tâm cho sáng tác của mình để đáp ứng những đòi
hỏi bức thiết của lịch sử. Những sáng tạo đó đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của
thời đại và có vị trí xứng đáng trong tiến trình văn học dân tộc. Phùng Quán là một
trong những cái tên tiêu biểu ấy.
Trong dòng chảy của văn học đƣơng đại, Phùng Quán là một nhà văn xuất sắc.
Ông trƣởng thành trong những ngày đất nƣớc phải hứng chịu bom đạn của kẻ thù, với
tinh thần yêu nƣớc ông đã tham gia cách mạng và trở thành chiến sĩ trong trung đoàn
Trần Cao Vân. Ông đƣợc xem là một nhân chứng sống trong cuộc kháng chiến chống
Pháp. Những câu chuyện về chiến sĩ cách mạng là một kí ức không thể quên của ông.
Với ông, anh hùng không chỉ trên mặt trận mà anh hùng còn là những chiến sĩ vƣợt
gian khổ, đọa đày và cả những cảnh đau thƣơng, mất mát, hy sinh. Trong lúc nhiều
“cây đa, cây đề” trong làng tiểu thuyết e ngại, dè dặt viết về đề tài mất mát, đau
thƣơng của cách mạng, thì nó lại đƣợc trái tim đồng cảm của Phùng Quán thể hiện.
Văn học thiếu nhi là bộ phận không thể thiếu của văn học Việt Nam hiện đại với
nhiều thành tựu to lớn. Trong số những cây bút quen thuộc của bạn đọc nhỏ tuổi,
Phùng Quán cũng là gƣơng mặt tiêu biểu. Sinh ra và trƣởng thành trong chiến tranh,
Phùng Quán đã khẳng định đƣợc vai trò, vị trí đặc biệt không thể thiếu của ông trong

mảng văn học viết về đề tài chiến tranh nói chung và đề tài thiếu nhi nói riêng. Nhắc
1


đến Phùng Quán, chúng ta phải kể đến tiểu thuyết lớn nhất của ông là Tuổi thơ dữ dội.
Tác phẩm đƣợc thai nghén và viết trong thời kì gian nan, cực nhọc nhất của Phùng
Quán, viết về những năm tháng chiến đấu hào hùng, gian nan của ông, bởi thế, tác
phẩm này nhƣ là lời bộc bạch chân thành của nhà văn. Tác phẩm là sự ca ngợi của tác
giả trƣớc sự chiến đấu, dũng cảm quên mình của đội Vệ quốc đoàn gồm những cậu bé
chỉ mới 13, 14 tuổi, là chất chứa một sự xót xa ẩn sau đó. Xót xa cho những gian khổ,
xót xa cho một tuổi thơ vô tƣ, hồn nhiên của cái tuổi non trẻ và xót xa cho sự hi sinh
khi tuổi đang xuân xanh. Tuổi thơ dữ dội - một tác phẩm xuất sắc, có ý nghĩa to lớn
với nền văn học Việt Nam, đặc biệt là khi tập trung khắc họa hình ảnh đội thiếu niên
trinh sát Trần Cao Vân trong bức tranh toàn cảnh Huế - Thừa Thiên những ngày kháng
chiến ác liệt.
Tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội đã để lại trong lòng độc giả những ấn tƣợng sâu đậm
bởi tác phẩm chứa đựng trong đó những cái nhìn đa chiều về chiến tranh, về các cậu bé
nhỏ tuổi có hoàn cảnh đáng thƣơng, quên cả tính mạng khi tham gia chiến đấu. Tác
phẩm thể hiện một cách cảm thụ, cắt nghĩa và lí giải mới về đề tài chiến tranh, thay vì
những anh chiến sĩ trƣởng thành quen thuộc thì đó lại là những cậu bé với các hoàn
cảnh khác nhau lần lƣợt trở thành chiến sĩ nhỏ tuổi dũng cảm, bất khuất không thua
các anh lớn là bao. Đồng thời trong tác phẩm cũng chứa đựng những cách tân về kĩ
thuật tiểu thuyết. Tác phẩm không có những nhân vật xuyên suốt xuất hiện từ đầu đến
cuối nhƣ truyền thống mà là những mảnh ghép, những số phận khác nhau hợp thành
một câu chuyện lớn. Có thể nói toàn bộ tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán đã
phản ánh quá trình sáng tạo, nỗ lực cách tân tiểu thuyết của nhà văn. Bởi vậy, nghiên
cứu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán là cách để
chúng ta khám phá, phát hiện và khẳng định tài năng cũng nhƣ đóng góp của Phùng
Quán cho nền tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại.
Văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu đƣợc trong đời sống văn nghệ của

quần chúng. Vì vậy, việc đi sâu vào tìm hiểu nghệ thuật trong tác phẩm cụ thể, chúng
ta phần nào giúp độc giả hiểu sâu hơn, lí giải cặn kẽ hơn về một hiện tƣợng văn học.
Chính vì những lí do trên cùng với sự ngƣỡng mộ tài năng của nhà văn Phùng Quán và
tích lũy thêm kiến thức văn học mà chúng tôi lựa chọn đề tài Thế giới nghệ thuật
trong tiểu thuyết tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán làm đề tài nghiên cứu cho khóa
luận tốt nghiệp của mình.
2


2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Phùng Quán là nhà văn để lại nhiều dấu ấn khó quên trong lịch sử văn học Cách
mạng Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XX. Ông là chiến sĩ, là nhà văn luôn trung thành với
lí tƣởng mình đã chọn. Dù phải vƣợt qua vô vàn tai ƣơng đau khổ suốt 30 năm trời, từ
sau vụ Nhân văn - giai phẩm. Tên không đƣợc in trên sách, phải "cá trộm, rượu chịu,
văn chui" thế mà ông không hề oán trách ai, vẫn cặm cụi viết, và vẫn "viết ngay viết
thẳng từ dòng đầu đến dòng cuối", luôn ca ngợi anh hùng chiến sĩ, luôn yêu nƣớc, yêu
dân tộc. Phùng Quán đã để lại trong lòng bạn bè, đồng nghiệp một nhân cách cao cả,
một lòng tin yêu đồng đội và nhân dân sâu sắc, một tấm gƣơng lao động hết mình, với
hàng chục tác phẩm thơ, trƣờng ca, truyện thơ, tiểu thuyết đƣợc nhiều thế hệ bạn đọc
mến mộ.
Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán là một tác phẩm đặc biệt trong văn xuôi thời kì
đổi mới. Bức tranh hiện thực về những năm tháng chiến tranh đƣợc ông kể bằng giọng
điệu lãng mạn, trữ tình về tình bạn, tình mẹ con, tình đồng đội,… đầy thi vị nhƣng
cũng không kém phần hào hùng của những em bé trƣởng thành trong bom đạn. Tuổi
thơ dữ dội ra đời mang diện mạo mới, một cái nhìn mới làm phong phú thêm đề tài
chiến tranh trong văn học sau 1975, nhận đƣợc nhiều ý kiến, sự quan tâm của đông
đảo các nhà nghiên cứu, phê bình và độc giả.
Khi nhận định về phong cách sáng tác của Phùng Quán trong bài viết Tản mạn
chuyện ba mươi năm, Hà Nhật viết: “Viết văn Quán thích viết về những người anh
hùng, chủ nghĩa lãng mạn theo kiểu sử thi là một điều bẩm sinh nơi Quán” [20, 142].

Trong bài viết Nhớ lời mẹ dặn trong sách Nhớ Phùng Quán, Hoàng Phủ Ngọc
Tƣờng đã đƣa ra nhận định: “Dẫu sao Phùng Quán đã để lại cho tôi dấu ấn của một
con người huyền thoại, cuộc đời ông đúng là nửa thực, nửa mơ, thoắt ẩn, thoắt hiện và
luôn bổ sung những ý nghĩ mới trong hiện hữu mà những người khác đã sống hụt. Một
người huyền thoại thì luôn sống gần gũi với mọi người nhưng thật ra, nó còn là một
phần đầy tràn của cái hiện hữu mà người ta còn thiếu và những phẩm chất tốt đẹp của
cuộc sống mà người ta mơ ước” [9, 61].
Đỗ Kim Cuông trong bài viết Nhà thơ tự hành xác trên những trang giấy có kẻ
dòng, đã viết: “Các tác phẩm của Phùng Quán cứ nối dài theo năm tháng, giống như
từng bước bàn chân trần của ông in hằn trên dấu cát lúc con nước ròng (...) Tôi vỡ ra
một điều giản dị: Chỉ có một nhà văn thực sự yêu nghề, yêu người, tự tin mới đủ sức
3


vượt qua giới hạn của nỗi cơ cực, khổ đau, vượt qua được chính mình để đêm đêm tự
hành xác trên những trang giấy có kẻ dòng” [20, 164].
Nguyễn Quang Hà trong Tấm lòng Phùng Quán đã viết: “Phải nói rằng, nếu
Phùng Quán không đau đời, anh không thể có những trang văn, vần thơ thấm thía đến
vậy. Trời thật công bằng. Số mệnh Phùng Quán vất vả bao nhiêu thì trời trả lại cho
anh những trang viết tuyệt diệu như thế” [9, 121].
Trong bài viết Khuynh hướng cao cả của hồn thơ Phùng Quán, Văn Tâm có
nhận xét: “Mấy tác phẩm văn xuôi lừng danh khác của Phùng Quán cũng tràn ngập
chất thơ. Hãy kể đến bộ tiểu thuyết gần nghìn trang Tuổi thơ dữ dội thì bộ tiểu thuyết
văn xuôi này cũng dạt dào chất thơ, chất tráng ca, và còn giàu cả tính kịch”. Khuynh
hƣớng cao cả của bộ tiểu thuyết văn xuôi kiệt xuất này đã khiến nhà văn hóa Nguyễn
Khắc Viện đáng kính (ngƣời rất quan tâm đến công cuộc giáo dục nhân cách cho các
thế hệ thiếu niên và nhi đồng) mong ƣớc: “Tôi chỉ mong làm sao cho tất cả các em
thiếu nhi Việt Nam được đọc sách này” [20, 20].
Cửu Thọ trong bài viết Nhà văn của những thiên anh hùng ca có viết: “Tuổi thơ
dữ dội viết để tưởng nhớ một lớp trẻ con anh hùng tuyệt vời sinh ra từ Cách mạng

tháng Tám (…). Phùng Quán xứng đáng được gọi là: Nhà văn của những thiên anh
hùng ca Cách mạng. Không những vì nội dung trong tác phẩm của Phùng Quán ca
ngợi những con người anh hùng xả thân vì Tổ quốc, mà còn vì nghệ thuật viết văn của
anh đã có sức hấp dẫn làm rung động sâu sắc tận đáy lòng mỗi người đọc” [20, 180].
Hà Văn Lâu trong bài Một vài ý kiến về con người và tác phẩm Phùng Quán
cũng đƣa ra nhận xét: “Đọc hết dòng cuối cùng của bộ ba tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội
của nhà văn Phùng Quán, lòng tôi rất đỗi bồi hồi xúc động. Những nhân vật trong
sáng thực sự là những con người bằng xương, bằng thịt đã từng là đồng đội của tôi,
cùng tôi chia ngọt sẻ bùi, chịu đựng gian khổ trong những ngày chiến đấu của cuộc
kháng chiến trên mảnh đất Thừa Thiên Huế anh hùng. Tôi rất tự hào về những chiến sĩ
như trong Tuổi thơ dữ dội” [20, 134].
Điểm lại những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng
Quán:
Phạm Thị Hạnh (2013), luận văn thạc sĩ với đề tài Xưng hô trong tiểu thuyết Tuổi
thơ dữ dội của Phùng Quán, trƣờng Đại học Thái Nguyên. Luận văn đã làm rõ việc
xƣng hô đã khắc họa hoàn cảnh và hình tƣợng nhân vật trong tiểu thuyết này.
4


Kế thừa, tiếp thu những kết quả đạt đƣợc của những công trình đi trƣớc với
hƣớng nghiên cứu trọng tâm về nghệ thuật, chúng tôi lựa chọn đề tài Thế giới nghệ
thuật trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán để làm đề tài nghiên cứu cho
khóa luận tốt nghiệp của mình.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tƣợng nghiên cứu: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của
Phùng Quán.
- Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội, Phùng Quán, NXB văn học,
2013.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng phƣơng pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Marx làm nền tảng,

chúng tôi tiến hành khóa luận chủ yếu với phƣơng pháp nghiên cứu: thi pháp học.
Thi pháp học chuyên nghiên cứu các hệ thống nghệ thuật cụ thể, là một khoa học
ứng dụng trong nghiên cứu văn học. Thi pháp học là cách thức phân tích tác phẩm
bám vào văn bản là chính, không chú trọng đến những vấn đề nằm ngoài văn bản mà
chỉ chú ý đến những yếu tố hình thức tác phẩm: hình tƣợng nhân vật, không gian, thời
gian, kết cấu, cốt truyện, điểm nhìn, ngôn ngữ,… từ đó để suy ra nội dung.
Ngoài ra, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau
nhằm khai thác tốt nhất và có hiệu quả nhất nội dung đƣợc đề cập. Có thể kể đến một
số phƣơng pháp chủ yếu nhƣ:
 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Trên cơ sở những tài liệu thu thập đƣợc, tiến
hành sắp xếp theo hệ thống từng nội dung cho phù hợp với đề tài để làm cơ sở nghiên
cứu.
 Phƣơng pháp lịch sử: Tìm hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Phùng
Quán, cũng nhƣ hiểu rõ hơn về cảm hứng sáng tác của ông. Từ đâu mà Phùng Quán lại
thấu hiểu và có cái nhìn sâu sắc nhƣ thế để khắc họa hình tƣợng những cậu bé 13, 14
tuổi tham gia chiến đấu, đổi tuổi thơ vô tƣ, hồn nhiên của mình để bảo vệ đất nƣớc.
Nhờ phƣơng pháp nghiên cứu này ngƣời viết cũng biết thêm những công trình nghiên
cứu nào đã nhận định về Phùng Quán và tác phẩm của ông.
 Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp: Trong khi phân tích ngƣời viết cũng huy
động tất cả các thao tác giải thích, chứng minh, bình luận,… Đồng thời, so sánh đối

5


chiếu để làm nổi bật vấn đề nghiên cứu. Sau cùng để trình bày kết quả thu đƣợc qua
quá trình nghiên cứu, ngƣời viết kết hợp cả hai phƣơng pháp diễn dịch và quy nạp.
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt lý luận: Đề tài là công trình nghiên cứu có hệ thống Thế giới nghệ thuật
trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán. Chỉ ra những vấn đề lí luận chung
liên quan đến đề tài, hệ thống và phƣơng thức xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần

thuật, không gian và thời gian nghệ thuật của Phùng Quán trong tác phẩm Tuổi thơ dữ
dội, từ đó thấy đƣợc nghệ thuật tiểu thuyết và những đóng góp quan trọng của ông đối
với văn học Việt Nam nói riêng và văn học thế giới nói chung.
Về mặt thực tiễn: Đề tài góp phần vào việc tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn tiểu
thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán. Nó là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho
việc học tập và giảng dạy văn học hiện đại Việt Nam trong các trƣờng học. Ngoài ra
công trình của chúng tôi có thể là một định hƣớng, gợi mở đối với việc tìm hiểu,
nghiên cứu thế giới nghệ trong tiểu thuyết đƣơng đại nói riêng và văn học Việt Nam
nói chung.
6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài
đƣợc chia thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề lí luận chung
Chƣơng 2: Hệ thống và phƣơng thức xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Tuổi
thơ dữ dội của Phùng Quán
Chƣơng 3: Nghệ thuật trần thuật, không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu
thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán

6


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
1.1. Thế giới nghệ thuật và thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết
1.1.1. Thế giới nghệ thuật
Khi đọc văn bản ngôn từ hay xem phim trên màn ảnh, xem biểu diễn trên sân
khấu, chúng ta bƣớc vào thế giới nghệ thuật của tác giả, một thế giới sống động, đầy
ắp xung đột, buồn vui, hạnh phúc, đau đớn. Thế giới nghệ thuật là khái niệm đƣợc sử
dụng khá phổ biến trong đời sống và trong học thuật. Thế giới nghệ thuật theo Từ điển
thuật ngữ văn học là “Khái niệm mang tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác

phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của một tác giả, một trào lưu). Thế giới nghệ
thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được tạo ra theo các
nguyên tắc tư tưởng và nghệ thuật, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm
lí của con người, mặc dù nó phản ánh thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật có không gian
riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lí riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo
đức, thang bậc giá trị riêng,… Như vậy, khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình
dung tính độc đáo về tư duy nghệ thuật của sáng tạo nghệ thuật có cội nguồn trong thế
giới quan, văn hóa chung, văn hóa nghệ thuật và cá tính sáng tạo của nghệ sĩ” [2,
303].
Thế giới đó là văn bản hình tƣợng – văn bản nội tại của văn bản ngôn từ. Gọi thế
giới nghệ thuật là văn bản bởi các hình tƣợng có tính chất kí hiệu, biểu tƣợng, bởi nó
là sự thống nhất chỉnh thể của các kí hiệu có khả năng biểu hiện một phức hợp ý nghĩa
– tƣ tƣởng nhất định mà ngƣời ta cần đọc từng bộ phận, chi tiết để nhận ra. Thế giới
nghệ thuật chỉ có trong tác phẩm và trong tƣởng tƣợng nghệ thuật. Trong Lí luận văn
học của Trần Đình Sử cho rằng: “Gọi bằng thế giới nghệ thuật bởi vì đó là cấu tạo đặc
biệt, có sự thống nhất không tách rời, vừa có sự phản ánh thực tại vừa có sự tưởng
tượng sáng tạo của tác giả, có sự khúc xạ thế giới bên trong của nhà văn” [14, 81].
Cũng theo Lí luận văn học của Trần Đình Sử (chủ biên) thì “Thế giới nghệ thuật của
tác phẩm ngôn từ là hệ thống hoàn chỉnh và bao gồm những giới hạn nhất định. Bởi vì
hệ thống đó sống theo các quy luật, nguyên tắc vốn có của nó, có không gian, thời
gian, tâm lí, đạo đức, xã hội và hoàn cảnh vật chất riêng, tất cả đều là phạm trù có ý
nghĩa khi phân tích tác phẩm” [14, 83]. Và “Một thế giới nghệ thuật nhất định với tư
cách là hệ thống không chỉ là đặc trưng cho tác phẩm đó, mà còn là đặc trưng cho cả
7


nhà văn nói chung… Nghiên cứu cấu trúc của thế giới nghệ thuật vừa cho ta hiểu hình
tượng nghệ thuật trong tác phẩm, quan niệm của tác giả về thế giới, vừa có thể khám
phá thế giới bên trong ẩn kín của nhà văn, cái thế giới chi phối sự hình thành phong
cách nghệ thuật” [14; 83].

Tham khảo những định nghĩa trên, chúng tôi đi đến cách hiểu về khái niệm Thế
giới nghệ thuật nhƣ sau:
Thế giới nghệ thuật là thế giới hình tƣợng đƣợc sáng tạo, xây dựng nên trong tác
phẩm nghệ thuật theo những nguyên tắc tƣ tƣởng – thẩm mĩ nhất định của ngƣời nghệ
sĩ. Đó là một chỉnh thể nghệ thuật sống động, cảm tính, đƣợc xây cất bằng vật liệu
ngôn từ và các phƣơng thức, phƣơng tiện nghệ thuật đặc thù. Là đứa con tinh thần của
ngƣời nghệ sỹ, thế giới nghệ thuật luôn hàm chứa và thể hiện quan niệm riêng của
ngƣời nghệ sỹ về thế giới, con ngƣời và bản thân sự sáng tạo. Đó không phải là một
thế giới tĩnh mà là một thế giới động, phản ánh những biến chuyển tinh vi và phức tạp
trong tƣ tƣởng của ngƣời nghệ sỹ.
1.1.2.

Tiểu thuyết và thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết

1.1.2.1. Trong Lí luận văn học, “người ta dùng thuật ngữ tiểu thuyết để chỉ tác
phẩm truyện có quy mô lớn” [14, 292]. Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn khác với
truyện ngắn, nó có một tốc độ phát triển mạnh nhất là vào thời kì cận đại và hiện đại,
đƣợc nhiều nhà văn khai thác và tiếp nhận. Truyện ngắn bị giới hạn về số lƣợng trang,
riêng tiểu thuyết thì nó không bó buộc số trang viết. Chính vì vậy, các nhà văn đã vận
dụng điều này để bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình. Tiểu thuyết có thể chứa đựng
lịch sử nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức, xã hội, miêu tả cụ thể các
điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng trong một không gian,
thời gian rộng lớn. Bên cạnh đó, tiểu thuyết giúp ngƣời đọc hiểu đƣợc lịch sử, địa
điểm, tình huống xảy ra,... miêu tả cuộc sống trong tính chất văn xuôi và giàu sức
tƣởng tƣợng. Tiểu thuyết mà thiếu sự tƣởng tƣợng không phải là tiểu thuyết. Tuy
tƣởng tƣợng nhƣng nó vẫn tôn trọng sự thật của đời sống, vì thế đã tạo nên sự gần gũi,
quen thuộc với bạn đọc. Tiểu thuyết chính là mảnh đất để nhà văn nuôi dƣỡng tâm hồn
bao suy tƣ, trăn trở đều có thể bộc lộ qua từng trang văn. Đồng thời, tiểu thuyết lớn là
một thế giới rộng lớn đƣợc nhà văn tạo nên, qua đó, giúp nhà văn thể hiện đƣợc nhân
vật muốn miêu tả, hoàn cảnh diễn ra sự việc một cách đầy đủ, chi tiết cặn kẽ hơn. Tiểu

thuyết cũng là một thể loại rất đa dạng về mọi mặt từ thẩm mĩ đến khả năng tổng hợp
8


nhiều khía cạnh cũng nhƣ các thể loại khác. Nhà văn đã dùng khối óc và tƣ duy để xây
dựng nên tiểu thuyết với nhiều gam màu trong cuộc sống, nguyên liệu của nó chính là
hiện thực cuộc đời. Nhƣ vậy, tiểu thuyết là thể loại có khả năng khái quát hiện thực
một cách rộng lớn và đầy đủ nó bao gồm chiều dài lịch sử dân tộc, bức tranh sinh hoạt
giai cấp và sự vận động, thay đổi của con ngƣời trong xã hội. Dù có viết về nhân vật
lịch sử, nhân vật trong quá khứ nhƣng cách đặt vấn đề, lí giải là theo quan điểm của
thời hiện tại.
1.1.2.2. Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới
riêng đƣợc tạo ra theo các nguyên tắc tƣ tƣởng và nghệ thuật, khác với thế giới thực tại
vật chất hay thế giới tâm lí của con ngƣời, mặc dù nó phản ánh thế giới ấy. Thế giới
nghệ thuật trong tiểu thuyết bao gồm một số yếu tố nhƣ nghệ thuật xây dựng nhân vật;
nghệ thuật trần thuật; không gian, thời gian nghệ thuật.
Thế giới nhân vật là sự sáng tạo nghệ thuật, là sản phẩm hoạt động có ý thức của
nhà văn. Thế giới đó không chỉ tồn tại trong tác phẩm văn học mà còn tồn tại trong trí
tƣởng tƣợng của độc giả. Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: “Nhân
vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong các tác phẩm văn học. Nhân vật
văn học có thể có tên riêng (Tấm Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể không có tên
riêng như “thằng bán tơ”, “một mụ nào” trong truyện Kiều” [2, 162]. Còn theo cuốn
Lí luận văn học do Trần Đình Sử chủ biên thì “Nhân vật văn học là khái niệm dùng để
chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn
nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ” [14, 114].
Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống và của con
ngƣời, thể hiện những hiểu biết, những ƣớc mơ, kì vọng về đời sống. Nhân vật văn học
đƣợc tạo nên bởi nhiều thành tố gồm hạt nhân tinh thần của cá nhân nhƣ: ý chí, khát
vọng, lí tƣởng, các biểu hiện của thế giới cảm xúc, các lợi ích đời sống, các hình thái ý
thức, các hành động trong quá trình sống. Nhân vật văn học là một hiện tƣợng nghệ

thuật có những dấu hiệu để nhận biết nhƣ tên gọi, tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc
điểm riêng, …
Đối với nghệ thuật trần thật thì theo Từ điển thuật ngữ văn học trần thuật là
“Phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh,
miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần
thuật nhất định” [2, 246]. Theo Lí luận văn học thì “Trần thuật là biện pháp nghệ
9


thuật cơ bản nhất để tạo thành văn bản văn học. Về bản chất, trần thuật là hành vi
ngôn ngữ nhằm kể, thuật, miêu tả, cung cấp thông tin về sự kiện nhân vật, theo một
thứ tự nhất định trong không gian, thời gian và về ý nghĩa” [14, 100]. Trần thuật có
nhiệm vụ làm cho ngƣời đọc biết ai, xuất hiện khi nào, làm việc gì, trong tình huống
nào… Trần thuật phải xử lí mối quan hệ giữa chuỗi lời kể với chuỗi sự kiện và nhân
vật. Nhƣ vậy có hai nhân tố quy định trần thuật: ngƣời kể và chuỗi ngôn từ. Từ ngƣời
kể chuyện ta có ngôi trần thuật, lời trần thuật, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu.
Theo cách hiểu của Lê Bá Hán trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: “Không
gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh
thể của nó” [2, 109]. Và Trần Đình Sử lí giải thêm: “Không gian nghệ thuật là hình
thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật” [14, 88].
Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tƣợng nghệ thuật. Không gian
nghệ thuật không những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ
tƣợng trƣng, mà còn cho thấy những quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác
giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc
đáo cũng nhƣ nghiên cứu loại hình của các hình thức nghệ thuật. Vì vậy không thể
tách rời hình tƣợng ra khỏi không gian mà nó tồn tại.
Thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phƣơng thức
tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật tồn tại trong thời gian
nghệ thuật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì thời gian nghệ thuật là “hình thức nội
tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian

nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ
một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra
trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời
gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới
nghệ thuật” [2, 219]. Theo Lí luận văn học của Trần Đình Sử chủ biên thì: “Thời gian
trong thế giới nghệ thuật có độ dài, nhịp độ, tốc độ, có ba chiều quá khứ, hiện tại,
tương lai khác với thời gian thực tại. Nhà văn có thể tự do chọn độ dài” [14, 86].
Ở trong thể loại nào cũng tồn tại một thế giới nghệ thuật. Nhƣng thế giới nghệ
thuật tiểu thuyết có những đặc trƣng của riêng nó. Nếu nhƣ truyện ngắn đề cập tới một
lát cắt trong cuộc đời con ngƣời, phạm vi cuộc sống đề cập mang tính nhất thời, hạn
hẹp, thƣờng chỉ là một quãng đời của nhân vật thì tiểu thuyết là tƣởng tƣợng ra một
10


con ngƣời, là tập hợp những lát cắt của cuộc đời nhỏ tạo nên cuộc đời lớn, hình ảnh
phản chiếu trong đó phải trung thực, sống động, dù nhà văn có hƣ cấu tới đâu thì cuối
cùng cũng phải đại diện cho một số phận, một cuộc đời hay một thế hệ nào đó. Vì vậy,
có thế giới nghệ thuật rộng, bao quát, đa dạng giúp cho tác giả tiếp cận, bám sát đời
sống hiện thực một cách toàn diện, và truyền đạt nội dung của mình trong một chỉnh
thể hoàn thiện, đầy đủ. Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết có khả năng tổng hợp
nghệ thuật của các thể loại khác. Việc tiểu thuyết bao gồm khả năng tổng hợp nhiều
nhất các khả năng nghệ thuật của các loại văn học khác làm cho tiểu thuyết vận động
và không đứng yên.
Đời sống con ngƣời đang biến đổi nhanh chóng, tiểu thuyết thời kì đổi mới càng
mang xu hƣớng đời tƣ thế sự, góc độ tiếp cận bám sát hiện thực hơn, chính vì vậy nghệ
thuật tiểu thuyết cũng có nhiều cách tân đổi mới hơn cho phù hợp với xu thế và cảm
quan của thời đại.
1.2. N à vă P ù

Q á


1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Phùng Quán
Phùng Quán sinh tháng 1 năm 1932, quê tại xã Thủy Dƣơng, huyện Hƣơng Thủy,
tỉnh Thừa Thiên - Huế. Phùng Quán sinh ra trong một gia đình nghèo. Cha là Phùng
Văn Nguyên khi học trƣờng Quốc học Huế đã tham gia các phong trào truy điệu Phan
Châu trinh, ân xá Phan Bội Châu nên bị đuổi học, bắt giam, bị tra tấn và chết trong tù.
Mẹ là Tôn Nữ Thị Tứ, một ngƣời phụ nữ tài sắc, thuộc nhiều truyện và các sự tích anh
hùng, nghĩa hiệp trong các tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc và thƣờng kể cho Phùng
Quán nghe. Cũng chính vì quá nghèo nên Phùng Quán bỏ học từ rất sớm. Truyền
thống gia đình và hiện thực cuộc sống đã giúp nhà văn có thêm những chiêm nghiệm
về sự đắng cay, khổ cực của cuộc đời và sớm trƣởng thành hơn so với những đứa trẻ
cùng tuổi khác.
Cách mạng tháng Tám nổ ra rồi cuộc kháng chiến trƣờng kì lại tiếp tục khi ông
mới 13 tuổi. Phùng Quán đã hòa cùng không khí dân tộc, giấu gia đình nhảy lên tàu đi
kháng chiến chính thức trở thành một chiến sĩ của Trung đoàn Trần Cao Vân. Phùng
Quán thƣờng tâm sự với bạn bè rằng “Tôi tưởng như mình không có tuổi thơ và không
có tuổi thanh niên. Tôi đã già từ khi mới sinh. Tuổi thơ tôi là một tuổi thơ nghiệt ngã
và tuổi thanh niên càng nghiệt ngã hơn. Bảy, tám tuổi đã phải chăn trâu cắt cỏ kiếm
cơm, 13 tuổi đã cầm súng ra trận. Ở cái tuổi ngây thơ hồn nhiên nhất, đáng lẽ chỉ biết
11


chơi bi, đánh đáo, hái trộm quả nhà chùa… thì tôi phải chứng kiến cảnh đầu rơi máu
chảy, phải cướp súng giặc, vượt ngục,…” [9; 34].
Sau đó, Phùng Quán tham gia Thiếu sinh quân Liên khu IV, đoàn văn công Liên
khu IV. Đầu năm 1954, ông làm việc tại Cơ quan sinh hoạt Văn nghệ quân đội
thuộc Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam (tiền thân của Tạp chí Văn
nghệ Quân đội). Không lâu sau đó, Phùng Quán bị dính vào phong trào Nhân Văn Giai Phẩm với hai bài thơ "Lời mẹ dặn" và "Chống tham ô lãng phí". Khi phong trào
này chấm dứt dƣới tác động của nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Phùng Quán
bị kỷ luật, ra khỏi quân đội, sau đó mất đi tƣ cách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và

phải đi lao động thực tế ở nhiều nơi. Từ đó đến khi đƣợc nhìn nhận lại vào thời kỳ Đổi
mới, Phùng Quán hầu nhƣ không có một tác phẩm nào đƣợc xuất bản, ông phải tìm
cách xuất bản một số tác phẩm của mình dƣới bút danh khác và câu cá ở Hồ Tây để
kiếm sống. Vì thế, bạn bè văn nghệ thƣờng gói gọn cuộc đời ông thời kỳ này bằng sáu
chữ: "cá trộm, rượu chịu, văn chui". Năm 1990, ông mới đƣợc minh oan. Vợ ông là
nhà giáo Vũ Thị Bội Trâm, giảng dạy tại Trƣờng PTTH Chu Văn An (Hà Nội). Ông
mất ngày 22 tháng 1 năm 1995 tại Hà Nội. Năm 2007, Phùng Quán đƣợc nhà nƣớc
Việt Nam truy tặng Giải thƣởng Nhà nƣớc về văn học nghệ thuật, do Chủ tịch nƣớc ký
quyết định tặng riêng cùng với Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm.
Phùng Quán đến với nghề cầm bút không phải từ sách vở, từ lí luận, từ vốn
kiến thức thu thập đƣợc qua trƣờng lớp mà từ chính thực tế cuộc sống của nhân dân
lao động và từ chính bản thân mình. Ông đã để lại dấu ấn khó quên trong lịch sử văn
học Cách mạng Việt Nam từ nửa sau thế kỉ XX.
Thời kì đầu, các sáng tác của Phùng Quán thể hiện sự ca ngợi cuộc sống, quê hƣơng
đất nƣớc. Ở thời kì này ông còn có một số tác phẩm tiêu biểu nhƣ: Tôi tự hào chế độ
nước tôi (1955), Tôi muốn mời đến Tổ quốc tôi (1955). Hai bài thơ Chống tham ô lãng
phí (1956), Lời mẹ dặn (1957) bộc lộ rõ nét nhân cách của tác giả. Bởi vì hai tác phẩm
này không chỉ đƣợc viết bằng mực mà còn đƣợc ông viết bằng máu thịt của mình.
Nhƣng bi kịch thay chính nó đã đẩy ông tới bƣớc ngoặt đau thƣơng của cuộc đời, bị
kết là Nhân văn – Giai phẩm, là làm phản, bị tƣớc quyền xuất bản tác phẩm. Tuy suốt
ba mƣơi năm bị treo bút nhƣng Phùng Quán vẫn không ngừng sáng tác. Trong thời
gian này ông viết cả truyện tranh. Nhà văn viết khoảng 60 truyện tranh cho thiếu nhi ở
tất cả các đề tài. Với đề tài chiến đấu nơi biên giới xa xôi có tác phẩm Vàng A Sìn kể
12


chuyện đáng giặc, Tên thám báo và hai em bé,… Đề tài chống Pháp có: Thiên tình sử
Điện Biên, Dòng sông mất tích,… Đề tài lịch sử có thể kể đến: Tiếng chuông Thiên
Mụ, Người cầm cờ lệnh vua Quang Trung,… Truyện cổ tích bằng thơ: Chàng Ná, Bốn
anh em tài giỏi,… Nhiều tác phẩm đƣợc ông dịch ra tiếng Nga, Trung Quốc,…

Nhiều truyện ngắn của ông nhận đƣợc giải thƣởng trong và ngoài nƣớc dƣới nhiều bút
danh nhƣ: Con cò vàng trong cổ tích, Cuộc đời của một đôi dép cao su, Thạch Sanh
cháu Bác Hồ, Dũng sỹ chép còm, Người du kích hói đầu,…
Nói đến quá trình sáng tác văn xuôi của ông không thể không nhắc tới tên các tác
phẩm nhƣ tiểu thuyết Vượt Côn Đảo đƣợc viết khi nhà văn 22 tuổi. Cả một hế hệ thanh
niên lúc đó đã từng coi đây là quyển sách gối đầu giƣờng. Đặc biệt, nhắc đến sự
nghiệp sáng tác của Phùng Quán, ta phải nhắc đến tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội đƣợc
nhà văn thai nghén suốt mƣời tám năm và là “Bản di chúc chiến sĩ Cộng sản”, viết nhƣ
một lời khẳng định “Tôi là Vệ quốc đoàn! Tôi chưa bao giờ là tên phản động”.
Phùng Quán xếp hạng nổi tiếng thứ 64994 trên thế giới và 76 trong danh sách
Nhà văn nổi tiếng. Có thể nói, Phùng Quán là một nhà văn đa tài, các sáng tác mà ông
để lại là những đóng góp vô cùng to lớn cho kho tàng văn học Việt Nam.
1.2.2. Quan điểm sáng tác của Phùng Quán
Phùng Quán là nhà văn để lại nhiều dấu ấn khó quên trong lịch sử văn học cách
mạng Việt Nam từ nửa sau thế kỉ XX. Dù phải vƣợt qua vô vàn tai ƣơng đau khổ, ông
vẫn viết, vẫn sống. Ông đã để lại trong lòng bạn bè, đồng nghiệp một nhân cách cao
cả, một tấm lòng tin yêu đồng đội sâu sắc, một tấm gƣơng lao động sáng tạo hết mình.
Nhà văn Phùng Quán trong suốt hành trình sáng tác của mình, từ tác phẩm đầu
tiên đến những dòng chữ cuối cùng ông viết trên giƣờng bệnh, đều đƣợc xây dựng từ
những nguyên mẫu ngoài đời, đều đầy ắp những sự thật anh hùng, bi tráng và cả đau
đớn của thời đại, của kiếp nhân sinh. Phùng Quán thể hiện nội dung chân thật, nhƣ bê
nguyên đời sống hiện thực vào ngay trong tác phẩm của mình, từng bài thơ, từng câu
chuyện, từng hình ảnh đều xuất phát từ quá trình trải nghiệm, từ ngày tháng gian nan
đã qua để cho ngƣời đọc thấy đƣợc những cảm xúc thật nhất, chân thành nhất.
Tác phẩm của ông bày tỏ sự tự hào, ngợi ca đối với các anh hùng chiến sĩ, dũng
cảm, kiên cƣờng vƣợt qua mọi gian nan, thử thách để đổi lấy tự do cho đất nƣớc. Bên
cạnh đó ông cũng tố cáo lên án những con ngƣời bán nƣớc, vì lợi ích vật chất mà bị

13



cám dỗ, bán rẻ nhân cách, danh dự ngƣời lính của mình. Qua đó ta cũng thấy đƣợc sự
ngay thẳng, chân chất của Phùng Quán:
“Tôi muốn làm nhà văn chân thật
Chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã”
(Trích Lời mẹ dặn)
Bị nghi oan suốt mấy chục năm trời, phải chịu hành hạ về tinh thần, hàng ngày
chật vật vì miếng cơm manh áo nhƣng Phùng Quán không oán trách ai, vẫn âm thầm
sáng tác. Luôn là khẩu khí yêu ghét ra mặt, có gì nói đó, ông đem luôn cả máu của
mình ra để viết văn vì một trái tim đầy nhiệt huyết với đất nƣớc, vì sự thƣơng xót đến
cảnh cùng cực của nhân dân.
Từng câu chuyện dù rất ngắn của Phùng Quán bao giờ cũng toát lên đƣợc triết lí
nhân văn sâu sắc. Lúc nào ông cũng khao khát đƣợc viết, đƣợc sáng tạo. Bởi với
Phùng Quán “tôi viết là tôi tồn tại”. Dù phải vƣợt qua nhiều hiểm nguy, đau khổ sau
ba mƣơi năm vụ Nhân văn – Giai phẩm nhƣng nhà văn vẫn cặm cụi viết “viết ngay
viết thẳng từ dòng đầu đến dòng cuối”, ca tụng đất nƣớc, cách mạng, tình yêu bằng
những tác phẩm văn chƣơng cuốn hút, thiết tha và nhân bản. Phùng Quán luôn tìm tòi,
khám phá, sáng tạo ra những sản phẩm tinh thần độc đáo cả về nội dung lẫn cách biểu
hiện. Ông đã tìm đƣợc những vấn đề mới mẻ ở ngay trong đề tài vốn quen thuộc.
Tác phẩm của Phùng Quán là những sản phẩm mẫu mực của một quá trình lao
động rất nghiêm túc và công phu. Cụ thể nhƣ Tuổi thơ dữ dội đƣợc ông thai nghén
suốt mƣời tám năm trời, dài 722 trang nhƣng từng dòng từng trang vẫn hấp dẫn ngƣời
đọc từ đầu tới cuối. Các tác phẩm của ông nhƣ Vượt Côn Đảo, Tiếng hát trên địa ngục
Côn Đảo, Ba phút sự thật, Tuổi thơ dữ dội,... mãi là những viên ngọc quý trong văn
học nƣớc nhà.
1.3. Tiểu thuyết đương đại Việt Nam và tác phẩm Tuổi thơ dữ dội
1.3.1. Vài nét về tiểu thuyết đương đại Việt Nam
Văn học Việt Nam từ sau 1975 chứng kiến sự đổi mới của hàng loạt thể loại

trong đó có tiểu thuyết. Trong bài viết Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 nhìn từ góc độ
thể loại, trích Văn học Việt Nam sau 1975, Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, tác
giả Bùi Việt Thắng đã đƣa ra một số ý kiến về việc nhận diện tiểu thuyết trong nền văn
14


học đƣơng đại nhƣ sau: “Trong những khúc ngoặt đời sống, thường thì truyện ngắn
đáp trả nhạy bén hơn trong các thể loại văn xuôi (…) nhưng tạo nên những chấn động
cao trào văn học thì phải là tiểu thuyết” [16, 182]. Tác giả cũng đƣa ra một loạt các số
liệu thể hiện cụ thể nhƣ: “Theo tư liệu của Ma Văn Kháng trong Đổi mới tư duy tiểu
thuyết, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội 2002 thì năm 2001 có 50 cuốn tiểu thuyết được in ở
các nhà xuất bản lớn; cuộc thi viết tiểu thuyết do Hội Nhà văn tổ chức năm 1998 2000 có hơn 200 bản thảo tham dự; cuộc thi viết tiểu thuyết và kí do Bộ công an và
Hội Nhà văn tổ chức trong năm 1999 - 2001 có hơn 100 bản thảo tham dự” [16, 182].
Đây chỉ là thống kê số lƣợng tiểu thuyết nhƣng điều này cũng cho thấy ngƣời đọc đang
ngày càng quan tâm đến thể loại này. Bƣớc vào thời kì văn học đổi mới, tiểu thuyết đã
có một vị trí vững vàng và gặt hái đƣợc nhiều thành công, lôi cuốn đƣợc nhiều bạn
đọc. Đây là thể loại hứa hẹn cho nhiều cây bút tỏa sáng. Tiểu thuyết Việt Nam vẫn
đang trăn trở tìm tòi nhằm đổi mới tƣ duy thể loại để có một hƣớng đi mới. Ngƣời viết
bây giờ buộc phải đối diện với đòi hỏi: “Mỗi nhà tiểu thuyết, mỗi cuốn tiểu thuyết phải
sáng tạo ra một hình thức riêng. Không tôn trọng những hình thức bất biến, mỗi cuốn
sách mới cần xây dựng cho mình những quy luật vận động đồng thời sản sinh ra sự
diệt vong của chúng” (Dẫn theo Lê Phƣơng Tuyết – Alain Robbe Grillet và sự đổi mới
tiểu thuyết, Tạp chí Văn học số 3 – 1999). Động lực để tiểu thuyết thời kì đổi mới có
những bƣớc tiến đáng kể là do ta đã có những đổi mới về tƣ duy nghệ thuật. Tiểu
thuyết truyền thống nghiêng về sự khám phá đời sống đơn giản và xuôi chiều. Họ nhìn
nhận hiện thực trên phƣơng diện bao quát. Đa số các cây bút viết tiểu thuyết vẫn loay
hoay chƣa thoát khỏi lối viết giảng giải, cắt nghĩa, lắp ghép sự kiện một cách đơn giản,
dễ dãi. Cần phải thừa nhận một thực tế đang tồn tại trong đời sống tiểu thuyết của ta,
rằng nhiều nhà văn trong thời kì đổi mới vẫn chƣa có sự “lột xác” vƣợt thoát ra khỏi
lối viết truyền thống. Có thể khẳng định rằng có nhiều cây bút trong thời kì đổi mới

đang nỗ lực phá tan rào cản truyền thống xuôi chiều của tiểu thuyết xƣa để đến với
cách nhìn mới mẻ, sáng tạo. Sau đổi mới và nhất là càng những năm gần đây, tiểu
thuyết hiện đại đã nỗ lực để tái hiện bức tranh hiện thực cuộc sống từ những mảnh vụn
rơi vãi.
Từ thời điểm cao trào đổi mới (1986) đến cuối thế kỷ XX, tiểu thuyết nở rộ, đội
ngũ ngƣời viết ngày càng đông đúc, số lƣợng tác phẩm dồi dào, nhiều cuốn nhận đƣợc
giải thƣởng từ các cuộc thi hoặc giải thƣờng niên của Hội Nhà văn, có cuốn không
15


đƣợc giải nhƣng làm xôn xao dƣ luận nhƣ: Thời xa vắng (Lê Lựu), Bên kia bờ ảo
vọng (Dƣơng Thu Hƣơng), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Đám cưới không có giấy giá
thú, Ngược dòng nước lũ, Côi cút giữa cảnh đời (Ma Văn Kháng), Nước mắt đỏ (Trần
Huy Quang), Người và xe chạy dưới ánh trăng (Hồ Anh Thái), Ngày thường (Phùng
Khắc Bắc), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Tuổi thơ im lặng (Duy Khán),… Có thể nói
tiểu thuyết chặng này viết về mọi đề tài nhƣng hệ quy chiếu phổ biến là các giá trị
nhân bản. Không phải sự kiện lịch sử mà số phận cá nhân mới là trung tâm chú ý.
Chính những câu hỏi về con ngƣời (trạng thái tồn tại của nó, ý nghĩa cuộc sống của nó)
là nơi giao hội nhiều cảm hứng, nhiều chủ đề, làm nảy sinh nhiều loại nhân vật, nhiều
sắc thái ngôn ngữ, nhiều cảm thức văn học. Nỗ lực đổi mới chặng đƣờng này chủ yếu
dồn vào cách xử lý chất liệu hiện thực: Một hiện thực đa chiều, hiện thực vừa có tính
hữu lý vừa phi lý, vừa trật tự vừa hỗn loạn, vừa thuộc về cái rành rõ lý trí vừa nhƣ
thuộc cõi siêu linh bí ẩn huyền hồ,… đó là sự nới rộng đáng kể biên độ hiện thực so
với tiểu thuyết trƣớc 1975. Soi qua “tấm gƣơng” tiểu thuyết, có thể thấy các mối quan
hệ giữa văn chƣơng với hiện thực, nhà văn với bạn đọc đều đƣợc dân chủ hoá mạnh
mẽ. Nhà văn có quyền xem hiện thực là mục đích phản ánh hay cho là phƣơng tiện để
công bố tƣ tƣởng riêng, do vậy anh ta không còn bị lệ thuộc vào hiện thực. Ngƣời đọc
từ bỏ dần thói quen đối chiếu những điều tác phẩm kể lại với cuộc sống có thực ngoài
tác phẩm để suy tƣ về những gì đƣợc nhà văn gửi gắm qua cái hiện thực đƣợc lựa chọn
có khi đầy tính chủ quan, cá biệt. Ngƣời đọc có quyền tin hay không tin câu chuyện

đƣợc kể bằng kinh nghiệm cá nhân nhƣ thế.
Nay vào đổi mới, cuộc sống mà con ngƣời cần phải đối diện lúc này là cuộc sống
cơm áo gạo tiền, mƣu sinh chật vật. Hiện thực không còn oanh liệt nữa mà khi đối diện
với cái đói, với cuộc sống vật chất thì hiện thực là sự đố kị, sự ganh gét, sự xấu xa và
đôi khi là tàn ác. Tiểu thuyết hiện đại đã đáp ứng đƣợc nhu cầu ấy. Nó đi sâu len lỏi
vào từng ngóc ngách trong tâm hồn con ngƣời, nhận ra cả những suy nghĩ tàn ác, đểu
cáng thậm chí tàn sát nhau giữa ngƣời và ngƣời trong công cuộc mƣu sinh. Vẫn trong
bài viết Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 nhìn từ góc độ thể loại tác giả Bùi Việt Thắng
cho rằng : “Nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại khi đi tìm sự thật đời sống thường cô
đơn với chính mình, nghĩa là thế giới của một người được thay thế thế giới của nhiều
người” [16, 170]. Tiểu thuyết hiện đại không ngần ngại phơi bày hiện thực cuộc sống.
Và hiện thực ấy đƣợc lột tả, bóc trần không giấu giếm thậm chí là thô nhám, trần trụi
16


và tàn nhẫn. Đó cũng là một trong những biểu hiện mạnh mẽ cho xu hƣớng đổi mới
của thể loại tiểu thuyết hiện đại mà ta có thể nhận thấy ở một loạt các tên tuổi nhƣ:
Bảo Ninh, Lê Lựu,... và Phùng Quán.
Tóm lại, tiểu thuyết là một trong số những thể loại có vị trí quan trọng, ngày càng
có xu hƣớng phát triển mạnh mẽ trong đời sống văn học đƣơng đại Vệt Nam bởi lẽ bản
thân nó đáp ứng đƣợc nhu cầu thị hiếu thẩm mĩ của ngƣời đọc. Điều đáng nói là ngày
một nhiều cây bút đang nỗ lực có sự cách tân cho thể loại này. Đó là một đóng góp
không nhỏ cho tiểu thuyết hiện đại nói riêng và văn học hiện đại nói chung.
1.3.2. Tiểu thuyết tuổi thơ dữ dội của nhà văn Phùng Quán
Xuất hiện 32 năm sau vụ Nhân văn – Giai phẩm, Tuổi thơ dữ dội đã khẳng định
tài năng và nhân cách của Phùng Quán. Nhƣ Phùng Quán đã nói, cuốn sách ấy là một
phần của đời ông, ông gọi nó là Bản di chúc chiến sĩ của cuộc đời tôi, và luôn nâng niu
trân trọng nó nhƣ nâng niu tuổi thơ của chính mình. Đây là một tác phẩm tiểu biểu viết
về đề tài kháng chiến, đƣợc chắt ra từ mồ hôi, công sức, nƣớc mắt, từ xƣơng thịt, từ
tâm hồn cao đẹp và từ tất cả sự say mê, tâm huyết của nhà văn. Tuổi thơ dữ dội đƣợc

khởi thảo bên hồ Tây năm 1968, đƣợc hoàn thành trong lều cỏ giữa hồ Tịnh Tâm năm
1986 và ấn hành năm 1988, đƣợc tái bản chín lần với số lƣợng khá lớn, minh chứng
cho một điều: Tác phẩm đƣợc độc giả nhiều thế hệ đón nhận nồng nhiệt, nó không đơn
thuần là cuốn sách dành cho trẻ thơ mà nó phù hợp với tất cả mọi ngƣời. Đây là tác
phẩm đƣợc viết bằng toàn bộ kí ức tuổi thơ của tác giả với một văn phong độc đáo tạo
ra dấu ấn riêng cho tác phẩm. Đây cũng là tác phẩm văn xuôi của Phùng Quán đƣợc in
bằng chính tên thật sau ba mƣơi năm sống trong khổ cực. Tuổi thơ dữ dội nhanh chóng
đạt đƣợc nhiều thành công. Năm 1988 đƣợc nhận giải thƣởng Văn học thiếu nhi của
Hội nhà văn Việt Nam và hai năm sau đó, cuốn sách đƣợc chuyển thể thành phim.
Tác phẩm xây dựng thành công bức tranh hoành tráng về cuộc kháng chiến
trƣờng kỳ của dân tộc, là một hồi ký tự truyện kể lại quá trình tham gia kháng chiến
chống Pháp giành độc lập của những ngƣời lính trinh sát 13, 14 tuổi. Đó cũng chính là
kỉ niệm một phần đời của tác giả. Tuổi thơ dữ dội ra đời là một trong ba dự định lớn
nhất trong suốt cuộc đời khó nhọc của tác giả. Tuổi thơ dữ dội là tác phẩm tiêu biểu về
đề tài kháng chiến trong thời kì đổi mới. Tác giả đã khẳng định một cách chính xác,
vững vàng tên tuổi của mình trên văn đàn văn học Việt nam đƣơng thời.

17


Đề tài chiến tranh là nguồn cảm hứng của nhiều nhà văn Việt Nam nhƣng đến
Phùng Quán, ông đã xác lập một cái nhìn hoàn toàn mới về hiện thực lịch sử, thể hiện
niềm tự hào dân tộc, tinh thần đấu tranh, kiên cƣờng bất khuất không chỉ thƣờng thấy
ở những ngƣời lính trƣởng thành mà đây là ở những cậu bé thiếu niên. Chiến tranh
trong tác phẩm của ông không chỉ đơn thuần là ca ngợi những anh hùng cách mạng mà
lồng ghép vào đó còn là hoàn cảnh sống cơ cực, nghiệt ngã, mất mát, đau thƣơng, là
tình yêu gia đình, yêu quê hƣơng, là tình yêu đối với những giai điệu, câu hát hào hùng
của cách mạng,… các em chấp nhận tất cả, vƣợt lên hoàn cảnh không hề tránh né, sợ
sệt.
Tác giả đã bày tỏ sự cảm phục của mình đối với đội Vệ quốc đoàn con nít trƣớc

sự dũng cảm, kiên cƣờng, chiến đấu quên mình, nhƣng sâu thẳm cái nhìn ấy còn có cả
sự xót xa trƣớc sự hy sinh của tuổi thơ hồn nhiên, vô tƣ trong kháng chiến. Chính từ
hiện thực chiến tranh, bằng cảm xúc của một ngƣời từng đƣợc trải qua, Phùng Quán đã
mang vào nhân vật của mình những tính cách, những số phận, những tâm hồn khác
nhau, nhƣng trên hết đó là những ý nghĩa nhân văn cao cả.
Tuổi thơ dữ dội là tác phẩm thể hiện rõ tinh thần yêu nƣớc, trọn một lòng vì Tổ
quốc của Phùng Quán. Ông đã đặt vị trí của mình vào số phận của nhân vật cùng với
vốn sống và tài năng của mình để cho ra đời cuốn tiểu thuyết dày hơn bảy trăm trang
mang tên Tuổi thơ dữ dội. Mỗi trang văn là một trang đời, là một mảng kí ức về lịch sử
dân tộc, tác động rất lớn đến cảm nhận và tâm hồn độc giả. Tiết thuyết đƣợc viết lên
bằng tất cả sự chân thành, nhiệt huyết và từng trải. Đúng nhƣ lời nhà văn chia sẻ: “Thì
ra những gì thật sự chân thành, lương thiện, trong sạch và cao thượng đều có khả
năng kì diệu tự mở lấy đường đến thẳng trái tim các thế hệ mà chẳng cần giảng giải,
biện minh”[9, 90].
Tiể kết
Thế giới nghệ thuật là thế giới tƣ tƣởng, thế giới thẩm mĩ, thế giới tinh thần của
con ngƣời. Một thế giới nghệ thuật nhất định với tƣ cách là hệ thống không chỉ là đặc
trƣng cho tác phẩm đó, mà còn đặc trƣng cho nhà văn nói chung. Qua việc tìm hiểu
khái niệm về thế giới nghệ thuật, tiểu thuyết, thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết ta có
thể lấy đó làm cơ sở, nền tảng để nghiên cứu về hình tƣợng nghệ thuật trong tác phẩm,
quan niệm của tác giả về thế giới từ đó có thể khám phá thế giới bên trong ẩn kín của
nhà văn, cái thế giới chi phối sự hình thành phong cách nghệ thuật.
18


Qua Tuổi thơ dữ dội, Phùng Quán đã khẳng định đƣợc vị trí của mình trên văn đàn. Từ
Tuổi thơ dữ dội, Phùng Quán đã chứng minh đƣợc tài năng và sức sáng tạo vƣợt bậc
của ông. Tuổi thơ dữ dội đã đƣợc tác giả nhìn nhận và khai thác mọi vấn đề trong
chiều sâu mới, thực hơn, toàn diện hơn.


19


CHƢƠNG 2. HỆ THỐNG VÀ PHƢƠNG THỨC XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT TUỔI THƠ DỮ DỘI CỦA PHÙNG QUÁN
2.1. Các kiể co

ƣời đặc trƣ

2.1.1. Con người số phận cơ cực, đau thương
Có một thuở khi đất nƣớc còn chìm trong những đêm mù mịt của khói đạn và
những tiếng than khóc. Có một thời ngƣời dân Việt Nam sinh ra và lớn lên trong cảnh
nhà có mà không thể về, hàng ngày phải đối diện với bọn giặc cƣớp nƣớc, cơm ăn, áo
mặc không đủ, cuộc sống lay lắt từng ngày với bữa no bữa đói, không đƣợc học hành.
Những con ngƣời trong Tuổi thơ dữ dội cũng nhƣ vậy, con ngƣời trong đây đa số là
những cậu bé 13, 14 tuổi, mỗi ngƣời ai cũng có hoàn cảnh riêng của mình. Các nhân
vật thiếu nhi trong tuổi thơ dữ dội cũng không ngoại lệ. Từ khắp mọi vùng trên đất
Huế mộng mơ, các em tụ về trong đội trinh sát Trần Cao Vân. Mỗi em một hoàn cảnh,
nhƣng đa số đều có cuộc đời éo le, vất vả nhƣ nhau.
Ngòi bút của Phùng Quán đã đạt đƣợc nhiều thành công khi dành nhiều trang viết
cảm động kể lại cụ thể hoàn cảnh gia đình của từng chiến sĩ nhỏ: Mừng, Lƣợm, Vệ
đầu to, Hiền, Vịnh sƣa,… Độc giả càng thấm thía nỗi đau chiến tranh khi chứng kiến
cuộc sống nghèo khổ, mồ côi từ nhỏ, không đƣợc học hành đến nơi đến chốn, phải vật
lộn với nhiều bão giông cuộc đời để đắp đổi qua ngày của các em.
Đó là cuộc đời của Vịnh-sƣa một cậu bé trạc 14 tuổi. Tuổi còn nhỏ nhƣng đã
quen với công việc nặng nhọc nên “hai bàn tay em chẳng có chút gì là bàn tay trẻ con,
chúng to, thô, lòng bàn tay đầy chai, và nhiều vết rạn đen trên các móng tay” [10, 27].
Mồ côi cha từ nhỏ, mẹ bỏ đi lấy chồng. Ngƣời bác ruột đƣa em về nuôi. Bác Vịnh –
sƣa làm thợ nguội ở nhà máy đèn Huế với đồng lƣơng hạn hẹp. Vì quá khó khăn nên
khi còn học lớp tƣ, Vịnh – sƣa phải thôi học để ở nhà bồng em cho bác. Chín, mƣời

tuổi đầu đáng ra em còn đang nhận đƣợc sự chăm sóc ân cần của cha mẹ, đƣợc cắp
sách đến trƣờng vậy mà “nó phải làm việc quần quật từ sáng đến tối. Người bác gái ác
nghiệt thường xuyên đánh đập nó chẳng khác gì đứa ở” [10, 28]. Em vì thƣơng, vì biết
ơn sự cƣu mang mà cứ mãi im lặng, chịu đựng sự hành hạ của bác gái. Mƣời một tuổi
em nối nghiệp bác của mình vào xƣởng học nghề nguội. Bàn tay nhỏ bé đáng ra còn
đang đánh bi, thả diều, bắt dế,… nay lại thành thạo cái kìm, cái búa, cái giũa,…
Hay Vệ đầu to cậu bé trạc tuổi Vịnh – sƣa lại xuất thân từ một diễn viên nhào lộn
của gánh xiếc rong. Nhắc đến xiếc chắc ai cũng liên tƣởng đến sự vui nhộn, thú vị
20


×