Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Báo cáo thực tập lần 1 lớp Luật kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.97 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1.1. Giới thiệu về cơ quan thực tập.........................................................................................1
1.2. Giới thiệu về cán bộ hướng dẫn thực tập.........................................................................3
II. PHẦN NỘI DUNG................................................................................................................4
2. 1. Mô tả các vị trí nghề nghiệp trong cơ sở thực tập...........................................................4
2.2. Mô tả vị trí nghề nghiệp mà mình quan tâm tìm hiểu....................................................11
2.3. Các công việc được giao thực hiện trong quá trình thực tập.........................................14
2.4. Nhận xét chung.............................................................................................................15
III. KẾT LUẬN.........................................................................................................................15
III. XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP.................................................17
4.1. Xác nhận về mức độ chuyên cần....................................................................................17
4.2. Xác nhận về ý thức, thái độ............................................................................................17
4.3. Đánh giá về nội dung và chất lượng của báo cáo...........................................................17


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu về cơ quan thực tập
- Tên cơ quan thực tập: Ủy ban nhân dân xã Thụy Hòa, huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Bộ máy lãnh đạo:
+ Đảng ủy xã:
Đồng chí: Đặng Thế Ninh – Bí thư Đảng ủy, CT HĐND xã
Đồng chí: Nguyễn Đình Chiến - Phó Bí thư TT Đảng ủy.
+ Lãnh đạo UBND xã:
Đồng chí: Nguyễn Văn Cường – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã
Đồng chí: Nguyễn Đình Tùng – Đảng ủy viên, Phó Chủ tịch UBND xã
- Cơ cấu tổ chức:
+ Đảng ủy xã: Gồm Bí thư Đảng ủy, 02 Phó Bí thư Đảng ủy
Cơ quan lãnh đạo ở cơ sở, do Đại hội đại biểu Đảng bộ xã bầu ra để duy
trì các hoạt động lãnh đạo, điều hành công tác của Đảng bộ giữa 02 kỳ Đại hội,


là hạt nhân chính trị đại diện cho năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, là cơ quan
chấp hành và tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội nhiệm kỳ, các chủ trương, Chỉ
thị, Nghị quyết của Đảng cấp trên và chính sách pháp luật của nhà nước. Thực
hiện chức năng lãnh đạo, kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng.
+ Ủy ban nhân dân xã: Gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách
quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
Nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã
Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định
tại các khoản 1,2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết
của Hội đồng nhân dân xã.
Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.

1


Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp,
ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.
Lịch sử hình thành và phát triển:
71 năm (1948-2019) đánh dấu những bước phát triển thăng trầm của tổ
chức Đảng ở địa phương. Từ đầu năm 1948 (tháng 4/1948) diễn ra hội nghị
thành lập chi bộ đảng xã Thụy Hòa, tại nhà đồng chí Hoàng Thụ ở ấp Phong
Sơn nay là thôn Đông Tảo xã Thụy Hòa với 05 đảng viên. Tại hội nghị đồng chí
Lê Hồng Dương, huyện ủy viên công bố quyết định của huyện ủy về việc thành
lập chi bộ, đồng chí Hoàng thụ được bầu giữu chức bí thư chi bộ xã Thụy Hòa,
đây được coi là đại hội lần thứ nhất. Chi bộ đảng xã Thụy Hòa đã được rèn
luyện, trưởng thành trong gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp, nhiều
quần chúng ưu tú xã Thụy Hòa được kết nạp vào Đảng. Năm 1966, Chi bộ xã
Thụy Hòa phát triển thành Đảng bộ xã và đến năm 2019, Đảng bộ xã đã có 223
Đảng viên sinh hoạt, trong đó có 60 đảng viên được miễn sinh hoạt và công tác,
8 đồng chí đảng viên dự bị.

Qua 23 kỳ đại hội hình thành và phát triển, Đảng bộ và nhân dân xã Thụy
Hòa đã gặp rất nhiều những biến cố, thăng trầm cùng lịch sử, trên các lĩnh vực
chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội. Với ý chí và lòng quyết tâm, Đảng bộ và
nhân dân xã Thụy Hòa đã cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, có những đóng
góp xứng đáng vào quá trình đấu tranh giành độc lập cho dân tộc và trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy – HĐND – UBND xã và những đóng góp
to lớn của cán bộ, Đảng viên và nhân dân xã Thụy Hòa, năm 1999, xã Thụy Hòa
được đón nhận danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng
chiến chống thực dân Pháp. Năm 2015, xã có 4/4 thôn trong xã đạt danh hiệu

2


làng văn hóa và được công nhận nông thôn mới theo quyết định số 1467/QĐUBND ngày 27/11/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.
Tháng 5/2015, tại Đại hội Đảng bộ xã Thụy Hòa lần thứ XXIII nhiệm kỳ
2015-2020 đã bầu ra 11 Đ/c có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức và trình độ
năng lực vào BCH đảng bộ. Đến tháng 5/2016 diễn ra bầu cử hội đồng nhân dân
xã khóa 20 nhiệm kỳ 2016-2021 trong tinh thần đoàn kết, dân chủ và bầu ra 25
ông bà tiêu biểu đại diện cho ý trí, nguyện vọng của nhân dân. Tại kỳ họp thứ
nhất của Hội đồng nhân dân xã Thụy Hòa, đã bầu đồng chí Đặng Thế Ninh giữ
chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân, đồng chí Nguyễn Bá Toán giữ chức Phó chủ
tịch HĐND xã, đồng chí Nguyễn Văn Cường giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân
dân xã.
1.2. Giới thiệu về cán bộ hướng dẫn thực tập
Họ và tên: Nguyễn Thị Lệ Giang
Chức vụ: Cán bộ tư pháp – hộ tịch
- Mô tả vị trí công việc của cán bộ hướng dẫn thực tập
Cán bộ tư pháp hộ tịch xã là một trong 7 vị trí thi tuyển công chức cấp xã,
hưởng lương theo bằng cấp chuyên môn.

Cán bộ tư pháp hộ tịch cấp xã thực hiện các nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân
cấp xã giao và nhiệm vụ quản lý công tác tư pháp do Ủy ban nhân dân cấp
huyện và phòng Tư pháp huyện giao.
- Mô tả chi tiết các công việc thường xuyên của cán bộ hướng dẫn
thực tập
Tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra các quyết định, chỉ thị do Ủy ban nhân
dân xã ban hành; rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân xã ban hành; chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng quy ước, hương
ước thôn phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

3


Theo dõi, báo cáo tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật, phát
hiện, đề xuất biện pháp giải quyết những khó khăn vướng mắc trong thi hành
văn bản quy phạm pháp luật ở xã với phòng Tư pháp cấp huyện.
Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật;
quản lý, khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật ở xã.
Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở
cơ sở, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu nghiệp vụ cho tổ viên Tổ hoà giải trên địa
bàn theo sự hướng dẫn của cơ quan tư pháp cấp trên.
Thực hiện việc đăng ký, đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con
nuôi; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho
mọi trường hợp không phân biệt độ tuổi; đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn
theo quy định của pháp luật; quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ
tịch theo quy định của Bộ Tư pháp; lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch; cấp bản
sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;
Tổng hợp tình hình và thống kê chính xác số liệu hộ tịch để UBND xã báo
cáo UBND cấp huyện theo định kỳ 06 tháng và một năm.
II. PHẦN NỘI DUNG

2. 1. Mô tả các vị trí nghề nghiệp trong cơ sở thực tập
* Vị trí: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy
Chức trách: Là cán bộ chuyên trách công tác Đảng ở Đảng bộ xã, có
Đảng bộ cùng tập thể Đảng ủy, Chi ủy lãnh đạo toàn diện đối với hệ thống chính
trị ở cơ sở trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước trên địa bàn xã.
Nhiệm vụ của Bí thư Đảng ủy:
- Nắm vững Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết và chỉ thị của cấp trên và
chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ; nắm vững nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết có

4


hiệu quả công việc đột xuất; nắm chắc và sát tình hình Đảng bộ, tổ chức đảng
trực thuộc và của nhân dân trên địa bàn; chịu trách nhiệm chủ yếu về các mặt
công tác của Đảng bộ.
- Chủ trì cuộc họp của Ban chấp hành, Ban thường vụ và chỉ đạo việc
chuẩn bị xây dựng nghị quyết của Đảng bộ, của Ban chấp hành, Ban thường vụ
và tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết đó.
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt
động và giữ vai trò trung tâm đoàn kết giữ vững vai trò lãnh đạo toàn diện đối
với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã.
- Lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp
trên, của Đảng bộ, của Ban chấp hành, Ban thường vụ Đảng ủy.
Nhiệm vụ của Phó Bí thư, Thường trực Đảng ủy:
- Giúp Bí thư Đảng bộ chuẩn bị nội dung các cuộc họp và dự thảo Nghị
quyết của Ban chấp hành, Ban thường vụ về các mặt công tác.
- Tổ chức việc thông tin tình hình và chủ trương của Ban chấp hành, Ban
thường vụ cho các ủy viên ban chấp hành và tổ chức Đảng trực thuộc.

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên,
của Ban chấp hành và Ban thường vụ.
* Vị trí: Chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ, Chủ tịch
Hội nông dân, Chủ tịch Hội cựu chiến binh
Chức trách: Là cán bộ chuyên trách đứng đầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; chịu trách nhiệm lãnh đạo, tổ chức
thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của điều lệ của tổ chức đoàn thể,
đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Nhiệm vụ:
- Chuẩn bị nội dung, triệu tập và chủ trì các kỳ họp của tổ chức mình.

5


- Cùng tập thể Ban thường trực (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc), Ban thường
trực (04 tổ chức đoàn thể) xây dựng chương trình kế hoạch công tác, hướng dẫn
hoạt động đối với Ban Công tác Mặt trận.
- Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể cùng cấp vận động, hướng dẫn
cán bộ, đoàn viên, hội viên tổ chức mình, các tầng lớp nhân dân tham gia thực
hiện các chương trình kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng, hiệp thương bầu
cử xây dựng chính quyền, thực hiện quy chế dân chủ tại xã và các phong trào thi
đua của tổ chức mình theo chương trình, nghị quyết của tổ chức chính trị - xã
hội cấp trên tương ứng đề ra.
- Tổ chức, chỉ đạo việc học tập chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng
và pháp luật Nhà nước; các chủ trương, nghị quyết đối với đoàn viên, hội viên.
Điều kiện và Tiêu chuẩn cụ thể: Các tiêu chuẩn (do các đoàn thể chính
trị - xã hội quy định) của cán bộ chuyên trách thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội được giữ nguyên trong nhiệm kỳ
hiện tại. Các tiêu chuẩn quy định này được áp dụng kể từ đầu nhiệm kỳ tới của

từng tổ chức đoàn thể.
* Vị trí: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Chức trách: Là cán bộ chuyên trách lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã,
chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ủy ban nhân dân và
hoạt động quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc
phòng đã được phân công trên địa bàn xã.
Nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân: Lãnh đạo phân công công tác
của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân, công tác chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, gồm:
- Tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đối với công tác chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà

6


nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và các quyết định của Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn.
- Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã, tham gia quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền tập thể Ủy
ban nhân dân.
Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
Tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo khối công việc (khối
kinh tế - tài chính, khối văn hóa – xã hội,...) của Ủy ban nhân dân do Chủ tịch
Ủy ban nhân dân phân công và những công việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân
ủy nhiệm khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân đi vắng.
Điều kiện và Tiêu chuẩn đối với Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân:
- Tuổi đời: Tuổi đời của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp với tình
hình đặc điểm của địa phương, nhưng tuổi tham gia lần đầu phải đảm bảo làm

việc ít nhất hai nhiệm kỳ.
- Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên.
- Chuyên môn, nghiệp vụ: Có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên.
Ngành chuyên môn phải phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng loại
hình đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản
lý hành chính, quản lý kinh tế.
* Vị trí: Công chức Trưởng Công an xã
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của Ủy ban nhân dân xã trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên
địa bàn theo quy định của pháp luật.

7


- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công an
xã và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao.
* Vị trí: Công chức Chỉ huy trưởng Quân sự
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự trên
địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về dân
quân tự vệ, quốc phòng toàn dân, nghĩa vụ quân sự và các văn bản có liên quan
của cơ quan có thẩm quyền.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
* Vị trí: Công chức Văn phòng – Thống kê
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê,
tổ chức, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc và

thanh niên trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác,
lịch làm việc định kỳ và đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã;
+ Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ
chức các kỳ họp; chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt động
của HĐND, UBND;
+ Tổ chức lịch tiếp dân, tiếp khách của UBND xã; thực hiện công tác
văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” tại UBND xã, tiếp
nhận đơn thư khiếu nại, tổ cáo và chuyển đến Thường trực HĐND, UBND xem
xét, giải quyết theo thẩm quyền; tổng hợp, theo dõi và báo cáo việc thực hiện

8


quy chế làm việc của UBND xã và thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của
pháp luật;
+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác xây dựng và theo dõi việc thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình
phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động kinh tế - xã hội
trên địa bàn xã; dự thảo các văn bản theo yêu cầu của HĐND, Thường trực
HĐND, UBND, Chủ tịch UBND xã.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên
ngành và do Chủ tịch UBND xã giao.
* Vị trí: Công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường
- Tham mưu, giúp UBND xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
UBND cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô
thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy
định của pháp luật.

- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau: Thu thập thông tin, tổng hợp số
liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành
chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây
dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
theo quy định của pháp luật.
* Vị trí: Công chức Tài chính – Kế toán
- Tham mưu, giúp UBND xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
UBND xã trong lĩnh vực tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách xã trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác
nguồn thu trên địa bàn xã;

9


+ Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo
hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách xã và thực hiện
báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật.
+ Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp
xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán
tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản,...) theo quy định
của pháp luật.
* Vị trí: Công chức Tư pháp – Hộ tịch
- Tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của UBND xã trong lĩnh vực tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của
pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục vụ
nhân dân nghiên cứu pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn xã

trong việc tham gia xây dựng pháp luật;
+ Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND
xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi
hành án dân sự trên địa bàn xã.
* Vị trí: Công chức Văn hóa – Xã hội
- Tham mưu, giúp UBND xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
UBND xã trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, thông tin,
truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục theo quy định của
pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch,
y tế và giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa
ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn xã;

10


Thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình kinh tế - xã
hội ở địa phương.
Chủ trì, phối hợp với công chức khác và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân
phố xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tác giáo
dục tại địa bàn xã.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành
và do Chủ tịch UBND xã giao.
* Các điều kiện tối thiểu để đảm nhiệm các vị trí trên gồm có:
- Là cán bộ chuyên trách cấp xã thuộc biên chế của đơn vị cấp xã được
giao (trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền quyết định luân chuyển, điều
động về cấp xã).
- Còn chỉ tiêu biên chế của chức danh công chức đề nghị chuyển tại đơn
vị cấp xã nơi cán bộ chuyên trách cấp xã đang công tác.

- Có đủ các tiêu chuẩn chung của công chức cấp xã quy định tại Điều 3
Nghị định số 112/2011/NĐ-CP và tiêu chuẩn cụ thể quy định tại Điều 2 Thông
tư số 06/2012/TT-BNV.
- Có chuyên ngành đào tạo phù hợp với chức danh công chức đề nghị
- Có thời gian làm cán bộ chuyên trách cấp xã từ đủ 36 tháng trở lên.
2.2. Mô tả vị trí nghề nghiệp mà mình quan tâm tìm hiểu
* Vị trí và nghề nghiệp quan tâm:
- Vị trí nghề nghiệp mà em quan tâm: Vị trí công chức Tư pháp – Hộ tịch.
- Lý do chọn: Vị trí công việc này có thể giúp cho em được tiếp xúc, tìm
hiểu về luật nhiều hơn. Nắm rõ được dân số trong khu vực quản lý. Được tiếp
xúc trực tiếp với nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân trong
xã, có thể phản ánh trực tiếp với các cấp lãnh đạo, giúp cho tình hình kinh tế chính trị tại địa phương ổn định và phát triển.

11


* Mô tả chi tiết các điều kiện để có thể đảm nhiệm vị trí cán bộ tư
pháp – hộ tịch:
- Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
- Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu
quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
- Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu
cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm
vụ được giao;
* Mô tả chi tiết các công việc mà vị trí nghề nghiệp này thực hiện:
- Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục
vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật;
- Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và
UBND xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công

tác thi hành án dân sự trên địa bàn xã;
- Phối hợp với công chức Văn hóa – Xã hội hướng dẫn xây dựng hương
ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn xã;
- Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện hòa giải ở cơ sở;
- Thực hiện việc đăng ký, đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi
con nuôi; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch
cho mọi trường hợp không phân biệt độ tuổi; đăng ký khai sinh, khai tử quá
hạn theo quy định của pháp luật; quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu
hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp; lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch; cấp
bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;
- Thực hiện cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính các
giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt, chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản
bằng tiếng Việt; chứng thực các việc khác theo quy định của pháp luật.

12


- Tổng hợp tình hình và thống kê chính xác số liệu hộ tịch để UBND xã
báo cáo UBND cấp huyện theo định kỳ 06 tháng và một năm.
* Mô tả chi tiết các công việc hàng ngày mà vị trí nghề nghiệp này
cần giải quyết:
- Thực hiện cấp bản sao từ sổ gốc;
- Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt;
- Chứng thực chữ ký trong các giấy tở, văn bản bằng tiếng Việt;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục
vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật;
- Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và
UBND xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công
tác thi hành án dân sự trên địa bàn xã.
* Mô tả một công việc cụ thể của vị trí nghề nghiệp đã giải quyết mà

em đã được tìm hiểu (từ khi bắt đầu đến khi kết thúc):
- Việc chứng thực và cấp bản sao các loại giấy tờ, bằng cấp, giấy khai
sinh khi người dân đến chứng thực tại UBND xã cần mang theo: bản chính +
bản photo.
- Cán bộ tư pháp nhận các loại giấy tờ nêu trên, xem xét bản gốc thật
kỹ, kiểm tra và xác nhận đó là bản gốc, đối chiếu với bản photo thật kỹ xem
có chính xác với bản chính hay không: họ tên, quê quán, năm sinh, nội dung,
ngày tháng vv….Sau đó đóng dấu chứng thực, ghi số chứng thực vào bản sao
và sổ nhật ký chứng thực lưu tại UBND xã.
- Tiếp theo, chuyển bản sao đó đến Chủ tịch hoặc PCT UBND để ký
xác nhận.
- Cuối cùng, quay trở lại Bộ phận “ Một cửa” để đóng dấu xác nhận của
UBND xã.

13


Cụ thể: Ngày 21/2/2019 công dân Nguyễn Văn Sung có đến UBND xã
Thụy Hòa làm thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính 05 bản chứng minh
nhân dân. Tôi với vai trò là thực tập đã được giao kiểm tra, đối chiếu bản
photo và bản chính Chứng minh nhân dân. Sau khi xem xét nhận thấy bản
photo và bản chính không có sự sai lệch đã đóng dấu chứng thực, ghi số
chứng thực vào bản sao và sổ nhật ký chứng thực tại UBND xã. Tiếp theo,
mang bản sao đó đến phòng đồng chí Nguyễn Đình Tùng – Phó chủ tịch
UBND xã để ký chứng thực. Cuối cùng quay trở lại Bộ phận “Một của” để
đóng dấu của UBND xã và trả kết quả cho công dân. Tổng số tiền lệ phí
chứng thực của công dân Nguyễn Văn Sung là 20.000 đồng.
2.3. Các công việc được giao thực hiện trong quá trình thực tập
* Công việc được giao cụ thể khi thực tập tại UBND xã Thụy Hòa:
Là thực tập, tìm hiểu công việc của một cán bộ tư pháp – hộ tịch xã.

- Nhiệm vụ được giao trực tiếp là tiếp nhận các hồ sơ chứng thực của
nhân dân trong xã, sau đó ghi chép thông tin vào sổ nhật ký và chuyển hồ sơ
cho cán bộ tư pháp – hộ tịch xem xét giải quyết.
- Photo in ấn tài liệu, văn bản và chuyển lãnh đạo.
- Tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ đăng ký khai sinh.
- Tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ đăng ký khai tử.
* Đánh giá về công việc đã thực hiện:
Đối với xã Thụy Hòa, lịch trực tiếp công dân thực hiện các thủ tục hành
chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Số lượng bình quân hàng ngày có từ 50-70
hồ sơ xin chứng thực, cấp Giấy khai sinh, khai tử, trích lục bản gốc, công
chứng hồ sơ,…
Công việc được giao trong quá trình thực tập đòi hỏi người cán bộ tư
pháp – hộ tịch phải hiểu và nắm được pháp luật về công tác tư pháp – hộ tịch,
có phẩm chất đạo đức tốt và văn hóa ứng xử khi tiếp nhận, giải quyết và trả kết

14


quả cho nhân dân. Bên cạnh đó, cán bộ Tư pháp – Hộ tịch cần phải cẩn thận, tỉ
mỉ trong việc kiểm tra các văn bản do UBND xã ban hành nhằm đảm bảo tính
chính xác, phù hợp với quy định của pháp luật, phối hợp tốt với các ban ngành,
đoàn thể trong việc giải quyết các nhiệm vụ được giao.
2.4. Nhận xét chung
Do công việc tư pháp – hộ tịch liên quan đến những quyền lợi của từng
người dân nên cán bộ tư pháp – hộ tịch phải hết sức thận trọng, nghiên cứu kỹ
hồ sơ, có đủ căn cứ mới làm để tránh xảy ra những hậu quả pháp lý đáng tiếc.
Đối với những trường hợp chưa đầy đủ căn cứ, bản thân phải dành thời gian để
phân tích và hướng dẫn người dân hoàn tất những thủ tục cần thiết. Chỉ đơn
giản như đối với những giấy tờ quan trọng của công dân như: Giấy khai sinh,
kết hôn.

III. KẾT LUẬN
Qua quá trình được thực tập tại vị trí Tư pháp – hộ tịch của UBND xã
Thụy Hòa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, tôi nhận thấy rằng:
Các kiến thức được học tại trường có thể áp dụng được vào vị trí của
một cán bộ tư pháp – hộ tịch.
Là một cán bộ tư pháp – hộ tịch đỏi hỏi người thực hiện rất nhiều kỹ
năng không những trên sách vở, mà còn kỹ năng am hiểu pháp luật, kỹ năng
tiếp công dân, hỗ trợ, giải thích, luôn luôn cần tập trung trong công việc…
Cần liên tục được tập huấn, bồi dưỡng các kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp
vụ tư pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.

15


16


III. XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP
4.1. Xác nhận về mức độ chuyên cần
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
4.2. Xác nhận về ý thức, thái độ
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
4.3. Đánh giá về nội dung và chất lượng của báo cáo
…….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
- Chất lượng của báo cáo đạt loại: …………
Thụy Hòa, ngày
XÁC NHẬN CỦA
UBND XÃ THỤY HÒA

tháng 04 năm 2019.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
CÁN BỘ TƯ PHÁP – HỘ TỊCH

Nguyễn Thị Lệ Giang

17



×