Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong truyện ngụ ngôn ở chương trình Tiếng Việt Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.54 KB, 73 trang )

Lời Cảm Ơn
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Quảng
Bình và các thầy cô trong khoa sư phạm Tiểu học – mầm non đã tạo
điều kiện thuận lợi, trang bị những kiến thức quý báu và tận tình
giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận này.
Đặc biệt em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến giảng viên Th.s.
Trần Thị Mỹ Hồng, cô đã luôn quan tâm, động viên, tận tình hướng
dẫn em trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình đã làm chỗ dựa tinh thần
vững chắc luôn khích lệ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho em
hoàn thành đề tài.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn những tình cảm chân
thành của tất cả mọi người, em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào
sức khỏe để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền
đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Quảng Bình, tháng 5 năm 2019
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Giang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kì một công trình khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
về nội dung khoa học của công trình này.
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Giang



MỤC L
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................
MỤC LỤC........................................................................................................1
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN...................................3
MỞ ĐẦU..........................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................4
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu............................................................................5
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................8
4.Phương pháp nghiên cứu................................................................................8
5. Đóng góp mới của đề tài...............................................................................9
6. Cấu trúc khóa luận.........................................................................................9
NỘI DUNG.....................................................................................................10
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN NGỤ NGÔN VÀ TRUYỆN
NGỤ NGÔN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC.....10
1.1. Khái quát về truyện ngụ ngôn..................................................................10
1.1.1. Khái niệm..............................................................................................10
1.1.2. Nguồn gốc truyện ngụ ngôn..................................................................13
1.1.3. Đặc trưng truyện ngụ ngôn....................................................................17
1.1.4. Nhân vật trong truyện ngụ ngôn............................................................19
1.2. Truyện ngu ngôn trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học.......................21
1.2.1. Khảo sát hệ thống truyện ngụ ngôn trong chương trình Tiểu học.........21
1.2.2. Vị trí, ý nghĩa của việc dạy truyện ngụ ngôn đối với học sinh Tiểu
học…………………………………………………………………………...24
CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN
Ở CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC.......................................33
2.1. Các kiểu nhân vật trong truyện ngụ ngôn................................................34

1



2.1.1. Nhân vật là con người...........................................................................34
2.1.2. Nhân vật là loài vật................................................................................37
2.1.2.1. Nhân vật là con vật.............................................................................38
2.1.2.2. Các loại nhân vật khác.......................................................................41
2.2. Một số đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn ở chương trình Tiếng
Việt Tiểu học...................................................................................................43
2.2.1. Nhân vật thông minh và ngu ngốc........................................................43
2.2.2. Nhân vật tốt bụng và xấu xa..................................................................47
2.2.3. Nhân vật to lớn và nhỏ bé.....................................................................49
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN
VẬT TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN Ở CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG
VIỆT TIỂU HỌC..........................................................................................53
3.1. Nghệ thuật nhân hóa.................................................................................53
3.2. Nghệ thuật ẩn dụ......................................................................................57
3.3. Nghệ thuật xây dựng cặp đôi....................................................................62
KẾT LUẬN....................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................70
Y

2


CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
Ký hiệu
[2; tr.216]
NXB
LTVC
NXBGD


Chú giải
Trích dẫn tài liệu tham khảo 2 trang 216
Nhà xuất bản
Luyện từ và câu
Nhà xuất bản giáo dục

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học là một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống tinh
thần của con người. Nó không chỉ giúp con người giải trí mà còn phản ánh
thiên nhiên, xã hội, con người một cách tinh tế và sâu sắc. Đối với lứa tuổi
học sinh Tiểu học, văn học như những món quà vô giá qua những trang viết
mà các em biết yêu thương, chia sẻ, biết phân biệt đúng sai và từ đó biết đạo lí
làm người.
Truyện ngụ ngôn là những truyện thể hiện triết lý, quan niệm sống tích
cực, luôn hướng tới những giá trị sống Chân – Thiện – Mỹ. Truyện mang tới
cho chúng ta những bài học sâu sắc. Truyện ngụ ngôn Việt Nam thường có
tính đả kích, châm biếm sâu sắc như việc đả kích những tầng lớp thống trị
thời đó về tính ngang ngược, cậy quyền cậy thế, đạo đức giả, thói xu nịnh…
Phê phán những đức tính xấu của con người thường gặp như tính keo kiệt, xu
nịnh, huênh hoang, tham lam, hoặc tính không có chủ kiến trong cuộc sống
dẫn tới những hậu quả xấu cho cuộc sống của mình. Thông thường những
truyện ngụ ngôn tác giả dân gian xưa thường mượn những con vật, đồ vật
hiện tượng để phê phán một điều gì đó. Những câu chuyện đều là những kinh
nghiệm sống được tái hiện lại một cách đơn giản dễ hiểu để người đọc dễ
dàng cảm nhận.
Truyện ngụ ngôn cho chúng ta rất nhiều triết lý đạo đức làm người nêu

lên những bài học từ thực tiễn cuộc sống. Nó chính là những bài học bổ ích,
chân thành nhằm giúp con người biết mình biết người không bị những thói hư
tật xấu những điều xa hoa bên ngoài làm mất đi những bản chất tốt đẹp của
mình. Đồng thời thông qua những truyện ngụ ngôn tác giả xưa cũng thể hiện
sức mạnh của tình đoàn kết của sự sẻ chia, đồng cảm trong cuộc sống.

4


Truyện ngụ ngôn là một trong những thể loại truyện góp phần làm nên
sự đa dạng, phong phú của nền văn học nói chung và nền văn học dân gian
nói riêng. Ngụ ngôn có cốt truyện ngắn nhưng rất cô đọng, hàm súc và giàu
sức biểu hiện, là một thể loại rất gần gũi với mọi người, mọi tầng lớp của
nhân dân và đặc biệt là lứa tuổi tiểu học. Giáo dục trẻ bằng truyện ngụ ngôn là
việc làm hay và bổ ích phù hợp với đặc điểm tâm lý và đặc điểm tư duy nhận
thức của các em.
Trong chương trình Tiểu học, mục tiêu của môn Tiếng Việt không chỉ
nhằm hình thành cho các em những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt như nghe,
nói, đọc viết, các thao tác tư duy để học tập và giao tiếp mà còn cung cấp cho
các em một lượng thông tin và kiến thức lớn về tự nhiên, xã hội, con người,
văn hóa…Qua đó hình thành nhân cách con người Việt Nam thời đại mới.
Việc giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh là một nhiệm vụ
hết sức quan trọng đối với giáo viên Tiểu học bởi đây là một cấp học quan
trọng, làm nền cho các cấp học sau này.
Là một giáo viên Tiểu học tương lai, chúng tôi muốn các em hiểu biết
sâu sắc hơn về thế giới xung quanh, về các nhân vật trong truyện ngu ngôn,
cảm nhận được những tư tưởng, tình cảm từ những câu chuyện. Mặt khác,
giúp các em làm giàu thêm vốn sống, đạo lý làm người và biết cách phê phán
những thói hư tật xấu trong cuộc sống. Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài “Thế
giới nhân vật trong truyện ngụ ngôn ở chương trình Tiếng Việt Tiểu học”

để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nói đến văn học dân gian cùng với những giá trị vĩnh hằng của nó,
chúng ta không thể không nhắc đến truyện ngụ ngôn.Truyện ngụ ngôn là một
trong những thể loại truyện cổ dân gian được giới nghiên cứu quan tâm. Để
khai thác hết những nét độc đáo về thế giới nhân vật trong truyện ngụ ngôn đã

5


có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn học dân gian nói chung và các thể
loại truyện nói riêng dưới cách nhìn nhận của thi pháp học.Cho đến nay đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngụ ngôn dưới các góc độ khác
nhau. Trong khóa luận này, chúng tôi chỉ đề cập những công trình nghiên cứu
trong phạm vi bao quát được:
Đầu tiên, có thể kể đến giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam” của
Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn. Trong giáo
trình, các nhà nghiên cứu đã bàn về truyện ngụ ngôn. Họ cho rằng, truyện ngụ
ngôn cùng với thần thoại, truyện cổ tích, truyện cười, vè là các thể loại tự sự
dân gian. Các tác giả cũng chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa truyện ngụ ngôn và
các thể loại trên: Nếu như truyện cổ tích nặng về phản ánh cuộc sống, truyện
cười nặng nề vạch trần mặt lạc hậu, sai trái của cuộc sống, thì ngụ ngôn nặng
về khuyên người ta nên làm gì trong cuộc sống” [9; tr.358]. Đây chính là một
trong những cơ sở để chúng ta có hướng tiếp cận đúng đắn về truyện ngụ
ngôn trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học.
Nhà nghiên cứu Cao Đức Tiến cũng đã khái quát đặc trưng các loại
truyện cổ dân gian, đó là thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ngụ ngôn,
truyện cười trong cuốn giáo trình “Văn học” tài liệu đào tạo giáo viên Tiểu
học. Trong đó, tác giả đã bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình trước về truyện
ngụ ngôn: “Nói đến ngụ ngôn của một số nước trên thế giới, người ta hay

nhắc đến một số tên tuổi như La Fontaine (Pháp), Lep Tôn-xtoi (Nga), Êdôp
(Hi Lạp), Trang Tử (Trung Quốc)… Điều này làm nãy sinh tranh cãi: vậy
truyện ngụ ngôn có phải là sáng tác dân gian hay không? Thực tế cho thấy,
các nhà văn, nhà văn hóa nói trên, trên cơ sở cốt truyện ngụ ngôn dân gian đã
sáng tạo, bổ sung thêm chi tiết mới hoặc cách diễn đạt mới, làm cho cốt
truyện dân gian trở nên hấp dẫn và sâu sắc hơn. Đó chính là công việc làm
nhuận sắc truyện ngụ ngôn, mà bổ sung chưa hẳn đã là sáng tạo ra cái mới.

6


Do vậy, không thể nghi ngờ rằng truyện ngụ ngôn không phải là sáng tác dân
gian, chỉ có điều, có thể nó đã sớm được sáng tác theo con đường chuyên
nghiệp” [25; tr.124]. Như vậy, ý kiến của nhà nghiên cứu Cao Đức Tiến là cơ
sở để khẳng định truyện ngụ ngôn là một trong những thể loại của văn học
dân gian.
“Truyện ngụ ngôn dưới góc nhìn thi pháp” là công trình nghiên cứu của
Vũ Anh Tuấn. Trong công trình nghiên cứu của mình, Vũ Anh Tuấn đã nói
đến truyện ngu ngôn với các đặc điểm về thi pháp như thi pháp về nhân vật,
thi pháp truyện ngụ ngôn dành một khoảng không thật rộng lớn cho nhân vật,
“là bất cứ vật gì trong vũ trụ”( Đinh Gia Khánh), “là đủ mọi thứ có trên đời”
(Phạm Minh Hạnh). Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Ngọc trong lời tựa sách
Đông Tây ngụ ngôn viết: Bao nhiêu cái “khả dĩ hưng, khả dĩ quần, khả dĩ
oán” ngụ ngôn đều mượn được cả”[27; tr.178].
Ngoài ra, còn có khóa luận tốt nghiệp “Đặc trưng truyện ngụ ngôn trong
chương trình Tiếng Việt Tiểu học” của sinh viên Lê Thị Mỹ Huệ Trường Đại
học Quảng Bình đã khẳng định những đặc trưng về nội dung và nghệ thuật
truyện ngụ ngôn và những giá trị về nội dung và nghệ thuật của truyện ngụ
ngôn trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học.
Qua một số tác phẩm của Êdôp, La Fontaine. Các công trình này nghiên

cứu những tác phẩm truyện ngụ ngôn dành cho mọi lứa tuổi, chưa đi sâu vào
từng lứa tuổi cụ thể.
Tiếp nhận những gợi ý từ những luận điểm trên, chúng ta thấy các nhà
nghiên cứu đã đề cập đến truyện ngụ ngôn với nhiều góc độ khác nhau, nhưng
việc tiếp thu truyện ngụ ngôn ở mỗi lứa tuổi học sinh không giống nhau nên
các công trình nghiên cứu trên chỉ bàn đến truyện ngụ ngôn một cách chung
chung và khái quát, chưa đi vào từng tác phẩm phù hợp với các lứa tuổi cụ
thể; kết hợp với những phạm trù của thi pháp học hiện đại, trên cơ sở khảo sát

7


các tác phẩm truyện ngụ ngôn, chúng tôi sẽ cố gắng phần nào làm sáng tõ thế
giới nhân vật trong truyện ngụ ngôn ở chương trình Tiếng Việt Tiểu học.
Đề tài “Thế giới nhân vật trong truyện ngụ ngôn ở chương trình Tiếng
Việt Tiểu học” chúng tôi tập trung vào nghiên cứu các loại nhân vật, nghệ
thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngụ ngôn được giới thiệu trong chương
trình Tiếng Việt Tiểu học một cách phù hợp nhất với lứa tuổi của các em.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Thế giới nhân vật trong truyện ngụ ngôn ở
chương trình Tiếng Việt Tiểu học.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu những tác phẩm thể loại truyện
ngụ ngôn trong chương trình SGK Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5 NXB Giáo
Dục, Hà Nội (2010) Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên).
4.Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích các tác phẩm truyện ngụ
ngôn trong chương trình Tiểu học để thấy được đặc sắc về nhân vật, ngôn
ngữ, cốt truyện và kết cấu của từng thể loại truyện ngụ ngôn, từ đó tổng hợp,
khái quát lại và đưa ra kết luận chung.

- Phương pháp thống kê, phân loại: Dùng để thống kê, phân loại và xác
định tần số xuất hiện của truyện ngụ ngôn trong chương trình Tiếng Việt Tiểu
học.
- Phương pháp so sánh: So sánh để thấy được điểm khác biệt giữa các
nhân vật.
- Phương pháp hệ thống: Hệ thống hóa lại các nhân vật, các truyện ngụ
ngôn trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học.

8


5. Đóng góp mới của đề tài
Về mặt lí luận: Công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về các kiểu
nhân vật đặc trưng của truyện ngụ ngôn Việt Nam trong chương trình Tiếng
Việt ở bậc Tiểu học. Từ đó phân loại làm rõ các vấn đề về đặc điểm của từng
loại nhân vật. Góp thêm tiếng nói mới vào vấn đề nghiên cứu thế giới nhân
vật. Ngoài ra đề tài cũng làm nổi bật được vai trò, ý nghĩa giáo dục cho học
sinh Tiểu học; Khẳng định những đóng góp trong nghệ thuật xây dựng nhân
vật của truyện ngụ ngôn trong hệ thống các thể loại văn học dân gian Việt
Nam.
Về mặt thực tiễn: Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên học
tập, nghiên cứu, giúp cho các giáo viên vận dụng vào giảng dạy truyện ngụ
ngôn trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung gồm
ba chương:
Chương 1: Khái quát về truyện ngụ ngôn và truyện ngụ ngôn trong
chương trình Tiếng Việt Tiểu học.
Chương 2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngụ ngôn ở chương trình
Tiếng Việt Tiểu học.

Chương 3. Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện
ngụ ngôn ở chương trình Tiếng Việt Tiểu học.

9


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN NGỤ NGÔN VÀ TRUYỆN
NGỤ NGÔN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC
1.1. Khái quát về truyện ngụ ngôn
1.1.1. Khái niệm
Truyện ngụ ngôn là loại truyện dân gian mượn truyện về loài vật, đồ vật
hoặc về chính con người để nêu lên những bài học luân lí, triết lí, hay một
kinh nghiệm sống nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người.
Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn
chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng nói gió, kín
đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó
trong cuộc sống.
Truyện ngụ ngôn có thể được xem như vở kịch nhỏ mà nhân vật có thể là
bất cứ vật gì trong vũ trụ, sân khấu có thể là bất cứ ở đâu. Truyện ngụ ngôn
mang đến cho các em nhỏ một thế giới gần gũi và quen thuộc với những loài
vật, con vật, đồ vật xung quanh cuộc sống.
Truyện ngụ ngôn đã được các triết gia, văn gia, các nhà văn hóa sử dụng
từ lâu. Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt đã đưa ra quan niệm về truyện ngụ
ngôn “là bài thơ hoặc truyện ngắn mượn chuyện loài vật để nói về việc đời,
nhằm dẫn đến những kết luận về đạo lý, kinh nghiệm sống” [31; tr.691].
Trong sách giáo khoa lớp 10 – NXB Hà Nội, nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên
định nghĩa: “Truyện ngụ ngôn là những truyện kể có dụng ý chính nêu lên
những bài học kinh nghiệm sống hoặc những bài học luân lý – triết lý thông
qua những cốt truyện tương đương, trong đó nhân vật chủ yếu là các loài vật

và các đồ vật [29; tr.45]. Truyện ngụ ngôn là một thể loại chiếm số lượng lớn
và có giá trị nội dung nổi bật trong văn học, kể cả ngụ ngôn dân gian và ngụ
ngôn trong văn học trung đại. Ở bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu khái

10


quát những nét đặc trưng trong nội dung của những câu chuyện ngụ ngôn dân
gian, từ những bài học kinh nghiệm hay triết lý dân gian rút ra đằng sau mỗi
cốt truyện có thể giúp chúng ta hình dung được phần nào những quan điểm
sống và triết lý nhân sinh của người.
Cùng với các loại hình tự sự dân gian khác, truyện ngụ ngôn là một loại
truyện dân gian sản sinh trong quá trình phát triển tất nhiên của lịch sử và của
trí tuệ nhân loại. Theo định nghĩa của nhà folklore học Đinh Gia Khánh thì
truyện ngụ ngôn là “một loại truyện chứa đựng trong một sự tích hoàn toàn
tưởng tượng một quan niệm triết lý hay đạo đức, một kinh nghiệm sống đã
được tổng kết. Và như vậy, truyện ngụ ngôn có hai phần: phần cụ thể là
truyện kể, phần trừu tượng là ý niệm rút ra từ truyện đó, có thể gọi là lời quy
châm” [8; tr.353].
Cũng như thần thoại hay truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn cũng ra đời từ
trí tưởng tượng của con người, là một trong những sản phẩm đẹp đẽ được sinh
ra từ trí tưởng tượng của nhân loại, và chính sự xuất hiện của những yếu tố
tưởng tượng trong truyện ngụ ngôn đã giúp cho các tác giả dân gian “có thể
diễn đạt một cách linh hoạt tươi mát những khái niệm khô khan” và “Ở truyện
ngụ ngôn, ta cảm thấy đằng sau mọi sự tô vẽ của óc tưởng tượng, đằng sau
những tình tiết có vẻ ngây thơ là một lý trí sáng suốt, nghiêm khắc và già
dặn” [8; tr.354].
Những câu chuyện ngụ ngôn nhẹ nhàng dễ đi vào lòng các em nhỏ, chứa
đựng ý nghĩa giáo dục lớn. Bởi vậy được đưa vào chương trình Tiểu học có
rất nhiều truyện ngụ ngôn.

Truyện ngụ ngôn là những “lời nói, mẫu chuyện có ngụ ý (ngụ là “gửi”)
xa xôi, bóng gió được sử dụng rộng rãi trong nhiều thể loại văn học dân gian
và văn học thành văn như thơ ngụ ngôn, truyện ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ”
[26; tr.216] ngụ ngôn không chỉ có ý nghĩa giáo dục và đạo đức, mà còn ít

11


nhiều có ý nghĩa triết lý về nhận thức luận hoặc về chính trị. Có thể thấy,
trong văn học dân gian Việt Nam, ngụ ngôn là một kho triết lý dân gian độc
đáo, đó là những câu tục ngữ ngụ ngôn như: Chó chê mèo lắm lông, Lươn
ngắn lại chê Trạch dài, Cáo chết ba năm quay đầu về núi,… là những câu ca
dao ngụ ngôn như: Con Mèo mà trèo cây cau, con gà cục tác lá chanh, con Cò
mà đi ăn đêm, con kiến mà kiện củ khoai… cũng có khi là truyện thơ ngụ
ngôn như Trê Cóc, Lục súc tranh công, Hai ông phật cãi nhau,... Như vậy,
truyện ngụ ngôn là những tác phẩm nghệ thuật bằng văn xuôi hoặc văn vần,
có ngụ ý một bài học đạo lí, một triết lí nhân sinh, một nhận xét về thực tế xã
hội bằng lối diễn đạt bóng gió, hài hước nhưng sâu sắc, thường qua nghệ thuật
nhân hóa giới tự nhiên để nói chuyện về con người. Ta có thể bắt gặp trong
truyện ngụ ngôn các nhân vật là loài vật như: Thỏ, Rùa, Voi, Chuột,... các loại
cây cối, hoa quả như: Cây lúa, mướp đắng, …các nhân vật vô tri vô giác: Nồi
đất, nồi gang, ngòi bút,... có khi cả những bộ phận của con người như: dạ dày,
tứ chi, mắt, miệng,... Như vậy, một trong những đặc trưng cơ bản nhất của
truyện ngụ ngôn là thường dùng loài vật, đồ vật, các vật vô tri vô giác để gián
tiếp nói chuyện về con người, qua đó nhằm nêu lên những bài học đạo đức
dưới một hình thức kín đáo. Nhân vật truyện ngụ ngôn vì thế trở thành
phương tiện để nhận thức và lý giải những vấn đề của con người và xã hội
loài người.
Theo “Từ điển văn học”, ngụ ngôn là "một thể loại văn học giáo huấn,
thường sử dụng phúng dụ như một nguyên tắc tổ chức tác phẩm” [30;

tr.1091]. Từ những cách hiểu trên, chúng tôi cho rằng truyện ngụ ngôn là loại
truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn một câu chuyện kể về loài vật
qua đó gửi gắm ý tưởng, nhận xét về nhân sinh, hay bài học về kinh nghiệm
sống, có ý nghĩa răn dạy đạo đức.

12


Có thể thấy, ngụ ngôn có hình thức ngắn gọn, bởi nội dung truyện đơn
giản, kết cấu mạch lạc, rõ ràng nhưng bao chứa nhiều tầng ý nghĩa. Có lẽ vì
thế, trong văn học thành văn thế giới, nhiều nhà văn đã xem sự ngắn gọn, súc
tích, kiệm lời của ngụ ngôn là mẫu mực sáng tác cho mình. Truyện ngụ ngôn
ít tình tiết, ít cảnh vì thường chỉ xoay quanh một sự kiện. Không gian và thời
gian truyện rất ít khi được nêu. Đó là khoảng thời gian nhất định nhưng
không thể xác định chi tiết, cụ thể hơn được nữa. Số lượng nhân vật trong mỗi
câu chuyện cũng ít và mỗi nhân vật chỉ được khai thác ở một nét tính cách
hoặc một thói quen, thậm chí có truyện chỉ có một nhân vật với một hoàn
cảnh, một tình huống nhất định, một sự kiện cố định. Vì vậy, mỗi truyện ngụ
ngôn là một câu chuyện nhỏ vừa sức tiếp thu với học sinh tiểu học.
1.1.2. Nguồn gốc truyện ngụ ngôn
Sự xuất hiện của truyện ngụ ngôn đánh dấu một thời điểm mà ý thức xã
hội và trình độ tư duy trừu tượng, tư duy nghệ thuật của nhân dân phát triển
cao.
Một trong những tiền thân của truyện ngụ ngôn là các truyện cổ tích về
động vật. Loại truyện này phản ánh đặc điểm của loài vật, cung cấp cho người
đọc những tri thức về giới tự nhiên qua những câu chuyện sinh động. Nhưng
khi quan hệ của các con vật đồ chiếu quan hệ của xã hội loài người và hướng
đến ngụ ý một đạo lí, một kinh nghiệm sống,… thì truyện ngụ ngôn được hình
thành [Xem thêm Lê Chí Quế (Chủ biên), Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ,
Văn học dân gian Việt Nam, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H..,

1990, tr.142-143].
Ngụ ngôn là một trong những thể loại tự sự cổ xưa nhất, ở folklore của
mọi dân tộc đều có thơ hoặc truyện ngụ ngôn. Ngụ ngôn xuất hiện trước công
nguyên trong kho tàng văn hóa các dân tộc như Hy Lạp, Ấn Độ, Ai Cập,
Trung Hoa... và xa xưa nhất có thể tính đến là những tác phẩm ngụ ngôn nửa

13


thực nửa truyền thuyết tương truyền do Ezop sáng tác, có tầm ảnh hưởng sâu
rộng sang cả vùng Trung Đông rồi ngược về phương Tây với Panchatantra
của Ấn Độ thế kỷ III trước công nguyên, Calila và Dimna thế kỷ VIII ở Syrie,
Arab; Stefanit và Ichnilat ở Byzance và Nga v.v. Một dòng khác tiếp tục tồn
tại ở đế chế La Mã, vùng Tây Âu thời trung đại với Romul bằng tiếng Latinh,
Isopette bằng tiếng Pháp, và cận đại với ngụ ngôn J. La Fontaine, K. F.
Hellert, T. de Iriarte, L. Holberg, I. Krasicki v.v.).
Ở Trung Quốc, ngụ ngôn cổ đại thâm nhập vào sách triết luận và chính
luận của "chư tử" như Trang Tử, Mạnh Tử, Hàn Phi Tử..., vào các truyện kể
trung đại như Bình thoại, Thoại bản và vào cả tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc
của Phùng Mộng Long.
Tuy ngụ ngôn tồn tại trong mọi nền văn hóa khắp thế giới nhưng ở
những thời đại văn hóa có sự chú trọng đặc biệt đến giáo huấn và phúng dụ,
thì ngụ ngôn là thể loại trung tâm, là chuẩn cho các thể loại khác, như văn
xuôi răn dạy vùng Trung Đông (Cựu ước, Lời răn bảo của Akhikar v.v.). Ở
văn chương Thiên Chúa giáo và văn học Trung đại (như ngụ ngôn trong Phúc
âm với truyện đứa con hoang, người gieo hạt v.v.). Ở những thời đại ấy, khi
văn hóa đọc hiện diện một tâm thức tiếp nhận đặc thù: bất kỳ thiên truyện nào
cũng được hiểu như ngụ ngôn, thì cái thống trị ở văn hóa ấy sẽ là thi pháp ngụ
ngôn, loại trừ tính miêu tả của văn xuôi cổ đại hay kiểu châu Âu cận đại; thiên
nhiên và sự vật chỉ được nhắc đến khi thật cần thiết, hành động xảy ra như

không có bối cảnh; nhân vật không có nét ngoại hình, tính cách, mà hiện ra
như những chủ thể của sự lựa chọn đạo lý.
Nếu như ở thể loại văn học khác, ngụ ý là ý nghĩa của sự phản ánh thì
trong truyện ngụ ngôn nó là đối tượng phản ánh. Bởi vậy, truyện ngụ ngôn
mang đậm màu sắc triết lí dân gian. Khi tưởng tượng và hư cấu truyện ngụ
ngôn, tác giả dân gian không tập trung trình bày một số phận với nhiều tình

14


tiết rắc rối mà chỉ chú ý khai thác một vài tình tiết liên quan đến một bài học
kinh nghiệm nào đó một cách kín đáo, tế nhị.
Trong truyện ngụ ngôn thì cốt truyện hoàn toàn có tính chất tưởng tượng.
Người ta có thể tự do – tất nhiên tự do trong điều kiện nhất định – đặt bày
những sự việc, sắp xếp những tình tiết, miễn là phục vụ cho việc diễn đạt cái
ý mà mình muốn ngụ mở trong sự tích. Nếu như truyện cổ tích là một loại
truyện tưởng tượng thì truyện ngụ ngôn là sản phẩm của trí tưởng tượng
nhưng không giống như trong truyện cổ tích, sự tưởng tượng phải chịu sự
hướng dẫn chặt chẽ của lí trí. Yếu tố tưởng tượng trong ngụ ngôn nhằm giúp
cho con người ta có thể diễn đạt một cách linh hoạt, tươi mát những khái niệm
khô khan, chi phối toàn bộ tác phẩm.
Xét trên bề mặt, truyện ngụ ngôn chỉ là truyện của các loài vật, đồ vật.
Điều đó đúng nhưng chỉ là đúng về “phần xác” còn thực ra điều quan trọng
của thể loại truyện này phải là “phần hồn”. Ở phần hồn này, sự ngụ ý kín đáo,
bóng gió của tác giả dân gian không chỉ dừng lại ở các bài học về đạo lí hay
những kinh nghiệm sống mà còn có cả sự phản kháng đối vói xã hội, đả kích
giai cấp thống trị với những thói hống hách, ngang ngược, quyền thế và dạy
người ta những kinh nghiệm ứng phó với chúng.
Đặc điểm cấu trúc của ngụ ngôn hầu như không biến đổi trong suốt quá
trình lịch sử của thể loại. Đó là do tính chất, đối tượng và chức năng của nó.

Ngụ ngôn là một kiểu truyện phúng dụ bằng thơ hoặc văn xuôi rất ngắn mang
nội dung giáo dục đạo đức. Bài học đạo đức trong tác phẩm toát ra từ việc chế
giễu các tính cách và đặc điểm tiêu cực nào đó của con người, và phần lớn các
thói xấu, nhược điểm của con người được thể hiện trong các hình tượng loài
vật như chim, cá, thú, gia súc v.v. Phúng dụ của ngụ ngôn thường dựa trên các
đặc điểm tiêu biểu, thông dụng của các loài vật (như cáo ranh mãnh, sư tử
khỏe mạnh, thỏ nhút nhát v.v.). Cốt truyện ngụ ngôn ngắn, hàm xúc, giàu sức

15


biểu hiện, bộc lộ bản chất của đối tượng, và hình thức phúng dụ trợ giúp đắc
lực cho sự thuyết minh tính cách của nhân vật ngụ ngôn.
Truyện ngụ ngôn là phương tiện hữu ích để giáo dục cho học sinh. Ngay
từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được tiếp xúc với những bài ca dao mang tính ngụ
ngôn thông qua những lời ru, câu hát. Khi 4, 5 tuổi, các em được làm quen
với những câu chuyện ngụ ngôn đơn giản. Ở lứa tuổi tiểu học, tư duy trực
quan cụ thể vẫn còn đang phát triển, các em chủ yếu đánh giá, nhìn nhận các
sự vật, hiện tượng bằng trực giác. Các em yêu thích truyện ngụ ngôn vì bề
ngoài đơn giản, các câu chuyện ngắn gọn, nhân vật gần gũi, thân thuộc, tuy
nhiên, phần triết lý trừu tượng ẩn dấu phía sau nội dung đó thì cần có sự trợ
giúp, phân tích của người lớn thì các em mới hiểu được.
Thế giới nhân vật trong truyện ngụ ngôn phong phú, đa dạng, có nhân
vật là người (cha, mẹ, ông, bà, người hàng xóm, cụ già...); có nhân vật siêu
nhiên (hung thần, bà tiên, con cá vàng...); có vua chúa, hoàng hậu, công chúa
và cũng có những người lao động như bác nông dân, người thợ săn, ông lão
đánh cá,... rồi cả những tính cách của con người như anh nói khoác, chị lọc
lừa, kẻ bới móc,... những điều vô hình, vô dạng như: sự khôn khéo, sự ngu
dại, cái thiện, cái ác, điều họa, phúc,...
Truyện ngụ ngôn đưa học sinh vào một thế giới loài vật đa dạng, phong

phú mà mục đích sâu xa hơn là đến với thế giới loài người với những bài học
ứng xử tế nhị. Thông qua truyện ngụ ngôn, các em không chỉ được đồng cảm
thương yêu những con người bất hạnh, hiểu được lẽ sống, cách ứng nhân xử
thế mà còn bộc lộ thái độ yêu ghét, lên án, phê phán những cái xấu, cái ác,
đấu tranh chống lại áp bức, cường quyền. Khi được hòa mình vào thế giới của
những câu chuyện ngụ ngôn, học sinh không chỉ rút ra cho mình những bài
học về nhân tâm thế sự mà trí tưởng tượng, tính thẩm mĩ của học sinh cũng
được hình thành và phát triển. Có thể nói, truyện ngụ ngôn giúp học sinh có

16


những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con người. Truyện hình thành và phát
triển ở các em tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm với con người, góp
phần quan trọng vào việc hình thành, hoàn thiện nhân cách, giáo dục thẩm mĩ
trong các em. Việc tìm hiểu và tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại qua
truyện ngụ ngôn giúp học sinh ghi nhớ, nâng cao hiểu biết và thực hiện nó
trong các trường hợp cụ thể.
Nói chung, tất cả vạn vật tồn tại trong trời đất, những cái có thể xuất hiện
hoặc có thể tồn tại, ngụ ngôn đều mượn cả. Thế giới ấy vừa hiện thực vừa kì
ảo lung linh cho trẻ thỏa sức tưởng tượng, khám phá. Nhưng, để lại ấn tượng
nhất trong nhận thức thẩm mỹ của trẻ nhỏ, có lẽ là những nhân vật loài vật với
đủ giống loại mang ý nghĩa tượng trưng cho các tầng lớp khác nhau trong xã
hội loài người. Thế giới nhân vật ấy giúp đọc giả nhỏ tuổi bước vào thế giới
tự nhiên, xã hội xung quanh một cách tự nhiên, phù hợp với sự phát triển tâm
sinh lý của trẻ và giúp các em dễ dàng tìm được tiếng nói chung trong cộng
đồng sau này.
1.1.3. Đặc trưng truyện ngụ ngôn
Truyện ngụ ngôn là kho tàng trí tuệ của nhân dân, chứa đựng nhiều ý
tưởng triết lí và bài học làm người, thể hiện trên nhiều phương diện. Trước hết

là bài học về cách sống, về đạo làm người: Truyện “Quạ mặc lông công”,
“Cáo mượn oai hùm”, khuyên người ta nên dựa vào sức mình, tự lực hành
động, không nên mượn danh của người khác. Truyện “Con dơi, loài chim và
loài thú” phê phán hạng người tráo trở, hai mặt, kẻ cơ hội. Truyện “Đẽo cày
giữa đường”, “Ở đây có bán cá tươi” phê phán những người lập trường không
vững vàng, không có chủ kiến sẽ không làm được việc. Truyện “Cây gai và
đàn chim” lại nêu lên một bài học về đức tính lo xa, đàn chim non không nghe
lời mẹ, không chịu bới ăn hết hạt gai để gai mọc thành cây, người ta lấy cây
gai kéo sợi đan lưới bắt chim, đến khi đó thì hối hận không kịp. Truyện “Chị

17


bán nồi đất” thì phê phán óc suy nghĩ xa rời thực tế, chị ta say mê tưởng
tượng ra viễn cảnh giàu có mà gánh nồi đất đem lại, đến lúc khoái chí quá,
nhảy cẫng lên, đánh rơi cả gánh nồi đất, giấc mộng giàu sang tan vỡ. “Hai đứa
trẻ và quả bứa”, “Con cò, con trai và người đánh cá” khuyên người ta không
nên tranh chấp nhau, những kẻ nhân cơ hội đó mà hưởng lợi. Truyện “Chim
khách và rắn” khuyên mọi người trong cuộc sống nên chọn bạn mà chơi.
Chim khách vốn là giống tốt bụng, hiếu khách, ai cũng làm bạn được nên khi
thấy rắn bị thương chăm sóc chữa trị cho rắn, lại còn nhận rắn làm em, tin
tưởng giao nhà cho rắn trông coi và giữ con cho mình. Chim khách đi vắng, ở
nhà rắn đói bụng, thèm thịt chim non liền đớp luôn cả ba con của chim khách.
Những kẻ ác độc tráo trở, vong ơn bạc nghĩa như rắn thì không nên làm bạn.
Truyện ngụ ngôn thể hiện quan niệm về triết lí nhân sinh. Truyện “Mèo
lại hoàn mèo” nêu lên đặc điểm bản chất của sự vật, không nên gắn cho sự vật
một đặc tính không đúng với bản chất của nó. Truyện “Kéo cây lúa lớn” lại
phê phán đầu óc nôn nóng. Muốn cây lúa tốt mà không biết rằng lúa tốt cần
có nhiều yếu tố chứ không phải kéo cây lúa lên cho cao hơn lúa người khác.
Truyện “Xẩm xem voi” hoặc “Thầy bói xem voi” phê phán cách nhìn sự vật

theo hiểu biết chủ quan, không đánh giá sự vật một cách toàn diện mà chỉ
xem xét bộ phận để khái quát lên toàn thể. Truyện “Người nông dân và con
lừa” lại nói đến quy luật lượng đổi chất đổi. Anh nông dân ra tỉnh vì tham lam
bắt con lừa thồ hàng quá nặng. Trời nắng anh ta cởi áo vắt lên lưng lừa, lừa
khuỵu chân nằm xuống, anh ta thấy thế liền nói: “Đồ ăn hại, có chiếc áo mà
chở không nổi”, nhưng anh ta không biết rằng chỉ cần thêm một cái áo là quá
sức đối với con lừa vốn đã gắng vì hàng quá nặng.
Truyện ngụ ngôn là một hình thức phát ngôn tư tưởng bằng hình thức ẩn
dụ, là vũ khí lợi hại của nhân dân lao động thời trước để chống lại giai cấp
thống trị. Truyện “Con cọp bị thương” kể về sự độc ác của kẻ mạnh, cọp bị

18


thương nằm trong hang, vết thương lở loét hôi thối, cò đến thăm phải bịt mũi
vì nặng mùi không chịu được, cò bị cọp đánh vì vô lễ, xúc phạm đến uy
nghiêm của cọp, chuột rút kinh nghiệm, không dám nói thật là thối, phải giả
nói ngược lại là thơm cũng bị cọp đánh vì tội “nịnh bợ”. Con cáo khôn hơn
rút kinh nghiệm của cò và chuột, giả vờ tịt mũi không nghe mùi gì cả, cũng bị
đánh vì tội “giả dối”. Truyện “Con mèo mà trèo cây cau”, một truyện ngụ
ngôn sáng tác bằng thể thơ lục bát vạch trần thủ đoạn giả nhân giả nghĩa của
bọn ăn cướp. Mèo muốn lên ngọn cây cau bắt chuột lại giả vờ nói: “Hỏi thăm
chú chuột đi đâu vắng nhà”. Truyện “Trâu và ngựa” lên án thủ đoạn tước
đoạt xảo quyệt của giai cấp bóc lột. Truyện “Hai thứ mọt” đả kích trực tiếp
vào sự nguy hiểm của thứ mọt của bọn tham quan, kẻ giàu có. Chúng không
chỉ đục khoét nhân dân mà còn tìm cách đục khoét lẫn nhau. Truyện “Chèo
bẻo và ác là” thể hiện tinh thần đấu tranh của những người yếu thế, những
người nông dân chống lại cường hào ác bá. Ác là làm hương hào, lấy quyền
cai quản dân làng, bắt chèo bẻo đi phu rồi ở nhà ăn trứng của chèo bẻo. Chèo
bẻo đi phu về, biết chuyện, xin ra khỏi làng, làm tổ ở cây cao, ít khi chịu rời

xa tổ. Mỗi khi ác là bay đến gần tổ, cả họ chèo bẻo bay ra đuổi đánh. Truyện
“Con bồ câu và con sáo” không những đề cao tinh thần bất khuất chống bọn
thống trị mà còn phê phán những kẻ làm tay sai cho giặc.
Như vậy, truyện ngụ ngôn không những chứa đựng tư tưởng triết lí nhân
sinh, nêu lên những bài học đạo đức và kinh nghiệm sống mà còn là vũ khí
đấu tranh của nhân dân chống lại những kẻ cường quyền, những thế lực
phong kiến áp bức bóc lột nhân dân, phê phán những kẻ làm tay sai cho giặc
chống lại nhân dân.
1.1.4. Nhân vật trong truyện ngụ ngôn
Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn
học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha),

19


cũng có thể không có tên riêng như thằng bán tơ,một mụ nào trong Truyện
Kiều. Trong truyện cổ tích, ngụ ngôn, đồng thoại, thần được đưa ra để nói
chuyện con người. Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như
một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi
bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn có thể nói: nhân dân là nhân vật
chính trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, đồng tiền là nhân vật chính
trong Ơ-giê-ni Gơ-răng-đê của Ban-dắc.
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể
đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống.Nhân vật văn học được
miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết các loại. Đó là
mâu thuẫn nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật
kia, giữa tuyến nhân vật này với tuyến nhân vật khác. Cho nên nhân vật luôn
luôn gắn liến với cốt truyện. Nhờ được miêu tả qua xung đột, mâu thuẫn, nên
khác với hình tượng hội họa và điêu khắc, nhân vật văn học là một chỉnh thể
vận động, có tính cách được bộc lộ dần trong không gian, thời gian, mang tính

chất quá trình.
Thế giới nhân vật trong truyện ngụ ngôn rất phong phú và đa dạng nó
góp phần làm cho câu chuyện sinh động hơn và nhờ đó các em thêm yêu thích
những câu chuyện hơn. Đối với học sinh tiểu học nhân vật trong truyện là
điều không thể thiếu, nó là món ăn tinh thần của các em trong cuộc sống cũng
như trong học tập.
Đọc truyện ngụ ngôn các em nhỏ sẽ đến với những câu chuyện vô cùng
thú vị, dí dỏm và hấp dẫn. Với cách thức chuyển tải nhẹ nhàng, gần gũi với
trẻ thơ, truyện ngụ ngôn sẽ gửi đến các em những bài học bổ ích, qua đó giúp
các em ngày càng khôn lớn và trưởng thành hơn. Nhân vật chính trong truyên
ngụ ngôn chủ yếu là các con vật. Truyện ngụ ngôn đã vẽ nên một không gian
sống và sinh hoạt vui nhộn về thế giới các loài vật: Cáo, Sói, Ngựa, Thỏ, Rùa,

20


Sư Tử, Chồn, Vẹt, Chó, Ốc… Mỗi một con vật, mỗi câu chuyện đề cập đến
một khía cạnh khác nhau của cuộc sống mà trong đó luôn ẩn chứa một bài học
hay một thông điệp ý nghĩa.
Thứ nhất, truyện ngụ ngôn phê phán những sai lầm, thói hư tật xấu của
con người, để răn dạy, rút ra bài học về đạo lý, kinh nghiệm sống. Đơn cử
truyện: Đẽo cày giữa đường: phê phán những người không có lập trường,
thiếu quyết đoán trong công việc.
Vậy thói hư tật xấu nào của con người được vạch rõ? Đó là tính kiêu
ngạo, hợm hĩnh, dối trá, thiếu trung thực (con chim cút, con dơi, loài chim và
loài thú,..). Từ đó, khuyên con người ta phải sống chân thật, trung thực.
Thứ hai, truyện còn lên án bản chất xấu xa của giai cấp thống trị, kẻ ác,
kẻ xấu: điều này thể hiện sự đối lập giữa hai nhân vật, đại diện cho hai giai
cấp khác nhau. Kẻ có sức mạnh nhưng độc ác, xấu xa, còn người thì nhỏ bé,
ốm yếu nhưng được tài trí thông minh, như: Hổ - Sóc, Thỏ - Chó săn,…và

những hành vi hống hách, cậy quyền của kẻ thống trị đó, được nêu lên rất rõ:
Cọp, Cò, Cáo,.. là những kẻ thống trị đó không bao giờ để dân sống yên ổn!
Thế giới nhân vật bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật. Con người
trong văn học chẳng những không giống với con người trong thực tại về tâm
lý, hoạt động mà còn có ý nghĩa khái quát, tượng trưng. Do đó nghiên cứu thế
giới nhân vật cũng khác với phân tích hình tượng nhân vật.
1.2. Truyện ngu ngôn trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học
1.2.1. Khảo sát hệ thống truyện ngụ ngôn trong chương trình Tiểu
học
ST
T
1
2
3
4

Lớp

Tên tác phẩm – Đoạn trích

Lớp 1 – Tập 1 Hồ
Cò đi lò dò
Thỏ và Sư Tử
Khỉ và Rùa

Trang
25
35
77
109


21

Dạng bài
Kể chuyện
Kể chuyện
Kể chuyện
Kể chuyện


5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Sói và Cừu
Con Mèo mà trèo cây cau
Chuột nhà và Chuột đồng
Ngỗng và Tép
Chú Gà Trống khôn ngoan
Rùa và Thỏ
Mưu chú Sẻ

Con Qụa thông minh
Lớp 1 – Tập 2 Sư Tử và Chuột nhắt
Sói và Sóc
Nói dối hại thân
Cô chủ không biết quý tình
bạn
Con Chuột huênh hoang

17
18

145
151
244
19
42
54
70
79
81
108
133

Kể chuyện
Kể chuyện
Kể chuyện
Kể chuyện
Kể chuyện
Kể chuyện
Tập đọc

Tập đọc
Kể chuyện
Kể chuyện
Tập đọc

135

Kể chuyện

157

Tập đọc

Lớp 2 – Tập 1 Có công mài sắt, có ngày nên 4

19

kim
Một trí khôn hơn trăm trí khôn 31

20

Bác Sỹ sói

21

41

Lớp 2 – Tập 2 Quả tim Khỉ


22

50

Kho báu

83

23
24

Cháy nhà hàng xóm
Lớp 3 – Tập 1 Lừa và Ngựa

139
57

25

Lớp 3 – Tập 2 Cuộc chạy đua trong rừng

80

26
27
28
29
30

Lớp 4 – tập 1

Lớp 4 – Tập 2

Rùa và Thỏ
Ngu Công dời núi
Con Vịt xấu xí

112
117

Con Cáo và chùm nho

150

Lớp 5 – Tập 1 Con Chuột tham lam

22

93

Tập đọc
Kể chuyện
Chính tả
Tập đọc
Tập đọc
Kể chuyện
Chính tả
Tập đọc
Kể chuyện
Tập đọc
Kể chuyện

Chính tả
Tập đọc
Tập đọc
Tập đọc
Kể chuyện
Tậplàm văn
Chính tả
Kể chuyện
LTVC
LTVC


Qua khảo sát truyện ngụ ngôn, chúng ta có thể thấy được trong chương
trình đổi mới sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học được biên soạn với nội dung
chương trình phong phú, với các dạng bài học khác nhau như kể chuyện, tập
đọc, chính tả,… đều có. Trong đó, truyện ngụ ngôn chiếm một lượng vừa phải
được phân bố từ lớp 1 đến lớp 5 như sau:
Lớp
Một
Hai
Ba
Bốn
Năm

Số lượng tác phẩm
17
6
2
4
1


Tỷ lệ (%)
56,6%
20%
6,6%
13,3%
3,3%

Nội dung của các truyện ngụ ngôn dùng làm ngữ liệu để dạy Tiếng Việt
từ đó rèn luyện các kỹ năng phát triển ngôn ngữ, tư duy cho học sinh.
Đặc biệt, khi đắm chìm trong thế giới của các nhân vật, thâm nhập vào
các tình tiết của truyện, tiếp xúc với các ngôn từ trong truyện, tư duy hình
tượng và cảm xúc thẩm mỹ của các em cùng sẽ được phát triển. Thông qua
những câu chuyện đó nhằm giáo dục nhân cách cho các em. Học sinh tiểu học
là những chủ nhân tương lai đất nước, đất nước ta có vững mạnh, phát triển
và phồn vinh được hay không là phụ thuộc vào các em. Vì vậy, chúng ta cần
phải giáo dục cho học sinh tiểu học không chỉ dừng lại ở việc học mà còn
phải hoàn thiện bản thân tu dưỡng và rèn luyện vầ đạo đức. Biết phải trái, biết
những điều xấu, điều tốt, có lòng thương người, đối xử với con người theo cái
xấu, cái tốt đó là nhân nghĩa, là truyền thống cao đẹp của mỗi con người Việt
Nam.
Những câu chuyện ngụ ngôn được đưa vào chương trình Tiếng Việt Tiểu
học nhằm mục đích cung cấp những kinh nghiệm về cách sống, cách ứng xử
cho các em. Theo từng câu chuyện các em sẽ thấy được từ những phong tục

23


×