Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Nghiên cứu tính toán cân bằng dòng vật chất trong phương pháp xử lý chất thải làng nghề làm bột xã tân phú trung huyện châu thành tỉnh đồng tháp theo phương án cụm dân cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 166 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
TÁI SỬ DỤNG DÒNG THẢI TỪ HOẠT ĐỘNG
LÀNG NGHỀ LÀM BỘT XÃ TÂN PHÚ TRUNG –
HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH ĐỒNG THÁP THEO
PHƯƠNG ÁN CỤM DÂN CƯ

Ngành:

KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : Th.S PHẠM ĐỨC PHƯƠNG
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1411090453

: NGUYỄN THỊ THẢO TRANG
Lớp: 14DMT03

TP. Hồ Chí Minh, 2018


Đồ án tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của


ThS. Phạm Đức Phương. Các nội dung nghiên cứu, số liệu và kết quả trong đề tài là
kết quả đạt được trong quá trình tiến hành nghiên cứu. Những thống kê, các nội
dung liên quan đến đề tài, những số liệu phục vụ cho việc tính toán đều được ghi rõ
ở phần tài liệu tham khảo.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm 2018
Người cam đoan

Nguyễn Thị Thảo Trang


Đồ án tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại Học Công
Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh và các Thầy Cô Viện Khoa học Ứng Dụng Hutech
đã tận tình giảng dạy và truyền đạt chỉ dẫn cho tôi những kiến thức về ngành Môi
Trường.
Đề tài này được thực hiện dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ và quan tâm tận tình
của giảng viên hướng dẫn ThS. Phạm Đức Phương, tôi xin chân thành biết ơn
những sự giúp đỡ chân tình và quý báu đó.
Trong thời gian hoàn thành bài đồ án tốt nghiệp, tôi xin gửi lời cảm ơn đến
các anh chị khóa trong ngành, bạn bè cùng thầy cô đã hỗ trợ cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đồ án. Dù đã có nhiều cố gắng song do khả năng có hạn nên đề tài
không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được những lời góp ý chân thành
từ quý Thầy Cô.
Tôi xin kính chúc Quý Thầy Cô Trường Đại Học Công Nghệ Thành Phố Hồ
Chí Minh lời chúc sức khỏe, thành công trong công việc.
Trân trọng cảm ơn!



Đồ án tốt nghiệp


Đồ án tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... ix
DANH MỤC PHỤ LỤC................................................................................... x
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 2
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 3
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 3
4. CÁC BƢỚC THỰC HIỆN ....................................................................... 4
5. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ......................................... 5
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 6
Ý NGHĨA ĐỀ TÀI ................................................................................. 9

7.

8. TÍNH MỚI ĐỀ TÀI ................................................................................... 9
Chƣơng 1:
THÀNH,

TỔNG QUAN VỀ XÃ TÂN PHÚ TRUNG, HUYỆN CHÂU
TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT BỘT

11

1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội .................................................. 11
1.1.1 Vị trí địa lý .............................................................................................. 11
1.1.2

Tài nguyên đất............................................................................. 12

1.1.3

Đặc điểm địa chất, địa hình........................................................ 14

1.1.5

Tài nguyên nước ......................................................................... 15

1.2 Tình hình kinh tế - xã hội .................................................................... 17
1.2.1

Tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế ................................... 17

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Trang

i

GVHD: Th.S Phạm Đức Phương


Đồ án tốt nghiệp

1.2.2


Tình hình phát triển các ngành ................................................. 18

1.2.3

Cơ sở hạ tầng .............................................................................. 18

1.2.4

Định hướng phát triển ................................................................ 20

1.3 Tổng quan về làng nghề sản xuất bột ................................................. 21
1.4 Quy trình chế biến bột gạo .................................................................. 24
1.5 Nhu cầu về nguyên liệu và năng lƣợng .............................................. 26
1.5.1

Nhu cầu về nguyên liệu .............................................................. 26

1.6 Sơ lƣợc về chất thải chăn nuôi và sản xuất bột gạo .......................... 30
1.6.1

Chất thải lỏng .............................................................................. 30

1.6.2

Khí thải ........................................................................................ 31

1.6.3

Chất thải rắn ............................................................................... 31


Chƣơng 2:........................................................................................................ 34
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT LÀNG NGHỀ VÀ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ
HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC CỦA LÀNG NGHỀ.................... 34
2.1 Thống kê hiện trạng sản xuất tại làng nghề ...................................... 34
2.1.1

Quy trình thực hiện .................................................................... 34

2.1.2

Kết quả khảo sát .......................................................................... 35

2.1.3

Kết quả khảo sát về xử lý môi trường tại làng nghề ................. 40

2.2 Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc tại làng nghề.......... 41
2.2.1

Tình hình quản lý môi trường đối với làng nghề ...................... 41

2.2.2

Đánh giá chung hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại làng nghề
42

2.2.3

Kết quả phân tích mẫu nước ...................................................... 43


Chƣơng 3: GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÔ HÌNH GIẢM THIỂU Ô NHIỄM47
3.1 Giới thiệu một số mô hình giảm thiểu ô nhiễm ................................. 47
3.1.1

Theo phương án hộ gia đình ...................................................... 47

3.1.2

Theo phương án cụm dân cư ..................................................... 50

3.1.3

Theo phương án xử lý tập trung ................................................ 52

3.1.4

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................. 53

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Trang

ii

GVHD: Th.S Phạm Đức Phương


Đồ án tốt nghiệp

Chƣơng 4: TÍNH TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ............................................................................. 61
4.1 Tổng quan cân bằng vật chất và năng lƣợng .................................... 61

4.1.1 Khái niệm.............................................................................................. 61
4.1.2

Mục đích ...................................................................................... 63

4.1.3

Nguyên tắc ................................................................................... 64

4.1.4

Các bước cân bằng vật chất ....................................................... 64

4.1.5

Một số phương pháp để xác định cân bằng vật chất ................ 65

4.1.6

Các nguồn thông tin cần thiết để thiết lập cân bằng vật chất .. 65

4.1.7

Lưu ý khi cân bằng vật chất ....................................................... 67

4.1.8

Các mức cân bằng vật chất ........................................................ 67

4.2 Phân tích dòng vật chất trong quá trình sản xuất bột gạo ............... 68

4.2.1

Năng suất sản xuất ..................................................................... 68

4.2.2

Nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu và hóa chất sản xuất theo cụm dân cư
68

4.2.3

Công nghệ sản xuất các dòng thải ............................................. 71

4.2.4

Xác định nguồn thải ................................................................... 72

4.3 Tính toán cân bằng dòng vật chất ...................................................... 73
4.3.1

Cân bằng vật chất sản xuất bột gạo theo quy mô cụm dân cư..... 73

4.3.2

Sơ đồ cân bằng dòng vật chất theo quy mô cụm dân cư .............. 76

76
4.4 Đề xuất mô hình giảm thiểu ô nhiễm ................................................ 77
4.4.1


Cơ sở đề xuất mô hình ................................................................ 77

4.4.2

Nguyên tắc xây dựng mô hình ................................................... 77

-

Nguyên tắc đối với chất thải rắn: ............................................. 77

4.4.3


Sơ đồ công nghệ mô hình giảm thiểu ô nhiễm theo quy mô cụm dân
81

4.5 Mô hình giảm thiểu ô nhiễm theo quy mô cụm dân cƣ .................... 81
4.5.1

Các đầu vào và đầu ra của qua trình chuyển hóa..................... 81

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Trang

iii

GVHD: Th.S Phạm Đức Phương


Đồ án tốt nghiệp


4.5.2 Thông số kỹ thuật các thành phần đơn vị trong mô hìnhgiảm thiểu ô nhiễm
83
4.5.3 Thông số thiết kế các thành đơn vị của mô hìnhgiảm thiểu ô nhiễm . 85
4.5.4 Chi phí mô hình...................................................................................... 87
4.6 Sơ đồ vòng đời sản phẩm trong mô hình giảm thiểu ô nhiễm ......... 91
4.7

Ƣu và nhƣợc điểm của mô hình................................................ 92

4.7.1

Ưu điểm ....................................................................................... 92

4.7.2

Nhược điểm ................................................................................. 92

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 94
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 96
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 98

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Trang

iv

GVHD: Th.S Phạm Đức Phương


Đồ án tốt nghiệp


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp ........................... 11
Hình 1.2: Những mẻ bột gạo của một hộ sản xuất đang chờ thƣơng lái đến
mua. ................................................................................................................. 23
Hình 1.3: Quy trình chế biến bột gạo.............................................................24
Hình 2.1: Biểu đồ thống kê lƣợng tấm sử dụng tại 50 hộ sản xuất tại khu vực
nghiên cứu..........................................................................................................35
Hình 2.2: Biểu đồ thống kê lƣợng nƣớc tại 50 hộ sản xuất tại khu vực nghiên
cứu .....................................................................................................................35
Hình 2.3: Biểu đồ thống kê lƣợng điện sử dụng tại 50 hộ sản xuất tại khu vực
nghiên cứu ....................................................................................................... 36
Hình 2.4: Biểu đồ thống kê lƣợng bột thành phẩm tại 50 hộ sản xuất tại khu
vực nghiên cứu ................................................................................................ 37
Hình 2.5: Biểu đồ thống kê lƣợng cặn bột tại 50 hộ sản xuất
tại khu vực nghiên cứu................................................................................... 38
Hình 2.6: Biểu đồ thống kê số lƣợng heo tại 50 hộ sản xuất tại
khu vực nghiên cứu ........................................................................................ 38
Hình 2.7: Biểu đồ thống kê số hộ gia đình có hầm Biogas
và không có hầm Biogas ............................................................................... 40
Hình 2.8: Biểu đồ thể hiện tải lƣợng COD tại 30 vị trí lấy mẫu tại
làng nghề..........................................................................................................44
Hình 2.9: Biểu đồ thể hiện tải lƣợng tổng N tại 30 vị trí lấy mẫu tại
làng nghề..........................................................................................................44
Hình 2.10: Biểu đồ thể hiện tải lƣợng tổng P tại 30 vị trí lấy mẫu tại
làng nghề............................................................................................................45

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Trang

v


GVHD: Th.S Phạm Đức Phương


Đồ án tốt nghiệp

Hình 2.11: Biểu đồ thể hiện tải lƣợng BOD5 tại 30 vị trí lấy mẫu tại
làng nghề............................................................................................................45
Hình 2.12: Biểu đồ thể hiện tải lƣợng TSS tại 30 vị trí lấy mẫu tại làng
nghề..................................................................................................................46
Hình 2.13: Biểu đồ thể hiện tải lƣợng DO tại 30 vị trí lấy mẫu tại làng
nghề..................................................................................................................46
Hình 3.1 : Mô hình quản lí chất thải rắn chăn nuôi trên Thế giới ............ 57
Hình 3.2 : Công trình khí sinh học Trung Quốc ......................................... 59
Hình 4.1: Ví dụ về sơ đồ công nghệ .............................................................. 62
Hình 4.2: Sơ đồ mô phòng cho bài toán một quá trình cân bằng vật chất63
Hình 4.3: Sơ đồ quá trình chế biến bột gạo và dòng thải ........................... 71
Hình 4.4: Sơ đồ cân bằng dòng vật chất theo quy mô cụm dân
cƣ......................................................................................................................76
Hình 4.5: Sơ đồ mô hình giảm thiểu ô nhiễm................................................81
Hình 4.6: Sơ đồ vòng đời sản phẩm .............................................................. 91

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Trang

vi

GVHD: Th.S Phạm Đức Phương


Đồ án tốt nghiệp


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng thống kê diện tích đất huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
...................................................................................................................13
Bảng 1.2: Các làng nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. ............................. 22
Bảng 1.3: Thành phần hóa học của tấm....................................................... 26
Bảng 1.4: Thống kê nguyên liệu sản xuất bột gạo tại các hộ sản xuất ...... 27
Bảng 1.5: Giới hạn các chỉ tiêu chất lƣợng của nƣớc để chế biến
thực phẩm.........................................................................................................28
Bảng 1.6: Số lƣợng chất thải của một số loài gia súc gia cầm......................32
Bảng 2.1: Số trung bình, phƣơng sai và độ lệch chuẩn của các nội dung khảo
sát ....................................................................................................................39
Bảng 2.2: Kết quả phân tích nƣớc thải tại 30 vị trí lấy mẫu tại
xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp..........................43
Bảng 4.1: Mẫu biểu cân bằng vật chất ......................................................... 67
Bảng 4.2: Nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất quy mô cụm dân cƣ ............ 69
Bảng 4.3.: Chi phí nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất 1kg bột gạo ...... 70
Bảng 4.4: Xác định các dòng thải ................................................................. 58
Bảng 4.5: Bảng cân bằng vật chất quá trình sản xuất bột gạo quy mô cụm
dân cƣ.............................................................................................................. 60
Bảng 4.6: Các thông số đầu vào của quá trình chuyển hóa ....................... 82
Bảng 4.7: Hệ số phát sinh chất thải...............................................................82
Bảng 4.8: Bảng tổng hợp các thông số đầu vào mô hình ............................ 84
Bảng 4.9: Bảng tổng hợp các thông số thiết kế mô hình ........................... 86
Bảng 4.10:Bảng tổng hợp chi phí đầu tƣ và nguồn thu của mô hình trong 1
năm .................................................................................................................. 88

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Trang

vii


GVHD: Th.S Phạm Đức Phương


Đồ án tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Trang

viii

GVHD: Th.S Phạm Đức Phương


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

Nhu cầu oxy sinh hoá (Biochemical Oxygen Demand)

COD

Nhu cầu oxy hoá học (Chemical Oxygen Demand)

DO

Oxy hoà tan (Dissolved Oxygen)

SS


Chất rắn lơ lửng ( Suspendid Solid)

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solids)

TDS

Tổng chất rắn hòa tan ( Total Dissolved Solid)

BVMT

Bảo vệ môi trường

QLMT

Quản lý môi trường

VSV

Vi sinh vật

SXSH

Sản xuất sạch hơn

NTSH

Nước thải sinh hoạt


HTXLNT

Hệ thống xử lý nước thải

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam.

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCXD

Tiêu chuẩn xây dựng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

NG.Đ

Ngày đêm

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

STT


Số thứ tự

GVHD

Giáo viên hướng dẫn

TPT

Tân Phú Trung

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Trang

ix

GVHD: Th.S Phạm Đức Phương


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục A: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT CÁC HỘ SẢN XUẤT BỘT TẠI XÃ
TÂN PHÚ TRUNG, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
Phụ lục B: KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC HỘ SẢN XUẤT BỘT KẾT HỢP
CHĂN NUÔI HEO TẠI XÃ TÂN PHÚ TRUNG, HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP
Phụ lục C: TỌA ĐỘ VỊ TRÍ LẤY MẪU TẠI XÃ TÂN PHÚ TRUNG HUYỆN
CHÂU THÀNH TỈNH ĐỒNG THÁP
Phụ lục D: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƢỚC THẢI TẠI 30 VỊ TRÍ LẤY
MẪU
Phụ lục E: XỬ LÝ SỐ LIỆU THỐNG KÊ

Phụ lục F: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÔ HÌNH GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
Phụ lục G: BẢN ĐỒ VỊ TRÍ LẤY MẪU

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Trang

x

GVHD: Th.S Phạm Đức Phương


Đồ án tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Trang

xi

GVHD: Th.S Phạm Đức Phương


Đồ án tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam Á. Lãnh
thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo Đông Dương. Phần đất liền
của Việt Nam hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc- Nam. Khoảng cách giữa cực Bắc
( Lũng Cú) và cực Nam ( mũi Cà Mau) theo đường chim bay là 1650km. Phía Bắc
giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Campuchia và Lào, phía Đông giáp biển Đông.
Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái
văn hóa dân tộc từ 54 dân tộc anh em. Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và
phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hóa có những nét đắc trưng riêng

tại Việt Nam. Ẩm thực Việt Nam phần nào bị ảnh hưởng bởi sự đa dạng ấy.
Nếu người miền Bắc chọn món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ.
Nổi tiếng như phở Hà Nội, bún thang Hà Nội, bún chả Hà Nội, bún ốc, xôi cốm
vòng, chả giò,... Người miền Trung lại sử dụng vị cay nhiều nhưng độ ngọt lại
không bằng miền Nam. Đặc trưng như món bún bò Huế, bánh xèo, bánh bèo, chả
ram, bánh tráng thịt luộc,... Trong khi đó, người miền Nam thường lựa chọn các
món ăn đơn giản, không cầu kỳ như chính con người nơi đây, thật thà, giản dị. Các
món ăn đa dạng với các nhiều cách chế biến, sử dụng gia vị, tạo nên một nét riêng
biệt cho ẩm thực miền Nam như: gỏi cuốn, bún mắm, hủ tiếu Nam Vang,..
Tuy các món ăn từng miền có khác nhau, nhưng vẫn có nhiều điểm tương
đồng, mà dễ nhận thấy nhất chính là nguyên liệu sử dụng để làm nên các món ăn
đặc trưng, nổi tiếng mỗi miền. Đó là bột gạo, một nguyên liệu không thể thiếu trong
văn hóa ẩm thực truyền thống của nước ta cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Trong
đó, phải nhắc đến những làng nghề làm bột ở tỉnh Đồng Tháp. Các làng nghề là nơi
lưu giữ, duy trì nét văn hóa dân tộc nơi đây. Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập,
nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người nơi đây.
Ngoài làng nghề bột nổi tiếng ở Sa Đéc, người ta còn nhắc tới các làng nghề
ở xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành. Làng nghề làm bột ở Tân Phú Trung đã có

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Trang

1

GVHD: Th.S Phạm Đức Phương


Đồ án tốt nghiệp

từ thế kỷ trước, với nhiều thương hiệu của nhiều cơ sở sản xuất nổi tiếng, được
người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long ưa chuộng, tiêu thụ mạnh trên thị

trường. Người dân nơi đây thấy rằng, nghề làm bột chỉ là lấy công làm lời, đủ trang
trải cuộc sống, muốn có hiệu quả kinh tế cao hơn phải kết hợp nuôi heo. Mối lợi của
nghề làm bột chính là tận dụng cặn bột để nuôi heo, rất mau lớn, chất lượng thịt
ngon. Nhờ biết kết hợp sản xuất bột với chăn nuôi heo theo hướng hiện đại tận dụng
bột phế phẩm, nhiều hộ nông dân không chỉ thoát nghèo mà ngày càng giàu lên.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà làng nghề mang lại vẫn còn không ít
những thách thức trong vấn đề môi trường. Đa phần các hộ trong làng nghề sản xuất
theo quy mô nhỏ lẻ, tự phát nên gây ra nhiều khó khăn trong việc bảo vệ môi
trường, thu gom và xử lí chất thải. Nước thải từ các hộ sản xuất bột, nuôi heo phân
heo gây ra mùi hôi thối, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong khu vực, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Đứng trước thực trạng môi trường làng nghề chế biến bột gạo kết hợp nuôi
heo đang bị ô nhiễm. Mặc khác, để duy trì được làng nghề truyền thống, đồng thời
bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững, cải tạo chất lượng nguồn nước
thải. Em đã mạnh dạng tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá và đề xuất
giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động làng nghề làm bột xã Tân Phú
Trung – huyện Châu Thành – Đồng Tháp theo phương án cụm dân cư” với hy
vọng giải quyết được những mặt tồn tại trên.

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Các làng nghề cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, đó là vấn đề ô nhiễm
môi trường, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu là các nguyên nhân
chính sau:
Đầu tiên là vấn đề nhận thức, các hộ sản xuất chưa ý thức đầy đủ về bảo vệ
môi trường ( BVMT ) do trình độ học vấn thấp, sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, nhận thức
kém hoặc không biết về tác động môi trường và sức khoẻ cộng đồng đối với các

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Trang

2


GVHD: Th.S Phạm Đức Phương


Đồ án tốt nghiệp

chất ô nhiễm nên người lao động, cộng đồng dân cư ít hoặc thậm chí không phản
ứng với các nguồn thải…
Thứ hai là chi phí đầu tư các công trình xử lý khá cao (có thể đến vài chục
triệu đồng/m3 ).
Thứ ba là chi phí vận hành, hộ sản xuất phải tốn một chi phí nhất định để vận
hành hệ thống xử lí điều này dẫn đến tình trạng vận hành không thường xuyên do
đó không đạt hiệu quả trong xử lý ô nhiễm.
Thứ tư, các khu vực nông thôn chưa có cơ sở hạ tầng hoặc cơ sở hạ tầng
không tốt.
Chính vì những lí do trên mà đề tài: “Nghiên cứu tính toán cân bằng dòng vật
chất trong phương pháp xử lý chất thải tại làng nghề làm bột xã Tân Phú Trung –
huyện Châu Thành – Đồng Tháp theo phương án cụm dân cư” là vô cùng cần thiết.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động
làng nghề sản xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Trung, huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Tính toán cân bằng dòng vật chất quá trình sản xuất bột với quy mô cụm dân
cư tại xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Đề xuất mô hình giảm thiểu ô nhiễm xử lý chất thải và tái sử dụng dòng thải
ứng với đặc điểm sinh thái của địa phương theo quy mô cụm dân cư, nhằm duy trì
và phát triển làng nghề làm bột kết hợp chăn nuôi heo theo hướng bền vững về môi
trường và kinh tế.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục đích trên, nội dung thực hiện của đề tài gồm:

 Tổng quan về xã Tân Phú Trung và làng nghề làm bột kết hợp chăn nuôi
heo tại xã tân Phú Trung, huyện Châu Thành, Đồng Tháp.
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Trang

3

GVHD: Th.S Phạm Đức Phương


Đồ án tốt nghiệp

 Điều tra, khảo sát bằng phiếu nhằm thống kê hình hình sản xuất ,hiện
trạng, và công tác quản lý môi trường khu vực nghiên cứu (tại các làng nghề sản
xuất bột kết hợp chăn nuôi tại xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành – Đồng Tháp)
 Lấy mẫu phân tích nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm môi tường nước tại
vùng sản xuất bột kết hợp chăn nuôi tại xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành –
Đồng Tháp.
 Tính toán cân bằng dòng vật chất trong phương án xử lý để giảm thiểu ô
nhiễm cũng như số vật chất trong quá trình sản xuất.
 Đề xuất mô hình giảm thiểu ô nhiễm xử lý chất thải và tái sử dụng dòng
thải của làng nghề theo phương án cụm dân cư.

4. CÁC BƢỚC THỰC HIỆN
-

Viết đề cương chi tiết cho đề tài nghiên cứu

-

Vạch tuyến


-

Lập phiếu khảo sát

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Trang

4

GVHD: Th.S Phạm Đức Phương


Đồ án tốt nghiệp

+ Khảo sát tình hình kinh tế - xã hội và tình hình phát triển của những
vùng sản xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã TPT, huyện Châu Thành – Đồng
Tháp.
+ Khảo sát bằng phiếu nhằm thống kê tình hình sản xuất, hiện trạng môi
trường nước và công tác QLMT tại các làng nghề sản xuất bột kết hợp chăn nuôi
heo tại xã TPT, huyện Châu Thành – Đồng Tháp.
-

Lấy mẫu phân tích nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước tại vùng
sản xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã TPT, huyện Châu Thành – Đồng
Tháp.

-

Tính toán cân bằng dòng vật chất trong quá trình sản xuất bột quy mô cụm
dân cư.


-

Đề xuất các mô hình giảm thiểu, xử lý chất ô nhiễm đến mức cho phép và tái
sử dụng dòng thải.

5. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Phạm vi nghiên cứu: Xã TPT, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Nghiên cứu
thực hiện ở quy mô phòng thí nghiệm.
- Giới hạn không gian:
+ Đề tài này chỉ thực hiện điều tra thực trạng sản xuất và hiện trạng môi
trường để đưa ra các mô hình giảm thiểu ô nhiễm xử lý chất thải thích hợp và kiểm
soát chất thải phù hợp với điều kiện sản xuất của làng nghề sản xuất bột kết hợp
nuôi heo tại xã TPT, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đối với dòng thải là nước
thải chăn nuôi sản xuất.
+ Chỉ nghiên cứu xử lí nước thải làng nghề làm bột kết hợp chăn nuôi heo
của xã TPT, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, không tìm hiểu những vấn đề
khác.
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Trang

5

GVHD: Th.S Phạm Đức Phương


Đồ án tốt nghiệp

+ Tính toán cân bằng vật chất quá trình sản xuất bột.
+ Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tái sử dụng dòng
thải.

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phƣơng pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp luận
Chất thải do hoạt động làng nghề sản xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã
TPT huyện Châu Thành gây ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu, giải quyết chất thải
đảm bảo sau cho khi thải ra môi trường hạn chế thấp nhất tình trạng ô nhiễm. Đưa
ra các phương án quản lí nhằm khống chế ô nhiễm. Sau đó lựa chọn phương án phù
hợp tiến hành triển khai áp dụng tại địa bàn nghiên cứu.
Phƣơng pháp thu thập số liệu
Điều tra các dữ liệu đã có ở các cơ sở ban hành về các điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội.
Điều tra thu thập và hệ thống hóa các số liệu về hiện trạng môi trường đất,
nước, không khí tại vùng làm nghề làng bột kết hợp chăn nuôi heo của địa bàn
nghiên cứu trên cơ sở kế thừa các tài liệu ngiên cứu trước đây.
Phƣơng pháp nghiên cứu và kế thừa
Trên cơ sở nghiên cứu các kiến thức về ngành, tham khảo các tài liệu liên
quan về xử lí nước thải của làng nghề làm bột, nuôi heo tại các tỉnh thành phố đã áp
dụng thành công trong phạm vi nước ta như: Luận văn “ Phát triển Biogas ở Việt
Nam: Nhu cầu liên kết giữa cơ quan nghiên cứu với doanh nghiệp ” tác giả Bùi
Xuân An, trường Đại học Hoa Sen; Đề tài “ Nghiên cứu các công trình khí sinh học
cỡ vừa quy mô trang trại ” do PGS.TS Nguyễn Ngọc Lân cùng cộng tác viên Viện
Khoa học và Công nghệ Môi trường; ” Kiểm soát ô nhiễm môi trường và sử dụng
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Trang

6

GVHD: Th.S Phạm Đức Phương


Đồ án tốt nghiệp


kinh tế chất thải trong chăn nuôi ” của Trương Thanh Cảnh; Đề tài : “ Nghiên cứu
hoàn thiện và triển khai ứng dụng công nghệ sinh học cho quá trình xử lý chất thải
chăn nuôi ” – Hoàng Nghĩa Sơn , Lê Công Nhất Phương – đề tài cấp nhà nước
2012. Từ đó kế thừa những kiến thức ấy.
Phƣơng pháp trao đổi ý kiến
Trong quá trình thực hiện đề tài đã tham khảo ý kiến của giáo viên hướng
dẫn về các vấn đề có liên quan.
Phƣơng pháp khảo sát thực địa, lẫy mẫu và phân tích:
 Khảo sát thực địa:
Là phương pháp thu thập thông tin:
Điều tra: là phương pháp sử dụng bảng hỏi gồm nhiều câu hỏi thường dùng
để khảo sát thực địa. Người ta thường áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp
trong điều tra. Ở Việt Nam cũng có thể khảo sát thực địa bằng phỏng vấn qua điện
thoại và điều tra qua thư, nhưng tỉ lệ hồi âm thường thấp. Tương tự, điều tra qua thư
điện tử cũng có tỉ lệ hồi âm thấp, nhưng có thể giúp bạn gửi số lượng thư lớn mà
hầu như không mất tiền.
Thảo luận nhóm tập trung: là cách khảo sát thực địa phù hợp để nghiên cứu
định tính vì chúng cho phép khám phá chi tiết hơn thái độ của mọi người và nghiên
cứu các thông tin bị che giấu hoặc nhạy cảm không thể xác định được bằng các
phương pháp khác. Các cuộc thảo luận thường được tổ chức theo nhóm nhỏ, do đó
được gọi là thảo luận nhóm tập trung.
Quan sát: phương pháp xác định hành vi thực sự của khách hàng, thường là
hành vi mua sắm hoặc sử dụng thông thường chứ không phải điều họ nói. Ví dụ, tìm
hiểu khách hàng mở trang web nào khi bắt đầu truy cập Internet.
Thử nghiệm là phương pháp mà bạn có thể mang sản phẩm mới (phần mềm
máy tính) cho khách hàng dùng thử trong thời gian ngắn yêu cầu họ cho biết ý kiến
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Trang

7


GVHD: Th.S Phạm Đức Phương


Đồ án tốt nghiệp

phản hồi. Một kiểu thử nghiệm khác là thử nghiệm mù – thử các sản phẩm khác
nhau không có nhãn hiệu hoặc vỏ, hộp để kiểm tra để xem sự ưa thích của khách
hàng đối với đặc tính thuần túy của sản phẩm.
 Lấy mẫu, phân tích:
Chai chứa mẫu: sạch, bằng nhựa hoặc thủy tinh. Nút bằng nhựa (không
được lót giấy) hoặc thủy tinh.
Vị trí lấy mẫu:
- Nước mặt: chọn vị trí giữa dòng, lấy mẫu ở độ sâu cách mặt nước 0,1m.
Lấy mẫu xét nghiệm hóa lý:
- Rửa sạch chai nhiều lần bằng nước nguồn.
- Cho nước vào đầy chai. Đậy kín nắp.
Lấy mẫu xét nghiệm BOD, nitrit:
- Nên chọn chai và nút thủy tinh đục, sấy tiệt trùng cả chai lẫn nút trước khi
lấy mẫu.
- Khử trùng bên trong và ngoài vòi lấy mẫu và tay của người lấy mẫu bằng
cồn.
- Cho nước vào gần đầy chai (chừa một khoảng không khí). Đậy kín nắp.
- Bảo quản ở nhiệt độ 0 – 5oC trong khi đưa đến phòng xét nghiệm.
Bảo quản mẫu: Mẫu phải được chuyển ngay đến phòng thí nghiệm
để tránh các phản ứng sinh hóa xảy ra làm sai lệch kết quả.
Phƣơng pháp xử lý và phân tích mẫu:
Xử lý và kiểm soát số liệu quan trắc nhằm:
-


Đảm bảo mục tiêu chất lượng số liệu

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Trang

8

GVHD: Th.S Phạm Đức Phương


Đồ án tốt nghiệp

-

Phản ánh được hiện trạng chất lượng môi trường xung quanh/đặc
trưng ô nhiễm của nguồn thải.

Phƣơng pháp phân tích dòng vật chất:
Cân bằng vật chất và năng lượng thực chất là công cụ thống kê ghi lại
một cách định lượng sử dụng tại mỗi công đoạn sản xuất. Cân bằng vật chất
và năng lượng đối với đánh giá SXSH và LCA là cân bằng có số liệu tin cậy
về tổn thất nguyên liệu đi theo dòng thải. Căn cứ trên số liệu cân bằng và
kiểm chứng trong phần đặc trưng dòng thải ta sẽ có số liệu về chi phí mất
theo dòng thải.
7. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Môi trƣờng: Đề xuất được mô hình giảm thiểu ô nhiễm xử lý chất thải làng
nghề.
Kinh tế: Tiết kiệm tài chính cho làng nghề về việc phải nộp phạt về phí môi
trường.
Thực tiễn:
+ Đáp ứng nhu cầu làng nghề cần phải xử lí chất thải theo quy định của

pháp luật.
+ Hạn chế việc xả thải bừa bãi làm ô nhiễm nguồn tài nguyên nước.
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trong khu vực.
+ Đề tài đã tạo hướng đi mới trong việc xử lí nước thải làm bột kết hợp chăn
nuôi heo.
8. TÍNH MỚI ĐỀ TÀI
Việc nghiên cứu, công nghệ xử lý chất thải theo phương pháp truyền thống
không còn phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện nay, chưa giải quyết hết các
vấn đề ô nhiễm của làng nghề làm bột kết hợp chăn nuôi heo.

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Trang

9

GVHD: Th.S Phạm Đức Phương


Đồ án tốt nghiệp

Vì vậy, nghiên cứu thông qua việc đánh giá phân tích dòng vật chất và năng
lượng là một hướng đi mới. Giúp ta nhận biết các nguồn phát sinh chất thải để từ đó
tận dụng triệt để các nguồn chất thải đồng thời đưa ra giải pháp giảm thiểu chất thải
phát sinh để đảm bảo sản xuất và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Các giải
pháp được đề xuất nghiên cứu là dựa theo hướng thân thiện với môi trường.

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Trang

10

GVHD: Th.S Phạm Đức Phương



×