Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Báo cáo tình hình tài chính sự phát triển của công ty TNHH cơ khí chính xác thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.81 KB, 78 trang )

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

1

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................3
Phần I............................................................................................................................ 5
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ CHÍNH XÁC THĂNG
LONG...........................................................................................................................5
1. Sự hình thành và phát triển của công ty TNHH Cơ khí chính xác Thăng Long:.........5
2. Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Cơ khí chính xác
Thăng Long:..........................................................................................................................6
3. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty TNHH Cơ khí chính xác Thăng Long:.................7
3.1.Sơ đồ khối về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty:.............................................7
3.2. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận quản lý:.................................9
4. Tổ chức sản xuất:............................................................................................................10
4.2 Nhiệm vụ của từng phân xưởng:..............................................................................12
5. Tình hình sản xuất kinh doanh 3 năm gần đây của công ty:........................................13

Phần II........................................................................................................................15
HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN Ở CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ CHÍNH
XÁC THĂNG LONG................................................................................................15
1. Những vấn đề chung về hạch toán kế toán:...................................................................15
1.1- Hình thức kế toán:...................................................................................................15
1.2- Tổ chức bộ máy kế toán:..........................................................................................15
1.2.1 Sơ đồ bộ máy kế toán:.............................................................................................15
1.2.2- Quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:................................................16
1.2.3- Mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán:...............................................................19
1.3- Tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TNHH Cơ khí chính xác Thăng Long:....19


1.3.1- Tổ chức vận dụng hình thức kế toán, sổ kế toán:...............................................19
1.3.2 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:.....................................................21
1.3.3 Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán:.....................................................................21
1.4 Mối quan hệ giữa phòng kế toán với các bộ phận quản lý trong công ty:..............22
2. Các phần hành hạch toán kế toán trong công ty:..........................................................23
2.1. Hạch toán kế toán tài sản cố định:..........................................................................23
2.1.1- Đặc điểm:...............................................................................................................23
2.1.2- Phân loại TSCĐ:...................................................................................................23
2.1.3- Hạch toán chi tiết và tổng hợp về TSCĐ:.............................................................24
2.2.Hạch toán kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ..........................................35
2.2.1- Phân loại NVL, CCDC:.........................................................................................35
2.3. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương:............................................39
2.3.1 Các chứng từ sử dụng:...........................................................................................39
2.4.Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:.......................................57
2.41- Chi phí sản xuất:....................................................................................................57
2.4.3- Đối tượng tính giá thành sản phẩm.....................................................................58
2.4.4- Phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm:...........................58
2.4.5- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:................59
2.5- Hạch toán kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm........................................60
2.5.2- Kế toán tiêu thụ thành phẩm................................................................................61
2.6- Hạch toán kế toán vốn bằng tiền:............................................................................64
2.6.1. Trình tự luân chuyển chứng từ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng:.......................64
2.6.2- Hạch toán tiền mặt tại quỹ....................................................................................65
2.6.3- Hạch toán tiền gửi ngân hàng..............................................................................69

Tô Thị Hoa – Lớp ĐHKT2.KII
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt



Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

2

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

2.7- Hạch toán kết quả kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh.........................69
2.8- Hạch toán kế toán nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả..........................................71
2.8.1- Kế toán nợ phải trả:..............................................................................................71
2.8.2- Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu.............................................................................73
2.9. Báo cáo tài chính......................................................................................................74

KẾT LUẬN.................................................................................................................77

Tô Thị Hoa – Lớp ĐHKT2.KII
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

3

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

LỜI MỞ ĐẦU
Trong guồng máy vận hành nền kinh tế hiện nay thì lợi nhuận vừa là mục
tiêu vừa là động lực để các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh. Đặc

biệt trong năm 2011 này, thực hiện đúng lộ trình cam kết khi Việt Nam gia nhập
tổ chức thương mại thế giới WTO là tiếp tục mở cửa hơn nữa thị trường trong
nước thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước càng trở nên
mạnh mẽ, quyết liệt hơn bao giờ hết. Chính vì thế doanh nghiệp cần phải luôn
trong tư thể chủ động, sáng tạo, nhạy bén với thời cuộc nhằm giữ vững và phát
huy thế mạnh của mình, không ngừng nâng cao chất lượng, năng suất cũng như
hiệu quả kinh doanh. Để làm được điều này, mỗi doanh nghiệp lại kiến tạo cho
mình những tổ hợp công cụ kinh tế hữu hiệu nhất sao cho phù hợp nhất với tình
hình nội bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, một công cụ mà không một doanh nghiệp
nào có thể bỏ qua dù cho doanh nghiệp có quy mô lớn nhỏ thế nào đi chăng nữa
đó là: “Kế Toán”.
“Kế Toán” là công cụ quan trọng để tính toán, xây dựng và kiểm tra việc
chấp hành, quản lý các hoạt động, tính toán kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ, sử
dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo việc chủ động trong sản xuất kinh
doanh, chủ động tài chính của tổ chức, xí nghiệp. Vì thế công tác kế toán được
xem là vô cùng quan trọng trong việc đề ra được những quyết định chính xác
nhất của doanh nghiệp.
Nhằm thích ứng với nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt
như hiện nay, bộ phận kế toán nói chung và mỗi nhân viên kế toán nói riêng cần
phải nắm thật vững kiến thức cơ bản, lý luận phải đi liền với thực tiễn nhằm đáp
ứng yêu cầu của công tác hạch toán kế toán, theo kịp với xu thế của thời đại. Dịp
đi thực tập lần này là cơ hội quý báu để em có thể tiếp cận và có được cái nhìn
rõ nét hơn về công tác kế toán trên thực tế, là hành trang cho em bước những
bước đầu tiên trên con đường kế toán mà em đã chọn.
Tô Thị Hoa – Lớp ĐHKT2.KII
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt



Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

4

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

Xuất phát từ thực tế “học đi đôi với hành”, trải qua thời gian thực tập dù
chưa dài tại công ty TNHH Cơ khí chính xác Thăng Long nhưng nhờ sự hướng
dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Lan Anh cùng với sự giúp đỡ nhiệt
tình của cán bộ, các anh chị nhân viên kế toán công ty, em đã hoàn thành được
bản báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Do còn nhiều hạn chế về trình độ hiểu biết
và kinh nghiệm thực tế có hạn nên bản báo cáo này của em không thể tránh khỏi
nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý, chỉ bảo, đánh
giá của cô giáo Nguyễn Thị Lan Anh nói riêng và các thầy cô trong tổ bộ môn kế
toán nói chung để em có thể hoàn thiện bài báo cáo này được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !!!
Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2010
Sinh viên thực tập

Tô Thị Hoa

Tô Thị Hoa – Lớp ĐHKT2.KII
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt


5

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội


Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

Phần I
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ
CHÍNH XÁC THĂNG LONG

1. Sự hình thành và phát triển của công ty TNHH Cơ khí
chính xác Thăng Long:
Tên Công ty: Công ty TNHH Cơ khí Chính xác Thăng Long.
Địa chỉ: A2 CN7 Cụm CN vừa và nhỏ Xuân Phương- Từ Liêm- Hà Nội.
Tên

giao

dịch:

THANG

LONG

ACCURATE

MECHANICAL

COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: THANG LONG ACCMCO LTD.,
Điện thoại: (04).37650119
Mã số thuế:
Tài khoản số:


Fax : (04).37650119

01011122477
3100211020847W02 tại NH NN&PTNT chi nhánh chợ

Cầu Diễn-Từ Liêm- Hà Nội.
E-mail:
Website: www.cokhithanglong.com
Tổng số cán bộ công nhân: 258 người.
Công ty TNHH Cơ khí Chính xác Thăng Long là công ty tư nhân, có tư
cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập và có tài khoản tại ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Diễn.
Có thể gọi bước chấm phá đầu tiên của Công ty đó là chiếc máy tiện
T616, trị giá 6 triệu đồng do ông Vũ Đình Hồng, nay là chủ tịch Hội đồng thành
viên sắm để làm kinh tế gia đình. Sau đó, ông đã mạnh dạn mở trạm sửa chữa cơ
Tô Thị Hoa – Lớp ĐHKT2.KII
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

6

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

khí chính xác, tự mình trực tiếp làm việc kéo dài trong 2 năm. Do nhu cầu của
xã hội từ sự đi lên của kinh tế nước nhà, xe máy ngày càng trở thành một

phương tiện giao thông phổ biến khiến cho các ngành nghề phục vụ thị trường
này phát triển nhanh chóng, mang lại nhiều lợi nhuận. Nắm bắt được nhu cầu
lớn đó xưởng sản xuất và sửa chữa đã biết vận dụng thế mạnh cơ khí của mình
và không ngừng cố gắng để đổi mới, đưa ra những mẫu mã phụ tùng xe máy đáp
ứng yêu cầu kỹ thuật cũng như yêu cầu của thị trường và họ đã thành công.
Thành công đó là động lực thúc đẩy cho kế hoạch về một công ty chuyên sản
xuất thiết bị phụ tùng xe máy được tiến triển nhanh. Đến ngày 27 tháng 02 năm
2001, xưởng sản xuất và sửa chữa của ông Vũ Đình Hồng đã được Sở kế hoạch
đầu tư Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 0102002028 lấy tên là: “Công ty
TNHH Cơ khí Chính xác Thăng Long ”.
Với cơ sở ban đầu dường như không có gì, máy móc thiết bị lạc hậu, mặt
hàng chưa đa dạng và chỉ dừng lại ở mặt hàng gia công cơ khí, quy mô sản xuất
nhỏ (chỉ là một xưởng) nhưng bằng sự nỗ lực không mệt mỏi của ban lãnh đạo
cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty, đến năm 2003, công ty mở thêm
một xưởng chuyên lắp ráp, kế đến năm 2004, công ty mở thêm xưởng mạ, kho
hàng và xây dựng lại văn phòng.
Cùng với sự lớn mạnh đó, số cán bộ công nhân cũng đã tăng đến nay là
258 người. Do đặc thù của ngành là sản xuất cơ khí do vậy số công nhân nam
chiếm đa số (khoảng 80% tổng số lao động), hầu hết cán bộ công nhân trong
công ty đều hăng hái, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, có ý thức
kỷ luật tốt tạo điều kiện cho việc tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

2. Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
TNHH Cơ khí chính xác Thăng Long:

Tô Thị Hoa – Lớp ĐHKT2.KII
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt



Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

7

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

Công ty TNHH Cơ khí Chính xác Thăng Long là công ty có quy mô vừa,
hoạt động trong lĩnh vực ngành cơ khí, có nhiệm vụ chính là sản xuất thiết bị
phụ tùng xe máy như: ghi đông, dàn để chân, chân chống phụ, chân chống đứng
theo các chủng loại xe máy như Wave, Jupiter, Dream...Đồng thời, công ty còn
cung cấp các thiết bị này cho các cơ sở lắp ráp, công ty lắp ráp xe máy theo hình
thức bán buôn. Đặc biệt, trong một vài năm gần đây, công ty còn sản xuất và gia
công cột công trình viễn thông với số lượng lớn cho Tổng công ty viễn thông
quân đội Viettel.

3. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty TNHH Cơ khí chính xác
Thăng Long:
3.1.Sơ đồ khối về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty:
Trên thực tế không hề tồn tại một mô hình bộ máy quản lý chung nào
có thể áp dụng cho tất cả các DN, kể cả DN nhà nước. Mỗi DN tuỳ thuộc vào
đặc trưng ngành nghề, đặc điểm SP sản xuất, những đòi hỏi về yêu cầu quản lý
của đơn vị mình để xây dựng một mô hình tổ chức bộ máy quản lý sao cho phù
hợp nhất, đem lại hiệu quả công việc cao nhất. Mỗi mô hình tổ chức bộ máy
công ty cũng được coi là đặc trưng của Công ty đó. Công ty TNHH Cơ khí
chính xác Thăng Long đã xây dựng một bộ máy quản lý đồng nhất và chặt chẽ,
có thể khái quát qua mô hình sau:

Tô Thị Hoa – Lớp ĐHKT2.KII
nghiệp


Báo cáo thực tập tốt


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

8

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

Sơ đồ 1:
BỘ MÁY QUẢN LÝ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH
CƠ KHÍ CHÍNH XÁC THĂNG LONG

HỘI ĐỒNG
THÀNH VIÊN

GIÁM ĐỐC
CÔNG TY

PHÓ GIÁM ĐỐC
CÔNG TY

PHÂN XƯỞNG I
(SẢN XUẤT)

PHÒNG BẢO
VỆ

BỘ PHẬN SẢN

XUẤT

PHÒNG KẾ TOÁN
(VAN PHŨNG CỤNG TY)

PHÂN XƯỞNG II
(KHUNG + MẠ)

Tô Thị Hoa – Lớp ĐHKT2.KII
nghiệp

PHÂN XƯỞNG III
(LẮP RÁP)

Kho

Báo cáo thực tập tốt


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

9

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

Chú thích :
:

Quan hệ quản lý, giám sát.


:

Quan hệ hợp tác, phối hợp.

3.2. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận quản lý:


Hội đồng thành viên: Đưa ra quyết định chiến lược phát triển

kinh tế và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty, quyết định bộ máy
quản lý, phương thức đầu tư, giải pháp phát triển thị trường và phân chia
lợi nhuận.


Giám đốc Công ty: Hiện nay, Giám đốc Công ty là Ông Vũ

Địch Phong, là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm về toàn
bộ hoạt động KD của Công ty, có quyền điều hành chung Công ty và chịu
trách nhiệm trước Nhà nước về bảo toàn tài sản của Công ty.


Phó giám đốc Công ty: Phó giám đốc Công ty do Giám đốc

công ty bổ nhiệm và được Giám đốc phân công quyết định những công
việc của Công ty. Phó giám đốc phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về
nhiệm vụ được giám đốc phân công và uỷ quyền.


Phòng kế toán(văn phòng công ty): Đây là nơi tập trung toàn


bộ nhân viên văn phòng của Công ty. Có nhiệm vụ chấp hành và đôn đốc
việc thực hiện chính sách, chế độ, các mệnh lệnh của ban giám đốc; được
quyền đề xuất với ban giám đốc những ý kiến vướng mắc trong quá trình
thực hiện các quyết định quản lý. Song chức năng chính của phòng kế
toán đó là phụ trách công tác kế toán công ty, đồng thời phụ trách vấn đề
giao dịch, tiêu thụ SP.
Tô Thị Hoa – Lớp ĐHKT2.KII
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội


10

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

Phòng bảo vệ: Có chức năng bảo vệ hoạt động sản xuất,

phòng chống cháy nổ, bảo vệ máy móc thiết bị, kho hàng của công ty và
phương tiện đi lại của cán bộ công nhân viên và của khách tới công ty,
quản lý việc ra vào công ty, kiểm tra việc quét thẻ chấm công của công
nhân viên.



Các bộ phận sản xuất: gồm 3 phân xưởng và 1 kho hàng


+ Phân xưởng I: Sản xuất
Đây là phân xưởng sản xuất chính của Công ty. Đứng đầu phân xưởng I là
quản đốc, có một thủ kho chuyên theo dõi về nguyên vật liệu và sản phẩm sản
xuất của xưởng. Ngoài ra, bộ phận chịu trách nhiệm về yêu cầu kỹ thuật cũng
như mẫu mã sản phẩm cũng nằm dưới sự quản lý của quản đốc phân xưởng I.
Đây là nét đặc biệt riêng có đồng thời cũng là một thuận lợi mà công ty đã
lựa chọn đúng. Do công ty chuyên sản xuất hàng cơ khí cho nên bộ phận giám
sát kỹ thuật cần gắn liền và sát sao bên cạnh bộ phận sản xuất là hợp lý nhất.
+ Phân xưởng II: Mạ + Sơn
+ Phân xưởng III: Lắp ráp
+ Kho :
Là nơi tập kết SP hoàn thành và xuất bán SP để tiêu thụ.

4. Tổ chức sản xuất:
Công ty TNHH cơ khí chính xác Thăng Long sản xuất sản phẩm cơ khí và
linh kiện phụ tùng xe máy, ô tô, gia công cột công trình viễn thông.

Tô Thị Hoa – Lớp ĐHKT2.KII
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt


11

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

Công ty sử dụng phương tiện vận chuyển chính bằng ôtô vận chuyển

hàng hoá từ xưởng sản xuất(I) đến xưởng mạ(II) rồi đến xưởng lắp ráp(III) cuối
cùng là nhập vào kho. Từ kho xuất hàng đến các công ty liên kết hay bán trực
tiếp cho khách hàng.
4.1 Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty:
Sơ đồ 2:
MÔ HÌNH QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
Nguyên
vật liệu

(1)

Phân
xưởng I

(2)

Phân
xưởng II

(3)

TP nhập
(4) (4)
kho

Phân
xưởng III

Quy trình sản xuất SP của Công ty được thể hiện cụ thể hơn qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3:

QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ CHÍNH XÁC THĂNG LONG

Nguyên vật liệu
( Sắt, thép, tôn...)

Cắt, uốn

PX 1

Tiện, hàn, đột
dập. . .
...

Mạ, sơn
Tô Thị Hoa – Lớp ĐHKT2.KII
nghiệp

PX II
Báo cáo thực tập tốt


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

12

Lắp ráp

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán


PX III

Thành phẩm

Nhập kho

4.2 Nhiệm vụ của từng phân xưởng:


PX I:

Tại phân xưởng I, các nguyên vật liệu như thép, tôn, sắt sẽ được cắt uốn
theo từng loại quy định, sau đó đưa vào hàn, tiện tạo thành bộ khung SP. Những
sản phẩm hoàn thành sẽ được kiểm kê hàng ngày và được kiểm tra về mặt kỹ
thuật. Những bán thành phẩm nào đạt tiêu chuẩn sẽ chuyển sang xưởng II để
mạ, hoặc chuyển đi sơn.


PX II:

Nhận bán thành phẩm từ phân xưởng I chuyển sang, tiến hành mạ hay sơn
theo tỷ lệ quy định. Sau khi mạ, sơn những SP nào không cần qua lắp ráp nữa sẽ
qua kiểm tra kỹ thuật, đạt yêu cầu sẽ nhập kho. Còn những bán thành phẩm nào
phải lắp ráp nữa thì sẽ được chuyển qua xưởng III.


PX III:

Có nhiệm vụ nhận những bán thành phẩm đi sơn hoặc mạ ở xưởng II
chuyển sang, sau đó tiến hành lắp ráp tạo thành thành phẩm. Những thành phẩm

Tô Thị Hoa – Lớp ĐHKT2.KII
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt


13

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

này sau khi đã qua kiểm tra kỹ thuật, nếu đạt sẽ được nhập kho, những SP không
đạt tiêu chuẩn sẽ tiến hành sửa chữa.
• Kho: Là nơi tập kết thành phẩm và xuất bán TP đem tiêu thụ.

5. Tình hình sản xuất kinh doanh 3 năm gần đây của công ty:
Trong 3 năm gần đây, mặc dù phải liên tục đối phó với rất nhiều khó
khăn, thách thức, biến cố lớn về mặt thị trường, giá cả nguyên vật liệu đầu vào
tăng vọt, lãi suất ngân hàng không ổn định...làm ảnh hưởng lớn đến tình hình
sản xuất kinh doanh của công ty, tuy nhiên nhờ có sự nỗ lực, chịu khó suy ngẫm,
tìm tòi của toàn bộ các thành viên trong công ty từ bộ máy quản lý đến tập thể
người lao động mà công ty đã liên tiếp vượt qua khó khăn, phát triển ngày một
vững mạnh. Điều này được thể hiện rõ hơn qua một số chỉ tiêu sau:
Bảng số 1:
BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU QUA CÁC NĂM

STT

Chỉ tiêu


Đơn vị tính

1

Doanh thu

Triệu đồng

2

Nguồn vốn chủ sở hữu

Triệu đồng

3

Lợi nhuận

4

Nộp ngân sách

5

Thu nhập bình quân

6

Tỷ suất lợi nhuận trên

doanh thu

Tô Thị Hoa – Lớp ĐHKT2.KII
nghiệp

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

37.570

48.093

52.105

3.410

5.108

6.006

Triệu đồng

218


385

Triệu đồng

905

1.200

1.315

1.358

1.480

1.520

0.58

0.8

1.02

Nghìnđồng/
người/tháng
%

Báo cáo thực tập tốt

531



Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Tô Thị Hoa – Lớp ĐHKT2.KII
nghiệp

14

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

Báo cáo thực tập tốt


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

15

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

Phần II
HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN Ở CÔNG TY
TNHH CƠ KHÍ CHÍNH XÁC THĂNG LONG
1. Những vấn đề chung về hạch toán kế toán:
1.1- Hình thức kế toán:
Để phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty hiện đã
và đang áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung” trên phần mềm kế toán
máy để quản lý sổ sách kế toán. Theo đó, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh đều được cập nhật vào máy, việc cập nhật này rất nhanh chóng và thuận
tiện, giảm bớt được thời gian ghi chép. Đây là hình thức sổ rất minh bạch, dễ
thực hiện, cho phép theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cập

nhật và kịp thời.Với hình thức sổ này, công việc “vi tính hoá” công tác kế
toán sẽ gặp nhiều thuận lợi.
1.2- Tổ chức bộ máy kế toán:
1.2.1 Sơ đồ bộ máy kế toán:
Công tác kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Do đó,
công tác quản lý kinh tế tài chính được hạch toán chung cho toàn công ty, các
phân xưởng không có bộ phận kế toán riêng. Đây là hình thức phù hợp với quy
mô và đặc điểm của công ty.
Phòng kế toán gồm 7 người: 1 kế toán trưởng, 6 kế toán phần hành, mỗi
kế toán viên đảm nhiệm 1 phần hành kế toán cụ thể.
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo sơ đồ dưới đây:

Tô Thị Hoa – Lớp ĐHKT2.KII
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Sơ đồ 4:

16

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN

KẾ TOÁN TRƯỞNG KIÊM KẾ TOÁN
TỔNG HỢP


Kế toán
nguyên
liệu, vật tư

Kế toán tiền
lương và
TSCĐ

Kế toán tiền
mặt, TGNH

Kế toán
công nợ,
thanh toán

KT bán
hàng,
thuế

Thủ quỹ

Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ tác nghiệp
Quan hệ báo sổ

Nhân viên thống kê kho
và các phân xưởng


1.2.2- Quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:
Văn phòng kế toán của Công ty thực hiện toàn bộ công tác kế toán, từ
thu thập, phân loại, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và
tổng hợp của Công ty. Công ty bố trí các nhân viên thống kê tại các phân xưởng
và bộ phận kho. Thông thường thì định kỳ 10 ngày hoặc đến cuối tháng theo yêu
cầu của cấp trên mà nhân viên thống kê phải tập hợp chứng từ và gửi về phòng
kế toán.
* Kế toán trưởng:
- Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của công ty, đảm bảo bộ máy gọn
nhẹ và hoạt động có hiệu quả. Kế toán trưởng giúp giám đốc công ty chỉ đạo tổ
Tô Thị Hoa – Lớp ĐHKT2.KII
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

17

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

chức thực hiện công tác kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở công ty
theo cơ chế quản lý mới, đồng thời kế toán trưởng còn thực hiện những nhiệm
vụ khác mà cấp trên yêu cầu.
- Có nhiệm vụ tổng hợp và vào sổ cái, kiểm tra các phần hành kế toán chi
tiết, tập hợp CP sản xuất và tính giá thành SP, lập báo cáo định kỳ.
* Kế toán nguyên liệu, vật tư:
- Tổ chức phân loại, đánh giá NVL, công cụ dụng cụ phù hợp với yêu cầu
quản lý của Công ty.

- Tổ chức luân chuyển chứng từ, hạch toán kế toán vào sổ kế toán.
- Quản lý, theo dõi tình hình nhập, xuất NVL, CCDC.
- Tính đúng, đủ, kịp thời giá trị thực tế nhập kho của NVL,CCDC.
- Tổ chức việc kiểm tra và tham gia phân tích, đánh giá tinh hình thực hiện
kế hoạch mua hàng, tình hình thanh toán với người cung cấp, tình hình sử dụng vật
liệu, kiểm kê đánh giá khi cần thiết.
* Kế toán tiền lương và TSCĐ:
- Phản ánh đầy đủ, chính xác thời gian và kết quả lao động của cán bộ
công nhân viên.
- Tính toán và phân bổ hợp lý đầy đủ CP tiền lương và các khoản trích
theo lương .
- Kiểm tra việc tính lương và các khoản trích theo lương của công nhân
viên từ đó lập Bảng thanh toán tiền lương, Bảng phân bổ tiền lương và các khoản
trích theo lương.
- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng và chi tiêu quỹ tiền lương.
-

Tổ chức ghi chép, phản ánh hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có,

tình hình biến động và di chuyển của TSCĐ trong nội bộ Công ty.
* Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng:

Tô Thị Hoa – Lớp ĐHKT2.KII
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội


18

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

- Phản ánh kịp thời, đầy đủ chính xác số hiện có và tình hình biến động,
giám sát chặt chẽ thu, chi, quản lý tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
- Chuyển khoản, uỷ nhiệm chi đối với khách hàng hay nhà cung cấp.
- Làm thủ tục vay ngân hàng khi có yêu cầu.
* Thủ quỹ:
- Chịu trách nhiệm quản lý và nhập xuất quỹ tiền mặt,…tại quỹ tiền mặt.
- Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tiền mặt thực tế, đối chiếu với số
liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch kế toán và thủ quỹ
phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch,
phải chấp hành sự kiểm tra khi có kiểm tra quỹ bất thường.
* Kế toán công nợ, thanh toán:
- Tổng hợp các khoản phải thu, phải trả trong kỳ. Theo định kỳ nhất định
phải báo cáo cho cấp trên.
- Theo dõi chi tiết thời hạn các khoản nợ phải thu theo từng đối tượng
và đốc thúc việc thu hồi các khoản nợ phải thu, tiến hành lập các biên bản đối
chiếu công nợ với khách hàng.
- Đối với các khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không đòi được thì lập
dự phòng phải thu khó đòi vào thời điểm cuối niên độ kế toán theo đúng quy định
của chế độ tài chính hiện hành.
* Kế toán bán hàng, thuế:
- Phản ánh kịp thời và đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế và các khoản
thanh toán với Ngân sách Nhà nước, lập tờ khai thuế.
- Phản ánh kịp thời khối lượng hàng bán, ghi nhận doanh thu bán
hàng và các chỉ tiêu liên quan khác của khối lượng hàng bán (giá vốn hàng bán,
doanh thu thuần, thuế GTGT,…).
- Quản lý chặt chẽ tình hình biến động và dự trữ kho hàng hóa,

phát hiện, xử lý kịp thời hàng hóa ứ đọng.

Tô Thị Hoa – Lớp ĐHKT2.KII
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

19

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

- Xác định kết quả bán hàng và thực hiện chế độ báo cáo hàng hóa
và báo cáo tình hình tiêu thụ, kết quả tiêu thụ hàng hóa.
- Có nhiệm vụ viết hoá đơn GTGT, tổng hợp thuế GTGT đầu ra,
định kỳ báo cáo cho cấp trên biết.
1.2.3- Mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán:
Kế toán trưởng: chỉ đạo, tổ chức các phần hành kế toán, kiểm tra giám
đốc toàn bộ các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị. Đồng thời, kế toán
trưởng còn có chức năng tổng hợp các phần hành kế toán, tập hợp CP sản xuất
và tính giá thành SP, lập các báo cáo kế toán tổng hợp dựa trên cơ sở dữ liệu mà
các kế toán phần hành cung cấp.
Kế toán phần hành: có trách nhiệm phản ánh thông tin kế toán, thực hiện
kiểm tra thông qua việc ghi chép đối tượng phụ trách từ khâu hạch toán bau đầu
tới khâu ghi chép đối chiếu, kiểm tra... đến khâu lập các báo cáo phần hành để
giao cho kế toán trưởng. Kế toán phần hành còn có nhiệm vụ liên hệ với kế toán
trưởng để hoàn thành việc ghi sổ tổng hợp hoặc lập các báo cáo chung khác
ngoài báo cáo phần hành. Quan hệ giữa các kế toán phần hành là quan hệ tác

nghiệp, phối kết hợp và hỗ trợ lẫn nhau.
1.3- Tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TNHH Cơ khí chính xác
Thăng Long:
1.3.1- Tổ chức vận dụng hình thức kế toán, sổ kế toán:
Để phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty,
Công ty hiện đang áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung” trên phần mềm
kế toán máy. Hiện tại, công ty đang áp dụng phần mềm kế toán EFFECT, được
thiết kế dựa trên đặc điểm hoạt động kinh doanh đặc thù của công ty. Quy trình
đối với việc nhập liệu và in báo cáo trên phần mềm này được thể hiện qua sơ đồ
sau:

Tô Thị Hoa – Lớp ĐHKT2.KII
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

20

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

Sơ đồ 5 :
Trình tự thực hiện kế toán máy tại công ty TNHH Cơ khí chính
xác Thăng Long
Chứng từ gốc

Mã hóa chứng từ


Chứng từ phân
bổ, k/c,bổ sung...

Phần mềm máy
tính

Nhật ký
chung

Bảng cân đối số phát
sinh hoàn chỉnh

Sổ cái

Báo cáo tài chính

Sổ kế toán
chi tiết

Các bảng chi tiết
số phát sinh

Bảng cân đối số phát
sinh thử

Ghi chú:
Nhập dữ liệu hằng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng hoặc cuối kỳ
Căn cứ vào chứng từ gốc hay các bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán
tiến hành phân loại chứng từ: (phiếu thu, phiếu chi - các loại giấy tờ thanh toán),

các hoá đơn mua hàng ... Các chứng từ sẽ được cập nhật vào từng phân hệ tương
ứng của máy theo trình tự thời gian phát sinh. Cuối tháng, chỉ cần in ra từ máy
danh sách các nghiệp vụ đã được cập nhật, đóng thành từng quyển Sổ Nhật ký
Tô Thị Hoa – Lớp ĐHKT2.KII
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

21

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

chung và đóng dấu của đơn vị, Sổ Cái, Sổ kế toán chi tiết. Cuối quý hoặc theo
yêu cầu quản lý, kế toán tiến hành lập Bảng cân đối số phát sinh, lên Báo cáo tài
chính và các báo cáo liên quan.
1.3.2 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản trong danh mục tài khoản kế toán
theo Quyết định 48/2006 do Bộ tài chính ban hành, trừ các tài khoản dành
riêng cho phương pháp kiểm kê định kỳ. Ngoài ra ứng với mỗi phần hành cụ
thể, Công ty có thêm các TK chi tiết riêng để tiện theo dõi.
1.3.3 Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán:
Công ty áp dụng hệ thống chứng từ theo Quyết định 48/2006/QĐBTC. Theo đó, hệ thống chứng từ của công ty được chia thành các nhóm
sau:


Lao động tiền lương: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền


lương, bảng phân bổ tiền lương, giấy đi đường…


Hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản

kiểm nghiệm vật tư, bảng cân đối vật tư…


Tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán, bảng

kê chi tiền mặt, giấy báo nợ, giấy báo có…


TSCĐ: biên bản giao nhận TSCĐ, bảng tính và phân bổ

khấu hao TSCĐ,biên bản thanh lý TSCĐ, báo cáo TSCĐ…


Chứng từ khác: hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho kiêm vận

chuyển nội bộ...
Sơ đồ 6:
Trình tự lưu chuyển chứng từ của công ty

Tô Thị Hoa – Lớp ĐHKT2.KII
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt



Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Lập chứng từ

22

Kiểm tra
chứng từ

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

Phân loại,ghi
sổ kế toán

Lưu trữ, bả
chứng

1. Lập chứng từ kế toán: chứng từ được lập khi có nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh liên quan tới hoạt động của công ty và chứng từ kế toán chỉ được
lập một lần cho mỗi nghiệp vụ phát sinh.
2. Kiểm tra chứng từ kế toán : trước khi được dùng để ghi sổ các chứng từ
kế toán sẽ được kiểm tra về các mặt như: nội dung kinh tế của nghiệp vụ phát
sinh, số liệu kế toán được phản ánh trên chứng từ và kiểm tra tính hợp pháp
(chữ ký , con dấu,…).
3. Phân loại, ghi sổ kế toán: sau khi kiểm tra chứng từ kế toán tiến hành
việc phân loại, sắp xếp các chứng từ và ghi vào sổ liên quan tới các chứng từ đó.
4. Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán: công ty bảo quản chứng từ kế toán
trong phòng hồ sơ của xí nghiệp trong các tủ đựng chứng từ. Công ty lưu trữ
chứng từ ít nhất là 5 năm kể từ ngày lập chứng từ.
1.4 Mối quan hệ giữa phòng kế toán với các bộ phận quản lý trong

công ty:
Quan hệ bình đẳng và ngang cấp với các phòng ban, phân xưởng trong
công ty, cung cấp thông tin, phối hợp và cùng tham gia thực hiện các nhiệm vụ
mà giám đốc giao.

Tô Thị Hoa – Lớp ĐHKT2.KII
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

23

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

2. Các phần hành hạch toán kế toán trong công ty:
2.1. Hạch toán kế toán tài sản cố định:
2.1.1- Đặc điểm:
- Công ty TNHH Cơ khí chính xác Thăng Long là doanh nghiệp có quy
mô vừa, nguồn vốn kinh doanh chủ yếu hình thành trên cơ sở tự có. Vì thế,
TSCĐ của công ty thường được đầu tư chủ yếu vào giai đoạn bắt đầu hình
thành và phát triển.
- TSCĐ không có biến động nhiều.
- Nhiều TSCĐ của công ty được đưa vào sử dụng lâu năm và đã khấu
hao hết.
- Do nguồn vốn có hạn nên TSCĐ chủ yếu là máy móc giá trị lớn của
công ty là đã qua sử dụng và được công ty mua lại.
2.1.2- Phân loại TSCĐ:

Tài sản cố định của Công ty chủ yếu là tài sản cố định hữu hình được phân
loại theo các nhóm sau đây:
- Máy móc thiết bị: đồ gá khung, máy cắt ren, máy uốn GW40, máy tiện
HD954, máy hàn MIG 350SEX1,...
- Nhà cửa,vật kiến trúc: nhà xưởng, nhà văn phòng,
- Phương tiện vận tải: ôtô tải 3.5 tấn gắn cẩu, ôtô everest, ôtô BMWX5...
- Thiết bị dụng cụ quản lý: máy vitính SONY BX6, máy photo A1055,
LAPTOP...
- Tài sản cố định khác: trạm biến áp, máy phát điện...
Việc phân loại tài sản cố định theo các nhóm như trên rất thuận lợi cho
công tác quản lý và trích khấu hao TSCĐ. Ngoài ra đây cũng là cơ sở để kế toán
lập các sổ chi tiết TSCĐ và xác định tỷ lệ khấu hao áp dụng cho các nhóm
TSCĐ.
Tô Thị Hoa – Lớp ĐHKT2.KII
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

24

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

Tình hình TSCĐ tại công ty ngày 31/12/2010

Chỉ tiêu

Nguyên giá


Khấu hao lũy kế

Giá trị

13.114.774.341

5.056.051.522

còn lại
8.058.722.819

5.719.477.830

1.185.632.370

4.083.844.750

trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận

4.809.088.071
1.542.545.454

3.117.072.788
554.472.758

1.692.015.283
988.072.696


tải
Thiết bị dụng cụ

168.883.767

114.843.696

54.040.071

quản lý
Tài sản cố định

874.779.219

84.029.910

790.749.309

Tổng giá trị TSCĐ
Trong đó
Nhà cửa vật kiến

khác

2.1.3- Hạch toán chi tiết và tổng hợp về TSCĐ:
Theo hình thức Nhật ký chung trên phần mềm kế toán máy, quy trình ghi sổ
kế toán được khái quát theo sơ đồ sau:

Tô Thị Hoa – Lớp ĐHKT2.KII

nghiệp

Báo cáo thực tập tốt


25

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

Chứng từ gốc
về TSCĐ
Chứng từ điều
chỉnh, k/c,bổ
sung...

Mã hóa chứng từ

Phần mềm máy
tính

Nhật ký
chung

Sổ cái, sổ chi tiết
tk 211,214

Sổ thẻ chi
tiết TSCĐ


Bảng tính và p.b
khấu hao tscđ

TSCĐhao

Bảng cân đối số phát
sinh

Báo cáo tài chính

Báo cáo TSCĐ

Ghi chú:
Nhập dữ liệu hằng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng hoặc cuối kỳ
* Tài khoản sử dụng:
TSCĐ của công ty đều là tài sản cố định hữu hình. Do vậy, để thuận tiện cho
công tác quản lý, công ty sử dụng các tài khoản sau để theo dõi tình hình biến động
TSCĐ:
- TK 211 - Tài sản cố định hữu hình: TK này được chi tiết thành các tiểu khoản
sau:

Tô Thị Hoa – Lớp ĐHKT2.KII
nghiệp

Báo cáo thực tập tốt



×