Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

hop dong cam co tai san logistic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.45 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------o0o-------

HỢP ĐỒNG CẦM CỐ TÀI SẢN
Hôm nay, ngày ……/……/………..., tại …………………………., các bên gồm:


Bên cầm cố: Công ty..........................................................................................................................

-

Địa chỉ:.............................................................................................................................................

-

ĐKKD số:…………………… do……………………………………….....cấp ngày:…/…/…….

-

Điện thoại:............................................................Fax:....................................................................

-

Đại diện: Ông/bà..................................................Chức vụ:............................................................
(Nếu Người ký Hợp đồng không phải là người đại diện theo pháp luật của tổ chức/doanh
nghiệp, thì có thể ghi thêm nội dung “theo văn bản ủy quyền
số………………..ngày………………….của……………………………………….”).




Bên Ngân hàng:..................................................................................................................................

-

Địa chỉ:.............................................................................................................................................

-

Điện thoại:............................................................Fax:....................................................................

-

Đại diện: Ông/bà..................................................Chức vụ:............................................................
Sau đây trong Hợp đồng này gọi là Bên Ngân hàng



Bên quản lý tài sản: Công ty............................................................................................................

-

Địa chỉ:.............................................................................................................................................

-

ĐKKD số:…………………… do……………………………………….....cấp ngày:…/…/…….

-

Điện thoại:............................................................Fax:....................................................................


-

Đại diện: Ông/bà..................................................Chức vụ:............................................................
(Nếu Người ký Hợp đồng không phải là người đại diện theo pháp luật của tổ chức/doanh
nghiệp, thì có thể ghi thêm nội dung “theo văn bản ủy quyền
số………………..ngày………………….của……………………………………….”).
Đã thoả thuận, thống nhất ký kết Hợp đồng Cầm cố
kiêm trông giữ, vận chuyển hàng hóa với các nội dung như sau:

Điều 1. Tài sản cầm cố
1. Tài sản cầm cố là Lô hàng thuộc quyền sở hữu của Bên cầm cố và được mô tả chi tiết tại Phụ
lục 1 đính kèm theo Hợp đồng này .
2. Các bên thống nhất xác định giá trị tài sản cầm cố nêu trên là: ………………….VND (Bằng
chữ:…………………………..đồng). Giá trị tài sản cầm cố này chỉ dùng để làm cơ sở xác định
mức cấp tín dụng của Bên Ngân hàng và không áp dụng khi xử lý tài sản cầm cố để thu hồi nợ.
1

1


3. Với giá trị tài sản nêu trên, Bên Ngân hàng đồng ý cấp tín dụng cho Bên cầm cố với số tiền tối
đa là…………………….VND (Bằng chữ:……………….).
4. Bên cầm cố cam đoan rằng tại thời điểm ký Hợp đồng này, tài sản cầm cố thuộc quyền sở hữu,
sử dụng hợp pháp của riêng Bên cầm cố và được phép cầm cố theo quy định của pháp luật,
không có bất kỳ khiếu nại, tranh chấp, khiếu kiện nào, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án,
chưa chuyển nhượng, góp vốn, trao đổi, cầm cố, tặng cho bên nào khác.
Điều 2. Nghĩa vụ được bảo đảm và thời hạn cầm cố
1. Tài sản cầm cố nêu tại Điều 1 Hợp đồng này bảo đảm cho việc thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bao
gồm nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, các khoản phí, tiền bồi thường thiệt hại, chi phí xử lý tài sản cầm

cố (chi phí thu giữ, trông giữ, chi phí bán đấu giá, tiền phí thi hành án…) và tất cả các các nghĩa
vụ khác của Bên cầm cố đối với Bên Ngân hàng phát sinh từ Hợp đồng tín dụng
số…………………..ngày....../……./………., Hợp đồng tín dụng số……………ngày……./
……../……….ký giữa Bên cầm cố và Bên Ngân hàng, bao gồm cả các phụ lục, văn bản sửa
đổi, bổ sung, các khế ước nhận nợ liên quan của các Hợp đồng tín dụng này.
2. Việc cầm cố tài sản nêu trên có hiệu lực cho đến khi Bên cầm cố thực hiện xong tất cả các
nghĩa vụ được bảo đảm nêu tại Điều này đối với Bên Ngân hàng và Bên Ngân hàng đã thực
hiện các thủ tục giải tỏa tài sản.
Điều 3. Quản lý tài sản cầm cố
1. Bên Ngân hàng, Bên cầm cố đồng ý thuê Bên Quản lý tài sản thực hiện việc giao nhận, quản lý
tài sản cầm cố trên đường vận chuyển và tại kho trong suốt thời hạn cầm cố theo quy định tại
Hợp đồng này và Hợp đồng cung cấp dịch vụ Logistics số ……. ký ngày …./…/…… giữa các
Bên (sau đây gọi tắt là Hợp đồng cung cấp dịch vụ Logistics).
2. Quản lý tài sản trên đường vận chuyển1:
a) Bên Quản lý tài sản có trách nhiệm nhận bàn giao tài sản cầm cố từ Bên cầm cố tại
…………….. và vận chuyển tài sản cầm cố về lưu giữ tại kho: ……………. Bên Ngân
hàng sẽ kiểm tra và xác nhận lại tình trạng của tài sản cầm cố trước khi nhập vào kho. Việc
giao nhận tài sản cầm cố giữa Bên cầm cố, Bên Quản lý tài sản phải được lập thành Biên
bản giao nhận. Sau khi Bên Ngân hàng xác nhận vào Biên bản giao nhận, Biên bản này sẽ
được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ một bản và là cơ sở để xác nhận việc giao nhận tài sản
giữa các Bên. Bên Quản lý tài sản có trách nhiệm kiểm soát, quản lý tài sản cầm cố trong
suốt quá trình vận chuyển theo như quy định tại khoản 2 Điều 7 Hợp đồng này và các quy
định có liên quan tại Hợp đồng cung cấp dịch vụ Logistics.
b) Thời gian vận chuyển, chặng đường vận chuyển, phương tiện vận chuyển, chi phí vận
chuyển, cách thức thanh toán và các vấn đề liên quan sẽ được các Bên thực hiện theo quy
định tại Hợp đồng cung cấp dịch vụ Logistics.
3. Quản lý tài sản tại Kho:
a) Các bên thống nhất rằng tài sản cầm cố sẽ được lưu giữ tại Kho của Bên Ngân hàng/Bên
cầm cố/Bên Quản lý tài sản dưới sự quản lý, trông giữ của Bên quản lý tài sản, cụ thể:
-


Tên kho hàng:.....................................................................................................................

-

Địa chỉ của kho hàng:…………………………………………………………………….

-

Vị trí của Tài sản cầm cố trong kho:……………………………………….......

1 Bỏ khoản này và các nội dung liên quan nếu Bên cầm cố chỉ sử dụng dịch vụ lưu kho của Bên quản lý tài sản.

2

2


-

Thời hạn lưu kho: Tài sản cầm cố được gửi giữ, bảo quản trong thời hạn ……, tính từ
ngày nhập kho tài sản cầm cố (xác định theo Biên bản giao nhận). Nếu quá thời hạn
này mà Bên Ngân hàng và/hoặc Bên cầm cố chưa lấy hết tài sản cầm cố thì Bên Quản
lý tài sản đồng ý gia hạn thêm thời hạn lưu kho cho đến khi xuất kho hết tài sản cầm cố.

b) Bên Quản lý tài sản có trách nhiệm trông giữ, bảo quản và xuất nhập tài sản cầm cố theo
đúng quy định tại Điều 7 Hợp đồng này và các quy định tại Hợp đồng cung cấp dịch vụ
Logistics.
4. Chuyển giao và quản lý Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản:
a) Bên cầm cố phải bàn giao cho Bên Ngân hàng giữ bản chính các giấy tờ sau đây trong suốt

thời hạn cầm cố:
-

……………………………………………………………………………………………

-

……………………………………………………………………………………………

b) Trong trường hợp cần thiết để phục vụ cho hoạt động vận chuyển tài sản cầm cố, bên Ngân
hàng sẽ bàn giao các giấy tờ trên cho Bên Quản lý tài sản quản lý. Bên Quản lý tài sản có
trách nhiệm bảo quản cận thận các giấy tờ này và phải bàn giao lại đầy đủ cho Bên Ngân
hàng ngay khi có yêu cầu của Bên ngân hàng; đồng thời Bên Quản lý tài sản cũng không
được giao những giấy tờ này cho Bên cầm cố hay bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khác khi
chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Bên Ngân hàng.
5. Sau khi Bên cầm cố đã thực hiện xong tất cả các nghĩa vụ được bảo đảm nêu tại Điều 2 của
Hợp đồng này và hoàn tất thủ tục giải tỏa tài sản với Bên Ngân hàng, Bên Ngân hàng sẽ trả lại
toàn bộ giấy tờ đã nhận và tài sản cầm cố cho Bên cầm cố. Khi trả lại giấy tờ về tài sản, Bên
Ngân hàng trả lại cho chính Bên cầm cố hoặc người được Bên cầm cố ủy quyền. Trường hợp
Bên cầm cố gồm nhiều người, Bên Ngân hàng được quyền trả lại giấy tờ cho bất kỳ người nào
trong số những người thuộc Bên cầm cố. Riêng đối với tài sản cầm cố, việc hoàn trả sẽ căn cứ
vào các biên bản giao nhận đã ký giữa các Bên.
6. Bên cầm cố phải thanh toán mọi chi phí vận chuyển, trông giữ cho Bên Quản lý tài sản theo
quy định tại Hợp đồng cung cấp dịch vụ Logistics.
Điều 4. Bảo hiểm hàng hoá
1. Bên cầm cố có nghĩa vụ mua và chịu chi phí mua bảo hiểm vật chất cho toàn bộ tài sản cầm cố
trong suốt thời hạn cầm cố bao gồm nhưng không giới hạn: bảo hiểm vận chuyển; bảo hiểm rủi
ro cháy nổ hoặc bảo hiểm tài sản hoặc một loại hình bảo hiểm phù hợp khác để hạn chế rủi ro
đối với tài sản cầm cố lưu tại kho, đồng thời chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm cho Bên Ngân
hàng. Trường hợp hết hạn bảo hiểm mà Bên cầm cố không tiếp tục mua theo yêu cầu của Bên

Ngân hàng, thì Bên Ngân hàng có quyền (nhưng không có nghĩa vụ) mua bảo hiểm thay cho
Bên cầm cố và số tiền mua bảo hiểm này sẽ được tính vào khoản nợ của Bên cầm cố tại Bên
Ngân hàng. Trường hợp Bên Ngân hàng mua bảo hiểm thay cho Bên cầm cố, thì Bên Ngân hàng
được lựa chọn Tổ chức bảo hiểm và quyết định tất cả các vấn đề liên quan khi mua bảo hiểm;
Bên cầm cố cam kết nhận nợ vô điều kiện số tiền mà Bên Ngân hàng bỏ ra để mua bảo hiểm
thay Bên cầm cố và không có bất kỳ khiếu nại, tranh chấp nào đối với Bên Ngân hàng.
2. Bên cầm cố phải bàn giao cho Bên Ngân hàng giữ tất cả các giấy tờ bảo hiểm. Khi xẩy ra sự
kiện bảo hiểm, Bên Ngân hàng có quyền (nhưng không có nghĩa vụ) làm việc trực tiếp với Tổ
chức bảo hiểm để nhận số tiền bảo hiểm mà không cần có sự đồng ý của Bên cầm cố. Bên cầm
cố, bên Quản lý tài sản có nghĩa vụ phối hợp với Bên Ngân hàng để hoàn tất thủ tục nhận bảo
hiểm theo yêu cầu của Bên Ngân hàng. Nếu khoản tiền bảo hiểm nhận được chưa đủ để trả nợ,
3

3


thì Bên cầm cố phải bổ sung tài sản bảo đảm, thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác hoặc Bên
cầm cố trả nợ trước hạn cho Bên Ngân hàng. Trường hợp Tổ chức chức bảo hiểm chi trả bảo
hiểm cho Bên cầm cố, thì Bên cầm cố có nghĩa vụ chuyển toàn bộ số tiền này cho Bên Ngân
hàng.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên Ngân hàng
1. Quyền của Bên Ngân hàng:
a) Có quyền ra vào kho nơi gửi tài sản cầm cố để kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất tình
trạng của tài sản cầm cố và giấy tờ, sổ sách liên quan đến tài sản cầm cố.
b) Yêu cầu Bên Quản lý tài sản cung cấp thông tin về thực trạng và các thông tin khác liên
quan đến tài sản cầm cố trong suốt quá trình vận chuyển và/hoặc thời hạn lưu kho.
c) Có quyền nhận số tiền do Bên Quản lý tài sản bồi thường vì tài sản cầm cố bị hỏng hóc,
mất mát để trừ vào nghĩa vụ trả nợ của Bên cầm cố tại Bên Ngân hàng.
d) Có quyền ra các chỉ thị đối với tài sản cầm cố trong suốt thời hạn cầm cố.
e) Đơn phương định giá lại Tài sản cầm cố và có quyền yêu cầu Bên cầm cố phải thay đổi, bổ

sung tài sản bảo đảm khác hoặc thanh toán bớt nợ vay nếu sau khi định giá lại, Bên Ngân
hàng đơn phương đánh giá rằng giá trị tài sản cầm cố không còn đủ để bảo đảm cho nghĩa
vụ trả nợ của Bên cầm cố. Nếu Bên cầm cố không thực hiện, Bên Ngân hàng được quyền
xử lý tài sản cầm cố để thu hồi các khoản nợ của Bên cầm cố trước thời hạn.
f) Có quyền yêu cầu Bên Quản lý tài sản bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản cầm cố
hàng hóa bị hư hỏng hoặc mất mát trong suốt thời hạn cầm cố.
g) Có các quyền khác theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, Hợp đồng cung cấp dịch vụ Logistics
và theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Nghĩa vụ của Bên Ngân hàng:
a) Cấp tín dụng cho Bên cầm cố sau khi Bên cầm cố đáp ứng đủ các điều kiện, thủ tục theo
yêu cầu của Bên Ngân hàng.
b) Có các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, Hợp đồng cung cấp dịch vụ
Logistics và theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên cầm cố
1. Quyền của Bên cầm cố:
a) Được Bên Ngân hàng cấp tín dụng sau khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện, thủ tục mà Bên
Ngân hàng yêu cầu.
b) Có các quyền khác theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, Hợp đồng cung cấp dịch vụ Logistics
và theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Nghĩa vụ của Bên cầm cố:
a) Không được bán, trao đổi, tặng cho, góp vốn, dùng tài sản cầm cố để bảo đảm cho nghĩa vụ
khác hoặc thực hiện các hành vi tương tự đối với tài sản cầm cố trong suốt thời hạn cầm cố
trừ trường hợp được Bên Ngân hàng đồng ý trước bằng văn bản.
b) Thông báo cho Bên Ngân hàng và Bên Quản lý tài sản tình trạng của tài sản cầm cố, biện
pháp bảo quản thích hợp cũng như cung cấp những chỉ dẫn cần thiết đối với tài sản cầm cố
khi giao tài sản cầm cố cho Bên Quản lý tài sản; nếu không thông báo mà tài sản cầm cố bị
tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì Bên cầm cố phải tự gánh chịu
4

4



và bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra vì lý do này.
c) Trong mọi trường hợp, nếu có rủi ro đối với tài sản cầm cố nói trên, Bên cầm cố cam kết
vẫn trả đủ nợ cả gốc và lãi cho Bên Ngân hàng.
d) Chịu trách nhiệm mua và duy trì bảo hiểm hàng hóa theo quy định tại Điều 6 của hợp đồng
này.
e) Từ bỏ mọi khiếu nại, khiếu kiện (nếu có) liên quan đến việc xử lý tài sản cầm cố được thực
hiện bởi Bên Ngân hàng theo Điều 8 Hợp đồng này, đồng thời miễn cho Bên Ngân hàng
mọi khoản bồi thường thiệt hại (nếu có), trừ trường hợp có sự cố ý của Bên Ngân hàng.
f) Thanh toán đầy đủ chi phí cho Bên Quản lý tài sản theo thỏa thuận trong hợp đồng này,
Hợp đồng cung cấp dịch vụ Logistics.
g) Có các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, Hợp đồng cung cấp dịch vụ
Logistics và theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của Bên Quản lý tài sản:
1. Quyền của Bên Quản lý tài sản:
b) Có quyền yêu cầu Bên Ngân hàng bàn giao giấy tờ nêu tại điểm a) khoản 4 Điều 3 tài sản
cầm cố phù hợp với yêu cầu vận chuyển.
c) Có quyền yêu cầu Bên Ngân hàng ra chỉ thị đối với tài sản cầm cố, khi tài sản cầm cố đã
được vận chuyển về đến điểm cuối.
d) Có quyền yêu cầu Bên cầm cố thanh toán toàn bộ chi phí vận chuyển, chi phí trông giữ theo
đúng quy định tại Hợp đồng cung cấp dịch vụ Logistics.
e) Có quyền yêu cầu Bên cầm cố thông báo các biện pháp cũng như cung cấp các chỉ dẫn cần
thiết liên quan đến việc tiếp cận, bảo quản tài sản cầm cố.
h) Có các quyền khác theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, Hợp đồng cung cấp dịch vụ Logistics
và theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Nghĩa vụ của Bên Quản lý tài sản:
a) Kiểm tra và nhận đủ tài sản cầm cố từ Bên cầm cố theo đúng số lượng, chủng loại …. như
mô tả chi tiết tại Phụ lục 1 đính kèm Hợp đồng này. Bên Quản lý tài sản có trách nhiệm
thông báo ngay cho Bên Ngân hàng nếu Bên Cầm cố không bàn giao đúng, đủ, số lượng

hàng hóa đúng quy cách, chủng loại như mô tả chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo Hợp đồng
này và sẽ thực hiện theo chỉ thị của Bên Ngân hàng.
b) Bảo quản, kiểm soát tài sản cầm cố trong suốt quá trình vận chuyển và bàn giao lại cho Bên
Ngân hàng đúng thời gian, đúng nguyên trạng như tại thời điểm nhận bàn giao của Bên cầm
cố; và
c) Chịu mọi rủi ro đối với tài sản cầm cố trong quá trình vận chuyển tài sản cầm cố, đồng thời
có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Bên Ngân hàng nếu để mất mát, hư hỏng tài sản
cầm cố trong quá trình vận chuyển dù bất cứ lý do gì.
d) Có trách nhiệm chủ động tìm mọi biện pháp khắc phục, hạn chế tối đa thiệt hại bằng nỗ lực
lớn nhất của Bên Quản lý tài sản đồng thời phải thông báo ngay cho Bên Ngân hàng và Bên
cầm cố biết trong trường hợp gặp rủi ro trên đường vận chuyển do những nguyên nhân nằm
ngoài tầm kiểm soát của Bên Quản lý tài sản.

5

5


e) Có trách nhiệm bảo quản tài sản cầm cố tại Kho; không được khai thác công dụng, hưởng
lợi tức từ hàng hóa; chịu trách nhiệm về mọi mất mát, hư hỏng đối với tài sản cầm cố vì bất
cứ lý do gì.
f) Thông báo kịp thời bằng văn bản cho Bên Ngân hàng và Bên cầm cố biết về nguy cơ tài sản
cầm cố bị hư hỏng, tiêu huỷ do tính chất của tài sản cầm cố, đồng thời yêu cầu Bên cầm cố
và Bên Ngân hàng cho biết cách giải quyết trong một thời hạn hợp lý; nếu hết thời hạn này
mà Bên cầm cố, Bên Ngân hàng không trả lời, thì Bên Quản lý tài sản có quyền thực hiện
các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu Bên cầm cố thanh toán mọi chi phí liên
quan.
g) Bên Quản lý tài sản không được di chuyển vị trí của tài sản cầm cố trong kho khi chưa có
sự chấp thuận bằng văn bản của Bên Ngân hàng trừ trường hợp quy định tại điểm f) khoản
này.

h) Bên Quản lý tài sản chỉ được xuất một phần hoặc toàn bộ tài sản cầm cố theo Thông báo
giải tỏa tài sản cầm cố của Bên Ngân hàng. Trong mỗi lần xuất, nhập kho tài sản cầm cố
theo thông báo của Bên Ngân hàng, các Bên phải lập biên bản và quy trách nhiệm đền bù,
xử lý trước khi giao nhận hàng hóa tiếp theo nếu có sự mất mát, hư hỏng trong quá trình
trông giữ tại kho.
i)

Di chuyển và chỉ được phép di chuyển tài sản cầm cố sang nơi khác trong trường hợp bất
khả kháng như thiên tai bão lụt, cháy nổ, động đất, kho tàng bị huỷ hoại, để bảo đảm an
toàn cho tài sản cầm cố, đồng thời phải báo ngay cho Bên Ngân hàng và Bên cầm cố biết.

j)

Giữ bí mật thông tin về chủng loại, chất lượng, số lượng tài sản cầm cố; không được giới
thiệu khách đến mua hàng hoặc chào bán tài sản cầm cố trừ trường hợp có đề nghị bằng văn
bản của Bên Ngân hàng và/hoặc Bên cầm cố.

k) Bồi thường toàn bộ giá trị tài sản cầm cố đã mất mát, hư hỏng theo giá bán tài sản cầm cố
cùng loại (cùng chủng loại, quy cách, phẩm chất) trên thị trường tại thời điểm bồi thường
thiệt hại, nhưng không thấp hơn giá trị xác định tại khoản 2 Điều 1 của Hợp đồng này, trong
trường hợp Bên Quản lý tài sản làm mất mát, hư hỏng hàng hoá hoặc xuất hàng hoá mà
không có Thông báo giải toả tài sản cầm cố của Bên Ngân hàng.
l)

Cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng tài sản cầm cố và việc vận chuyển, trông giữ tài sản
cầm cố cho Bên Ngân hàng ngay khi có yêu cầu.

m) Chịu trách nhiệm về việc tài sản cầm cố bị giảm chất lượng do kho của Bên Quản lý tài sản
không đảm bảo yêu cầu trông giữ hàng hóa
n) Có các nghĩa vụ kháctheo thỏa thuận tại Hợp đồng này, Hợp đồng cung cấp dịch vụ

Logistics và theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 8. Các trường hợp xử lý tài sản cầm cố
1. Các Bên thống nhất thỏa thuận rằng Bên Ngân hàng có quyền (nhưng không có nghĩa vụ) xử lý
tài sản cầm cố để thu hồi nợ ngay khi xẩy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ theo các Hợp đồng
tín dụng đã ký với Bên Ngân hàng.
b) Bên cầm cố phải trả nợ trước hạn cho Bên Ngân hàng trong các trường hợp mà các Bên đã
thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng hoặc theo quy định của Pháp luật nhưng Bên cầm cố
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.
c) Bên cầm cố vi phạm bất kỳ cam kết, nghĩa vụ nào quy định tại Hợp đồng này, Hợp đồng tín
6

6


dụng, Hợp đồng dịch vụ Logistics và các văn bản liên quan ký kết với Bên Ngân hàng.
d) Xẩy ra các sự kiện mà Bên Ngân hàng đơn phương đánh giá là gây ảnh hưởng hoặc có khả
năng gây ảnh hưởng đến tài sản thế chấp, bao gồm nhưng không giới hạn bởi các trường
hợp như: tài sản cầm cố bị hư hỏng, giảm sút giá trị; tài sản cầm cố bị tranh chấp bởi Bên
thứ ba v.v..
e) Bên cầm cố thực hiện việc chuyển đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản,
thay đổi lớn về cơ cấu sở hữu, ngành nghề kinh doanh hoặc liên quan đến các tranh chấp,
khiếu kiện có liên quan đến tài sản thế chấp. Trong các trường hợp này, Bên Ngân hàng có
quyền tự mình xử lý hoặc yêu cầu Cơ quan chức năng xử lý tài sản cầm cố để thu hồi nợ
trước khi Bên cầm cố thực hiện các thủ tục nêu trên.
f) Các trường hợp khác mà Bên Ngân hàng đơn phương xét thấy cần thiết để bảo đảm thu hồi
nợ vay. Trong các trường hợp này, Bên Ngân hàng sẽ thông báo bằng văn bản cho Bên cầm
cố biết lý do trước khi xử lý tài sản thế chấp.
2. Việc xử lý theo khoản 1 Điều này được hiểu là Bên Ngân hàng tự xử lý hoặc yêu cầu Cơ quan
chức năng xử lý tài sản cầm cố theo thỏa thuận tại Hợp đồng này và theo quy định của pháp

luật. Khi xẩy ra một hoặc các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này, Bên cầm cố đồng ý để Bên
Ngân hàng xử lý tài sản cầm cố để thu hồi nợ, cam kết không có bất kỳ khiếu nại, tranh chấp,
khiếu kiện hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào khác gây cản trở.
Điều 9. Phương thức xử lý tài sản cầm cố
1. Các Bên thống nhất thỏa thuận rằng khi xẩy ra trường hợp nêu tại Điều 8 Hợp đồng này, Bên
Ngân hàng có quyền (nhưng không có nghĩa vụ) xử lý tài sản cầm cố theo các phương thức như
sau:
a) Bên cầm cố tự bán tài sản cầm cố để trả nợ: Bên Ngân hàng thông báo và yêu cầu Bên
cầm cố phải tự bán tài sản cầm cố để trả nợ. Mức giá bán tài sản cầm cố phải được Bên
Ngân hàng đồng ý. Tiền bán tài sản cầm cố phải được nộp cho Bên Ngân hàng để thanh
toán toàn bộ nợ gốc, lãi, phí, chi phí và tất cả các nghĩa vụ tài chính khác của Bên cầm cố.
b) Bên cầm cố ủy quyền cho Bên ngân hàng bán tài sản thế chấp: Sau 30 (ba mươi) ngày
kể từ ngày Bên Ngân hàng yêu cầu mà Bên cầm cố vẫn chưa bán hoặc chưa bán được tài
sản, bằng Hợp đồng này, Bên cầm cố đồng ý ủy quyền không hủy ngang cho Bên Ngân
hàng toàn quyền bán tài sản cầm cố với nội dung như sau:

7

-

Bên Ngân hàng có quyền lựa chọn phương thức bán đấu giá tài sản hoặc bán trực tiếp
cho người mua không qua thủ tục bán đấu giá và có toàn quyền quyết định tất cả các
vấn đề liên quan trong quá trình bán tài sản để thu hồi nợ. Trường hợp lựa chọn phương
thức đấu giá thì Bên Ngân hàng có quyền đơn phương chỉ định một Tổ chức có chức
năng thẩm định giá để xác định giá trị tài sản cầm cố tại thời điểm đó. Sau khi xác định
được giá trị tài sản, Bên Ngân hàng sẽ ủy nhiệm, ủy quyền lại cho một Tổ chức có chức
năng để thực hiện việc bán đấu giá tài sản với mức giá khởi điểm bằng mức giá trị định
giá nêu trên. Thủ tục bán đấu giá thực hiện theo quy định của pháp luật.

-


Trong quá trình Bên Ngân hàng trực tiếp bán hoặc bán thông qua phương thức đấu giá
tài sản, Bên Ngân hàng được quyền ký kết tất cả các Hợp đồng, giấy tờ, văn bản, thực
hiện tất cả các thủ tục và quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến việc bán tài sản cho
đến khi tài sản được chuyển quyền sở hữu sang cho người mua.

-

Thời hạn ủy quyền: Cho đến khi Bên Ngân hàng và/hoặc Đơn vị đấu giá thực hiện
xong việc chuyển quyền sở hữu tài sản cầm cố sang cho người mua theo quy định của

7


pháp luật.
c) Bên Ngân hàng bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ: Sau 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày
Bên Ngân hàng yêu cầu mà Bên cầm cố vẫn chưa bán hoặc chưa bán được tài sản, Bên
Ngân hàng có quyền đơn phương thu hồi và bán tài sản cầm cố để thu hồi nợ mà không cần
có sự đồng ý của Bên cầm cố. Bên Ngân hàng có quyền lựa chọn phương thức bán đấu giá
tài sản hoặc bán trực tiếp cho người mua không qua thủ tục bán đấu giá và có toàn quyền
quyết định tất cả các vấn đề liên quan trong quá trình bán tài sản để thu hồi nợ.
d) Bên Ngân hàng có quyền xử lý tài sản cầm cố bằng các phương thức khác theo quy định
của Pháp luật hoặc theo thỏa thuận bổ sung của các Bên tại thời điểm xử lý.
2. Bên Ngân hàng có quyền khai thác, sử dụng hoặc cho phép Bên thứ ba khai thác, sử dụng tài
sản cầm cố trong thời gian phải xử lý tài sản cầm cố để thu hồi nợ nhưng chưa xử lý được. Số
tiền có được từ việc khai thác, sử dụng này sẽ được dùng đề bù trừ vào nghĩa vụ trả nợ của Bên
thế chấp.
3. Các Bên thống nhất thỏa thuận rằng trong tất cả các trường hợp xử lý tài sản cầm cố, Bên cầm
cố phải chịu toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình xử lý tài sản (chi phí bảo quản, chi phí
bán đấu giá, các khoản thuế, nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, phí, lệ phí Tòa án,

phí thi hành án…). Các chi phí này sẽ được khấu trừ vào tiền xử lý tài sản cầm cố trước khi Bên
Ngân hàng thu nợ. Nếu trường hợp xử lý tài sản cầm cố không đủ để thanh toán cho toàn bộ các
nghĩa vụ, Bên cầm cố phải tiếp tục dùng tất cả các tài sản khác để thanh toán phần còn thiếu
cho Bên Ngân hàng.
4. Các Bên nhất trí rằng khi xử lý tài sản thế chấp, Bên Ngân hàng sẽ có toàn quyền xử lý theo
đúng phương thức đã thỏa thuận tại Điều này mà không cần có thêm bất kỳ thỏa thuận nào khác
với Bên thế chấp. Bên cầm cố cam đồng ý để Bên Quản lý tài sản bàn giao tài sản cho Bên
Ngân hàng xử lý, không có bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp hoặc thực hiện bất kỳ hành
vi nào khác gây cản trở, chống đối việc Bên Ngân hàng xử lý tài sản cầm cố. Nếu Bên cầm cố
hoặc Bên Quản lý tài sản có bất kỳ hành vi gây cản trở việc bán tài sản, dẫn đến việc Bên Ngân
hàng không thể bán và bàn giao được tài sản cho người mua, thì Bên cầm cố hoặc Bên Quản lý
tài sản phải bồi thường cho Bên Ngân hàng toàn bộ các thiệt hại xẩy ra, bao gồm nhưng không
giới hạn bởi các khoản tiền mà Bên Ngân hàng phải chịu như: tiền phạt vi phạm hợp đồng, bồi
thường thiệt hại cho người mua; tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình bán tài sản v.v....
5. Trường hợp các nghĩa vụ của Bên cầm cố nêu tại Điều 2 Hợp đồng này được bảo đảm bằng
nhiều tài sản của một hoặc nhiều chủ tài sản khác nhau (trong đó có tài sản cầm cố nêu tại Điều
1 Hợp đồng này), các Bên thỏa thuận rằng Bên Ngân hàng có các quyền như sau:
a) Khi Bên cầm cố còn bất kỳ nghĩa vụ nào đối với Bên Ngân hàng (dù nhỏ), Bên Ngân hàng
vẫn có quyền giữ lại tất cả các tài sản này làm tài sản bảo đảm, hoặc giải tỏa một, một số tài
sản trong số đó tương ứng với phần nghĩa vụ đã giảm đi. Việc giải tỏa/giải chấp tài sản nào
trước, tài sản nào sau là do Bên Ngân hàng đơn phương toàn quyền quyết định.
b) Khi xử lý tài sản để thu hồi nợ, Bên Ngân hàng có quyền tự mình hoặc đề nghị Cơ quan
chức năng xử lý tài sản cầm cố nêu tại Điều 1 Hợp đồng này hoặc bất kỳ tài sản nào để thu
hồi toàn bộ dư nợ của Bên thế chấp, không nhất thiết phải xử lý tất cả các tài sản.
Điều 10. Luật điều chỉnh và giải quyết tranh chấp
1. Hợp đồng này được giải thích và điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam.
2. Các tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến Hợp đồng này sẽ được các Bên bàn bạc xử lý
trên tinh thần hợp tác, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Trường hợp các Bên không tự thỏa thuận
8


8


được hoặc không muốn thỏa thuận với nhau, các Bên có quyền xử lý theo đúng các điều khoản
đã thỏa thuận tại Hợp đồng này hoặc có quyền (nhưng không có nghĩa vụ) khởi kiện ra Tòa án
nhân dân có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Điều khoản thi hành
1. Mọi thay đổi đối với các nội dung của Hợp đồng này chỉ có hiệu lực khi được các Bên thỏa
thuận bằng văn bản. Các văn bản này là bộ phận không tách rời của Hợp đồng.
2. Những vấn đề chưa được đề cập đến trong Hợp đồng này sẽ được thực hiện theo các cam kết,
thỏa thuận khác giữa các Bên (nếu có) và theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Các thông báo, văn bản giao dịch giữa Bên cầm cố, Bên Ngân hàng và Bên Quản lý tài sản
được gửi theo địa chỉ của mỗi Bên nêu tại phần đầu của Hợp đồng này. Trường hợp Bên nào có
sự thay đổi địa chỉ thì phải thông báo cho Bên kia bằng văn bản; nếu không thông báo thì Bên
kia có quyền gửi văn bản theo địa chỉ cũ và mặc nhiên coi như Bên còn lại đã nhận được văn
bản.
4. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký đến khi Bên cầm cố thực hiện xong tất cả các nghĩa vụ
được bảo đảm. Các bên đã đọc lại, hiểu rõ, nhất trí và cùng ký tên dưới đây.
ĐẠI DIỆN BÊN CẦM CỐ

ĐẠI DIỆN BÊN NGÂN HÀNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN
QUẢN LÝ TÀI SẢN
(Ký và ghi rõ họ tên)


9

9


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc
–––––––––––––––––
……………, ngày……tháng……năm………

PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG SỐ 01
(Kèm theo Hợp đồng cầm cố tài sản đang trên đường vận chuyển: / /HĐCC-VPB-[khách hàng]
ký ngày ___/___/
giữa ............................. và ........................... và .......................)
1. Danh mục, khối lượng, đặc tính, điều kiện bảo quản và các chỉ tiêu khác của Lô hàng bàn giao
quy định cụ thể như sau:

STT

Tên hàng

Đơn vị
tính

Số
Lượng

Đơn
giá


Thành
Tiền

Điều kiện bảo
quản

Ghi
chú

1
2
3
4
5
6
Tổng giá trị lô hàng: …………………………………………. (Bằng chữ:………………)
2. Phụ lục này là một phần không tách rời của Hợp đồng………..số………ngày……/……/……..
ĐẠI DIỆN BÊN CẦM CỐ

ĐẠI DIỆN BÊN NGÂN HÀNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN
QUẢN LÝ TÀI SẢN
(Ký và ghi rõ họ tên)

10


10


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc
–––––––––––––––
……………, ngày……tháng……năm………

PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG SỐ 022
(Kèm theo Hợp đồng cầm cố tài: / /HĐCC-VPB-[…..] – […..] ký ngày ___/___/
giữa ............................. và ........................... và .......................)
1. ................................................................................................................................................
2. ................................................................................................................................................
3. ................................................................................................................................................
4. ................................................................................................................................................
5. Phụ lục này là một phần không tách rời của Hợp đồng………..số………ngày……/……/……
ĐẠI DIỆN BÊN CẦM CỐ

ĐẠI DIỆN BÊN NGÂN HÀNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN
QUẢN LÝ TÀI SẢN
(Ký và ghi rõ họ tên)

2 Mẫu này dùng cho trường hợp cần quy định chi tiết một số nội dung của Hợp đồng, ký cùng thời điểm và


kèm theo Hợp đồng.

11

11



×