Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên trường Đại Học Tây Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.59 KB, 105 trang )

TĨM TẮT
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu chính là xác định các yếu tố và mức độ ảnh
hưởng của từng yếu tố đến động lực học tập của sinh viên Trường Đại học Tây Đơ để
từ đó đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao động lực học tập của sinh viên.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, đo lường các thang đo và
kiểm định mơ hình lý thuyết được trình bày bao gồm hai bước: nghiên cứu định tính
và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua kỹ thuật
thảo luận nhóm. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp định lượng
thông qua kỹ thuật thu thập dữ liệu bằng cách gửi bảng câu hỏi với một mẫu có kích
thước n = 229 mẫu. Cả hai nghiên cứu trên đều được thực hiện tại Trường Đại học Tây
Đơ. Kết quả nghiên cứu chính thức được sử dụng để phân tích, đánh giá thang đo
lường các yếu tố tác động vào động lực học tập của sinh viên Trường Đại học Tây Đô
thông qua hệ số tin cậy Cronbach alpha, phân tích nhân tố EFA, hồi quy tuyến tính.
Kết quả cho thấy, Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo: “Điều kiện học tập”,
“Chất lượng giảng viên”, “Môi trường học tập”, “Cơng tác quản lý”, “Chương trình
đào tạo”, “Cơng tác sinh viên”, “Hoạt động phong trào” và thang đo “Động lực học
tập” đều lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan với biến tổng của tất cả các biến đo lường
đều lớn hơn 0,3 nên đạt độ tin cậy.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy 36 quan sát được nhóm lại thành 7
nhân tố độc lập, 4 quan sát động lực học tập nhóm thành một nhân tố Động lực học
tập. Nghiên cứu tiếp tục kiểm định mối quan hệ giữa các biến độc lập và động lực học
tập của sinh viên. Kết quả cho thấy có 5 nhân tố “Điều kiện học tập”, “Chất lượng
giảng viên”, “Mơi trường học tập”, “Chương trình đào tạo”, “Hoạt động phong trào”
đều có tác động đến động lực học tập của sinh viên. Từ các phân tích kết quả thu được,
tác giả đề xuất các hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy động lực học tập của sinh viên
Trường Đại học Tây Đô như sau: Tăng cường tiếp xúc giữa giảng viên với sinh viên;
coi trọng hoạt động trên lớp của giảng viên; đầu tư cơ sở vật chất nhằm tạo điều kiện
học tập và môi trường học tập thuận lợi dành cho sinh viên; tổ chức thêm nhiều hoạt
động phong trào cho sinh viên; các chương trình đào tạo cần được tiếp tục rà soát, cập
nhật theo quy định và theo nhu cầu của thị trường lao động, định kỳ lấy ý kiến đóng
góp của người học và các bên có liên quan.


Từ khóa: Yếu tố ảnh hưởng; Động lực học tập; Sinh viên.
1


ABSTRACT
The main target of this research is dertermining the factors and their degree of
influence on students’ learning motivation at Tay Do University in order to provide
some managerial implications for their learning motivation enhancement.
Research methods which were used to construct, measure scales and test
theoretical models presented in the previous chapters include two steps: qualitative
research and quantitative research. Qualitative research was conducted through group
discussion. Quantitative research was conducted through data collection techniques by
delivering a questionnaire to a sample of size n = 229. Both of them were conducted at
Tay Do University. The official results were used to analyze and evaluate the scale of
factors affecting the learning motivation of Tay Do University students through
Cronbach alpha reliability factor analysis, EFA factor analysis, and linear regression.
The results show that, Cronbach's Alpha coefficient of the scale: "Learning
conditions", "Lecturers’ Quality", "Learning environment", "Management work",
"Training program", "Student Support Activities", "Movement Activities", and
"Learning Motivation" scales are all greater than 0.6 and the total-item correlation
coefficient of all variables is greater than 0.3. This proves that all requirements of
reliability are achieved.
Results of the exploratory factor analysis reveal that 36 observations are grouped
into seven independent factors, four observations on learning motivation are grouped
into one "learning movtivation" factor. Research continues to test the relationship
between independent variables and students’s learning motivation. The results indicate
that the five factors including "Learning Conditions", "Lecturers’ Quality", "Learning
Environment", "Training Program", and "Movement Activities" all affect students’
learning motivation. From the results obtained, the author provides some managerial
implications helping the school to further enhance the learning motivation of students

as follows: strenthening communication between teachers and students, appreciating
teachers’ classroom activities, investing in facilities to bring satisfactory learning
environments and conditions to students, organizing more extra activities, examining
constantly the training programs to improve them according to working needs and
principles, collecting periodically opinions and suggestions of students and those
relating to this training.
Keywords: Influencing factors; Motivation to learn; Student.
2


MỤC LỤC
TRANG
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG.................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ ii
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT..............................................................................................iii
ABSTRACT.................................................................................................................iv
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................v
MỤC LỤC.................................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU..............................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
1.2.1

Mục tiêu chung.............................................................................................2

1.2.2


Mục tiêu cụ thể.............................................................................................2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................2
1.4 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................3
1.5 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................3
1.6 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
1.6.1

Phương pháp nghiên cứu định tính...............................................................3

1.6.2

Phương pháp nghiên cứu định lượng............................................................3

1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu........................................................4
1.8 Bố cục luận văn.......................................................................................................4
Tóm tắt chương 1........................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU.......................6
2.1 Khái niệm và phân loại về động lực........................................................................6
2.1.1

Khái niệm động lực......................................................................................6

2.1.2

Phân loại động lực........................................................................................8

2.2 Cơ sở lý thuyết về động lực học tập......................................................................10
2.2.1


Khái niệm động lực học tập........................................................................10

2.2.2

Phân loại động lực học tập..........................................................................11

2.2.3

Hình thành động lực học tập cho sinh viên.................................................12

2.2.4

Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập...............................................13
3


2.3 Các cơng trình nghiên cứu về động lực học tập.....................................................13
2.3.1

Các nghiên cứu nước ngoài về động lực học tập ........................................13

2.3.2

Các nghiên cứu trong nước về động lực học tập ........................................16

2.4 Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.......................................................19
2.4.1

Cơ sở đề xuất mơ hình nghiên cứu .............................................................19


2.4.2

Mơ hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu ..............................22

Tóm tắt chương 2.........................................................................................................23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................24
3.1 Quy trình nghiên cứu.............................................................................................24
3.2 Thiết kế nghiên cứu...............................................................................................25
3.2.1

Nghiên cứ định tính (khảo sát sơ bộ) .........................................................25

3.2.2

Nghiên cứ định lượng (khảo sát chính thức) ..............................................25

3.2.2.1

Thiết kế phiếu thăm dò ý kiến..............................................................25

3.2.2.2

Diễn đạt và mã hóa thang đo................................................................27

3.3 Phương pháp chọn mẫu.........................................................................................32
3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu..............................................................................33
3.4.1

Phương pháp phân tích tần số.....................................................................33


3.4.2

Phương pháp thống kê mô tả......................................................................34

3.4.3

Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha........................................................34

3.4.4

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA..........................................35

3.4.5

Phương pháp phân tích hồi quy..................................................................36

Tóm tắt chương 3.........................................................................................................37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................38
4.1 Giới thiệu chung về Trường Đại học Tây Đô........................................................38
4.1.1

Sứ mạng và mục tiêu..................................................................................38

4.1.2

Cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý..................................................................38

4.1.3

Công tác tuyển sinh....................................................................................39


4.1.4

Công tác đào tạo.........................................................................................40

4.1.5

Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ....................................40

4.1.6

Công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế......................................41

4.1.7

Cơ sở vật chất, thiết bị và thư viện..............................................................41

4.1.8

Cơng tác chính trị và quản lý học sinh, sinh viên........................................42

4.1.9

Công tác Đảng và các tổ chức đồn thể......................................................43

4.1.10

Cơng tác thi đua - khen thưởng và những cơng tác khác............................43

4.1.11


Thuận lợi và khó khăn trong bối cảnh hội nhập hiện nay...........................43
4


4.1.12

Cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập.............................................45

4.2 Kết quả nghiên cứu định tính.................................................................................47
4.3 Kết quả nghiên cứu định lượng.............................................................................47
4.3.1

Thông tin về mẫu khảo sát..........................................................................47

4.3.1.1

Thống kê mô tả theo giới tính..............................................................47

4.3.1.2

Thống kê mơ tả theo khóa học.............................................................48

4.3.2

Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha...........................48

4.3.2.1

Kiểm định Cronbach’s Alpha yếu tố “Môi trường học tập”..................48


4.3.2.2

Kiểm định Cronbach’s Alpha yếu tố “Điều kiện học tập”....................49

4.3.2.3

Kiểm định Cronbach’s Alpha yếu tố “Chất lượng giảng viên”.............49

4.3.2.4

Kiểm định Cronbach’s Alpha yếu tố “Chương trình đào tạo”..............50

4.3.2.5

Kiểm định Cronbach’s Alpha yếu tố “Công tác quản lý”.....................50

4.3.2.6

Kiểm định Cronbach’s Alpha yếu tố “Công tác sinh viên”...................51

4.3.2.7

Kiểm định Cronbach’s Alpha yếu tố “Hoạt động phong trào”..............51

4.3.2.8

Kiểm định Cronbach’s Alpha yếu tố “Động lực học tập”.....................52

4.3.3


Phân tích nhân tố khám phá........................................................................52

4.3.3.1

Phân tích nhân tố khám phá các quan sát của các yếu tố độc lập.........52

4.3.3.2

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) yếu tố “Động lực học tập”............54

4.3.4

Phân tích hồi quy tuyến tính các yếu tố độc lập..........................................56

4.3.4.1

Kiểm định mức độ giải thích của mơ hình............................................56

4.3.4.2

Kiểm định sự phù hợp của mơ hình......................................................56

4.3.4.3

Kiểm định các vi phạm của phương trình hồi quy................................56

4.3.4.4

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên.....58


4.3.5

Đánh giá động lực học tập của sinh viên....................................................60

4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu................................................................................61
Tóm tắt chương 4.........................................................................................................62
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ................................................63
5.1 Kết luận................................................................................................................. 63
5.2 Đề xuất một số hàm ý quản trị...............................................................................64
5.3 Những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.........................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................69
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT ..............................................................................xii
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU........................................................xv

5


DANH MỤC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên theo các nghiên
cứu trước đây...............................................................................................................19
Bảng 3.1. Diễn đạt và mã hóa thang đo “Mơi trường học tập”....................................27
Bảng 3.2. Diễn đạt và mã hóa thang đo “Điều kiện học tập”.......................................28
Bảng 3.3. Diễn đạt và mã hóa thang đo “Chất lượng giảng viên”...............................29
Bảng 3.4. Diễn đạt và mã hóa thang đo “Chương trình đào tạo”................................29
Bảng 3.5. Diễn đạt và mã hóa thang đo “Cơng tác quản lý”........................................30
Bảng 3.6. Diễn đạt và mã hóa thang đo “Cơng tác sinh viên”.....................................31
Bảng 3.7. Diễn đạt và mã hóa thang đo “Hoạt động phong trào”...............................31
Bảng 3.8. Diễn đạt và mã hóa thang đo “Động lực học tập”.......................................32

Bảng 4.1. Thống kê mơ tả theo giới tính......................................................................47
Bảng 4.2. Thống kê mơ tả theo khóa học.....................................................................48
Bảng 4.3. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha – Môi trường học tập................................48
Bảng 4.4. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha – Điều kiện học tập...................................49
Bảng 4.5. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha – Chất lượng giảng viên............................49
Bảng 4.6. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha – Chương trình đào tạo.............................50
Bảng 4.7. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha – Công tác quản lý....................................50
Bảng 4.8. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha – Công tác sinh viên.................................51
Bảng 4.9. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha – Hoạt động phong trào............................51
Bảng 4.10. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha – Động lực học tập..................................52
Bảng 4.11. Kiểm định KMO các yếu tố độc lập...........................................................52
Bảng 4.12. Tổng phương sai giải thích (Total Variance Explained).............................52
Bảng 4.13. Ma trận xoay nhân tố.................................................................................53
Bảng 4.14. Kiểm định KMO yếu tố động lực học tập..................................................54
Bảng 4.15. Phương sai giải thích (Total Variance Explained)......................................55
Bảng 4.16. Ma trận nhân tố..........................................................................................55
Bảng 4.17. Model Summary trong mơ hình hồi quy....................................................56
Bảng 4.18. ANOVA trong mơ hình hồi quy.................................................................56
Bảng 4.19. Hệ số của mơ hình hồi quy........................................................................58
Bảng 4.20. Kết luận về các giả thuyết nghiên cứu.......................................................60
Bảng 4.21. Trị trung bình đánh giá động lực học tập của sinh viên.............................60

6


DANH MỤC HÌNH
TRA
NG
Hình 2.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất.........................................................................22
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu...................................................................................24

Hình 4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Tây Đơ.......................................39
Hình 4.2. Biểu đồ tần số của các phần dư....................................................................57
Hình 4.3. Đồ thị Nomal P-P Plot..................................................................................57
Hình 4.4. Đồ thị sự phân bố...........................................................................................58
Hình 4.5. Mơ hình kết quả nghiên cứu............................................................................61

7


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GD&ĐT:

Giáo dục và đào tạo

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

KT-XH:

Kinh tế - xã hội

QTKD:

Quản trị kinh doanh

KH&ĐT:

Khoa học và Đào tạo


CTCT&QLSV:

Cơng tác chính trị và quản lý sinh viên

QLKH&HTQT:

Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế

KT&ĐBCLGD:

Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục

CĐR&PTNNL:

Chuẩn đầu ra và Phát triển nguồn nhân lực

HTSV&HTDN:

Hỗ trợ sinh viên và Hợp tác doanh nghiệp

SPSS:

Phần mềm thống kê phân tích dữ liệu

EFA:

Phân tích nhân tố khám phá

Sig.:


Mức ý nghĩa quan sát

8


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay nước ta đang trong bối cảnh hội nhập và tồn cầu hố, khi mà tồn
cộng đồng nhân loại, cũng như mỗi dân tộc và từng cá nhân phải tự quyết định vận
mệnh của mình trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hố, văn minh, thì yêu
cầu xây dựng nhân cách, bồi dưỡng con người có năng lực, phát huy nội lực càng trở
nên tất yếu và cấp thiết. Chúng ta đang sống trong thời kỳ bùng nổ của công nghệ
thông tin và sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật, với lượng tri thức ngày càng
phong phú và đa dạng, nhu cầu nhận thức của con người là vô cùng, nhưng đời sống
của một cá nhân lại bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Rõ ràng, thời đại ngày nay
đòi hỏi mỗi cá nhân không chỉ nắm những tri thức sách vở mà cần có những tri thức
mang tính sáng tạo để giải quyết các vấn đề của thực tiễn, của kỹ năng sống. Thực tiễn
luôn đặt ra những điều mới mẻ buộc ta phải tích cực cập nhật các tri thức để ứng xử,
đáp ứng các yêu cầu đặt ra của xã hội hiện đại.
Ở trường đại học, vấn đề học tập của sinh viên là một quá trình nhận thức đặc
biệt trong đó sinh viên đóng vai trị chủ thể của hoạt động này. Động lực học tập có vai
trị quyết định đến kết quả học tập của sinh viên. Sinh viên chỉ có thể nhận thức sâu
sắc những kiến thức đã học và biến nó thành giá trị riêng của mình nếu họ kiên trì và
nỗ lực hoạt động trí tuệ trong học tập để tự “khám phá” phát hiện ra tri thức. Lịng
khao khát hiểu biết, có động lực cao trong hoạt động nhận thức và khả năng tự rèn
luyện bản thân là những đức tính cần được phát triển và giáo dục cho sinh viên ngay
trên ghế nhà trường. Giải quyết thành công nhiệm vụ này trước hết sẽ tạo tiền đề chắc
chắn cho việc nắm vững các tài liệu học tập. Đồng thời nó đảm bảo những điều kiện
để sinh viên tiếp tục rèn luyện bản thân một cách có hệ thống và khơng ngừng học tập.

Động lực học tập là khao khát, mong muốn, hào hứng, cảm thấy có trách nhiệm
và đầy nhiệt huyết trong quá trình học tập (Bomia et al, 1997), là sự nỗ lực cố gắng để
hồn thành có kết quả một cơng việc nào đó (DuBrin, 2008). Vì thế, động lực học tập
có ảnh hưởng lớn đến thái độ học tập, từ đó dẫn đến kết quả học tập của sinh viên. Kết
quả học tập có ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp và tương lai sau này của họ, qua đó

1


chất lượng giảng dạy hay chất lượng đào tạo của một cơ sở đào tạo cũng được đánh
giá phần nào.
Do đó, làm thế nào để tăng động lực học tập trở thành mối quan tâm lớn cho
những người làm công tác giáo dục. Vì vậy, việc phân tích và thấu hiểu những nhân tố
tác động đến động lực học tập của sinh viên là cơ sở để tìm ra phương hướng thúc đẩy,
tạo động lực học tập cho sinh viên nhằm nâng cao kết quả học tập. Mặc dù, có nhiều
nghiên cứu về động lực học tập của sinh viên nhưng chưa có nghiên cứu nào được
thực hiện đối với sinh viên Trường Đại học Tây Đô.
Việc nghiên cứu động lực học tập của sinh viên Trường Đại học Tây Đơ khơng
chỉ có ý nghĩa lý luận mà nó cịn có ý nghĩa thực tiễn vơ cùng to lớn, bởi vấn đề động
lực ln giữ vị trí quan trọng trong cấu trúc nhân cách, là cơ sở để lý giải các lực thúc
đẩy hành vi của con người. Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến
động lực học tập của sinh viên Trường Đại học Tây Đô” làm luận văn tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên đang học tập tại
Trường Đại học Tây Đơ, trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm thúc
đẩy và nâng cao động lực học tập cho sinh viên của Trường Đại học Tây Đô.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài được hình thành nhằm giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên.

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến động lực học tập của sinh
viên.
- Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm cải tiến, nâng cao và thúc đẩy động lực học
tập cho sinh viên trong thời gian tới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm giải đáp một số cau hỏi sau:
- Động lực học tập của sinh viên chịu tác động bởi những yếu tố nào?
- Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến động lực học tập của sinh viên ra sao?
- Giải pháp nào giúp sinh viên thúc đẩy động lực học tập?
2


1.4. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh
viên trường Đại học Tây Đô.
- Đối tượng khảo sát: Sinh viên đại học chính quy khóa 9, khóa 10 và khóa 11
đang học tập tại trường Đại học Tây Đô.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Về nội dung
Đề tài nghiên cứu về động lực học tập của sinh viên Trường Đại học Tây Đô chịu
ảnh hưởng bởi các yếu tố nào. Từ đó đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy
động lực học tập cho sinh viên Trường Đại học Tây Đô.
1.5.2. Về không gian và thời gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Tây Đô từ tháng 11 năm
2017 đến tháng 4 năm 2018.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc kết hợp cả phương pháp nghiên cứu
định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
1.6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua tìm hiểu từ các nghiên cứu trước

đồng thời tham khảo ý kiến sơ lược với sự tham gia của sinh viên chính quy, ý kiến
của các chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực
học tập, từ đó tác giả điều chỉnh mơ hình nghiên cứu đề xuất cho phù hợp với thực tế
của sinh viên Trường Đại học Tây Đô.
1.6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp chọn mẫu: do giới hạn về thời gian và chi phí, mẫu trong nghiên
cứu được lấy theo phương pháp chọn mẫu phân tầng (là một trong những phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên hay còn gọi là phương pháp chọn mẫu xác xuất), đây là phương
pháp chọn mẫu khi khả năng được chọn của tất cả các đơn vị vào tổng thể là như nhau.
Phương pháp này là phương pháp khá tốt để người nghiên cứu có thể lựa chọn ra một
mẫu có khả năng đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Bên cạnh đó vì có khả năng tính
được sai số do chọn mẫu do vậy ta có thể áp dụng được các phương pháp ước lượng
3


thống kê, kiểm định giả thuyết thống kê trong xử lý dữ liệu để suy rộng kết quả trên
mẫu cho tổng thể chung.
Thang đo được sử dụng trong mơ hình là thang đo Litkert 5 điểm từ cấp độ (1):
Hoàn tồn khơng ảnh hưởng cho đến cấp độ (5): Rất ảnh hưởng.
Phương pháp thu thập thông tin: Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng nguồn dữ
liệu thứ cấp từ việc tham khảo các nghiên cứu trước, các tài liệu, tạp chí có liên quan,
các báo cáo, thống kê của Trường Đại học Tây Đô….và dữ liệu sơ cấp thông qua việc
khảo sát trực tiếp bằng phiếu khảo sát với các câu hỏi đã soạn sẵn.
Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp phân tích tần số
- Đánh giá độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha
- Phân tích nhân tố khám phá EFA
- Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính.
1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của
sinh viên chính quy đang học tại Trường Đại học Tây Đô. Nghiên cứu này góp phần
làm đa dạng thêm trong kho tàng tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về đề
tài này. Đồng thời, trên cơ sở kết quả nghiên cứu còn giúp Hội đồng quản trị, Ban lãnh
đạo nhà Trường có những biện pháp thiết thực hơn để tạo ra động lực học tập của sinh
viên trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và tạo được lòng tin đối với
người học và xã hội.
1.8. Bố cục luận văn
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương này nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực
tiễn và bố cục của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương này trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết về động lực, động lực học tập,
các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập theo quan điểm của các nhà nghiên cứu và
4


các mơ hình về động lực học tập. Từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng giả thuyết nghiên
cứu và đề xuất mơ hình nghiên cứu lý thuyết đề xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
động lực học tập của sinh viên Trường Đại học Tây Đô.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu, xây
dựng và mã hoá thang đo để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của
sinh viên Trường Đại học Tây Đô.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này trình bày kết quả phân tích về các yếu tố đến động lực học tập của
sinh viên, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố và thực hiện các kiểm định. Từ đó, đưa
ra những thảo luận và đánh giá dựa vào kết quả nghiên cứu so với tình hình thực tiễn
của Trường Đại học Tây Đơ.

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Chương này tóm tắt lại kết quả nghiên cứu, đưa ra kết luận và đề xuất một số
hàm ý quản trị. Đồng thời cũng nêu lên những mặt hạn chế của đề tài và đề xuất cho
hướng nghiên cứu tiếp theo.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã giới thiệu khái quát về tính cần thiết của đề tài, mục
tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu hướng đến, phương pháp nghiên cứu được sử
dụng cũng như ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn của nghiên cứu. Cuối cùng là kết
cấu của đề tài được thiết kế thành 5 chương thể hiện đầy đủ các yêu cầu về nội dung
mà một nghiên cứu cần phải thực hiện.

CHƯƠNG 2
5


CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm và phân loại động lực
2.1.1. Khái niệm động lực
Trong Từ điển Tâm lý học của Nga, động lực được xác định là các kích thích
thúc đẩy hoạt động. Các kích thích này liên quan đến việc thoả mãn nhu cầu của chủ
thể. Đó là tập hợp các điều kiện bên trong và bên ngồi khêu gợi tính tích cực của chủ
thể và định hướng cho tính tích cực đó.
Trong Từ điển Tâm lý học của Raymond. J. Corsini (2001), động lực được xem
là cái thúc đẩy nuôi dưỡng và định hướng các hoạt động tâm lý và sinh lý. Động lực
bao gồm các lực thúc đẩy nội tâm (bên trong) như các xung năng, các hứng khởi và
mong muốn cần thiết trong quá trình này.
Theo thuyết phân tâm học thì động lực thúc đẩy hoạt động của con người là vô
thức, nguồn gốc vô thức là những bản năng ngun thủy mang tính sinh vật và nhấn
mạnh vai trị của các xung năng tính dục.

Thuyết hành vi đưa ra mơ hình “Kích thích - phản ứng”, coi kích thích là nguồn
gốc tạo ra phản ứng là động lực.
Ronald E.Smith (1978) cho rằng, khái niệm động lực được dùng như một khái
niệm trung tâm nhằm lý giải hành vi và các nguyên nhân của nó.
N. Leonchiev (1989) nhà tâm lý học nổi tiếng người Nga khi bàn về khái niệm
động lực đã đưa ra những ý tưởng cơ bản sau: a) Động lực và nhu cầu là hai hiện
tượng tâm lý gắn bó chặt chẽ với nhau; b) Động lực chính là đối tượng có khả năng
đáp ứng nhu cầu đã được chủ thể tri giác, biểu tượng, tư duy…Đó là sự phản ánh chủ
quan về đối tượng thỏa mãn nhu cầu; c) Động lực có chức năng thúc đẩy và định
hướng hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu.
Theo Stephen Worchil và Wayne Shebilsue (1983), “Các nhà Tâm lý học đã sử
dụng thuật ngữ động lực (motive) để mô tả tình huống cung cấp năng lượng và hướng
dẫn hành vi của các tổ chức. Động lực thúc đẩy (motivation) giải thích tại sao một cơ
thể lại hành động theo một cách nhất định tại một thời điểm nhất định”
J. Piaget (1924) cho rằng tính định hướng tích cực có chọn lọc của hành vi tạo
thành bản chất của hiện tượng được xác định là động lực.
6


Ronald E. Smith (1978) định nghĩa động lực như là một q trình bên trong có
ảnh hưởng đến hướng, tính bền vững và sức mạnh của hành vi có mục đích.
Theo B.Ph.Lomov (2000), vị trí quan trọng nhất khi phân tích hoạt động thuộc về
các khái niệm động lực và mục đích. Khơng có động lực, cũng như khơng có mục đích
thì khơng có hoạt động. Động lực và mục đích tạo thành “vectơ” cho hoạt động,
chúng xác định phương hướng và mức độ nỗ lực, động lực phát triển bởi chủ thể khi
thực hiện hoạt động. Vectơ này đóng vai trị là một nhân tố tổ chức tồn bộ hệ thống
các quá trình và các trạng thái tâm lý, được hình thành và triển khai trong quá trình
hoạt động. Khi nói về các động lực hoạt động của con người (và hành vi của con người
nói chung), người ta đã chú ý đến kích thích xúc cảm chủ quan tới hoạt động. Đối với
chủ thể, động lực của nó là động lực kích thích trực tiếp, là nguyên nhân trực tiếp của

hành vi của chủ thể.
Ở dạng chung, động lực là sự phản ánh nhu cầu, mà nhu cầu vận hành như quy
luật khách quan, như là sự cần thiết khách quan. Các nhu cầu của con người buộc hành
vi của họ phải tuân theo quyền lực hấp dẫn - chuyển động của vật thể.
Abraham Maslow (1996) cũng đề cập đến động lực, Ông cho rằng gốc rễ của
động lực là nhu cầu. Trong quá trình phát triển cá nhân các nhu cầu đó tạo nên một
kiểu dạng tháp, có thứ bậc. Tuy nhiên việc đề cập đến nguyên nhân phát sinh động lực
và mức độ phân thứ bậc của ông rất đáng nghi ngờ. Tháp nhu cầu của Maslow bao
gồm cả những nhu cầu có nguồn gốc sinh học và xã hội tương ứng với một hệ thống
động lực. Thế nhưng, đặc điểm của các mức độ nêu trên hết sức vơ định hình. Điều đó
nảy sinh do Maslow đưa ra nhu cầu của một cá nhân trừu tượng, tách nó ra khỏi hệ
thống quan hệ xã hội, đặt nhu cầu cá nhân nằm ngoài mối liên hệ với xã hội.
Quan điểm duy lý coi nguồn gốc động lực được tìm thấy trong tư duy, các động
lực đi từ ý thức.
Theo quan điểm sinh học hóa giải thích nguồn gốc động lực chủ yếu trên bình
diện sinh vật, coi bản năng và những nhu cầu sinh vật là nguồn năng lượng, động lực
chủ yếu thúc đẩy con người hoạt động.
Nguyễn Quang Uẩn (2007) cho rằng, động lực theo nghĩa rộng nhất được hiểu là:
Cái thúc đẩy con người hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu, là cái làm nảy sinh tính

7


tích cực và quy định xu hướng của hướng tích cực đó. Động cơ là động lực kích thích
trực tiếp, là nguyên nhân trực tiếp của hành vi.
Vũ Gia Hiền (2010) cho rằng động lực là thuật ngữ chung cho tất cả các q
trình có liên quan đến việc khởi sự, hướng tới và duy trì các hoạt động thể lực và tâm
lý. Động lực bao hàm các cơ chế nội tại liên quan đến cái làm người ta thích hoạt động
này hơn hoạt động khác; sức mạnh của các đáp ứng; tính kiên trì của các hành động
nhắm tới các mục tiêu đã lựa chọn Theo Vũ Dũng động lực là: Cái thúc đẩy hành

động, gắn liền với việc thỏa mãn những nhu cầu của chủ thể, là toàn bộ điều kiện bên
trong và bên ngồi có khả năng khơi dậy tính tích cực và xác định tính xu hướng của
nó.
Tóm lại, trong tâm lý học có rất nhiều định nghĩa khác nhau về động lực. Tuy
nhiên các định nghĩa đều thống nhất trong cách nhìn nhận động lực là một hiện tượng
tâm lý thúc đẩy, quy định sự lựa chọn và hướng của hành vi, nhằm lý giải nguyên nhân
dẫn đến hành vi đó. Từ đó có thể định nghĩa “Động lực là cái thúc đẩy con người hoạt
động nhằm thỏa mãn nhu cầu cụ thể”.
2.1.2. Phân loại động lực
Thông thường, trong Tâm lý học phân động lực thành hai loại “ngắn hạn” và “dài
hạn” (Cheplov đưa ra kiểu phân biệt này). Động lực ngắn hạn chỉ liên quan đến tương
lai gần của nhân cách, còn động lực lâu dài thì gắn với tương lai tương đối dài trong
quá trình phát triển nhân cách. Những người trẻ tuổi thường chịu tác động của những
động lực ngắn hạn.
V.G.Axêev (2003) chia động lực thành hai loại “Động lực tích cực và động lực
tiềm tàng”. Tương quan giữa chúng trong quá trình phát triển nhân cách là khác nhau.
V.I. Kơvalov (1985) khi nghiên cứu lĩnh vực động lực trong hệ thống liên xã hội
của nhân cách đã phân chia ra động lực tình huống, được xác định bởi hồn cảnh cụ
thể mà nhân cách có mặt trong đó; động lực gắn liền với những hoạt động khác nhau
của anh ta; có loại động lực lại gắn liền với đời sống tập thể, trong đó cá nhân là một
thành viên và cịn loại động lực có liên quan đến xã hội nói chung.
Stephen T Wayne Shebilsue (1989) cho rằng, động lực có thể phân thành hai
loại là động lực nguyên thủy (primary motive) và động lực xã hội (social motive).
Động lực nguyên thủy có liên quan đến các nhu cầu sinh học của con người. Các động
8


lực này không phải học, giống nhau ở tất cả các động vật và có ý nghĩa rất quan trọng
cho việc tồn tại của một cơ thể hay một loài. Đói, khát, nhu cầu về khơng khí, nghỉ
ngơi, ham muốn về tình dục được xếp vào loại này. Động lực xã hội xuất phát từ học

tập và giao tiếp xã hội. Nhu cầu xác nhập, gây gổ hiếu chiến và thành quả được xếp
vào nhóm động lực xã hội.
Theo G. Murphay (2012) và một số các nhà Tâm lý học phương Tây, động lực
được phân thành hai loại là động lực cấp một và động lực cấp hai hay còn gọi là động
lực nguyên phát và động lực thứ phát. Động lực nguyên phát là những động lực bên
trong, gắn liền với nhu cầu của cơ thể và động lực thứ phát. Động lực cấp hai hay còn
gọi là động lực thứ phát được hình thành như những cơng cụ nhằm đáp ứng các động
lực nguyên phát.
Schwartz và Bilsky (1990) cho rằng động lực của con người có thể được phân
thành 10 loại như: tự điều chỉnh, kích thích, đề cao khối cảm, thành đạt, quyền lực,
tính an tồn, tính thỏa hiệp, tính truyền thống, mong muốn thuận lợi, tính toàn diện.
Tuy nhiên, trong thực tế, động lực của con người rất phong phú, đa dạng và có mối
liên hệ mật thiết với nhu cầu. Các loại động lực trong hệ thống động lực không phải là
bất biến mà luôn thay đổi.
Theo trường phái Tâm lý học hoạt động, động lực được chia thành hai loại cơ
bản là động lực chủ đạo và động lực thứ yếu. Hai loại động lực này có mối quan hệ
mật thiết với nhau và trong những hoàn cảnh cụ thể chúng tạo thành một hệ thống thứ
bậc động lực.
Theo Nguyễn Quang Uẩn (2003), có rất nhiều cách phân loại động lực: “Động
lực ham thích và động lực nghĩa vụ; động lực quá trình và động lực kết quả; động lực
gần và động lực xa; động lực cá nhân, động lực xã hội và động lực công việc; động lực
bên trong và động lực bên ngồi; động lực tạo ý và động lực kích thích”.
Theo quan điểm các nghiên cứu, động lực của con người rất phong phú và đa
dạng nên có nhiều cách phân loại động lực. Ở mỗi lĩnh vực và tùy thuộc vào cách tiếp
cận khác nhau thì có những loại khác nhau. Trong nghiên cứu này, người nghiên cứu
phân loại động lực theo quan điểm của tác giả Nguyễn Quang Uẩn trong giáo trình
Tâm lý học đại cương xuất bản năm 2005 của nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Động
lực được phân thành “động lực cá nhân, động lực xã hội, động lực công việc”.

9



2.2. Cơ sở lý luận về động lực học tập
2.2.1. Khái niệm động lực học tập
Willis J. Edmondson (1986) đưa ra định nghĩa về động lực học tập như sau:
“Động lực học tập là sự sẵn sàng đầu tư thời gian, sức lực và các tiềm lực khác của
con người trong một khoảng thời gian dài để đạt được một mục đích đã đặt ra trước
của bản thân”.
Theo Uwe Wilkesmann, Heike Fischer & Alfredo Virgillito (2012) thì “Động lực
học tập là động lực để quyết định cho việc tham gia và tiếp tục việc học tập”.
Theo L.I. Bozovick (1951), động lực học tập của học sinh có một số biểu hiện:
Trẻ học vì cái gì, cái gì thúc đẩy trẻ học tập và tất cả những kích thích đối với hoạt
động học tập của các em.
Theo A.N. Leonchiev (1931) hiểu động lực học tập của trẻ như là sự định hướng
của các em đối với việc lĩnh hội tri thức, với việc dành điểm tốt và sự khen ngợi của
cha mẹ, giáo viên.
Động lực học tập là một khái niệm tổng thể bao gồm nhiều nhân tố khác nhau.
Theo Gardner (2004), động lực học tập bao gồm 4 nhân tố chính: Mục tiêu đề ra, nỗ
lực học tập của bản thân, mong muốn đạt được mục tiêu đã đề ra và thái độ đúng đắn
với hành vi của con người.
Động lực học tập được hình thành và phát triển trong từng tiết học qua những
việc làm với tinh thần trách nhiệm cao của cả thầy lẫn trò.
Động lực học tập của học sinh được hiện thân ở đối tượng của hoạt động học, tức
là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, giá trị, chuẩn mực… mà giáo dục mang lại.
Động lực biểu hiện ra ngồi ở lịng khát khao đối với tri thức, muốn mình hiểu
biết nhiều hơn những điều mới lạ. Nói cách khác, tri thức, kỹ năng, thái độ trở thành
thân thiết đối với học sinh. Vì thế các em u bộ mơn mình học, học tập nó với tất cả
sự say mê và hứng thú. Động lực học tập khơng có sẵn, cũng khơng thể áp đặt từ
ngồi, mà được hình thành dần dần chính trong quá trình học sinh ngày càng đi sâu
vào chiếm lĩnh đối tượng học tập dưới sự hướng dẫn, tổ chức của thầy. Trên cơ sở

những quan niệm của các tác giả về động lực học tập, chúng tôi quan niệm rằng: Động
lực học tập là động lực thúc đẩy giúp cho học sinh phấn đấu vươn lên trong học tập để

10


đạt được những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ…thông qua sự hướng dẫn, tổ chức
của người giáo viên.
2.2.2. Phân loại động lực học tập
Có nhiều cách phân loại động lực học tập:
Theo L.I.Bozo, A.K.Dusaviski (1978), động lực học tập của trẻ được phân thành
hai loại: Động lực học tập mang tính xã hội và động lực mang tính nhận thức. Phát
triển quan điểm trên, A.K. Marcova (1996) và V.A.Kruteski (1976) cho rằng ngồi hai
động lực trên cịn có loại thứ ba: Động lực sáng tạo hay động lực nhận thức mang tính
xã hội. Đó là mức phát triển cao nhất của động lực học tập.
Theo Đoàn Huy Oánh (2004), ông cho rằng động lực thúc đẩy học tập được chia
thành hai loại: Động lực thúc đẩy nội tâm và động lực thúc đẩy ngoại thức.
Tác giả Lê Văn Hồng (2000) chia động lực học tập thành 2 loại là những động
lực hoàn thiện tri thức và những động lực quan hệ xã hội.
Động lực hoàn thiện tri thức: Động lực hoàn thiện tri thức là mong muốn khao
khát chiếm lĩnh, mở rộng tri thức, say mê với việc học tập…, bản thân tri thức và
phương pháp chiếm lĩnh tri thức có sức hấp dẫn, lơi cuốn học sinh. Người có động lực
này ln nỗ lực ý chí, khắc phục trở ngại từ bên ngoài để đạt nguyện vọng bên trong.
Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động lực hồn thiện tri thức thường khơng
chứa đựng xung đột bên trong. Nó cũng có thể xuất hiện sự khắc phục khó khăn trong
tiến trình học tập và địi hỏi phải có những nỗ lực ý chí. Nhưng đó là những nỗ lực
hướng vào việc khắc phục những trở ngại bên ngồi để đạt nguyện vọng đã nảy sinh,
chứ khơng phải hướng vào việc đấu tranh với chính bản thân mình. Do đó, chủ thể của
hoạt động học tập thường khơng có những căng thẳng tâm lý. Hơn nữa, động lực nội
tâm còn chứng tỏ được khả năng “tự quyết định”, làm phát sinh tinh thần độc lập, tự

giải quyết các trở ngại, đem lại cho người học nhiều sáng kiến. Hoạt động học tập
được thúc đẩy bởi loại động lực này là tối ưu theo quan điểm sư phạm.
Động lực quan hệ xã hội: Động lực quan hệ xã hội trong học tập thể hiện ở điểm
người học học tập bởi sự lôi cuốn hấp dẫn của các yếu tố khác như đáp ứng mong đợi
của cha mẹ, cần có bằng cấp vì lợi ích tương lai, lịng hiếu danh hay sự khâm phục của
bạn bè…, đây là những mối quan hệ xã hội khác nhau của các em, ở đây, những tri
thức, kỹ năng, thái độ, hành vi đối tượng đích thực của hoạt động học tập chỉ là
11


phương tiện để đạt mục tiêu cơ bản khác. Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động
lực quan hệ xã hội ở một mức độ nào đấy mang tính chất cưỡng bách, có những lực
chống đối nhau (như kết quả học tập không đáp ứng mong muốn của cha mẹ), vì thế
nó gắn liền với sự căng thẳng tâm lý, địi hỏi những nỗ lực bên trong, đơi khi có cả sự
đấu tranh với chính bản thân mình. Khi có sự xung đột gay gắt, học sinh thường có
những hiện tượng vi phạm nội quy, thờ ơ với học tập hay bỏ học.
Liên quan đến hai loại động lực vừa nói, A.V.Petropxki (1980) đưa ra một cách
gọi tên khác là động lực bên trong (những yếu tố kích thích xuất phát từ mục đích học
tập) và động lực bên ngồi (những yếu tố kích thích ở bên ngồi mục đích học tập).
Thơng thường, cả hai hình thức động lực hoàn thiện tri thức và động lực quan hệ
xã hội đều được hình thành ở người học. Chúng làm thành một hệ thống được sắp xếp
theo thứ bậc. Vấn đề chỉ là ở chỗ, trong những hoàn cảnh, điều kiện xác định nào đó
của dạy và học thì hình thức nào của động lực học tập được hình thành mạnh mẽ hơn,
chúng nổi lên hàng đầu, chiếm địa vị ưu thế trong sự sắp xếp theo thứ bậc ấy.
Xét về mặt lý luận, mỗi hoạt động được thúc đẩy bởi một động lực nhất định.
Hoạt động học hướng đến là những tri thức khoa học thì chính nó (tức là đối tượng của
hoạt động học) trở thành động lực của hoạt động ấy. Động lực hoàn thiện tri thức là
động lực chính của hoạt động học tập. Nhưng trên thực tế cịn có động lực quan hệ xã
hội. Nó “Hiện thân” trên động lực hoàn thiện tri thức, trở thành một bộ phận của động
lực hoàn thiện tri thức. Khi động lực hồn thiện tri thức được đáp ứng thì đồng nghĩa

với nó là động lực quan hệ xã hội cũng được thoả mãn. Cả hai loại động lực này đều
xuất hiện trong quá trình học tập và trong từng hồn cảnh cụ thể, điều kiện nào đó mà
động lực này hay động lực kia chiếm vị trí quan trọng hơn, nổi lên và chiếm ưu thế
trong thứ bậc động lực.
2.2.3. Hình thành động lực học tập cho sinh viên
Động lực học tập khơng tự có mà chúng phải được hình thành dần dần trong quá
trình sinh viên tham gia chiếm lĩnh đối tượng học tập (tri thức) dưới sự tổ chức và điều
khiển của giáo viên. Giáo viên bằng hoạt động của mình tổ cho sinh viên thực hiện các
nhiệm vụ, hướng dẫn cách thức khám phá những điều mới lạ, qua đó sinh viên tiếp cận
đối tượng, tạo ra những cảm xúc tích cực trong học tập, nảy sinh nhu cầu chiếm lĩnh
các tri thức khoa học. Nếu qua mỗi tiết học, giáo viên bộ môn tạo được ấn tượng tốt ở
sinh viên về bài giảng, có những ví dụ giúp sinh viên hiểu biết thêm về thực tiễn, có
12


bài tập củng cố và bài tập mở rộng, khi ấy học tập trở thành nhu cầu không thể thiếu
của sinh viên. Để làm được điều này, giáo viên phải sắp xếp nội dung cũng như lựa
chọn phương pháp và quan trọng là gắn kết được chúng với các thành tố của q trình
học tập (như mục đích, phương tiện, hành động…), để thông qua các hành động học
tập làm nảy sinh các động lực. Những động lực tạo được như thế sẽ bền vững và giúp
sinh viên vượt qua những trở ngại trong q trình học tập. Tóm lại, giáo viên cần nhận
thức được rằng, động lực học tập của sinh viên là rất đa dạng, nhiều cung bậc, trong đó
khơi dậy nhu cầu nhận thức của sinh viên là một nhiệm vụ cần được quan tâm, giáo
viên cần thiết kế các bài giảng hợp lý, hấp dẫn để đưa được nhóm động lực hồn thiện
tri thức ưu tiên hàng đầu.
Theo A.N.Ghebơxơ (dẫn theo Huỳnh Văn Sơn, 2012), việc hình thành động lực
học tập của sinh viên phụ thuộc vào một số yếu tố như ý thức về mục đích gần và mục
đích xa của hoạt động học tập; hiểu rõ về ý nghĩa lý luận và thực tiễn của các tri thức
được lĩnh hội; hình thức xúc cảm của các thơng tin khoa học được trình bày; sự mở
rộng nội dung và cái mới của tài liệu; xu hướng nghề nghiệp của hoạt động học tập.

Việc chọn được những bài tập phù hợp tạo ra những mâu thuẫn về mặt nhận thức
thơng tin trong chính bản thân cấu trúc của hoạt động học tập, duy trì được tính ham
hiểu biết và “khơng khí tâm lý nhận thức” trong nhóm học tập.
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên như nội dung bài
học, các mối quan hệ qua lại trong tập thể, trong nhóm sinh viên, các kết quả đã đạt
được, khơng khí thi đua trong lớp học… Sức mạnh và tính chất của động lực học tập
phụ thuộc vào ý nghĩa và mục đích đề ra cho hoạt động học tập, vào ý nghĩa cá nhân
trong đó.
Động lực học tập của sinh viên chịu sự ảnh hưởng, tác động bởi nhiều yếu tố
khác nhau nhưng quan trọng hơn vẫn là những yếu tố bên ngồi chi phối. Bởi vì từ
chính những yếu tố khách quan bên ngoài đã tác động vào sinh viên và trở thành yếu
tố chủ quan trong chính sinh viên đó. Cho nên, chính yếu tố ảnh hưởng từ bên trong
(yếu tố chủ quan) lại bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài.

13


2.3. Các cơng trình nghiên cứu về động lực học tập
2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Động lực thúc đẩy học tập là một đề tài rộng lớn và phức tạp nên đã có nhiều
nghiên cứu và một số lý thuyết được phát triển. Sau đây là một số cơng trình nghiên
cứu về động lực học tập:
L.I.Bozhovick (1951), nghiên cứu về động lực học tập của học sinh. Bà xem xét
cả điểm số, hứng thú đối với học tập, cả nhu cầu chiếm được uy tín của bạn bè…đều là
những động lực vì chúng kích thích hoạt động học tập. Bà kết luận rằng sự thúc đẩy đi
đến hành động của chủ thể ln ln xuất phát từ nhu cầu, cịn đối tượng thỏa mãn
nhu cầu chỉ quyết định tính chất và phương hướng của hoạt động.
A.K.Marcova (1983), nghiên cứu hình thành động lực học tập của học sinh. Bà
chia động lực thành ba nhóm: Nhóm động lực xã hội, nhóm động lực đạo đức và nhóm

động lực sáng tạo.
A.A.Rian và V.A. Iarunhin (dẫn theo Trương Thị Thúy Hòa, 2013), nghiên cứu
động lực học tập của sinh viên, đã nghiên cứu 5 nhóm động lực: Có bằng đại học, có
tay nghề, có kết quả học tập tốt, có sự thỏa mãn về nhận thức, có sự tơn trọng của
người khác.
T.I.Ilina (dẫn theo Trương Thị Thúy Hòa, 2013), nghiên cứu động lực học tập ở
đại học với hệ thống câu hỏi nghiên cứu 3 nhóm động lực học tập về thu nhận kiến
thức, nắm được một nghề và nhận một tấm bằng đại học.
Skinner (1983), trong tác phẩm: “Science and Human behavior - Khoa học và
thái độ cá nhân” đã chứng minh cho quan điểm thái độ với nhận định phần thưởng và
khích lệ. Ơng cho rằng phần thưởng là một lợi ích có sức hấp dẫn và khả năng thay đổi
thái độ học tập, tạo động lực thúc đẩy học tập.
Theo Maslow (1970), trong nghiên cứu “Motivation and Personality - Động lực
thúc đẩy và nhân cách” và “Toward a Psychology of Being - Về tâm lý con người”
xuất bản năm 1970 và năm 1968 thì cá nhân có khả năng phát triển động lực thúc đẩy
bẩm sinh để hoàn thành nhu cầu giáo dục tiềm tàng. Maslow phân chia các nhu cầu cá
nhân thành bảy loại từ thấp đến cao: Nhu cầu thể chất, nhu cầu an toàn, nhu cầu hợp
tác và tình cảm, nhu cầu tự trọng, nhu cầu tri thức, nhu cầu thẩm mỹ và nhu cầu tự
quyết. Bốn nhu cầu đầu tiên là những nhu cầu căn bản. Một khi nhu cầu này thoả mãn,
14


nhu cầu kế tiếp xuất hiện. Cao nhất là nhu cầu tự quyết, bao gồm khả năng kiến thức
tiềm tàng của cá nhân. Lý thuyết quan điểm nhân bản về động lực thúc đẩy học tập có
ảnh hưởng trên đường lối giáo dục.
Covington trong “The Self-worth Theory of Achievement Motivation - Lý thuyết
giá trị bản thể trong việc thực hiện động lực thúc đẩy” xuất bản năm 1984 đã đưa ra
nhận định: Tri thức là hiệu quả của suy tưởng dù có hay khơng có phần thưởng và
khuyến khích. Như vậy quan điểm tri thức nhấn mạnh vào động lực thúc đẩy nội tâm.
Bandura trong nghiên cứu “Social Learning Theory - Lý thuyết tìm hiểu xã hội”

xuất bản năm 1977 đã chứng minh rằng động lực thúc đẩy ở đây được xem như sản
phẩm của hai động lực quan trọng là lịng hy vọng đạt được mục đích của cá nhân và
giá trị của mục đích đó.
Brophy trong nghiên cứu “On Motivating Students - về động lực thúc đẩy học
sinh” xuất bản năm 1988 đã nhận định rằng học sinh nếu được hướng dẫn thích đáng,
có khuynh hướng tìm hiểu những sinh hoạt kiến thức có ý nghĩa để tiếp nhận lợi ích từ
những kiến thức này. Động lực thúc đẩy học tập của học sinh trong sinh hoạt này có
thể được xây dựng và phát triển dựa vào bản chất bẩm sinh lẫn thái độ học tập do
ngoại cảnh đem lại.
Spitek trong nghiên cứu “Motivation to Learn - Động lực thúc đẩy để học tập”
xuất bản năm 1993, đã đưa ra nhận định về thực hiện động lực thúc đẩy học tập. Theo
Spitek thì học sinh dồn mọi nỗ lực vào việc tìm hiểu sự kiện, thực hiện được mục đích
khơng phải chỉ vì phần thưởng mà điều quan trọng là tiếp nhận kiến thức sâu rộng của
sự kiện để thoả mãn nhu cầu bản thân.
Atkinson đã bổ túc cho việc thực hiện nhu cầu cá nhân và việc thực hiện động
lực thúc đẩy học tập. Trong nghiên cứu “An Introduction to Motivation - Tổng quát về
động lực thúc đẩy” xuất bản năm 1964, Atkinson nhận định rằng mỗi cá nhân có nhu
cầu né tránh thất bại cũng như có nhu cầu mong muốn thành cơng. Nếu nhu cầu mong
muốn thành công vượt lên trên nhu cầu né tránh thất bại, cá nhân có khuynh hướng cố
gắng, dù gặp khó khăn để đạt mục đích. Ngược lại, nếu nhu cầu né tránh thất bại mạnh
hơn nhu cầu mong muốn thành cơng thì những khó khăn nguy hiểm trên đường thực
hiện sẽ đe doạ và động lực thúc đẩy ở đây yếu kém, khơng đủ khả năng khuyến khích
cá nhân hồn thành mục đích.

15


Tóm lại hầu hết các tác giả nước ngồi đều rất quan tâm đến vấn đề nhu cầu,
hứng thú, năng lực, động lực của người học cùng các biện pháp kích thích học tập. Các
tác giả khơng chỉ xem xét các động lực cá nhân mà còn nghiên cứu các động lực mang

tính chất xã hội.
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước
Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều cơng trình nghiên cứu về động lực học tập của
học sinh và sinh viên. Ta có thể kể đến một số cơng trình sau:
Nghiên cứu của Nguyễn Công Khanh (2010), Trường Đại học sư phạm Hà Nội
với đề tài: “Giải pháp thu hút và thúc đẩy sinh viên tích cực học tập” đã đưa ra số liệu
khảo sát: Có đến (54,5%) khơng hứng thú trong các bài giảng. Nguyên nhân là do sinh
viên chưa xác định đúng đắn các mục tiêu làm động lực cho việc học tập của mình.
Mặt khác, nội dung và phương pháp đào tạo đại học của chúng ta cũng chưa phù hợp,
nhiều giáo viên chưa thực sự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để lơi cuốn
sinh viên học tập. Tác giả đã đưa ra các giải pháp như là bản thân sinh viên phải xác
định cho mình động lực học tập đúng đắn là học cho mình, học vì ngày mai lập
nghiệp, học để có kiến thức và cần đổi mới phương pháp giảng dạy để sinh viên có
động lực học tập tốt hơn.
Tác giả Phạm Hồng Thái (2010), trong luận văn Thạc sĩ với đề tài nghiên cứu:
“Động lực học tập của sinh viên ngành Tâm lý học Trường Đại học Văn Hiến” cho
rằng: Nếu sinh viên có thái độ học tập đúng đắn sẽ cho kết quả học tập tốt và ngược
lại. Bên cạnh yếu tố chủ quan thì yếu tố khách quan cũng ảnh hưởng trực tiếp đến kết
quả học tập.
Dương Thị Kim Oanh (2011), với đề tài nghiên cứu: “Động lực học tập của sinh
viên (Nghiên cứu trên sinh viên các ngành Khoa học kỹ thuật)” đã đưa đến kết luận:
Động lực học tập của sinh viên đa dạng và những động lực này bị chi phối bởi yếu tố
chủ quan và khách quan.
Tác giả Trương Thành Trung (2010), với đề tài nghiên cứu: “Hình thành động
lực học tập đúng đắn trong hoạt động học tập của sinh viên Đại học Quân sự hiện nay”
cho rằng việc tích cực, tự giác học tập, những nỗ lực sư phạm của nhà trường thường
hướng vào hình thành một số yếu tố tâm lý như: Hình thành niềm tin vào sự nghiệp mà
người sĩ quan quân đội sẽ cống hiến, phục vụ; thường xuyên phát triển nhu cầu lĩnh
16



hội nghề nghiệp, rèn luyện những thói quen hành vi kỷ luật, nhu cầu và năng lực tự
giáo dục và tự đào tạo để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Tác giả Đặng Quốc Thành (2010), trong đề tài nghiên cứu: “Động lực học tập
của sinh viên ở các Trường Quân sự” cho rằng: Hoạt động học tập của học viên ở các
nhà trường quân sự được thúc đẩy bởi những động lực chủ yếu như động lực chính trị,
xã hội, động lực nhận thức khoa học, động lực nghề nghiệp, động lực tư lợi riêng.
Nhóm sinh viên Khoa học Xã hội Phân viện Báo chí Tuyên truyền TP.HCM
(2010), với đề tài: “Động lực học tập của sinh viên hiện nay ở TP.HCM” cho rằng:
Động lực học tập của sinh viên hiện nay chủ yếu là học để nâng cao trình độ, có tri
thức mong muốn ra trường có việc làm ngay.
Nghiên cứu của Nguyễn Trần Hương Giang (2008), trong luận văn Thạc sĩ với đề
tài: “Những yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của học sinh Trung học phổ thông
Trường Marie Curie, Quận 3, TP.HCM” đã đưa ra nhận xét: Trong quá trình tiến hành
học tập, động lực học tập sẽ hình thành theo 2 hướng là động lực xuất phát từ hoạt
động học tập và từ mối quan hệ chủ thể với môi trường xung quanh. Động lực học tập
của học sinh được thúc đẩy bởi hệ thống động lực, trong đó có những động lực đóng
vai trị chủ yếu và có những động lực đóng vai trị thứ yếu. Nhóm động lực lĩnh hội tri
thức ln đóng vai trị quan trọng trong quá trình học tập của học sinh.
Nghiên cứu của Nguyễn Thùy Dung và Phan Thị Thục Anh (2012) trong tạp chí
Kinh tế và Phát triển – Đại học Kinh tế Quốc dân với đề tài “Những nhân tố tác động
đến động lực học tập của sinh viên: Nghiên cứu tại một trường đại học ở Hà Nội”. Bài
viết này trình bày kết quả nghiên cứu về những yếu tố tác động đến động lực học tập
của sinh viên trong phạm vi nhà trường thông qua việc kiểm định một mơ hình lý
thuyết trên cơ sở số liệu thu thập được từ 423 sinh viên trong một trường đại học tại
Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lịng của sinh viên về chất lượng giảng
viên, mơi trường học tập, điều kiện học tập, các hoạt động hỗ trợ sinh viên trong học
tập có tác động tích cực lên động lực học tập của họ. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một
số gợi ý đối với giảng viên và công tác quản lý của nhà trường.
Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân và Trương Thị Kim Thủy (2014), trong Tạp

chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ với đề tài: “Những nhân tố ảnh hưởng đến
động cơ học tập của sinh viên ngành Việt Nam học, Trường Đại học Cần Thơ”. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, 4 nhân tố “chương trình đào tạo, tài liệu học tập và năng lực
17


×