Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại một số cơ sở y tế tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 41 trang )

TÓM TẮT
Cơ sở y tế ngày càng có vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của
cộng đồng, là bộ mặt của ngành y tế. Vì vậy, tỉnh Đồng Tháp với tổng cộng 343 cơ sở
y tế đang phấn đấu đảm bảo cả về chức năng chăm sóc sức khỏe nhân dân và đảm bảo
vệ sinh môi trường. Qua quá trình khảo sát, đánh giá và tiến hành so sánh 3 cơ sở y tế
trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp bao gồm: Trạm y tế phường 4 – TP.Cao Lãnh, Trung tâm
y tế huyện Cao Lãnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp đã đưa đến một số kết luận
như sau: Công tác phân loại, thu gom, lưu trữ và vận chyển, xử lý CTR của các cơ sở y
tế nói trên tương đối tốt, đã thực hiện theo qui định của Bộ Y tế về công tác bảo vệ môi
trường và quản lý CTR. Quá trình phân loại tại nguồn tuy được thực hiện nhưng vẫn
còn lẫn CTR sinh hoạt và CTYT nguy hại (đặc biệt tại Trạm y tế phường 4 – TP.Cao
Lãnh, Trung tâm y tế huyện Cao Lãnh). Quá trình lưu trữ tạm thời tại Trung tâm y tế
huyện Cao Lãnh còn hạn chế do không có che chắn cẩn thẩn. Công tác thu gom và xử
lý đạt 100% so với lượng CTRYT phát sinh tại các cơ sở y tế được tiến hành khảo sát
trên địa bàn. Thực tế cho thấy vẫn còn tồn tại một số hạn chế do chưa có sự liên kết
chặt chẽ, thống nhất từ các cơ sở y tế tuyến xã đến các cơ sở y tế tuyến cao hơn, mà ở
đây cụ thể là Trung tâm y tế huyện và BV đa khoa tỉnh.
Từ khóa: Chất thải rắn y tế, Trạm y tế phường 4 – TP.Cao Lãnh, Trung tâm y tế
huyện Cao Lãnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp.

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ................................................................................................................. i
TÓM TẮT..................................................................................................................... ii
MỤC LỤC.................................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG...................................................................................................vi
DANH SÁCH HÌNH...................................................................................................vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................................1


1.1

Đặt vấn đề........................................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................1

1.2.1

Mục tiêu tổng quát.....................................................................................1

1.2.2

Mục tiêu cụ thể..........................................................................................1

1.3

Giới hạn nghiên cứu của đề tài.........................................................................2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................3
2.1

Khái niệm về chất thải rắn y tế.........................................................................3

2.2

Phân loại chất thải rắn y tế...............................................................................3

2.2.1


Chất thải rắn lây nhiễm..............................................................................3

2.2.2

Chất thải hóa học nguy hại.........................................................................4

2.2.3

Chất thải phóng xạ.....................................................................................4

2.2.4

Bình chứa áp suất.......................................................................................4

2.2.5

Chất thải thông thường..............................................................................4

2.3

Hình thức thu gom............................................................................................5

2.4

Thành phần chất thải rắn y tế............................................................................6

2.5

Phương pháp xử lý chất thải rắn y tế................................................................8


2.5.1

Công nghệ khử khuẩn................................................................................8

2.5.2

Công nghệ thiêu đốt...................................................................................8

2.6

Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đối với môi trường và con người.................9

2.6.1

Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đối với môi trường................................9

2.6.2

Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đối với con người..................................9

2.7

Tình hình quản lý chất thải rắn y tế tỉnh Đồng Tháp......................................10

2.7.1

Tình hình phát sinh chất thải rắn y tế.......................................................10

2.7.2


Phân loại chất thải rắn tại các phòng, khoa..............................................10
2


2.7.3

Thu gom, vận chuyển và lưu trữ chất thải rắn y tế...................................11

2.7.4

Xử lý chất thải rắn y tế.............................................................................11

2.8

Tổng quan về tỉnh Đồng Tháp........................................................................12

2.8.1

Vị trí địa lý...............................................................................................12

2.8.2

Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội........................................................13

2.8.3

Dân cư.....................................................................................................14

2.8.4


Giao thông...............................................................................................14

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................15
3.1

Thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................................................15

3.1.1

Thời gian nghiên cứu...............................................................................15

3.1.2

Địa điểm nghiên cứu................................................................................15

3.2

Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................15

3.3

Nội dung nghiên cứu......................................................................................15

3.4

Phương tiện nghiên cứu..................................................................................15

3.5


Phương pháp nghiên cứu................................................................................15

3.5.1

Phương pháp thu thập số liệu, thông tin...................................................15

3.5.2

Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................16

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................17
4.1

Quy mô các cơ sở y tế tại khu vực khảo sát....................................................17

4.1.1

Quy mô Trạm y tế phường 4 – TP.Cao Lãnh............................................17

4.1.2

Quy mô Trung tâm y tế huyện Cao Lãnh.................................................17

4.1.3

Quy mô Bệnh viên đa khoa tỉnh Đồng Tháp............................................17

4.2

Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại các cơ sở y tế..........................................18


4.2.1

Nguồn phát sinh chất thải........................................................................18

4.2.2

Thành phần chất thải tại các cơ sở y tế trong khu vực khảo sát...............19

4.2.3

Khối lượng chất thải tại các cơ sở y tế trong khu vực khảo sát................20

4.3

Tình hình phân loại chất thải rắn y tế.............................................................21

4.3.1

Trạm y tế phường 4 – TP.Cao Lãnh.........................................................21

4.3.2

Trung tâm y tế huyện Cao Lãnh...............................................................22

4.3.3

Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp..........................................................23

4.4


Hình thức thu gom, vận chuyển, lưu trữ chất thải rắn y tế..............................23

4.4.1

Trạm y tế phường 4 – TP.Cao Lãnh.........................................................23
3


4.4.2

Trung tâm y tế huyện Cao Lãnh...............................................................24

4.4.3

Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp..........................................................24

4.5

Phương pháp xử lý chất thải rắn y tế tại khu vực nghiên cứu.........................25

4.5.1

Trạm y tế phường 4 – TP.Cao Lãnh.........................................................25

4.5.2

Trung tâm y tế huyện Cao Lãnh...............................................................25

4.5.3


Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp..........................................................25

4.6

Đề xuất...........................................................................................................28

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................29
5.1

Kết luận..........................................................................................................29

5.1.1

Hiện trạng phát sinh CTRYT...................................................................29

5.1.2

Công tác quản lý và xử lý CTRYT...........................................................29

5.2

Kiến nghị........................................................................................................29

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................30
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 31

4



DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên Bảng

Trang

2.1

Khối lượng CTRYT của một số địa phương ĐBSCL 2009

7

2.2

Tình hình phát sinh chất thải rắn y tế

10

2.3

Phân loại chất thải rắn tại các phòng, khoa

11

2.4

Hoạt động thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải rắn y tế

11


2.5

Thống kê chất thải rắn y tế phát sinh và được xử lý 6 tháng

12

đầu năm 2017
4.1

Khối lượng CTRYT phát sinh trong ngày tại các cơ sở y tế

20

4.2

Thông số khí thải sau khi xử lý của lò đốt rác ATI

27

5


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên Hình

Trang


2.1

Thành phần CTRYT theo tính chất nguy hại

2.2

Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp

13

4.1

Bản đồ vị trí tại 3 cơ sở y tế thực hiện nghiên cứu nghiên cứu

17

4.2

Biểu đồ thể hiện thành phần CTR dựa theo % khối lượng phát

19

7

sinh (kg/ngày)
4.3

Biểu đồ biểu diễn tổng số CTRYT tại các cơ sở y tế tiến hành

21


khảo sát
4.4

Thực hiện phân loại CTRYT tại Trạm y tế Phường 4 – TP.

22

Cao Lãnh
4.5

Thực hiện phân loại CTRYT tại Trung tâm y tế huyện

22

Cao Lãnh
4.6

Thực hiện phân loại CTRYT tại BVĐK tỉnh Đồng Tháp

23

4.7

Kho lưu trữ chất thải y tế, chất thải nguy hại tại Trung tâm

24

y tế huyện Cao Lãnh
4.8


Quy trình thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý rác thải của

24

BVĐK Đồng Tháp
4.9

Kho lưu trữ chất thải y tế, chất thải nguy hại và chất thải sinh

25

hoạt tại BVĐK Đồng Tháp
4.10

Lò đốt CTRYT ATI và phần tro sau khi xử lý tại BVĐK

26

Đồng Tháp
4.11

Phòng khử khuẩn bằng vi sóng và máy cắt nghiền tại BVĐK
Đồng Tháp

6

27



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

BYT

Bộ Y tế

CT

Chất thải

CTYT

Chất thải y tế

CTRNH

Chất thải rắn nguy hại

CTRYT

Chất thải rắn y tế

ĐBSCL


Đồng bằng sông Cửu Long

GPHĐ

Giấy phép hoạt động



Nghị định

NVVS

Nhân viên vệ sinh

NVYT

Nhân viên y tế

PHCN

Phục hồi chức năng

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định


QLCT

Quản lý chất thải

STY

Sở Y tế

TP

Thành phố

TTLT

Thông tư liên tịch

TTYT

Trung tâm y tế

UBND

Ủy ban nhân dân

YHCT

Y học cổ truyền

7



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1

Đặt vấn đề

Cùng với sự gia tăng dân số và phát triển về kinh tế, các vấn đề dân sinh như y
tế, giáo dục, văn hóa,... cũng ngày càng được quan tâm và đầu tư. Bên cạnh các lợi ích
phục vụ dân sinh thì các cơ sở y tế cũng tạo ra một khối lượng chất thải y tế rất lớn,
nhất là chất thải rắn y tế (CTRYT). Chất thải rắn y tế là một trong những chất thải
nguy hại hàng đầu, việc xử lý phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Trong đó có nhiều loại
vi khuẩn, virus gây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, các hoá chất dùng trong khám
chữa bệnh ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Đặc biệt là các bệnh
nhiễm virus nghiêm trọng như HIV/AIDS và viêm gan B và C có thể lây nhiễm trực
tiếp. Nếu không xử lý tốt sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cộng đồng dân cư xung quanh.
Trên cả nước 7.758 cơ sở khám chữa bệnh hằng ngày thải ra khoảng 400 tấn chất
thải y tế, trong đó 20 – 25% là chất thải nguy hại cần được xử lý đặc biệt. Con số này
dự báo sẽ tăng lên khoảng 30 – 40% trong các năm tới do sự gia tăng và việc mở rộng
các dịch vụ y tế. Theo phân loại của Quy chế quản lý chất thải nguy hại do Thủ tướng
Chính phủ ban hành thì chất thải rắn y tế là một trong những chất thải nguy hại… Tuy
nhiên, hiện việc thu gom, phân loại và xử lý chất thải y tế đang là vấn đề chưa thực
hiện theo đúng yêu cầu.
Tỉnh Đồng Tháp có tổng cộng 343 cơ sở y tế thuộc nhiều loại hình khác nhau
nằm khắp nơi trên địa bàn tỉnh. Trong đó: Bệnh viện công lập là 16; Bệnh viện ngoài
công lập là 3; Trạm y tế là 144; Cơ sở khám chữa bệnh là 163; Cơ sở dự phòng là 17.
Việc phát triển và nâng cấp các cơ sở y tế là một nhu cầu thiết yếu của xã hội, song
việc phát triển ồ ạt dẫn tới việc không đồng bộ của hoạt động bộ máy, đặc biệt bảo vệ
môi trường luôn là vấn đề được đặt sau cùng trong quá trình phát triển này. Chính vì lẽ
đó, đề tài “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại một số cơ sở y tế tỉnh

Đồng Tháp” được thực hiện dựa trên việc đánh giá và so sánh hiện trạng quản lý chất
thải rắn y tế trên địa bàn, góp phần thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1

Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải y tế tại một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh
Đồng Tháp.
1.2.2

Mục tiêu cụ thể

Mô tả thực trạng về quản lý chất thải rắn y tế (thu gom, phân loại, lưu trữ, vận
chuyển và xử lý) tại một vài cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

1


Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại một số cơ sở y tế trên
địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
So sánh hiệu quả về hiện trạng quản lý chất thải rắn (thu gom, phân loại, lưu trữ,
vận chuyển và xử lý).
1.3

Giới hạn nghiên cứu của đề tài


Khảo sát tại 3 địa điểm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp: Trạm y tế phường 4 –
TP.Cao Lãnh, Trung tâm y tế huyện Cao Lãnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp.

2


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Khái niệm về chất thải rắn y tế

Theo Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và
Bộ TNMT: Quy định về quản lý chất thải y tế.
Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao
gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con
người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn
mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an
toàn.
Rác sinh hoạt y tế là chất thải không được xếp chất thải nguy hại, không có khả
năng gây độc, không cần lưu giữ, xử lý đặc biệt; là chất thải phát sinh từ các khu vực
bệnh viện: giấy, plastic, thực phẩm, chai lọ…
Rác y tế (RYT) là phần chất thải y tế ở dạng rắn, không tính chất thải dạng lỏng
và khí, đựơc thu gom và xử lý riêng.
Quản lý chất thải y tế nguy hại là các hoạt động kiểm soát chất thải trong suốt
quá trình từ khi chất thải phát sinh đến xử lý bắt đầu từ khâu thu gom, vận chuyển, lưu
trữ và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại.
2.2

Phân loại chất thải rắn y tế


Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm
2007 về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế.
2.2.1 Chất thải rắn lây nhiễm
Là loại chất thải lây nhiễm phát sinh từ quá trình khám bệnh, điều trị, giám định,
phòng ngừa bệnh ở người, có chứa vi sinh vật hoặc độc tố sinh học gây bệnh cho
người, bao gồm:
Chất thải sắc nhọn (loại A): bao gồm các loại kim tiêm, kim luồn, kim bướm,
kim chọc dò, kim châm cứu thải bỏ; ống pipet, ống mao dẫn, ống xét nghiệm thủy tinh
bị vỡ; lưỡi dao mổ, lưỡi dao cạo dùng cho người bệnh; những vật sắc nhọn khác nghi
hoặc có dính máu, dịch sinh học người bệnh.
Chất thải rắn lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): bao gồm các chất thải thấm
máu, dịch cơ thể; các chất thải phát sinh từ phòng cách ly; dây truyền dính máu, truyền
plasma (bao gồm cả túi máu); găng tay y tế; catheter, kim luồn mạch máu không sắc
nhọn; ống hút đờm, ống thông tiểu, ống thông dạ dày và các ống dẫn lưu khác; bột bó
trong gẫy xương hở.
3


Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): là chất thải phát sinh trong các
phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
Chất thải giải phẫu (loại D): bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người
được thải ra sau phẫu thuật; nhau thai, thai nhi; xác động vật thí nghiệm.
2.2.2 Chất thải hóa học nguy hại
Các loại thuốc kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng, thuốc quá hạn sử
dụng.
Các loại hóa chất, chất khử khuẩn thải chứa các thành phần hóa học nguy hại,
chất hàn răng amalgan thải, phim XQ thải bỏ.
Các thuốc gây độc tế bào thải bỏ và vỏ chai, lọ đựng các loại thuốc gây độc tế
bào (cytotoxic và cytostatic), các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào.

Nhiệt kế thủy ngân hỏng, huyết áp kế thủy ngân hỏng, bóng đèn huỳnh quang
hỏng, pin thải, ắc quy thải, vật dụng, thiết bị điện tử thải bỏ và các vật liệu có chì thải
bỏ.
Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải có chứa các chất vượt ngưỡng quy định tại
QCVN 50:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với
bùn thải từ quá trình xử lý nước.
Tro thải từ quá trình xử lý chất thải rắn y tế có chứa các chất vượt ngưỡng quy
định tại QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải
nguy hại.
2.2.3 Chất thải phóng xạ
Các thuốc hoặc hóa chất có chất phóng xạ thải bỏ theo danh mục thuốc phóng xạ
và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị tại Quyết định số 33/2006/QĐBYT ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Các vật liệu sử dụng trong các xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị có chất phóng xạ
thải bỏ; Bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ, quần áo, găng tay y tế nhiễm xạ, giấy thấm,
bông gạc, ống nghiệm, chai đựng thuốc có chất phóng xạ thải bỏ.
2.2.4 Bình chứa áp suất
Bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung, các bình này dễ cháy, nổ khi thiêu
đốt.
2.2.5 Chất thải thông thường
Chất thải không có khả năng tái tạo
Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các khoa, phòng, các buồng bệnh không cách ly
không có khả năng tái chế.
4


Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế không bị lây nhiễm như bột
bó trong gẫy xương kín; các chai lọ thủy tinh.
Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ khu vực ngoại cảnh.
Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải y tế có nồng độ các yếu tố nguy hại dưới
ngưỡng theo quy định của QCVN 50:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước; tro của lò đốt chất thải y tế
có nồng độ các yếu tố nguy hại dưới ngưỡng theo quy định của QCVN
07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.
Chất thải có khả năng tái tạo
Các chất thải phát sinh từ các công việc hành chính như giấy, báo, tài liệu, vật
liệu đóng gói, thùng carton, túi nilon, túi đựng phim.
Các chất thải sinh hoạt từ các buồng bệnh không cách ly như các chai, lọ, lon
nước uống giải khát; thức ăn thải từ căng tin, nhà ăn.
Các chất thải phát sinh từ hoạt động chuyên môn như dây dịch truyền không dính
máu, dính dịch cơ thể người; chai nhựa, đồ nhựa, các túi nilon, giấy bóng, giấy bọc,
can nhựa không chứa chất lây nhiễm, không có chất hóa học gây độc hoặc nhiễm chất
phóng xạ; bã thuốc y học cổ truyền.
Chất thải lây nhiễm sau khi được xử lý bằng công nghệ khử khuẩn an toàn và có
khả năng tái chế.
2.3

Hình thức thu gom

Thu gom là việc tách, phân loại, tập hợp, đóng gói và lưu trữ tạm thời tại điểm
tập trung của cơ sở y tế.
Hoạt động thu gom chất thải y tế là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát
sinh và vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế
(Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT).
Thu gom chất thải là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói và lưu giữ tạm thời
chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế (Theo Thông tư số
43/2007/QĐ-BYT ).
Nơi đặt thùng đựng chất thải:
Mỗi khoa, phòng phải định rõ vị trí đặt thùng đựng chất thải y tế cho từng loại
chất thải, nơi phát sinh chất thải phải có loại thùng thu gom tương ứng.
Nơi đặt thùng đựng chất thải phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom.

Sử dụng thùng đựng chất thải theo đúng tiêu chuẩn quy định và phải được vệ
sinh hàng ngày.
5


Túi sạch thu gom chất thải phải luôn có sẵn tại nơi chất thải phát sinh để thay thế
cho túi cùng loại đã được thu gom chuyển về nơi lưu giữ tạm thời chất thải của cơ sở y
tế.
Mỗi loại chất thải được thu gom vào các dụng cụ thu gom theo mã màu quy định
và phải có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải.
Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải thông thường. Nếu
vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải thông thường thì hỗn hợp chất thải
đó phải được xử lý và tiêu hủy như chất thải y tế nguy hại.
Lượng chất thải chứa trong mỗi túi chỉ đầy tới 3/4 túi, sau đó buộc cổ túi lại.
Tần suất thu gom: Hộ lý hoặc nhân viên được phân công hàng ngày chịu trách
nhiệm thu gom các chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường từ nơi chất thải
phát sinh về nơi tập trung chất thải của khoa ít nhất 1 lần trong ngày và khi cần.
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trước khi thu gom về nơi tập trung chất thải
của cơ sở y tế phải được xử lý ban đầu tại nơi phát sinh chất thải.
2.4

Thành phần chất thải rắn y tế

Hầu hết các CTRYT là các chất độc hại và mang tính đặc thù so với các loại CTR
khác. Các loại chất thải này nếu không được phân loại cẩn thận trước khi xả chung với
các loại CTR sinh hoạt sẽ gây ra những nguy hại đáng kể.
Thành phần vật lý bao gồm: Bông vải sợi (bông băng, gạc, quần áo, khăn lau, vải
trải..); Giấy (hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh..); Nhựa (hộp dựng,
bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng hàng..); Thủy tinh (chai lọ, bơm tiêm thủy tinh,
ống tiêm, ống nghiệm..); Kim loại (dao kéo mổ, kim tiêm…); Thành phần tách ra từ cơ

thể (máu mủ từ băng gạc, bộ phận cơ thể bị cắt bỏ..) và tất cả các vật dụng khác bị loại
bỏ trong khuôn khổ quá trình thăm khám và điều trị chuyên khoa, trong quá trình
nghiên cứu răng miệng..
Thành phần hóa học: Vô cơ (hóa học, thuốc thử..); Hữu cơ (đồ vải sợi, phần cơ
thể, thuốc..)
Thành phần sinh học: Máu, bệnh phẩm, bộ phận cơ thể bị cắt bỏ..
Trong CTRYT thành phần đáng quan tâm nhất là dạng CTRNH, do nguy cơ lây
nhiễm mầm bệnh và hóa chất độc cho con người.

6


3.00%

18.00%
1.00%

Lâm sàng
Hóa học
thông thường
Bình áp xuất
78.00%

Hình 2.1 Thành phần CTRYT theo tính chất nguy hại
(Nguồn: Bộ TN&MT, 2011)

Thành phần CTRYT dựa theo tính nguy hại thì CTR thông thường vẫn chiếm tỷ
trọng phần trăm cao nhất (chiếm 78%). Sở dĩ CTR thông thường có tỷ lệ cao vì chúng
bắt nguồn từ hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, các y bác sĩ, hộ
tá, từ hoạt động chuyên môn và một số yếu tố ngoại cảnh khác. Chiếm tỷ lệ cao thứ hai

sau CTR thông thường là CTR lây nhiễm (chiếm 18%), bình áp suất chiếm 3% và ít
nhất là chất thải hóa học chiếm 1%. Dựa vào việc phân loại CTRYT theo thành phần
nguy hại như: CTRYT có thể tái chế được, CTR nguy hại, CTR sinh hoạt và các đặc
tính của chúng mà ta có thể lựa chọn biện pháp công nghệ xử lý phù hợp.
Chất thải rắn y tế nguy hại chiếm 20 – 25% khối lượng CTRYT phát sinh và có
tỷ trọng là 0,1 T/m3. Tỷ trọng của CTRNH thay đổi theo thành phần, độ ẩm, độ nén
chặt của rác. Đặc điểm của CTRNH ở Việt Nam là thành phần thay đổi lớn, không
đồng nhất, độ ẩm cao chiếm tới 50% khối lượng chất thải, chất thải chứa lượng vải,
găng tay nhựa dính máu, mủ khá nhiều và nhiệt trị khá thấp (2537 Kcal/Kg) (Phạm
Ngọc Châu, 2004).
Bảng 2.1 Khối lượng CTRYT của một số địa phương ĐBSCL 2009
Loại đô thị

Tỉnh/thành phố

Lượng CTRYT (tấn/năm)

Đô thị loại II

An Giang

320,1

Đô thị loại II

Cà Mau

159,5

Đô thị loại III


Bạc Liêu

134,8

Đô thị loại III

Hậu Giang

634,8

Đô thị loại III

Kiên Giang

642,4

Đô thị loại III

Long An

Đô thị loại III

Sóc Trăng

Đô thị loại III

Trà Vinh

Đô thị loại III


Vĩnh Long

369
266,7
400
340,26
(Nguồn: Sở TNMT các địa phương, 2010)

7


2.5

Phương pháp xử lý chất thải rắn y tế

Xử lý chất thải rắn y tế là quá trình sử dụng công nghệ nhằm cô lập làm mất khả
năng nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Có nhiều phương pháp xử lý
CTRYT hiện đang được áp dụng:
2.5.1

Công nghệ khử khuẩn

Khử khuẩn có mục đích biến chất thải thành các chất không gây nguy hại tương
tự như chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải sau khi được khử khuẩn được đem về nơi tiêu
hủy cuối cùng. Các công nghệ khử khuẩn chủ yếu đang được áp dụng hiện nay trên thế
giới:
Khử khuẩn bằng các phản ứng hóa học: Là phương pháp bổ sung hóa chất để diệt
hoặc làm mất hoạt tính của các tác nhân lây nhiễm.
Khử khuẩn bằng nhiệt độ: Đây là phương pháp được dùng để tiệt trùng các vật

tư, thiết bị, dụng cụ y tế, xử lý các chất thải lây nhiễm.
Khử khuẩn bằng nhiệt ẩm: Là phương pháp yêu cầu làm ẩm rác trước khi khử
khuẩn. Hiện nay, hệ thống xử lý bằng hơi nước cho phép khử khuẩn mạnh và hiệu quả.
Có 2 thiết bị khử khuẩn thông dụng là nồi hấp và nồi chưng.
Khử khuẩn bằng lò vi sóng: Phương pháp này đòi hỏi quá trình khử khuẩn rất
chặt chẽ. Nếu chất thải còn khô thì không thể khử khuẩn bằng lò vi sóng được.
Một số CTRYT không áp dụng khử khuẩn như muối bạc, một số hóa chất, các
chất phóng xạ... (Công ty Burgeap, 2003).
2.5.2

Công nghệ thiêu đốt

Thiêu đốt là quá trình xử lý CTRYT ở nhiệt độ cao kết quả là làm giảm được
phần lớn khối lượng và thể tích CTR. Lò đốt thiết kế chuyên dụng cho xử lý CTRYT
được vận hành trong khoảng nhiệt độ từ 1000 – 1200 0C. Phương pháp này xét về mặt
kỹ thuật không phức tạp, không đòi hỏi nhân viên vận hành có kỹ thuật cao. Thiết bị
xử lý khói bụi và khí thải là bộ phận quan trọng và đắt tiền nhất của lò đốt. Khí thải từ
lò đốt thường rất độc hại vì có chứa furan, dioxxin, kim loại nặng (chì, thủy ngân,…).
Đây chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và các bệnh về đường hô hấp
(Công ty Burgeap, 2003).

2.6

Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đối với môi trường và con người
2.6.1 Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đối với môi trường
Đối với môi trường đất
8


Khi chất thải y tế được xử lý giai đoạn trước khi thải bỏ vào môi trường không

đúng cách thì các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại, các vi khuẩn có thể ngấm vào
môi trường đất gây nhiễm độc cho môi trường sinh thái, các tầng sâu trong đất, sinh
vật kém phát triển, làm cho việc khắc phục hậu quả về sau lại gặp khó khăn (Bộ
TN&MT, 2013).
Đối với môi trường nước
Tác động của CTRYT đối với nguồn nước có thể so sánh với nước thải sinh hoạt.
Tuy nhiên, nước thải từ các cơ sở y tế có thể chứa salmonella, Colifrom, tụ cầu, trực
khuẩn Gram đa kháng, các hóa chất đôck hại, các chất hữu cơ, kim loại nặng. Do đó,
nếu không được xử lý triệt để trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận sẽ gây một số
bệnh như tiêu chảy, lỵ, tả, thương hàn, viêm gan A,... cho người sử dụng nguồn nước
này. Khi chôn lấp chất thải y tế không đúng kỹ thuật và không hợp vệ sinh đặc biệt là
chất thải y tế được chôn lấp chung với chất thải sinh hoạt có thể gây ô nhiễm nguồn
nước ngầm (Bộ TN&MT, 2013).
Đối với môi trường không khí
Chất thải bệnh viện từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều gây ra tác
động xấu tới môi trường không khí. Khi phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển
chúng phát tán bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơi dung môi, hóa chất vào không
khí. Ở khâu xử lý (đốt) phát sinh các khí độc hại như ddioxxin, furan,... từ lò đốt và
CH4, NH3, H2S...từ bãi chôn lấp. Các khí này nếu không được thu hồi và xử lý sẽ gây
ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cộng đồng cư xung quanh (Bộ TN&MT, 2013).
2.6.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đối với con người
Việc tiếp xúc với các CTRYT có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương. Khả năng
gây rủi ro từ CTRYT có thể do một hoặc nhiều đặc trưng cơ bản: CTYT chứa đựng các
yếu tố truyền nhiễm là tác nhân nguy hại có trong rác thải y tế, các loại hóa chất, dược
phẩm có thành phần độc, tế bào nguy hiểm, đồng vị phóng xạ, vật sắc nhọn có thể gây
tổn thương.
Dưới đây là những nhóm chính có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng từ chất thải y tế:
Cán bộ nhân viên y tế: Bác sỹ, hộ lý, y tá, nhân viên hành chính, kỹ thuật viên
bệnh viện, sinh viên thực tập, công nhân vận hành các công trình xử lý chất thải.
Bệnh nhân điều trị ngoại và nội trú tại bệnh viện.

Khách và người nhà thăm nuôi bệnh nhân.
Nhân viên làm việc trong các dịch vụ hỗ trợ phục vụ cho các cơ sở khám chữa
bệnh và điều trị.
Những người làm việc trong các cơ sở xử lý chất thải.
Trong các cơ sở y tế tính kháng đa thuốc kháng sinh của vi khuẩn đối với hàng
loạt họ kháng sinh và các hóa chất sát khuẩn cũng có thể tạo ra những mối nguy hiểm
9


do sự quản lý yếu kém CTYT. Điều này đã được chứng minh như plasmid từ động vật
thí nghiệm có trong CTYT được truyền cho vi khuẩn gốc qua hệ thống xử lý chất thải
(Nguyễn Việt Dũng, 2012).
2.7

Tình hình quản lý chất thải rắn y tế tỉnh Đồng Tháp
Tổng số bệnh viện thuộc tỉnh Đồng Tháp là 20. Trong đó:

Bệnh viện tuyến tỉnh: 8 bệnh viện (Đồng Tháp, y học cổ truyền, Tâm Thần, Phổi,
phục hồi chức năng, Khu vực Tháp Mười, Khu vực Hồng Ngự, BV Sa Đéc).
Bệnh viện tuyến huyện: 8 bệnh viện (Tân Hồng, Thanh Bình, Châu Thành, Tam
Nông, Lai Vung, Hồng Ngự, Lấp Vò, Cao Lãnh).
Bệnh viện Quân dân, tư nhân: 4 bệnh viện (Tâm Trí, Quân dân Y, Thái Hòa, Mắt
Quang Đức).
2.7.1 Tình hình phát sinh chất thải rắn y tế
Bảng 2.2 Tình hình phát sinh chất thải rắn y tế
Khối lượng phát sinh (đơn vị: kg)
Tuyến tỉnh

Tuyến huyện


Tư nhân

Tổng cộng

CTR thông thường (trong
ngày)

2894,2

794

345,72

4034

CTR thông thường (trong
6 tháng cuối năm 2016)

557111

113046

62030

732187

CTR y tế nguy hại (trong
ngày)

428


83,1

55,3

566,4

CTR y tế nguy hại (trong
6 tháng cuối năm 2016)

84257

16920

9754

110931

(Nguồn: Sở Y tế Đồng Tháp, 3/2017)

2.7.2 Phân loại chất thải rắn tại các phòng, khoa
Các khoa của bệnh viện thực hiện đúng việc phân loại chất thải rắn y tế theo
Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế: 168
khoa/phòng.
Các khoa của bệnh viện thực hiện đúng việc phân loại chất thải rắn y tế theo
Thông tư liên tịch số 58/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015: 67 khoa/phòng (bệnh
viện: YHCT, Đồng Tháp, Tam Nông, Tân Hồng, Lai Vung).
Bảng 2.3 Phân loại chất thải rắn tại các phòng, khoa
Số phòng, khoa thực hiện
Tuyến tỉnh

Phân loại CTR y tế

Tuyến huyện

122

81

10

Tư nhân
32

Tổng cộng
235


Phân loại đúng các loại
CTR y tế

122

81

32

235

(Nguồn: Sở Y tế Đồng Tháp, 3/2017)


2.7.3 Thu gom, vận chuyển và lưu trữ chất thải rắn y tế
Việc thu gom chất thải rắn tại các khoa phòng thực hiện tốt. Tuy nhiên có 01
bệnh viện chưa thực hiện tốt việc vận chuyển chất thải rắn (BV Sa Đéc) và có 02 bệnh
viện thực hiện việc lưu trữ chất thải rắn chưa đúng theo quy định (BV Tâm Thần,
Hồng Ngự) vì chưa có nguồn kinh phí đầu tư cho việc trang bị xe vận chuyển và nhà
lưu giữ chất thải.
Bảng 2.4 Hoạt động thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải rắn y tế
Số lượng bệnh viện
Tuyến tỉnh

Tuyến
huyện

Tư nhân

Tổng cộng

Thực hiện thu gom chất thải rắn
tại các khoa, phòng đạt yêu cầu

8

8

4

20

Thực hiện vận chuyển chất thải
rắn đạt yêu cầu


7

8

4

19

Thực hiện lưu giữ chất thải rắn
đúng qui định

7

7

4

18

(Nguồn: Sở Y tế Đồng Tháp, 3/2017)

2.7.4 Xử lý chất thải rắn y tế
Lượng chất thải rắn phát sinh của các cơ sở y tế trong tỉnh được xử lý hoặc hợp
đồng xử lý theo đúng quy định. Tuy nhiên lượng chất thải rắn chưa được xử lý, còn
lưu giữ tại các bệnh viện trong kỳ báo cáo: 800kg chất thải rắn được phép thu gom, tái
chế của BV Đồng Tháp; 649kg chất thải hóa học nguy hại của các BV: Đồng Tháp
(200kg), Sa Đéc (150kg), Y học cổ truyền (150kg), BV Châu Thành (150kg), Cao
Lãnh (26kg) (Sở Y tế Đồng Tháp, 2017).
Bảng 2.5 Thống kê chất thải rắn y tế phát sinh và được xử lý 6 tháng đầu năm 2017

Loại hình

Tổng
số cơ
sở

Chất thải lây nhiễm
(tấn/năm)

Chất thải không
lây nhiễm
(tấn/năm)

Phát
sinh

Xử lý

Phát
sinh

163

237,056

237,056

13,529

13,267


2160,061

2160,061

Bệnh viện
công lập

16

201,568

201,568

9,244

8,982

1797,513

1797,513

Bệnh viện

3

21,027

21,027


2,249

2,249

337,583

337,583

Cơ sở khám
chữa bệnh

11

Xử lý

Chất thải y tế thông
thường (tấn/năm)
Phát sinh

Xử lý


ngoài công
lập
Trạm y tế

144

14,443


14,443

2,036

2,036

24,965

24,965

Cơ sở dự
phòng

17

4,280

4,145

6,737

6,737

10,908

10,758

(Nguồn: Sở Y tế Đồng Tháp, 3/2017)

Việc quản lý và xử lý chất thải rắn: Các cơ sở đều phân loại chất thải theo quy

định, có 21 cơ sở xử lý chất thải tại lò đốt (trừ chai, lọ, kim tiêm 08 cơ sở ký hợp đồng
xử lý và có 10 cơ sở chôn lấp tại đơn vị). Việc xây dựng nhà chứa chất thải, trang bị túi
và thùng đúng theo qui định chỉ có 01 cơ sở (chiếm4,2%). Các cơ sở còn lại rác thải
chủ yếu lưu tại thùng chứa, các túi và thùng có màu đúng theo qui định nhưng không
có biểu tượng cho từng loại rác thải, hợp đựng kim tiêm 100% cơ sở đúng theo quy
định (Sở Y tế Đồng Tháp, 3/2017).
2.8

Tổng quan về tỉnh Đồng Tháp
2.8.1

Vị trí địa lý

Đồng Tháp là một tỉnh nằm thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nằm ở cửa
ngõ của sông Tiền, có đường biên giới giáp với Campuchia có chiều dài hơn 50 km
với 4 cửa khẩu, trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước và Dinh Bà.
Lãnh thổ của tỉnh Đồng Tháp nằm trong giới hạn tọa độ 10°07’ - 10°58’ vĩ độ
Bắc và 105°12’ - 105°56’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với Campuchia, phía Nam giáp
với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía Tây giáp với tỉnh An Giang, phía
Đông giáp với tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.
Đồng Tháp có diện tích 3378,8km2. Dân số Đồng Tháp hơn 1,6 triệu người (năm
2015).
Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 9
huyện (năm 2013).

12


Hình 2.2 Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp
2.8.2


Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội

Địa hình Đồng tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1–2 mét so với
mặt biển. Địa hình được chia thành 2 vùng lớn là vùng phía bắc sông Tiền và vùng
phía nam sông Tiền. Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa
giới toàn tỉnh, khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8
giờ/ngày. Lượng mưa trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm
90 – 95% lượng mưa cả năm. Những đặc điểm về khí hậu như trên tương đối thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp toàn diện.
Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp,
nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất
lượng thực. Đất đai tại tỉnh Đồng Tháp có thể chia làm 4 nhóm đất chính là nhóm đất
phù sa (chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên), nhóm đất phèn (chiếm 25,99% diện tích
tự nhiên), đất xám (chiếm 8,67% diện tích tự nhiên), nhóm đất cát (chiếm 0,04% diện
tích tự nhiên). Nguồn rừng tại Đồng Tháp chỉ còn quy mô nhỏ, diện tích rừng tràm còn
dưới 10.000 ha. Động vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng
cộc, đặc biệt là sếu cổ trụi.
Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi dào,
nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn có hai nhánh sông Sở
Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Phía
nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc… hệ thống kênh rạch
chằng chịt. Đồng Tháp có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này hết
13


sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưa
đưa vào dùng cho công nghiệp.

2.8.3

Dân cư

Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Đồng Tháp đạt gần 1.673.200 người, mật độ
dân số đạt 495 người/km2 Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 297.200 người,
chiếm 33% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.376.000 người, chiếm
67% dân số. Dân số nam đạt 833.700 người, trong khi đó nữ đạt 839.500 người. Tỷ lệ
tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 7,0 ‰
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng
4 năm 2009, toàn tỉnh Đồng Tháp có 21 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống.
Trong đó dân tộc Kinh có 1.663.718 người, người Hoa có 1855 người, người
Khmer có 657 người, còn lại là những dân tộc khác như Chăm, Thái, Mường, Tày.
2.8.4

Giao thông

Hệ thống giao thông trên địa phận tỉnh Đồng Tháp khá phong phú với quốc lộ 30
giáp quốc lộ 1A tại ngã 3 An Hữu (Cái Bè - Tiền Giang) chạy dọc theo bờ Bắc sông
Tiền, quốc lộ 80 từ cầu Mỹ Thuận nối Hà Tiên đi qua các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp,
An Giang, Cần Thơ và Kiên Giang, quốc lộ 54 chạy dọc theo sông Hậu nối Đồng Tháp
với Vĩnh Long và Trà Vinh, tuyến đường N2 nối quốc lộ 22 và quốc lộ 30 xuyên qua
khu vực Đồng Tháp Mười là một phần của tuyến đường Hồ Chí Minh xuyên suốt Bắc
Nam. Mạng giao thông thủy trên sông Tiền, sông Hậu nối Đồng Tháp với thành phố
Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương với
các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và mở rộng đến các tỉnh của Campuchia.

14



CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1

Thời gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ ngày 3/2018 – 6/2018
3.1.2

Địa điểm nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Trạm y tế phường 4 - TP.Cao Lãnh, Trung
tâm y tế huyện Cao Lãnh và Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các loại chất thải rắn y tế phát sinh trong Trạm y tế phường 4 - TP.Cao Lãnh,
Trung tâm y tế huyện Cao Lãnh và Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực thu gom, phân loại và xử lý chất
thải rắn y tế tại Trạm y tế phường 4 - TP.Cao Lãnh, Trung tâm y tế huyện Cao Lãnh và
Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp.
3.3 Nội dung nghiên cứu
Tiến hành khảo sát sơ bộ, thu thập một số dữ liệu nền (tổng số khoa, giường
bệnh, số bệnh nhân tiếp nhận, loại hình hoạt động...) tại Trạm y tế phường 4 - TP. Cao
Lãnh, Trung tâm y tế huyện Cao Lãnh và Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng tháp.
Thu thập số liệu chất thải rắn y tế phát sinh theo ngày tại Trạm y tế phường 4 TP. Cao Lãnh, Trung tâm y tế huyện Cao Lãnh và Bệnh viên đa khoa tỉnh Đồng Tháp.
Ghi nhận phương thức phân loại, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế
tại Trạm y tế phường 4 - TP. Cao Lãnh, Trung tâm y tế huyện Cao Lãnh và Bệnh viện
đa khoa tỉnh Đồng Tháp.
Thống kê số liệu, tiến hành so sánh về công tác quản lý tại khu vực nghiên cứu.
3.4 Phương tiện nghiên cứu
Sách, báo, tài liệu tại cơ sở.

Xe gắn máy, xe đẩy rác, cân,..
3.5 Phương pháp nghiên cứu
3.5.1

Phương pháp thu thập số liệu, thông tin
a. Thu thập số liệu thứ cấp

Liên hệ xin các số liệu và tài liệu có liên quan ở Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn,
Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân TP.Cao Lãnh, Ủy ban nhân dân huyện
Cao Lãnh, Sở Y tế, thư viện, mạng Internet.
15


Tham khảo và phân tích tài liệu của một số tạp chí, luận văn, luận án, các số liệu
thống kê về môi trường, và Quy chuẩn Việt Nam có liên quan để lấy tư liệu phục vụ
cho việc nghiên cứu đề tài.
b. Thu thập số liệu sơ cấp
Khảo sát, thu thập số liệu ngoài thực tế ghi nhận số lượng rác bằng cách cân rác
mỗi ngày tại khu tập kết rác thải y tế của bệnh viện.
Ghi nhận số lượng của từng loại rác sau khi được phân loại.
Khối lượng rác đốt và khối lượng rác hấp vi sóng.
3.5.2

Phương pháp xử lý số liệu
a. Phân tích và đánh giá số liệu

Sử dụng phần mềm Excel trình bày xử lý số liệu thu thập được. Phân tích hiệu
quả thu gom, phân loại và xử lý rác thải y tế tại Trạm y tế phường 4 - TP.Cao Lãnh,
Trung tâm y tế huyện Cao Lãnh và Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp.
b. Xử lý kết quả

Các thông tin thứ cấp sau khi thu thập sẽ được trình bày trong phần kết quả bên
dưới.
Kết quả phân tích đánh giá hiệu quả thu gom, phân loại và xử lý rác thải y tế
được xử lý bằng phần mềm Execl dưới dạng biểu đồ.

16


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1

Quy mô các cơ sở y tế tại khu vực khảo sát

Hình 4.1 Bản đồ vị trí 3 cơ sở y tế thực hiện nghiên cứu
4.1.1

Quy mô Trạm y tế phường 4 – TP.Cao Lãnh

Trạm y tế tại địa chỉ số 15, Trần Thị Thu, phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp. Trạm y tế phường 4, TP. Cao Lãnh thành lập ngày 25/12/2015 dựa trên
giấy phép 0817/SYT-GPHĐ.
Loại hình hoạt động: Trạm y tế cấp xã, trạm xá.
4.1.2

Quy mô Trung tâm y tế huyện Cao Lãnh

Trung tâm y tế huyện Cao Lãnh được thành lập (trên cở sở phòng khám đa khoa
trung tâm) theo Quyết định số 117/QĐ-UB.TL ngày 05 tháng 3 năm 2003 của UBND
tỉnh Đồng Tháp được tổ chức và hoạt động theo Quy chế bệnh viện ban hành tại Quyết
định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Đến nay Bệnh viện đã được UBND tỉnh xếp loại Trung tâm y tế hạng III với quy
mô 150 giường bệnh.
Vị trí: Số 20, đường 30/4 thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp .
Cách thành phố Cao Lãnh 8 Km về hướng Nam theo quốc lộ .
Trung tâm y tế huyện Cao Lãnh Ban Giám đốc gồm có 3 người, 4 phòng, 11
khoa.
4.1.3

Quy mô Bệnh viên đa khoa tỉnh Đồng Tháp

Bệnh viện hình thành và đi vào hoạt động từ năm 1923 tại Phường 2 thành phố
Cao Lãnh, với cơ sở ban đầu chỉ có một dãy nhà vừa làm nơi khám bệnh, chích thuốc
17


vừa đảm bảo sanh, có 10 giường để bệnh nhân nằm điều trị nội trú. Năm 1954, BV
được xây cất thêm 2 dãy nhà có 36 giường bệnh. Năm 1970, BV được xây cất lại và
được bố trí 150 giường để phục vụ nhu cầu điều trị. Năm 1984, trước nhu cầu chăm
sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng phát triển, BV được di dời đến địa điểm hiện tại.
Năm 2017 bệnh viện có quy mô 1.000 giường theo chỉ tiêu kế hoạch được giao
(thực kê 1033 giường).
Căn cứ Quyết định số: 1895/1997/QĐ-BYT, ngày 19 tháng 9 năm 1997 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Quy chế Bệnh viện , BVĐK Đồng Tháp thực hiện 7
chức năng: Khám, chữa bệnh; Phòng bệnh; Đào tạo CB; Nghiên cứu khoa học; Chỉ
đạo tuyến; Hợp tác quốc tế; Quản lý kinh tế y tế.
Vị trí: Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp là bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế
Đồng Tháp, có trụ sở tại số 144 Mai Văn Khải, xã Mỹ Tân, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng
Tháp. Với các hướng tiếp giáp như sau:
Phía Nam – mặt chính của Bệnh viện tiếp giáp với đường Mai Văn Khải cách QL
30 khoảng 100m.

Phía Đông tiếp giáp lô đất làng
Phía Tây tiếp giáp khu dân cư
Phía Bắc tiếp giáp đất ruộng của dân
Diện tích: Bệnh viện với tổng diện tích 59727,38 m2, trong đó diện tích xây dựng
là 22.252,184 m2.
BVĐK tỉnh Đồng Tháp Ban Giám đốc có 05 người, có 38 khoa, phòng.
4.2

Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại các cơ sở y tế
4.2.1

Nguồn phát sinh chất thải

Trong quá trình khám chữa bệnh, sinh hoạt của nhân viên y tế và bệnh nhân,
người nhà bệnh nhân tại các cơ sở y tế hàng ngày luôn làm phát sinh ra một lượng chất
thải nhất định.
Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải thông thường phát sinh từ các phòng bệnh,
người nhà bệnh nhân và hoạt động cán bộ - nhân viên y tế như giấy, bao bì nilon, thực
phẩm thừa,...
Chất thải rắn y tế phát sinh từ các hoạt động khám chữa bệnh: kim tiêm, bông
băng, dây truyền dịch, mẫu bệnh phẩm, mô, cơ quan người...

18


×