Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Giáo dục truyền thông môi trường về vấn đề quản lý chất thải rắn ở TP cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 16 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU :......................................................................................................................... 1
1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước và sự cần thiết của đề tài..................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................1
CHƯƠNG I : CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG............2
1.1.Khái niệm về giáo dục truyền thông môi trường..................................................2
1.2.Nguyên tắc của giáo dục truyền thông môi trường..............................................2
1.3.Mục đích và lợi ích của giáo dục truyền thông môi trường.................................2
CHƯƠNG II CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ....................................4
2.1 Khái niệm và phân loại chất thải rắn :..................................................................4
2.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ở Tp.Cần Thơ................................................4
2.3 Hiện trạng chất thải rắn ở Tp.Cần Thơ................................................................7
CHƯƠNG III CÁC PHƯƠNG ÁN GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG
ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI TP.CẦN THƠ............................................................................9
3.1 Công tác thu gom rác ở Tp.Cần Thơ :...................................................................9
3.2 Các phương pháp xử lý chất thải rắn ở Tp. Cần Thơ........................................11
CHƯƠNG IV CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
Ở TP.CẦN THƠ.............................................................................................................14
Danh sách tài liệu tham khảo :......................................................................................16


1

MỞ ĐẦU :
1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước và sự cần thiết của đề tài
Tình hình trên thế giới: Trong những năm 70, vấn đề suy thoái môi trường đã được
các quốc gia chú ý đến, nhưng chưa được coi là một thách thức đối với cả nhân
loại vì trong thời gian đó, cộng đồng quốc tế chưa nhận thức được hậu quả của vấn
đề suy thoái môi trường. Hiện nay, vấn đền suy thoái về môi trường đã thực sự là
một đe dọa đối với sự sống không phải chỉ của con người mà cả sự sống của các
sinh vật trên trái đất. Trong bối cảnh đó , hệ thống chính sách và thể chế ở nước ta


đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện nhầm phục vụ cho công tác bảo vệ môi
trường . Điển hình là sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Chính trị (Khóa
VIII) cũng đã ban hành Nghị quyết số 41 NQ/TW, Chỉ thị số 36 CT/TW về tăng
cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa (CNH), hiện đại
hóa (HĐH), Nghị định số 59/2007/NĐCP vể quản lý chất thải rắn. Thủ tướng
Chính phủ cũng đã có những văn bản, chỉ thị về bảo vệ môi trường, nhất là ở các
đô thị, khu công nghiệp.Trong tất cả các văn bản nêu trên đều nêu giáo dục truyền
thông và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường (BVMT) là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của toàn xã hội. Do đó ở nhiều khu vực mà sự
nghèo đói cũng như mặt bằng dân trí thấp còn phổ biến, thì việc áp dụng công cụ
truyền thông môi trường để khơi dậy nguồn lực cộng đồng cho việc bảo vệ môi
trường cần được ưu tiên chiến lược và Cần Thơ là địa điểm được em chọn để làm
rõ đề tài tình hình “Giáo dục truyền thông môi trường”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu thứ nhất : Nội dung giáo dục truyền thông môi trường
Mục tiêu thứ hai : Hiện trạng chất thải rắn ở thành phố Cần Thơ
Mục tiêu thứ ba : Tình hình giáo dục truyền thông môi trường ở Tp. Cần Thơ


2

CHƯƠNG I : CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG
1.1.Khái niệm về giáo dục truyền thông môi trường
Khái niệm Giáo dục môi trường ( GDMT ) là quá trình nhận ra các giá trị và làm rõ
khái niệm để xây dựng những kỹ năng và thái độ cần thiết giúp hiểu biết và đánh
giá đúng mỗi tương quan giữa con người với nên văn hóa và môi trường vật lý
xung quanh .GDMT cũng đào tạo cơ hội cho việc thực hành để ra quyết định và tự
mình hình thành quy tắc ứng xử trước những vẫn đề liên quan đến chất lượng môi
trường (IUCN,1970).
Khái niệm về truyền thông là quá trình trao đổi thông tin ý tưởng tình cảm suy nghĩ

thái độ chia sẻ kinh nghiệm giữa hai hay một nhóm người với nhau để tạo ra một
sự đồng thuận cao hơn một sức mạnh lớn hơn .Truyện thông là một phần không thể
thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người .
1.2.Nguyên tắc của giáo dục truyền thông môi trường
Truyền thông môi trường cần phải :
- Là mắt xích để gắn kết các vấn đề môi trường với quá trình hoạch định
chính sách và sự tham giá của người dân
- Quan tâm tới lợi ích của đối tượng truyền thông
- Cách thức truyền thôn cần phù hợp của đối tượng truyền thông ( chẳng hạn
như đợn giản ,cụ thể và phù hợp với văn hóa – xã hội )
- Truyền thông có định hướng tới các vấn đề cần được giải quyết hay các nhu
cầu cảu cộng động
- Tính tới chi phí hiệu quả có tính sang tạo bằng cách sử dụng các cơ sở vật
chất nguồn nhân lực phương tiện truyền thông sẵn có ở địa phương hơn là
dựa vào các sản phẩm truyền thông đắt tiền
- Trao quyền cho cộng đồng
1.3.Mục đích và lợi ích của giáo dục truyền thông môi trường
Mục tiêu của giáo dục môi trường :
- Tăng cường nhận thức và sự quan tâm đến các mối quan hệ phụ thược lẫn
nhau giữa các yếu tố kinh tế xã hội chính trị sinh thái ở thành thì cũng như
nông thôn .
- Tạo cơ hội cho mọi người tiếp thu những kiến thức quan điểm về giá trị thái
độ ý thức kỹ năng cần thiết để bảo về và cải thiện môi trường
- Tạo ra các mô hình về hành vi thân thiện với môi trường cho từng cá nhân
,cộng đồng và toàn xã hội


3

- Khuyến khích củng cố và phát huy những thái độ và hành vi tích cực đối với

môi trường hiện có .
Vai trò của giáo dục truyền thông môi trường :
Giáo dục – truyền thông môi trường có những vai trò chính như sau :
- Thông tin : thông tin cho đối tượng truyền thông (cộng đồng ,cơ quan,
chính quyền …) biết tình trạng quản lý và bảo vệ môi trường của họ từ
đó lôi cuốn họ cùng quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục
- Huy động : huy động các kinh nghiệm kỹ năng bí quyết của tập thể và cá
nhân địa phương vào các chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường .Lôi
cuốn thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong việc tìm ra các giải pháo
đối với mỗi vấn đề môi trường tạo cho họ khả năng đánh giá và kiểm soát
chúng .
- Thương lượng : thương lượng hòa giải các xung đột khiếu nại tranh chấp
về môi trường giữa các cơ quan và trong cộng đồng .
- Tạo cơ hội : tạo cơ hội cho mọi thành phần xã hội có những thối quen
“ứng xử đúng” hay hành vi thân thiện đối với môi trường và cùng nhau
tham gia vào việc bảo vệ môi trường – xã hội hóa công tác bảo vệ môi
trường
- Đối thoại : đối thoại thường xuyên làm tăng khả năng thay đổi các hành
vi của cộng đồng về quản lý và bảo vệ môi trường
- Hổ trợ : hổ trợ đắc lực cho các loại công cụ khác trong quản lý môi
trường


4

CHƯƠNG II CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ
2.1 Khái niệm và phân loại chất thải rắn :
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất (không ở dạng khí và không hòa tan
được ) đc con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình ( Bao gồm
các hoạt động sản xuất , các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng

đồng ).Trong đó quan trong nhất là các loại chất thải phát sinh ra từ các hoạt động
sản xuất và hoạt động sống .
Phân loại chất thải rắn bao gồm :
-Phân loại theo nguồn gốc phát sinh
+Chất thải rắn đô thị: chất thải từ hộ gia đình, chợ, trường học, cơ quan…
+Chất thải rắn nông nghiệp: rơm rạ, trấu, lõi ngô, bao bì thuốc bảo vệ thực vật…
+Chất thải rắn công nghiệp: chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp.
ví dụ như nhựa, cao su, giấy, thủy tinh…
-Phân loại theo thành phần hóa học
+Chất thải rắn hữu cơ: chất thải thực phẩm, rau củ quả, phế thải nông nghiệp, chất
thải chế biến thức ăn…
+Chất thải rắn vô cơ: chất thải vật liệu xây dựng như đá, sỏi, xi măng, thủy tinh…
-Phân loại theo tính chất độc hại
+Chất thải rắn thông thường: giấy, vải, thủy tinh…
+Chất thải rắn nguy hại: chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải nông nghiệp
nguy hại, chất thải y tế nguy hại…
-Phân loại theo công nghệ xử lý hoặc khả năng tái chế
+Chất phải phân hủy sinh học, phân thải khó phân hủy sinh học,
+Chất thải cháy được, chất thải không cháy được,
+Chất thải tái chế được: kim loại, cao su, giấy, gỗ…


5

2.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ở Tp.Cần Thơ
Nguồn gốc ở thành phố hiện nay có 4 nguồn gốc chính :

Nguồn phát sinh thứ nhất : Rác thải từ sinh hoạt

Ảnh 1: Rác thải sinh hoạt bị vứt bữa bãi

- Mỗi ngày Tp. Cần Thơ tiếp nhận khoảng 450 tấn rác sinh hoạt và l ượng
rác tăng dần khoảng 6% mỗi năm. Ước tính đến giai đoạn 2011 đến 2020 sẽ
tăng lên 1211,2 tấn/ngày (theo ước tính của Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tp.
Cần Thơ). Hiện nay, thành phố đang dự kiến xây dựng nhà máy xử lý rác Tân
Long tại bãi rác Tân Long (thuộc tỉnh Hậu Giang) và 2 nhà máy xử lý tại 2 bãi
rác ở xã Trường Xuân (huy ện Cờ Đỏ) rộng 120 ha và bãi rác tại phường Trung
An, quận Thốt Nốt rộng 50 ha trên địa bàn Tp. Cần Thơ để giải quyết lượng rác
sinh hoạt hiện nay. Nguồn tạo thành rác thải sinh hoạt ở Cần Thơ chủ yếu từ các
hộ gia đình với mật độ dân số 854,266 người/km2 + Khu thương mại: có nhiều
các cơ quan, trường học và cửa hàng, chợ, các trung tâm dịch vụ, thương mại
với nhiều loại hình đa dạng và phong phú như siêu thị, ngân hàng…
Nguồn phát sinh thứ 2 : Rác từ công nghiệp tại Tp.Cần Thơ
Từ công nghiệp Tại Tp. Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ
tầng với 8 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích là 2.162 ha để phục vụ
cho việc trao đổi thương mại với nước ngoài, với các khu công nghiệp như: khu
công nghiệp và chế xuất Trà Nóc thuộc quận Bình Thủy với diện tích của khu
công nghiệp khoảng 500 ha , khu công nghiệp và chế xuất phía Nam sông Hậu
Cần Thơ (Khu công nghiệp Hưng Phú) diện tích của khu công nghiệp khoảng


6

300 – 500 ha… Ngoài ra, còn có một số cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp nhỏ
lẻ nằm rãi rác trong khu dân cư đô thị đã gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe
con người và môi trường bỡi do những chất thải của các nhà máy, xí nghiệp thải
ra trong quá trình sản xuất. Chính vì lẽ đó, đã làm lượng rác công nghiệp tăng
nhanh, đặc biệt chất nguy hại của công nghiệp với số lượng và thành phần đa
dạng nhưng chưa đ ược xử lý triệt đ ể, chỉ xử lý theo hình thức chôn lấp với rác
sinh hoạt. Về thành phần rác công nghiệp phụ thuộc nhiều vào loại hình và qui
mô, công nghệ, trang thiết bị máy móc sản xuất của từng ngành mà thành phần,

số lượng rác thải khác nhau. Theo thống kê Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tp.
Cần Thơ năm 2009, ước tính mỗi ngày số lượng rác công nghiệp thải ra khoảng
41 tấn/ngày, trong đó: + Thành phần rác thực phẩm và hữu cơ dễ tái chế chiếm
khoảng 90% + Còn lại 10% khó tái chế (nhựa bao bì, kim loại và thủy tinh …),
trong đó ch ất độc hại chiếm khoảng 0,16% không thể tái chế. Do vậy, việc làm
trước mắt hiện nay là phải chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp ra khỏi khu dân cư đô thị và buộc các các cơ sở xí nghiệp sản xuất phải
có hệ thống thu gom và xử lý rác thải công nghiệp một cách riêng biệt với rác
thải sinh hoạt.
Nguồn phát sinh thứ 3 :Rác từ y tế

Ảnh 2 : Rác thải y tế
Từ y tế Rác từ y tế có khả năng gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người
và môi trường với những độc chất nguy hại chứa trong chúng. Hiện tại chỉ tính
riêng tại Quận Ninh Kiều có khoảng 11 bệnh viện và trung tâm y tế, trong đó có
3 bệnh lớn được thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường là bệnh viện
Đa Khoa Trung Ương, Hoàn Mỹ và Tây Đô, nhưng trong số đó chỉ có bệnh
viện Đa Đa Khoa Trung Ương có lò đ ốt rác y tế Hoval MZ4 với công suất 400
– 500 kg/ngày do chính phủ Áo tài trợ đ ạt tiêu chuẩn xử lý rác của tổ chức y tế
thế giới. Theo Sở Y tế Tp. Cần Thơ, hiện nay ước tính mỗi năm các cơ sở y tế
của thành phố thải ra khoảng 80 -100 tấn/năm. Trong đó:


7

+ Thành phần rác sinh hoạt hữu cơ dễ phân hủy (thực phẩm chiếm tỷ tệ đa số
khoảng 50%) chủ yếu từ những người chăm sóc cho bệnh nhân, cán bộ nhân
viên y t ế, bác sĩ của bệnh viện.
+ Thành phần rác sinh hoạt hữu cơ khó phân hủy (bọc, giấy, nhựa bao bì, kim
loại, thủy tinh,...) chiếm khoảng 35%.

+ Tỷ lệ các thành phần chất độc hại y tế từ trong quá trình điều trị (những vật
liệu bị thấm máu, thấm dịch cơ thể và các chất bài tiết của người bệnh, bơm kim
tiêm, dao mổ, băng, gạc, dây chuyền máu, ống dẫn lưu, các các nội tạng những
phần bị cắt bỏ trong cơ thể người bệnh…) chiếm tỷ lệ khoảng 15 % và đây là
thành phần cần phải được xử lý triệt để, vì tác hại từ những chất độc chứa trong
chúng hoặc tương tác với chất khác gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống
của con người và sinh vật .
Nguồn phát sinh thứ tư : Rác thải xây dựng

Ảnh 3: Rác thải dư từ xây dựng
Rác thải xây dựng Để đẩy nhanh tốc đô thị hóa và công nghiệp hóa – hiện
đại hóa và giải quy ết vấn đề tái định cư cho người dân trong thành phố, do vậy
trong những năm quá trình xây dựng các khu dân cư nhà ở cao tầng, xây dựng
cơ sở hạ tầng phục giao thông (cầu, đường…) và nhiều trung tâm thương mại
dịch vụ (khu trung tâm thương mại Cái Khế, khu Nam sông Hậu Cần Thơ…),
không ngừng phát triển đã làm cho lượng rác từ quá trình xây dựng ngày càng
gia tăng. Nguồn gốc và thành phần rác trong quá trình xây dựng chủ yếu từ: quá
trình sinh hoạt cá nhân của công nhân xây dựng (bọc, giấy, tàn thuốc lá…) và
quá trình trong xây .


8

2.3 Hiện trạng chất thải rắn ở Tp.Cần Thơ
Theo số liệu tổng hợp năm 2015, khối lượng rác thải sinh hoạt được thu gom
và xử lý trên địa bàn thành phố đạt khoảng 650 tấn/ngày; đối với chất thải rắn công
nghiệp thông thường khối lượng được thu gom và xử lý đạt khoảng 150 – 180
tấn/ngày.Năm 2015, thành phố đã phê duyệt Quy hoạch xử lý chất thải rắn thành
phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 280/QĐUBND ngày 19/01/2015. Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ đã kêu gọi nhà đầu tư
đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố theo hình thức xã hội

hóa, từng bước triển khai cụ thể hóa định hướng quy hoạch các khu xử lý chất thải
rắn trên thành phố Cần Thơ, đạt được một số kết quả như sau:
- Đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt tại Khu xử lý
chất thải rắn quận Ô Môn, phường Phước Thới, quận Ô Môn do Công ty Cổ phần
Thương mại và Đầu tư Công nghệ Ecotech Việt Nam thực hiện.
- Đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt tại Khu xử lý
chất thải rắn huyện Cờ Đỏ, xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ do Công ty Trách nhiệm
hữu hạn Dịch vụ Thương mại Minh Thông thực hiện.
- Đầu tư các lò đốt chất thải rắn sinh hoạt tại bãi rác hiện hữu của quận Thốt Nốt,
tại phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt do Công ty Trách nhiệm hữu hạn môi
trường xanh Phương Việt thực hiện.
- Ngoài ra, thành phố Cần Thơ đang tiếp tục xem xét, lựa chọn nhà đầu tư đầu tư
nhà máy xử lý chất thải rắn tại Khu xử lý chất thải rắn xã Trường Xuân,huyện Thới
Lai
Về tổ chức bộ máy quản lý : kể từ năm 2017 thành phố Cần Thơ đã phân công cụ
thể nhiệm vụ quản lý chất thải rắn đối với các sở ngành, UBND quận, huyện,
UBND xã phường, thị trấn, đơn vị thu gom vận chuyển chất thải rắn, các đơn vị
quản lý, vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn.
Nguồn nhân lực và tài chính cho công tác quản lý chất thải rắn: Như cầu nguồn
vốn đầu tư theo định hướng Quy hoạch xử lý chất thải rắn thành phố Cần Thơ đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 khoảng 2.476 tỷ đồng, bao gồm: vốn ngân sách
nhà nước (khoảng 1.071 tỷ đồng) và các nguồn vốn hợp pháp khác (khoảng 1.405
tỷ đồng), trong đó:
- Giai đoạn đến năm 2020 khoảng 2.117 tỷ đồng
- Giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 359 tỷ đồng.


9

CHƯƠNG III CÁC PHƯƠNG ÁN GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG MÔI

TRƯỜNG ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI TP.CẦN THƠ
3.1 Công tác thu gom rác ở Tp.Cần Thơ :
Cty CTĐT Tp. Cần Thơ chỉ thu gom và xử lý trên 4 quận nội ô của thành phố là:
Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn. Riêng tại 2 quận Ninh Kiều và Bình
thủy công tác thu gom rác sinh hoạt, đường phố, hẽm, chợ, dịch vụ, tổng vệ sinh…
do Xí nghiệp môi trường đơn vị trực thuộc của Cty CTĐT Tp. Cần Thơ với lượng
cán bộ và công nhân viên của Xí nghiệp môi trường là 328 người (trong đó số lao
động trực tiếp là 309 người), mỗi công nhân thực hiện công việc thu gom và vệ
sinh phụ trách địa bàn thu gom khoảng từ 200 – 300 hộ gia đình hay theo tuyến
đường, tổ chức với lượng rác thu gom hằng ngày khoảng 3m3, mỗi ngày công
nhân thực hiện lấy rác hai lần trong ngày. Tiền lương của công nhân thu gom rác
Đối tượng công nhân thu gom rác Mức lương (triệu/tháng) Nếu đối với người mới
vô làm Khoảng 1.600.000 đến 1.700.000 triệu/tháng Bình quân mỗi công nhân
Khoảng 2.000.000 đồng/tháng Nếu đối với người làm lâu năm Khoảng 3.000.000
đến 4.000.000 triệu/tháng. (Nguồn, Xí nghiệp môi trường – 2010) Còn các quận,
huyện Thốt Nốt, Thới Lai, Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạch do các Hợp Tác Xã và
tư nhân tổ chức thu gom.
Trang thiết bị và phương tiện phục vụ cho việc lưu trữ, thu gom và vận chuyển Số
lượng phương tiện và thiết bị phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển như :
-

Xe ép rác Loại xe Đơn vị Số lượng Sức chứa (m3)
Xe cuốn ép rác chuyên dùng loại 3,9 tấn
Xe cuốn ép rác chuyên dùng loại 4,0 tấn
Xe cuốn ép rác chuyên dùng loại 5,0 tấn
Xe cuốn ép rác chuyên dùng loại 5,35 tấn
Xe cuốn ép rác chuyên dùng loại 5,41tấn
Xe cuốn ép rác chuyên dùng loại 6,0 tấn
Xe cuốn ép rác chuyên dùng loại 6,5 tấn
Xe cuốn ép rác chuyên dùng loại 6,75 tấn

Xe cuốn ép rác chuyên dùng loại 7,0 tấn


10

Một số thiết bị thu gom ở Cần Thơ :

Ảnh 4 : Xe thu gom rác bằng
nhựa Composit có nắp đậy

Ảnh 5 : Thùng rác có 2 bánh xe
có nắp đậy ở cập bên đường

Ảnh 6 : Thùng rác “hình thú” tại khu vực vui chơi (Bãi Cát)


11

Ảnh 7 : Xe cơ giới vận chuyển rác tại TP. Cần Thơ
3.2 Các phương pháp xử lý chất thải rắn ở Tp. Cần Thơ
Mô hình kết hợp các giải pháp trong chiến lược quản lý chất thải bao gồm tất cả
các phương án quản lý chất thải, thay vì chỉ tập trung vào công tác xử lý (thu gom,
chôn lấp) truyền thống trước đây. Các giải pháp quản lý chất thải được lựa chọn có
thể bao gồm việc giảm nguồn thải, tái sử dụng, tái chế, sản xuất phân hữu cơ, thu
hồi năng lượng,... nhằm làm giảm dòng chất thải đưa ra bãi chôn lấp, từ đó tăng
thời gian sử dụng của bãi chôn lấp và giảm chi phí cả về kinh tế lẫn môi trường
trong công tác quản lý chất thải rác, khí thải và nước rỉ rác. Việc tính toán dịch
chuyển dòng thải này trong quy hoạch quản lý chất thải là cơ sở để xác định nhu
cầu về năng lực thu gom chất thải và thời gian sử dụng bãi chôn lấp.
Một số giải pháp như

- Giảm phát thải
Nói đến giảm phát thải không chỉ là giảm số lượng chất thải mà còn đề cập cả đến
việc giảm nồng độ và độc tính của chất thải ngay tại nguồn phát thải. Giảm phát
thải trong công nghiệp bao gồm giảm lượng thải trong quá trình sản xuất, sản xuất
các sản phẩm tạo ít phát thải, sản phẩm dễ dàng phân hủy khi thải bỏ, sản phẩm
không hoặc chứa ít chất thải nguy hại,... Ngay cả việc thay đổi thói quen tiêu dùng
hàng ngày hướng tới các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm ít bao bì, ít
hoạt chất,... cũng là một giải pháp hữu hiệu để giảm phát thải. Ngoài ra, việc giảm
phát thải của một qui trình sản xuất cũng được thực hiện bằng nhiều giải pháp khác
nhau, trong đó đánh giá sản xuất sạch hơn cũng là một giải pháp tích cực và hiệu


12

quả trong thời gian qua. Việc áp dụng các chương trình sản xuất sạch hơn tại các
nhà máy, các doanh nghiệp sản xuất làm tăng hiệu quả kinh tế trong quá trình sản
xuất của họ thông qua giảm ô nhiễm tại nguồn (Lê Hoàng Việt, Nguyễn Xuân
Hoàng, 2004). Thêm vào đó, các giải pháp chiến lược khác như áp phí thải bỏ, thuế
xử lý chất thải cho các loại rác thải điện tử, điện lạnh,... đã áp dụng thành công ở
nhiều nước phát triển nhưng chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam - nơi các giải
pháp quản lý và xử lý chất thải còn lạc hậu.
- Tái sử dụng, tái chế
Tái sử dụng và tái chế là những thuật ngữ đồng nghĩa với việc giảm nguồn thải. Tái
sử dụng là dùng lại các sản phẩm hay nguyên vật liệu mà không có sự sửa đổi đáng
kể, chúng chỉ cần được làm sạch hoặc sửa chữa trước khi sử dụng lại. Tái chế khác
với tái sử dụng ở chỗ nó đòi hỏi sự biến đổi nhất định về thành phần, tính chất vật
lý, hóa học hay sinh học của chất thải để trở thành sản phẩm có thể sử dụng được.
Các giải pháp chiến lược thúc đẩy tái sử dụng và tái chế trong công nghiệp có thể
dưới dạng chương trình trao đổi chất thải công nghiệp.
Trong chương trình này, chất thải của một ngành nghề sản xuất nhưng lại là

nguyên liệu cho một ngành sản xuất khác, có thể được thông tin và trao đổi lẫn
nhau nhằm sử dụng hiệu quả và tối ưu nguồn tài nguyên trước khi thải bỏ. Ở Việt
Nam hiện nay, hoạt động tái sử dụng và tái chế là một ngành kinh doanh không
chính thức tuy nhiên mức đóng góp của hoạt động này trong giải quyết công ăn
việc làm và giảm nguồn thải là rất đang kể. Điều tra của DiGregorio et al. (1998)
tiến hành vào năm 1996 ở Hà Nội ước tính có khoảng 6.000 lao động có thu nhập
từ việc thu gom chất thải cho tái chế và tái sử dụng. Hoạt động này làm giảm
khoảng 20 ÷ 25% lượng chất thải cho các bãi chôn lấp, tương đương 80.000 tấn
chất thải mỗi năm. Một lợi ích kinh tế khác được ghi nhận từ công việc này là giảm
bớt chi phí của chính quyền thành phố cho công tác thu gom chất thải.
- Sản xuất phân hữu cơ
Chế biến phân bón từ chất thải là một dạng tái chế chất thải bởi vì qua quá trình
phân hủy sinh học hiếu khí, các chất thải hữu cơ (thường là thức ăn và rau quả)
được biến đổi thành phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng. Mặc dù phân hữu cơ có
hàm lượng dinh dưỡng không cao như phân hóa học nhưng sử dụng phân hữu cơ là
hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp bền vững. Căn cứ vào thành phần rác
thải ở khu vực ĐBSCL như trình bày ở bảng 1, ta thấy hàm lượng chất hữu cơ
trong rác đô thị rất cao chiếm từ 57 ÷ 87%. Đây chính là thành phần thiết yếu và
thích hợp nhất cho chế biến phân hữu cơ.


13

- Thu hồi năng lượng
Việc thu hồi năng lượng từ quá trình thiêu hủy chất thải không chỉ đơn thuần tạo
ra năng lượng mà còn làm giảm bớt khối lượng chất thải phải chôn lấp đến 90%.
Tuy nhiên, hàm lượng rác thải ở Việt Nam có nhiệt trị cao rất thấp; do đó, thu hồi
năng lượng không phải là phương án khả thi về kinh tế và kỹ thuật. Trong trường
hợp này, định hướng phân loại chất thải tại nguồn sẽ là giải pháp ưu tiên thực hiện
để phân lập dòng chất thải vô cơ đưa vào thiêu đốt hoặc chôn lấp.



14

CHƯƠNG IV CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG GIÁO DỤC MÔI
TRƯỜNG Ở TP.CẦN THƠ
Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường: Chất lượng công tác
thẩm định, phê duyệt đánh giá môi trường tác động môi trường đã được nâng cao
về chiều sâu thông qua sự tham gia phản biện của các chuyên gia, các nhà khoa
học của Trường Đại học Cần Thơ; Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long… đồng
thời, có sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đến tính chất của dự án. Thường
xuyên thực hiện rà soát các quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án hiện
chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường để đề xuất các biện pháp khắc phục;
không đưa vào xây dựng, vận hành các dự án chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về
bảo vệ môi trường; không phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu
tư tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Kiểm soát ô nhiễm tại nguồn được
thực hiện nghiêm túc, quản lý các nguồn thải, phát thải khí nhà kính ngày càng
được quan tâm; Áp dụng nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu các loại khí
thải độc hại ra môi trường như: hạn chế hợp lý sự gia tăng phương tiện giao thông
cá nhân, bước đầu tổ chức tốt hệ thống giao thông công cộng, các tuyến xe buýt
công cộng đô thị và ngoại thành đã góp phần làm giảm áp lực xe máy, giảm ùn tắc
giao thông và giảm khí thải phát sinh trong đô thị. Đối với các công trình đang thi
công, đặc biệt chú ý biện pháp giảm thiểu khói bụi phát sinh trong báo cáo đánh
giá tác động môi trường và có biện pháp giám sát việc thực hiện giảm thiểu ô
nhiễm khói bụi trong quá trình thi công. Thành phố đã lắp đặt và vận hành trạm
quan trắc không khí tự động liện tục tại cửa ngõ thành phố; kết quả từ trạm quan
trắc cho thấy nồng độ các chất độc hại như SOx, NOx, COx… trong không khí trên
địa bàn thành đạt mức cho phép.
Tăng cường kiểm tra các hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp,
nuôi trồng thủy sản; hướng dẫn thu gom, xử lý và tiêu hủy các loại thuốc, hóa chất,

thức ăn thủy sản, chăn nuôi đã hết hạn sử dụng, dụng cụ, bao bì đựng phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y hoặc các loại thuốc ngoài danh mục được phép
lưu hành tại Việt Nam; ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng hóa chất
trong canh tác, sử dụng thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học nằm ngoài danh
mục cho phép trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Kiểm soát tốt tình hình sử
dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật giảm dần nhờ ứng dụng khoa học công
nghệ trong sản xuất nông nghiệp.
Quản lý, giám sát nguồn thải nguy hại thực hiện nghiêm túc, các cơ sở sản xuất
kinh doanh, dịch vụ thực hiện khá đầy đủ báo cáo giám sát môi trường định kỳ,
báo cáo quản lý chất thải nguy hại; kiểm soát ô nhiễm tại các cơ sở sản xuất, kinh


15

doanh dịch vụ trong và ngoài khu công nghiệp được tăng cường. Có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, Ban Quản lý các khu chế xuất và công
nghiệp và các quận huyện trên toàn địa bàn thành phố.
Khắc phục tình trạng mất vệ sinh công cộng, thu gom và xử lý triệt để rác thải.
Hiện tại, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị được thu gom đạt tỷ lệ 90%, được xử
lý bằng các phương pháp chủ yếu là đốt và chôn lấp tại các khu xử lý rác thải sinh
hoạt. Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở công
nghiệp đều được thu gom và xử lý. Tỷ lệ thu gom rác thải y tế đạt 100%.
Bên cạnh đó, trong những năm qua thành phố quan tâm chỉ đạo xây dựng nếp sống
văn hoá - văn minh đô thị thông qua các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa” các cuộc vận động “Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn
hóa”, “Xây dựng khu vực văn hóa, ấp văn hóa” ...
Thành phố cũng đã thực hiện nhiều biện pháp về bảo vệ, khắc phục ô nhiễm nhằm
nâng cao chất lượng môi trường sống cho cộng đồng. Các chỉ tiêu môi trường đạt
tỷ lệ cao và có xu hướng tăng dần qua các năm. Chú trọng xử lý triệt để các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường; môi trường nông thôn, môi trường làng nghề đều được

chú trọng cải thiện. Môi trường đô thị đã được cải thiện; các dự án nâng cấp đô thị
thành phố đã di dời các dãy nhà ven kênh, rạch, xây dựng các bờ kè tạo mỹ quan
đô thị và hạn chế rác, nước thải chưa qua xử lý xả vào các kênh, rạch; hệ thống
thoát nước đô thị thành phố được cải tạo, nâng cấp, trang bị các phương tiện hút
bùn cống ngầm, nạo vét kênh rạch nhằm tránh úng ngập vào mùa mưa; công tác vệ
sinh đô thị từng bước được cải tiến phù hợp với điều kiện thực tế, tạo mỹ quan và
giảm ảnh hưởng môi trường như chuyển công tác thu gom rác từ ngày sang đêm,
cải tiến thiết bị thu gom thô sơ, cồng kềnh bằng các thiết bị gọn nhẹ, kín hạn chế
phát sinh mùi, nước rỉ.



×