Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tìm hiểu về kỹ thuật nuôi trồng nấm linh chi và các ứng dụng trong nghành dược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 34 trang )

TÓM TẮT
Đặt vấn đề
Nấm linh chi là loại nấm có giá trị dinh dưỡng, giá trị dược học và giá trị kinh tế cao.
Hiểu được những lợi ích của nấm linh chi chúng tôi muốn nghiên cứu để biết rõ về
loại nấm quý này. Nội dung đề tài”Tìm hiểu về kỹ thuật nuôi trồng nấm linh chi và
các ứng dụng trong nghành dược”.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu về kỹ thuật nuôi trồng nấm linh chi đỏ(Ganoderma Lucidum) trên mạt cưa
cao su, và công dụng của nấm linh chi trong nghành dược.
Phương pháp nghiên cứu được hổ trợ như: Thư viên, sách báo, internet, luận văn.

Kết quả
Nấm linh chi là một loại siêu thảo dược, không có bất cứ một loại thuốc bổ nào dù
Đông Y hay Tây Y nào có thể so sánh do cùng lúc chứa nhiều hoạt chất quý hiếm như
Polysaccharides, Triter-penoids(axit ganoderic), ganopoly, lanostan..
Ngoài ra, nấm linh chi đỏ còn chứa nhiều dược chất thiết
yếu
khác
như
carbohydrate, axit amin, protein, các chất béo, chất xơ, alkaloid, glucoside, dầu dễ bay
hơi, vitamin B2 (riboflavin), acid ascorbic, acid fumaric, aminiglucos, ergosterol, nitol,
coumarin, lacton và các enzym khác nhau...Nó cũng chứa các khoáng chất như canxi,
kẽm, magie, đồng, coumarin..
Nhờ sự đa dạng của các hoạt chất quý hiếm, nấm linh chi có tác dụng hổ trợ điều trị rất
nhiều căn bệnh khác nhau.

Kết luận
Sau khi tìm hiểu về công dụng của nấm linh chi, đả biết được nấm linh chi mang lại
hiệu quả rất cao trong quá trình hổ trợ điều trị các bệnh như: bệh gan, bệnh thận, bệnh
huyết áp, chống mỡ máu…Thị trường hiện nay đang tăng việc phát triển trồng nấm


linh chi đỏ.

1


MỤC LỤC

2


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1. Bề mặt trên của quả thể nấm linh chi đỏ(Ganoderma lucidum)
Hình 2.2. Bề mặt dưới của quả thể nấm linh chi đỏ(Ganoderma lucidum)
Hình 2.3.Qủa thể nấm linh chi vàng(Ganoderma lucidum)
Hình 2.4. Qủa thể nấm linh chi đen(Ganoderma lucidum)
Hình 2.5. Qủa thể nấm linh chi trắng(Ganoderma lucidum)
Hình 4.1. Sơ đồ quy trình nuôi trồng nấm linh chi trên mạt cưa
Hình 4.2.Hình (A) mạt cưa chưa phối trộn phụ gia làm ẩm
Hình(B) mạt cưa được phối trộn phụ gia làm ẩm
Hình 4.3. Hình chụp sàn mạt cưa bằng máy
Hình 4.4. Đóng bịch nguyên liệu mạt cưa
Hình 4.5. Đóng bịch nguyên liệu mạt cưa bằng máy
Hình 4.6. Lò hấp thanh trùng bằng hơi nước sôi
Hình 4.7. Hình ảnh chụp cấy giống không có tủ cấy
Hình 4.8. Hình ảnh chụp nhà ủ nấm
Hình 4.9. Ảnh chụp bịch phôi nấm linh chi nằm ngang
Hình 4.10. Ảnh chụp nhà trồng nấm linh chi

Bảng
Bảng 4.1. Thành phần dinh dưỡng của một số nguyên liệu bổ sung


3


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Nấm linh chi đã được nuôi trồng từ rất lâu, không những là nấm ăn mà nó còn là một
loại dược liệu quý hiếm. Từ xa xưa đến nay nấm Linh chi vẫn được xem là nguồn thực
phẩm cao cấp với mùi vị thơm đặc trưng. Vì vậy nấm không chỉ là thức ăn ngon mà
còn là thực phẩm chức năng tốt cho sức khoẻ con người.
Cũng như nhiều loại nấm khác, nấm Linh chi có hàm lượng chất béo thấp. Thành phần
chất béo chủ yếu là axít béo chưa no, rất thích hợp cho những người ăn kiêng, chống
béo phì. Hàm lượng protein cao chỉ sau thịt và đậu nành.
Ngoài những giá trị về dinh dưỡng, nấm Linh chi còn có những dược tính quý. Những
khảo sát dược lý và lâm sàng hiện nay cho thấy Linh chi không có độc tính, không có
tác dụng phụ dù dùng dài ngày, không tương kỵ với những dược liệu khác hoặc tân
dược trong điều trị và Linh chi cũng có nhiều công dụng:
* Linh chi được dùng trong điều trị viêm gan do virus.
* Hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư.
* Chống dị ứng, chống viêm.
* Tác dụng như chống oxy hoá.
* Bảo vệ và chống ảnh hưởng của các tia chiếu xạ.
* Nâng cao hệ miễn dịch trong điều trị nhiễm HIV.
* Điều hoà và ổn định huyết áp. Chống nhiễm mỡ xơ mạch và các biến chứng, giảm
cholesterol.
* Chữa loét dạ dày, tá tràng.
* Hỗ trợ trong điều trị tiểu đường.
* Chống suy nhược thần kinh kéo dài, mất ngủ.
* Chống stress gây căng thẳng và còn nhiều công dụng khác…
Nhờ những giá trị dinh dưỡng và dược học mà ngày nay ở Việt Nam và trên toàn thế
giới việc nuôi trồng, tiêu thụ nấm Linh chi tăng mạnh. Các nước sản xuất nấm Linh

chi chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam …
Việt Nam là một nước nông nghiệp và giàu tiềm năng về lâm nghiệp, do đó nguồn phế
thải nông - lâm nghiệp như bã mía, rơm rạ, mạt cưa rất dồi dào, đây là nguồn nguyên


liệu thích hợp cho việc trồng nấm. Nuôi trồng nấm Linh chi ở nước ta đã tiến hành từ
nhiều năm trước đây, nhưng chỉ với những trang trại theo quy mô nhỏ lẻ, tự phát. Do
chưa cơ cấu giống thích hợp và chưa có kỹ thuật nuôi trồng cụ thể hoặc có những
người nuôi trồng chưa nắm bắt rõ. Nên hầu hết các trang trại nuôi trồng nấm không
phát triển so với các nước bạn.
Từ những điều trình bày trên, mục tiêu của đề tài là:
1. Nghiên cứu kỹ thuật trồng nấm Linh chi đỏ (Ganoderma lucidum) trên mạt cưa cao
su.
2. Khảo sát tốc độ phát triển lan tơ của nấm Linh chi.
3. So sánh tốc độ lan tơ của nấm Linh chi giống trên hạt lúa và trên thân khoai mì.


CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1.Giới thiệu về nấm linh chi
Linh chi có rất nhiều tên gọi: Nấm vạn năm, Nấm thần tiên, Cỏ trường sinh, Hạnh nhĩ,
… trong đó Linh chi thảo là phổ biến nhất và được truyền tụng từ hàng ngàn năm nay
với rất nhiều truyền thuyết. Ngược dòng thời gian, các ghi chép sớm nhất về Linh chi
là từ thời Hoàng đế, cách đây hơn 2000 năm. Theo các sách kim điển thì Linh chi có
tác dụng làm trẻ hóa, sống lâu và ngừa được bách bệnh.
Trong truyền thuyết của người Trung Quốc thường lưu truyền các câu chuyện về Linh
chi chữa bệnh nan y, khá nhiều chuyện hấp dẫn và cảm động. Trong truyền thuyết nổi
tiếng “Bạch xà truyện” kể rằng vì muốn cứu sống người chồng mà xà tinh Bạch nương
nương đã không quản ngại hiểm nguy đến tận núi Nga My xa hàng ngàn dặm lấy cắp
tiên thảo của Nam Cực tiên ông. Cuối cùng mục đích của nàng đã đạt được, Hứa Tiên
được cứu sống và tiên thảo đó chính là Linh chi. Vào thời Hán Vũ đế, trên chiếc xà

ngang cung điện, một hôm bỗng mọc ra một cây nấm Linh chi, các vị đại thân đến
chúc mừng và tâu rằng: Linh chi mọc là dự báo điềm lành đến với nhà vua. Từ đó Hán
Vũ đế đã hai lần hạ chiếu ân xá phạm nhân.
Về công dụng chữa bệnh của Linh chi, lần đầu tiên xuất hiện là trong y văn Hán Vũ
đế. Trong “Thần nông bản thảo kinh”, bộ sách nổi tiếng về thảo dược ra đời cách đây
hơn 2000 năm được biên soạn từ thời hậu Hán (năm 25 đến 22 trước công nguyên), đề
cập đến 365 dược thảo thì Linh chi xếp vào loài Thượng dược, ở vị trí số một sau đó
mới đến nhân sâm. Thần nông bản thảo kinh phân biệt Linh Chi theo màu sắc, có ghi:
Linh Chi có 6 loại: Xích chi, Thanh chi, Bạch chi, Hoàng chi, Hắc chi, Tử chi.
Đến thời Minh, Lý Thời Trân viết bản thảo cương mục gồm 2000 loài thuốc thì Linh
Chi vẫn được xếp vào hàng đầu. Ông viết: “Dùng lâu người nhẹ nhàng, không già,
sống lâu như thần tiên”. Ông căn cứ vào tính vị, công năng, tác dụng mà phân Linh
Chi ra thành 6 loại :
1. Thanh chi: Còn có tên là Long chi: Toàn bình, không độc. Chủ trị sáng mắt, bổ can
khí, an thần, tăng trí nhớ.
2. Hồng chi: Còn có tên là Xích chi hay Đơn chi: Vị đắng, tính bình, không độc. Chủ
trị xung trung kết (tức ngực) ích tâm khí, bổ trung, tăng trí nhớ, tăng trí tuệ.
3. Hoàng chi: Còn có tên là Kim chi: Cam (ngọt) bình, không độc. Chủ trị ích trùng
khí, an thần.


4. Bạch chi: Còn có tên là Ngọc chi: Cay, bình, không độc. Chủ trị ích phế khí, làm
thông miệng, mũi, an thần.
5. Hắc chi: Còn có tên gọi là Huyền chi: Mặn, bình, không độc. Chủ trị ù tai, lợi khớp,
bảo thần (bảo vệ công năng của hệ thần kinh) ích tinh khí, làm dai gân cốt.
6. Tử chi: Còn có tên gọi là Mộc chi: Ngọt, ôn, không độc. Chủ trị lợi thủy đạo (lợi
tiểu), ích thận khí.
Trong các bức họa hoặc các tướng đạo Trung Quốc, Linh chi thường được mang bên
mình. Các đạo sĩ tin rằng Linh chi được các thần linh ban cho và “là hạt giống tinh
thần”. Họ tôn trọng Linh chi vì nó làm cân bằng ngũ quan và do đó hỗ trợ trường thọ.

Ở Việt Nam, trong những tác giả xưa có hai ngưới nói đến Linh chi, một là danh y Hải
Thượng Lãn Ông (1720 – 1791) trong “Y lý thâu nhàn ngôn phụ chí” (Trong khi làm
thuốc tìm thú nhàn, mượn lời quê để nói lên ý chí của mình) bài thơ số 14, Hải Thượng
viết:
Xuân nhật đăng sơn thái dược.
Vu hồi thạch kính đạt sơn phi.
Lai tuyết tàn hoa thẩm đạo y.
Phất khứ hoang vân đăng tuyệt hiến.
Phượng hoàng sào hạ mịch Linh chi.
Đã được Nguyễn Thanh Giản, Nguyễn Tử Siêu, Nam Trân cùng dịch như sau:
Ngày xưa lên núi hái thuốc.
Đường lên sườn núi mãi quanh đi.
Tuyết rụng hoa rơi thẫm đạo y.
Rẽ lối mây mù leo tận đỉnh.
Tới vùng tổ phượng hái Linh chi.
Người Việt Nam thứ hai có nói đến Linh chi là nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 –
1784) viết về Linh chi trong “Vân Đoài loại ngư” và “Kiến văn tiểu lục” đánh giá Linh
chi là “Một sản vật quý hiếm của đất rừng Đại Nam” với những tác dụng lớn như kiện
não, bảo can, cường tâm, kiên vị, cường phế, giải độc, giải cảm và giúp con người
sống lâu tăng tuổi thọ.


Nấm Linh chi được Kỹ Sư Nguyễn Thanh đưa từ Trung Quốc về Việt Nam với một số
chủng Linh chi đỏ quý Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr.) Karst …, và được nuôi
trồng ra quả thể tại Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Ở (hình 2.1 và hình 2.2) là quả thể
nấm Linh chi đỏ.
Người Việt Nam thứ hai có nói đến Linh chi là nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 –
1784) viết về Linh chi trong “Vân Đoài loại ngư” và “Kiến văn tiểu lục” đánh giá Linh
chi là “Một sản vật quý hiếm của đất rừng Đại Nam” với những tác dụng lớn như kiện
não, bảo can, cường tâm, kiên vị, cường phế, giải độc, giải cảm và giúp con người

sống lâu tăng tuổi thọ.
Nấm Linh chi được Kỹ Sư Nguyễn Thanh đưa từ Trung Quốc về Việt Nam với một số
chủng Linh chi đỏ quý Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr.) Karst …, và được nuôi
trồng ra quả thể tại Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Ở (hình 2.1 và hình 2.2) là quả thể
nấm Linh chi đỏ.

Hình 2.1: Bề
thể nấm Linh
(Ganoderma

mặt trên của quả
chi đỏ
lucidum)


Hình 2.2: Bề mặt dưới của quả thể nấm Linh chi đỏ (Ganoderma lucidum)
Ngày nay, các nhà khoa học đã xác định Linh chi là một loài nấm Linh chi là một loài
có tên khoa học là Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr.) Karst, tên thông dụng là Linh
chi (Việt Nam), Lingzhi (Trung Quốc), Reishi (Nhật Bản). Nấm có màu đỏ, hiện nay
có khoảng 45 thứ (variete) Linh chi được xác định, nghĩa là chỉ có Linh chi đỏ ta đã có
45 loại có màu sắc khác nhau thay đỗi từ vàng, vàng cam đến cam, đỏ cam, đỏ, đỏ
sậm, đỏ tía, …Ngoài ra còn có Linh chi đen (Ganoderma sinense) như (hình2.4), Linh
chi tím (Ganoderma japonicum) là hai loại hoàn toàn khác Linh chi đỏ. Linh chi vàng
gặp ở Việt Nam là (Ganoderma colossum) như (hình 2.3) chưa phát hiện ở Trung Quốc
và các nước Đông Nam Á khác.

Hình 2.3: Qủa thể nấm Linh chi vàng (Ganoderma colossum)


Hình 2.4: Quả thể nấm Linh chi đen (Ganoderma sinense)


Hình 2.5: Quả thể nấm Linh chi trắng
Các loài Linh chi được xếp vào một họ riêng là họ nấm Linh chi Ganodermataceae
trong đó chi Ganoderma có rất nhiều loài, đến gần 80 loài, do vậy Linh chi đỏ được
gọi là Linh chi chuẩn để phân biệt với những loài khác cùng chi Ganoderma nhưng
không phải là Linh chi thật sự. Khi nói đến Linh chi là đề cập đến Linh chi đỏ
Ganoderma lucidum đây là loại Linh chi tốt nhất trong các loài thuộc họ Linh chi. Cho
đến nay chưa ai thấy và chưa có mô tả khoa học về Linh chi trắng (hình 2.5) và Linh
chi xanh thuộc chi Ganoderma trong họ Ganodermataceae mà chỉ mới thấy Linh chi
đỏ, Linh chi đen, Linh chi vàng, Linh chi tím. Ngoài ra, các nhà khoa học Nhật Bản
còn cho rằng trồng trong một số điều kiện khác nhau Linh Chi sẽ có màu khác nhau.
Tên khoa học: Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr) Kart (Linh Chi có nhiều loài khác
nhau).
Nấm Linh Chi thuộc:







Ngành
Lớp
Bộ
Họ
Chi
Loài

: Eumycota.
: Basidiomycetes.

: Polyporales.
: Ganodermataceea.
: Ganoderma
: Ganoderma lucidum


Chi Ganoderma rất phong phú và phân bố khá rộng, nhất là ở vùng nhiệt đới ẩm, một
số dùng làm thực phẩm chức năng và dược phẩm. Gặp hầu hết ở các nước Châu Á ở
Việt Nam gặp rãi rác từ Bắc đến Nam.
2.2. Đặc điểm sinh học
Về hình thái ngoài chúng cũng có ít nhiều sai khác. Quả thể có cuống dài hoặc ngắn,
thường đính bên, đôi khi trở thành đính tâm do quá liền tán mà thành. Cuống nấm
thường hình trụ, hoặc thanh mảnh (cỡ 0,3 – 0,8 cm đường kính), hoặc mập khỏe (tới 2
– 3,5 cm đường kính). Ít khi phân nhánh, đôi khi có uốn khúc cong quẹo (do biến dạng
trong quá trình nuôi trồng). Lớp vỏ cuống láng đỏ – nâu đỏ – nâu đen, bóng, không có
lông, phủ suốt lên mặt tán nấm.
Mũ nấm dạng thận – gần tròn, đôi khi xòe hình quạt hoặc ít nhiều dị dạng đồng tâm và
có tỉa rảnh phóng xạ, màu sắc từ vàng chanh – vàng nghệ – vàng nâu – vàng cam – đỏ
nâu – nâu tím, nhẵn bóng, láng như verni. Khi già, sẫm màu lớp vỏ láng lớp phấn đỏ
nâu trên bề mặt ngày càng nhiều và dày hơn. Kích thước tai nấm biến động lớn, từ 5 –
12 cm, dày 0,8 – 3,3 cm. Phần đính cuống hoặc gồ lên hoặc lõm như lõm rốn.
Phần thịt nấm dày từ 0,4 – 2,2 cm, màu vàng kem – nâu nhợt – trắng kem, phân chia
kiểu lớp trên và lớp dưới. Thấy rõ ở các lớp trên, các tia sợi hướng lên. Trên lát cắt
trên giải phẫu hiển vi, chỉ thấy đầu trên các sợi phình hình chùy, màng rất dày, đan khít
vào nhau, tạo thành lớp vỏ láng (dày khoảng 0,2 – 0,5 mm). Nhờ lớp láng bóng không
tan trong nước do đó mà nấm chịu được mưa, nắng. Ở lớp dưới hệ sợi tia xuống đều
đặn, tiếp giáp vào tầng sinh bào tử.
Tầng sinh sản (bào tầng – thụ tầng - hymenium) là một lớp ống dày từ 0,2 – 1,8 cm
màu kem – nâu nhạt gồm các ống nhỏ thẳng, miệng gần tròn, màu trắng, vàng chanh
nhạt, khoảng 3 -35 ống/mm. Đảm đơn bào (holobasidie) hình trứng hình chùy, không

màu dài 16 – 22 µm, mang 4 đảm bào tử (basidiospores).
Bào tử đảm thường được mô tả có dạng trứng cụt (truncate). Đôi khi có tác giả mô tả
là dạng hình trứng có đầu chóp tròn – nhọn. Thực ra đó là do chụp phủ lớp nảy mầm
(tectum cap) hoặc phồng căng, hoặc lõm thụt vào mà thành. Bào tử đảm có cấu trúc
lớp vỏ kép, màu vàng mật ong sáng, chính giữa khối nội chất tụ lại một giọt hình cầu,
dạng giọt dầu, kích thước bào tử rất nhỏ dao động ít nhiều khoảng từ 8 – 11,5 x 6 – 7,7
µm, phải xem dưới kinh hiển vi mới thấy được, khá phù hợp với tác giả (bảng 2.1).
Bào tử Linh chi có hai lớp vỏ rất cứng, khó nảy mầm. Bào tử Linh chi có chứa các
thành phần giống như Linh chi: Polyssacharide, triterpen, acid béo, acid amin, vitamin
và các nguyên tố vi lượng, với hàm lượng đậm đặc hơn Linh chi từ 7 đến khoảng 20


lần (theo một số báo cáo). Khi Linh chi phóng thích bào tử, nhìn xuyên qua ánh nắng
sẽ thấy từng đợt bào tử bay như khói bám vào mặt trên Linh chi tạo thành một lớp bụi
mỏng màu nâu đỏ, rất mịn, như đất đỏ bazan.
Tuy vậy số lượng bào tử Linh chi là rất ít. Khi thu hoạch 1 tấn nấm Linh chi sẽ thu
được 1kg bào tử. Tác dụng của bào tử cũng giống như tác dụng của nấm Linh chi.
Thường một vài sản phẩm của các hãng trên thị trường có phối hợp Linh chi và bào tử
phá vỏ hoặc không phá vỏ. Các sản phẩm này thường đắt hơn các sản phẩm không có
bào tử. Tuy nhiên những bào tử đã phá lớp vỏ thì dễ bị oxy hóa nếu bảo quản không
tốt, còn nếu không phá vỏ thì cơ thể khó hấp thụ nếu dùng dưới dạng viên nang.
2.3. Điều kiện sinh trưởng và sinh sản
● Nhiệt độ thích hợp:
- Giai đoạn nuôi sợi: Từ 20oC đến 30oC
- Giai đoạn quả thể: Từ 22oC đến 28oC
● Độ ẩm:
- Độ ẩm cơ chất: Là lượng nước bổ sung vào cơ chất để nấm có thể mọc được từ 60
đến 65%.
- Độ ẩm không khí: Gọi là độ ẩm tương đối không khí. Nó biểu hiện bảng phần trăm
của tỉ lệ độ ẩm tuyệt đối trên độ ẩm bảo hoà của không khí, độ ẩm không khí từ 80%

đến 95%.
- Độ thông thoáng: Trong suốt quá trình nuôi sợi và phát triển quả thể, nấm Linh chi
đều cần có độ thông thoáng tốt.
● Ánh sáng:
- Giai đoạn nuôi sợi: Không cần ánh sáng.
- Giai đoạn phát triển quả thể: Cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng có thể đọc sách được).
Cường độ ánh sáng cân đối từ mọi phía.
● pH:
Linh chi thích nghi trong môi trường trung tính đến acid yếu. Đối với nguyên liệu
trồng nấm, không ở dạng dung dịch, nên khó đo với các loại máy đo pH ở dạng dung
dịch. Người ta có thể dùng “pH đo đất” để xác định độ pH của nguyên liệu. Dụng cụ


đơn giản như một cái dùi nhọn, khi ghim vào nguyên liệu sẽ cho biết ngay pH của cơ
chất.
● Dinh dưỡng:
Sử dụng nguồn dinh dưỡng trực tiếp từ nguồn xenlulo.
2.4. Tác dụng của nấm Linh chi
Linh chi được dùng như một thượng dược từ khoảng 4000 năm nay ở Trung Quốc.
Chưa thấy có tư liệu về tác dụng xấu, độc tính của Linh chi (ngoại trừ các khảo cứu về
khả năng tồn tại các dị ứng nguyên trên bề mặt bào tử một số loài Ganoderma – điều
rất phổ biến trong nấm).
Linh chi là “Cây gậy chống trước khi ngã”
Linh chi là một loại nấm đặc biệt, Linh chi có tính bình, vị đắng, có tác dụng tăng co
bóp cơ tim, tăng tuần hoàn, trị chứng tắc nghẽn, khó chịu, tăng trí lực, kéo dài tuổi thọ.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
 Nấm linh chi đỏ(Ganoderma lucidum).
3.1.1.Nguyên liệu

 Thu mẫu dược liệu từ các nguồn: hái mẫu trên thực địa, mua từ nhà thuốc đông
y, chợ truyền thống.
3.1.2. Tham khảo tài liệu
 Sách: kỹ thuật trồng nấm của Lê Duy Thắng, nấm linh chi của Nguyễn Thượng
Dong.
 Internet: google, Website.
 Luận văn: các luận văn trong thư viện trường Đại Học Tây Đô.


3.2.Phương pháp nghiên cứu
 Tìm hiểu tổng quan và kỹ thuật trồng nấm linh chi đỏ:Vật liệu nghiên cứu,
phương pháp tiến hành, đặc điểm, chức năng của nấm linh chi đỏ
 Tìm hiểu tổng quan về dược liệu: dựa vào tài liệu tham khảo để tổng hợp các
thông tin liên quan đến dược liệu như: mô tả, phân bố, thu hái, cách dùng, liều
dùng, kết hợp đốu chiếu với thực tế.
 Tìm hiểu về bài thuốc: dựa vào tài liệu tham khảo để tổng hợp các thông tin liên
quan đến bài thuốc như: thành phần, công dụng, cách dùng, liều dùng của bài
thuốc.
 Tìm hiểu về sản phẩm: kết hợp kiểm tra sản phẩm thực tế trên thị trường.


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1

VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
4.1.1.Nguyên liệu

Nấm linh chi đỏ sử dụng nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa của các loại gỗ mềm không
có chứa tinh dầu độc tố như mùn cưa gỗ cao su, gỗ mít, bã mía, hoặc một số cây thuốc
họ thân thảo, nhưng đa số ở Việt Nam chúng ta đều sử dụng nguyên liệu dồi dào

không hạn chế mùn cưa cao su, bã mía.
Ngoài ra bổ sung thêm nhiều phụ gia ,phối trộn thêm nhiều chất dinh dưỡng .vi
khoáng chất tự nhiên như; bột cám, bột ngô,MgSO4,vôi, CaCO3, sử dụng nguồn nước
phải sạch (nước sinh hoạt).
Phối trộn nguyên liệu đồng nhất để chuẩn bị khâu ủ mạt cưa, ủ mạt cưa để lên men tỏa
nhiệt làm phân giải chất sơ và bay hơi các tinh dầu có trong mạt cưa giúp nguyên liệu
có điều kiện thấm nước, các vi khuẩn phân hủy làm diệt bớt mầm bệnh gây nhiễm
bệnh có trong nguyên liệu.
Nên sàn lượt các tạp chất trong mạt cưa để dễ hấp thu nước và tránh bị rách bịch.
Kiểm tra độ ẩm mạt cưa theo kinh nghiệm cho thấy nguyên liệu thiếu nước sẽ tốt hơn
nguyên liệu dư nước sẽ gây yếm khí làm chết tơ nấm.
Ủ phôi nấm nhanh trong vòng 6 giờ trở lên,không nên ủ thời gian quá 30 ngày.
4.1.2.Môi trường sống
Môi trường ở đây sử dụng cơ chất bằng mạt cưa cao su đã bổ sung phụ gia, tạo ẩm và
thanh trùng.
4.1.3.Dụng cụ và thiết bị
● Dụng cụ:
-Túi nilon PP kích thước 19 x 36 cm, cổ nút, nút bông, dụng cụ xoi lỗ
- Que cấy, panh kẹp, đèn cồn, cồn sát trùng
● Thiết bị:
-Máy sàng nguyên liệu
- Máy khuấy đảo


- Nồi hấp thanh trùng
- Phòng cấy giống phải sạch (được thanh trùng định kỳ bằng bột lưu huỳnh).
4.2.

PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH


Sơ đồ tiến hành:
Nước vôi
Nguyên liệu
gỗ/mạtcưa/loại khác

Ủ đông
Làm ẩm

Bổ sung dinh dưỡng

Trộn đều

Cấy giống

Thanh trùng

Tạo khối hoặc vô túi
nylon

Tưới nước
Nuôi ủ tơ nấm

Quả thể

Thu hái nấm

Hình 4.1. Sơ đồ qui trình nuôi trồng nấm Linh chi trên mạt cưa
Để có cơ sở so sánh tốc độ lan tơ của nấm Linh chi ở hai chủng giống cấy trên thì
trước tiên nguồn cơ chất sử dụng để nuôi trồng phải nằm trong cùng một điều kiện tính
chất sinh lí giống như nhau.

4.2.1.Chế biến nguyên liệu
● Yêu cầu:
Mạt cưa cao su tươi, khô, không có tinh dầu và độc tốt. Từ lúc đốn cây (chặt cây) 7
ngày sau lấy mạt cưa để phối trộn ngay không để quá lâu.
● Mục đích:
Quá trình phối trộn nhằm đồng nhất hỗn hợp chuẩn bị chi khâu ủ mạt cưa.


Việc trộn vôi vào nguyên liệu để điều hoà độ ẩm vì các chất này có đặc điểm hút ẩm
(giữ nước) khi dư nước và (nhã ra) trong trường hợp nguyên liệu thiếu nước.
Ủ mạt cưa để lên men tỏa nhiệt làm phân giải một phần chất xơ và để bay hơi các tinh
dầu có trong mạt cưa. Ủ mạt cưa để:
- Nguyên liệu có điều kiện thấm đều nước, đồng thời nước trộn phụ gia vào có dư sẽ
đọng xuống nền và ngấm xuống đất không gây trở ngại cho nấm phát triển sau này.
- Các nhóm vi sinh vật có sẵn trong mạt cưa, nhất là xạ khuẩn, phân huỷ một phần
nguyên liệu thành đơn giản hơn để cho nấm dễ sử dụng.
- Quá trình phân huỷ làm bên trong đống ủ sinh nhiệt (50 – 70 oC) sẽ diệt bớt một số
mầm bệnh tự nhiên có sẵn trong nguyên liệu.
- Mạt cưa được sàn trước khi sử dụng để loại bỏ các mẫu cây que, mảnh gỗ vụn, văm
bào hoặc các nhúm mạt cưa thô… Các dạng này hút ẩm chậm, khi thanh trùng bình
thường sẽ không đạt, ngoài ra chúng còn là nguyên nhân làm rách bịch khi đóng bịch
mạt cưa.
● Thao tác tiến hành:
Mạt cưa được tạo ẩm, sử dụng 90 kg mạt cưa tươi phối trộn thêm phụ gia cám gạo
(không mốc, không có mùi chua) 1%, chất dinh dưỡng MgSO4 3‰ vôi 1 – 1,5 % (trộn
1,5% kg vôi vào 100 lít nước) hòa nước sao cho vừa 30% độ ẩm.
Đây là một số nguyên liệu bổ sung phổ biến hiện nay trong nuôi trồng nấm Linh chi
như trong (bảng 4.1) nhưng ở bài thí nghiệm này chúng tôi phối trộn thêm phụ gia là
cám gạo:
Nguyên

liệu
Bột bắp
Lúa mì
Cám gạo
Đậu
tương
Gạo lức

Chất khô
(%)
89,0
89,0
91,0

Nitơ (%)
1,5
2,3
2,0

Photpho
(%)
0,19
0,13
1,13

Carbohydrate
(%)
71,3
64,3
37,0


Chất béo
(%)
3,8
1,8
13,7

Khoáng
(%)
1,3
1,7
11,7

92,0

6,3

0,69

21,5

17,2

5,1

86,1
1,26
0,09
64,4
2,0

Bảng 4.1.Thành phần dinh dưỡng của một số nguyên liệu bổ sung

1,2

Tiến hành kiểm tra độ ẩm bằng cách truyền thống đơn giãn là: vắt một nắm mạt cưa
trong lòng bản tay, bóp thật mạnh. Nếu nước rỉ ra ở các kẽ ngón tay là dư ẩm (dư
nước). Nếu thả tay ra mà mạt cưa bị rời ra là thiếu ẩm (thiếu nước). Nếu thả tay ra mà
mạt cưa còn nguyên khối là (đạt).


Trong trường hợp quen người ta chỉ cần nhìn màu mạt cưa đã có thể xác định độ ẩm.
Màu sậm dần tỉ lệ với lượng nước cho vào, theo kinh nghiệm cho thấy, nguyên liệu hơi
thiếu nước tốt hơn là dư nước (sẽ gây yếm khí làm chết tơ nấm). Độ ẩm nguyên liệu
lên cao hơn có thể làm ngộp cho tơ nấm, vì oxy không khuyếch tán vào cơ chất được,
mà nấm lại rất cần quá trình hô hấp. Độ ẩm cơ chất xuống thấp, các chất dinh dưỡng
khó hoà tan và nấm không thể hấp thụ, dần dần suy yếu đi. Mạt cưa sau khi làm ẩm
như (hình 4.7), chúng tôi sử dụng phương pháp ủ nhanh, được tiến hành ủ đống qua 6
giờ.

(A)

(B)

Hình 4.2. Hình (A) mạt cưa chưa phối trộn phụ gia và làm ẩm.
Hình (B) mạt cưa được phối trộn phụ gia và làm ẩm.
Sau khi ủ đống, mạt cưa được sàn trước khi sử dụng để đóng bịch. Trong thí nghiệm
này chúng tôi dùng loại sàn bằng máy.


Hình 4.3. Hình chụp sàn mạt cưa bằng máy

●Chú ý:
Thời gian ủ không nên kéo dài quá 3 ngày. Lúc này nhiệt độ giảm, cơ chất có nhiều
thức ăn đơn giản, các loại nấm mốc, vi trùng lại phát triển dành mất phần dinh dưỡng.
Kết quả mạt cưa bắt đầu đỗi màu, từ màu nâu đỏ chuyển dần sang màu xanh tái. Chất
lượng của nguyên liệu bị biến đổi, dẫn đến năng suất nấm trồng thấp hẳn.
Ngoài việc ủ nguyên liệu người ta có thể sử dụng các chất hoá học để thuỷ phân cơ
chất nhanh.
Mạt cưa cũng có thể sàn trước khi ủ đống, nhưng không nên làm lúc còn khô (sẽ tạo
bụi, không tốt cho phổi).
Dụng cụ sàn mạt cưa có thể dùng nhiều loại bằng tay hoặc bằng máy sàn mạt cưa vừa
đều, vừa nhanh giảm công lao động.
4.2.2.Đóng bịch
● Yêu cầu:
Đóng mạt cưa vào bịch phải thật chặt tay, không để lỏng, sao cho trọng lượng túi đạt
khoảng từ 1,1 – 1,5 kg. Trong lượng cơ chất đủ cho nấm phát triển không dư cũng
không thiếu để nấm phát triển tốt.
● Mục đích:
Đóng bịch để định dạng nguồn cơ chất cho nấm phát triển, dễ di chuyển, không làm
cho tơ nấm dứt khi di chuyển từ nơi này sang nơi khác.
Dùng que soi lỗ để tạo nông ở giữa bịch, để giữ gòn khi hấp. Lỗ trên rộng để tiện khi
cấy giống và tránh ma sát có hại cho tơ nấm lúc cấy vào.
● Thao tác tiến hành:
Mạt cưa khi đã được xử lí chế biến xong cho vào túi nilon PP kích thước 19x36 cm đã
chuẩn bị sẵn. Ở đây chúng tôi sử dụng túi nilon PP cho nghiên cứu trồng nấm Linh chi.
Trong thí nghiệm này nên khi đóng mạt cưa bằng tay chúng tôi cho mạt cưa vào, nén
lại bằng cách nện xuống đất.
Dùng thanh gỗ khoảng 3 tấc, đường kính vừa lòng bàn tay, vỗ đều xung quanh thành
bịch (xem hình 4.4).
Đóng mạt cưa vào bịch xong, tiến hành làm cổ. Cổ có thể bằng giấy bìa cứng hoặc
nhựa chúng tôi sử dụng cả hai loại cổ để phân biệt hai chủng giống cấy. Sau đó, dùng

que gỗ hoặc sắt (bằng ngón tay) dài 4 tấc (40 cm) soi lỗ để tạo nông ở giữa bịch.


Miệng bịch được nhét lại bằng gòn không thấm. Cuối cùng xếp bịch vào nồi để đem đi
hấp thanh trùng.
Để thay thế cho các thao tác nén bịch bằng tay, người ta có thể dùng cối ép tự chế như
(hình 4.5).

Hình 4.4. Đóng bịch nguyên liệu mạt cưa

Hình 4.5. Đóng bịch nguyên liệu mạt cưa bằng máy


● Chú ý:
Khi đóng mạt cưa bằng tay trong thí nghiệm này nên chúng tôi cho mạt cưa vào từng
đợt, mỗi đợt 1/3 bịch, nén lại bằng cách nện xuống đất.
Lúc nện xuống đất không nên túm chặt miệng, dễ làm tét bịch.
Cổ có thể bằng giấy bìa cứng hoặc nhựa sử dụng loại cổ nào cũng không làm hại đến
sự mọc ra của nấm, không nên dùng các loại chất liệu mềm làm cổ. Nên làm miệng
rộng (đường kính 2,5 cm), cao 3 – 4 cm, tạo điều kiện cho tơ nấm dễ hô hấp.
Có thể sử dụng que gỗ để soi lỗ để tạo nông ở giữa bịch. Lỗ phía trên bịch rộng để tiện
khi cấy giống và tránh ma sát có hại cho tơ nấm lúc cấy vào.
Miệng bịch được nhét lại bằng gòn không thấm. Nút nhét nên vừa phải, không quá
chặt, khó thao tác, nhưng cũng không quá lỏng, dễ tuột ra.
4.2.3.Thanh trùng
● Yêu cầu:
Kết quả của quá trình thanh trùng là sự vắng mặt hoàn toàn của sự sống, nghĩa là
không có sự hiện diện của một số vi sinh nào nữa. Kỹ thuật thanh trùng là rất quan
trọng trong chế biến nguyên liệu trồng nấm.
Bịch sau khi hấp xong, mạt cưa chuyễn màu sậm hơn trước khi hấp, đưa lên mũi ngủi

thì bịch mạt cưa sau khi đã hấp có mùi thơm của mạt cưa, cám gạo đã chín là việc
thanh trùng đã đạt (và ngược lại thì cần phải hấp lại). Bịch sau khi hấp xong ra lò chờ
nguội rồi cấy meo.
● Mục đích:
Thanh trùng là quá trình xử lý để loại bỏ các nguồn nhiễm tự nhiên có sẵn trong
nguyên liệu hay dụng cụ sẽ sử dụng để nuôi trồng nấm. Thanh trùng tiêu diệt mầm
mống bệnh trong bịch trồng nấm.
Chúng tôi sử dụng phương pháp thanh trùng bằng cách hấp cách thủy ở 100 oC trong
thí nghiệm này kiểu hấp thanh trùng này không đòi hỏi các thiết bị đắt tiền, lại có thể
thanh trùng số lượng lớn bịch cùng lúc (xem hình 3.6).
Quan trọng nhất là chất dinh dưỡng trong nhiên liệu không bị phá huỷ bởi nhiệt độ.
Tuy nhiên, khả năng diệt trùng chỉ tương đối, nhất là các bào tử nấm, đồng thời kéo
dài thời gian thanh trùng lâu hơn.


● Thao tác tiến hành:
Sau khi vào bịch chúng tôi đem đi hấp thanh trùng ngay để cho ra kết quả tốt nhất.
Phương pháp: lò hấp cách thủy ở nhiệt độ 100oC, từ nhiệt độ bịch cơ chất hấp nhanh
đến 100oC. Hấp thanh trùng khi mới đầu chúng tôi mở nắp để nấm mốc, vi khuẩn, …
bay bớt ra ngoài (như áp suất của lò xả khí ban đầu), sau đó đóng lại tiếp tục thanh
trùng. Khi nhiệt độ hấp lên đến 100oC duy trì trong 4 giờ, thời gian thanh trùng kéo dài
khoảng 12 giờ.
Phương pháp: lò hấp cách thủy ở nhiệt độ 100 oC, từ nhiệt độ bịch cơ chất hấp nhanh
đến 100oC. Hấp thanh trùng khi mới đầu chúng tôi mở nắp để nấm mốc, vi khuẩn, …
bay bớt ra ngoài (như áp suất của lò xả khí ban đầu), sau đó đóng lại tiếp tục thanh
trùng. Khi nhiệt độ hấp lên đến 100oC duy trì trong 4 giờ, thời gian thanh trùng kéo dài
khoảng 12 giờ.

Hình 4.6.Lò hấp thanh trùng bằng hơi nước sôi
● Chú ý:

Thông thường mạt cưa đã vào bịch 5 ngày nhất thiết phải đi hấp bịch ngay. Nếu để quá
lâu thì mốc ăn nấm dại mốc khuẩn ăn mốc pH giảm cấy meo không phát triển.
Mạt cưa khô hay chất bổ sung (cám, bắp) thô và chưa kịp hút ẩm sẽ không thanh trùng
tốt.
Để đảm bảo cho quá trình thanh trùng, nồi hấp phải đủ nước cho suốt quá trình nấu,
bịch chất so le để có khoảng trống cho hơi nước len lên từng bịch.
Thời gian khử trùng được tính từ khi đạt đến nhiệt độ cần thiết.


Không kéo dài thời gian hấp mạt cưa làm chai mạt cưa, độ ẩm cao, môi trường mạt
cưa bị biến tính, cháy mạt cưa, ...
Bịch sau khi hấp xong ra lò với bịch nhựa PP bịch ra lò ở nhiệt là nhiệt độ thấp dưới
50oC (dẻo dính dễ rách).
4.2.4.Cây giống
● Yêu cầu:
Khi cấy, meo giống trên thân khoai mì không ấn quá sâu xuống mạt cưa, đuôi cọng
giống phải ló lên trên với giống trên thân khoai mì mặt mạt cưa để nấm dễ hô hấp và
mọc nhanh. Phòng cấy và dụng cụ phải được khử trùng trước khi cấy, trong khi cấy
phải kín gió. Thao tác nhanh gọn.
● Mục đích:
Cấy giống vào nguồn dinh dưỡng từ cơ chất mạt cưa, đây là quá trình chuẩn bị để tơ
nấm phát triển và hình thành quả thể nấm.
● Thao tác tiến hành:
Chúng tôi cấy giống trong trường hợp không có tủ cấy (hình4.7 ), đã chắn gió mỗi khi
cấy giống. Tất cả thao tác, tiến hành trong nhà ủ nấm, các bịch thanh trùng xong chất
thành cụm để tiện cho việc thao tác, tránh di chyển nhiều trong lúc cấy. Quan trọng
nhất là việc che chắn gió sao cho ngọn lửa đèn cồn không bị dao động mạnh (do gió).
Tuy nhiên cũng tránh làm cho nơi cấy quá kín, vì sẽ làm độ ẩm lên cao, dễ tạo nguồn
bệnh. Bịch mạt cưa sau khi hấp xong, chờ nguội là cấy ngay.
Các dụng cụ sử dụng như đèn cồn, kẹp giấy, chai giống phải lau cho sạch bằng cồn.

Rửa tay bằng nước, sau đó sát trùng lại bằng cồn trước khi cấ. Miệng chai giống và
bịch khi mở ở trạng thái nằm ngang trong phạm vi xung quanh ngọn lửa đèn cồn,
đường kính 20 cm. Khử trùng miệng chai bằng cách xoay đều trên ngọn đèn cồn. Kẹp
nhúng cồn và đốt vài lần trước khi bắt đầu cấy. Thỉnh thoảng lại nhúng cồn đốt để sát
trùng. Dùng kẹp sạch đưa vào miệng chai giống kẹp que giống cấy vào cơ chất nhưng
không ấn quá sâu xuống mạt cưa, đuôi cọng giống phải ló lên trên mặt mạt cưa. Đối
với giống trên hạt thì thao tác cấy cũng tương tự như trên thân khoai mì, Nhưng vì là
hạt nên không dùng kẹp cấy, dùng kẹp khuấy nhẹ giống đưa miệng giống vào miệng
cơ chất cho giống từ từ vào. Sau đó đốt nút gòn nhẹ qua lửa (sát trùng) sau đó đậy
miệng bịch lại. Thao tác được lặp lại như vậy nhiều lần đến hết.


Hình 4.7. Hình ảnh chụp cấy giống không có tủ cấy
● Chú ý:
Những điều cần lưu ý khi cấy giống:
- Giống cấy phải đảm bảo đúng độ tuổi.
- Khi cấy không đưa kẹp vào lửa đèn cồn quá lâu để đốt.
- Trước khi cấy giống ta phải dùng cồn lau sạch miệng chai giống, bóc tách lớp màng
trên bề mặt nhưng không được để hạt giống bị nát.
- Trong quá trình cấy, chai giống luôn phải để nằm ngang.
- Sau khi cấy giống ta đậy nút bông lại, vận chuyển túi vào khu vực ủ.
- Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng cấy giống.
- Khâu cấy giống phải hết sức cẩn thận, cần thao tác trong phòng có điều kiện tiệt
trùng tốt.
- Tốt nhất nên sử dụng tủ cấy, vì tủ cấy sẽ hạn chế bớt mầm nhiễm có thể từ không khí
(do gió mang đến) hoặc người cấy (nói chuyện, hơi thở, di chuyển…)
4.2.5.Giai đoạn ủ tơ
● Yêu cầu:
- Nhà nuôi ủ tơ sạch sẽ và thông thoáng để cung cấp oxy cho nấm giảm nhiệt độ, giảm
độ ẩm của phòng, tránh nấm mốc phát triển.

- Độ ẩm từ 75% – 85%.


- Nhiệt độ từ 20 oC – 30 oC
- Ánh sáng yếu nhưng không quá tối. Ánh sáng hầu như không cần cho quá trình tăng
trưởng của tơ nấm. Tuy nhiên ánh nắng chiếu trực tiếp lên bịch phôi làm tăng nhiệt, tơ
nấm tiết ra nước vàng ảnh hưởng đến kết quả về sau của nấm. Tối quá thì tạo điều kiện
cho nấm mốc và côn trùng phát triển.
- Không bị dột mưa hoặc nắng chiếu.
- Không để chung với đồ đạc sinh hoạt gia đình, vật liệu, nấm khô,…
- Không ủ chung với giàn nấm đang tưới hay đã và đang thu hoạch.
- Thao tác tiến hành:
Bịch sau khi cấy giống, được chuyển nhẹ nhàng đặt trên các giàn, miệng túi quay nằm
ngang (hình 4.8). Khoảng cách giữa các túi cấy từ 2 – 3 cm. Giữa các giàn luống có lối
đi để kiểm tra nấm. Trong thời gian ủ không tưới, không di chuyển.
Trong quá trình sợi nấm phát triển chúng tôi thường xuyên theo dõi và kiểm tra, nhưng
không thấy có dấu hiệu nào túi bị nhiễm mốc xanh, mốc đỏ,… Nhà ủ tơ chúng tôi
cũng xịt thuốc diệt côn trùng, nền nhà thì được rắc vôi.
Theo dõi quá trình lan tơ nấm đến khi sợi nấm mọc được 1/2 – 1/3 bịch nấm, có sự
hình thành quả thể ở miệng nút bông, ta phải tiến hành nới nút bông ở cổ nút chỉ để lại
1/5 lượng nút bông ban đầu cho nấm mọc qua cổ nút không bị kẹt. Ủ bịch đến khi tơ
ăn đầy bịch, 2 ngày sau mới bắt đầu tưới nước, nhiệt độ duy trì là dưới 30 oC độ ẩm
95%.

Hình 4.8. Hình ảnh chụp nhà ủ nấm


×