Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Tiểu luận Tinh thần yêu nước trong thơ Bùi Hữu Nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.11 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2.Lịch sử vấn đề.........................................................................................................2
3.Mục đích nghiên cứu...............................................................................................3
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4
5.Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4
CHƯƠNG I...................................................................................................................5
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG..........................................................................................5
1.1 Tinh thần yêu nước trong văn học Việt Nam........................................................5
1.2 Vài nét về Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa....................................................................7
1.2.1 Cuộc đời........................................................................................................7
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác.........................................................................................9
CHƯƠNG 2................................................................................................................. 11
NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TINH THẦN YÊU NƯỚC.............................................11
TRONG THƠ BÙI HỮU NGHĨA...............................................................................11
2.1 Lòng căm thù giặc sâu sắc, phê phán châm biếm bọn quan lại bất tài bán nước 11
2.2 Quyết tâm bảo vệ quê hương đất nước...............................................................14
2.3 Ca ngợi quê hương đất nước..............................................................................17
CHƯƠNG 3................................................................................................................. 20
NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TINH THẦN YÊU NƯỚC.............................................20
TRONG THƠ BÙI HỮU NGHĨA...............................................................................20
3.1 Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh đời thường............................................................20
3.2 Sử dụng điển cố..................................................................................................22
KẾT LUẬN.................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................26


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Lòng yêu nước là một tình cảm vô cùng sâu đậm và thiêng liêng, trải qua hàng


nghìn năm dựng nước và giữ nước của biết bao nhiêu thế hệ. Ông cha ta phải đánh đổ
biết bao nhiêu là xương máu để dành được độc lập ấm no, dành lại hạnh phúc chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Thời thế tạo anh hùng, mỗi thời kì lịch sử đều ghi nhận
vào trang sử vàng những người con, những vị anh hùng có công lao to lớn trong công
cuộc bảo vệ đất nước và Bùi Hữu Nghĩa cũng chính là một nhân chứng điển hình cho
lòng yêu nước sâu đậm đầy nhiệt huyết.
Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa với tấm lòng yêu nước thương dân, ông căm ghét bọn
quan lại tham nhũng, thối nát và bọn giàu có cậy quyền thế, ức hiếp hà khắc dân lành.
Với bản tính cương trực trong sáng của một con người có lý tưởng sống tốt đẹp nhất
định không thể bị đồng hóa bởi những tính toán vị kỷ, hèn mạt của những tên quan
“cáo già” chỉ biết trục lợi đục khoét nhân dân để sống phè phỡn, mà ông đã không
ngần ngại đứng về phía kẻ yếu bênh vực họ, cũng chính vì vậy mà ông rất được lòng
dân.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thơ cũng như các
thể loại khác trong sự nghiệp của ông như: tuồng, kịch,...của ông chúng ta có thể hiểu
được phần nào và cảm nhận được những đức tính, những phẩm chất, cũng như những
mặt tích cực và hạn chế trong cuộc đời sự nghiệp của ông. Và điều quan trọng và nổi
bật hơn là qua cuộc nghiên cứu với đề tài: “Tinh thần yêu nước trong thơ Bùi Hữu
Nghĩa” người viết muốn hướng mọi người đến một cái nhìn rộng lớn mang tính bao
quát khách quan hơn, và giúp cho mọi người có nhận định và đánh giá một cách toàn
vẹn về con người cũng như các sáng tác của ông.
Nhằm giúp cho người đọc hiểu rõ hơn và cảm nhận được những đức tính cao
đẹp cũng như những phẩm chất đáng quý và đáng trân trọng của Thủ khoa Bùi Hữu
Nghĩa, với đề tài “Tinh thần yêu nước trong thơ Bùi Hữu Nghĩa” sẽ làm rõ những
vấn đề mang tính dân tộc và cho thấy được Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa là một ngôi sao
sáng trong khoảng trời văn chương thời cận đại mà những tác phẩm của ông với những
đề tài tiêu biểu cho văn học lúc bấy giờ đã trở thành những bài ca yêu nước trầm hùng
và chứa chan hy vọng.
2.Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về các mảng thơ cũng như các sáng tác nghệ thuật đặc sắc của Bùi

Hữu Nghĩa được rất nhiều tác giả quan tâm tìm hiểu. Chúng ta có thể điểm qua một số
công trình nghiên cứu về Bùi Hữu Nghĩa và mảng thơ của ông. Điều này góp phần
mang lại những giá trị to lớn cho đề tài nghiên cứu lần này:
1


Công trình nghiên cứu “Nghi chi Bùi Hữu Nghĩa con người và tác phẩm” được
những người ngưỡng mộ đức độ, tài năng và sự nghiệp văn chương của cụ Thủ khoa
dày công sưu tầm và giới thiệu. Chúng ta đã có hầu như toàn bộ các sáng tác văn thơ
của Cụ các nhà nghiên cứu nhận định: Chúng tôi hy vọng cuốn sách sẽ góp phần giúp
bạn đọc, nhất là bạn trẻ đọc hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của một
nhân sĩ yêu nước, một nhà văn hóa tiêu biểu ở vùng đất Nam Bộ, nơi “đầu sóng ngọn
gió”, “đi trước về sau”.[4; tr.6].
Năm 1992, Kỷ yếu hội thảo khoa học về nhà thơ – Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa của
tác giả Lê Tạo – Nguyễn Trung Vinh có nhận định như sau: “Thời gian ở Vĩnh Thông,
cụ Bùi Hữu Nghĩa đã tìm cách thương quyết, hòa giải để tránh đổ máu giữa hai dân
tộc. Trong một trận công đồn ông và một số lính bị bắt, trong đó có người Khơmer ở
Láy Thé được vua Miên thả ra kéo đến xin thế mạng cho ông và tâu tới vua Miên về
công đức của ông, nên ông được phóng thích và đưa về Tịnh Biên” [5; tr.31].
Trong cuốn từ điển văn học năm 1983 tác giả Lê Chí Dũng cho rằng: “Giá trị
lớn nhất của thơ văn Bùi Hữu Nghĩa là tư tưởng căm ghét bọn gian bán nước, là nỗi
niềm chua xót và tấm lòng vàng đá của ông cho non sông đất nước [1; tr.88].
Tác giả Bảo Định Giang trong cuốn “Nghi chi Bùi Hữu Nghĩa con người tác
phẩm”, có đưa ra những nhận định: “Do nội dung mang tính thời sự nóng hổi, việc
sáng tác thơ văn nói chung và việc xướng, họa thơ nói riêng và có sức lôi cuốn mạnh
mẽ người đọc, người nghe. Dù sách báo lúc bấy giờ còn hạn chế,thậm chí chưa có,
nhưng qua chép tay và truyền miệng dòng văn học yêu nước khác nào một dòng thác
ào ào đổ xuống có sức cuốn phăng những rác rưởi[4; tr.42].
Năm 1992, Lê Thị Kim Năm Trường THPT Long Phú nhận xét: “Bùi Hữu
Nghĩa sáng tác thơ là để phục vụ yêu cầu của chính trị, thơ của ông là vũ khí chống

giặc ngoại xâm và bọn tay sai bán nước”[5; tr.88].
Tác giả Trần Văn Giàu trong cuốn Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX được
viết năm 1976 có nhận định về thơ của Bùi Hữu Nghĩa: “Thơ của ông đã nghiêm khắc
lên án bọn sâu dân mọt nước, biểu lộ một tinh thần lo lắng quan tâm đến vận mệnh và
tiền đồ đất nước”[3; tr.97].
Năm 2007, Nghi chi Bùi Hữu Nghĩa con người và tác phẩm của Đỗ Thị Phấn:
“Dưới ánh trăng thời cuộc, tư tưởng và tình cảm của những chí thức chân chính có sự
chuyển biến mang ý nghĩa bước ngoặt. Là bước ngoặt chứ không phải đột xuất, những
nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiểu; Kim Ngọc, Thạch
Vô Hà của Bùi Hữu Nghĩa xuất hiện trước hoặc sau cao trào chống Pháp hồi ấy đều
được thai nghén lâu dài trong mỗi tác giả, là ước mơ của họ giữa cuộc đời trái ngang
không lối thoát [4; tr.51].
2


Năm 1990, Những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Nam Bộ nửa sau thế kỷ
XIX của tác giả Bảo Định Giang có đưa ra nhận định: “Không quất mạnh, quất thẳng
vào mặt quân bán nước, hại nòi như Phan Văn Trị, thơ yêu nước của Bùi Hữu Nghĩa
mang cá tính và phong cách riêng ông. Chúng là dòng suối róc rách, là mạch nước
ngầm tuôn chảy ngày đêm không dứt và như thế, tính hiệu quả của chúng là điều
không phải nhận xét”[2; tr.208].
Những kết quả của các cuộc nghiên cứu các công trình tìm hiểu về giai đoạn
văn học thời kỳ cận đại với nội dung chủ yếu là tấm lòng yêu nước của các tác giả
khác nhau là nguồn tư liệu quý giúp tôi tham khảo và kế thừa có chọn lọc trong quá
trình thực hiện đề tài niên luận của bản thân.
3.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài: “Tinh thần yêu nước trong thơ Bùi Hữu Nghĩa” người viết
nhằm hướng đến cho người đọc có thể nhìn thấy và cảm nhận phần nào về tinh thần
yêu nước thương dân nồng cháy của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa.
Hiểu rõ hơn về tinh thần yêu nước và thơ văn của văn học trung đại và đặc biệt

hơn là phải hiểu được tinh thần yêu nước trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX của một vị quan thanh liêm với một lòng yêu nước nồng cháy và luôn hiện hữu
trong con người Bùi Hữu Nghĩa.
Giúp người đọc cũng như người nghiên cứu đề tài lần này có thể hiểu rõ hơn về
nội dung các tác phẩm tiêu biểu đặc sắc của ông trong giai đoạn xã hội có nhiều biến
cố xảy ra, cũng như hiểu được các chí hướng của ông và từ đó đưa ra kết luận lại
những tri thức để phục vụ công việc sau này.
Tìm hiểu và làm rõ các thủ pháp nghệ thuật độc đáo riêng biệt mà ông đã sử
dụng trong quá trình sáng tác.
Làm sáng tỏ về nội dung phong phú cũng những như đa dạng trong thơ văn của
ông và có thể nói tinh thần yêu nước chính thương dân là điểm nổi bật và đáng chú ý
trong cuộc đời sự nghiệp của ông
Từ những nhận định trên, người thực hiện đề tài sẽ lần lượt đưa các yếu tố cũng
như những nhận định về nội dung cốt lõi cũng như những quan điểm riêng của các
sáng tác nghệ thuật độc đáo riêng biệt của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa đến với người đọc
một cách trọn vẹn nhất.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Người viết sẽ tìm hiểu những nét riêng biệt độc đáo trong văn thơ của Thủ khoa
Bùi Hữu Nghĩa, từ đó để khái quát lên một cách toàn bộ nhất về mảng thơ văn yêu
nước thời kỳ có nhiều biến động.
3


Sẽ tập trung nghiên cứu làm rõ về tinh thần yêu nước của thủ khoa Bùi Hữu
Nghĩa từ đó đưa ra những nhận định và có một cái nhìn khái quát toàn vẹn và cụ thể
về lòng yêu nước của ông.
Phạm vi nghiên cứu:
Người thực hiện nghiên cứu đề tài sẽ tập trung nghiên cứu vào các bài thơ thể
hiện rõ nét và đậm chất tinh thần yêu nước của ông. Ngoài ra còn tìm hiểu đến các

nguồn tư liệu khác và đặc biệt là trở về vùng đất Long Tuyền nơi ông sinh ra để tìm
hiểu cụ thể hơn về ông.
Trong thời gian thực hiện và nghiên cứu về đề tài thì người viết sẽ phân tích cụ
thể chi tiết những vấn đề có liên quan gần nhất với đề tài, để từ đó rút ra những nhận
định những bài học thấm nhuần triết lí yêu nước mạnh mẽ hơn bao giờ hết của Bùi
Hữu Nghĩa.
5.Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài niên luận, người viết đã tận dụng những phương pháp
nghiên cứu sau đây để làm rõ nội dung đề tài một cách trọn vẹn nhất có thể:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: trước hết khi bắt tay vào đề tài niên luận thì
cần phải tìm hiểu, đọc và cảm nhận, phân tích và có những đánh giá của bản thân với
những cuốn sách, báo, tạp chí, kỷ yếu khoa học,... hay những bài viết, các công trình
nghiên cứu có liên quan gần nhất đến đề tài niên luận rồi từ đó rút ra những dẫn chứng
tiêu biểu nhất.
Phương pháp tổng hợp: khi tìm được các thông tin chi tiết liên quan đến đề tài
rồi thì phải tập hợp chúng lại với nhau thành một thể thống nhất và hoàn chỉnh nhưng
vẫn phải đảm bảo tính logic và khoa học cho đề tài.
Khi vận dụng đúng và hợp lí các phương pháp nghiên cứu sẽ góp một phần
không nhỏ đến sự thành công của đề tài cũng như đưa nội dung đến người đọc một
cách hiệu quả và dễ hiểu nhất.
Thao tác phân tích, so sánh: người nghiên cứu sẽ phân tích triển khai và làm rõ
nội dung trong thơ văn Bùi Hữu Nghĩa một cách chi tiết cụ thể để cho người đọc có
thể thấy được tầm quan trọng của nội dung thơ của ông trong giai đoạn xã hội lúc bấy
giờ. Ngoài ra người viết còn vận dụng thủ pháp so sánh về mặt nội dung cũng như
nghệ thuật trong thơ của ông với các nhà thơ cùng thời hoặc các vị tiền bối thâm hậu
đi trước để có thể nhìn thấy được những điểm riêng biệt độc đáo mang một màu sắc
riêng của Bùi Hữu Nghĩa.

4



CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Tinh thần yêu nước trong văn học Việt Nam
Tinh thần yêu nước là một cụm từ nó không quá khó hiểu hay mang tính chất
trừu tượng quá nhiều mà được dùng thể hiện tình yêu quê hương, đất nước nơi đã cho
chúng ta hình hài này, nơi cho ta biết bao nhiêu là kí ức kỉ niệm đẹp bên gia đình, bạn
bè,... mà khi đi xa chúng ta lại nhớ về.
Yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc trên thế
giới chứ không riêng gì của dân tộc Việt Nam. Song, tư tưởng ấy được hình thành sớm
hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện cũng như
chiều hướng phát triển của nó lại tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân
tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà
nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng
của dân tộc Việt Nam, thứ tình cảm ấy vô cùng thiêng liêng cao cả mà trong hàng triệu
con tim trên mảnh đất hình chữ S này điều được nung nấu bằng những trang sử vẻ
vang và nó được đúc kết thành một truyền thống tự bao đời. Lịch sứ mấy nghìn năm
của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù
xâm lược.
Và mỗi khi có một ai đó hỏi bạn “bạn có yêu nước không ?” và chắc chắn bạn
sẽ không phải mất nhiều thời gian suy nghĩ mà lập tức sẽ trả lời “có” bởi vốn lẽ nó đã
đi sâu vào tiềm thức.
Ngày xưa, trong thời chiến tranh, cha ông ta luôn phải cố gắng hết sức mình tận
dụng hết tất cả các tiềm lực vốn có, và có khi phải đánh đổi bằng xương bằng máu,
tinh thần yêu nước thể hiện sự hi sinh ngã xuống nhưng không đầu hàng, đoàn kết gắn
bó với nhau đánh đuổi kẻ thù quyết tâm dành lại tự do, lập lại hòa bình, độc lập, ấm
no, hạnh phúc cho toàn dân tộc. Khi hòa bình được lập lại, tinh thần yêu nước được
thể hiện qua rất nhiều mặt khác nhau của đời sống xã hội, luôn nỗ lực phát triển kinh
tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các ngành công nghiệp hóa, nâng cao dân trí, quan
tâm đến chất lượng đời sống của người dân,bảo vệ công bằng xã hội… để từ đó góp

phần đưa đất nước phát triển, tiến bộ, văn minh.
Văn học dân gian có những nét mộc mạc, giản dị, gần gũi với biết bao nhiêu thế
hệ, nhưng đây cũng là thời kỳ cốt lõi làm nên các giá trị truyền thống sau này:
Ở cả hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết, tình yêu quê hương đất
nước đã trở thành nội dung quan trọng, và cốt lõi là khuynh hướng chủ đạo đã chi phối
mạnh mẽ sự phát triển của các khuynh hướng khác. Tinh thần yêu nước được coi như
đứng đầu bảng giá trị tinh thần của người Việt, nó như sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ
lịch sử văn học nước nhà.
5


Cảm hứng yêu nước thì ở thời kì nào của văn học Việt Nam đều có, mỗi giai
đoạn sẽ đưa ra một nhận định cũng như khả năng biểu hiện tinh thần yêu nước một
cách riêng biệt, và trong văn học học dân gian cũng thế nội dung yêu nước lại mang
một sắc thái riêng, đó là những gì thật gần gũi bình dị trong lòng của mỗi người dân.
Văn học dân gian với các thể loại cũng như giá trị nội dung phong phú như:
thần thoại, sử thi. truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ,
câu đố, ca dao, vè, truyện, thơ... Và ở mỗi thể loại lại có những tác phẩm tiêu biểu cho
tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm từ rất sớm của nhân dân cũng như vấn đề
dựng xây bờ cõi từ rất sớm. Đồng thời qua các câu chuyện: Con Rồng cháu Tiên, Sơn
Tinh Thuỷ Tinh, Sự tích Hồ Gươm, Thánh Gióng, Hai Bà Trưng,… đã phần nào đi sâu
vào tiềm thức của biết bao nhiêu là thế hệ, mà khi nhắc đến chúng ta rất tự hào, nhìn
chung nội dung của nhữn câu chuyện là nói về lòng yêu nước tinh thần chiến đấu
chống giặc ngoại xâm trong các triều đại phong kiến đô hộ, còn ca ngợi những tấm
gương anh hùng đầy nghĩa khí đã hi sinh bản thân bảo vệ quê hương đất nước. Các tác
phẩm văn học dân gian đặc biệt là các tác phẩm nói về lòng yêu nước đó chính là lời
nhắc nhở cũng như cảnh báo rằng lúc nào cũng phải nêu cao tinh thần yêu nước vì sơ
hở một chút là có thể bị mất nước đó chính là những bài học quý báo mà cha ông
muốn thế hệ mai sau gìn giữ và phát huy trọn vẹn.
Với văn học trung đại, ở thời kì này có thể nói là thời kỳ vẻ vang của lịch sử

dân tộc, bởi sách vàng của lịch sử ghi lại những trận chiến đấu oai hùng, những người
anh hùng làm thay đổi vận mệnh đất nước:
Văn học là dòng chảy không ngừng của thời gian, các nhà văn nhà thơ là thư kí
trung thành của thời đại. Dân tộc Việt Nam trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ
nước, những chiến tích oanh liệt của các vua hùng, tướng sĩ được tạc trên sổ vàng của
lịch sử. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, nước ta tồn tại dưới triều đại phong kiến từ hưng
thịnh phát triển mạnh mẽ với những bước tiến rõ nét trong văn hóa, xã hội, kinh tế,
chính trị,... rồi đến thời kì đen tối, thối nát, bộ máy chính quyền hoàn toàn mục rỗng
suy vong, sụp đỗ. Tinh thần yêu nước ở thời kì này thể hiện rõ qua một số tác phẩm
tiêu biểu có ý nghĩa giá trị lịch sử văn chương vô cùng to lớn: Nam Quốc Sơn Hà (Lý
Thường Kiệt), Hịch Tướng Sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi),…
Văn học trung đại với nhiều nguồn cảm hứng khác nhau, những cảm hứng có
thể đến từ những thứ bình dị xung quanh, người phụ nữ,... trong đó tình yêu nước và
tinh thần nhân đạo là nguồn cảm hứng của nhà văn. Nhưng chủ nghĩa yêu nước khi
vào trong tâm hồn của mỗi nhà văn sẽ có những cách bộc lộ khác nhau riêng biệt. Ở
6


thời kì này nền văn học cũng như văn hóa của dân tộc có sự giao thoa và chịu ảnh
hưởng rõ rệt của văn hóa phong kiến phương Bắc nhưng vẫn gìn giữ và phát huy
những giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc.
So với những thời kỳ trước, văn học giai đoạn này đã bám sát cuộc sống, có
những cái nhìn cũng như nhận xét về một vấn đề nào đó có tính chất khách quan hơn,
cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống lại kẻ thù xâm lược, đã ghi lại một cách sinh
động trung thành một giai đoạn lịch sử đau thương mà hùng tráng của dân tộc, ghi lại
cuộc chiến đấu bền bỉ cũng như những chiến thắng công lao vẻ vang hào hùng khí thế
của dân tộc không bao giờ bị khuất phục đầu hàng trước kẻ thù mạnh hơn bao giờ. Có
thể nói, giai đoạn này văn học trung đại mang tinh thần cổ vũ động viên niềm tin chiến
thắng trong cuộc đấu tranh mang tính chiến đấu cao, tính dân tộc, tính đại chúng dồi
dào, hào hùng, rõ rệt.

Với văn học hiện đại thì tinh thần yêu lại được các tầng lớp trong xã hội đưa ra
những những cái nhìn và nhận định có nét bức phá hơn, nhưng vẫn giữ giá trị cốt lõi
truyền thống của dân tộc:
Trong dòng chảy của văn học dân tộc thì chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân
đạo là hai dòng tư tưởng có sức ảnh hưởng cũng như tác động cực kì lớn.
Yêu nước trong văn học hiện đại mà cụ thể là giai đoạn 1945-1975 đã phát huy
giá trị yêu nước một cách toàn vẹn, trong hoàn cảnh đất nược bị giặc xâm lược và
nguồn cảm hứng yêu nước càng trở nên mãnh liệt và khó phai mờ. Ở thời kì này lòng
yêu nước có những nét thay đổi nhưng vẫn giữ cái bản chất tiếp thu những cái tích cực
của xã hội cũng như những nền văn hóa khác nhau có chọn lọc trên thế giới.
Đi liền với sự phát triển của lịch sử dân tộc thì cảm hứng yêu nước cũng vươn
mình lên, xã hội thì có lúc thăng lúc trầm nhưng tinh thần yêu nước thì luôn lúc nào
cũng có và hiện hữu trong mỗi con người. Thổi vào thời kì này một luồng sinh khí mới
hào hùng và hoành tráng, trên khắp nẻo đường của Tổ quốc, trong mỗi con người đều
hừng hực ý chí chiến đấu tin vào chiến thắng.
Nội dung văn học thời kì này không thể hiện bằng những từ khô khan mà bằng
những cảm xúc chân thành và mãnh liệt nhất. Nội dung ấy không chỉ được hình thành
bằng cảm hứng hào hùng của lịch sử mà còn hòa quyện bởi tâm hồn và tài năng con
người Việt Nam, bên cạnh đó không thể không nhắc đến những tác phẩm đã trở thành
đỉnh cao, tiêu biểu mà chặng đường sau này khó có thể có được , có thể kể tên các tác
phẩm như: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh), Đất nước (Nguyễn Đình
Thi), Tây tiến (Quang Dũng), Đồng chí (Chính Hữu),…tất cả đem lại sự chuyển mình
cho văn học hiện đại, và chủ nghĩa yêu nước mãi tồn tại được nối tiếp qua mọi thế hệ.

7


1.2 Vài nét về Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa
1.2.1 Cuộc đời
Ông Bùi Hữu Nghĩa trước có tên Bùi Quang Nghĩa, tức hiệu Nghi Chi, sinh

năm Đinh Mão (1807) tại làng Long Tuyền, Cần Thơ (Hậu Giang). Thân sinh là Bùi
Hữu Vi làm nghề chài lưới. Tuy nhà nghèo nhưng thấy con thông minh và ham học,
ông đưa con lên Biên Hòa, gửi nhờ nhà ông Nguyễn Văn Lý, bạch đàm bộ trưởng
(chức vụ chuyên thu thuế những người chằm lá buôn) tại làng Mỹ Khánh, tổng
Thượng Mỹ để theo học với ông đồ Hoành, một yếu nhân của Lê Văn Khôi.
Sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng vốn là người thông minh từ nhỏ ông đã
được cha mình ủng hộ con đường học hành của mình.
Cha của ông là Bùi Hữu Vi gia đình sống bằng nghề chài lưới.
Qua những năm tháng đèn sách miệt mài đèn sách, Bùi Hữu Nghĩa vượt lên hẳn
những người bạn cùng chan lứa và có nhiều tiến bộ rõ nét nhất trong các bạn, được
thầy khen, bạn mến.
Tháng hai năm Ất Mão, 1835, nhằm năm Minh Mạng thứ 16 sau khi dẹp xong
cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi, triều đình cho mở khoa thi hương tại Gia Định, Bùi
Hữu Nghĩa tham gia dự thi và đậu giải nguyên (đậu đầu cử nhân). Ông nổi tiếng từ
đấy. Vì thế ông được gọi là Thủ khoa Nghĩa.
Sau khi đỗ kỳ thi hương, Bùi Hữu Nghĩa ra Huế dự thi Hội nhưng trượt. Tuy
vậy, ông vẫn được triều đình cho tập sự ở Bộ Lễ, rồi bổ làm tri phủ Phước Long (Biên
Hòa). Bùi Hữu Nghĩa làm quan, tính cương trực, thương dân nghèo, bênh vực người
hiền lành nên thường bị bọn tham quan vu cáo, hãm hại. Bùi hữu Nghĩa bị giáng làm
tri huyện Trà Vang (tức Trà Vinh, thuộc tỉnh Vĩnh Long), dưới quyền của tổng đốc
Trương Văn Uyển và bố chánh Truyện.
Ở nơi mới, Bùi Hữu Nghĩa cũng không được quan trên ưa, vì có lần ông cho
đánh đòn em vợ bố chính Truyện, bởi thói xấc láo. Nhưng Bùi Hữu Nghĩa bị họ ghép
tội chết, lại là lần ông bênh vực cho người dân Khmer được tiếp tục khai thác nguồn
lợi thủy sản ở kênh Láng Thé, nơi ông đang cai quản. Trà Vang (Trà Vinh ngày nay) là
một địa bàn cộng cư của các tộc người Kinh, người Hoa, Khmer.
Ít lâu sau, ông kết duyên với bà Nguyễn Thị Tồn, con gái của ông Nguyễn Văn
Lý ở Biên Hòa, người đã đùm bọc ông suốt thời gian học tập. Ông được bổ làm tri
huyện ở Phước Long (Biên Hòa), rồi tri huyện Trà Vang (tức huyện Trà Vinh – tỉnh
Vĩnh Long), tòng sự dưới quyền Tổng đốc Trương Văn Uyển và Bố chánh Truyện.

Tuy nắm giữ trong tay chức quan lớn nhưng Bùi Hữu Nghĩa luôn thanh liêm và
cương trực, ông được lòng dân bao nhiêu thì trái lại ông bị đám quan lại trên ông ghét
bấy nhiêu, luôn tìm cách hãm hại ông bất cứ lúc nào.
8


Trong cuộc đời của mình, Bùi Hữu Nghĩa bị cầm tù ba lần. Lần thứ nhất là do
tri huyện Trà Vang họ Bùi vì bênh vực quyền lực chính đáng của đồng bào Khơmer
vùng Láng Thé suýt nữa bị xử tử,nhưng nhờ bà vợ là Nguyễn Thị Tồn kêu oan nên ông
thoát chết. Lần thứ hai khi ở Vĩnh Thông nay là An Giang bị quân lính Miên bắt, binh
sĩ triều Nguyễn bị giết chết vì nể tình trọng nghĩa nên cụ được tha. Lần thứ ba Bùi Hữu
Nghĩa đã quá tuổi về Long Tuyền ở, lúc đó ông là một “nhà thơ - chiến sĩ” chống Pháp
nên bị thực dân Pháp bắt giam nhưng rồi cuối cùng cũng thả ông ra.
Trước đây, vào năm 1783, khi chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi,
phải về đây trú ẩn, không những chúa được người Khmer chia sẻ lương thực mà còn
tình nguyện theo phò giúp. Do vậy, khi lên ngôi, vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh) đã
xuống chiếu miễn thuế vĩnh viễn cho tất cả người Khmer đến khai thác nguồn lợi thủy
sản ở rạch Láng Thé, huyện Trà Vang. Thấy nguồn lợi lớn, một số địa chủ người Hoa
đem tiền lo lót tổng đốc Uyển và bố chánh Truyện để giành quyền khai thác cá tôm ở
rạch Láng Thé. Bị bức ép, tháng 10 năm Mậu Thân 1848, một số người Khmer do ông
Nhêsrok, trưởng Sóc, cầm đầu kéo đến gặp tri huyện Bùi Hữu Nghĩa để khiếu kiện.
Biết được hành động tham gian của quan trên và hành động ỷ quyền của nhóm người
Hoa, ông phán xử: Việc tha thuế thủy lợi là ơn huệ của vua Thế Tổ ban cho dân Thổ,
nay ai nhỏ hơn vua Thế Tổ mà dám đứng bán rạch ấy, thì có chém đầu nó cũng không
sao!. Nghe vậy, những người dân Khmer kéo nhau đến nhà những người Hoa tranh cãi,
dẫn đến xô xát, làm phía người Hoa chết 8 người.
Nhân cơ hội này, tổng đốc Uyển và bố chánh Truyện cho bắt những người
Khmer gây án, đồng thời bắt luôn Bùi Hữu Nghĩa, tạm giam ở Vĩnh Long rồi giải về
Gia Định, đệ sớ lên triều đình tố cáo ông đã kích động dân Khmer ''làm loạn và lạm
phép giết người''. Nhận được tin dữ, vợ ông là Nguyễn Thị Tồn, đã quá giang ghe bầu,

vượt sóng gió ra Huế. Bấy giờ, Phan Thanh Giản đang làm Thượng thư bộ Lại,
Nguyễn Thị Tồn tìm đến tư dinh ông Phan trình bày hết mọi việc, rồi nghe theo lời
khuyên, bà đến Tam pháp ty gióng trống "kích cổ đăng văn" (đánh trống, đội đơn) kêu
oan cho chồng.
Sau sự kiện chấn động này, Bùi Hữu Nghĩa được vua Tự Đức tha tội chết, song
phải chịu "quân tiền hiệu lực", tức bị đày làm lính ở đồn Vĩnh Thông (thuộc Châu
Đốc), đoái công chuộc tội.
Khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, Bùi Hữu Nghĩa xin
từ chức không làm quan, về quê dạy học.
Mặc dù từ quan, Bùi Hữu Nghĩa vẫn thầm kín tham gia phong trào Văn Thân,
cùng một chủ trương như Phan Văn Trị, ông họa thơ lên tiếng kết án đường lối thỏa
hiệp với Pháp của Tôn Thọ Tường . Nhà ông là nơi các sĩ phu yêu nước gặp gỡ, bàn
bạc việc chống Pháp cứu nước.
9


Ông lâm bệnh và mất ngày 21 tháng 01 năm Nhâm Thân (1872).
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác
Văn thơ Bùi Hữu Nghĩa còn truyền lại nhiều thơ văn chữ Nôm Chữ Hán như
một số bài văn tế Nôm (tế vợ, tế con gái) một số bài thơ Đường luật, và vở tuồng Kim
Thạch kỳ duyên.
Thơ chữ Hán cũng như chữ Nôm của Bùi Hữu Nghĩa thường lấy đề tài vịnh vật,
vịnh sử để phê phán bọn Việt gian bán nước và gửi gắm tâm sự đau buồn trước cảnh
đất nước dần dần rơi vào tay giặc. Thơ chữ Hán của ông phản phất những nét buồn,
nhưng đây chỉ là một nỗi buồn của con người luôn luôn băn khuân, trăn trở vì chí lớn
chưa thực hiện được và chế độ xã hội bấy giờ đẩy nhà thơ vào tình trạng bi kịch, trong
các bài thơ đã bộc lộ được phần nào tâm trạng của tác giả: “Tức sự”, “Vĩnh thông đồn
trấn”,…
Bùi Hữu Nghĩa thường vịnh vật để tỏ thái độ khinh thị bọn người có địa vị
trong xã hội đương thời, bất tài và hãnh tiến. Bùi Hữu Nghĩa đã vạch mặt bọn quan lại

xu nịnh, độc ác, đục khoét dân làng.
Trong thơ Bùi Hữu Nghĩa có tiếng thét căm hờn quân cướp nước, lũ bán nước,
và có cả tiếng khóc xót thương cho những người dân vô tội bị giết hại trong những
cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Trong các sáng tác của mình, Bùi Hữu Nghĩa đã dành những tình cảm chân
thành đầm thắm cho người yêu quý. Đây là một hiện tượng hiếm hoi trong văn chương
trung đại. Vợ ông, bà Trần Thị Tồn vốn là người cương trực, thương chồng con hết
lòng. Khi Bùi Hữu Nghĩa bị kết án tử hình ở vụ Láng Thé, bà Tồn đã lặn lội ra tận
triều đình Huế để gióng trống kêu oan ở Tam Pháp ty. Mẹ vua Tự Đức là Thái hậu Từ
Dũ đã cảm động và tặng bà bốn chữ "Liệt phụ khả gia". Vua Tự Đức đã xóa án tử hình
cho Bùi Hữu Nghĩa nhưng giáng chức, đày đi làm lính thú ở biên thùy An Giang. Khi
về tới nhà, bà Tồn đã bệnh nặng và mất. Bùi Hữu Nghĩa đã viết bài Văn tế vợ với lời lẽ
chứa chan nỗi đau và tình cảm đằm thắm thiết tha.
Bùi Hữu Nghĩa là rồng vàng của đất chín rồng, là niềm tự hào của nhân dân
Nam Bộ. Người thi sĩ – chiến sĩ, bằng ngòi bút của mình đã chiến đấu đến hơi thở cuối
cùng. Ông là một nhân sĩ đã để lại dấu ấn trên nhiều lĩnh vực: quân sự, thơ văn, sân
khấu, giáo dục, y học… Tất cả nghị lực và tâm hồn của Bùi Hữu Nghĩa vằng vặc sáng
hai chữ Trung Nghĩa. Đã hơn một thế kỷ trôi qua, kể từ ngày Bùi Hữu Nghĩa ra đi,
những vần thơ và tấm lòng trung can nghĩa hiệp của ông vẫn chói sáng, thúc giục bao
thế hệ cầm bút, cầm súng và để lại cho chúng ta nhiều bài học làm người.

10


CHƯƠNG 2
NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TINH THẦN YÊU NƯỚC
TRONG THƠ BÙI HỮU NGHĨA
2.1 Lòng căm thù giặc sâu sắc, phê phán châm biếm bọn quan lại bất tài bán
nước
Đầu tiên có thể nói yêu nước là một thứ tình cảm thiêng liêng sâu nặng nó đã đi

vào sâu trong tiềm thức của hàng triệu con người và trở thành một truyền thống quý
báo đáng tự hào, nó góp phần không hề nhỏ trong các cuộc kháng chiến góp phần dành
thắng lợi bảo vệ Tổ quốc. Nói về lòng yêu nước của văn học thời kì trung đại chắc hẳn
sẽ có rất nhiều những nhà văn hay nhà thơ với tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc
sâu sắc nổi trội như: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị,…mỗi người có một cái nhìn
và cách thể hiện riêng biệt độc đáo, và không thể không nhắc đến Bùi Hữu Nghĩa một
con người yêu nước thương dân, căm thù giặc. Đồng thời là một vị quan thời nhà
Nguyễn nhưng cái nhìn của ông đối với xã hội lúc đó là một xã hội mục rỗng, rối nát,
bọn quan lại hèn nhát, tham ô, ra sức bốt lột nhân dân đến tột cùng.
Sống cho Tổ quốc, sống đấu tranh kiên cường bền bỉ không than vãn, sống vì
nhân dân. Chấp nhận hy sinh cả những lợi ích hay quyền hành của bản thân mà không
hề kêu ca hay đòi hưởng thụ. Những phẩm chất cao đẹp quí báu đó đã kết tinh sâu
trong con người ông. Thời đại của Bùi Hữu Nghĩa là thời đại của bão táp chiến tranh
vô nghĩa, và hơn hết trước thực tế của xã hội buộc ông đứng trước hai sự lựa chọn
hoặc là đứng về phía người nông dân nghèo khổ, đáng thương, lên án bọn cường hào
cậy quyền hành hoặc là đứng về chung một phía đồng lõa với tội ác của chúng.
Ngoài ra cần hiểu thêm Bùi Hữu Nghĩa lớn hơn Nguyễn Đình Chiểu mười lăm
tuổi và lớn hơn Phan Văn Trị những hai mươi ba tuổi. Ông thuộc lớp đàn anh được
nhiều người biết đến trước khi xuất hiện dưới ngòi bút, tên tuổi của ông gắn liền với
cuộc chiến đấu “thà chết chứ không hàng” của nhân dân và sĩ phu yêu nước.
Và để hiểu rõ hơn về lòng căm thù giặc sâu sắc của Bùi Hữu Nghĩa cần đi sâu
và nội dung thơ của ông để làm rõ và nổi bật lên những quan niệm sáng tác riêng, góp
phần truyền tải thông tin và cách tiếp nhận đến người đọc hiệu quả nhất.
“Ai khiến thằng Tây tới vậy à
Đất bằng bỗng chốc nổi phong ba”
(Ai xui Tây đến)
11


Hai câu thơ trên trích trong bài “Ai xui Tây đến” lúc này ông tham gia phong

trào Văn Thân chống giặc Pháp, một phong trào do các nho sĩ Việt Nam lãnh đạo
(“văn” có nghĩa là chỉ những người có học thức, “thân” là chỉ thắt lưng bằng lụa của
các viên chưc thời xưa), không dùng đến sức lực mà ông dùng những bài thơ nó như
một đòn giáng quyết định ở những phút cuối của một cuộc chiến để khuyến khích
động viên tinh thần yêu nước của các tầng lớp khác nhau bấy giờ. Cũng như Nguyễn
Đình Chiểu ông đã chửi bọn giặc một cách trục tiếp thẳng thắng không hề lo sợ vì
chúng vô cớ xâm lược đụng chạm đến sự bình yên của dân ta.
Sĩ khí của Bùi Hữu Nghĩa một mặt thể hiện trong quá trình làm quan thanh
liêm, anh minh, chính trực dưới thời nhà Nguyễn, mặt còn lại thể hiện trong các sáng
tác đậm dấu ấn cá nhân của ông. Nếu như Nguyễn Đình Chiểu coi ngòi bút là vũ khí
chiến đấu:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Thì người yêu nước Bùi Hữu Nghĩa cũng đã dùng ngòi bút của mình để “đâm”
những tên cướp nước và bán nước, bọn hách dịch đổi trắng thay đen, đụt khoét dân
lành.
Xin trích bài thơ “Bị giam ở Vĩnh Long” của Bùi Hữu Nghĩa viết khi ông bị
giam ở Vĩnh Long:
“Nhượng chăng là nhượng kẻ cậy voi
Lục đục thường tài cũng một tài
Mù mịt bởi mây che bóng nguyệt
Âm thầm vì trống lấp hơi còi”
(Bị giam ở Vĩnh Long)
Sau vụ Láng Thé, dường như chức vụ và địa vị của ông bắt đầu bị bọn quan lại
xem thường, nhưng ông vẫn đứng một lòng về phía chính nghĩa bênh vực người dân
vô tội, nghèo khổ, trong đó có người dân Khơmer chân lấm tay bùn. Bị bọn quan lại
căm ghét chúng bắt đầu vu cáo ông cầm đầu vụ này. Ông bị bắt giam và tuyên án tử
hình và chờ ngày xét xử. Đây là bài thơ ông đã gói cả tâm tư của mình, phải nhường
nhịn để tính mạng cho triều đình xem xét, còn có ý tố cáo Tổng đốc Trương Văn Uyển
và Bố chánh Truyện cậy quyền hành trong tay làm biết bao điều mờ ám che lấp đi cả

sự thật, lúc này ông chỉ tin tưởng và hy vọng thời gian làm sáng tỏ vụ này.
Và để hiểu rõ hơn về nguồn gốc bài thơ, trước hết cần phải tìm hiểu lại một lần
nữa vụ Láng Thé, suýt nữa đã lấy đi tính mạng của ông nếu không nhờ công lao cũng
như tấm lòng thương chồng sâu sắc của bà Nguyễn Thị Tồn, khi bà một thân một mình
từ vùng đất Đồng Nai lúc bấy giờ đi ra Kinh thành Huế minh oan cho chồng. Và rồi vụ
việc cũng đâu vào đó Bùi Hữu Nghĩa được tha tội chết nhưng ông phải chịu “quân tiền
12


hiệu lực” và phải về vùng Châu Phú (Châu Đốc) tức An Giang ngày nay. Và khi mỗi
lần đi qua vùng đất này trong lòng ông lại hiện lên những hình ảnh cũng như cảm xúc
vừa thương xót, vừa đau buồn trong khi bản thân có tài có đức mà không giúp được
nhiều cho người dân nơi này, và ngày qua ngày họ phải chịu đựng những nỗi đau mất
mát quá to lớn này.
“Mịt mù mây đen kéo tới sầm
Đau lòng thuở nọ chốn Hà Âm
Đống xương vô định, sương phao trắng
Vũng máu phi thường cỏ nhuộm thâm”
(Cảm tác khi qua Hà Âm)
Dưới triều của Vua Minh Mạng, vì bất phục triều đình, người dân thiểu số
Khơmer ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ thường hay nổi dậy chống đối không hợp tác với
triều đình. Mỗi lần nổi dậy là họ bị tàn sát dữ dội. Nhân đi qua huyện Hà Âm (thuộc
tỉnh Tịnh Biên, tỉnh An Giang, tức Hà Tiên ngày nay), Bùi Hữu Nghĩa chạnh nghĩ đến
cảnh chiến trường ngày trước, nơi đó biết bao xương máu của người thiểu số Khơmer
đã đổ ra, bởi các cuộc thảm sát của triều đình, và ông đã viết bài thơ “Cảm tác khi qua
Hà Âm”. Trong đó có tiếng thét quân cướp nước, lũ bán nước, và có cả tiếng khóc
thương đau đớn vô tội của biết bao nhiêu người dân của cuộc chiến tranh phi nghĩa
gây ra, đồng thời tố cáo tội ác dã man do quân triều đình gây ra.
Từ sau vụ Láng Thé đã mở ra một bước ngoặc lớn trong cuộc đời của Bùi Hữu
Nghĩa, cái bản chất cao đẹp đáng quý của ông thì không được chế độ phong kiến suy

tàn thối nát dưới thời Nguyễn thừa nhận, nó luôn bị lu mờ bởi nhiều rào cảng của các
tư tưởng bảo thủ, lạc hậu của bọn tham ô quan lại, hay bọn cường hào gian ác xảo
quyệt.
“Đành cột không nên rường chẳng hạp
Phải cơm nước lụt dấn thân dừa”
(Cây dừa)
Làm quan trong xã hội phong kiến thối nát với biết bao nhiêu cạm bẫy, lôi kéo
dụ dỗ nhưng ông luôn chính trực, thanh liêm, không bao giờ dua theo đám quan lại
nhà Nguyễn đàn áp người dân nghèo bằng mọi thủ đoạn hèn hạ nhất có thể. Ông viết
bài thơ trên để bộc lộ quan điểm.
“Uổng sanh trên thế mấy thu đông
Cao lớn làm chi vông hỡi vông?
Da thịt càng già, càng lộp xộp
Ruột gan chẳng có, có chông gai”
(Cây vông)
13


Trong bài thơ “Cây vông” ông đã tỏa ra một thái độ khinh thường bọn người có
địa vị trong xã hội đương thời rối ren loạn lạc, chúng là một lũ bất tài một gánh nặng
cho xã hội. Ông đã mượn hình ảnh cây vông để chỉ trích bọn quan lại có địa vị lớn,
nhưng bất tài vô dụng trong xã hội, lòng dạ chúng lộp xộp nhưng chứa đựng nhiều gai
góc.
“Cao lớn làm chi bần hỡi bần?
Uổng sanh trong trong thế đứng chần ngần
Lá xanh tơ liễu nhành thưa thớt
Bàng bạc dường mai nhụy sượng dần”
(Cây bần)
Cũng giống như bài thơ “Cây vông” hay bài “Cây dừa”, bài thơ “Cây bần”
Bùi Hữu Nghĩa cũng đã lồng ghép một cách tinh tế các ngụ ý châm biếm bọn quan lại

địa vị, nhưng thiếu đức thiếu tài trong xã hội cũ. Kẻ tiểu nhân trong xã hội phong kiến,
dù về mặt hình thức nó có đồ sộ to lớn như thế nào đi chăng nữa thì quy chung lại nó
vẫn là kẻ tiểu nhân, vẫn không thể che dấu hết thân phận. Nó chỉ có tác dụng là chỗ
dựa bám lấy của bọn cặn bã trong xã hội.
Bùi Hữu Nghĩa cũng như những văn nghệ sĩ khác như Nguyễn Đình Chiểu,
Phan Văn Trị không quay lưng lại với thực tế, không trốn tránh. Mà cuộc đời ông có
cùng nhịp điệu với trái tim của người dân, lấy văn chương làm vũ khí chống giặc ngoại
xâm, nó soi sáng đường đến lẽ phải và công lí cho quần chúng đấu tranh vạch rõ bộ
mặt thật của kẻ thù.
Xét về nội dung cũng như các nhân vật mà Bùi Hữu Nghĩa đã xây dựng cho ta
thấy được phần nào bản chất của một kẻ sĩ - một chiến sĩ một con người với lòng yêu
nước nhiệt huyết, thương dân, lo cuộc sống của dân và quên đi bản thân. Ở bản thân
Bùi Hữu Nghĩa cho dù lần đầu tìm hiểu về ông nhưng vẫn nhìn thấy rõ một con người
với lòng yêu nước nồng nàn. Ông luôn giữ vững và phát huy những truyền thống tốt
đẹp mà cha ông ta đã để lại, ngoài ra ông còn có những nét đặc trưng của người dân
miền Tây đó là cần cù, thẳng tính, thương người, tin người, cởi mở vui tươi, trọng tình
trọng nghĩa. Dù đã đi hết cuộc đời nhưng Bùi Hữu Nghĩa đã để lại cho thế hệ mai sau
những bài học quý báu cũng như những đức tính cao đẹp đáng trân trọng để noi theo
và học hỏi để trở thành người có ý thức tốt cho xã hội.
2.2 Quyết tâm bảo vệ quê hương đất nước
Bùi Hữu Nghĩa là một trong những nhà thơ tiêu biểu của dòng văn chương yêu
nước thương dân chống thực dân Pháp xâm lược thời cận đại. Tên tuổi của ông giờ
đây đã trở nên gắn bó với địa danh Bình Thủy, Cần Thơ quê hương yêu dấu nơi ông đã
sinh ra.
14


Khác với suy nghĩ tầm thường của biết bao nhiêu người khác là học hành rồi thi
đỗ để mưu cầu danh lợi quyền hành cho bản thân, nhà thơ đã hướng chí lớn của cả
cuộc đời vào con đường cứu nước, cứu dân đem lại cuộc sống yên bình ấm no, hạnh

phúc cho muôn nhà.
Ông đã sáng tác bài “Câu cá” bày tỏ chí lớn của mình, chán ghét hai chữ danh
lợi và tìm đến thú vui thanh nhàn, giản dị, đó là câu cá:
“Danh lợi màng bao chốn cửa hầu
Thanh nhàn quen thú một cần câu”
Đến hai câu cuối của bài thơ:
“Bá vương hội cả dầu chưa gặp
Thao lược này ai biết dặng đâu”
(Câu cá)
Ông đi đâu cá không phải là để quên hết đi mọi sự đời, trốn tránh việc đời hay
những việc có dính líu đến bản thân, mà đi câu cá để tâm hồn thanh thản để có thể thực
hiện chí lớn giúp đời. Nó thể hiện rõ nỗi bồn chồn, nóng lòng lo lắng mong chờ thời
cơ đến để thực hiện chí lớn, ngoài ra còn nói đến “Bá vương hội cả”: dịp hội ngộ của
Tây Bá và Văn Vương nhà Chu với Khương Thượng (Thái Công Vọng) tám mươi tuổi
ngồi câu cá ở bờ sông Vị. Vua Văn Vương đi săn, gặp Khương Thượng hỏi chuyện
mới biết là người có chí lớn, bèn đón lên xe đem về. Sau này lập công giết vua Trụ
dựng nên cơ nghiệp nhà Chu. Để nhắc lại tích Lã Vọng và ông mong muốn mình được
như Lã Vọng để trổ tài của bản thân giúp ích cho xã hội.
“Hạ Bì ngày nọ chẳng màng bao
Gương sáng chi lầm chước túng thao
Chén rượu anh em keo gắn chặt
Tấm son tôi chúa đuốc chong cao”
(Quan Công thất thủ Hạ Bì)
Bùi Hữu Nghĩa đã khéo léo khi dẫn dắt sự việc thành Hạ Bì vào thơ một cách
tinh tế, sau khi thất thủ thành Hạ Bì do Quan Công là một vị tướng nhà Hán nắm giữ,
Quan Công bị Tào Tháo bắt giữ và ra sức mua chuộc, nhưng bản tính và khí chất của
Quan Công trước sau như một không thay đổi, một lòng một dạ đối với Lưu Bị và đối
với nhà Hán. Ông khẳng định lập trường yêu nước quyết tâm không đầu hàng với bọn
giặc cho dù bọn chúng có giở trò hèn hạ, tiểu nhân, hay những âm mưu đen tối độc ác
với định kiến làm thay đổi suy nghĩ ông thì ông vẫn không hề thay đổi ý định.

“Riêng vui mây trắng hiềm khôn tặng
Chung đội trời xanh dễ dám quên”
(Gửi Đỗ Hữu Phương)
15


Hay trong bài thơ trên, Bùi Hữu Nghĩa bị tình nghi có dính líu vào các cuộc nổi
dậy chống Pháp nên bị bắt và giải về Gia Định, không thể không nói đến Đỗ Hữu
Phương và Tôn Thọ Tường đã có công sức giúp ông được trả lại tự do khi giả nhân giả
nghĩa bảo lãnh ông được tự do với ý định lấy lòng mua chuộc ông, ông viết bài thơ bài
tỏ ý chí “tạ ân” kẻ giúp ông thoát khỏi cảnh tù đày của giặc, đồng thời cũng răn đe kẻ
đi lầm đường lạc lối. Với lời lẽ mới nghe có vẻ như nhẹ nhàng nhưng nó là một cú
đánh hiểm hóc vạch trần bộ mặt thật sự xấu xa của Đỗ Hữu Phương, một tên đầu sỏ
bán nước.
“Ăn ngủ làm chi hỡi học trò
Có công đi học phải lo toan
Chơi bời hoa nguyệt đùng mơ tưởng
Học hỏi vàng thau phải đắn đo”
Chán cảnh quan trường đầy tham nhũng rối ren, ông quyết định từ chức quan.
Về quê ông mở trường dạy học lấy hiệu là “Liễu Lâm chủ nhân” tại đây ông trở thành
một nhà giáo đầy nhiệt huyết đào tạo thế hệ trẻ với niềm hy vọng sau này chúng lớn
lên sẽ thành tài và gánh việc nước. Đó là lời động viên chân thành, là lời sách nên ông
khuyên học trò cố gắng học hành, đừng quá ham chơi làm những điều tốt điều có ý
tránh các thói hư tật xấu, để sau này trở thành công dân có ý thức, giúp ích cho xã hội.
“Anh hùng sáu tỉnh thiếu chi đây
Đâu để giang sơn đến nổi này
Ngọn lửa tam tần phừng đất cháy
Chòm mây ngũ quý lấp trời bay”
(Họa nguyên vận bài tự thuật của Tôn Trường Thọ)
Với tấm lòng yêu nước thiết tha đứng vững trên chiến tuyến của những nhà thơ

chống Pháp và để khẳng định sức mạnh của nhân dân Nam Bộ, và luôn tin tưởng mãnh
liệt vào nguồn sức mạnh cộng đồng ấy.
“Chợt tới gương soi thấy râu thêm bạc
Dạo xem vườn hoa, mặt thấy ánh vẻ hồng”
Lúc này ông băn khoăn lo lắng khi tuổi tác đã cao mà vẫn chưa cống hiến được
hết sức lực của bản thân để giúp ích cho đất nước, và càng lo lắng hơn trước vận mệnh
nguy nan của đất nước lúc bấy giờ.
“Ngàn vàng khôn dễ sánh mình này
Sanh có ngày, âu thác có ngày
Non nước hỡi còn đang bấy bá
Đất trời sao nỡ khiến lay vay”
(Ngâm thơ trên giường bệnh)
16


Bọn quan lại xu nịnh trong triều để giữ chức danh cũng như địa vị, chúng có thể
đánh giá thấp Bùi hữu Nghĩa, nhưng ông không bao giờ tự hạ mình hay coi thường
bản thân, bài thơ trên được viết trước khi ông chết. Con người sống trên cõi đời này họ
chỉ có được một lần duy nhất được sinh ra và mất đi, ngay cả khi nằm trên giường
bệnh, ông luôn trăn trở mệnh nước sa vào tay giặc, mặc dù cận kề với cái chết nhưng
ông vẫn không hề hối tiếc về những gì của bản thân mà chỉ hối tiếc khi mình có tài
nhưng lại không giúp ích được cho đất nước, chỉ vì thời gian đã trôi qua quá nhanh mà
đã vô tình lấy đi cơ hội của ông. Theo người nhà kể lại, tuy ốm nặng nhưng tinh thần
ông luôn tỉnh táo, vẫn còn ngâm thơ và trăn trối với học trò của mình.
Có một nét khá đặc biệt ở cuộc đời Bùi Hữu Nghĩa có gì đó phảng phất làm cho
người đọc liên tưởng đến cuộc đời và số phận oan nghiệt của Nguyễn Trãi ngày xưa.
Cũng suýt nữa nếu không nhờ tấm lòng dũng cảm thương chồng của vợ, một thân một
mình từ trong miền Nam ra ngoài Kinh thành Huế minh oan cho ông thì ông đã cay
đắng ngậm oan như Nguyễn Trãi vì cái tính tình trong sạch ngay thẳng, và vì cái lí
tưởng cái nhân nghĩa quá trọn vẹn rộng lớn của mình. Thân thế của Bùi Hữu Nghĩa và

cả quá trình hoạt động nghệ thuật của ông đã tạo nên một tiếng vang, khi Pháp nổ phát
súng đầu tiên xâm lược nước ta, lúc này ông đã nhiều tuổi trải qua biết bao nhiêu biến
cố của cuộc đời nào là bọn quan lại ức hiếp, hiếp đáp hay những mất mát to lớn từ phía
gia đình đã lấy đi biết bao nhiêu sức lực của ông, nhưng không hề hạ gục được ông.
Những điều trên đây, Bùi Hữu Nghĩa thực sự là một nghệ sĩ - chiến sĩ yêu nước
mãnh liệt. Cả cuộc đời và sự nghiệp của ông đã để lại cho hậu thế những bài học quý
báu, có tác dụng rất lớn trong tình hình hiện nay.
Thơ của ông như những lời di chúc thiết tha khiêm nhường mang theo tấm lòng
son và nhân cách cao đẹp gửi lại cho thế hệ mai sau. Và người đời sau luôn nhớ
thương ông một người tri thức tài hoa, nhưng bạc phước.
“Phủ lớp rêu xanh, độc nét lòa
Thương ôi ! số kiếp một tài hoa
Trải bao mưa nắng người qua lại
Ai nhớ Long Tuyền, Cụ Thủ Khoa...”
Bốn câu trên đó chính là lời của Tây đô cát sĩ đã nức nở nhớ thương cụ.
Với tất cả những nội dung thơ trên, có thể cho ta hiểu được phần nào về đức
tính đáng quý của ông. Ông đã dành cuộc đời của mình từ lúc nhỏ đã có định hướng
học thành tài làm quan giúp ích cho dân cho đến khi định hướng ấy được thực hiện
thành công bằng những nổ lực đèn sách không ngừng nghỉ của ông, nhưng bản chất
con người vẫn không hề bị tha hóa bới những cám dỗ vật chất ngoài xã hội, dành cả
một đời để thực hiện mục tiêu lí tưởng dẹp loạn quân xâm lược trả lại một cuộc sống
17


bình yên vốn có cho nhân dân, và khi đi đến gần hết cuộc đời tư tưởng ấy vẫn còn
đọng trong con người ông.
2.3 Ca ngợi quê hương đất nước
Mỗi con người trong xã hội ai cũng có cho bản thân một miền ký ức đẹp, hay
một nơi để giảm căng thẳng sau những mệt mỏi ngoài xã hội. Con người đến một độ
tuổi nhất định nào đó thì họ sẽ có rất nhiều nơi để đi, học hỏi và khám phá những điều

mới lạ nhưng đến lúc cần thì họ chỉ có một nơi để trở về, đó là quê hương. Và nhà thơ
Bùi Hữu Nghĩa cũng vậy, sinh ra ở một mãnh đất quanh năm phù sa bồi đắp với những
cánh đồng lúa bạc ngàn, đất và người dân nơi đây gắn bó chặt chẽ với nhau cùng
chung sống yên ả, hòa thuận,... và cũng chính những điều giản đơn như vậy nhưng đã
đi sâu vào tiềm thức của ông, mặc dù khi làm quan ở xa nhưng trong lòng ông vẫn
dành một chỗ để chứa đựng những tình cảm nồng cháy nhất dành cho quê hương nơi
mình đã sinh ra và lớn lên, nơi đã nuôi dưỡng ông nên người.
Vào giữa thế kỉ XIX vùng đất Nam Kỳ, có mấy câu ca cao truyền tụng:
“Đồng Nai có bốn rồng vàng
Lộc họa, Lễ phúc, Sang đàn, Nghĩa thi”
Và có câu
“Vĩnh Long có cặp rồng vàng
Nhất Bùi Hữu Nghĩa, nhì Phan Tuẫn Thần”
Cụ Bùi Hữu Nghĩa là một trong bốn con rồng vàng đáng quý đã để lại những
bài học quý báo đáng trân trọng, là một tấm gương sĩ khí, một tri thức dành hết tấm
lòng vì dân.
Ca ngợi quê hương đất nước là một chủ đề xuyên suốt với rất nhiều nhà thơ ở
mỗi thời kì khác nhau sẽ cho ra một cách nhìn nhận khác nhưng đều có một điểm
chung là bắt nguồn từ lòng yêu nước chân thành và sâu sắc nhất.
Xuất thân từ một gia đình lao động, làm nghề chài lưới, và cuộc sống ông có
phần nào đã tiếp xúc được với các tầng lớp khác nhau trong xã hội cũ, và đọng lại
trong tâm hồn ông là cả một trời kí ức về những nét đẹp riêng tiêu biểu của quê hương
nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng ông lớn lên, tuy là những nét bịnh dị gần gũi mộc mạc
nhưng nó đã trở thành một phần của ông.
Mượn một vài hình ảnh có tính khái quát cụ thể và tính khái quát cao, ông đã
gửi gắm những suy tư tình cảm của mình vào trong đó.
“Lầu cao một bóng nhìn gần xa
Đồng ruộng, trời quang, cỏ dợn bờ
Buồm lướt trên sông, mưa xóm vắng
Xe về chân núi khói cây mờ”

18


Khác hẳn với những vần thơ hào hùng mang chí khí và tinh thần dân tộc, hay
những bản chất cao đẹp đáng trân trọng, ông còn là một nhà thơ trữ tình, trong các bài
thơ tả cảnh thiên nhiên tươi mát gần gũi, ông đã thâu tóm những hình ảnh như: dòng
sông, đồng ruộng, con thuyền,... mặc dù chúng là những hình ảnh đơn giản, mộc mạc,
khó quên nhưng lại rất dễ nhớ, những hình ảnh trên gợi lên tình cảm quê hương tha
thiết gắn bó chặt chẽ với nhà thơ.
“Mưa thu sen nở khỏa bờ sông
Vang xóm thuyền ngư tiếng hát trong
Thấp thoáng chân mây cò lẻ tẻ
Vẫy vùng mặt sóng nước song song”
Một người phải có tài năng sử dụng ngôn từ thực sự tinh tế và một tâm hồn đậm
chất nghệ sĩ như ông mới có thể miêu tả được bức tranh thiên nhiên tươi đẹp tràn đầy
sức sống, với những cảnh vật như tươi đẹp đầy sự cuốn hút: bầu trời mưa lất phất, hoa
sen nở tỏa ra một mùi thơm khác, những tiếng hát giải trí sau một ngày làm việc vất
vả, hay những cánh cò hối hả bay về tổ,.., tất cả tạo nên một linh hồn cho bài thơ đi
sâu vào tiềm thức người đọc, nó làm cho người liên tưởng đến nhiều thứ khác nhau, có
thể cảm nhận được cả âm thanh, màu sắc, mùi hương hay cả những chuyển động hết
sức chân thực, khiến cho ai cũng vậy khi đọc xong sẽ liên xảm đến quê hương của
mình. Thơ của ông nó mộc mạc giản dị không hề cầu kì với những cấu trúc phức tạp
hay áp đặt những thể thơ khó mà nó vô cùng mộc mac, trong sáng rất gần và có những
nét tương đồng với thơ của Bà Huyện Thanh Quan.
“Đủ người Thanh, Hán, Thổ, cùng Xiêm
Phong cảnh như vầy cũng khó tìm
Nước chảy ba dòng sông nhảy cá
Sương ùn bảy núi chót bay chim”
(Vịnh phong cảnh An Giang)
Hay với bài thơ trên Bùi Hữu Nghĩa lại một lần nữa cho ta thấy khả năng và

thực lực của bản thân khiến người khác phải khâm phục, là một vị quan thanh liêm với
việc nước và việc dân lo chưa hết, bận rộn với những vấn đề khác nhau trong xã hội
nhưng ông luôn biết dành chút thời gian để nhìn ngắm và cảm nhận vẻ đẹp của cảnh
vật xung quanh hay những nơi mà ông đã đi qua, và cảnh vật của vùng đất An Giang,
nơi đó có các dân tộc anh em sinh sống hòa thuận với nhau với những nét văn hóa
khăc biệt tạo nên một sắc thái riêng, dòng sông con nước hay những ngọn núi với
sương mù bao phủ có gì đó rất riêng và độc đáo, dường như bộc lộ ra hết vẻ đẹp tiềm
tàng riêng biệt qua những vần thơ rất riêng và độc đáo của ông, ông cũng đã đưa cả
hình ảnh sinh sống hòa thuận giữa các dân tộc đó là những nét văn hóa khác nhau tạo
nên một giá trị của mãnh đất đó.
19


Tư cách và đạo đức của nhà thơ Bùi Hữu Nghĩa cùng như tư tưởng yêu nước
yêu dân đều gắn bó với quê hương máu thịt, thể hiện trong quá trình ông làm quan và
sau khi ông thất thế và trong tác phẩm của ông có những tác phẩm gây được tiếng
vang khiến những người cùng thời kì ông sinh sống và cả thế hệ mai sau rất tôn trọng,
và ngoài ra ông còn là một trong những nhà thơ được rất nhiều người nhắc nhở đến.
Từ những vấn đề trên cho ta thấy Bùi Hữu Nghĩa vừa là một vị quan tài giỏi, lo
cho nước thương cho dân, vừa là một người mang đậm tình nghĩa quê hương xứ sở,
mặc cho những tháng năm làm quan nơi đất lạ quê người sau rất nhiều năm không trở
về quê tưởng chừng nhà thơ đã không còn nhớ đến quê hương nữa, nhưng không dù đi
xa đến đâu nhà thơ vẫn có những phút trầm lại để suy nghĩ để nhớ và để thương quê
hương sau bao nhiêu năm xa cách. Chính những điều đó đã góp phần vào việc sáng tác
các bài thơ về quê hương của ông hay hơn và phản phất một chút nổi niềm của người
con xa xứ, và cho dù có chuyện gì xảy ra tình cảm dành cho quê hương của ông vẫn
không hề thay đổi.

20



CHƯƠNG 3
NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TINH THẦN YÊU NƯỚC
TRONG THƠ BÙI HỮU NGHĨA
3.1 Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh đời thường
Vốn được sinh ra, lớn lên và tiếp xúc với các tầng lớp khác nhau trong xã hội ở
một mãnh đất và con người ở đây mộc mạc và giản dị vô cùng không đâu khác đó
chính là vùng đất Nam Bộ. Nên đã phần nào ảnh hưởng và mang hơi thở của vùng
sông nước Cửu Long thấm đượm chất dân gian với các từ ngữ bình dị dùng trong lời
nói hàng ngày của dân địa, hay đó là những hình ảnh quen thuộc mà đi đến đâu cũng
thấy đã được Bùi Hữu Nghĩ vận dụng vào trong sáng tác thơ một cách rất linh hoạt. Và
đã trở thành một nét nghệ thuật đặc sắc mang đậm dấu ấn cá nhân của nhà thơ.
Nói về những từ ngữ đậm chất Nam Bộ hay nói cách khác đó là những câu,
những từ dùng để giao tiếp trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân, mỗi vùng
miền sẽ có những từ mang sắc thái riêng của vùng đất đó. Không quá khó để bắt gặp
những từ ngữ như vậy trong thơ Bùi Hữu Nghĩa:
“Gió trốt dật dời nơi chiến lũy
Đèn trơi leo lét dặm u lâm
Nghĩ thương con tạo sao dời đổi
Dắng dỏi đêm trường tiếng dế ngâm”
(Cảm tác khi qua Hà Âm)
Chỉ là một trích đoạn trong bài thơ, nhưng chúng ta có thể bắt gặp được rất
nhiều các cụm từ mang sắc thái Nam Bộ như: “gió trốt” tục gọi là con trốt, một thứ
gió xoáy cuốn thành ống rồi hút lên cao có thể làm chết người, “đèn trơi” ở bãi tha ma
khi mưa xuống sẽ thấy những ánh sáng lập lòe mà dân gian gọi là ma chơi là do một
chất trong xương người bốc hơi lên, “u lâm” có nghĩa là đen tối âm u. Với những từ
ngữ trên ông vô cùng thương xót trước số phận phải chết oan vì triều đình tàn sát, và
cũng chính điều đó góp một phần vào tinh thần yêu nước quyết tâm đưa nhân dân ra
khỏi xã hội thối nát này và trả lại cuộc sống bình yên, hạn phúc vốn có cho họ.
“Lẩn thẩn hết suy rồi đến thời

Ngày qua, tháng lại bước đường thoi”
(Bị giam ở Vĩnh Long)
21


“Lẩn thẩn” không còn sáng suốt, có những ý định hay lời nói ngớ ngẩn, “thời”
ý là khi con người sớm muộn thì cũng sẽ gặp những khó khăn hay thách thức khi vược
qua được thì sẽ hết cực khổ và đến thời sung sướng. Có những lúc nhà thơ không biết
bản thân phải làm gì, rồi làm việc đó ra sau dường như nó rơi vào một bước đường
cùng không lối thoát, nhưng cũng chính nhà thơ đã tìm ra lối thoát cho bản thân, và
ông luôn tin bây giờ bản thân cực khổ nhưng thời gian đi qua mau nhanh như thoi đưa
sẽ đến hồi sung sướng thành công, và cũng nhờ chính những điều đó đã góp phần
không nhỏ để ông giữ vững lập trường quyết tâm dùng hết sức lực chống giặc và luôn
tin rằng sẽ có ngày mai sẽ dành thắng lợi từ tay bọn giặc.
“Non nước hỡi còn đang bấy bá
Đất trời sao nở khiến lay vay”
(Ngâm thơ trên giường bệnh)
“Bấy bá” nghĩa là tan nát, lộn xộn “lay vay” có nghĩa là trớ trêu. Khi nằm trên
giường bệnh cận kề với cái chết nhưng nhà nhà thơ vẫn điềm tĩnh không hề lo sợ, hai
cụm từ trên dường như đã bộc lộ hết những tâm tư cũng như những lo toan cho đất
nước, khi ngày qua ngày bị bọn giặc xâm chiếm mà không ai thấu. Chỉ có bản thân
thấu hiểu nhưng không còn kịp nữa đành gửi lại niềm tin cho thế hệ mai sau, sẽ làm
nên kỳ tích.
Về những hình ảnh quen thuộc trong Nam Bộ cũng không thể làm khó Bùi Hứu
Nghĩa được:
“Cao lớn làm chi bần hỡi bần
Uổng sanh trong thế đứng chần ngần”
(Cây bần)
Mượn hình ảnh rất quen thuộc và nó đã trở thành một kí ức của rất nhiều người,
đó chính là hình ảnh “cây bần” một loài cây sống rất nhiều ở những con sông, kênh,

rạch,... sức sống của chúng rất mãnh liệt có thể sông ở nước mặn, nước lợ hay nước
mặn đều phát triển tốt. Nhưng trong bài thơ ông lại cho ta thấy một ý nghĩa khác khi
ngụ ý châm biếm bọn quan lại thiếu đức thiếu tài trong xã hội cũ, về mặt hình thức thì
chúng đồ sộ như thế nào quy chung lại vẫn là kẻ tiểu nhân, gánh nặng cho xã hội.
“Da thịt càng già, càng lộp xộp
Ruột gan chẳng có, có gai chông”
(Cây vông)
Lại tiếp tục mượn hình ảnh “cây vông” một loại cây rất quen thuộc cùng họ với
tre được người dân cùng để xây dựng nhà cửa và nhiều công dụng khác như: làm đũa
ăn,...với vẻ bề ngoài cao lớn và mọc thành từng bụi kiêng cố. Chỉ có một điều đáng
chú ý là ông lại lần nữa chỉ trích bọn quan lại có địa vị lớn, nhưng lại bất tài vô dụng
trong xã hội.
22


Không giống như các nhà thơ cùng thời hay các nhà thơ đã đi trước, nghệ thuật
thơ của Bùi Bữu Nghĩa vận dụng vào trong các sáng tác phản phất một thứ gì đó bình
dị, gần gũi, mộc mạc mang một màu sắc Nam Bộ riêng biệt, tuy đó là những cụm từ
hay những hình ảnh hết sức đời thường nhưng lại có một tác dụng và giá trị nghệ thuật
to lớn, đồng thời phản ánh tư tưởng to lớn đáng quý của nhà thơ trong hoàn cảnh xã
hội thối nát, mục rỗng vẫn có một nhà thơ giám đứng lên và đi ngược lại mọi định kiến
đó là vì lòng yêu nước thương dân đã đi sâu vào trong tâm hồn ông.
3.2 Sử dụng điển cố
Vừa là một người có học thức cao, vừa là một vị quan thanh liêm, tài đức hết
lòng vì dân, vừa là một người hiểu rất nhiều các điển cố khác nhau trong văn chương
Trung Hoa và đã vận dụng và đã Việt hóa chúng theo cách nghĩ khác vào trong các
sáng tác của ông.
Một lần nữa nhà thơ đã khéo léo vận dụng những tích truyện xưa kể về những
bậc anh hùng nghĩa khí, những tấm gương đạo đức hay những câu truyện có tính triết
lí lồng ghép vào câu truyện của số phận mình vào trong các bài thơ.

“Bá vương hội cả dầu chưa gặp
Thao lược này ai biết đặng đâu!”
(Câu cá)
Một điển cố khá nổi tiếng của Trung Hoa “Bá vương hội cả” là dịp hội ngộ của
Tây Bá và Văn Vương với Khương Thượng (Thái Công Vọng) 80 tuổi, ngồi câu cá
bên sông và vua Văn Vương đi săn thấy và hỏi chuyện mới biết là người có chí lớn
bèn đoán về, sau làm tể tướng giúp Võ Vương con Văn Vương giết vua Trụ lập lại cơ
nghiệp nhà Chu. Và nhà thơ cũng mong bản thân khi đã có tài đức và sớm gặp được
một người như vua Văn Vương để có thể phát huy hết khả năng của bản thân cùng
xoay chuyển tình hình thời thế và lấy lại Tổ quốc từ tay bọn giặc đồng thời xây dựng
một đất nước vững mạnh.
“Hạ Bì ngày nọ chẳng màng bao”
(Quan Công thất thủ Hạ Bì)
Tiếp tục với một điển cố nổi tiếng của tiểu thuyết chương hồi Tam quốc diễn
nghĩa “Hạ Bì” tên thành do tướng nhà Hán là Quan Công cai giữ, sau khi thất thủ
thành Hạ Bì, Quan Công bị Tào Tháo bắt giữ và ra sức mua chuộc lôi kéo, dụ dỗ
nhưng không thành, trước sau đều như một, một lòng với Lưu Bị với nhà Hán. Qua bài
thơ Bùi Hữu Nghĩa mượn lại tích cũ để khẳng định lập trường yêu nước quyết tâm
chống đối giặc vững chắc không hề lung lay, không hàng giặc cho dù bọn chúng có dở
những chiêu trò hèn hạ để lôi kéo, tha hóa con người nhưng ông vẫn giữ vững lập
trường.
“Danh chẳng ham mà lợi chẳng mê
23


Gan hay là sắt hỡi Di Tề?”
(Bá Di, Thúc Tề)
“Di Tề” nói về hai nhân vật đó là Bá Di và Thúc Tề lấy việc mất nước làm xấu
hổ, cùng nhau bỏ lên núi Thú Dương hái rau vi mà ăn không chịu ăn thóc nhà Chu cho
đến lúc mất. Mượn hình ảnh của hai nhân vật để phản chiếu lại một hướng hoàn toàn

mới, và chỉ đồng ý một phần trong cái hành động và suy nghĩ của họ, với nhà thơ nước
mất chúng ta có thể lấy lại chứ không thể nào mà bỏ đi không quan tâm tới trong khi
đó bản thân lại là một vị quan yêu nước thì điều đó lại càng không thể xảy ra, và nhất
định ông không bao giờ nhận bất kì thứ gì từ tay bọn giặc và không thể sống chung với
chúng trong một bầu trời này mãi được cần có biện pháp để đánh đuổi chúng càng sớm
sàng tốt.
Tư cách và đạo đức nhà thơ, tư tưởng yêu nước thương dân trong lúc làm quan
cũng như thất thế thể hiện rõ trong các tác phẩm của ông khiến người cùng thời và thế
hệ mai sau rất tôn trọng và yêu quý.
Tóm lại một điều, khi nhà thơ vận dụng các điển cố từ Trung Hoa nhà thơ đã
nghiên cứu rất kĩ và chi tiết để khi đưa vào trong thơ và trở thành một thủ pháp nghệ
thuật mang bản sắc cá nhân góp phần đưa nội dung thơ của ông truyền tải một cách
trọn vẹn những tâm tư tình cảm nhà thơ gói gọn trong đó.
Và một điều quan trọng hơn đọc thơ của ông chúng ta dường như cảm nhận
được hết những nỗi buồn hay niềm vui mà ông đã niếm trải trong cuộc đời làm quan
đầy thăng trầm, bên cạnh đó còn cảm nhận được một tinh thần yêu nước bất diệt trong
con người ông. Và luôn tự hào về Bùi Hữu Nghĩa là một người tuyệt đối trung thành
với Tổ quốc, một ngòi bút tài hoa của đất nước.

24


×