Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Trình tự, thủ tục đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường đơn giản tại thị xã ngã năm tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.17 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ................................................................................................................. i
DANH SÁCH BẢNG...................................................................................................iii
DANH SÁCH HÌNH....................................................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................v
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ.....................................................................1
1.1 Vị trí chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Tài nguyên
và Môi trường thị xã Ngã Năm Tỉnh Sóc Trăng.........................................................1
1.1.1 Vị trí............................................................................................................... 1
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ Phòng Tài nguyên và Môi trường................................1
1.1.3 Bộ máy tổ chức Phòng Tài nguyên và Môi trường.........................................4
1.2.

Khái quát về thị xã Ngã Năm...........................................................................4

1.2.1 Vị trí địa lý.....................................................................................................4
1.2.2 Điều kiện tự nhiên..........................................................................................5
1.2.3 Điều kiện kinh tế, xã hội................................................................................6
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.................................................9
2.1. Trình tự, thủ tục đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi
trường ở bộ phận tiếp nhận và hoàn trả tại thị xã Ngã Năm.......................................9
2.1.1 Mục đích........................................................................................................9
2.1.2 Phạm vi..........................................................................................................9
2.1.3 Tài liệu viện dẫn.............................................................................................9
2.1.4 Nội dung.........................................................................................................9
2.1.5 Biểu mẫu......................................................................................................10
2.1.6 Hồ sơ lưu......................................................................................................11
2.2. Trình tự, t hủ tục đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện Đề án bảo vệ môi
trường đơn giản ở bộ phận tiếp nhận và hoàn trả tại thị xã Ngã Năm.......................11
2.2.1 Mục đích.......................................................................................................11
ii




2.2.2 Phạm vi........................................................................................................11
2.2.3 Tài liệu viện dẫn...........................................................................................11
2.2.4 Nội dung.......................................................................................................11
2.2.5 Biểu mẫu......................................................................................................13
2.2.6 Hồ sơ lưu......................................................................................................14
2.3 Tổng hợp kết quả đăng ký “Kế hoạch BVMT” và xác nhận “Đề án BVMT đơn
giản” từ năm 2015 đến năm 2017 tại thị xã Ngã Năm..............................................14
2.4 Thuận lợi và khó khăn trong công tác đăng ký, quy trình xác nhận, thực hiện
kiểm tra, xác nhận và báo cáo kết quả hoàn thành của “Kế hoạch BVMT” và “Đề án
BVMT đơn giản”......................................................................................................15
2.4.1 Thuận lợi......................................................................................................15
2.4.2 Khó khăn......................................................................................................15
2.5 Các vấn đề ô nhiễm môi trường và nguyên nhân ô nhiễm trên địa bàn..............16
2.6 Tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước về môi trường..........................17
CHƯƠNG 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................18
3.1 Kết luận..............................................................................................................18
3.2 Kiến nghị............................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................19
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 20
NHẬT KÍ THỰC TẬP.................................................................................................28

ii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng


Trang

1.1

Bộ máy tổ chức Phòng Tài nguyên và Môi trường
(Nguồn: UBND thị xã Ngã Năm)

4

2.1

Quy trình các bước xử lý “Kế hoạch bảo vệ môi trường”

9

2.2

Hồ sơ lưu

10

2.3

Quy trình các bước xử lý “Đề án bảo vệ môi trường đơn giản”

12

2.4


Hồ sơ lưu

13

2.5

Các vấn đề ô nhiễm môi trường và nguyên nhân

15

iii


DANH SÁCH HÌNH
Hình
1.1

Tên hình
Bản đồ hành chính thị xã Ngã Năm

iv

Trang
5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Phòng TNMT.................................Phòng Tài nguyên và môi trường
VP ĐKQSD....................................Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
UBND............................................Uỷ ban nhân dân

NĐ-CP............................................Nghị định Chính phủ
BVMT............................................Bảo vệ môi trường
ISO.................................................Hệ thống quản lý chất lượng – TCVN ISO
9001:2008
TT – BTNMT.................................Thông tư - Bộ Tài nguyên và Môi trường
BPTN&HT.....................................Bộ phận tiếp nhận và hoàn trả
TDQT.............................................Phiếu theo dõi quá trình xử lý công việc
GCN...............................................Giấy chứng nhận
QSD...............................................Quyền sử dụng
BĐKH............................................Biến đổi khí hậu
BVTV.............................................Bảo vệ thực vật
HĐND............................................Hội đồng nhân dân

v


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ
1.1.

Vị trí chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Tài
nguyên và Môi trường thị xã Ngã Năm Tỉnh Sóc Trăng
1.1.1 Vị trí
 Phòng tài nguyên môi trường thị xã Ngã Năm.
- Địa chỉ: Khóm 3, phường 1, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng
- Số điện thoại: 0793 523149; số fax: 0793523887
- Địa chỉ email:
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ Phòng Tài nguyên và Môi trường

 Vị trí chức năng
1. Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý
nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi
trường, biến đổi khí hậu, biển và hải đảo (đối với các huyện có biển, đảo).
Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản; chịu
sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự
chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi
trường.

 Nhiệm vụ
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch
dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê
duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi
trường; theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường.
3. Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
cấp huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
4. Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban
nhân dân cấp huyện.
5. Theo dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý, cập nhật và chỉnh lý hồ
sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp huyện.
6. Tham gia xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương;
tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp
1


luật; tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trưng dụng đất,
gia hạn trưng dụng đất.

7. Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường,
đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và các kế hoạch phòng ngừa,
ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trên địa bàn; thực hiện công tác bảo vệ môi
trường làng nghề trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất
các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du lịch
trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước, môi trường và đa
dạng sinh học trên địa bàn.
8. Tham gia thực hiện các giải pháp ngăn ngừa và kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai
xâm hại; tiếp nhận, xử lý thông tin, dữ liệu về các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm,
hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, quản lý nguồn gen; tham gia tổ chức
thực hiện các kế hoạch, chương trình bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái,
loài và nguồn gen.
9. Thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng tài nguyên nước, nguồn nước sinh hoạt
tại địa phương; điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra
việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.
10. Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và
tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền.
11. Tổ chức đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào
nguồn nước theo thẩm quyền.
12. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đất hoạt
động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ
chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp
luật.
13. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa
khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật.
14. Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tham gia
cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn cấp huyện.
15. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên
đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải
đảo (đối với các huyện có biển, hải đảo).

16. Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp
luật về tài nguyên và môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham
nhũng, lãng phí về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và phân công
của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2


17. Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục
vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
18. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân; tham gia quản lý tổ chức và hoạt động của các hội và tổ chức phi
chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân
dân cấp huyện.
19. Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và
môi trường đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban
nhân dân cấp xã.
20. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện
nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tài nguyên
và Môi trường.
21. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công
chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật,
đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức và người lao động
thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy
ban nhân dân cấp huyện.
22. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp
luật.
23. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý các nguồn tài chính và các dịch vụ công
trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
24. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy
định của pháp luật.


3


1.1.3 Bộ máy tổ chức Phòng Tài nguyên và Môi trường
Bảng 1.1 Bộ máy tổ chức Phòng Tài nguyên và Môi trường
STT

1

2

3

Chức vụ

Lĩnh vực phân công

Trưởng phòng

Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của Phòng TN&MT và những công việc
được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân huyện phân công hoặc ủy quyền

Phó Trưởng phòng, kiêm Giám Giúp Trưởng phòng về tổ chức thực hiện chức
đốc VPĐKQHSDD
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng
TN&MT, kiêm Giám đốc VP ĐKQSD đất


Chuyên viên

Phụ trách quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử
dụng tài nguyên, giải phóng mặt bằng

Chuyên viên

Phụ trách công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,
kỹ thuật, kiểm tra đo đạc, thống kê và quản lý
việc sử dụng đất

Chuyên viên

Phụ trách công tác bảo vệ môi trường

4

4

(Nguồn: UBND thị xã Ngã Năm)

1.2.

Khái quát về thị xã Ngã Năm

1.2.1 Vị trí địa lý
Ngã Năm là một huyện nằm ở phía Tây, thuộc vùng trũng của tỉnh Sóc Trăng. Huyện
được thành lập vào năm 2003 theo Nghị định số 127/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 10
năm 2003 của Chính phủ, có tổng diện tích tự nhiên là 24.224,35 ha, với 08 đơn vị
hành chính, gồm 07 xã và 01 thị trấn.

Phía Đông giáp thị xã Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang;
Phía Tây giáp huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu;
Phía Nam giáp huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng;
Phía Bắc giáp huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
(Nguồn: />4


Hình 1.1 Bản đồ hành chính thị xã Ngã Năm
Nguồn: Cổng thông tin điện tử thị xã Ngã Năm

1.2.2 Điều kiện tự nhiên
Ngã Năm có địa hình tương đối bằng phẳng, có thể chia thành hai khu vực địa hình có
độ sâu ngập và thời gian ngập tương đối khác biệt nhau:
Khu vực I: khoảng 1/2 diện tích thuộc phần đất phía Đông là vùng thấp theo mặt bằng
chung của huyện, bao gồm các xã: Tân Long, Long Tân, Long Bình và thị trấn Ngã
Năm có độ ngập sâu từ 60 - 100 cm, thời gian kéo dài khoảng 3 đến 3,5 tháng.
Khu vực II: Khoảng 1/2 diện tích thuộc phần đất phía Tây đây là vùng cao theo mặt
bằng chung của huyện, có độ sâu ngập từ 30 - 60 cm, thời gian ngập kéo dài khoảng 2
đến 2.5 tháng, bao gồm các xã: Mỹ Bình, Mỹ Quới, Vĩnh Quới, Vĩnh Biên.,tình hình
ngập sâu ở khu vực này không đồng đều.
a. Đất

 Đất được chia làm 03 nhóm chính:
 Một là, nhóm đất phèn: bao gồm 02 loại đất chính - đất phèn tiềm tàng nhiễm
mặn đọng mùn và đất phèn hoạt động nhiễm mặn đọng mùn.
 Hai là, nhóm đất mặn trong đó có Ngã Năm là vùng đất ngập mặn đã được ngọt
hóa.

5



 Ba là, nhóm đất nhân tác, trong quá trình canh tác của con người và sự tác động
của cơ giới hóa đã hình thành lên nhóm đất nhân tác, chủ yếu là thổ canh, thổ
cư, đất vườn đã được lên líp.
Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn Ngã Năm trong thời gian qua nhìn chung theo
xu hướng giảm dần diện tích đất nông nghiệp và tăng diện tích đất phi nông nghiệp.
Trong đó, đất nuôi trồng thủy sản, đất ở và đất chuyên dùng tăng còn đất trồng lúa,
trồng cây lâu năm giảm.
b. Nước
 Tài nguyên nước mặt (bao gồm nước từ các sông rạch và nước mưa):
Nguồn nước từ sông Hậu được dẫn qua hệ thống kênh, rạch và các công trình ngọt hóa
khép kín như hệ thống kênh Phụng Hiệp là nguồn nước mặt chính phục vụ sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra, lượng mưa hàng năm cũng là nguồn nước ngọt quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt của nhân dân.
Huyện Ngã Năm nằm hai bên bờ kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp nên chịu ảnh hưởng của
biển Đông thông qua sông Hậu, mỗi ngày có hai lần triều lên và xuống, mực nước
triều cao nhất khoảng 0,8 - 0,9m. Ngoài ra trên địa bàn còn có hệ thống sông ngòi,
kênh, rạch chằng chịt. Hệ thống kênh rạch tạo nguồn cơ bản hoàn chỉnh với mật độ
kênh khá cao; hệ thống kênh mương nội đồng đảm bảo đủ nước tưới cho hai vụ lúa
chính.
 Tài nguyên nước ngầm:
Tầng nước ngầm phổ biến ở huyện có độ sâu từ 70 - 130 m, là nước ngầm có áp, trữ
lượng lớn và chất lượng khá tốt, không bị nhiễm mặn, có hàm lượng kim loại nặng
thấp. Tuy nhiên, nước có mùi tanh; một số mẫu bị ô nhiễm khoáng nhẹ. Nước ngầm là
nguồn tài nguyên quý giá, nguồn nước sạch quan trọng phục vụ cho sinh hoạt và công
nghiệp chế biến. Cần có các biện pháp để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên nước
ngầm, tránh khai thác lạm dụng bừa bãi ở tầng quá nông. Đặc biệt là cần phải quản lý
chặt chẽ việc sử dụng nguồn nước ngầm không để xảy ra ô nhiễm.
1.2.3 Điều kiện kinh tế, xã hội
Dân số toàn thị xã 19.185 hộ, với 80.423 nhân khẩu, gồm dân tộc Kinh - Hoa Khmer (trong đó: dân tộc kinh 74.259 gười chiếm 92,34%, Hoa 805 người 1%, Khmer

5.535 người 6,63%, khác 24 khẩu).
Sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp được xem là mũi nhọn, trong đó Ngã
Năm chú trọng sản xuất lúa đặc sản, cao sản, ngành chức năng cũng triển khai tốt
những tiến bộ kỹ thuật, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu giống, nâng cao hiệu quả sản xuất
của 18.587 ha trồng lúa và có trên 45% là diện tích lúa đặc sản, nhiều nơi nông dân
6


còn trồng cây có múi, chọn những vật nuôi có giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu
nhập trên 1 ha sản xuất nông nghiệp từ 75 triệu đồng năm 2010 tăng lên 100 triệu đồng
năm 2015.
Rau màu, cây ăn trái: diện tích và sản lượng màu chuyên canh liên tục tăng hàng
năm, từ 1.200 ha năm 2004 lên 3.500 ha năm 2013, tăng bình quân hàng năm 9,04%;
sản lượng màu đạt 24.620 tấn, tăng bình quân hàng năm 5,17%.
Chăn nuôi gia súc – gia cầm: trong những năm qua đã có những bước phát triển khá
ổn định do ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, chuyển từ chăn nuôi
phân tán sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại.
Thủy sản: phát huy thế mạnh của huyện vùng trũng, xây dựng hệ thống bờ bao khép
kín phục vụ phát triển diện tích thủy sản, đến nay đạt 2.700 ha tăng gần gấp 2 lần diện
tích so năm 2004(năm 2004 là 1.447 ha), chủ yếu là nuôi cá đồng trên ruộng lúa, nuôi
cá lóc trong ao, vèo,… kết hợp công tác tăng cường tuyên truyền, vận động bảo vệ
nguồn lợi thủy sản.
Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp: trong những năm qua có bước phát triển nhanh
và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện, toàn huyện có 58
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Văn hóa – xã hội: Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm và có nhiều tiến bộ;
An sinh xã hội tiếp tục được đẩy mạnh, đầu tư những công trình, dự án phát triển hạ
tầng kinh tế - xã hội. Thị xã Ngã Năm tiếp tục huy động và sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn xã hội hoá, thực hiện phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” để
xây dựng, phát triển mạng lưới giao thông, điện, trường học, y tế, thiết chế văn hóa,

thể dục thể thao, cấp thoát nước, xử lý chất thải... để đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng
đô thị, chỉnh trang đô thị theo quy hoạch. Bên cạnh đó, rà soát, bổ sung, điều chỉnh các
quy hoạch cho phù hợp với điều kiện phát triển của thị xã trong tiến trình đô thị hóa và
thực hiện các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng bộ, chính quyền và người
dân nơi đây đang nỗ lực đưa vùng quê sông nước vươn lên thành một đô thị trẻ, năng
động của tỉnh Sóc Trăng và trong khu vực.
Trong 5 năm (2010-2015), Thị xã Ngã Năm đã đầu tư xây dựng trên 470 công trình,
với tổng số vốn đầu tư trên 665 tỷ đồng. Trong đó, nhiều công trình đã góp phần đem
lại diện mạo mới cho thị xã nằm ở cực tây của tỉnh Sóc Trăng, và phục vụ thiết thực
nhu cầu người dân trong vùng.
Du lịch: Ngã Năm là vùng đất vốn có nhiều di tích và thắng cảnh nổi tiếng, hòa quyện
cùng bản sắc văn hóa đa dạng, đó là thế mạnh để phát triển du lịch. Ngoài Chợ Nổi là
điểm thương mại sầm uất với cảnh quan sông nước hữu tình rất độc đáo, Ngã Năm có
nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, (đình chùa, miếu mạo và các di tích lich sử
7


cách mạng) cùng nhiều khu, điểm sinh thái: Vườn cò Tân Long, rừng sinh thái thuộc
khu vực di tích miếu Bà chúa Xứ (là nơi thành lập chi bộ đầu tiên của tỉnh và của
huyện Thạnh Trị - Ngã Năm). Ngoài ra, Ngã Năm còn làm giàu thêm sản phẩm du lịch
của mình bằng những giá trị văn hóa phi vật thể khá độc đáo như sinh hoạt chợ nổi,
đờn ca tài tử, các lễ hội truyền thống dân tộc...
(Nguồn: />
8


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.1. Trình tự, thủ tục đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện Kế hoạch bảo vệ
môi trường ở bộ phận tiếp nhận và hoàn trả tại thị xã Ngã Năm
2.1.1 Mục đích

Quy định thành phần hồ sơ, lệ phí (nếu có), trình tự, cách thức và thời gian giải
quyết hồ sơ hành chính của cơ quan theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 nhằm đảm
bảo phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
2.1.2 Phạm vi
Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện dịch vụ hành chính
công phù hợp với thẩm quyền giải quyết của cơ quan.
2.1.3 Tài liệu viện dẫn
-

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008
Các văn bản pháp quy liên quan đề cập tại mục 2.1.4 tại trang sau hoặc bảng
kê văn bản pháp quy đính kèm trong Bộ tài liệu mô hình khung hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.
2.1.4 Nội dung
a. Thành phần, số lượng hồ sơ:
-

Bản kế hoạch bảo vệ môi trường (theo mẫu) (03 bản);

-

Báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của dự án (01
bản);

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
b. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
c. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân
d. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tài nguyên và Môi trường
e. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận
f. Lệ phí (nếu có): không

g. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đính kèm):
+ Mẫu bản kế hoạch bảo vệ môi trường được đóng thành quyển (Phụ lục 5.6), (Phụ lục
5.4).
h. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không
i. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
9


+ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 06 năm 2014;
+ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược đánh giá tác động môi trường
và kế hoạch bảo vệ môi trường;
+ Thông tư 27/2015/TT- BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và môi
trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch
bảo vệ môi trường.
+ Thông tư 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/05/2015 của Bộ Tài nguyên và môi
trường quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
j.

Quy trình các bước xử lý công việc:

Bảng 2.1 Quy trình các bước xử lý “Kế hoạch bảo vệ môi trường”
TT

Trình tự các bước công việc*

Trách nhiệm

Thời
gian


1

Tiếp nhận hồ sơ, xem xét sự hợp lệ, ghi giấy biên BPTN&HT
nhận hoặc phiếu hẹn

2

Kiểm/thẩm tra tính hợp pháp của hồ sơ:
- Phù hợp, thì tiến hành xử lý, giải quyết;
- Chưa phù hợp, thì dự thảo công văn trả lời.

3

Trình trưởng phòng xem xét ký tờ trình, trình
UBND thị xã xác nhận, hoặc công văn trả lời cho
hồ sơ không đủ điều kiện.

4

UBND thị xã thẩm định hồ sơ, ký giấy xác nhận

Lãnh đạo

2

5

Hoàn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính


BPTN&HT

1/2

1/2

Phòng ban, bộ phận 5
chuyên môn

2

*Các bước này có thể tăng hoặc giảm tùy theo đặc điểm của mỗi thủ tục hành chính nhưng đảm bảo tổng thời
gian không quá quy định của pháp luật. Đơn vị tính thời gian là ngày làm việc, bằng 8 tiếng giờ hành chính.
*Một số thủ tục hành chính giải quyết trong ngày hoặc ít hơn 5 ngày; hoặc được xử lý bởi 1 người, 1 nhóm
người trong cùng 1 phòng hay đơn vị thì không nhất thiết phải sử dụng phiếu theo dõi quá trình tương ứng.
*Một số thủ tục hành chính quy định chỉ nhận nhưng không trả kết quả thì không cần thiết sử dụng phiếu TDQT.
*Các bước công việc này có thể được kiểm soát thông qua phần mềm tin học.

2.1.5 Biểu mẫu


Mẫu Giấy biên nhận hồ sơ/sổ giao nhận/phiếu hẹn;
10




Mẫu Phiếu theo dõi quá trình xử lý công việc;




Mẫu Bảng thống kê kết quả thực hiện thủ tục hành chính;



Xem mục 2.1.4 ở trên.

2.1.6 Hồ sơ lưu
Bảng 2.2 Hồ sơ lưu
Hồ sơ lưu

Nơi lưu

Thời gian lưu

1

Biên nhận hồ sơ/sổ giao nhận/phiếu hẹn

BPTN&HT

2 năm

2

Phiếu theo dõi quá trình xử lý công việc

Phòng chuyên môn

2 năm


3

Bộ hồ sơ theo Mục 2.1.4 a

Phòng chuyên môn

2 năm

2.2. Trình tự, thủ tục đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện Đề án bảo vệ môi
trường đơn giản ở bộ phận tiếp nhận và hoàn trả tại thị xã Ngã Năm
2.2.1 Mục đích
Quy định thành phần hồ sơ, lệ phí (nếu có), trình tự, cách thức và thời gian giải
quyết hồ sơ hành chính của cơ quan theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 nhằm đảm
bảo phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
2.2.2 Phạm vi
Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện dịch vụ hành chính
không phù hợp với thẩm quyền giải quyết của cơ quan.
2.2.3 Tài liệu viện dẫn
-

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008
Các văn bản pháp quy liên quan đề cập tại mục 2.2.4 tại trang sau hoặc bảng
kê văn bản pháp quy đính kèm trong Bộ tài liệu mô hình khung hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.
2.2.4 Nội dung
a. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Một (01) văn bản đăng ký đề án đơn giản của chủ cơ sở (theo mẫu);
- Ba (03) bản đề án đơn giản; trường hợp cần thiết theo yêu cầu của cơ quan có thẩm
quyền, chủ cơ sở có trách nhiệm gửi bổ sung số lượng bản đề án đơn giản theo yêu

cầu. Bìa, phụ bìa, nội dung và cấu trúc của đề án đơn giản (theo mẫu).
11


Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
b. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
c. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân đã đi vào hoạt động
trước ngày 01 tháng 04 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối
tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng
không có bản cam kết bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục
1b ban hành theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 05 năm 2015.
d. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tài nguyên và Môi trường
e. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận
f. Lệ phí (nếu có): không
g. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đính kèm):
+ Bản đề nghị xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản (Phụ lục 13);
+ Bản cấu trúc và nội dung của đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với cơ sở có quy
mô, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký bản kế hoạch bảo vệ môi
trường (Phụ lục 14a), (Phụ lục 10b)
h. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không
i. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 06 năm 2014;
+ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược đánh giá tác động môi trường
và kế hoạch bảo vệ môi trường;
+ Thông tư 27/2015/TT- BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và môi
trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch
bảo vệ môi trường.
+ Thông tư 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/05/2015 của Bộ Tài nguyên và môi
trường quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

j. Quy trình các bước xử lý công việc:

12


Bảng 2.3 Quy trình các bước xử lý “Đề án bảo vệ môi trường đơn giản”
TT Trình tự các bước công việc*

Trách nhiệm

Thời gian

1

Tiếp nhận hồ sơ, xem xét sự hợp lệ, ghi giấy biên BPTN&HT
nhận hoặc phiếu hẹn

1/2

2

Kiểm/thẩm tra tính hợp pháp của hồ sơ:
- Phù hợp, thì tiến hành xử lý, giải quyết;
- Chưa phù hợp, thì dự thảo công văn trả lời.

3

- Trình trưởng phòng xem xét ký tờ trình, trình
UBND thị xã xác nhận, hoặc công văn trả lời cho
hồ sơ không đủ điều kiện.


4

UBND thị xã thẩm định hồ sơ, ký giấy xác nhận

Lãnh đạo

2

5

Hoàn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

BPTN&HT

1/2

Phòng ban, bộ phận 5
chuyên môn

2

*Các bước này có thể tăng hoặc giảm tùy theo đặc điểm của mỗi thủ tục hành chính nhưng đảm bảo tổng thời
gian không quá quy định của pháp luật. Đơn vị tính thời gian là ngày làm việc, bằng 8 tiếng giờ hành chính.
*Một số thủ tục hành chính giải quyết trong ngày hoặc ít hơn 5 ngày; hoặc được xử lý bởi 1 người, 1 nhóm
người trong cùng 1 phòng hay đơn vị thì không nhất thiết phải sử dụng phiếu theo dõi quá trình tương ứng.
*Một số thủ tục hành chính quy định chỉ nhận nhưng không trả kết quả thì không cần thiết sử dụng phiếu TDQT.
*Các bước công việc này có thể được kiểm soát thông qua phần mềm tin học.

2.2.5 Biểu mẫu



Mẫu Giấy biên nhận hồ sơ/sổ giao nhận/phiếu hẹn;



Mẫu Phiếu theo dõi quá trình xử lý công việc;



Mẫu Bảng thống kê kết quả thực hiện thủ tục hành chính;



Xem mục 2.2.4 ở trên.

13


2.2.6 Hồ sơ lưu
Bảng 2.4 Hồ sơ lưu
TT

Hồ sơ lưu

Nơi lưu

Thời gian lưu

1


Biên nhận hồ sơ/sổ giao nhận/phiếu hẹn

BPTN&HT

1 năm

2

Phiếu theo dõi quá trình xử lý công việc

Phòng chuyên môn

Lâu dài

3

Bộ hồ sơ theo Mục 2.2.4 a

Phòng chuyên môn

Lâu dài

2.3 Tổng hợp kết quả đăng ký “Kế hoạch BVMT” và xác nhận “Đề án BVMT
đơn giản” từ năm 2015 đến năm 2017 tại thị xã Ngã Năm
Trong năm 2015 Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Ngã Năm đã tiếp nhận và xử
lý 52 bản kế hoạch BVMT và đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Trong đó có:
-


Kế hoạch BVMT đối với dự án đầu tư: 0

-

Kế hoạch BVMT không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư: 43

-

Đề án BVMT đơn giản đối với cơ sở có dự án đầu tư: 0

-

Đề án BVMT đơn giản đối với cơ sở không có dự án đầu tư: 9

Trong năm 2016 Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Ngã Năm đã tiếp nhận và xử
lý 24 bản kế hoạch BVMT và đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Trong đó có:
-

Kế hoạch BVMT đối với dự án đầu tư: 0

-

Kế hoạch BVMT không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư: 5

-

Đề án BVMT đơn giản đối với cơ sở có dự án đầu tư: 0

-


Đề án BVMT đơn giản đối với cơ sở không có dự án đầu tư: 19
14


Trong năm 2017 Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Ngã Năm đã tiếp nhận và xử
lý 45 bản kế hoạch BVMT và đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Trong đó có:
-

Kế hoạch BVMT đối với dự án đầu tư: 0

-

Kế hoạch BVMT không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư: 40

-

Đề án BVMT đơn giản đối với cơ sở có dự án đầu tư: 0

-

Đề án BVMT đơn giản đối với cơ sở không có dự án đầu tư: 5

2.4 Thuận lợi và khó khăn trong công tác đăng ký, quy trình xác nhận, thực
hiện kiểm tra, xác nhận và báo cáo kết quả hoàn thành của “Kế hoạch
BVMT” và “Đề án BVMT đơn giản”
2.4.1 Thuận lợi
Nhờ hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa

phương và có văn bản hướng dẫn cụ thể cho các ngành, nghề giúp cho việc phân loại
và xác định đối tượng lập thủ tục môi trường dễ dàng hơn. Trong đó quy định rõ thẩm
quyền, chức năng của các cấp trong xác nhận kế hoạch BVMT và đề án BVMT đơn
giản.
Việc xác nhận thủ tục môi trường là cơ sở để kiểm tra, giám sát việc thực hiện
BVMT ở địa phương ngày càng chặt chẽ hơn.
2.4.2 Khó khăn
Còn khó khăn trong kiểm tra việc tổ chức các biện pháp bảo vệ môi trường theo
“Kế hoạch BVMT” và “Đề án BVMT đơn giản” đã được xác nhận.

15


2.5 Các vấn đề ô nhiễm môi trường và nguyên nhân ô nhiễm trên địa bàn
Bảng 2.5 Các vấn đề ô nhiễm môi trường và nguyên nhân
STT Các vấn đề

Nguyên nhân

1

Nước thải nông nghiệp

Do quá trình phân hủy rơm rạ trên đồng
ruộng kết hợp mưa lớn, nước từ đồng ruộng
chảy ra kênh rạch

2

Nước thải, chất thải sinh hoạt


Nhiều nơi chưa có xe thu gom rác, hầu hết
người dân tự xử lý như (đốt, đổ đống…) gây
ảnh hưởng đến môi trường

3

Nước thải, chất thải chăn nuôi

Nước thải, chất thải chăn nuôi tại các hộ gia
đình, trang trại không được xử lý, xả thẳng
vào môi trường

4

Chất thải y tế

Chưa có hệ thống xử lý chất thải từ hoạt
động y tế

5

Ô nhiễm do phân bón, thuốc trừ sâu sử Sử dụng bừa bãi phân bón, thuốc hóa học
dụng trong nông nghiệp
thải ra môi trường các chất độc hại

6

Nước thải, chất thải công nghiệp – tiểu Nước thải, chất thải không qua xử lý hoặc
thủ công nghiệp

xử lý không đạt chuẩn

7

-

Xâm nhập mặn
Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng
Gia tăng hiện tượng thời tiết
cực đoan
Gia tăng tình trạng thiếu nước
Giảm năng suất nông nghiệp

16


2.6 Tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước về môi trường
Công tác thẩm định và xác nhận kế hoạch/đề án bảo vệ môi trường: trong
tháng 01/2018 tiếp nhận 04 hồ sơ môi trường; lũy kế từ trước đến nay đã cấp phép
339/343 cơ sở, đạt 98,83% so với cơ sở phải cấp.
Về thu gom rác hiện tại mỗi bãi rác chuyên chở bằng xe cơ giới, đảm bảo thu
gom trong ngày đối với rác thải sinh hoạt tại các chợ và khu dân cư đến các bãi rác tập
trung, rác thải được phân loại xử lý đúng quy trình.
Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh ở khu vực nông thôn thực hiện đến nay 99%
(chỉ tiêu thị xã giao là 99,2%), so với chỉ tiêu thị xã đạt 99,8%; Tỷ lệ thu gom và xử lý
chất thải rắn sinh hoạt đô thị, công nghiệp, dịch vụ đạt tiêu chuẩn môi trường 86% (chỉ
tiêu thị xã giao là 86%), đạt 100% so với chỉ tiêu; Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn
sinh hoạt khu dân cư nông thôn, công nghiệp, làng nghề đạt tiêu chuẩn môi trường
55% (chỉ tiêu thị xã giao là 76%), so với chỉ tiêu đạt 72,37% so với chỉ tiêu đã giao.
Thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn thị xã

Ngã Năm năm 2018 đang trong thời gian rà soát và lập danh sách thu phí.

17


CHƯƠNG 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Quá trình cấp giấy xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường và Đề án bảo vệ môi
trường đơn giản được thuận lợi nhờ có hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, thống nhất
từ Trung ương đến địa phương và có văn bản hướng dẫn cụ thể cho các ngành, nghề
giúp cho việc phân loại và xác định đối tượng lập thủ tục môi trường dễ dàng. Việc xác
nhận thủ tục môi trường là cơ sở để kiểm tra, giám sát việc thực hiện BVMT ở địa
phương ngày càng chặt chẽ hơn.
3.2 Kiến nghị
Thực tập rèn nghề tạo điều kiện cho sinh viên tìm hiểu và học tập kinh nghiệm
thực tế, chuẩn bị tốt cho quá trình tìm việc làm sau này. Vì vậy cần có nhiều môn học
thực hành chuyên ngành để sinh viên có thêm nhiều kỹ năng bên cạnh các kiến thức đã
học trên lớp để giúp ích cho cơ hội việc làm sau này.
3.3 Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình thực tập tốt nghiệp tại Thị xã Ngã Năm tôi đã hiểu hơn về vị trí,
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý môi
trường cấp thị xã, hiện trạng môi trường tại thị xã. Trong quá trình thực tập và hoạt
động tại phòng cho tôi hiểu biết nhiều hơn về quá trình cấp xác nhận Kế hoạch bảo vệ
môi trường và Đề án bảo vệ môi trường đơn giản và những vấn đề ô nhiễm môi trường
trên địa bàn. Sau thời gian thực tập tại Phòng Tài nguyên môi trường thị xã Ngã Năm,
dưới sự hướng dẫn của các anh chị tại Phòng Tài nguyên và môi trường tôi đã hiểu
hơn về cách làm việc và định hướng công việc trong thời gian sắp tới

18



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015. Thông tư 26/2015/TT – BTNMT quy định
đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015. Thông tư 27/2015/TT – BTNMT về đánh
giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi
trường.
3. Luật Bảo vệ môi trường, 2014. Số: 55/2014/QH13.
4. Nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường,
2015. Số: 19/2015/NĐ-CP.
5. Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Ngã Năm, 2017. Báo cáo tình hình thực
hiện công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường năm 2017 và Kế hoạch
thực hiện nhiệm vụ năm 2018.
6. Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Ngã Năm, 2017. Báo cáo công tác đăng
ký, xác nhận đăng ký Kế hoachk, Đề án bảo vệ môi trường gian đoạn từ ngày
01/01/2012 đến ngày 15/10/2017
7. Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Ngã Năm, 2017. Báo cáo công tác đăng
ký, xác nhận đăng ký Kế hoạch, Đề án bảo vệ môi trường giai đoạn từ ngày
01/01/2015 đến ngày 15/10/2017.
8. Văn phòng HĐND và UBND huyện Ngã Năm, 2015. Lịch sử hình thành và
phát triển Huyện Ngã Năm.
9. Văn phòng HĐND và UBND huyện Ngã Năm, 2015. Báo cáo thành tựu sau 10
năm thành lập huyện Ngã Năm, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015
và tầm nhìn đến năm 2020.
Các trang web:
1. />
2. />q=bản+đồ+hành+chính+thị+xã+ngã+năm&tbm=isch&source=iu&ictx=1&fir=
7ruYQ9AJaRXO5M%253A%252CEjLqap6Gg5XkSM%

19



PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 5.6
CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THUỘC
THẨM QUYỀN XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------(Địa điểm), ngày….. tháng ….. năm 20………
Kính gửi: (1)
…………………………………………………………………………………………
………
Gửi đến (1) kế hoạch bảo vệ môi trường để đăng ký với các nội dung sau đây:
I. Thông tin chung
1.1. Tên dự án, cơ sở (gọi chung là dự án):...
1.2. Tên chủ dự án: ...
1.3. Địa chỉ liên hệ: ...
1.4. Người đại diện theo pháp luật: ...
1.5. Phương tiện liên lạc với chủ dự án: (số điện thoại, số Fax, E-mail .. .).
II. Thông tin cơ bản về hoạt động sản xuất, kinh doanh
2.1. Địa điểm thực hiện dự án:
………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
……………………
2.3. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; sản phẩm và số lượng
…………………………………………………………………………………………
……………………

…………………………………………………………………………………………
……………………
…………………………………………………………………………………………
……………………
20


×