Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ẨM THỰC VÀ SỰ KIỆN HAPRO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.8 KB, 55 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ, tận tình hướng dẫn và góp ý nhiệt tình từ nhiều phía.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của PGS.TS………,
cô/thầy là người đã giúp đỡ, chỉ bảo và động viên em trong cả quá trình thực hiện khóa
luận này. Nhờ có cô/thầy mà với kiến thức cũng như kinh nghiệm còn ít ỏi em đã hoàn
thành được khóa luận này.
Nhân đây, em cũng gửi lời cảm ơn chân thành với Ban lãnh đạo
trường………….., các thầy cô giảng dạy trong trường đã tạo điều kiện học tập tốt
nhất, truyền cho em nhiều cảm hứng đam mê trong học tập, xây dựng một môi trường
học tập lành mạnh, giúp em có được nền tảng về chuyên ngành học như hiện nay để có
thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Để hoàn thành khóa luận này, em cũng không quên cảm ơn đến Ban lãnh đạo
Công ty Cổ phần sự kiện và ẩm thực Hapro. Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi giúp
em có những tư liệu thực tế để nghiên cứu, áp dụng được lý thuyết vào thực tiễn để
đúc rút nhiều kinh nghiệm cho bản thân.
Cuối cùng, em xin được kính chúc các Thầy, Cô cùng PGS.TS ………có được
sức khỏe tốt để tiếp tục công tác và thành công hơn trong sự nghiệp to lớn của mình.
Đồng kính gửi các Bác, các Cô, các Chú, các Anh, các Chị trong Công ty Cổ phần sự
kiện và ẩm thực Hapro dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công
trong sự nghiệp và cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

2



MỤC LỤC

3


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi đất nước ta đã mở cửa và ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực
và thế giới. Năm 2017 Việt Nam đã kí kết các hiệp định gia nhập vào ASEAN, FTA.
Và đến năm 2018, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) chính thức được ký kết, là một minh chứng cụ thể và động lực tiếp tục thúc
đẩy quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ
hội là những thách thức vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài việc
phải cạnh tranh với đối thủ trong nước, các doanh nghiệp phải đối mặt với những
doanh nghiệp nước ngoài có bề dày kinh nghiệm trên thương trường, công công nghệ
tiên tiến, và nguồn vốn lớn, Vì vậy, việc hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, tăng
trưởng về lợi nhuận trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết để doanh nghiệp có thể tồn tại,
phát triển trên thương trường đầy khốc liệt.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với việc đánh giá hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Và với Công ty Cổ
phần Sự kiện và Ẩm thực Hapro không phải một ngoài lệ. Lợi nhuận vừa là mục tiêu,
vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của công ty. Lợi nhuận chính là nguồn tài chính
tiềm năng tạo nên sự phát triển bền vững. Và để đạt được mức lợi nhuận như mong
muốn, công ty sẽ cần có những giải pháp phù hợp để nâng cao lợi nhuận của mình.
Bài viết của em gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về lợi nhuận của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Ẩm thực và Sự kiện Hapro từ
năm 2015 - 2017
Chương 3: Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Ẩm thực và Sự kiện
Hapro


4


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Lợi nhuận của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm lợi nhuận
Dưới góc độ tài chính doanh nghiệp: “Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh
hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là khoản
tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được
doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp mang lại”.
Từ định nghĩa trên, ta có thể khái quát phương pháp xác định lợi nhuận như sau:
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí tạo ra doanh thu
Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm:
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
- Lợi nhuận hoạt động khác ( lợi nhuận khác)
1.1.2. Nội dung và cách xác định
a) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Đây là bộ phận lợi nhuận chủ yếu cảu doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản
xuất kinh doanh, là khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và giá thành toàn bộ
của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ. Được xác định theo công thức sau:
Lợi nhuận từ hoạt
động sản xuất kinh
doanh

Doanh thu
=
thuần về bán hàng

Giá thành
- toàn bộ sản phẩm

tiêu thụ

Hay có thể xác định:
Lợi
nhuận
thuần từ
HĐKD

Doanh
= thu thuần về
bán hàng

Giá
- vốn hàng
bán

Chi
- phí bán
hàng

Chi phí
- quản lí doanh
nghiệp

Trong đó, doanh thu thuần về bán hàng là biểu hiện của tổng giá trị các loại sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong một thời kỳ nhất định sau
khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu thương mại, trị giá hàng bán
bị trả lại, giảm giá hàng bán, các khoản thuế tính gộp vào trong giá bán (nếu có).
Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ xuất
bán trong kỳ (đối với doanh nghiệp sản xuất, nó chính là giá thành sản xuất của hàng

hóa, dịch vụ bán ra).

5


Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ. Bao gồm: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu
bao bì, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bảo hành sản phẩm,
chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác.
Chi phí quản lí doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình quản lý
chung trong toàn doanh nghiệp: chi phí nhân viên quản lí, chi phí vật liệu quản lí, chi
phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ…
b)Lợi nhuận hoạt động khác
Là số tiền chênh lệch giữa thu nhập khác và các khoản chi phí cho hoạt động
khác không thường xuyên diễn ra trong một thời kỳ nhất định.
Lợi nhuận
khác

Thu nhập
khác

=

-

Chi phí khác

Trong đó, thu nhập khác là những khoản thu nhập phát sinh không thường xuyên
từ hoạt động riêng biệt, những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc là
những khoản thu xảy ra một cách không đều đặn như thu về thanh lý TSCĐ, nhượng

bán TSCĐ; thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng, thu tiền bảo hiểm được bồi
thường, thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào kì chi phí trước…
Chi phí khác là những khoản chi không thường xuyên như: chi phí thanh lý,
nhượng bán TSCĐ; tiền phạt do vi phạm hợp đồng…
c) Lợi nhuận của doanh nghiệp
Tổng hợp 2 bộ phận trên ta thu được lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp:
Lợi nhuận
trước thuế

=

Lợi nhuận từ
HĐSXKD

+

Lợi nhuận khác

Lợi nhuận
sau thuế

=

Lợi nhuận
trước thuế

-

Thuế thu nhập
doanh nghiệp


1.1.3. Ý nghĩa
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay
không phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp có tạo ra lợi nhuận được hay không. Vì
vậy, lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
6


Lợi nhuận là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệp tăng trưởng
một cách ổn định, vững chắc, là nguồn quan trọng để doanh nghiệp tái đầu tư, mở rộng
sản xuất kinh doanh. Trên phạm vi xã hội, lợi nhuận là nguồn thu quan trọng của ngân
sách nhà nước, là nguồn để tái sản xuất xã hội.
Lợi nhuận là nguồn lực tài chính chủ yếu để cải thiện đời sống vật chất và tinh
thần của người lao động trong doanh nghiệp.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh hiệu quả, chất lượng của
toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ quan
và khách quan. Nhưng tuy nhiên, để có thể đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao lợi
nhuận phù hợp, ta sẽ chia làm hai nhóm nhân tố ảnh hưởng tới hai chỉ tiêu dùng để xác
định lợi nhuận của doanh nghiệp. đó là: Doanh thu và Chi phí tạo ra doanh thu.
1.2.1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ của doanh
nghiệp. Sau đây là một số nhân tố chủ yếu:
- Số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kỳ: Tỷ lệ thuận với doanh thu tiêu
thụ sản phẩm. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, số lượng sản phẩm tiêu thụ
được càng nhiều thì doanh thu càng lớn.
- Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng được yêu cầu của
người tiêu dùng thì sẽ có cơ hội gia tăng số lượng tiêu thụ và tăng giá bán. Từ đó làm

tăng doanh thu và ngược lại.
- Kết cấu mặt hàng tiêu thụ: Nếu tăng tỷ trọng những mặt hàng có mức lợi nhuận
cao và giảm những mặt hàng có mức lợi nhuận thấp sẽ làm tổng số lợi nhuận tăng lên
và ngược lại.
- Giá bán sản phẩm, hàng hóa: Trong nền kinh tế thị trường, giá cả của hàng hóa
được hình thành một cách khách quan do quan hệ cung cầu. Vì vậy, doanh nghiệp cần
phải xây dựng một chính sách về giá phù hợp, bù đắp được chi phí, tạo ra lợi nhuận
mà lại đủ sức cạnh tranh với các sản phẩn tương tự của doanh nghiệp khác.
- Thị trường tiêu thụ, phương thức tiêu thụ và thanh toán tiền hàng: Nếu sản
phẩm của doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường thì doanh nghiệp sẽ có cơ hội gia
7


tăng doanh thu. Mặt khác, do có nhiều doanh nghiệp cùng cung cáp một sản phẩm nên
việc có các phương thức tiêu thụ và thanh toán tiền tiện lợi sẽ là một lời thế để doanh
nghiệp thu hút được nhiều khách hàng đến với sản phẩm của mình.
- Uy tín của doanh nghiệp: Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường cũng như
thương hiệu sản phẩm là một tài sản qúy của doanh nghiệp. Uy tín và thương hiệu sản
phẩm giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được thuận lợi hơn, giúp cho doanh
nghiệp có được cơ hội thăng tiến trong cạnh tranh, đảm bảo cho doanh thu của doanh
nghiệp tăng lên.
1.2.2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới chi phí tạo ra doanh thu
Nhóm nhân tố này gồm có giá thành sản xuất sản phẩm, chi phí bán hàng và chi
phí quản lí doanh nghiệp.
- Giá thành sản xuất sản phẩm: Bao gốm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ
ra để hoành thành việc sản xuất sản phẩm. Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm: Chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
◊ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là các chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên
liệu, động lực dùng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Tiết kiệm được khoản chi phí này sẽ góp phần làm giảm giá thành của sản phẩm.

◊ Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và
các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương, các khoản chi ăn ca, các khoản trích theo
lương của công nhân trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tại Việt
Nam cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật còn lạc hậu, năng suất lao động chưa cao, sử
dụng nhiều lao động trong sản xuất nên chi phí nhân công trực tiếp còn chiếm tỷ trọng
đáng kể trong tổng chi phí sản xuất. Để giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh
đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm biện pháp giảm chi phí tiền lương công nhân trực
tiếp trên một đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên, việc hạ thấp chi phí tiền lương phải hợp lý
bởi vì tiền lương là một hình thức trả thù lao cho người lao động.
◊ Chi phí sản xuất chung: Là toàn bộ các chi phí còn lại phát sinh trong phạm vi
phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi ngoại trừ chi phí nguyên vật hiệu trực tiếp và
chi phí nhân công trực tiếp. Các doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo nâng cao trình
độ quản lý sản xuất liên quan đến nhiều khâu như nâng cao trang thiết bị máy móc,
8


trình độ kỹ thuật công nhân viên, tăng hiệu suất làm việc điều đó sẽ góp phần giảm chi
phí cho doanh nghiệp.
- Chi phí bán hàng: Là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêu
thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như: chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp trả cho
nhân viên bán hàng, chi hoa hồng đại lý, chi phí vật liệu dụng cụ… Chi phí bán hàng
phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên, tình hình thị trường
tiêu thụ. Khoản chi phí này có ảnh hưởng lớn tới giá thành tiêu thụ sản phẩm và lợi
nhuận của doanh nghiệp.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các chi phí phát sinh ở bộ phận quản lý chung
của doanh nghiệp như: tiền lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp, vật tư tiêu
dùng cho công tác quản lý, khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý, tiền công tác phí… Các
khoản chi phí này là nhỏ nhất trong tổng gia thành nhưng càng tiết kiệm thì càng giảm
giá thành và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.3. Các chỉ tiêu tài chính đánh giá tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp

1.3.1. Các chỉ tiêu tuyệt đối
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Là bộ phận lợi nhuận gắn liền với việc
thực hiện chức năng kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp, vì vậy lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh thường chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng lợi nhuận của doanh
nghiệp.
- Lợi nhuận khác: Là bộ phận lợi nhuận phát sinh không thường xuyên và khó
có thể dự đoán trước trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
doanh nghiệp có thể dựa vào tình hình thực hiện của các kì trước đó để có những biện
pháp thích hợp nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho bộ phận lợi nhuận này.
- Lợi nhuận trước thuế: Bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi
nhuận từ hoạt động khác. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Lợi nhuận càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đang làm ăn hiệu quả, đồng
thời cũng thể hiện sức mạnh tài chính vững chắc, có vị thế tốt của doanh nghiệp trên
thị trường.
- Lợi nhuận sau thuế: Là khoản chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và thuế thu
nhập doanh nghiệp, là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng của
doanh nghiệp.
9


1.3.2. Các chỉ tiêu tương đối
- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
Là chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa tổng mức lợi nhuận với tổng
doanh thu trong kì.
Công thức:
ROS = x 100
Trong đó:
ROS: Tỷ suất lợi nhuận doanh thu,
P: Có thể là lợi nhuận gộp, lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ,
lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế hay lợi nhuận sau thuế,

D: Có thể là doanh thu thuần, doanh thu hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ,
tổng doanh thu hay thu nhập khác.
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thu được tỏng kì thì có
bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản
Là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và tổng tài sản hiện có của
doanh nghiệp.
Công thức:
ROA = x 100
Trong đó:
ROA: Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản,
P: Lợi nhuận trước thuế (sau thuế),
TBQ: Tổng tài sản bình quân trong kì.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng doanh thu thu được trong kì thì có được
bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và phần
vốn của doanh nghiệp.
Công thức:

ROE = x 100

Trong đó:
ROE: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu,
PST: Lợi nhuận sau thuế,
CBQ: Vốn chủ sở hữu bình quân.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết với 100 đồng vốn chủ sở hữu đem đi đầu tư mang
lại bao nhiêu đồng lợi nhuận..

10



1.4. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao lợi nhuận
Để nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp cần phải có phương hướng và giải pháp
phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung, để tăng lợi
nhuận của doanh nghiệp về cơ bản phải dựa vào các nhân tố ảnh hưởng trên. Sau đây
là một số giải pháp chủ yếu để nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.4.1. Nhóm giải pháp nâng cao doanh thu tiêu thụ
Để nâng cao doanh thu tiêu thụ, doanh nghiệp cần phải đồng thời đẩy mạnh được
quá trình sản xuất, tiêu thụ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nếu doanh nghiệp sản
xuất càng nhiều, chất lượng ngày càng cao và việc tiêu thụ được đẩy mạnh thì doanh
thu sẽ càng lớn. Vì vậy, việc không ngừng tăng số lượng sản phẩm theo sản xuất, nâng
cao chất lượng và đẩy mạnh doanh thu là một biện pháp quan trọng để tăng lợi nhuận
cho doanh nghiệp.

11


a) Trong quá trình sản xuất
Doanh nghiệp cần có sự dầu tư cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đầu tư về chiều
rộng tức là phải mở rộng quy mô sản xuất, huy động thêm vốn để mua sắm máy móc
thiết bị, sử dụng nhiều lao động hơn để có thể tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn.
Tiến hành đầu tư theo chiều sâu nghĩa là doanh nghiệp phải hiện đại hóa, cải tiến máy
móc thiết bị, nâng cấp, mua sắm đổi mới, áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản
xuất nhằm tăng năng suất lao động, tạo nên thế và lực mới cho doanh nghiệp trong
hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cũng cần làm tốt khâu tổ chức quản lý,
sử dụng lao động, bố trí các khâu của quá trình sản xuất một các hợp lý để quá trình
sản xuất diễn ra nhịp nhàng, đảm bảo tận dụng tối đa năng lực sản xuất của máy móc,
thiết bị cũng như người lao động. Việc đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu không
những làm khối lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên mà còn nâng cao được chất lượng

sản phẩm khi mà sản phẩm được sản xuất trên một dây chuyền công nghệ tiên tiến
dưới bàn tay cũng những người thợ lành nghề, nhiệt huyết.
b) Trong quá trình tiêu thụ
Tiêu thụ là khâu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi các doanh
nghiệp phải điều tra nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, khoa học. Trên cơ sở đó đưa ra
chính sách bán hàng phù hợp. Để có thể thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm, doanh
nghiệp cần lựa chọn kênh và thiết lập đúng mạng lưới phân phối. Kênh tiêu thụ là
đường đi của hàng hóa từ doanh nghiệp tới người tiêu dùng. Bởi vậy, việc tạo ra một
luồng đi của hàng hóa thông thoáng, phù hợp sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa.
Việc thiết lập kênh phân phối phụ thuộc vào chiến lược tiêu thụ mà doanh nghiệp đang
theo đuổi, khả năng, nguồn lực của doanh nghiệp và đặc tính của sản phẩm, đối tượng
khách hàng, đối thủ cạnh tranh để làm sao hàng hóa được chuyển tới người tiêu dùng
một cách nhanh nhất với chi phí thấp nhất. Bên cạnh việc tổ chức tốt công tác tiêu thụ
sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp cần phải quan tâm tới dịch vụ sau bán hàng, giúp tạo
tâm lý tích cực cho người mua và tiêu dùng hàng hóa. Điều này sẽ làm nâng cao uy
tín, khả năng cạnh tranh và doanh thu cho doanh nghiệp, từ đó gia tăng lợi nhuận. Mặt
khác, việc linh hoạt trong hình thức thanh toán cũng sẽ tạo ra lợi thế nhất định cho

12


doanh nghiệp. Có thể thực hiện chiết khấu thanh toán cho khách hàng, cho mua trả
góp, giảm giá với khách hàng mua số lượng lớn…
Một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng
hóa dịch vụ của doanh nghiệp là giá bán. Doanh nghiệp cần phải xem xét nghiên cứu
thị trường, đối thủ cạnh tranh kỹ lưỡng, căn cứ và giá thành sản xuất và xem xét mức
thu nhập, thị hiếu của người tiêu dùng để đưa ra mức giá bán cạnh tranh. Doanh
nghiệp cần nhận thức rằng giá cả là vũ khí cạnh tranh sắc bén nhất trong việc đẩy
mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, doanh nghiệp phải
tìm mọi giải pháp không những làm gia tăng khối lượng sản xuất mà còn phải đẩy
mạnh được quá trình tiêu thụ với mức giả hợp lý. Từ đó doanh thu của doanh nghiệp
sẽ ngày càng tăng lên, đi kèm theo đó là sự gia tăng về lợi nhuận.
1.4.2. Nhóm giải pháp tiết kiệm chi phí
Phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu cũng như là vấn đề
được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bởi nếu sản phẩm có giá thành thấp thì sẽ có lợi
thế hạ giá bán, từ đó tăng khối lượng tiêu thụ, làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Đây là biện pháp cơ bản và lâu dài làm tăng lợi nhuận của doanh
nghiệp. Để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm có một số giải pháp cơ bản sau:
a) Đầu tư đổi mới thiết bị kỹ thuật, công nghệ sản xuất
Doanh nghiệp phải quan tâm đầu tư đổi mới thiết bị kỹ thuật, công nghệ sản xuất,
ứng dụng kịp thời thành tựu khoa học và kỹ thuật. Việc đổi mới này sẽ làm nâng cao
năng suất lao động, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu… Tuy nhiên cũng cần phải xem
xét đến khả năng tài chính và điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp để quyết định.
b) Nâng cao, hoàn thiện trình độ tổ chức sản xuất điều hành
Việc tổ chức lao động khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp giữa các yếu tố sản xuất một
cách hợp lý, loại trừ tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy. Nên thường xuyên
tổ chức đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ từ người quản lý đến người lao động.
Đồng thời có những động viên về vật chất, tinh thần kịp thời khuyến khích người lao
động làm việc hăng say, cống hiến hết sức mình.

13


c) Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát
Việc tổ chức sử dụng vốn hợp lý, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu mua sắm vật
tư sẽ tránh được những tổn thất như ngừng sản xuất do thiếu nguyên vật liệu. Bên cạnh
đó, thông qua việc kiểm tra tình hình dự trữ vật tư, tồn kho sản phẩm sẽ phát hiện,
ngăn chặn kịp thời tình trạng ứ động, hao hụt vật tư, sản phẩm. Từ đó, tiết kiệm được

chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
d) Sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao và các chi phí gián tiếp
Chi phí nguyên vật liệu là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất
kinh doanh và giá thành sản phẩm. Do đó, nếu tiết kiệm được khoản chi phí này sẽ tác
động rất lớn đến việc hạ giá thành sản phẩm. Để tiết kiệm được nguyên vật liệu tiêu
hao, các doanh nghiệp cần phải tự xây dựng một hệ thống định mức tiêu hao vật tư
làm căn cứ thực hiện, thường xuyên kiểm tra định mức tiêu hao, tận dụng phế liệu thu
hồi, không ngừng nâng cao ý thức người lao động trong việc sử dụng vật tư tránh mất
mát, lãng phí. Các khoản chi phí gián tiếp là những khoản chi tiêu rất khó kiểm tra và
dễ bị lạm dụng. Vì vậy phải xây dựng được định mức chi tiêu cho từng hoạt động khi
lập dự toán chi phí quản lí doanh nghiệp.
1.4.3. Tăng cường công tác quản lý tài chính
a) Sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh
Sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh không phải là một hoạt động
đơn thuần về mặt thu, chi tài chính. Sử dụng vốn có hiệu quả nghĩa là lợi nhuận thu
được trên một đồng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều. Do đó, nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn là giải pháp cơ bản luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Để
làm tốt công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp
cần chú ý một số biện pháp sau:
- Đánh giá, lựa chọn và thực hiện tốt các dự án đầu tư phát triển doanh nghiệp.
Các quyết định đầu tư phát triển doanh nghiệp thường có ảnh hưởng lâu dài và có tính
chất quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
- Đảm bảo kết cấu tài sản cố định hợp lý theo xu hướng tăng tài sản cố định trực
tiếp sản xuất, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình bằng việc lựa chọn, áp dụng
hình thức khấu hao phù hợp.

14


- Chú trọng đầu tư đổi mới tài sản cố định để tăng khả năng cạnh tranh của doanh

nghiệp. Thực hiện đổi mới tài sản cố định kịp thời, nâng cao chất lượng, cải tiến, đổi
mới mẫu mã sản phẩm, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, tiền công, tăng sức cạnh
tranh của sản phẩm. Từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận.
- Tăng cường công tác kiểm tra đối với các bộ phận vốn lưu động như vốn dự trữ
sản xuất, vốn sản phẩm đang chế tạo, vốn thành phẩm. Kiểm tra chặt chẽ định mức
tiêu hao nguyên vật liệu, phát huy tính năng động và tinh thần làm chủ của người lao
động để từ đó nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp cần xây dựng nội quy, quy chế sử dụng tài sản. Thực hiện biện
pháp này góp phần duy trì năng lực sản xuất của tài sản cố định, tránh hư hỏng, mất
mát. Áp dụng nghiêm minh các biện pháp thưởng phạt vật chất trong việc bảo quản, sử
dụng các tài sản kinh doanh để tăng cường ý thức trách nhiệm của người quản lý, góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, bảo toàn vốn kinh doanh.
Doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp như mua bảo hiểm tải sản, trích lập quỹ dự
phòng tài chính, dự phòng giảm giá hàng tồn kho…
- Ngoài ra, doanh nghiệp còn có bộ phận vốn khác để có thể đầu tư ra bên ngoài
doanh nghiệp như dùng để góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, trái phiếu… nhằm tăng
thêm nguồn thu cho doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng bộ phận vốn này thể
hiện ở việc tính toán so sánh thường xuyên, xem xét, lựa chọn phương án nào thích
hợp và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
b) Phân phối và sử dụng lợi nhuận hợp lý
Không chỉ có vốn đầu tư, mà chính lợi nhuận của doanh nghiệp cũng cần phải
được quản lý và sử dụng một cách hợp lý. Doanh nghiệp cần phải đảm bảo thực hiện
các nghĩa vụ thuế với nhà nước, chi trả tiền lương cho người lao động, nâng cao đời
sống lao động nhằm kích thích người lao động hăng hái làm việc. Lợi nhuận giữ lại sẽ
được tái đầu tư ra sao cho hiệu quả, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trên đây là một số phương hướng, biện pháp chủ yếu để phán đầu tăng lợi nhuận
của doanh nghiệp. Muốn thực hiện thành công các giải pháp trên đòi hỏi doanh nghiệp
phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý và trình độ của người lao động. Bên cạnh
đó, về phìa Nhà nước cũng cần có những chính sách kinh tế, pháp luật phù hợp nhằm

15


tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngày
càng phát triển. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không có một biện pháp chung nào có thể áp
dụng được cho tất cả các doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần căn cứ và đặc
điểm tình hình sản xuất đặc thù của mình và trên cơ sở các phương hướng chung để
lựa chọn cho mình những giải pháp hiệu quả nhất.

16


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ẨM
THỰC VÀ SỰ KIỆN HAPRO TỪ NĂM 2015 - 2017
2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Sự kiện và Ẩm thực Hapro
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Sự kiện và Ẩm thực Hapro - Đơn vị thành viên của Tổng Công
ty thương mại Hà Nội (Hapro), có trụ sở tại 172 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội là
doanh nghiệp kinh doanh ở 02 lĩnh vực chính gồm hệ thống Nhà hàng Kem - Càphê Giải khát mang thương hiệu Hapro Bốn mùa tọa lạc tại các vị trí đắc địa quanh Hồ
Hoàn Kiếm và hệ thống Nhà hàng Tiệc cưới, Hội nghị, Sự kiện mang thương hiệu
Cosmos Plaza nằm trên các tuyến phố Trung tâm, giao thông thuận tiện…
Khi nói đến Thương hiệu Hapro Bốn mùa của Công ty cổ phần sự kiện và ẩm
thực Hapro - một thương hiệu đã tồn tại và gắn bó trên 50 năm với người dân Hà Nội
thì chúng ta phải kể đến hệ thống Nhà hàng Hapro Bốn mùa đã tồn tại và gắn bó với
Thương hiệu này trong cả quá trình hình thành và phát triển. Một trong những Nhà
hàng đẹp và nổi tiếng nhất trong hệ thống này là Nhà hàng Hapro Bốn mùa Kios Hồ
Gươm tọa lạc ngay bên bờ Hồ Gươm, dưới những tán cây xanh mát rượi như một ốc
đảo xanh mang đến hương vị mát lành cho những thực khách yêu thiên nhiên, đất
trời…
Nói đến thương hiệu Cosmos Plaza không thể không kể đến Trung tâm tiệc cưới

Hội nghị sự kiện Cosmos Plaza 172 Ngọc khánh được thành lập từ năm 2009 với
không gian phòng tiệc lớn có sức chứa đến 700 khách, phòng tiệc nhỏ có sức chứa đến
200 khách, được đầu tư hệ thống âm thanh, ánh sáng và trang thiết bị hiện đại theo lối
kiến trúc châu Âu… Cosmos Plaza 172 Ngọc Khánh được điều hành bởi những thành
viên nhiều kinh nghiệm với những ý tưởng tổ chức sự kiện mới mẻ và phong phú, đội
ngũ nhân viên phục vụ nhiệt tình chu đáo, đội ngũ đầu bếp của đất Thăng Long lành
nghề, kinh nghiệm…

17


2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy

Nguồn: Phòng Tổng hợp
• Về mảng công tác Tổ chức hành chính:
- Tham mưu cho Giám đốc công tác quản lý nhân lực, lao động, tiền lương, tuyển
dụng, đào tạo, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật theo quy định chung của Công ty,
và phù hợp với quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện các công tác đối ngoại, quản lý hành chính, quản trị, bảo vệ
trật tự an ninh, vệ sinh an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, chống bão lụt, công
tác tiết kiệm chống lãng phí, công tác quản lý tài sản của Công ty; Đầu tư, xây dựng,
nâng cấp, cải tạo sửa chữa, các điểm kinh doanh thuộc Công ty theo quy định hiện
hành theo yêu cầu hoạt động kinh doanh;
- Quản lý và thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ pháp lý, điều phối
xe ô tô theo quy định của Công ty;
- Thực hiện việc đầu tư mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất của Công ty.
• Về mảng công tác kinh doanh:
18



- Nghiên cứu, tham mưu cho Ban giám đốc Công ty xây dựng phương án kinh
doanh, kế hoạch phát triển màng lưới, phát triển các mặt hàng, sản phẩm mới. Xây
dựng và theo dõi việc thực hiện định mức sản xuất, chế biến của các Trung tâm, Nhà
hàng thuộc Công ty;
- Khai thác các nguồn hàng cung ứng cho hoạt động của các Trung tâm, Nhà
hàng, thực hiện việc đàm phán các hợp đồng mua bán, dịch vụ và khách hàng chiến
lược của Công ty;
- Quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ và chất lượng phục vụ; theo dõi công tác
vệ sinh an toàn thực phẩm của các Trung tâm, Nhà hàng thuộc Công ty.
- Phát triển bán hàng các sản phẩm do Công ty sản xuất: Kem, bánh, caramen
• Về mảng công tác Marketing:
- Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong công tác xây dựng kế hoạch hàng năm
về phát triển thương hiệu, marketing, xúc tiến thương mại của Công ty theo định
hướng của Tổng Công ty và HĐQT;
- Là đầu mối triển khai hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương hiệu của
Công ty; Tổ chức triển khai kinh doanh mảng tổ chức sự kiện; xây dựng kế hoạch
quảng cáo, các chương trình khuyến mại;
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch chăm sóc khách hàng; thẻ mua hàng; phiếu
quà tặng…;
- Giám sát việc thực hiện theo đúng quy chuẩn về hình ảnh, phong cách bán
hàng,.. tại các Trung tâm, nhà hàng mang thương hiệu Hapro Bốn Mùa; thương hiệu
Cosmos Plaza;
- Nghiên cứu kế hoạch, nội dung các chương trình xúc tiến thương mại của Công
ty, thiết kế và quản lý việc sản xuất các ấn phẩm: Brochure, poster, banner, bandron,
standee,.. theo quy chuẩn chung và bộ nhận diện thương hiệu của Công ty.
Phòng Kế toán:
- Tham mưu cho Giám đốc trong công tác xây dựng kế hoạch tài chính, theo dõi
kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính, đảm bảo nhu cầu vốn kinh doanh đúng mục
đích, có hiệu quả;


19


- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm phục vụ việc đầu tư phát triển Công ty;
Thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan
đến công tác tài chính;
- Thực hiện các công việc chuyên môn của công tác kế toán - tài chính và thực
hiện báo cáo thống kê kế toán theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Nghiên cứu, đề xuất và hướng dẫn cho các Trung tâm trong việc thực hiện các
yêu cầu của công tác kế toán - tài chính.
- Đào tạo nghiệp vụ cho Thu ngân của các Trung tâm, Phối hợp giám sát, theo
dõi việc thực hiện nhiệm vụ của Bộ phận Thu ngân các Trung tâm.
Trung tâm TMDV Bốn Mùa
- Tham mưu cho Giám đốc công ty trong công tác phát triển, thúc đẩy kinh doanh
dịch vụ tại các Nhà hàng, Cửa hàng HaproBốnMùa;
- Quản lý, tổ chức và triển khai việc kinh doanh tại các địa điểm của Trung tâm
để đảm bảo các tiêu chí, chỉ tiêu của Công ty giao;
- Phối hợp với Phòng Kế toán để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu kế
hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các nhà hàng thuộc Trung tâm.
- Phối hợp với Phòng Tổ chức hành chính trong công tác bổ sung, sắp xếp, điều
động nhân sự trong hệ thống các nhà hàng.
- Phối hợp với Phòng Marketing và tổ chức sự kiên đôn đốc, giám sát, kiểm tra
công tác tổ chức kinh doanh, thực hiện tốt văn minh thương mại, công tác chất lượng
sản phẩm, dịch vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các Nhà hàng, Cửa hàng
HaproBốnMùa;
- Triển khai thực hiện tốt các quy chuẩn hình ảnh, nhận diên theo hướng chuyên
nghiệp, văn minh, hiện đại.
- Phối hợp với Phòng Kế hoạch kinh doanh trong việc khai thác các nguồn hàng
và đề xuất các nhà cung cấp chiến lược. Xử lý các đơn hàng từ các đơn vị chuyển tới
đảm bảo nhanh gọn, chính xác và kịp thời; Chủ động lập kế hoạch dự trữ và điều phối

hàng hóa đảm bảo đủ lượng hàng dự trữ cho hoạt động kinh doanh của Trung tâm;
Trung tâm tổ chức sự kiện và tiệc cưới Cosmos Plaza
- Tham mưu cho Giám đốc công ty mở rộng và phát triển lĩnh vực kinh doanh tổ
chức sự kiện và tiệc cưới.
20


- Quản lý, tổ chức và triển khai việc kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện và tiệc
cưới tại địa điểm Cosmos Plaza 172 Ngọc Khánh, đảm bảo hoành thành tiêu chí, chỉ
tiêu của Công ty giao;
- Trung tâm có bộ phận kế toán riêng, tự cập nhật số liệu, hạch toán, thu chi hàng
ngày và cuối tháng tổng hợp số liệu và báo cáo về Phòng kế toán công ty theo các biểu
mẫu quy định.
- Phối hợp với Phòng Kế toán để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu kế
hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Trung tâm.
- Phối hợp với Phòng Tổ chức hành chính trong công tác bổ sung, sắp xếp, nhân
sự trong Trung tâm;
- Phối hợp với Phòng Marketing và tổ chức sự kiên đôn đốc, giám sát, kiểm tra
công tác tổ chức kinh doanh, thực hiện tốt dịch vụ kinh doanh tổ chức sự kiện, công
tác chất lượng sản phẩm, dịch vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các tiệc cưới.
- Triển khai thực hiện tốt các quy chuẩn hình ảnh, nhận diên mang thương hiệu
CosmosPlaza chuyên kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện và tiệc cưới văn minh, hiện
đại.
- Phối hợp với Phòng Kế hoạch kinh doanh trong việc khai thác các nguồn hàng
và đề xuất các nhà cung cấp chiến lược.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Hiện tại Công ty hoạt động với hai thương hiệu Cosmos Plaza và Hapro Bốn
Mùa. Lĩnh vực kinh doanh chính: nhà hàng, dịch vụ ăn uống, giải khát, dịch vụ tiện
ích, tổ chức sự kiện, tiệc cưới.
- Mô hình nhà hàng cà phê, kem, giải khát: Trung tâm Bốn mùa hiện kinh

doanh đa dạng: ăn sáng, cơm văn phòng, café - giải khát, các món ăn Á - Âu, tiệc
buffer…Với thương hiệu Hapro Bốn Mùa từ lâu năm đã được người dân Hà Nội và
khách hàng trong và ngoài nước biết đến, chuỗi nhà hàng luôn khẳng định vị thế và
đảm bảo chất lượng hàng hóa và dịch vụ.
- Mô hình Căng tin dịch vụ: Công ty hiện có 2 địa điểm triển khai mô hình là
Học viện Quân Y 103, Học viện Cảnh sát nhân dân và Sở Quy hoạch Kiến trúc TP Hà
Nội, chủ yếu phục vụ những đối tượng khách hàng ở quy mô nội bộ nên sản phẩm dịch
vụ tương đối đa dạng phục vụ café - giải khát, ăn uống và các sản phẩm tiêu dùng với
21


mức giá hợp lý cho sinh viên, học viên, cán bộ. Khu dịch vụ ăn uống tại Học viện cảnh
sát luôn đáp ứng tốt nhu cầu về ăn uống cho hơn 5000 học viên nội trú và giáo viên
của Học viện về giá cả, chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Mô hình tổ chức tiệc cưới và sự kiện: Hiện mô hình này có 01 Trung tâm tiệc
cưới Cosmos Plaza triển khai đa dạng các dịch vụ cho nhu cầu lựa chọn của khách
hàng: Tiệc cưới và các dịch vụ cưới hỏi, hội nghị, tiệc Buffer, tiệc tại nhà và lưu động,
cho thuê hội trường, tổ chức các sự kiện. Đã có hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc tổ
chức mô hình này, Cosmos Plaza là một trong những địa điểm lựa chọn hàng đầu để tổ
chức tiệc cưới và hội nghị, mỗi năm tổ chức khoảng trên 100 tiệc cưới, 250 hội nghị và
nhiều tiệc tùng khác.
- Sản xuất kem Bốn Mùa: Hiện nay Công ty đang sản xuất 10 loại sản phẩm
kem tươi các loại có chất lượng cao. Lượng kem sản xuất và tiêu thụ hiện nay đạt
khoảng 800kg/tháng, cung cấp cho toàn bộ hệ thống nhà hàng Bốn mùa và phân phối
cho một số đại lý bên ngoài, hầu hết sản xuất bằng các nguyên liệu tự nhiên nên sản
phẩm có chất lượng đặc biệt.
- Sản xuất các sản phẩm bánh mỳ, bánh ngọt, caramen thương hiệu Bốn mùa:
hiện nay các sản phẩm này hầu hết được tiêu thụ trong hệ thống, đặc biệt là sản phẩm
bánh mỳ, caramen phục vụ cho tiệc cưới tại Cosmos Plaza vào dịp mùa vụ và các nhà
hàng tiệc cưới khác trên địa bàn Hà Nội.

Danh mục hợp đồng về dịch vụ (ăn uống, đặt tiệc, tổ chức sự kiện- hội nghị,..) đã
thực hiện( từ 6/2016 – 6/2017)
TÍNH
ST
T

BÊN BÁN

BÊN MUA

CHẤT
GIAO
DỊCH

1

CTCP Sự kiện và Ẩm
thực Hapro

Tổng Công ty Thương mại Hà Nội Tiệc Á

2
3
4
5

Tổng Công ty Thương mại Hà Nội
Hội Siêu thị TP Hà Nội
CT Paradise Travel
CT Linh Linh


6

Nhà máy mỳ Hapro
22

Tiệc Buffet
Tiệc Buffet
Tiệc Á
Tiệc Âu
Hội nghị Tiệc


7

CTCP Rượu Hapro

8

TT XNK Phía Bắc

9
10

CNCT TNHH NN MTV XNK &
Đầu tư Hà Nội
CTCP Đầu tư Phát triển hạ tầng

11


Thương mại Hà Nội
Học viện Quân Y

12

Sở Tư pháp HN

13

Cty Cp phát triển giáo dục Việt
Nam VPBOX

14

Ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội

15

Cty thương mại dịch vụ Tràng Thi

16

Chi cục quản lý thị trường

17

Cty CP phát triển Siêu thị Hà Nội
Ngân hàng TMCP CTVN - Chi

18


Ăn uống
Hội nghịTiệc
Ăn uống
Tiệc Á
Tiệc buffet
Hội Nghị,
tiệc Á
Tiệc
Tiệc Buffet
Tiệc
Thuê hội
trường
Tiệc Buffet
Tiệc

nhánh Chương Dương
Thuê hội

19

Cty Cp rượu Hapro

20

Tổng cty Thương mại Hà Nội

trường

21


Nhà máy mỳ Hapro

22

Cty Cp Sữa Hà Nội

Đặt ăn
Hội nghị
Hội nghị

23

Cty TNHH nhà nước MTV Thực

24

phẩm Hà Nội
Cty CP VINACAFE Biên Hòa

25

Cty TNHH Khang An

26
27
28

Trường ĐH Ngoại thương
Ngân hàng BIDV

Ngân hàng VCB

29

Ban Kinh tế Trung Ương
23

trường
Thuê hội

Hội nghị
Tiệc Á
Thuê hội
trường
Tiệc buffet
Tiệc buffet
Tiệc buffet
Tiệc Á, tiệc
trà


30

Ban Nội chính Trung Ương

31

Ban Đối ngoại Trung Ương

32

33
34
35
36

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội
Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Trì
Đại hội Đảng bộ huyện Ứng Hòa
Đại hội Đảng bộ huyện Đông Anh
Đại hội Đảng bộ huyện Hoài Đức
HĐND- UBND huyện Chương

37
38

Mỹ
Đại hội Đảng bộ quận Đống Đa

Tiệc Á, tiệc
trà
Tiệc Á, tiệc
trà
Tiệc buffet
Tiệc buffet
Tiệc buffet
Tiệc buffet
Tiệc buffet
Tiệc buffet
Tiệc buffet


Doanh thu chủ yếu của công ty từ hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, sự
kiện. Đây là hoạt động chịu ảnh hưởng rất lớn từ yếu tố thời vụ, vì vậy mà doanh thu
của công ty sẽ tập trung nhiều vào một số thời điểm nhất định như có sự kiện về lễ hội,
đám cưới,….

24


2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu

2015

2016

2017

30.690.053.409

28.616.969.586

19.574.293.384

-

-

-


30.690.053.409

28.616.969.586

19.574.293.384

14.936.330.897

14.309.117.655

10.528.880.196

15.753.722.512

14.307.851.931

9.045.413.188

210.712.530
2.252.727

85.490.962
671.819.250

5.632.624
214.131.073

2.252.727


671.819.250

214.131.073

12.990.584.527
2.806.583.804

14.350.863.471
2.905.303.260

7.032.472.473
1.693.062.151

10. LN thuần từ HĐKD

165.013.984

(3.534.643.088)

111.380.115

11. TN khác
12. CP khác
13. LN khác
14. Tổng LNTT
15. CP thuế TNDN hiện

144.147.048
11.121
144.135.927

309.149.911

156.915.899
148.879.464
8.036.435
(3.526.606.653)

147.727.272
237.755.649
(90.028.377)
21.351.738

-

-

-

-

-

-

309.149.911

(3.526.606.653)

21.351.738


1. DT BH & CCDV
2. Các khoản giảm trừ DT
3. DT thuần về BH &
CCDV
4. GVHB
5. LN gộp về BH & CCDV
6. DT HĐTC
7. CP TC
Trong đó: CP lãi vay
8. CP BH
9. CP QLDN

hành
16. CP thuế TNDN hoãn lại
17. LNST TNDN

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty)
Bảng 2.2: Mức thay đổi theo từng năm giai đoạn 2015 – 2017
Chỉ tiêu
1. DT BH & CCDV

2016 / 2015

2017 / 2016

+/-

%

(2.073.083.823)


(6,75%)
25

+/(99.042.676.202
)

%
(31,60%)


×