Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

THUYẾT MINH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186 KB, 16 trang )

THUYẾT MINH
HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
CÔNG TRÌNH: CẢI TẠO, BỔ SUNG HỆ THỐNG PCCC – NHÀ XƯỞNG SẢN
XUẤT CÔNG TY TNHH XXXX
HẠNG MỤC: PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
ĐỊA CHỈ: XXXXX
CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH XXXX
ĐƠN VỊ TƯ VẤN-THIẾT KẾ: CÔNG TY TNHH XXXX

CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐƠN VỊ TƯ VẤN - THIẾT KẾ
(Ký, ghi rõ họ tên)

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG
THUYẾT MINH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

1


- Dự án Cải tạo, bổ sung hệ thống PCCC – Nhà xưởng sản xuất công ty TNHH
XXXX Việt Nam là công trình có quy mô vừa bao gồm: cải tạo bổ sung phòng sạch
tầng 2 của khối công trình của khối nhà công trình có diện tích là 530 m 2 được xây dựng
tại địa điểm Lô A1, Khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh.
Nhà xưởng công ty sản xuất sản phẩm chính là từ băng dính, tấm tản nhiệt điện thoại.
Do vậy công trình thường xuyên tồn tại các chất liệu có khả năng gây cháy cao trong
quá trình sản xuất gia công vì vậy phải đảm bảo công trình PCCC.
Việc bảo đảm an toàn về PCCC mang một ý nghĩa hết sức quan trọng. Đầu tư trang
thiết bị, thi công lắp đặt hệ thống PCCC của công trình là nhiệm vụ quan trọng và thiết


thực cho công trình. Thực tế trong thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều vụ cháy lớn, nhất
là các vụ cháy xảy ra tại các cơ sở kinh doanh, sản xuất đã gây thiệt hại nghiêm trọng về
người và tài sản, làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế và an ninh chính trị.
Thực hiện nghiêm túc Luật PCCC ngày 29 tháng 6 năm 2001, Nghị định số
79/2014/NĐ-CP và các tiêu chuẩn, quy phạm của nhà nước, các cơ quan chức năng quy
định về đảm bảo an toàn PCCC. Mặt khác để đảm bảo phát hiệ kịp thời và xử lý có hiệu
quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản khi có cháy xảy ra, song song
với việc thiết kế các hạng mục chính của công trình, chúng tôi xây dựng phương án
thiết kế hệ thống PCCC tại chỗ cho công trình. Với mục tiêu đó, Công ty TNHH
XXXX Việt Nam hợp đồng với Công ty TNHH XXXX, là công ty có tư cách pháp
nhân, năng lực thiết kế hạng mục PCCC để lập hồ sơ thiết kế hạng mục PCCC cho công
trình.
Căn cứ tính chất hoạt động của công trình nên việc đầu tư trang thiết bị PCCC tại
chỗ của công trình là mục tiêu, nhiệm vụ rất quan trọng và thiết thực. Thực hiện nhiệm
vụ trên, chúng tôi đã lựa chọn phương án thiết kế hệ thống PCCC tại chỗ cho công trình
theo tính chất, quy mô và mục đích sử dụng, căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy phạm nhà
nước trên lĩnh vực PCCC, chúng tôi thiết kế hệ thống PCCC của công trình gồm:






Hệ thống chữa cháy vách tường
Hệ thống chữa cháy bằng bình chữa cháy
Hệ thống báo cháy tự động
Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn
Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước.

THUYẾT MINH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY


2


PHẦN II: CƠ SỞ THIẾT KẾ
-

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622 : 1995. Phòng cháy, chống cháy cho nhà và

-

công trình – Yêu cầu thiết kế.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890 : 2001 – Phương tiện phòng cháy chữa cháy

-

cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738 : 2001 – Hệ thống báo cháy – Yêu cầu kỹ

-

thuật.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7336 : 2003 – Hệ thống spinker tự động – Yêu cầu

-

thiết kế và lắp đặt.
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCBXD 06 – 2010.

PHẦN III. NỘI DUNG THIẾT KẾ

1.

Tổng quan công trình:
Công trình Cải tạo, bổ sung hệ thống PCCC – Nhà xưởng sản xuất công ty

TNHH XXXX Việt Nam là công trình có quy mô vừa bao gồm: cải tạo bổ sung phòng
THUYẾT MINH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

3


sạch tầng 2 của khối nhà Công trình có diện tích 530 m 2 được xây dựng tại địa điểm Lô
A1, KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Công trình: Cải tạo, bổ sung hệ thống PCCC – Nhà xưởng sản xuất công ty
TNHH XXXX Việt Nam do Công ty TNHH XXXX Việt Nam làm chủ đầu tư công ty
được xây dựng tại Lô A1, KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Nhà xưởng được trang bị hệ thống chữa cháy vách tường, hệ thống chữa cháy tự động
bằng nước sprinkler, hệ thống báo cháy tự động, hệ thống ngoài nhà và đã được thẩm
duyệt và nghiệm thu hạng mục này của giai đoạn trước.
Toàn bộ công trình là nhà kiên cố, Công trình phục vụ cho việc kinh doanh và sản
xuất. Trong xưởng có rất nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ quá trình sản
xuất và kinh doanh, mặt khác đây là công trình vào thời điểm nhất định có nhiều người
hoạt động trong nhà vì thế phải đảm bảo tuyệt đối an toàn PCCC, đặc biệt là khi có
cháy nổ xảy ra công tác thoát nạn cho người trong đám cháy là hết sức quan trọng và
cần thiết.
2. Khái niệm chung về hệ thống chữa cháy.
2.1. Hệ thống chữa cháy bằng nước vách tường.
Hệ thống chữa cháy là tổng hợp các thiết bị kỹ thuật chuyên dùng, đường ống dẫn
và các chất chữa cháy dùng để dập tắt đám cháy.
Hệ thống chữa cháy vách tường là hệ thống chữa cháy được lắp đặt ở ngoài nhà,

trên tường bên trong các công trình. Thiết bị chủ yếu trong hệ thống chữa cháy vách
tường gồm: máy bơm nước chữa cháy, đường ống cấp nước chữa cháy và các phương
tiện khác như van, lăng phun nước, cuộn vòi phun nước, …
2.2. Hệ thống chữa cháy tự động bằng đầu phun spinkler.
Hệ thống chữa cháy tự động đầu phun spinkler được khởi động khi có sự tác động
của nhiệt độ làm nóng chảy các khóa hãm hoặc làm vỡ các bầu thủy tinh trên các đầu
phun sẽ kích hoạt các đầu phun làm việc.
Hệ thống chữa cháy tự động đầu phun spinkler được lắp đặt ở trên các trần nhà,
hoặc trần kỹ thuật. Các đầu phun cách mặt phẳng trần, mái 0,3 m. Các đầu phun
spinkler được lắp đặt đảm bảo khoảng cách từ đầu phun đến tường không quá 2 m và
khoảng cách giữa các đầu phun với nhau không quá 4 m.
- Cấu tạo của đầu phun nước bao gồm các bộ phận chính sau ( hình 2-5):
 Lỗ phun: đường kính 12 mm
 Cơ cấu hãm: Khóa hãm là bầu thủy tinh đựng chất lỏng.

THUYẾT MINH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

4


 Tán đầu phun: Là tấm kim loại dùng để va đập nước, trên đó có ghi ngưỡng làm
việc của khóa nóng chảy.
- Đầu phun spinkler được lắp đặt là loại đầu phun có cơ cấu hãm là bầu thủy tinh
chứa chất lỏng màu đỏ, có chiều hướng xuống dưới.
- Ngưỡng làm việc của đầu phun nước: 68 0C
- Diện tích bảo vệ của mỗi đầu phun thường đạt từ 10 – 12 m2
- Cao độ lắp đặt đầu phun spinkler là 3 m so với nền nhà ( phòng ).

Hình 2-5: Sơ đồ cấu tạo đầu phun nước F1
Nhiệt độ làm việc danh nghĩa của bầu thủy tinh chứa chất lỏng t 0chất lỏng = 680C, màu

đỏ.
- Nguyên lý làm việc của hệ thống chữa cháy:
Bình thường trong hệ thống luôn được duy trì áp suất làm việc do bơm bù và bể
nước sinh hoạt trên mái tạo ra. Nếu hệ thống có sự rò rỉ nước, áp suất trong hệ thống
giảm nhứng chậm, khi đến ngưỡng hoạt động của bơm bù, máy bơm bù sẽ được điều
khiển hoạt động bù vào lượng nước bị thiếu. Khi áp suất trong hệ thống đạt đến giá trị
làm việc, máy bơm bù sẽ tự động tắt.
Khi có sự cố cháy xảy ra trong khu vực được bảo vệ, các đầu phun Sprinkler tự
động vỡ ( đối với khu vực có lắp đặt hệ thống Sprinkler ), lực lượng chữa cháy triển
khai hệ thống lăng vòi, mở van khóa các họng nước chữa cháy, khi đó nước có áp trong
đường ống sẽ đi qua van, qua hệ thống lăng vòi, đầu phun, phun vào đám cháy để dập
THUYẾT MINH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

5


tắt đám cháy. Khi đó áp lực trong đường ống sẽ giảm rất nhanh, máy bơm bù không bù
đủ nước cho hệ thống và áp suất tiếp tục giảm, khi đó các công tắc áp lực điều khiển
máy bơm chính sẽ làm việc, qua trung tâm điều khiển để điều khiển ngắt máy bơm bù,
đồng thời khởi động máy bơm chính làm việc tiếp tục cung cấp nước cho hệ thống chữa
cháy.
Trường hợp có sự cố của máy bơm chính, áp suất trên đường ống tiếp tục giảm
xuống, công tắc áp lực điều khiển máy bơm dự phòng sẽ làm việc, điều khiển máy bơm
dự phòng làm việc cung cấp nước cho hệ thống. Căn cứ tính hiệu quả sử dụng để ngăn
cháy lan phát triển rộng khi cháy xảy ra vừa đảm bảo tính hiệu quả kinh tế đầu tư mà
vẫn đảm bảo được giải pháp an toàn trong PCCC. Trên cơ sở đó, chúng tôi chọn giải
pháp chữa cháy tự động.
2.3. Hệ thống chữa cháy bằng bình chữa cháy.
Các bình chữa cháy là các thiết bị chữa cháy chuyên dùng cho công tác chữa cháy.
Các bình chữa cháy được lựa chọn và lắp đặt phù hợp theo tiêu chuẩn nhà nước ban

hành. Các bình chữa cháy chứa bên trong là các bột tổng hợp MFZL4, MT3, CO2. Các
bình chữa cháy được treo tại những nơi có nguy cơ xảy ra cháy cao và có nhiều người
qua lại. Đây là phương tiện ứng cứu đơn giản, nhanh chóng và tiện dụng, có thể chữa
cháy tức thời ngay tại chỗ xảy ra đám cháy.
2.4. Hệ thống báo cháy tự động.
Là hệ thống có khả năng tự động phát hiện cháy và báo cháy tự động. Hệ thống báo
cháy tự động gồm tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy nhiệt, đầu báo cháy khói. Hệ
thống báo cháy tự động hoạt động theo nguyên lý: đầu báo cháy nhiệt, khói phát hiện
cháy báo tín hiệu về trung tâm báo cháy, trung tâm báo cháy phát tín hiệu kiểm tra lại
tín hiệu của đầu báo cháy nhiệt, khói. Sau đó phát tín hiệu báo cháy bằng đèn tín hiệu,
loa thông báo cho mọi người trong khu vực cháy thoát nạn ra khu vực an toàn. Việt
Nam là nước nhiệt đới thường xuyên có độ ẩm cao, do đó sẽ lựa chọn thiết bị phù hợp
với điều kiện khí hậu nói trên.
2.5. Hệ thống đèn chỉ dẫn lối thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố.
Các đèn chỉ dẫn lối thoát nạn được trang bị là loại đèn tự động bật sáng khi cắt điện
lưới, định hướng lối thoát nạn cho người ra khỏi công trình.
Các đèn chiếu sáng sự cố được trang bị là loại đèn tự động bật sáng khi ngắt điện
lưới, chiếu sáng lối và đường thoát nạn cho con người thoát ra khỏi đám cháy một cách
an toàn.
3. Mục đích yêu cầu.
Đối với hệ thống PCCC của công trình phải đảm bảo tính khoa học, kỹ thuật, phù
hợp với các tiêu chuẩn, quy định của nhà nước trong lĩnh vực PCCC, đồng thời mang
THUYẾT MINH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

6


tính khả thi cao, phù hợp với yêu cầu đã đặt ra của dự án. Hệ thống chữa cháy tại chỗ
phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:
- Hệ thống chữa cháy tại chỗ bao gồm: Hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa

cháy vách tường, hệ thống chữa cháy bình chữa cháy.
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy bảo đảm hạn chế tối đa đám cháy không thể để
cho đám cháy lan ra các khu sinh ra cháy lớn khó cứu chữa gây ra hậu quả nghiêm
trọng.
- Biện pháp phòng cháy chữa cháy phải đảm bảo sao cho khi có cháy người và tài
sản trong nhà dễ dàng sơ tán sang các khu vực an toàn một cách nhanh chóng nhất.
- Hoạt động có hiệu quả trong mọi trường hợp.
- Các trang thiết bị trong hệ thống phải có độ bền vững cao, phù hợp với điều kiện
khí hậu, môi trường Việt Nam.
- Dễ dàng bảo quản, thao tác, sử dụng và sửa chữa thay thế khi cần thiết.
4. Xác định giải pháp kỹ thuật, và lựa chọn thiết bị cho hệ thống PCCC.
4.1. Giải pháp kỹ thuật.
Căn cứ vào đặc điểm kiến trúc, tính chất nguy hiểm cháy nổ của công trình và dựa
trên các tiêu chuẩn của nhà nước trong lĩnh vực PCCC. Đồng thời chữa cháy kịp thời
không để xảy ra cháy lớn, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản khi có
cháy xảy ra, hệ thống PCCC của công trình phải đáp ứng yêu cầu bảo vệ cho người
trong điều kiện có cháy, hoạt động bình thường theo yêu cầu an toàn PCCC của công
trình.
Căn cứ vào hệ thống PCCC của công trình đã được thẩm duyệt và nghiệm thu của
hệ thống đã được trang bị hệ thống chữa cháy vách tường, chữa cháy tự động, báo cháy
tự động do vậy ta chỉ cần bổ sung và kết nối hệ thống báo cháy và chữa cháy đã có.
4.2. Lựa chọn vật tư, thiết bị chữa cháy trong công trình.
Căn cứ theo tiêu chuẩn, quy định đã nêu ở trên, căn cứ theo yêu cầu của chủ đầu tư,
để đảm bảo các thiết bị trong hệ thống chữa cháy lắp đặt cho công trình phù hợp với
yêu cầu, tiêu chuẩn của Nhà nước đã ban hành trong công tác PCCC, hoạt động có hiệu
quả trong mọi trường hợp, có độ bền vững cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, môi
trường Việt Nam, dễ dàng bảo quản, thao tác, sử dụng và sửa chữa thay thế khi thông số
khảo sát khả năng cung cấp các thiết bị trên thị trường Việt Nam.
Giải pháp kỹ thuật sẽ sử dụng các loại vật tư thiết bị chính trong hệ thống chữa cháy
cụ thể như sau:

4.2.1. Hệ thống thiết bị cấp nước chữa cháy.
Tính toán lưu lượng của hệ thống.
Lưu lượng của hệ thống được tính toán như bảng dưới đây:
STT

Tên hệ thống chữa cháy

THUYẾT MINH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Lưu lượng yêu cầu (Q)

Tiêu chuẩn áp dụng
7


1
2

Chữa cháy họng nước trong nhà
Chữa cháy sprinkler ( tính đối với
nhà xưởng )

2,5 (l/s)
108 (l/s)

TCVN 2622-1995
TCVN 7336-2003

4.2.2. Tính toán cột áp của máy bơm chữa cháy.
* Tính toán thủy lực hệ thống chữa cháy.

a, Cơ sở tính toán:
Tính lưu lượng sprinkler:
Tra bảng 2 TCVN 7336 – 2003 ta có các thông số sau:
Cường độ phun: Ib = 0,3 (l/m2.s)
Fv – Diện tích phun nước của một vòi phun 12 m2;
Diện tích để tính lưu lượng nước chữa cháy: FCC = 360 m2
Thời gian phun nước chữa cháy 60 phút.
* Xác định lưu lượng nước cần thiết qct của hệ thống
QB = QSprinkler + QVách tường
Trong đó:
QSprinkler = Ib.F, l/s.
Với: F - diện tích tưới cùng một lúc khi hệ thống làm việc.
Ib – Cường độ phun nước chữa cháy, l/m2.s
Vậy QSprinkler = Ib.FCC = 0,24 x 240 = 57,6 (l/s)
* Xác định áp lực cần thiết đối với hệ thống.
Số lượng vòi phun trong từng nhánh đường ống phụ thuộc vào đường kính của
đường ống cung cấp và áp lực trong ống. Để thuận tiện cho việc tính toán chúng ta có
thể sử dụng ( bảng 3-1) tính sẵn số vòi phun phụ thuộc vào đường kính ống cung cấp và
áp lực trong đường ống.
Bảng 3-1.
Đường kính đường ống, mm

20

Số vòi phun khi áp lực lớn
Số vòi phun khi áp lực nhỏ

1

2

5
3
2

32

40

50

70

80

5
3

9
5

18
10

28
20

46
36

10

0
80
75

125
150
140

Tính toán lưu lượng vách tường:

THUYẾT MINH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

8


- Số họng nước chữa cháy cần dùng cho công trình: Căn cứ điều 10. 14 TCVN
2622 – 1995 ( bảng 14 ): mỗi điểm cháy bất kỳ trong công trình phải có 2 lăng ( họng )
phun tới, lưu lượng của mỗi họng là 2,5 l/s.
QVách tường = 2,5 x 1 = 2,5 (l/s)
Từ trên ta có lưu lượng bơm chữa cháy cần thiết là:
 QB = 57,6 + 2,5 = 60,1 l/s = 216,3 m3/h
b, Tính toán cột áp:
* Xác định áp lực cần thiết của nguồn cung cấp nước chữa cháy Hnc
Do hệ thống chữa cháy tự động và hệ thống họng nước vách tường được lắp đặt kết
hợp với nhau qua 1 hệ thống bơm nên lưu lượng của trạm bơm được xác định như sau:
Áp lực cần thiết của nguồn cung cấp nước chữa cháy là áp lực tối thiểu tại đầu vào
của mạng đường ống cấp nước khi hệ thống đang phun nước chữa cháy, được tính theo
công thức sau:
Hnc = Hcd + 1,1.hd + Hvan + Z (m.c.n)
Trong đó:

Hcd – áp lực vòi phun chủ đạo so sánh với áp lực đầu vòi phun vách tường cái
nào lớn hơn thì chọn cái đó.

( Fv .I b )
Hcd =

K2

2

≥ Hmin

Trong đó:
Hcd – áp lực ở vòi chủ đạo, m.c.n
Hmin – áp lực cho phép nhỏ nhất của vòi phun chủ đạo.
Hmin lấy theo bảng 5 TCVN 7336 – 2003.
Fv – Diện tích phun nước của một vòi phun, ta chọn Fv = 12 m2;
Ib – Cường độ phun nước chữa cháy, l/s.m2; (Ib = 0,24 l/m2.s).

THUYẾT MINH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

9


K – Hệ số lưu lượng qua vòi phun, (l/s.ml/2);
Đường kính vòi phun là 12 mm thì K = 0,92.
Hcđskp = 15,31 mcn
So sánh áp suất dư yêu cầu tại lăng phun và tại đầu phun sprinkler rồi chọn giá trị cao
hơn. Do đó phải chọn áp suất dư là: H1p = 21 m
Hvan = S.q2ct

S – Hệ số đặc tính của van, đối với van BC – 100 thì S = 0,00302.
qct – lưu lượng nước cần thiết, qct = 28,8 (l/s).
Hv = 0,00302 x 28,82 = 2,5 (m).
Z – là chiều cao của vòi phun chủ đạo so với trục bơm, Z = 12 m.
hd – Tổn thất cột áp theo chiều dài đường ống, m.c.n;
1,2 – Hệ số tổn thất cột áp ( có tính đến tổn thất cục bộ bằng 20% tổn thất dọc đường );
hd = Q2 x L x A x 1,1
Q, L – Lưu lượng và độ dài đoạn ống tính toán tương ứng (l/s; m)
A: Sức cản đường ống: (tra bảng 14 TCVN 4513:1988)
Chiều dài đường ống tính cho đường kính D65 là 30 m
=> hD65 = ( 28,82 x 30 x 0,000267 ) x 1,1 = 8,77 m
Vậy cột áp yêu cầu của nguồn cung cấp là:
Hnc = 21 + 8,77 + 2,5 +12 = 44,27 m lấy tròn 45 m ( cột áp cần thiết của máy bơm ).
 Từ cơ sở tính toán thủy lực hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler và hệ thống chữa
cháy vách tường ta chọn:
- Thông số kỹ thuật của máy bơm chữa cháy chạy điện:
P = 73 kw, Q ≥ 216,3 m3/h, H ≥ 45 m.c.n
- Thông số kỹ thuật của máy bơm chữa cháy dự phòng chạy diezel:
P = 160 kw, Q ≥ 216,3 m3/h, H ≥ 45 m.c.n
THUYẾT MINH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

10


- Thông số kỹ thuật của máy bơm bù áp lực:
P = 3 kw, Q ≥ 3,6 m3/h, H ≥ 85 m.c.n
( Từ cơ sở tính toán trên ta thấy hệ thống máy bơm đã có đáp ứng được nhu cầu bổ
sung và cải tạo )
 Dung tích bể nước phòng cháy chữa cháy
Đối với công trình cần phải tính toán một đám cháy đồng thời. Căn cứ vào cách tính

lưu lượng ở trên thì khu vực thương mại có lưu lượng lớn nhất. Do đó sẽ phải tính
lượng nước dự trữ cho khu vực đó.
Dung tích bể nước chữa cháy được tính như bảng dưới đây:
STT
1
2

Tên hệ thống
chữa cháy

Lưu
Tiêu chuẩn
Thời
Thể tích Đơn vị
lượng yêu
áp dụng
gian yêu nước (V
cầu (Q)
cầu (t) = Q * t)
Chữa cháy họng 2, 5 (l/s) TCVN 2622
3 giờ
27
m3
nước trong nhà
– 1995
Chữa cháy
57,6 (l/s) TCVN 7336
1 giờ
207,4
m3

sprinkler
– 2003
Cộng
234,4
m3

Tổng thể tích dự trữ nước cho chữa cháy cho công trình là : V = 234 m3
Vậy thể tích nước bể chứa hiện có đáp ứng được nhu cầu chữa cháy cho khu mở rộng.
4.3.2. Hệ thống chữa cháy bằng bình chữa cháy :
Bình chữa cháy : sử dụng các loại bình : bình bột MFZL4 loại 4kg, bình khí CO2
loại MT3.
4.2.4. Hệ thống báo cháy tự động.
* Theo TCVN 5738 – 2001 : Hệ thống báo cháy – yêu cầu kỹ thuật thì hệ thống báo
cháy tự động được thiết kế cho công trình gồm :
- Trung tâm báo cháy tự động 5 kênh. Trung tâm được đặt tại khu vực gần văn
phòng nhà xưởng thường xuyên có người thường trực 24/24 giờ để quản lý.
Trung tâm báo cháy được lắp đặt ở độ cao 1,25 m so với mặt sàn và được tiếp đất
để bảo vệ nhằm chống hiện tượng tĩnh điện.
Căn cứ vào thiết kế kiến trúc và tính chất của công trình và theo bảng 3.
- Thiết bị báo động bằng tay : sử dụng các loại nút ấn đặt trên tường, cách mặt sàn
1,25 m.
- Đèn báo khẩn cấp được lắp đặt trong hộp chứa chuông, đèn, nút ấn hoặc lắp độc
lập. Hộp tổ hợp được lắp đặt ở độ cao 1,25m so với sàn và đặt gần các lối đi lại.
- Kết nối hệ thống : các thiết bị báo cháy tự động được chia thành khu vực để thuận
tiện cho việc kiểm soát an toàn cho hệ thống. Các thiết bị báo cháy tự động được kết nối

THUYẾT MINH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

11



với nhau bằng dây tín hiệu 2 x 0,75 mm 2 và được dẫn về hộp đầu dây. Hộp đầu dây kết
nối với trung tâm bằng cáp tín hiệu ( cáp đôi loại 0,5 mm 2/sợi) và có lớp chống nhiễu.
Dây tín hiệu làm bằng đồng được bảo vệ trong ống nhựa PVC và được đi chìm trong
tường hoặc trần kỹ thuật.
* Nguyên lý làm việc :
a. Các thiết bị của hệ thống được phân vùng kiểm soát.
b. Trong điều kiện bình thường, tại tủ điều khiển trung tâm đèn LED báo nguồn bật
sáng và đèn LED báo bộ xử lý đang làm việc sáng xanh, khi bất kỳ một thiết bị nào bị
tháo dỡ hoặc đường dây bị đứt hay ngắn mạch thì sẽ có thông báo hiển thị bằng đèn
LED. Thông báo này chỉ chấm dứt khi lỗi của hệ thống được khắc phục sửa chữa.
* Lựa chọn thiết bị báo cháy :
Sử dụng thiết bị báo cháy tự động GTS hoặc thiết bị có thông số tương đương có
đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như sau :
Các đầu báo cháy khói quang.
- Các đầu báo cháy khói quang được trang bị cho các khu vực công cộng, khu vực
sản xuất. Các đầu báo được bố trí trên trần với khoảng cách theo TCVN 5738-2001.
Các đầu báo cháy khói quang được thiết kế với tính năng chủ yếu phát hiện khói trắng,
tuy nhiên hiện nay nhiều hãng sản xuất có công nghệ cho phép phát hiện nhiều loại khói
màu khác nhau trong cùng một đầu báo.
Đặc tính kỹ thuật của đầu báo khói quang cụ thể như sau :
STT
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT
1
Điện áp làm việc
2
Cường độ dòng điện trong trạng thái báo động
Diện tích bảo vệ của đầu báo
H ≤ 3.5 m
3

3.5 m ≤ h ≤ 6 m
Khoảng cách giữa các đầu báo
H ≤ 3.5 m
4
3.5 m ≤ h ≤ 6 m
Khoảng cách từ đầu báo đến tường nhà
H ≤ 3.5 m
5
3.5 m ≤ h ≤ 6 m
6
Ngưỡng tác động
a. Đầu báo nhiệt gia tăng:
- Điện áp hoạt động từ 8,5 – 28V DC.
- Điều kiện làm việc: - 100oC ÷ 1700oC.
- Dòng điện làm việc bình thường: C60µA.
- Dòng điện khi báo cháy: 10µA ≤ L ≤ 30µA.
- Thời gian xác lập: ≤ 10s.
- Diện tích bảo vệ: ≤ 20 m2.
- Ngưỡng tác động: nhiệt độ cảm biến 30oC/phút.
THUYẾT MINH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Giá trị
DC 15 V ÷ 30 V
DC 30V – 50 MA
100 m2
80 m2
10 m
8.5 m

5 % khói


12


- Trọng lượng: 120 g
- Các đầu báo cháy nhiệt gia tăng được lắp trên trần nhà hoặc trần giả, đảm bảo
khoảng cách từ đầu báo cháy tới tường không quá 2 m, và khoảng cách giữa các
đầu báo cháy với nhau không quá 4 m.
b. Nút ấn báo cháy.
- Dòng điện và điện áp sử dụng : 24V DC – 20%, 1A.
- Điều kiện làm việc: -10oC ÷ 70oC.
- Vỏ làm bằng vật liệu chống cháy ABS.
- Trọng lượng: 160 g
c. Chuông báo cháy.
- Vỏ: nhôm.
- Điện áp sử dụng: 24V DC – 15%.
- Dòng điện tiêu thụ: ≤ 2% 1µA.
- Cường độ âm thanh: 95 db.
- Đường kính: 152 mm
d. Đèn báo cháy.
- Đèn chớp : 6 LED siêu sáng
- Điện áp làm việc: 24V DC.
- Dòng điện làm việc: dòng tĩnh 1µA, dòng kính khở 5 mA.
- Dòng cấp từ nguồn: dòng tĩnh 3µA, dòng kính khởi 65 mA đối với I-9403, 35 mA
với I-9404.
- Môi trường làm việc: nhiệt độ -10oC – 50oC, độ ẩm 95%.
- Sử dụng: trong nhà và ngoài trời.
- Kích thước: Ø110 mm x 97,5 mm.
- Vật liệu: ABS, đỏ, trắng.
4.2.4. Hệ thống đèn Exit và chiếu sáng sự cố.

- Hệ thống đèn EXIT và chiếu sáng sự cố được bố trí ở các lối ra vào, cầu thang nơi
có nhiều người đi lại.
- Dây liên kết tín hiệu phải đặt chìm trong tường, trần nhà và phải có biện pháp bảo
vệ dây dẫn chống chập hoặc đứt dây.
- Đèn chỉ dẫn thoát nạn và đèn chiếu sáng sự cố có bình ác quy tích điện duy trì
hoạt động khi chiếu sáng trong vòng 2 giờ.
4.2.5. Dụng cụ chữa cháy thô sơ
- Kìm cộng lực, cưa tay, búa xà beng, bể chứa nước, bể chứa cát, xô, thùng, chăn
sợi, thang …
5. Quy cách lắp đặt.
5.1. Hệ thống bình chữa cháy.
Các bình chữa cháy được đặt ngăn ngắn trên tường, mỗi vị trí được lắp đặt các bình
chữa cháy bột tổng hợp MFZ4, bình chữa cháy bằng khí CO 2 MT3. Bố trí tại khu vực
dễ quan sát, tay cầm của bình cách mặt sàn 700 mm. Để đảm bảo bề mặt mỹ quan của
công trình và yêu cầu phòng cháy chữa cháy chúng tôi đã thiết kế lắp đặt các bình
chữa cháy như sau: các bình chữa cháy được đặt gần những nơi có nguy cơ xảy ra

THUYẾT MINH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

13


cháy, trong đó có bình bột MFZ4, bình chữa cháy bằng khí CO 2MT3. Bình chữa cháy
lắp đặt xong phải đảm bảo được lấy ra thuận tiện, dễ dàng để khi có sự cố cháy, người
sử dụng có thể nhanh chóng thao tác dập tắt đám cháy ( quy cách lắp đặt xem trong
bản vẽ ).
Bình bột chữa cháy MFZ4 là loại bình chữa cháy có chứa bột khô, để khi có cháy
xảy ra thì phun bột phủ lên đám cháy, chất chữa cháy là loại bột rất mịn, tơi, xốp.
Bình chữa cháy bằng khí CO2MT3 là loại bình chữa cháy có chứa khí CO 2 nén
trong bình, khi xảy ra cháy phun khí CO 2 vào đám cháy có tác dụng làm giảm nồng độ

O2 trong không khí và làm lạnh đám cháy. Khí CO2 nén trong bình đã hóa lỏng.
Các hướng dẫn sử dụng được ghi rõ trên vỏ bình.
Các thông số kỹ thuật của bình chữa cháy xách tay tại chỗ:

STT
1
2

Loại
bình

Mode
l

Nước
sản
xuất
Bình bột MFZ4 Trung
MFZ4
Quốc
Bình
MT3 Trung
CO2MT3
Quốc

Loại Trọng Thời
bình lượng gian
phun
Bột 4
9

Khí

3

9

Tầm
phun
xa
2-3
m
2–3
m

Bảo
quản
200oC ÷
550℃
200℃
÷
550℃

Áp lực
đầu
phun
1.40
12.0

5.2. Đèn chỉ dẫn lối thoát nạn và đèn chiếu sáng sự cố:
- Các loại đèn chỉ dẫn lối thoát nạn và đèn chiếu sáng sự cố được lắp đặt trên đườn,

lối thoát nạn như: cửa đi, hành lang.
6. Biện pháp thử nghiệm:
6.1. Đối với hệ thống chữa cháy bằng nước:
Áp lực tĩnh trong đường ống được thử với áp lực 10kg/1cm 2, thời gian thử 24 giờ.
Sau thời gian thử này áp lực trong đường ống giảm 0.5% là đạt yêu cầu. Tại đây
không tiến hành thử áp lực động do có thay đổi liên tục về áp lực khi tiến hành phun
thử nghiệm. Do đó chỉ thử áp lực tĩnh.
Thử nghiệm máy bơm chữa cháy bằng phương pháp đóng tất cả các van chặn ở cửa
xả của máy bơm sau đó khởi động máy bơm bằng các nút ấn điều khiển bằng tay để
kiểm tra áp lực của máy bơm.
Dùng các đồng hồ đo lưu lượng và các van đóng mở để kiểm tra lưu lượng của máy
bơm.
Đối với các van đóng toàn bộ các van sau đó bơm nước tăng áp suất trong đường
ống để kiểm tra độ kín của van.
THUYẾT MINH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

14


Tương tự như các van cửa, để kiểm tra độ kín của các van điện cũng dùng phương
pháp như trên, ngoài ra van phải được kiểm tra đóng ở bằng điện và bằng tay.
6.2. Đối với hệ thống bình chữa cháy:
Bằng phương pháp trực tiếp quan sát và cân trọng lượng của bình để kiểm tra chủng
loại và chất lượng của bình.
6.3. Hệ thống báo cháy tự động.
- Đối với đầu báo cháy nhiệt: sử dụng nguồn nhiệt tác động trực tiếp vào đầu báo
cháy, khi đạt ngưỡng tác động đầu báo cháy sẽ truyền tin về trung tâm báo cháy tự
động. Nguồn nhiệt thử đạt nhiệt độ tăng 30℃/phút. Đầu báo cháy sẽ phát tín hiệu về
trung tâm.
- Kiểm tra sự cố: Khi dây, cáp tín hiệu bị đứt, sẽ phát tín hiệu về trung tâm báo

cháy. Trung tâm báo lỗi tại vị trí bị đứt dây. Do đó có thể kiểm tra sự cố và khắc phục
sửa chữa ngay.
6.4. Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn.
- Đối với hệ thống đèn chiếu sáng sự cố: Bằng phương pháp kích hoạt trực tiếp vào
đèn khi đã được cắm vào nguồn điệ. Trên than của đèn chiếu sáng sự cố có bộ phận
kích hoạt cưỡng bức, qua đó có thể kiểm tra xem đèn có sáng hay không.

PHẦN IV. KẾT LUẬN
THUYẾT MINH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

15


Do đặc thù của công trình, kết cấu và kiến trúc thi công. Vì vậy trong quá trình thi
công hệ thống PCCC vừa đảm bảo tiến độ, kỹ thuật, thẩm mỹ vừa phải đảm bảo công
tác khai thác và kinh doanh.
Qua quá trình nghiên cứu, tính toán, đối chiếu các tiêu chuẩn quy định của nhà
nước và qua thực tiễn, giải pháp kỹ thuật trên hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn quy
định của Nhà nước trong lĩnh vực PCCC, đồng thời mang tính khả thi cao, đáp ứng
được yêu cầu đặt ra của dự án ./.

THUYẾT MINH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

16



×