Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN hóa học và KHẢ NĂNG CHỐNG ĐÔNG máu của TINH dầu lá QUÝT GAI (atalantia buxifolia)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.21 KB, 49 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
KHẢ NĂNG CHỐNG ĐÔNG MÁU CỦA TINH
DẦU LÁ QUÝT GAI (Atalantia buxifolia)

Người hướng dẫn: TS TRƯƠNG THỊ DIỆU HIỀN
Người thực hiện: PHẠM THỊ THANH VY
Lớp

: 14060302
Khoá

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

: 18


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
KHẢ NĂNG CHỐNG ĐÔNG MÁU CỦA


TINH DẦU LÁ QUÝT GAI
(Atalantia buxifolia)

Người hướng dẫn: TS TRƯƠNG THỊ DIỆU HIỀN
Người thực hiện: PHẠM THỊ THANH VY
Lớp

: 14060302
Khoá

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

: 18


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Tôn Đức
Thắng đã tạo một môi trường tốt giúp em có thể học tập, rèn luyện và phát triển bản
thân. Em xin cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô trong khoa Khoa học ứng
dụng đã tận tâm truyền dạy cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt
khoảng thời gian học tập tại trường. Nhờ đó, em có một nền tảng kiến thức vững chắc
và các kỹ năng cần thiết để thực hiện khóa luận này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn đến Ts.
Trương Thị Diệu Hiền đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm quý báu và dành
nhiều thời gian hỗ trợ cũng như tạo mọi điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành tốt
khóa luận này. Nhờ sự hướng dẫn tâm huyết của cô mà em đã tìm được niềm đam mê
và rèn luyện sự kiên trì trong suốt quá trình nghiên cứu.
Ngoài ra, em cũng xin cảm ơn các anh chị và các bạn trong phòng thí nghiệm
chuyên đề đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu giúp em khắc phục những sai sót và
nhiệt tình hỗ trợ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Cuối cùng, con xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình đã luôn
động viên và là chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp con có đủ ý chí để hoàn thành tốt
khóa luận này.
Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của Ts. Trương Thị Diệu Hiền. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong
đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số
liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác
giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về nội dung luận văn của mình. Trường Đại học Tôn Đức Thắng không liên quan đến
những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 01 năm 2019
Tác giả

Phạm Thị Thanh Vy


TÓM TẮT
Quýt gai (hay còn được gọi là Gai tầm xọong, Atalantia buxifolia) là một loại
cây bụi mọc hoang khắp ở miền Bắc và miền Trung nước ta. Loài cây này cũng được
sử dụng như là một loại dược liệu trong các bài thuốc dân gian để điều trị các bệnh về
đường hô hấp, thấp khớp và rắn cắn. Hàm lượng tinh dầu trong có mặt trong loài cây

này rất lớn, nhưng hiện nay vẫn chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về thành phần hóa
học cũng như chứng minh các hoạt tính sinh học của chúng. Vì vậy, nghiên cứu này tập
trung vào việc xác định các thành phần hóa học và các đặc tính hóa lý cũng như đánh
giá khả năng chống đông máu của loại tinh dầu tách chiết từ lá cây Quýt gai (A.
buxifolia).
Bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, tinh dầu tách chiết từ lá cây
Quýt gai (A. buxifolia) đạt hiệu suất 0,3086 ± 0,0026 % (w/w) sau 5 giờ chưng cất.
Tinh dầu thu được sau quá trình chưng cất có thành phần acid tự do thấp và acid béo
thành phần có khối lượng nhỏ. Tinh dầu phân tách hoàn toàn với nước và có tỉ trọng
đạt giá trị 0,8733 ± 0,0097.
Thành phần các hợp chất bay hơi trong tinh dầu được phân tích bằng phương
pháp sắc kí khí ghép khối phổ (GC-MS) và đã xác định được tên của 33 hợp chất có
trong 40 cấu phần của tinh dầu. Trong đó, caryophyllene là hợp chất chính với hàm
lượng đạt 32,48 %.
Khả năng chống đông máu của tinh dầu lá Quýt gai (A. buxifolia) được đánh giá
dựa trên khả năng kháng oxy hóa, khả năng kích thích tan huyết khối, khả năng ổn định
màng tế bào hồng cầu và khả năng ức chế sự biến tính albumin. Cụ thể, tinh dầu lá
Quýt gai (A. buxifolia) có khả năng kháng oxy hóa và khả năng kích thích tan huyết
khối tương đương với tinh dầu của các loại cây cùng họ với giá trị IC 50 lần lượt là
2393,02 ± 241,41 µg/mL và 25,99 ± 1,50 µL/mL. Khả năng ổn định màng tế bào hồng


cầu và khả năng ức chế sự biến tính albumin của loại tinh dầu này tốt hơn đáng kể so
với các loại tinh dầu của các loại cây cùng họ với giá trị IC 50 lần lượt đạt giá trị 10,55 ±
0,33 µL/mL và 11,91 ± 0,95 µL/mL.
Tóm lại, nghiên cứu này đã xác định được thành phần các hợp chất bay hơi và
các đặc tính hóa lý của tinh dầu tách chiết từ lá cây Quýt gai (A. buxifolia) tại Việt
Nam. Kết quả khảo sát một số hoạt tính sinh học cũng đã cho thấy sự ảnh hưởng đáng
kể lên quá trình chống đông máu của loại tinh dầu này từ đó có thể ứng dụng trong việc
điều trị các rối loạn gây ra bởi cục máu đông.



MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ii
TÓM TẮT..........................................................................................................iii
MỤC LỤC...........................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH..................................................................................ix
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................3
2.1 Tinh dầu và ứng dụng................................................................................3
2.1.1 Giới thiệu chung về tinh dầu...............................................................3
2.1.2 Tinh dầu của các cây thuộc họ Rutaceae và ứng dụng của chúng.......3
2.1.3 Tinh dầu Quýt gai (Atalatia buxifolia)................................................8
2.2 Chứng tắc nghẽn mạch máu và các phương pháp điều trị..........................8
2.2.1 Tắc nghẽn mạch máu và các bệnh lý liên quan...................................8
2.2.2 Tiêu huyết khối (Ly giải cục máu đông - Thrombolytic therapy)........9
2.2.3 Các loại thuốc đang được sử dụng trong việc điều trị tắc nghẽn mạch
máu.......................................................................................................................11
2.2.4 Khả năng chống đông máu của một số loại thực vật.........................11


CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP................................................13
3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện...............................................................13
3.2 Đối tượng nghiên cứu..............................................................................13
3.3 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất...................................................................13
3.3.1 Thiết bị và dụng cụ...........................................................................13

3.3.2 Hóa chất............................................................................................13
3.4 Phương pháp tiến hành............................................................................14
3.4.1 Xử lý nguyên liệu.............................................................................14
3.4.2 Quy trình tách chiết tinh dầu từ lá Quýt gai (A. buxifolia)................14
3.4.3 Hiệu suất thu hồi và các tính chất hóa lý của tinh dầu [41]...............16
3.4.4 Xác định thành phần hóa học của tinh dầu........................................18
3.4.5 Họat tính kháng oxy hóa của tinh dầu lá Quýt gai (A. buxifolia)......19
3.4.6 Thí nghiệm xác định khả năng kích thích tan huyết khối (in vitro
thrombolytic activity)...........................................................................................20
3.4.7 Thí nghiệm xác định khả năng ổn định màng tế bào hồng cầu (in vitro
anti-hemolytic activity).........................................................................................21
3.4.8 Thí nghiệm xác định khả năng ức chế sự biến tính albumin
(Inhibition of albumin denaturation).....................................................................21
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN.......................................................23
4.1 Hiệu suất thu hồi và các chỉ tiêu hóa lý của tinh dầu lá Quýt gai (A.
buxifolia)..................................................................................................................23
4.2 Thành phần hóa học của tinh dầu lá Quýt gai (A. buxifolia)....................24


4.3 Khả năng kháng oxy hóa.........................................................................26
4.4 Khả năng kích thích tan huyết khối..........................................................27
4.5 Khả năng ổn định màng tế bào hồng cầu.................................................29
4.6 Khả năng ức chế sự biến tính albumin.....................................................30
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................32
5.1 Kết luận...................................................................................................32
5.2 Kiến nghị.................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................35
Tiếng Việt......................................................................................................35
Tiếng Anh......................................................................................................35



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BSA
cs
DMSO
DNA
DPPH
EtOH
GC
HPLC
IC50
KOH
MIC
MS
OD
PBS
RBC
SK
TLC
tPA
UK
WHO

: Bovine serum albumin
: Cộng sự
: Dimethyl sunfoxide
: Deoxyribonucleic acid
: 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl
: Ethanol
: Sắc ký khí - Gas chromatography

: Sắc ký lỏng hiệu năng cao - High-performance liquid
chromatography
: Nồng độ tối thiểu ức chế 50% - half maximal inhibitory
concentration
: Kali hydroxide
: Nồng độ ức chế tối thiểu - Minimum inhibitory concentration
: Khối phổ - Mass Spectrometry
: Optical density
: Phosphate buffer saline
: Tế bào hồng cầu – Red blood cell
: Streptokinase
: Sắc khí lớp mỏng - Thin-layer chromatography
: Tissue plasminogen activator
: Urokinase
: Tổ chức Y tế Thế giới - World Health Organization


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cơ chế tiêu hủy cục máu đông (Ali và cs, 2014)................................10
Hình 3.1 Quy trình tách chiết tinh dầu lá Quýt gai (A. buxifolia)......................14
Hình 3.2 Hệ thống chưng cất lôi cuốn hơi nước................................................15
Hình 4.1 Tinh dầu lá Quýt gai (A. buxifolia).....................................................22


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Hiệu suất thu hồi và các chỉ tiêu hóa lý của tinh dầu lá Quýt gai (A.
buxifolia)...................................................................................................................... 22
Bảng 4.2 Thành phần các hợp chất dễ bay hơi của tinh dầu lá Quýt gai (A.
buxifolia)...................................................................................................................... 23
Bảng 4.3 Khả năng kháng oxy hóa của mẫu tinh dầu lá Quýt gai (A. buxifolia)

...................................................................................................................................... 26
Bảng 4.4 Khả năng kích thích tan huyết khối của tinh dầu lá Quýt gai (A.
buxifolia)...................................................................................................................... 27
Bảng 4.5 Khả năng ổn định màng tế bào hồng cầu của tinh dầu lá Quýt gai (A.
buxifolia)...................................................................................................................... 28
Bảng 4.6 Khả năng ức chế biến tính albumin của tinh dầu lá Quýt gai (A.
buxifolia)...................................................................................................................... 29


1

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Tinh dầu là một sản phẩm đặc biệt mà một số loài cây tạo ra để bảo vệ bản thân
trước những tác động của môi trường như kháng nấm, kháng khuẩn, xua đuổi động vật
gây hại và thu hút những loài côn trùng có lợi cho việc phân tán phấn hoa và hạt giống.
Từ xa xưa, con người đã tách chiết tinh dầu từ thực vật làm nguồn nguyên liệu để sản
xuất các sản phẩm với nhiều mục đích khác nhau như sản xuất nước hoa, làm hương
liệu trong thực phẩm, sản xuất các sản phẩm diệt khuẩn và côn trùng. Ngoài ra, tinh
dầu cũng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Một số loại tinh dầu
có khả năng giảm thiểu các triệu chứng của bệnh cảm và các bệnh về đường hô hấp
cũng như có tác dụng an thần được tìm thấy rất nhiều trong các bài thuốc dân gian.
Trong đó có thể kể đến Quýt gai (hay còn được gọi là Gai tầm xọong, Atalantia
buxifolia) là một loại thực vật thuộc họ Rutaceae với hàm lượng tinh dầu trong cây khá
cao.
Loài cây này được tìm thấy rất nhiều ở nước ta và cũng được sử dụng như một
loại dược liệu trong điều trị các bệnh như ho hen, cảm sốt, thấp khớp và rắn cắn [1].
Hiện nay, chưa có công bố khoa học cụ thể nào về thành phần hóa học và hoạt tính sinh
học của tinh dầu tách chiết từ Quýt gai (A. buxifolia) tại Việt Nam. Trên thế giới, một
số nghiên cứu sơ bộ về thành phần hóa học của tinh dầu Quýt gai (A. buxifolia) đã
được thực hiện và kết quả chỉ ra rằng, thành phần chủ yếu trong loại tinh dầu này là các

hợp chất bay hơi thuộc các nhóm monoterpene, sesquiterpene, ester và một vài nhóm
chất khác [3, 4]. Khả năng kháng khuẩn và kháng nấm của tinh dầu Quýt gai (A.
buxifolia) cũng đã được chứng minh bởi nghiên cứu của các tác giả tại Ai Cập [5].
Điều đó cho thấy, tinh dầu Quýt gai (A. buxifolia) là một đối tượng nghiên cứu tiềm
năng và việc thực hiện các khảo sát về hoạt tính sinh học cũng như tính chất hóa học
của loại tinh dầu này ở Việt Nam thật sự cần thiết.


2

Từ những vấn đề trên, đề tài này đã chọn tinh dầu lá Quýt gai (A. buxifolia) làm
đối tượng nghiên cứu với mục đích xác định thành phần hóa học và hoạt tính chống
đông máu của loại tinh dầu này tại Việt Nam nhằm cung cấp thêm những dữ kiện khoa
học và chứng minh giá trị y học của các bài thuốc dân gian từ nguồn dược liệu này.
Hơn thế nữa, có thể ứng dụng kết quả của nghiên cứu này trong việc điều trị các bệnh
liên quan đến quá trình đông máu trong cơ thể.
Khóa luận “Xác định thành phần hóa học và khả năng chống đông máu của
tinh dầu lá Quýt gai (Atalantia buxifolia)” có các nhiệm vụ chính như sau:


Xác định các đặc tính hóa lý của tinh dầu tách chiết từ lá cây Quýt gai



(A. buxifolia).
Xác định thành phần các hợp chất dễ bay hơi trong tinh dầu cây Quýt gai



(A. buxifolia).

Khảo sát khả năng chống đông máu của tinh dầu cây Quýt gai (A.
buxifolia).


3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tinh dầu và ứng dụng
2.1.1 Giới thiệu chung về tinh dầu
Tinh dầu là hỗn hợp nhiều chất dễ bay hơi có nguồn gốc phần lớn từ thực vật, có
mùi đặc trưng, thường tồn tại dưới dạng lỏng ở nhiệt độ phòng, bay hơi hoàn toàn mà
không bị phân hủy [2].
Trong thực vật, tinh dầu được tạo ra và tích lũy trong các mô. Hình dạng của các
mô này thay đổi tùy theo vị trí của chúng ở trong cây, tinh dầu ở các bộ phận khác nhau
trên cùng một cây có thể giống hoặc khác nhau về thành phần hóa học và hàm lượng
tinh dầu. Hàm lượng và chất lượng của tinh dầu cũng phụ thuộc vào các yếu tố khác
như giống cây, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thời điểm thu hái [2].
Trong tự nhiên, tinh dầu có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thực vật như
kháng khuẩn, kháng nấm, chống côn trùng… Các loài cây có tinh dầu có khả năng thu
hút một số loài côn trùng có lợi cho việc phân tán phấn hoa hoặc hạt giống. Trong
ngành công nghiệp sản xuất nước hoa và mỹ phẩm, tinh dầu là nguyên liệu quan trọng
để tạo mùi hương đặc trưng cho sản phẩm. Do có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm
nên tinh dầu cũng được ứng dụng để thay thế cho các sản phẩm hóa học nhằm giảm
thiểu những tác dụng không mong muốn mà những loại hóa chất này gây ra cho con
người và môi trường [2]. Bên cạnh đó một số loại tinh dầu có hoạt tính sinh học cao
cũng được sử dụng để bảo quản thực phẩm, giảm đau, an thần, chống viêm…[6].
2.1.2 Tinh dầu của các cây thuộc họ Rutaceae và ứng dụng của chúng.
Họ Rutaceae là một họ thực vật bao gồm tổng cộng 1600 loài. Điểm chung của
các loài cây thuộc họ này là có hoa được chia thành 4 hoặc 5 phần và có mùi thơm rất
mạnh [7].

Các loài thuộc chi Cam chanh (Citrus) là những loài thực vật được biết đến
nhiều nhất và nổi bật nhất về giá trị thương mại trong họ Rutaceae. Sản phẩm chính


4

của các loài cây này là trái cây tươi và nước giải khát. Hơn thế nữa, chúng cũng là
nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm, dược phẩm và thức ăn
gia súc [8]. Và trong đó, tinh dầu chiết xuất từ Cam chanh là một sản phẩm tiêu biểu
được sản xuất từ hàng ngàn năm trước và được sử dụng rất phổ biến cho đến ngày nay.
2.1.2.1 Tính chất hóa lý
Tinh dầu của các loài thực vật thuộc họ Rutaceae nói chung đều là chất lỏng,
trong suốt, dễ bay hơi, không màu hoặc ánh vàng (tùy loài thực vật và bộ phận nguyên
liệu tách chiết tinh dầu), mùi thơm mạnh [6]. Đa số tinh dầu thuộc họ này không tan
trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ, tỉ trọng so với nước nhỏ hơn 1. Các chỉ
số như chỉ số acid, chỉ số xà phòng hóa và chỉ số ester của tinh dầu họ Rutaceae đều có
giá trị khá thấp so với các loại tinh dầu khác [9].
2.1.2.2 Thành phần hóa học
Tinh dầu của các loài thuộc họ Rutaceae nói chung và tinh dầu Cam chanh nói
riêng đều có thể được tách chiết từ vỏ quả, hoa, chồi non hoặc lá. Tùy vào bộ phận
được thu nhận làm nguyên liệu mà loại tinh dầu sẽ có thành phần hóa học khác nhau.
Các loại tinh dầu này được chia thành 3 nhóm chính.
a. Tinh dầu vỏ quả
Chất lượng và hiệu suất thu hồi của loại tinh dầu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như bản chất tự nhiên của giống, nguồn gốc, đặc tính di truyền, điều kiện khí hậu, thổ
nhưỡng và phương pháp ly trích tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu trong vỏ quả của các
loài Cam chanh nằm trong khoảng 0.5 – 5.0 % (w/v) [6].
Tinh dầu chiết xuất từ vỏ Cam chanh là hỗn hợp của nhiều hợp chất hóa học
khác. Các hợp chất này thường được chia thành hai thành phần: các hợp chất dễ bay
hơi chiếm khoảng 85 – 99 % hàm lượng của nhiều loại tinh dầu Cam chanh và các hợp

chất không bay hơi bao gồm các acid béo, sterols, carotenoids, sáp, coumarins và
polymethoxylated flavonoids (2 – 6 %) có hàm lượng nẳm trong khoảng 1 – 15 % [10].
Các hợp chất dễ bay hơi là hỗn hợp của các monoterpene, hydrocarbons sesquiterpene


5

và các dẫn xuất của chúng bao gồm các aldehyde (citral), cetone, acid, alcohol
(linalool) và ester [11, 12]. Các thành phần dễ bay hơi trong tinh dầu thường được phân
tích bằng phương pháp sắc ký khí (Gas chromatography – GC), còn phương pháp sắc
ký lỏng như sắc ký bản mỏng (Thin-layer chromatography – TLC) hoặc sắc ký lỏng
hiệu năng cao (High-performance liquid chromatography – HPLC) được sử dụng rộng
rãi trong các nghiên cứu về các hợp chất không bay hơi trong thành phần tinh dầu. Các
chất này phần lớn là các hydrocarbon dị vòng như coumarins, furanocoumarins và
polymethoxylated.
Hợp chất hữu cơ chính trong tinh dầu vỏ Cam chanh là limonene. Hàm lượng
của limonene trong tinh dầu của các cây thuộc chi Cam chanh thường nằm trong
khoảng 32 – 98 %. Cụ thể, hàm lượng limonene trong tinh dầu vỏ cam dao động trong
khoảng 68 – 98 %, 45 – 76 % trong tinh dầu chanh vàng và 32 – 45 % trong tinh dầu
cam bergamot [13]. Một dẫn xuất của limonene là linalool cũng là một thành phần đặc
trưng trong tinh dầu Cam chanh với hàm lượng trong cam ngọt, chanh vàng và cam
bergamot lần lượt là 0,018, 0,015 và 10,231 % [14].
b. Tinh dầu Neroli
Tinh dầu Neroli được thu nhận từ hoa của loài cam đắng (Citrus aurantium L.)
và các loài hoa khác trong chi Citrus. Hiệu suất tách chiết và chất lượng của loại tinh
dầu này cũng phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh như thời điểm thu hoạch nguyên
liệu, điều kiện vận chuyển, lưu trữ nguyên liệu và phương pháp tách chiết tinh dầu.
Thành phần chính trong tinh dầu được tách chiết từ hoa của các loài trong chi Citrus là
linalool với hàm lượng lên đến 40 % (w/v) [15]. Hợp chất trong các nhóm terpene,
alcohol và acetate cũng được tìm thấy trong thành phần của tinh dầu Neroli [6].

c. Tinh dầu Petitgrain
Thuật ngữ “Petitgrain” ban đầu được sử dụng để mô tả quả non của loài cam
đắng và dùng làm tên của loại tinh dầu được thu nhận từ bộ phận này. Về sau, thuật


6

ngữ này cũng được sử dụng cho những loại tinh dầu được chưng cất từ những bộ phận
như chồi, cành non và lá của các cây thuộc họ Rutaceae.
Các hợp chất hóa học có thể tìm thấy trong thành phần của loại tinh dầu này là
linalyl acetae và linalool (là thành phần chính với hàm lượng có thể lên đến hơn 50%);
các monoterpen như limonene, (E)-β-ocimene, myrcene và β-pinene; các sesquiterpene
như Caryophylene… [6].
2.1.2.3 Ứng dụng
Nhờ mùi thơm dễ chịu và có nhiều hoạt tính sinh học quan trọng, tinh dầu của
các loài thực vật thuộc họ Rutaceae từ lâu đã được sử dụng để sản xuất rất nhiều loại
sản phẩm như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm…
a. Thực phẩm
Tinh dầu thường được sử dụng như là một loại phụ gia để tạo hương vị cho thực
phẩm. Hơn thế nữa, một số loại tinh dầu còn có thể được sử dụng để bảo quản thực
phẩm nhờ khả năng kháng khuẩn và kháng oxy hóa của chúng [6].
Vào năm 2012, Settanni và cs [16] đã khảo sát khả năng ức chế sự phát triển của
một vài loại tinh dầu được tách chiết từ các loại cây thuộc chi Citrus (bưởi, cam, quất,
quýt và chanh) trên các dòng vi khuẩn như Listeria monocytogenes, Staphylococcus
aureus, Salmonella enterica. Kết quả cho thấy, hầu hết các loại tinh dầu trên đều có khả
năng kháng lại các dòng vi khuẩn Gram dương tốt hơn Salmonella.
Khả năng kháng oxy hóa của tinh dầu từ các loài Cam chanh cũng được nghiên
cứu để ứng dụng trong nước giải khát nhằm giảm thiểu sự biến đổi màu và tăng mùi vị
cho sản phẩm. Vào năm 2011, Frassinetti và cs [17] đã công bố kết quả nghiên cứu khả
năng kháng oxy hóa của 4 tinh dầu từ các loài cây Citrus aurantium, Citrus sinensis,

Cirus limon và Citrus reticulata. Tác giả đã kết luận rằng, các loại tinh dầu này đều có
khả năng kháng oxy hóa rất tốt, trong đó tinh dầu của Citrus limon có khả năng kháng
đạt tới 70 %.


7

Vào năm 2013, Dias và cs [18] đã nghiên cứu phát triển một loại màng bọc thực
phẩm từ polyethylene được thấm thêm tinh dầu được tách chiết từ vỏ chanh. Loại
màng bọc này có khả năng kéo dài thời gian bảo quản nhưng không làm ảnh hưởng đến
chất lượng và cảm quan của sản phẩm.
b. Dược phẩm
Theo các tài liệu về hóa học, y học và dược lý, tinh dầu đem lại nhiều lợi ích
quan trọng có thể ứng dụng trong điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe. Một số nghiên
cứu chỉ ra rằng, một số thành phần trong tinh dầu, đặc biệt là các monoterpen, có khả
năng chống lại tế bào ung thư [19].
Trong số các loài thực vật thuộc chi Rutaceae, C. aurantium thường được sử
dụng để điều trị một số bệnh như thấp khớp, rối loạn tim mạch [20], viêm dạ dày và rối
loạn tiêu hóa [21]. Vào năm 2009, Moraes và cs [21] đã khảo sát ảnh hưởng của tinh
dầu C. aurantium và limonene (hợp chất chính tách ra từ loại tinh dầu đó) trên tế bào
niêm mạc dạ dày động vật với các tác nhân thường gây loét dạ dày ở người. Kết quả
cho thấy, tinh dầu và limonene liên quan trực tiếp đến sự gia tăng sản xuất chất nhầy
trong dạ dày. Từ đó, tinh dầu và limonene chiết xuất từ C. aurantium có thể được ứng
dụng như là một chất bổ trợ tiềm năng trong các loại thuốc điều trị chứng viêm loét dạ
dày.
Tinh dầu chanh vàng (C. limon) thường được sử dụng trong điều trị trầm cảm
[22]. Chúng cũng có khả năng kích thích sự sáng tạo và cải thiện cảm xúc theo hướng
tích cực [23]. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Tsuchiya và cs [24], tinh dầu chanh
có khả năng giảm các hành vi căng thẳng và các triệu chứng rối loạn giấc ngủ trên
chuột.

Gần đây, nhiều nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn và kháng nấm của tinh dầu
thực vật họ Rutaceae đã được thực hiện. Cụ thể, Sanguinetti và cs [25] đã thử nghiệm
khả năng kháng của tinh dầu tách chiết từ cam begamot lên các loại nấm gây bệnh trên
da người như Trichophyton, Microsporum và Epidermophyton. Kết quả thí nghiệm cho


8

thấy loại tinh dầu này có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của các loại nấm trên và
có thể được ứng dụng trong sản xuất các loại thuốc trị bệnh da liễu. Tinh dầu Neroli
cũng được nghiên cứu và chứng minh là có ảnh hưởng tích cực trong việc điều trị các
bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn và nấm gây ra, đặc biệt là các bệnh về tiêu hóa và hô hấp
[10].
2.1.3 Tinh dầu Quýt gai (Atalatia buxifolia)
Quýt gai (tên khoa học là Atalantia buxifolia) là một loài cây bụi thuộc họ
Rutaceae mọc hoang ở khắp Miền Bắc và Miền Trung nước ta [1]. Các nghiên cứu sơ
bộ về thành phần hóa học trong A. buxifolia chỉ ra rằng loài cây này có rất nhiều tinh
dầu [1]. Tuy nhiên, có rất ít tài liệu về thành phần hóa học của nó.
Vào năm 1965, Scora [3] đã phân tích bằng phương pháp sắc ký khí – lỏng (Gas
- liquid chromatography) và xác định được 24 thành phần hợp chất có trong tinh dầu lá
A. buxifolia. Vào năm 1994, tác giả trên cùng cộng sự đã công bố báo cáo về thành
phần tinh dầu lá A. buxifolia bao gồm 73 thành phần, chiếm tỉ lệ nhiều nhất là các
sesquiterpene, monoterpene limonene chiếm khoảng 18,9% [4]. Kết quả này cũng
tương tự như nghiên cứu mới đây của Nour và cs [5]. Ngoài ra, trong nghiên cứu của
nhóm tác giả trên cũng cho thấy ảnh hưởng của yếu tố khí hậu đến sự thay đổi tỉ lệ của
các thành phần hóa học trong tinh dầu A. buxifolia.
Cũng trong cùng nghiên cứu trên, Nour và cs [5] đã khảo sát
hoạt tính kháng khuẩn và nấm của mẫu tinh dầu lá A. buxifolia trên 4
loại vi khuẩn gram dương, 2 loại vi khuẩn gram âm và nấm Candida
albicans. Kết quả cho thấy loại tinh dầu này có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm

đáng kể với nồng độ ức chế tối thiểu (Minimum inhibitory concentration – MIC) vào
khoảng 1- 4 µg/mL.


9

2.2 Chứng tắc nghẽn mạch máu và các phương pháp điều trị
2.2.1 Tắc nghẽn mạch máu và các bệnh lý liên quan
Sự hình thành cục máu đông trong hệ thống tuần hoàn chính là một cơ chế tự
sửa chữa của cơ thể khi mạch máu bị tổn thương [26]. Tuy nhiên, nếu cục máu đông
hình thành khi không cần thiết có thể dẫn tới một số bệnh lý nghiêm trọng như tắc
nghẽn mạch máu, thiếu máu cục bộ, đau tim, đột quỵ [27].
Tắc nghẽn mạch máu xảy ra khi cục máu đông hình thành bên trong mạch máu
hoặc động mạch và ngăn chặn một phần hay toàn bộ dòng máu cung cấp cho cơ thể
dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ như tắc nghẽn mạch máu phổi xảy ra khi
một hoặc nhiều động mạch phổi bị tắc do cục máu đông, gây khó thở, ho ra máu và tức
ngực [28]. Cục máu đông có thể ngăn dòng máu hoặc oxy đến các mô gây thiếu máu
cục bộ. Hiện tượng thiếu máu cục bộ ở tim xảy ra khi dòng máu tới các cơ tim bị hạn
chế một phần hoặc hoàn toàn, dẫn đến một loạt các triệu chứng bệnh lý nguy hiểm như
khó thở, bất tỉnh, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, thậm chí là tử vong
[29]. Cục máu đông cũng có thể làm gián đoạn dòng máu đến não gây đột quỵ [30].
Nguyên nhân cụ thể của bệnh đột quỵ là do sự tắc nghẽn mạch máu cung cấp máu cho
não hoặc cục máu đông hình thành ở vị trí khác trong cơ thể di chuyển đến một động
mạch nhỏ trong não [31].
2.2.2 Tiêu huyết khối (Ly giải cục máu đông - Thrombolytic therapy)
Liệu pháp tiêu huyết khối là một phương pháp điều trị loại bỏ các vấn đề phát
sinh do cục máu đông (huyết khối) để phục hồi chức năng cho khu vực cơ thể bị ảnh
hưởng [32]. Phương pháp này loại bỏ hoàn toàn cục máu đông và giảm tỉ lệ tử vong
cho bệnh nhân bị tắc nghẽn mạch máu xuống còn 5% trong một năm [33].
Liệu pháp tiêu huyết khối thường được sử dụng để điều trị một số bệnh liên

quan như:
-

Tắc nghẽn tĩnh mạch
Thuyên tắc động mạch phổi
Nhồi máu cơ tim


10

-

Tắc nghẽn động mạch
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ cấp tính

Các loại thuốc được sử dụng trong liệu pháp tiêu huyết khối đều làm tan cục
máu đông bằng cách xúc tác sự hình thành serine protease plasmin [31].

Streptokinase
Hình 2.1 Cơ chế
tiêu hủy cục (SK)
máu đông (Ali và cs, 2014)
Tissue plasminogen activator (t-PA)
Urokinase (UK)

Plasminogen
activator

Plasminogen


Plasmin

Fibrin

Fibrinolysis

Thrombin xúc tác fibrinogen thành fibrin (thành phần của cục máu đông). Khi
mạch máu đã liền lại, các sợi fibrin sẽ bị phân hủy bởi plasmin đã được hoạt hóa từ
plasminogen. Các thuốc tiêu huyết khối đóng vai trò làm tác nhân xúc tác plasminogen
thành plasmin [34].


11

2.2.3 Các loại thuốc đang được sử dụng trong việc điều trị tắc nghẽn mạch
máu
2.2.3.1 Streptokinase
Trong các loại thuốc tiêu huyết khối được sử dụng hiện nay, streptokinase được
sừ dụng phổ biến nhất và nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của WHO [35].
Streptokinase là một loại protein có cấu trúc bao gồm các polypeptide sợi đơn có khả
năng kết hợp với plasminogen. Phức hợp emzyme này chuyển plasminogen ở đạng
không hoạt động thành plasmin phân giải các sợi fibrin trong cục máu đông.
2.2.3.2 Tissue plasminogen activator (tPA)
tPA là một loại protein gắn với fibrin trên bề mặt của cục máu đông kích hoạt
plasminogen liên kết fibrin. Plasmin được tách khỏi phức hợp plasminogen liên kết với
fibrin. Các phân tử fibrin bị phá vỡ bởi plasmin và cục máu đông tan [36]. tPA thương
mại hiện nay được sản xuất bằng công nghệ DNA tái tổ hợp [37].
2.2.3.3 Urokinase
Urokinase là một loại enzyme được tổng hợp ở thận trực tiếp chuyển
plasminogen thành plasmin [26]. Đây là loại thuốc đang được sử dụng trong việc điều

trị đột quy.
2.2.4 Khả năng chống đông máu của một số loại thực vật
Các loại thuốc đặc trị đang được sử dụng hiện nay đều có hiệu quả chữa trị khá
cao. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể gây ra những biến chứng liên quan đến chảy máu cho
bệnh nhân [34]. Để khắc phục tình trạng này, các nghiên cứu để tìm ra các loại thuốc
hỗ trợ và thay thế vẫn đang được thực hiện. Xu hướng nghiên cứu hiện nay là sử dụng
các sản phẩm tách chiết từ thực vật nhằm thay thế các loại thuốc hiện tại. Một số
nghiên cứu về khả năng làm tan cuc máu đông của một số loại thực vật có thể được kể
đến như sau:
Vào năm 2014, Ramjan và cs [34] đã khảo sát khả năng kích thích tan huyết
khối của ba loài thực vật được sử dụng làm dược liệu ở Bangladesh là Averrhoa


12

bilimbi, Clerodendrum viscosum, Drynaria quercifolia và kết luận rằng chúng đều có
khả năng làm tan 28-35 % cục máu đông. Cũng vào thời gian này, Hussain và cs [38]
cũng công bố kết quả nghiên cứu trên dịch chiết từ rễ của các loại cây Acacia
nilotica, Lagerstroemia speciosa, Azadirachta indica, Justicia adhatoda cho khả năng
kích thích tiêu huyết khối vào khoảng 15,10 – 21,26 %.
Năm 2015, Imran và cs [39] đã báo cáo về khả năng phân giải cục máu đông lên
đến 36,32 % của dịch chiết methanol từ lá cây Mesua ferrea.
Đến năm 2017, Vinodhini và cs [40] đã khảo sát hoạt tính cùa tinh dầu vỏ quả
Citrus sinensis và phát hiện rằng loại tinh dầu này có khả năng làm tan đến 90% cục
máu đông.

2.3


13


CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện
Đề tài khóa luận bắt đầu từ tháng 08 năm 2018 và kết thúc vào tháng 01 năm
2019 tại phòng thí nghiệm chuyên đề, khoa Khoa học Ứng dụng, trường Đại học Tôn
Đức Thắng.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu lá cây Quýt gai (A. buxifolia) được thu hái từ cây trưởng
thành ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Cây Quýt gai (A. buxifolia)
được thu thập tại Huế, sau đó được đóng gói trong các túi chuyên dụng, giữ lạnh bằng
đá khô trong suốt quá trình vận chuyển về phòng thí nghiệm phân tích.
3.3 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất
3.3.1 Thiết bị và dụng cụ
-

Bếp đun bình cầu LH – 250 của hãng LOIP – Russia.
Tủ sấy Trung Quốc.
Máy đo UV - Vis Jasco V-730.
Bể ủ nhiệt khô Grant QBH.
Bể ổn nhiệt Memmert.
Máy ly tâm Hermle.
Cân phân tích.
Bình cầu, phễu chiết quả lê, ống sinh hàn, pipet pasteur, bercher, erlen,
micropipette…

3.3.2 Hóa chất
Các hóa chất và dung môi được sử dụng để phục vụ khóa luận như:
-

Ethanol (EtOH), hexane, dimethyl sunfoxide (DMSO), Nước cất…

HCl, NaOH, H2O2, NaCl, phenolphtalein…
Phosphate buffer saline (PBS), caryophyllene, streptokinase, bovine
serum albumin (BSA)


×