Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đề cương KINH tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.32 KB, 13 trang )

KINH TẾ VĨ MÔ
B. TRẮC NGHIỆM
1. Kinh tế học là môn khoa học về việc làm thế nào các cá nhân, doanh nghiệp,
chính phủ và xã hội:
a.Lựa chọn sự dư thừa thay vì sự khan hiếm
b. Đưa ra các lựa chọn khi đối mặt với sự khan hiếm
c. Sử dụng nguồn lực vô tận
d. Đạt được sự giàu có
2. Sự khan hiếm có thể bị loại bỏ bằng cách
a. Sử dụng cơ chế thị trường
b. Khám phá ra các nguồn lực mới
c. Sử dụng một cách khôn ngoan các nguồn lực
d. Không đáp án nào đúng vì sự khan hiếm là không thể bị loại bỏ
3. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô là:
a) Thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ảnh hưởng như thế nào đến
tỷ lệ thất
nghiệp của hai quốc gia
b. Sự gia nhập của các doanh nghiệp Thái Lan ảnh hưởng thế nào đến thị
trường bán lẻ của Việt Nam
c. Mức giá trần tiền thuê nhà ảnh hưởng như thế nào đến nguồn cung của căn
hộ
d. Tăng phí bảo trì đường bộ ảnh hưởng thế nào đến cầu về ô tô
4. Đêm trước khi thi, bạn quyết định đi xem phim thay vì học bài. Bài kiểm tra
của bạn đạt được điểm 6. Nếu bạn quyết định đi học thay vì đi xem phim, bạn sẽ
đạt được điểm 8 trong kỳ kiểm tra. Đâu là chi phí cơ hội của việc đi xem phim


a. 2 điểm chênh lệch
b. Điểm 6
c. Điểm 8
d. Không phát sinh chi phí cơ hội


5. Mệnh đề nào dưới đây là SAI về đường giới hạn khả năng sản xuất:
a. Khi nền kinh tế có những nguồn lực không được sử dụng thì nó hoạt động ở
miền bên trong của đường PPF
b. Nền kinh tế không bao giờ đạt được những phương án sản xuất nằm
phía
ngoài đường PPF
c. Nếu nền kinh tế nằm ở trên đường PPF, nó không thể sản xuất nhiều hơn
một mặt hàng mà không phải giảm sản xuất mặt hàng khác
d. Những điểm nằm trên đường PPF là những điểm có thể đạt tới và là điểm
hiệu quả của nền kinh tế
6. Điều nào dưới đây phản ánh sự tăng trưởng kinh tế:
a. Sự gia tăng của sản lượng thực tế
c. Tăng mức độ sử dụng tư bản
d. Tiền lương của người lao động tăng
d. Sự gia tăng liên tục của mức sản lượng tiềm năng
7.Yếu tố nào sau đây KHÔNG phải tính chất của GDP thực tế:
a. Bao gồm những hàng hóa mới được sản xuất ra trong thời kỳ hiện hành
b. Chỉ đo lường cho sản phẩm cuối cùng.
c. Tính theo mức giá của năm hiện hành.
d. Không cho phép tính giá trị hàng hóa nhập khẩu.
8.GDPthực tế của năm 2015 lớn hơn GDPthực tế của 2014 có nghĩa là:


a. Sản lượng tăng c. Sản lượng không đổi
b. Giá cả HH-DV tăng lên d. Không thể khẳng định chắc chắn
9.GDP bao gồm:
a. Tiền mua bột mì của lò bánh mì
b. Tiền muabột mỳcủa nhà máy mì sợi
c. Tiền mua bột mì của tiệm bánh ngọt
d. Tiền mua bột mỳ của một bà nội trợ

10.Nếu GNP của Việt Nam nhỏ hơn GDP của Việt Nam, có nghĩa là:
a. Giá trị sản xuất mà người nước ngoài tạo ra ở Việt Nam ít hơn hơn so với
giá trị sản xuất mà người Việt Nam tạo ra ở nước ngoài.
b. Giá trị sản xuất mà người Việt Nam tạo ra ở nước ngoài ít hơn so với
giá trị sản xuất mà người nước ngoài tạo ra ở Việt Nam.
c. GDP danh nghĩa lớn hơn GNP thực tế.
d. GDP thực tế lớn hơn GNP danh nghĩa.
11 .Yếu tố nào sau đây làm thay đổi tổng cung ngắn hạn nhưng không làm thay
đổi tổng cung dài hạn?
a. Tiến bộ khoa học công nghệ
b. Tiền lương danh nghĩa tăng
c. Sự gia tăng khối lượng tư bản
d. Cung lao động giảm
12.Trong mô hình tổng cầu của Keynes, khi thu nhập quốc dân tăng, tổng chi
tiêu của toàn nền kinh tế:
a. Tăng
b. Giảm
c. Không thay đổi
d. Tăng hay giảm phụ thuộc vào sự thay đổi của giá sản phẩm


13. Điểm vừa đủ trên đường tiêu dùng là điểm tại đó:
a. Tiêu dùng của các hộ gia đình bằng đầu tư
b. Tiết kiệm của hộ gia đình bằng đầu tư
c. Tiêu dùng của các hộ gia đình bằng tiết kiệm của họ
d. Tiêu dùng bằng với thu nhập
14.Trong mô hình tổng cầu của Keynes, đường AD phản ánh mối quan hệ giữa:
a. Mức giá trung bình của hàng hóa, dịch vụ và tổng sản lượng
b. Thu nhập quốc dân và sản lượng hàng hóa, dịch vụ
c. Tổng chi tiêu của nền kinh tế và thu nhập quốc dân

d. Không câu nào đúng
15. Những nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến tổng cung dài hạn :
a. Thu nhập quốc dân tăng
b. Tiền công danh nghĩa tăng
c. Chi tiêu Chính phủ tăng
d. Năng suất lao động của nền kinh tế gia tăng
16.Tại trạng thái cân bằng trong mô hình tổng cầu của Keynes :
a. Tiết kiệm bằng tiêu dùng
b. Tổng chi tiêu bằng sản lượng quốc dân
c. Cán cân ngân sách cân bằng
d. Cán cân thương mại cân bằng
17. Giả sử thuế và chi tiêu Chính phủ đều tăng cùng một lượng. Khi đó:
a. Cả thu nhập quốc dân và cán cân ngân sách đều không thay đổi
5
c. Cán cân ngân sách sẽ không đổi, nhưng thu nhập quốc dân sẽ giảm
d. Cán cân ngân sách sẽ không đổi, nhưng thu nhập quốc dân sẽ tăng


e. Cả tiêu dùng và chi tiêu Chính phủ sẽ giảm cùng một lượng như nhau
1 8. Thâm hụt ngân sách xuất hiện ngay cả khi nền kinh tế ở trạng thái tiềm năng
với chính sách thuế và chi tiêu hiện tại được gọi là:
a. Thâm hụt thương mại
b. Số nhân ngân sách cân bằng
c. Thâm hụt ngân sách cơ cấu
d. Thâm hụt ngân sách thực tế
1 9. Một ngân hàng thương mại có thể tạo tiền bằng cách:
a. Bán chứng khoán của nó
b. Giảm dự trữ để cho vay nhiều hơn
c. Phát hành nhiều séc
d. Chuyển dự trữ thành chứng khoán

20. Chính phủ có thể khắc phục thâm hụt ngân sách cơ cấu bằng cách:
a. Tăng chi tiêu Chính phủ do đó sản lượng tăng và thu thuế sẽ tăng
b. Thực hiện biện pháp thắt chặt chi tiêu và tăng thuế
c. Tăng trợ cấp thất nghiệp nhằm kích thích tiêu dùng của các hộ gia đình
d. Không thể khắc phục được vì đây là hiện tượng cố hữu của nền kinh tế
23. Thực hiện ngân sách cân bằng sẽ:
a. Kích thích nền kinh tế tăng trưởng ổn định thông qua chính sách tài khóa
b. Chuyển phần lớn gánh nặng ổn định hóa cho chính sách tiền tệ
c. Có thể phát huy tác động của các cơ chế ổn định tự động
d. Tất cả các câu trên đều đúng
24. Giá trị của số nhân tiền giảm khi:
a. Các NHTM cho vay nhiều hơn và dự trữ ít hơn
b. Lãi suất chiết khấu giảm


c. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm
d. Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng tăng
25. Trong nền kinh tế đóng, nếu muốn gia tăng sản lượng nhưng không làm thay
đổi mức đầu tư, CP cần phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô:
a. Tiền tệ mở rộng và tài khóa mở rộng
b. Tiền tệ mở rộng và tài khóa thu hẹp
c. Tiền tệ thu hẹp và tài khóa thu hẹp
d. Tiền tệ thu hẹp và tài khóa mở rộng
6
26. Trong nền kinh tế đóng, có mức sản lượng hợp lý song mức đầu tư quá thấp
có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế dài hạn, CP cần phối hợp chính sách
kinh tế vĩ mô:
a. Tiền tệ mở rộng và tài khóa mở rộng
b. Tiền tệ mở rộng và tài khóa thu hẹp
c. Tiền tệ thu hẹp và tài khóa thu hẹp

d. Tiền tệ thu hẹp và tài khóa mở rộng
27. Một học sinh tốt nghiệp cấp 3 không thể tìm được một công việc phù hợp
trong một thời gian dài và quyết định thôi không tìm việc nữa. Người này xếp
vào nhóm:
a. Có việc làm.
b. Thất nghiệp.
c. Nằm trong lực lượng lao động.
d. Không nằm trong lực lượng lao động.
28. Những trường hợp nào sau đây không được tính vào thất nghiệp tự nhiên?
a. Lao động mất việc do chuyển dịch cơ cấu giữa các vùng trong nền kinh tế
b. Một số doanh nghiệp bị phá sản và phải đóng cửa do suy thoái kinh tế


c. Một số công nhân từ bỏ công việc hiện tại để đi tìm một công việc mới
d. Một số sinh viên mới ra trường song chưa tìm được việc làm phù hợp.
29. Điều nào dưới đây là nguyên nhân gây ra lạm phát do cầu kéo?
a. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh do xu hướng hội nhập kinh tế quốc
tế
b. Giá xăng dầu trên thế giới tăng mạnh
c. Tăng thuế giá trị gia tăng
d. Giảm xu hướng tiêu dùng cận biên của khu vực hộ gia đình.
30. Để kiềm chế lạm phát, ngân hàng trung ương cần:
a. Giảm lãi suất ngân hàng.
b. Mua trái phiếu trên thị trường mở.
c. Tăng tốc độ cung ứng tiền tệ.
d. Giảm tốc độ tăng cung ứng tiền tệ.

MỘT SỐ KÝ HIỆU HAY SỬ DỤNG TRONG MÔN HỌC
1 ) Yd: = Y – Td + TR = C + S


2 ) GDP = C + I +G +NX

Td : Thuế trực thu

C : Tiêu dùng của các hộ gia đình

TR : Trợ cấp từ Chính Phủ

I : đầu tư của DN ( máy móc,thiết bị...)

C : Tiêu dùng

G : Chi tiêu của Chính phủ

S: Tiết kiệm

NX : Xuất khẩu ròng

3 ) EX : Xuất khẩu

4) GDP = W + r + i + Pr + Te + De

IM : Nhập khẩu

A. LÝ THUYẾT


1. KINH TẾ HỌC LÀ GÌ? PHÂN BIỆT KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ?
TL :


Kinh tế học là :
+ Môn khoa học nghiên cứu sự lựa chọn mà các cá nhân,doanh
nghiệp,Chính phủ hay toàn xã hội đưa ra khi họ đối mặt với sự khan hiếm
+ Môn KH nghiên cứu cách sử dụng các nguồn tài nguyên ngày càng khan
hiếm 1 cách khoa học nhất.

TIÊU CHÍ

KINH TẾ HỌC VI MÔ

KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

1 . Nội dung
nghiên cứu

+ Nghiên cứu hành vi của các
đơn vị cá biệt trong nền kinh tế
+ Nghiên cứu nền KT trong
phạm vi nhỏ
+ Nghiên cứu phương thức ra
quyết định của các hộ gia
đình,DN, sự tác động qua lại
giữa họ trên thị trường

+ Ng.cứu nền KT vs tư
cách tổng thể
+ Ng.cứu sự vận động và
những mqh KT chủ yếu
của 1 đất nước trên bình
diện toàn bộ nền KT


Các thành viên KT

Nền KT tổng thể

Mang tính cụ thể :
Cung- cầu
Thị trường
Giá
Sản lượng, lợi nhuận...

Mang tính tổng hợp:
Tổng cung – cầu
Tổng sản phẩm
Lạm phát,thất nghiệp
Thu nhập quốc dân...

2. Nghiên
cứu hành vi
của
3. Vấn đề
nghiên cứu

2. CHI PHÍ CƠ HỘI LÀ GÌ? LẤY MỘT VÍ DỤ VỀ CHI PHÍ CƠ HỘI?
 Chi phí cơ hội :
“ Là sản lượng một loại sản phẩm nào đó không sản xuất được do sx thêm
1đv sản phẩm khác trong ĐK hữu hạn của nguồn lực “.


 Ví dụ :

Tự kinh doanh : Bạn muốn thành lập một công ty phần mềm, bạn phải
thuê văn phòng, tuyển lập trình viên, và sau đó bán phần mềm.
Sau một năm, chi phí trực tiếp là :
+Thuê văn phòng: 12.000 USD
+ Lương: 24.000 USD
+ Các chi phí tiện ích: 10.000 USD
=Tổng chi phí trong năm là 46.000 USD
Giả sử doanh số phần mềm là 48.000 USD, bạn sẽ có lợi nhuận là 2.000
USD. Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán tính theo cách này không đo lường
chính xác sự thành công của bạn.
.Giả sử bạn có thể làm việc cho một ngân hàng quốc tế và kiếm được
8.000 USD. Vậy cơ hội kiếm được
8.000 USD bị bỏ qua chính là chi phí cơ hội, theo đó bạn đã mất đi một
khoản lợi kinh tế là 6.000 USD.
VÍ dụ 2 :
khi lựa chọn việc đến lớp nghe giáo sư giảng bài.
một học viên sẽ mất cơ hội gặp gỡ ký kết hợp đồng với một đối tác làm
ăn, hoặc mất cơ hội tham dự một hội thảo khác cũng đang được tổ chức
trong thời gian đó.
 Thời gian là nguồn lực khan hiếm nên không thể cùng một lúc thực
hiện được cả ba phương án.
+Nếu lựa chọn đến lớp nghe giáo sư giảng bài, thì phương án tốt nhất bị
bỏ qua đối với người học viên là gặp mặt đối tác để ký kết hợp đồng
(Cụ thể hơn, nếu hợp đồng đó mang lại cho anh ta 10 triệu đồng, thì có
thể nói là chi phí cơ hội của việc đến lớp nghe giáo sư giảng bài là giá trị
của phương án tốt nhất đã bị bỏ qua đó, tức là 10 triệu đồng.)
3.. ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT LÀ GÌ?
TRÌNH BÀY Ý NGHĨA CỦA CÁC ĐIỂM NẰM TRÊN, NẰM TRONG VÀ
NẰM NGOÀI ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT?


Đường giới hạn khả năng sản xuất ( Đường cong sản lượng tiềm năng Y* ):
Là đường biểu diễn những mức sản lượng tiềm năng tương ứng với các phương
án bố trí các nguồn lực quốc gia.
Ý nghĩa :


- Các điểm nằm trên đường cong sản lượng thể hiện : sự bố trí sử dụng
nguồn lực xã hội sao cho vừa bằng sản lượng tiềm năng
- Các điểm nằm trong: Sản lượng dưới mức tiềm năng,nguồn lực Kt chưa
được khai thác hết
 Nền kT hoạt động dưới mức khả năng của mình.
- Các điểm nằm ngoài : Sản lượng dự kiến- sản lượng trên mức tiềm năng
- Nền kT hoạt động trên khả năng của chính nó.
.
4.TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ LÀ GÌ? CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH TỐC ĐỘ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ HÀNG NĂM VÀ BÌNH QUÂN NĂM TRONG MỘT
THỜI KỲ? Ý NGHĨA CỦA 2 CÔNG THỨC NÀY.

Tăng trưởng KT là :
Là sự gia tăng về tổng sản lượng HH và DV của một nền kinh tế năm
này so với năm trước đó hoặc
Của năm nay so với năm được lựa chọn làm xuất phát điểm của thời kỹ
nghiên cứu
Theo Paul Samuelson:
TTKT thể hiện ở sự gia tăng sản lượng tiềm năng ( là sự dịch chuyển
ra phía ngoaì của đường giới hạn khả năng sản xuất )
 CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ HÀNG NĂM :
 Gt =
( đơn vị : % )

Trong đó : Y : sản lượng
Gt : Tốc độ ( tỷ lệ ) tăng trưởng kinh tế năm nghiên cứu t
Yt : Tổng sản lượng HH và DV của năm nghiên cứu t
Yt-1 : Tổng sản lượng HH và DV của năm liền kề trước đó
 TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG HÀNG NĂM CỦA MỘT THỜI KỲ
:
G=
Trong đó
1. G : Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm của thời kỳ
nghiên cứu.
2. Yt: Tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ của năm cuối
thời kỳ nghiên cứu.


3. Y1: :Tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ của năm.
Ý nghĩa của hai công thức này:???
5.GDP CỦA MỘT QUỐC GIA PHẢN ÁNH ĐIỀU GÌ ? TẠI SAO
GDP ĐƯỢC COI LÀ THƯỚC ĐO PHẢN ÁNH ĐỒNG THỜI CẢ
TỔNG SẢN LƯỢNG VÀ THU NHẬP CỦA NỀN KINH TẾ.
* GDP của một quốc gia phản ánh:
-“ Toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị
thường trú trong nền kinh tế của một nước trong một thời kỳ nhất định (quý, 6
tháng, 9 tháng và năm);
- Phản ánh các mối quan hệ trong quá trình sản xuất, phân phối thu nhập, sử
dụng cuối cùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân”.
( Theo TS. Vũ Thanh Liêm, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê )
- GDP cùng một lúc phản ánh hai sự việc: tổng thu nhập của mọi người trong
nền kinh tế và tổng chi tiêu để mua sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh
tế.
*Tại sao GDP được coi là thước đo phản ánh đồng thời cả tổng sản lượng và

tổng thu nhập của nền kinh tế:
- Xét về góc độ thu nhập, GDP gồm thu nhập của người lao động, thuế sản xuất,
khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ.
- Xét về góc độ sản xuất, GDP bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian.
CÂU 6: PHÂN BIỆT GDP VÀ GNP. CHỈ TIÊU NÀO PHẢN ÁNH TỐT
HƠN TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT NỀN KINH TẾ. CHỈ TIÊU
NÀO PHẢN ÁNH TỐT HƠN VỀ MỨC SỐNG CỦA CƯ DÂN MỘT
NƯỚC.
*Phân biệt:
GDP
-Được sản xuất ra trong phạm vi một
nước.

GNP
-Do công dân của một nước sản xuất
ra.

- VD : Một nhà máy sản xuất đồ ăn nhanh đặt tại Việt Nam do công dân Mỹ đầu
tư để tiêu thụ nội địa. Khi đó mọi thu nhập từ nhà máy này sau khi bán hàng


được tính vào GDP của Việt Nam, tuy nhiên lợi nhuận ròng thu được (sau khi
khấu trừ thuế phải nộp và trích nộp các quỹ phúc lợi) cũng như lương của các
công nhân Mỹ đang làm việc trong nhà máy được tính là một bộ phận trong
GNP của Mỹ.
* Chỉ tiêu phản ánh tốt hơn về trình độ phát triển của một nền kinh tế:
GDP- vì chỉ tiêu GDP bình quân đầu người là thước đo tốt hơn về lượng hàng
hoá và dịch vụ sản xuất ra tính bình quân cho một người dân.
*Chỉ tiêu phản ánh tốt hơn về mức sống của cư dân một nước:
GNP- vì nó xét theo khía cạnh số lượng hàng hoá và dịch vụ mà mọi người dân

của một nước có thể mua được.
CÂU 7: TỔNG CUNG AS LÀ GÌ ? PHÂN BIỆT GIỮA TỔNG CUNG NGẮN
HẠN ASSR VÀ TỔNG CUNG DÀI HẠN ASLR. YẾU TỐ NÀO LÀM DỊCH
CHUYỂN ĐƯỜNG ASSR TRONG KHI KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN ASLR ?
GIẢI THÍCH.
*Tổng cung AS là gì:
- Đường tổng cung biểu diễn sự biến thiên của sản lượng hang hóa và dịch vụ,
mà các doanh nghiệp trong một nền kinh tế sẵn sang và có khả năng cung ứng
theo sự biến đổi của giá cả hang hóa dịch vụ đó.
- AS được vẽ trên một hệ trục tọa độ:
+Trục tung thể hiện mức giá chung(P) của tất cả hang hóa dịch vụ.
+Trục hoành biểu diễn sản lượng hàng hóa dich vụ(Y) được cung ứng ra thị
trường ( gọi chung là lượng cung) tương ứng với từng mức giá nhất định.
*Phân biệt:
ASSR
-LK lượng cung với mức giá chung
trong một khoảng thời gian ngắn, mà
trong khoảng thời gian đó khi hang
hóa thay đổi, nó chưa kịp làm cho
chi phí sản xuất thay đổi hoặc ngược
lại.
- phụ thuộc vào giá và chi phí sản
xuất

ASLR
-LK lượng tổng cung với mức giá
chung trong một khoảng thời gian
đủ dài, để giá cả hàng hóa và chi
phí sản xuất hoàn toàn linh hoạt,
đều có thể thay đổi.

-lượng cung hoàn toàn không phụ
thuộc vào mức giá chung.


* yếu tố nào làm dịch chuyển đường ASSR trong khi không ảnh hưởng đến
ASLR: Chi phí sản xuất.
*Giải thích:
- Vì trong dài hạn khi giá cả điều chỉnh đủ mạnh để mọi thị trường, không chỉ thị
trường tài chính, thị trường hang hóa mà cả thị trường các yếu tố sản xuất đều ở
trạng thái cân bằng. cân bằng thị trường các yếu tố sản xuất có nghĩa là mọi
nguồn lực được sử dụng đầy đủ và hiệu quả, nên sản lượng không tăng nữa. khi
đó cung về hàng hóa và dịch vụ chỉ phụ thuộc vào cung các yếu tố sản xuất như
tư bản, tài nguyên thiên nhiên, lao động và trình độ công nghệ của nền kinh tế.
mà không phụ thuộc vào giá cả ( giá tăng nhưng tổng cung không đổi và bằng
sản lượng tiềm năng) hay nói cách khác là chi phí sản xuất.
-Trong ngắn hạn, nếu mức giá đầu vào tăng làm tăng chi phí sản xuất làm cho
ASSR dịch chuyển sang trái; nếu mức giá đầu vào giảm làm cho chi phí sản xuất
giảm, làm cho khả năng sx mở rộng ra đường ASSR dịch chuyển sang phải.
Tóm lại, là do ASSR phụ thuộc vào giá còn ASSL thì không…
CÂU 8: TỔNG CẦU AD LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN CHO
ĐƯỜNG AD DỊCH CHUYỂN? SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA ĐƯỜNG TỔNG
CẦU CÓ LÀM THAY ĐỔI SẢN LƯỢNG TRONG DÀI HẠN KHÔNG? GIẢI
THÍCH.
*Tổng cầu AD:
-Đường tổng cầu AD mô tả sự biến thiên của lượng cầu về hang hóa và dịch vụ
trong mối quan hệ với mức giá chung của hang hóa dịch vụ đó.
-Đường tổng cầu biểu diễn trên một hệ trục tọa độ, có trục hoành thể hiện lượng
cầu(Y), trục tung thể hiện các mức giá cả chung (P) của hàng hóa và dịch vụ.
-Khi mức giá chung HH trong nước tăng, người ta thấy lượng cầu HH+DV sx
trong nước giảm xuống.

+P tăng
Y giảm
+p giảm
Y tăng.
*Nguyên nhân dịch chuyển AD:
-Đường tổng cầu AD dịch chuyển khi các yếu tố C,I,G,NX thay đổi.
-Nếu C,I,G hoặc NX tăng , AD tăng, Đường AD dịch chuyển sang phải.
-Nếu C,I,G hoặc NX giảm, AD giảm, đường AD dịch chuyển sang trái.
* dịch chuyển của AD có làm thay đổi ASlR không: theo tớ nghĩ là không.
(nghiên cứu tiếp đã).



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×