Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện bài Đồng bằng nam bộ lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.41 KB, 6 trang )

GIÁO ÁN THAO GIẢNG CẤP HUYỆN
Năm học : 2018 – 2019
Giáo viên: Nguyễn Thị Miến
Tổ 4 - 5
Đơn vị : Trường Tiểu học Tân Phúc
Thứ hai, ngày tháng 1 năm 2019

Địa lí
BÀI 8: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (Tiết 1)
* Mục tiêu
Sau bài học, em:
- Chỉ được trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí đồng bằng Nam Bộ và các con
sông chính chảy qua đồng bằng.
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên.
- Nêu được sự thích ứng với thiên nhiên của con người ở đồng bằng Nam Bộ.
*Khởi động:

- CTHĐTQ mời TBĐN lên làm việc.
- TBĐN: Em xin kính chào các thầy giáo, cô giáo. Rất vinh dự cho lớp em
hôm nay được đón các thầy cô giáo trong BGK, cùng các thầy, cô giáo trong cụm
về dự với lớp chúng ta một tiết Địa lí, mình đề nghị các bạn nổ một tràng pháo tay
để chào đón các thầy cô.( vỗ tay).
Em xin trân trọng giới thiệu với các thầy cô, lớp em là lớp 4B. Do cô
Nguyễn Thị Miến là chủ nhiệm. CTHĐTQ lớp em là bạn……( Hs đứng lên sau
mỗi lần giới thiệu), hai phó chủ tịch là bạn ……………và bạn…………. Lớp em
có 6 ban: ban học tập, ban thư viện, ban sức khỏe - vệ sinh, ban Văn nghệ, ban đối
ngoại, ban quyền lợi học sinh .
- Em chúc các thày cô có buổi làm việc thật vui vẻ. Em xin mời cô tiếp tục giờ học.
Để khởi động cho tiết học ngày hôm nay cô đã chuẩn bị một số câu đố về
các loại quả. Cô mời bạn TBHT lên cho lớp khởi động.
- TBHT lên: Các bạn ơi! ( có chúng tôi)


Tiết học hôm nay chúng ta cùng chơi trò chơi: ‘‘Thi tài giải đố”. Mình sẽ
đọc lần lượt các câu đố, các bạn hãy lắng nghe và trả lời thật nhanh, bạn nào trả lời
đúng sẽ nhận được một tràng pháo tay thật to của cả lớp, trả lời sai quyền trả lời sẽ
thuộc về các bạn còn lại.
- Các bạn đã sẵn sàng tham gia trò chơi chưa?( Chúng mình sẵn sàng)
- Câu đố đầu tiên:
Qủa gì vỏ đỏ
Ruột chấm vừng đen


Ăn vào mà xem
Vừa mát vừa bổ?
Đố các bạn là quả gì? ( quả thanh long )
Câu trả lời của bạn đúng rồi!
- Câu đố thứ 2:
Tên là con của tre ngàn
Ngoài mặc áo tím
Tim gan trắng ngà?
Đố các bạn biết đó là quả gì? ( quả măng cụt)
Bạn thật tuyệt vời.
- Câu đố thứ 3:
Quả gì tên gọi dịu êm
Nhớ bầu sữa mẹ nuôi em thủa nào?
Đố các bạn là quả gì? ( quả vú sữa)
Bạn thật giỏi.
- Câu đố thứ 4.
Quả gì có vỏ đỏ gai
Đến mùa chín đỏ thoáng nhìn tưởng hoa?
Đố các bạn là quả gì? ( quả chôm chôm )
Bạn thật tài giỏi.

-Câu đố cuối cùng:
Vỏ ngoài lởm chởm khó nhìn
Tên nghe chua xót một miền bi ai
Trong ôm ăm ắp vàng mười
Ăn rồi hương vị bao người khó quên?
Đó là quả gì? ( quả sầu riêng)
Bạn giỏi quá!
- Qua trò chơi vừa rồi các bạn biết được những loại quả gì?
( Qua các câu đố vừa rồi mình biết thêm một số loại quả là quả thanh long,
quả măng cụt, quả sầu riêng, quả vú sữa, quả chôm chôm.)
- Các loại quả đó được trồng nhiều ở vùng nào?
( các loại quả đó được trồng nhiều ở vùng đồng bằng Nam Bộ)
- Những bạn nào đồng ý với câu trả lời của bạn ? (HS giơ tay)
Em xin mời cô cho ý kiến.
- GV: Cô cảm ơn em. Qua trò chơi khởi động vừa rồi cô thấy các em đã tham gia
chơi TC rất tích cực và sôi nổi,các loại quả trong các câu đố được trồng nhiều ở
đồng bằng Nam Bộ, các em đã trả lời đúng rồi, cô khen cả lớp nào. ( cả lớp vỗ tay)
Các em ạ, đồng bằng Nam Bộ cũng là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.
Vậy nhờ những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào mà đồng bằng Nam Bộ trở thành
vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước? Để hiểu rõ điều này , hôm nay chúng ta
cùng tìm hiểu qua bài 8: Đồng bằng Nam Bộ nhé !
- GV ghi bảng : BÀI 8: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (Tiết 1)
- HS ghi vở
Các em lưu ý trong tiết học này chúng ta chỉ tìm hiểu HĐCB 1, 2, 3, 4, 8 và
HĐTH 1. Riêng phần mục tiêu và phần 8 của HĐCB các em làm việc theo phiếu


điều chỉnh, các hoạt động còn lại các em làm việc theo logo SGK. Phiếu điều chỉnh
và phiếu học tập cô đã để trong giỏ đồ dùng của các em.
*Xác định mục tiêu:

- CTHĐTQ : mời các bạn tìm hiểu mục tiêu của bài
Việc 1: NT: mời các bạn hoạt động cá nhân. ( cá nhân đọc mục tiêu)
Việc 2:. Mời các bạn hoạt động nhóm đôi
- HS1 :Mời bạn đọc mục tiêu của bài
- HS2 : đọc MT
- HS2: +Bài học hôm nay có mấy mục tiêu?
- HS1: + Bài có 3 mục tiêu.(Hs nêu lại mục tiêu)
- HS1: + Để đạt được mục tiêu, chúng ta cần phải làm gì?
- HS2: Để đạt được mục tiêu chúng ta cần đọc kĩ yêu cầu của bài tập, đọc kĩ các
câu hỏi của bài; tương tác tốt với các bạn trong nhóm; lắng nghe cô giáo giảng bài,
mạnh dạn hỏi cô, hỏi bạn những vấn đề mình chưa hiểu.
Việc 3: Trao đổi bài trong nhóm (Nhóm trưởng điều khiển):
+ Mời bạn đọc mục tiêu của bài
+Bài học hôm nay có mấy mục tiêu? ( 1 HS trả lời- 1 hs nhận xét)
+ Để đạt được mục tiêu, chúng ta cần phải làm gì? ( 1 HS trả lời- 1 hs
nhận xét).
- NT: các bạn tìm hiểu MT bài rất tốt, mình khen các bạn nào. ( cả nhóm
vỗ tay)
(Các nhóm giơ tín hiệu đã thực hiện xong)
Việc 4: CT HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ mục tiêu bài trước lớp.
+ Mình mời bạn………. đọc mục tiêu của bài.
+ Bài học hôm nay có mấy mục tiêu?
+ Để đạt được mục tiêu , chúng ta cần phải làm gì?
Mình cũng đồng ý với ý kiến của bạn. mình khen các bạn nào.
Em mời cô tiếp tục giờ học.
- Cả lớp vừa tìm hiểu mục tiêu bài rất tốt, cô khen cả lớp nào. (cả lớp vỗ tay)
- CTHĐTQ : Mời các bạn HĐCB1
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.

1. Quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và thực hiện

Việc 1: NT: mời các bạn hoạt động cá nhân
HS đọc các yêu cầu bài.
Việc 2: Hoạt động cả lớp ( GV đập lệnh)
- GV bật máy chiếu bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
- HS quan sát bản đồ
a. Gọi 1 HS lên bảng chỉ ĐBNB trên bản đồ. ( 1 hs lên bảng chỉ)
- Hs khác nhận xét, gv nhận xét( dùng hiệu ứng khoanh tròn vị trí của ĐBNB)
b. Cho biết ĐBNB nằm ở phía nào của nước ta? ( phía nam)
- Dựa vào đâu em xác định được ĐBNB? ( dựa vào phương hướng bản đồ)
+ 1 hs lên chỉ : trên là phía Bắc, dưới là phía Nam, phải là phía Đông, trái là phía
Tây. Nên ĐBNB nằm ở phía Nam của nước ta.


c. Em hãy nhận xét diện tích của đồng bằng Nam bộ so với đồng bằng Bắc bộ?
( diện tích của ĐBNB lớn hơn diện tích của ĐBBB )
+ Vì sao em biết? ( vì em quan sát trên bản đồ)
- Bạn nào giỏi cho cô biết ĐBBB nằm ở phía nào của nước ta? ( phía Bắc)
- GV bật máy chiếu và giới thiệu: ĐBNB là đồng bằng lớn nhất của nước ta và
diện tích của ĐBNB lớn gấp 3 lần ĐBBB.
2. Quan sát hình, đọc thông tin và thảo luận.
Việc 1: NT: Mời các bạn hoạt động cá nhân
HS quan sát lược đồ, đọc thông tin và trả lời các câu hỏi
Việc 2: NT : mời các bạn hoạt động nhóm đôi
- Chia sẻ với bạn để thống nhất câu trả lời.
Việc 3: Trao đổi trong nhóm.
+ ĐBNB do những con sông nào bồi đắp nên? ( do phù sa của sông Mê Công và
sông Đồng Nai bồi đắp lên)
+ Chỉ tên các vùng ngập nước trên lược đồ hình 1? ( Đồng Tháp Mười, Kiên
Giang, Cà Mau)
+ Kể tên các nhóm đất chính của ĐBNB? ( đất phù sa màu mỡ, đất phèn, đất mặn)

+ Nhóm đất nào cần phải cải tạo? ( đất phèn, đất mặn)
* Câu hỏi thêm của GV khi kiểm tra nhóm:
- So sánh diện tích của ĐBNB với diện tích của ĐBBB ? (diện tích của ĐBNB lớn
gấp 3 lần diện tích của ĐBBB )
- Nêu đặc điểm của ĐBNB ? ( có nhiều vùng trũng dễ ngập nước)
- NT: qua phần báo cáo kết quả thảo luân, mình thấy các bạn hoạt động rất tốt,
mình khen các bạn nào.
(Cả nhóm thống nhất ý kiến và giơ thẻ tín hiệu đã thực hiện xong)
- GV đến kiểm tra các nhóm, mời các em chuyển sang bài tập tiếp theo.

3. Đọc đoạn hội thoại và cùng trao đổi.
Việc 1: HS đọc theo vai và đổi lại.
Việc 2: giơ thẻ báo cáo tiến độ
- GV kiểm tra các nhóm
* HS giơ thẻ trợ giúp:
+ Em muốn hỏi sông Mê Công đổ vào nước ta bằng 9 cửa, 9 cửa đó có tên là gì?
- GV đập lệnh
- Có nhóm nào trợ giúp cho nhóm bạn ko? ( chúng em không)
- Có nhóm nào có câu hỏi thắc mắc nữa không?
+ Em muốn hỏi thứ tự 9 cửa sông?
- GV bật máy chiếu và giải thích cho hs
- Các em còn có thắc mắc gì nữa ko? ( chúng em ko)
Mời HS chuyển sang hoạt động tiếp theo.
4. Đọc thông tin và trả lời


Việc 1: Đọc đoạn văn (trang 62) và trả lời câu hỏi.
Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh
Việc 3: Trao đổi trong nhóm, thống nhất câu trả lời:
- Vì sao ĐBNB có đất đai màu mỡ?

( vì hằng năm vào mùa lũ, nước các sông dâng cao làm ngập 1 diện tích lớn, người
dân không đắp đê ven sông nên qua mùa mưa đồng bằng được bồi thêm 1 lớp phù
sa màu mỡ)
- Vào mùa khô, ĐBNB gặp khó khăn gì?
( Vào mùa khô, nước sông hạ thấp, đồng bằng rất thiếu nước ngọt)
- Để có nước sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, người dân ở ĐBNB đã làm gì?
( xây dựng nhiều hồ lớn, đào nhiều kênh rạch nối các sông với nhau)
- Nhóm trưởng, thống nhất ý kiến của cả nhóm và báo cáo giáo viên.
- GV đến kiểm tra, nhờ nhóm trợ giúp đi chia sẻ. Báo cáo GV
- GV mời các em chuyển sang hoạt động tiếp theo.

5. HS đọc mục 8 trong phiếu điều chỉnh
Việc 1: hs làm việc cá nhân, đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
- ĐBNB nằm ở phía nào của nước ta? Do phù sa của những con sông nào bồi đắp?
( ĐBNB nằm ở phía Nam của nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và
sông Đồng Nai bồi đắp.)
- Nêu một số đặc điểm tự nhiên của ĐBNB?
( ĐBNB có diện tích lớn nhất nước ta, có nhiều sông ngòi, kênh rạch chằng chịt,
đất đai màu mỡ.)
Việc 2: hs đổi vở kiểm tra.
- Giơ thẻ báo cáo gv
- GV đến kiểm tra, nhận xét.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
6. Làm việc với phiếu học tập
- Nhóm trưởng : Chúng mình cùng làm trên lược đồ trống ĐBNB nhé
- HS điền vào lược đồ tên các sông ( sông Đồng Nai, sông Mê Công, sông Tiền,
sông Hậu), các thành phố và các vùng dễ ngập nước trên lược đồ.
- Giơ thẻ báo cáo
- Gv đến kiểm tra
Qua phần kiểm tra cô thấy các em làm bài rất tốt, cô khen cả lớp nào.cô mời

CTHĐTQ lên chia sẻ nội dung bài học.
* CTHĐTQ chia sẻ trước lớp.
- Các bạn ơi! ( Có chúng tôi)
- Các bạn đã sẵn sàng chia sẻ nội dung bài học chưa?( Chúng tôi sẵn sàng)
(?) Hôm nay chúng ta học bài gì? ” Hôm nay chúng ta học bài: đồng bằng Nam
Bộ
- ĐBNB nằm ở phía nào ở nước ta? ( phía Nam)
- Hệ thống sông nào bồi đắp lên ĐBNB? ( Hệ thống sông Mê Công và sông Đồng
Nai)


- Sông ngòi, kênh rạch của ĐBNB như thế nào? ( chằng chịt)
- Đất đai của ĐBNB như thế nào? ( có nhiều loại đất: đất phù sa, đất phèn, đất
mặn)
Qua phần chia sẻ vừa rồi cô thấy các em đã nắm chắc nội dung bài học
hôm nay rồi, cô khen lớp mình nào.
* Qua bài học hôm nay bạn nào có thắc mắc gì không?
- Em thấy mẹ em bảo ĐBNB là đồng bằng sông Cửu Long em xin ý kiến của cô?
( ĐBNB có 2 phần: đông Nam bộ và tây Nam bộ , phần tây nam bộ còn gọi là ĐB
sông Cửu Long)
- Vì sao ĐBNB không đắp đê như ĐBBB?
( ĐBNB không đắp đê ngăn lũ như ĐBBB vì qua mùa mưa lũ đồng bằng đươc bồi
đắp thêm một lớp phù sa màu mỡ)
- Vì sao ĐBNB còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo?
( vì ĐBNB có nhiều vùng trũng dễ ngập nước và mùa mưa nước biển dâng cao
ngập nhiều vùng nên có nhiều đất mặn, cây trồng bị cằn cỗi cần phải cải tạo.)
- Còn em nào có thắc mắc nữa không? ( không ạ)
* Qua bài học hôm nay các em có đề xuất gì?
+ Em muốn được tìm hiểu thêm những địa danh, những đặc điểm tự nhiên của
ĐBNB

- Gv bấm máy chiếu, giới thiệu ( hs quan sát, lắng nghe)
* Để thưởng cho cả lớp cô có 1 trò chơi mang tên : Rung chuông vàng
- Cô mời 1 bạn đứng lên đọc cho cô luật chơi và cách chơi. ( 1 hs đọc)
- Cô mời TBHT lên cho cả lớp chơi
Câu 1: Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn thứ mấy của nước ta ?
A. Thứ nhất
Câu2: Các loại đất chủ yếu có ở đồng bằng Nam Bộ?
C. Đất phù sa, đất phèn, đất mặn
Câu 3: Đồng bằng Nam Bộ được bồi đắp bởi những con sông nào?
B. Sông Đồng Nai, sông Mê Kông
Câu 4: Đặc điểm hệ thống sông ngòi, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ?
A. Dày đặc, chằng chịt.
- CT nx: qua TC mình thấy các bạn tham gia chơi rất sôi nổi, mình khen các bạn
nào.
- Em mời cô cho ý kiến ạ
- Qua trò chơi cô thấy các em đã nắm rất tốt nội dung của bài học hôm nay, trả lời
tốt các câu hỏi mà cô đưa ra. Cô mong rằngcác em sẽ phát huy trong những giờ
học sau.Giờ học đến đây là kết thúc. Xin mời thầy cô và các em nghỉ.



×