Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

BÀI TẬP HỌC KÌ LUẬT DÂN SỰ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.01 KB, 15 trang )

Đề bài: So sánh di tặng và di sản dùng vào việc thờ cúng. Sưu tầm một vụ việc tranh
chấp có liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng và phân tích vụ việc theo quy
định của BLDS 2015.
MỞ ĐẦU
C.Mác đã từng nhận định: “ con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Theo đó
ta có thể thấy, trong cuộc sống, con người có rất nhiều mối quan hệ xã hội như quan
hệ với gia đình, với bạn bè, với công việc.... Từ đó cũng nảy sinh các tình cảm khác
nhau với từng đối tượng cụ thể. Khi chết, theo ý chí của mình, họ có quyền định
đoạt tài sản của mình thông qua di chúc. Di sản họ để lại có thể giành cho người
thân ruột thịt như cha mẹ, con cái, hay họ cũng có thể để một phần di sản dùng vào
việc thời cúng và di tặng. Vấn đề di tặng và di sản dùng vào việc thờ cúng khá phổ
biến trong cộng đồng người Việt. Để hiểu rõ hơn về quy định của BLDS 2015 về di
sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng cũng như những điểm giống và khác nhau của
chúng, đồng thời có cái nhìn tổng quan hơn về các vụ việc tranh chấp có liên quan
đến di sản dùng vào việc thờ cúng, em đã chọn đề tài: “So sánh di tặng và di sản
dùng vào việc thờ cúng. Sưu tầm một vụ việc tranh chấp có liên quan đến di sản
dùng vào việc thờ cúng và phân tích vụ việc theo quy định của BLDS 2015” cho
bài tập học kì của mình.
NỘI DUNG
I.
1.

KHÁI QUÁT VỀ DI TẶNG DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG VÀ DI TẶNG
THEO QUY ĐỊNH CỦA BLDS 2015.
Di sản dùng vào việc thờ cúng.

Thờ cúng tổ tiên là phong tục đã có từ rất xa xưa của người Việt và hiện nay vẫn
được coi trọng. Việc thờ cúng tổ tiên được thực hiện trên cơ sở của quan niệm mang
tính chất đạo đức và văn hóa: tôn trọng và biết ơn công sinh thành, dưỡng dục; con
người có nguồn cội, tổ tông vì vậy con, cháu phải tôn trọng và biết ơn thế hệ cha
1




ông đã sinh ra mình. Thờ cúng tổ tiên, di sản thờ cúng có ý nghĩa quan trọng, nó
không chỉ mang ý nghĩa về mặt vật chất mà còn có giá trị về mặt tinh thần. Vì vậy,
đối với di sản dùng vào việc thờ cúng có những quy ước rất chặt chẽ của gia đình,
dòng tộc, đồng thời nhà nước cũng có những quy định pháp luật cụ thể công nhận và
bảo vệ quyền của cá nhân được để lại di sản dùng vào việc thờ cúng.
Điều 645,BLDS 2015 quy định:
“1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì
phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định
trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không
thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì
những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người
khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì
những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản
dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những
người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản
của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”
Theo đó, ta có thể tiếp cận quy định trên những phương diện sau:
a.

Căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng:

Trước hết, ta phải hiểu: di sản gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của
người chết trong khối tài sản chung với người khác. Thành phần di sản bao gồm các
loại


2


tài sản khác nhau và không bị hạn chế về số lượng hay giá trị.
Điều 645 BLDS quy định về căn cứ xác lập tài sản dùng vào việc thờ cúng trong
trường hợp cụ thể liên quan tới việc cá nhân người để lại di sản đó với tư cách là chủ
sở hữu tài sản định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp luật. Như vậy, di
sản dùng vào việc thờ cúng của gia đình, dòng họ còn do nhiều người lập di chúc để
lại nhưng xác định loại di sản này trong từng quan hệ độc lập việc người để lại di
sản dùng vào việc thờ cúng định đoạt theo di chúc.
Ngoài căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng do người lập di chúc định đoạt
trong di chúc, di sản dùng vào việc thờ cúng còn do con, cháu tự sắm sửa trong một
năm, nhiều năm để dùng vào việc thờ cúng, thậm chí di sản dùng vào việc thờ cúng
còn do con, cháu trong dòng họ hiến tặng cho nhà thờ họ hoặc di sản dùng vào việc
thờ cúng do các thế hệ trước để lại một cách tự nhiên mà không có bất cứ lời dặn dò
hay văn bản xác định đó là di sản dùng vào việc thờ cúng.
Như vậy, có thể khẳng định di sản dùng vào việc thờ cúng một người hay các thành
viên đã chết của gia đình, dòng họ được xác lập từ nhiều căn cứ khác nhau, nhưng
pháp luật quy định căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng do một người để lại
theo di chúc và căn cứ này có ý nghĩa pháp lý trong việc giải quyết những tranh
chấp liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng do người lập di chúc để lại. Những
loại tài sản khác là di sản dùng vào việc thờ cúng được hình thành từ các căn cứ
khác nhau, vẫn là di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về một gia đình, trưởng họ
dùng vào việc thờ cúng và loại tài sản này pháp luật không đề cập.
b.

Loại tài sản và giá trị tài sản dùng vào việc thờ cúng.

Có nhiều ý kiến trái chiều về di sản dùng vào việc thờ cúng và di sản dùng để thờ
cúng, phải chắc chắn rằng di sản dùng vào việc thờ cúng và di sản dùng để thờ cúng

là rất khác nhau. Pháp luật không quy định loại tài sản nào được dùng vào việc thờ

3


cúng mà điều 645 BLDS quy định người lập di chúc có để lại một phần di sản của
mình dùng vào việc thờ cúng. Như vậy tài sản theo quy định tại điều 105 BLDS đều
là đối tượng dùng vào việc thờ cúng.
Trước hết di sản dùng vào việc thờ cúng được hiểu là tài sản được dùng vào mục
đích thờ cúng. Tài sản này không nên hiểu theo nghĩa đen của chính nó mà phải hiểu
theo bản chất tài sản, có chứa đựng bản chất giá trị tài sản được dung vào việc thờ
cúng. Như vậy di sản dùng vào việc thờ cúng trước hết phải là tài sản, tài sản này
xét về giá trị phục vụ cho mục đích thờ cúng. Như vậy di sản dùng vào việc thờ
cúng trước hết là tài sản, tài sản này xét về giá trị phục vụ cho mục đích thờ cúng.
Di sản để thờ cúng: nếu hiểu theo nghĩa vật chất của tài sản thì không phải vật
nào cũng được dung để thờ cúng. Vật dụng để thờ cúng là vật được sử dụng trực
tiếp để thờ cúng: mâm cỗ, hoa, quả, rượu, nước, hương, nhang…Còn những vật tồn
tại dưới dạng vật chất cụ thể khác không thể đặt lên bàn thờ để cúng như: xe hơi, xe
máy, quyền sử dụng đất, quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ...
Về giá trị kinh tế của di sản dùng vào việc thờ cúng: nội dung điều 645 BLDS
không quy định cụ thể giá trị kinh tế của di sản dùng vào việc thờ cúng chiếm tỷ lệ
nhất định trong tổng giá trị khối di sản của người chết để lại, do vậy xung quanh vấn
đề di sản dùng vào việc thờ cúng theo tỷ lệ nào theo giá trị di sản của người chết để
lại là hợp lí.
Cần phải xác định di sản dùng vào việc thờ cúng được quy định tại điều 645 BLDS
nên được hiểu như thế nào cho phù hợp với bản chất pháp luật quy định về loại di
sản này. Pháp luật không chỉ điều chỉnh những quan hệ xá hội thuộc đối tượng của
luật mà còn có ý nghĩa phản ánh bản chất của quan hệ xã hội do nó điều chỉnh. Như
vậy một phần di sản dùng vào việc thờ cúng không nên hiểu theo cách chia nhỏ tổng
giá trị tài sản của người chết thành nhiều phần bằng nhau để có căn cứ xác định một

phần theo cách chia nhỏ di sản. Ngoài ra quyền định đoạt của người lập di chúc định
4


đoạt tài sản dùng vào việc thờ cúng không bị ràng buộc vào bất kì quy định nào
khác, trừ trường hợp di sản đó bị tiêu huỷ do có sự biến pháp lý tuyệt đối (bão lụt,
động đất, hiện tượng thiên tai khác và chiến tranh…).
c.

Nghĩa vụ của người thực hiện thờ cúng theo di chúc và theo thỏa thuận của

-

những người thừa kế.
Thực hiện nghĩa vụ thờ cúng theo di chúc:

Người được chỉ định quản lý di sản theo di sản dùng vào việc thờ cúng để thực hiện
nghĩa vụ thờ cúng theo sự định đoạt của người lập di chúc thì phải thực hiện nghĩa
vụ của mình. Tuy nhiên, nếu người được chỉ định quản lý di sản dùng vào việc thờ
cúng và thực hiện việc thờ cúng nhưng lại không thực hiện nghĩa vụ đó thì những
người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng có quyền giao phần
di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Cách thức
chuyển giao di sản cho người khác quản lý dùng vào việc thờ cúng theo thỏa thuận
của những người thừa kế thì người được chỉ định có nghĩa vụ quản lý di sản đó để
dùng vào việc thờ cúng theo thỏa thuận. Như vậy, chủ thể quản lý di sản dùng vào
việc thờ cúng được xác định dựa trên một trong hai căn cứ: theo sự chỉ định của
người lập di chúc để lại di sản đó và theo thỏa thuận của những người thừa kế của
người để lại di sản.
-


Thực hiện nghĩa vụ thờ cúng theo chỉ định của những người thừa kế theo
pháp luật:

Theo đoạn 2 khoản 1 điều 645 BLDS thì “ trường hợp người để lại di sản không chỉ
định người quản lý di sản thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ
cúng”,những người thừa kế theo quy định là những người thừa kế theo pháp luật của
người để lại di sản thờ cúng. Khẳng định này dựa trên cơ sở của phong tục, truyền
thống thờ cúng những người thân thích đã tồn tại từ ngàn đời xưa trong nhân dân ta.

5


Theo phong tục thì những người ngoài dòng tộc không có nghĩa vụ thờ cúng người
thuộc dòng tộc khác.
d.

Xử lý di sản dùng vào việc thờ cúng:

Khoản 1 điều 645 BLDS quy định: “ trường hợp tất cả người thừa kế theo di chúc
đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp
di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật”. Theo quy định
này thì người đang quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng cũng đồng thời là người
thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản là chủ sở hữu của di sản dùng vào việc
thờ cúng nếu tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết.
2.

Di tặng.

Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác.
Phần tặng cho này chỉ có hiệu lực cùng với hiệu lực của di chúc tức là khi người lập

di chúc chết. Bên cạnh việc để lại thừa kế, pháp luật còn quy định quyền của người
lập di chúc trong việc để di tặng. việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.

Điều 646 BLDS 2015 quy định:
“1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác.
Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.
2. Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh
ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại
di sản chết. Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tại
vào thời điểm mở thừa kế.
3. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di
tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của
6


người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn
lại của người này.”
Trước hết, bản chất của di tặng không phải là hợp đồng tặng cho, bởi vì: hợp đồng
tặng cho là sự thỏa thuận giữa người được tặng cho và người tặng cho. Chủ thể tặng
cho và chủ thể được tặng cho đều phải còn sống để thể hiện ý chí cho và nhận tài
sản. Nhưng di tặng chỉ phát sinh từ cơ sỏ định đoạt của người có di sản lập di chúc
và người được chỉ định nhận di tặng khi người đẻ lại di tặng chết. Người được di
tặng chỉ có thể là môt người hay nhiều người cụ thể, là người này mà không phải là
người khác, tùy thuộc vào sự định đoạt của người có di sản lập di chúc.
Thứ hai, di tặng là một nội dung của di chúc, theo đó:
Người có tài sản có quyền lập di chúc để tặng cho người khác tài sản của mình sau
khi chết. Di chúc tặng cho tài sản có giá trị pháp lý khi người lập di chúc chết.
Người lập di chúc có thể định đoạt tài sẩn cho người khác hưởng thừa kế theo di
chúc và có thể di tặng một phần tài sản của mình cùng một di chúc.
Người được di tặng là cá nhân thì có năng lực chủ thể giống như người thừa kế. Khi

mở thừa kế làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan trong đó có
người được di tặng, cho nên người hưởng di tặng còn phải sống vào thời điểm mở
thừa kế hoặc sinh ra còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng hình thành thai trước
khi người để lại di sản chết. Đối với pháp nhân phải còn tồn tại vào thời điểm mở
thừa kế, có nghĩa là pháp nhân đâng hoạt động và có năng lực chủ thể trong quan hệ
pháp luật dân sự, trong đó có quyền hưởng tài sản theo di chúc.
Thứ ba, Người được di tặng có quyền nhận hoặc từ chối di sản di tặng.
Người được di tặng có quyền nhận cũng có quyền từ chối quyền hưởng di tặng mà
không hạn chế quyền định đoạt như đối với người thừa kế. Người được di tăngh
không phải là người thừa kế theo di chúc và theo pháp luật của người để lại di tặng.
7


Người thừa kế theo di chúc hay người thừa kế theo pháp luật chỉ được hưởng di sản
sau khi đã thanh toán toàn bộ nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại từ di sản của
chính người đó. Người được di tặng không phải dung di tặng để thanh toán nghĩa vụ
tài sản của người chết, nếu di sản khác của người để lại di tặng vẫn còn đủ thanh
toán. Phần di tặng liên quan đến sự từ chối quyền hưởng của người được di tặng là
di sản để chia thừa kế theo pháp luật - tương tự như phần di sản liên quan đến phần
di chúc không có hiệu lực thi hành.
Thứ tư, Người hưởng di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ của người chết.
Kể từ thời điểm mở thừa kế người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ của người chết
để lại thừa kế trong phạm vi di sản được hưởng. Ngược lại, người được hưởng di
tặng không phải thực hiện nghĩa vụ đó. Pháp luật dự liệu trường hợp phần di sản để
chia thừa kế không đủ để thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người đã chết, thì người
được di tặng phải trích một phần tài sản di tặng để thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp
này người được hưởng di tặng có hai tư cách, trước hết là tư cách của người được
tặng cho, người được di tặng có quyền được sở hữu đối với phần di sản di tặng kể từ
thời điểm nhận phần di sản đó Tư cách thứ hai của người thừa kế theo di chúc,
người được di tặng phải thực hiện nghĩa vụ của người để lại thừa kế nếu toàn bộ di

sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ.
Như vậy khi di sản chưa chia mà người để lại thừa kế có nghĩa vụ thì người
thừa kế lấy di sản chuyển cho người được di tặng, phần còn lại thực hiện nghĩa vụ
chia cho những người thừa kế. Nếu di sản đã chia cho người được di tặng và người
được thừa kế thì những người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản
hàng.
Có thể nói di tặng là hành vi pháp lí đơn phương của người lập di chúc, nhằm
tặng cho người khác tài sản của mình sau khi chết. Người được di tặng có quyền
nhận toàn bộ số tài sản di tặng được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp pháp luật
8


có các quy định khác. Nếu người được di tặng từ chối nhận phần di sản di tặng thì
số di sản đó được chia theo pháp luật.
SO SÁNH DI TẶNG VÀ DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG.

II.

Di tặng và di sản dùng vào việc thờ cúng là một phần tài sản của người chết để
lại cho những người thân thích hay những người mình yêu quý khác. Giữa chúng có
những điểm tương đồng và khác biệt nhất định.
1.

Điểm tương đồng:

Thứ nhất, cả di tặng và di sản dùng vào việc thờ cúng đều phát sinh từ di chúc của
người chết để lại, do ý chí của người lập di chúc. Những phần di sản để dùng vào
việc thờ cúng hay di tặng theo quy định của pháp luật thì phải được ghi rõ trong di
chúc. Ngoài ra, thì di sản dùng vào việc thờ cúng có thể được hình thành do những
người thừa kế tự thỏa thuận khi không có đề cập trong di chúc, hoặc không có di

chúc.
Thứ hai, cả hai đều là một phần di sản nhất định của người chết để lại, không thể là
toàn bộ di sản của người chết, di sản có thể là tiền, vật có giá trị về vật chất hoặc có
giá trị về tinh thần.
Thứ ba, di sản đều phải thực hiện xong các nghĩa vụ dân sự như: trả nợ, nộp phạt…
rồi mới xét đến việc dùng vào thờ cúng và di tặng. Nếu di sản để lại không đủ để
thực hiện các nghĩa vụ dân sự của người chết thì sẽ không có phần di sản dùng vào
việc thờ cúng và di tặng.
Thứ tư, di sản dùng để thờ cúng và di tặng không được chia thừa kế, nên do đó trước
khi tiến hành phân chia di sản thừa kế phải loại trừ di sản thờ cúng và di tặng ra khỏi
số di sản được chia.
2.


Điểm khác biệt:
Về ý nghĩa:
9


Nếu như di sản dùng vào việc thờ cúng người chết và tổ tiên được để lại với ý
nghĩa để nhằm tưởng nhớ và biết ơn đối với những người đã chết mang tính giáo
dục sâu sắc và tính nhân văn cao cả. Thì, di tặng với ý nghĩa tinh thần rất cao đẹp,
bởi thường phần di sản di tặng rất nhỏ, hoặc nếu có lớn thì đều chứa đựng trong đó
là sự cảm ơn, sự trả ơn, quà tặng đối với những người có ý nghĩa với bản thân người
để lại di chúc.


Về quyền và nghĩa vụ phát sinh:

Di sản dùng vào việc thờ cúng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người quản

lí di sản, những đồng thừa kế.
Thứ nhất, người quản lí di sản có nghĩa vụ thực hiện việc thờ cúng theo di chúc,
theo sự thỏa thuận của những người thừa kế sao cho phù hợp với ý nguyện của
người để lại di sản, phù hợp với những phong tục, tập quán của vùng. Về quyền lợi,
trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản
dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lí hợp pháp di sản đó trong số những
người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
Thứ hai, với những người đồng thừa kế, có quyền và nghĩa vụ chỉ định người quản lí
di sản dùng vào việc thờ cúng, có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng
cho người khác và có quyền thống nhất chia di sản dùng vào việc thờ cúng của
người để lại di chúc khi người quản lí di sản chết hoặc người quản lí di sản không
thuộc diện thừa kế của người để lại di chúc.
Còn di sản di tặng được thực hiện theo di chúc của người chết, theo đó thì một
phần di sản của người chết sẽ được tặng cho bất kì ai, tổ chức, cá nhân còn tồn tại
vào thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, đối tượng được hưởng di tặng không phải là
người thừa kế theo di chúc của người để lại di tặng. Và các tổ chức, cá nhân được

10


nhân được nhận di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ đối với phần tài sản được di
tặng.
Về quyền sở hữu:



Đối với di sản dùng vào việc thờ cúng: Người quản lí di sản thờ cúng không có
quyền sở hữu đối với di sản này, mặc dù họ có thể thực hiện việc chiếm hữu, sử
dụng. Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì
phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lí hợp pháp di sản đó trong

số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
Đối với di sản di tặng: Người được di tặng có quyền sở hữu đối với di sản ngay
sau khi được trao cho mà không phải thực hiện nghĩa vụ gì khác.
Về quan hệ giữa các chủ thể:



Đối với di sản dùng vào việc thờ cúng: giữa người để lại di sản dùng vào việc thờ
cúng với những người quản lí di sản thờ cúng thường có các quan hệ vợ chồng,
huyết thống, hay nuôi dưỡng.
Đối với di sản di tặng: giữa người để lại di sản di tặng với người hưởng di sản di
tặng có thể có các quan hệ về huyết thống, vợ chồng, nuôi dưỡng. Hoặc quan hệ bạn
bè, đồng nghiệp, đồng hương… Hoặc cũng có thể không có quan hệ gì, nhưng di
tặng là ý nguyện của người để lại di tặng với mục đích là sự cảm ơn, trả ơn, hay quà
kỉ niệm. Và dù giữa người để lại di tặng với người hưởng di tặng có quan hệ hay
không thì người để lại di tặng đều phải ghi rõ trong di chúc là “di tặng”.
MỘT VỤ VIỆC TRANH CHẤP CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DI SẢN DÙNG

III.
1.

VÀO VIỆC THỜ CÚNG.
Vụ việc tranh chấp có liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng.

Vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất giữa các con Ông Lê Sơn M và bà
Nguyễn Thị L. Sinh thời ông M và bà L có 8 người con. Năm 2011 bà L mất không
11


để lại di chúc, tài sản để lại do chồng bà là ông M tiếp tục quản lý sử dụng. Đến

tháng 2/2013 ông M qua đời, có để lại di chúc hợp pháp. Theo di chúc, ông M để lại
toàn bộ tài sản là 634m2 đất (trên đó có 2 ngôi nhà cấp 4 và vườn ao) do ông đứng
tên trên GCNQSDĐ làm di sản thờ cúng và do con trai trưởng là Lê Sơn K quản lý,
hằng năm, đến các dịp giỗ chạp phải có nghĩa vụ cúng giỗ. Sau đó, khi anh K làm
thủ tục chuyển GCNQSDĐ sang tên mình, 7 người con còn lại đã làm đơn khởi kiện
yêu cầu chia di sản thừa kế vì cho rằng ông M đã viết trong di chúc là tất cả 8 người
con đều có thể về ở sử dụng phần đất này (8 người con của ông bà đều cư trú ở nơi
khác) nhưng tuyệt đối không được chuyển nhượng, do đó, họ đều có quyền sử dụng
và đứng tên trên GCNQSDĐ phần thuộc về mình.
2.

Phân tích theo quy định của BLDS 2015.

Điều 645,BLDS 2015 quy định:
“1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì
phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định
trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không
thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì
những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người
khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì
những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản
dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những
người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản
của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”
12



Căn cứ vào quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng trong điều 645 BLDS 2015
cùng với tình huống cụ thể được nêu trên, ta có thể thấy, trong vụ tranh chấp nêu
trên:


Căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng:

Khoản 1 điều 645 BLDS có quy định: “Trường hợp người lập di chúc để lại một
phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và
được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ
cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa
thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản
dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng”.
Trong tình huống cụ thể nêu trên, căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng là do
một người để lại theo di chúc. Cụ thể: tháng 2/2013 ông M qua đời, có để lại di chúc
hợp pháp. Theo di chúc, ông M để lại toàn bộ tài sản là 634m2 đất (trên đó có 2 ngôi
nhà cấp 4 và vườn ao) do ông đứng tên trên GCNQSDĐ làm di sản thờ cúng và do
con trai trưởng là Lê Sơn K quản lý, hằng năm, đến các dịp giỗ chạp phải có nghĩa
vụ cúng giỗ.


Loại tài sản và giá trị tài sản dùng vào việc thờ cúng.

Pháp luật không quy định loại tài sản nào được dùng vào việc thờ cúng mà điều 645
BLDS quy định người lập di chúc có để lại một phần di sản của mình dùng vào việc
thờ cúng. Theo đó tài sản theo quy định tại điều 105 BLDS đều là đối tượng dùng
vào việc thờ cúng.
Cụ thể, ông M để lại toàn bộ tài sản là 634m2 đất (trên đó có 2 ngôi nhà cấp 4 và
vườn ao) do ông đứng tên trên GCNQSDĐ làm di sản thờ cúng. Như vậy loại tài sản
dùng vào việc thờ cúng ở đây là bất động sản mà cụ thể là đất (trên có 2 ngôi nhà

cấp 4 và vườn ao).
13




Nghĩa vụ của người thực hiện thờ cúng theo di chúc.

Theo quy định của khoản 1 điều 645: “Trường hợp người lập di chúc để lại một
phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và
được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ
cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa
thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản
dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng”.
Theo di chúc thì di sản mà ông M để lại dùng vào việc thờ cúng do con trai trưởng
là Lê Sơn K quản lý, hằng năm, đến các dịp giỗ chạp phải có nghĩa vụ cúng giỗ.
Trong di chúc ông M cũng đã viết là tất cả 8 người con đều có thể về ở sử dụng
phần đất này (8 người con của ông bà đều cư trú ở nơi khác) nhưng tuyệt đối không
được chuyển nhượng. Như vậy, căn cứ vào quy định cụ thể của điều 645 BLDS
cùng với nội dung di chúc mà ông M để lại, anh Lê Sơn K được sử dụng di sản này
dùng vào việc thờ cúng nhưng không có quyền bán đi, sử dụng vào mục đích khác...
việc anh Lê Sơn K chuyển giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sang tên của mình là
trái với di chúc của ông M để lại, đồng thời cũng trái với quy định của pháp luật
trong điều 645 BLDS . Trong trường hợp này, 7 người con còn lại có quyền cử một
người quản lý di sản thờ cúng đó chứ không có quyền kiện yêu cầu phân chia thừa
kế trên di sản đó. Như vậy, hành vi kiện yêu cầu phân chia thừa kế trên di dản dùng
vào việc thờ cúng mà ông M để lại theo di chúc là sai, trái với quy định của pháp
luật về di sản dùng vào việc thờ cúng theo điều 645 BLDS 2015. Để giải quyết tranh
chấp này 7 người con chỉ có quyền yêu cầu anh Lê Sơn K sang tên giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất về tên cũ, đồng thời cử 1 người khác trong số những người thừa

kế còn lại quản lí hoặc không.
Tóm lại, thờ cúng là một nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta, thể hiện lòng tôn
kính đối với người đã chết, giáo dục con, cháu,... kính trọng những người bậc trên
14


đã chết và nhớ công ơn của họ, Vì vậy, Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các truyền
thống tốt đẹp đó, cho phép cá nhân dành một phần tài sản của mình dùng vào việc
thờ cúng. Phần tài sản này không coi là di sản thừa kế. Việc giải quyết các tranh
chấp liên quan đến phần tài sản này cần được xem xét và đưa ra các quyết định phù
hợp với quy
định của pháp luật cũng như truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
KẾT LUẬN
Mặc dù di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng đã tồn tại rất lâu trong cuộc sống
của nhân dân ta và đã được các văn bản pháp luật về thừa kế ghi nhận dù sớm hay
muộn. Tuy nhiên cho đến nay những vấn đề trên vẫn còn tồn tại những khúc mắc mà
phải điều chỉnh để giải quyết cho thật sự phù hợp, phù hợp ở đây không chỉ là phù
hợp với ý chí, tinh thần của người lập di chúc mà còn hợp với người được hưởng di
sản, di tặng và phù hợp với thuần phong mĩ tục của dân tộc ta.

15



×