Tải bản đầy đủ (.pdf) (249 trang)

CÁC PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ BIỂU HIỆN HÀNH ĐỘNG THỈNH CẦU TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.93 MB, 249 trang )

Bộ GIÁO DỤC VẢ ĐÀO TẠO
đ ạ i H ọ c q u ố c g ia h à n ộ i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA H ọ c XẢ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN Độ

CÁC PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ Biểu HIỆN HÀNH ĐỘNG

THỈNH CẦUTRONG t iế n g a n h v à t iế n g v iệ t

Chuyên ngành: LÝ LUẬN Ngôn ngữ
Mã số: 05. 04. 08

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

GS. TS. ĐINH VĂN ĐỨC
PGS.
BÙI PHỤNG

IRUNGĨÀW
^

THÔNG ĨIN ĨMƯ Vlf.N

rM ẢS..Ò1Ằ
HÀNỘÍ 1999



KÝ HIỆU
TẮT SỬ DỤNG
TRONG LUẬN
ÁN



A. BẰNG TIẺNG VIỆT

BC

Bối cảnh

BCXH

Bối cảnh xã hội

BĐTH

Biến đổi tình huống

Cd

Ca đao

CLTC

Chiến lược thỉnh cầu

CTML


Cấu trúc mệnh lệnh

CTNV

Cấu trúc nghi vấn

CTTB

Cấu trúc trình bày

ĐBLNT

Điều biến lực ngôn trung

ĐTNX

Đại tìr nhân xưng

GTKTQU

Gián tiếp không theo quy ước

GTTQU

Gián tiếp theo quy ước

HĐNN

Hành động ngôn ngữ


HĐTC

Hành động thỉnh cầu

HĐpTC

Hổi đáp thỉnh cầu

KCQL

Khoảng cách quyền lực

KCTĐ

Khoảng cách tương đối

KCXH

Khoảng cách xã hội

KTHĐ

Kích thích hành động

LNT

Lực ngôn trung

LS


Lịch sự

LĨC

Lời thỉnh câu


LTCNC

Lời thỉnh cầu (chứa lực) nguyên cấp

LTCTC

Lời thỉnh cầu (chứa lực) thứ cấp

NP

Cụm danh từ (noun phrase)

QSCN

Quan sát cá nhân

TC

Thỉnh cầu

TCGT


Thỉnh cầu gián tiếp

TCL

Tiểu chiến lược

TTKQ

Thực tế khách quan

TTND

Thành tố nội đung

YC

Yêu cầu

B. BẰNG TIẾNG ANH

A.D

Sau công nguyên ( Latin Anno Homoni)

B.c

trước công nguyên (Before Christ)

CCSARP


Cross- cultural Speech Acts Realization Project

FTA

Đe doạ thể diện ( Face Threatening A c t )

H

Người nghe (Hearer)

Sd

Ngirời nói (Speaker)

*
Không chuẩn mực


DANH SÁCH BIỂU, BẢNG, Lược Đồ, sơ Đ ổ
Biểu đổ 1: Thỉnh cẩu có cấu trúc mệnh lệnh

138

Biểu đổ 2: Thỉnh cầu có cấu trúc nghi vấn

143

Biểu đổ 3: Độ mờ lực ngôn trung

159


Biểu đồ 4: Độ mờ trong nội dung mệnh để

162

Biểu đổ 5: Loại thỉnh cầu bóng gió

164

Biểu đổ 6: Các chiến lược thỉnh cầu

167

Biểu đổ 7: So sánh cách dùng trực tiếp và gián tiếp

170

Bảng 1: Nội dung và phương tiện từ vựng để thỉnh cầu
trong tiếng Anh và tiếng Việt

117&118

B ảng2: Thỉnh cầu có cấu trúc mệnh lệnh và

cấu trúc nghi vấn

137

Bảng 3: Phân loại các chiến lược thỉnh cẩu gián tiếp


theo quy ước trong tiếng Anh và tiếng Việt

150

B ản g 4: Phân bố các chiến lược thỉnh cẩu gián
tiếp theo quy ước trong tiếng Anh và tiếng Việt

152

B ảng5: Năm tình huống và 4 khu vực chiến lược TC

154

Bảng6: Sự phân bố các loại thỉnh cầu

163

B ảng7: Bối cảnh và các chiến lược giao tiếp

166

Bảng8: So sánh cách dùng gián tiếp

Lượcđổ 1: Các động từ tiếng Việt trong nhóm khuyến lệnh

64

Lược 3Ổ 2:Các động từ tiếng Việt trong nhóm khuyến lệnh

81



S ơ đồ: Các kiểu tư duy của B. Kaplan

37

S ơ đồ: Các chiến lược để thực hiện hành động FTA
của Brown và Levinson

52

S ơ đổ: Hai loại hành động thỉnh cầu

61

S ơ đổ: áp lực đối với lời thỉnh cầu và hổi đáp thỉnh cầu

63

S ơ đổ: Các yêu tô làm biến đổi lực ngôn trung
của lời thỉnh cẩu

103


MỤC LỤC





* Lời cam đoan
* Từ viết tắt
* Danh sách biểu, bảng, sơ đổ

MỞ ĐẦU
0.1 Giới thiệu để tài

2

0.2. Đối tượng nghiên cứu

2

2.1 Nội.dụng nghiên cứu

2

2.2 Phạm vi nghiên cứu

4

2.2.1 v ể hành động thỉnh cầu
2.2.2 Cách thức biểu hiện hành động thỉnh cầu
trong hai ngôn ngữ Anh và Việt

5

2.2.3 Xem xét mặt thực tiễn của hành động thỉnh cẩu
trong hai ngôn ngữ Anh và Việt


7

0.3. Phương pháp nghiên cứu

7

0.4. Nguồn tư liệu

8

4.1 Các tác phẩm văn học

8

4.2 Kỹ thuật xử lý tư liệu

10

0.5. Cái mới của luận án

12

0.6. Bố cục của luận án

13

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ C ơ S Ở LÝ LUẬN
LIÊN QUAN ĐỂN NỘI DUNG LUẬN ÁN
1. Về dụng học và hành động ngôn ngữ


17

1.1 Về dụng học

17


1.2 Từ Austin đến Searle

-Ị8

1.3 Searle và lý thuyết hành động ngôn ngữ

21

1.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu hành động ngôn ngữ

23

1.5 Dụng học, hành động ngôn ngữ, và giao tiếp

24

1.6 Dụng học nhìn từ góc độ xã hội

26

1.7 Về dụng học tương phản


29

1.8 Về dụng học liên ngôn ngữ

31

2. Lịch sự: Khái niệm và dấu ấn các đặc trưngvăn hoá

33

2.1 Về khái niệm lịch sự

33

2.1.2 Vấn đề lịch sự trong các nền văn hoá

36

2.1.3 v ể các đặc trưng văn hoá Việt Nam và văn hoá Anh

38

2.2 Các đặc trưng văn hoá của hành động ngôn ngữ

41

2.3 Khác biệt trong văn hoá, khác biệt trong diễn đạt

hành động ngôn ngữ (tiếng Anh và tiếng Việt)
2.4 Mẩu hỉnh tương tác chiến lược


43
50

CHƯƠNG 2
HÀNH ĐỘNG THỈNH CẦU VÀ CÁC BIỂU HIỆN NGÔN NGỮ
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
2. Một vài nhận xét vể hành động thỉnh cẩu
trong tiếng Anh và tiếng Việt

54

2.1 Hành động thỉnh cẩu

55

2.1.1 Nhận thức về hành động thỉnh cầu

55

2.2 Về nội dung của hành động thỉnh cẩu

63

2.3 Cơ cấu của hành động thỉnh cầu

89

2.3.1 Cơ cấu của hành động thỉnh cầu trong tiếng Anh


90


2.3.2 Cơ cấu của hành động thỉnh cầu trong tiếng Việt

91

2.4. Các biểu hiện ngôn ngữ của hành động thỉnh cầu
trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện cấu trúc

92

1. Cấu trúc mệnh lệnh

92

2. Cấu trúc nghi vấn

94

3. Cấu trúc trình bày

95

4. Cấu trúc khuyết thiếu

100

2.5. Những yếu tố điểu biến lực ngôn trung
của lời thỉnh cẩu trong tiếng Anh và tiếng Việt


103

2.5.1 Những yếu tố bên trong điểu biến lực ngôn trung
ở lời thỉnh cẩu trong tiếng Anh và tiếng Việt

104

2.5.2 Những yếu tố bên ngoài điểu biến lực ngôn trung
ở lời thỉnh cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt

110

CHƯƠNG 3
S O SÁNH CÁC PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ BIỂU HIỆN
HÀNH ĐỘNG THỈNH CẦUTRONG TIẾNG ANH VÀ TIÊNG VIỆT
3.1 So sánh mặt nội dung của hành động thỉnh cẩu
trong tiếng Anh và tiếng Việt

116

3.1.1 Những tương tự trong nội dung thỉnh cầu

116

3.1.2 Những khác biệt trong nội dung thỉnh cẩu

120

3.2 Nếp văn hoá là một nguồn gốc của những tương đồng

và dị biệt ở bình diện nội dung của lời thỉnh cầu
trong tiếng Anh và tiếng Việt

124

3.3 So sánh các phương tiện ngôn ngữ biểu
hiện hành động thỉnh cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt

128


3.3.1 Lời thỉnh cầu có cấu trúc mệnh lệnh
trong tiếng Anh và tiếng Việt
3.3.2 Lời thỉnh cầu có cấu trúc nghi vấn

129
138

3.4 So sánh cách dùng gián tiếp ở lời thỉnh cầu
trong tiếng Anh và tiếng Việt
3.4.1 Một vài nhận xét về tính gián tiếp ở lời thỉnh cầu

144
144

3.4.2 Những tương đổng và dị biệt ở
lời thỉnh cầu gián tiếp theo quy ước

146


3.4.3 Những tương đồng và dị biệt ở lời thỉnh cẩu bóng gió
trong tiếng Anh và tiếng Việt

155

3.5 So sánh các yếu tố điều biến lực ngôn trung
trong tiếng Anh và tiếng Việt

170

3.5.1 Các yếu tố bên trong điều biến lực ngôn trung

171

3.5.2 Các phương thức bên ngoài điểu biếnlực ngôn trung

180

4. KẾT LUẬN

185

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


MỞ ĐẨU

0.1 G iói th iệ u đ ế tả i

Trong hoạt động ngôn ngữ, hành động thỉnh cẩu (ĨIĐTC) {'Requests') có
mộl vị trí liết sức quan trọng. Nó không những được thực hiện một cách rộng
rãi mà còn hết sức đa dạng trong mọi lĩnh vực cuộc sống của mõi tliànli viên
trong cộng đổng và giữa các cộng đổng.
Do khác biệt về ngôn ngữ và văn hoá, người Anh và người Việt có những
cácli khác nhau để biểu hiện HĐTC của mình. Đối chiếu, so sánh những tương
đổng và dị biệt ở cả hai mặt hình thức và chức năng của hành động ngôn ngữ
này (HĐNN) qua hai thứ tiếng, chúng ta có thể rút ra được những nhân xét,
đánh giá mang tính lý luận phục vụ cho những hoạt động thực tiễn không chỉ
của ngành ngôn ngữ học mà còn của nhiều ngành khoa học khác như lôgíc học,
triết học, tâm lý học, xã hội học, v.v...
Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứii này là những đánh giá, kết luận được
rút ra, một mặt, có thể giúp người dạy và học tiếng Anh. đặc hiệt dối với ngirnri
Việt Nam, tránh được những lỗi lầm thường mắc phải đo khác biệt của ngôn
ngữ và nền văn hoá Anh gây nên, mặt khác, chúng góp phần vào việc phát huy
và giữ gìn bản sắc văn hoá của nước nhà trong khi hội nhập vào thế giới.

0.2 Đối tư ự n g n g h iên củ ti
2.1 Nộỉ dung nghiên cúti

Nội dung nghiên cứu của luân án này cơ bản là khảo sát, xác ỉâp, dối
chiếu, so sánh HĐTC và các phương thức biểu hiện nó trên tư liệu tiếng Anh
của người Anh (.British E nglish) và tiếng Việt (lấy tiếng Anh làm cở sở).
Nội dung HĐTC và các phương thức biểu hiện nội dung đó trong tiếng
Anh và liếng Việt dược chọn làm đối tượng nghiên cứu với những lý do chính


GI ƠI THIỆU ĐỄ TÀI

2


ì . Tíìììì (ỉa dạng và lĩnh vực sử dụng rộng rãi của hành động thỉnh càu
IỈĐ1C chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong thực lố tương lác và
nhím lluíc CUỈ1 COI1 người. Hành dộng này tham gia tlnrờng xuyên vào các cuộc
thoai và, với sự tác dộng của hoàn cảnh, ngữ cảnli và các yếu tố ngoài ngôn
ngữ, thỉnh cầu có thể dược thực hiện bằng nhiều chiến lược giao tiếp khác nhau
m a n g clẠm CÍÍC dấu ấn văn lioá đặc trưng của m ỗ i c ộ n g đ ồ n g .

I

IĐ ĩC, trong nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới, được coi là ỊIĐNN

chù đạo. Những công trình nghiên cứu trên bình diện lý thuyết về hành dộng
ngón ngữ dn khám phá ra những mối quan hệ phức tạp giữa hình thức, nội
dung, Iiliững đòi hỏi dụng học và cả những tiêu chí xã hội đa chiều và đa dạng
nhìn từ góc độ người nói (Sp) lẫn người nghe (H) một khi lời thỉnh cầu được
CỈƯÍI IÍ1 và được tiếp nhận. House & Kasper, (1981); Blum-Kulka, (1987) nhận
xét rằng I ỈĐTC, trong nhiều thứ tiếng, có nhiều phương án để người sử dụng nó
lựa chọn và chúng bị chi phối bởi các nguyên lý dụng học mang tính phổ quát.
Frazer, (! 985) khẳng định rằng các nền văn hoá khác nhau cùng có chung một
loại CÍÌC chiến lược (ỉể thực Hiện HĐTC.

Thế nhưng, Wierzbicka (1985, 1990) lại nghi ngờ về tính phổ quát của
các chiến lược này và cho rằng các nền văn hoá khác nhau có những cách nhìn
tiliộn khỉíc nhau về các HĐNN, bởi vì có những khác nhau về chuẩn văn hoá và
chuẩn các giá trị. Vì vây, quá trình lập mã và giải mã những ý nghĩa xã hội của
những HĐNN nói chung, và của HĐTC nói riêng, sẽ lương đối dễ dàng, khi
các dối lượng tham giíi lương tác chia sẻ cùng một phông (nén lảng) văn lioáxã hội. Ngược lại, có thể có hàng loạt vấn đề xảy ra, thậm chí cả việc không
hiển (lược nhau, khi họ không có những tương đổng về văn lioá.


2. Dấu ấn đậm nét của văn hoá trong hành động thỉnh cầu
Nliicu nchiên cứu của các tác giả nổi tiếng trên thế giới dã khẳng địnli
các HĐNN nói chung, IIĐTC nổi riêng, có quan hệ mệt tliiêì V('fi các chuẢn văn
h o á và CMC hệ t h ô n g g iá trị, ví n h ư tí nh 'bột phát tự nhiên', tí n h 'trực tiếp' (ưa


GIỚI THIỆU ĐỂ TÀI

3

nói thẳng, công khai), thích biểu lộ sự gân gũi, thân m ật, âu yếm , trìu mến
ngược lại với tính gián tiếp {ưa nói vòng vo, bóng giỏ), tính tự kiềm chê\ việc ưa
lo thái (lộ không “xía re;” ', không cơn thiệp vào việc của nạ ười kliác', trọng sự
giữ gìn khoảng cách, đánh giá cao sự chịu đựng, nhân nhượng trong giao tiếp
và tán thành việc chống độc đoán-giáo điều; các quan niệm về dược, mất, mức
độ ép buộc, gíìy phiền toái của lời thỉnh cáu ...
Nghiên cứu của chúng tôi đặt lên hàng đầu mối quan hệ ba chiều giữa
ngồn ngữ, văn hoá và người sử dụng ngôn ngữ với sự chú ý đặc biệt đến yếu lố
con người; ý nghĩa của câu được xem xét gắn liền với các HĐNN mà Sp thực
hiện vào lúc nói trong môi trường tác động của những nhân tố đa dạng của tình
huống và ngữ cảnh. Hai nền văn hoá Đông và Tây, với những khác biệt không
ít khi trái ngược nhau, chắc chắn sẽ có những tác động mạnh mẽ đến HĐTC cả
về mặt tiội cỉung lẫn hình thức, và tất nhiên cả phạm vi và tần số sử dụng của
HĐNN này.

3. T inh thực tiễn trong việc hố trợ việc dạy và học tiếng A n h
cho người Việt N am
Để cuộc tương tác đạt được kết quả như mong muốn, chỉ riêng năng lực
ngôn ngữ chưa đủ rnà còn phải cần đến tri thức về văn hoá của người tham gia
tương tác. Việc nghiên cứu đổng thời ngôn ngữ và văn hoá của một đất nước

nào dó có một tổm quan trọng đặc biệt, nhất là khi văn hoá bản ngữ của người
nghiên cứu khác xa so với nền văn hoá của đất nước có ngôn ngữ đang dược
nghiên cứu. Trên thực tế, học một ngoại ngữ tức là học và tìm hiểu thêm một
ncn văn hoá mới. Humboldt đã có những nhận xét về mối quan hệ giữa con
người, ngôn ngữ và văn hoá hết sức thú vị. Ông khẳng định rằng tập hợp của tất
cà các từ trong Iigôn ngữ - dó chính là phương tiện gắn bó các hiện tượng bên
ngoài và thế giới bên trong của con người. Theo ông việc nghiên cứu và sử
dung ngôn ngữ (in tnở ra cho chúng ta thêm một thế giới tương tự giữa con


GIỚI THIÊU ĐẺ TÀI

4

người và lliố giới rộng lớn nói chung, đặc biệt bản sắc riêng cùa mỗi chín tộc
cũng luôn luôn được thể hiện qua ngôn ngữ. Ông còn tiêp tục khảng địnli num
ngổn ngữ chính là nơi bảo lưu tinh thán, văn hoá dAn tộc, sức mạnh liên minh
của dân tộc.

Từ đAy, có thể suy ra rằng trong nhện thức cim con người, kliône chỉ
dược hình thành bức tranh tự nhiên của thế giới mà còn cả bức tranh ngôn neữ
của lliế giới nữa, trong đó, bức tranh ngôn ngữ thế giới có thổ thay dổi từ Iigòn
ngữ này qua ngôn ngữ khác và luôn luôn phụ thuộc một cách chặt chẽ vào (lục
tliù riêng của từng dân tộc. Điều này có một ý nghĩa rất quan trọng đối vói việc
dạy và học ngoại ngữ.
Thông qua việc phân tích, tìm kiếm những tương đổng và dị hiệt ở
IIĐTC trong hai nền văn hoá Anh và Việt, hy vọng sẽ tìm ra được những nhân
xct, kết luận có giá trị về những (ương đổng và clị biệt của liíũ nền văn lio;í vốn
cách xa nhau, và do vây có những cách khác nhau để bày tỏ điều mình muốn
nói. Hiểu và nắm được những nét khác và giống nhau này, người học sẽ nlianli

chóng làm chủ được tiếng Anh và điều quan trọng hơn cả là sỉr dụng tluí tiếng
này có hiệu quả nhất.

2.2 Phạm vỉ nghiên cúli
2.2.1 v ề hành động thinh cấủ

HĐTC cầu là một kiểu HĐNN phổ biến trong tương tác da chiểu và (la
ciang của các thành viên trong một cộng đổng và giữa các cộng (lồng. HĐNN.
nhir ta dã biết, được xếp vào phạm trù chia câu theo mục đích phát ngôn. Scỉirlc
(1979), trong khi phân nhóm các phạm trù (của hành động ngốn ngữ) đã (lựíi
vào cách xốp loại theo phạm trù của Austin (1962), chia ra năm phạm IrÌ! smi:
Xác nhận (Asscrtives), K huyến lệnh (Directives), ước kết (C om m issivcs), IỈỎY
tc {Expirssives) và T uyên bô (Declơrations).
Theo cách cliia này, HĐTC nằm trong phạm trù khuyến lệtilì và (in (lược
Seaile, (I9 7 c)) gắn cho những dặc tính sau: 'Khuyến lệ n h ’ là những cô íỉ(ífiỊ>


GIỞI THIỆU ĐẺ TẢI

5

cua Sp sao cho H thực hiện một viêc gì đó. Nó có thể là những cô 0,011 íị (Vinức
dộ lliAp ví như khi ta gợi ý ai đó làm một việc gì, nhưng cũng có thể đó là
nlìững c ố gắng ở mức độ cao (cương quyết) như khi ta tỏ rõ là nhất thiết ai dó
phải làm một việc cụ thể nào đấy.
Đối với Bach, K„ và Hamish, R. M. (1982), 'khuyên lệ n h ’ biểu thị thái
độ của S p đối với hành động trong tương lai của H, đổng thời cũng biểu thị
một dự định (khát vọng, niềm mong mỏi, hay nỗi ước mong) của Sp rằng điều
mình nói hay muốn truyền đạt trong lúc nói phải được xem như một lý do để H
thục hiện mộUiành động nào đó.

Chúng tôi cho rằng: T hỉnh cầu là việc Sp p h á t ra tín hiệu hay những
tín hiệu nhằm chuyển tới t ì m ột ý định, m ột sự m ong m ỏi hay m ột yêu cầu
k è n theo thái độ sao cho I I thực hiện m ột hành động nào đó vi lọi ích cửa
Sp, đôi k h i, vì lọi ích của cả Sp lẫn H.
Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ quan tâm tới nội dung và
các p h ư ơ n g thức biểu hiện hành động thỉnh cầu bằng ngôn n g ữ trong tiếng
A nh và t i ế n g Viột.

2 .2-2 Cách thút biểu hiện liấtìh dộng thỉnh cấu trong

hai ngốn ngữ’Anh vả việt

Một thực tế được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhân là bất cứ một ngôn
ngũ nào cũng đều có khả năng cung cấp cho người sử dụng nó các phương tiện
ngũ pháp đa dạng để lựa chọn nhằm tránh hoặc giảm nhẹ sự ép buộc, hay việc
làm mất tliể diện của người nghe. Đồng thời cũng tồn tại một thực tế khác
trong các ngôn ngữ, đó là sự lựa chọn trong khá nhiều khả năng và, trong
nlũng trường hợp cho phép, có thể có những thay thế khác biểu thị được mối
quai hệ bằng hữu, thân th iế t... Ví dụ, bằng cách dùng các cấu trúc mệnh
lệ?ứ có các yếu tố điều biến lực ngôn trung (làm biến đổi lực ngôn trung của
phá ngổn) (ĐBLNT), cả người Anh lẫn người Việt, đều có khả năng biểu thị sự
lịch thiệp, hay nghi thức, xã giao. Nhưng cũng vẫn những cấu trúc này, khi


G'ởl THIÊU ĐỄ TÀI

6

klirtng có các yếu tố đó đi kèm, trong hầu hết các trường hợp, lại hiểu tliị thái
độ thân mật-suổng sã thậm chí thô lỗ, mất lịch sự. Ví dụ: Trong tiếng Viạt (a)

'Mởcửa ra' và (b) 'M ởcửa ra nàn' cùng có cấu trúc mệnh lệnh nlnrng Imng (n)
kh Mtg cổ yếu lố ĐBLNT như trong (b). Chính sự văng mặt các yếu lố này đã
lạc ra lực và sắc thái thỉnh cầu khác nhau. Thỉnh cầu (a) rất ít khi nếu như
kliỏng muốn nói là không bao giờ, biểu thị thái độ nhẹ nhàng hay lịch thiệp
như có thể có trong phát ngôn (b).
Trong tiếng Anh, cũng với yêu cầu mở cửa, người Anh cũng có thể dùng
cấu trúc mệnh lệnh nhưng luôn luôn có các yếu tố ĐBLNT đi kèm: 'Open the
door, pìease' ('Làm ơn m ở hộ cửa', hay 'Mở hộ cửa ra nào'). Theo phép lịch sự,
người Anh khống chấp nhận cách dùng cấu trúc mệnh lệnh không có các yếu
tố DBLNT đi kèm để thỉnh cầu và nếu cấu trúc này được sử dụng thì 'thỉnh
CƠI' không còn là 'thỉnh cầu’ mà đó là một 'mệnh ìện h \ hoặc giả nếu có ý thỉnh
cđu thì nó mang sắc thái suồng sã, mất lịch sự (không kể những trường hợp
ngcại lệ sẽ được để cập đến trong chương 2 và 3 của luận án).
Về cấu trúc của lời thỉnh cầu, chúng tôi giói hạn sự phân tích, đối chiếu,
so sánh bốn cấu trúc sau:

1. Câu trúc m ệnh lệnh (imperatỉves)
2. Câu trúc nghi vấn

(interrogatives)

3. Cấu trúc trình bày

(declaratives)

4. Câu trúc tỉnh lược

(elliptical constructions)

Trong từng cấu trúc, chúng tôi quan tâm nhiều đến việc cấu tạo và sử

tlụn?

của IIĐTC với mong muốn là, thông qua so sánh và đối chiếu, tìm ra

tỉirợ: những lương đổng và đị biệt của HĐNN này trong hai thứ tiếng, chủ yếu
(Vlui hình (liện ngôn ngữ và văn hoá.


GIỚI THIÊU ĐỄ TÀI

a.1.3 Xem xét mặt thụt tiễn của hành động thinh cầu
trong hai ngôn ngũ Anh và Việt

IỈF3 r c được thực hiện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống phong phú và (In
(iarg cua con người. Ngay trong một nền văn hoá, cùng một người và cùng một
nội dung, phương thức thỉnh cầu cũng có thể được lựa chọn khác nhau; clumg
biê -1 dổi theo tình huống giao tiếp, theo trạng thái tam lý của người giao tiếp và
quen trọng hơn cả là mức độ đòi hỏi của nội dung thỉnh cầu. Với người Việt và
ngirời Anh, trong hai nền văn hoá khác biệt, việc dùng những phương tiện ngôn
ngp khác nhau để thỉnh cầu là không tránh khỏi. Ngay khi có cùng tình huống
tương tác, cùng đối tượng tương tác, cùng một mục đích thỉnh cầu, cùng một
mức độ đòi hỏi của nội dung thỉnh cầu thì vẫn có sự khác nhau về phương thức
tiiỉrh cẩu (rong hai thứ tiếng Anh và Việt. Thậm chí cả khi cùng một phương
thưc thinh cAu được lựa chọn, vẫn có sự khác nhau ở sư cảm nhân của người
tliỉnh cíìu và người được thỉnh cầu trong hai nền văn hoá này.
Với ý nghĩa đó, cũng trong nghiên cứu này, chúng tôi không chỉ clnì ý
đên những tương đổng và dị biệt trong nội dung và trong các plurơng thức hiển
hiện lời thỉnh cầu mà còn cố gắng chỉ ra những nguyên nhân nào đã khiến
ngưòri Anh hoặc người Việt ưa chọn phương thức này chứ khổng phải là
phương thức khác. Nói cách khác, chúng tôi cố gắng xem xét đến mặt thực tiễn

của HĐNN này trong hai nền văn hoá Anh và Việt.

0.3 P h ư ơ n g p h á p n g h iê n củm
Trong luận án này, chúng tôi vận dụng một số phương pháp sau:
1.

Pỉnrưng p h á p chỉ đạo của toàn luận án là phươiig pháp quy n ạ p , có nghĩa

ỉà CíC nliân định, đánh giá đ ượ c đưa ra chủ y ếu dựa v à o s ố liệu t h ố n g kê và tư

liệu. Một số thủ pháp thường được sử dụng như: thống kê các cáu d ù n g đ ể
(hỉnh cầ u, p h â n loại các câu thỉnh cầu, m iêu tả cách d ù n g , so sánh đòi
chiê '1 để tìm ra sự giống nhau và khác nhau trong các phương thức biểu hiện
HĐTC trong hai thứ tiếng, rút ra những kết luân về đối tượng nghiên cứu.


GIỚI THIÊU ĐẺ TÀI

8

2. Phương pháp phân tích dựa vào hoàn cản h giao tiếp dược kluii thác dể xác
định và m iêu tả các đặc trưng văn hoá có trong các phương thức biểu hiện
thỉnh cíUi trong hai thứ liếng. Cụ thể là, phải chú ý trước hết lới các nliAn lố
hoan cảnh, ngữ cảnh như: người nói, người nghe, ý đổ giao tiếp, vốn tri thức
nền, tiền giả định, các thao tác suy luận, lập luận...
Sự phối hợp đổng thời giữa các phương pháp, thủ pháp trên ctAy có thể
giúp: (a) làm hộc lộ những thuộc tính tồn tại tiềm ẩn trong đối tượng, lách cái
CÍÌI1 yếu ra khỏi những cái thứ yếu thường tạo ra ở đối tượng một vẻ hồ ngoài

bình thường phằng lặng; (b) giúp thiết lập được những chi phối có tínli chất

nguyên lý đên sự hình thành và hoạt động của đối tượng mà cụ thể ở đây là
HĐTC.

3. Nguyên tdc nghiên cứu cơ bản nhất mà chúng tôi sử dụng là nguyên tắc thu
thập "ngôn n gữ tự nhiên''. Cụ thể là, các phát ngôn được sử đụng trong luận
án là những phát ngôn trong những tình huống giao tiếp có thực, hoặc được lấy
ra từ những tnc phđm văn học nghẹ thuật của các nhà van Iiổi tiếng lỉl người

Anh và người Viột.

4. Với khoảng 5000 phát ngôn thỉnh cẩu cả trong hai ngôn ngữ Anh và Việt nít
ra từ các tác phẩm văn chương, trong các cuộc phỏng vấn trực tiếp cùng với các
phiếu khảo sát của tác giả luận án với 450 người Việt và 250 người Anh tluiộc
các lứa tuổi và ngành nghề khác nhau, trong các bối cảnh giao tiếp khác nhau,
sức nặng của lời thỉnh cầu khác nhau, nội dung thỉnh cầu khác nhau... tác giả
luộn án hy vọng những nhận định, đánh giá của mình có độ chính xác đủ mức
tỉáim dược tin cây.

0.4 N guồn tư liệu
4.1 Các tác phẩm vãn học


G lở l THIÊU ĐÉ TÀI

9

Chúng lôi cho rằng để có những nhận xét, đánh giá Xííc đáng về những
đặc trưng ngồn ngữ và văn hoá của HĐTC trong hai ngôn ngữ Anh và Việt, cần
thiết phải kliai thác nguồn tư liệu có độ tin cậy cao đó là các tác phẩm nghệ
thuật ngôn từ của các thế hệ nhà văn có uy tín. Chúng tôi tập trung sự chú ý của

mìnli chủ yếu vào các vở kịch, các mẩu chuyện ngắn bởi vì ở các tác phẩm loại
này ÍỈĐTC thường xuất hiện nhiều nhất. Chúng tôi cho rằng các ví dụ nít ra từ
tác phẩm vãn học trong giai đoạn cận hiện đại là những đại diện tốt nhất cho
các dặc trưng tigôn ngữ và văn hoá của HĐTC Anh và Việt; nó vừa là cẩu nối,
là dại diện cho truyền thống vừa là cái hiện tại, cái đã có nhiều biến đổi so với
cái truyền thống nhưng lại là thực tế đang tổn tại mà chúng ta có thể dễ dàng
cảm nhận. Cả hai thái cực: quá xa về quá khứ hoặc quá gần với giai đoạn phát
triển hiện nay đều là không thoả đáng hoặc gây nhiều rắc rối cho việc nghiên
cíai của luận án.
4 .1.1 Cảc tác phẩm tiếng Anh

Các ví dụ sử dụng đã được rút ra từ một số tác phẩm sau: Owners, Traps,
V ị niga r Tom, Liglĩt Shinỉng in Buckinghamshire, C loud N ine của tác giả Cay!
C hurchill; Seìected Plơys của B rian Friel; The M oon and Sixpence của
Som erset M aughom ; The Stars LookDovưn của A rchibald Crovvnin; D ead o f
a lỉero của R ichard Aldington; The Quiet American của G ralian i (ĩreene;
Pygmalion của G eorge B ern ard Shaw; The Man o f Property của Jo h n
(ĩalsw orthy , Romancing in Vietnam của Wintle, J.

4.1 .í Các tác phẩm trong tiếng Việt

Các ví dụ được rút ra từ một số tác phẩm sau: Con M èo, Đón khách, Bời
học quét nhà, Làm tổ, Nước mắt, Mua nhà, Sôhg mòn, Đời thừa, Đôi móng ẹ/Y),
Mua danh, Chí Phèo của Nam Gao; Giông tố, S ố đỏ, K ỹ nghệ ìây T ây, Con
Dầm klỉoả thân của v a T rọ n g Phụng; Tắt Đền, của Ngô T ấ t Tố; Bước đường
Cỉ)ng của Nguyễn C ông Hoan; Khao củá í)ổ Phồn; Cô hànạ ran của Học Phi;
Bức tranh mùa Gặt của T rầ n Vượng; 100 Truyện nqẩn hay của nhiều (ác giả


GIÓI THIỆU ĐỂ TÀI


10

(Nxb. Hội Nhà Văn); Tuyển tập của Tô Hoài.

4>2 Kỹ thuật xử lý tư liệu

Các quá trình xử lý tư liệu được tiến hành theo các bước sau:
1 Lập phiếu các lời thỉnh cầu (tất cả các phát ngôn thuộc nhóm (hỉnh cầu
IRcquestsỊ (heo tiêu chí phân loại của chúng tôi (xem chương 2 của luận án).
2. PliAn loại các loại thỉnh cầu Iheo cấu trúc (Bốn cấu trúc cơ bản: mệnh lệnli
ỊimpcrativesỊ, nghi vấn [interrogativesỊ, trình bày [declarativesỊ và cấu Iriíc tỉnh
ụ rực ịelliptical conslructions].
3. Phan loại các phát ngôn theo mức độ trực tiếp và gián tiếp.
4. PliAn loại các phát ngôn có cấu trúc mệnh lộnh có và không có các yếu tố
ĐBLNT.
5. Phan loại các phát ngôn có cấu trúc nghi vấn.
6. Phan loại các phát ngôn thuộc thỉnh cầu bóng gió.
7. Phan loại các phát ngôn có sự phủ định.
8. Phan loại các phát ngôn theo hai nhóm lớn (thỉnh cầu để nhân được thông tin
và thỉnh cẩu để nhận được hành động).
9. PliAn loại các phát ngôn theo 4 khu vực nội dung thỉnh cầu (thỉnh cẩu để
nhạn dược tin tức; thỉnh cầu để nhận được sự giúp đỡ; thỉnh cẩu để nhạn được
sự chở che của siêu lực và yêu cầu H thực hiện hành động A.

Chúng tôi áp đụng các phương pháp phân tích diễn ngôn lấy xuất phát
điểm là đường hướng chức năng - tức là lấy sự hoạt động của các yếu tố ngôn
ngữ trong mối tương quan khổng thể tách rời với các đặc trưng văn lioá làm
mục tiêu xem xét. Ví dụ, phát ngôn sau trong tiếng Anh được coi là lời thỉnh
Cciu cIhiAY) mực: Wi1ì yoit cìose the window pleơse? Nếu dịch từng lìrsnng liếng

Việt ta nhạn dược lời thỉnh cầu sau: "Anh s ẽ đóng cái cửa s ổ chứ xin mời"*.
Dối với người Anh việc dùng CỒU hỏi để thỉnh cổu là rất phổ biến và đưực coi là


GIỚI THIỆU ĐỂ TÀI

11

lịch sự, hợp quy ước của xã hội. Thêm vào đó, dấu biểu thị sự lịch thiệp "xin
m ời” (pleasc) càng làm tăng thêm tính lịch thiệp của lời thỉnh cầu trên. Nlnrng
klii cluiyển dịch cấu trúc của lòi thỉnh cầu trên sang tiếng Việt "Anh s ẽ đóng
cá i cửa s ổ chứ.xin m ời"* thì tình hình lại khác. Người Việt k h ô n g thể co i đ ó là

lời thỉnh cáu bình thường và càng không thể xem I1Ó là lờithỉnh cầu

chuẩn

mực, hựp quy tắc giao tiếp.
Rõ ràng, căn cứ vào nguyên tắc chức năng, ta có thể khẳng định phát
ngôn có cấu trúc nghi vấn trong tiếng Anh trôn không phải là một cAu hỏi đích
thực mà là một lời thỉnh cầu. Thêm vào đó, dấu hiệu "xin mời" trong phát ngôn
càng khảng định chức năng thỉnh cầu của nó. Đặc trưng văn hoá " ỳ ữ ỳ n thể
diện âm tính" cho phép cấu trúc nghi vấn giữ vai trò chủ đạo trong lời thỉnh cáu
trong ngôn ngữ Anh. Cũng vì lẽ đó mà nhiều nhà nghiên cứu phương Tây cho
là người Anh có xu hướng "hỏi" ai xem có làm được việc gì đó giííp mìnli hay
kliồng mà không "bảo ai đó” giúp mình làm viộc gì.

Luân ổII sử dụng phưưng plulp Iliống ke đổ tìm liiẻu xu thế sử dụng hai
loại thỉnh cầu có cấu trúc nghi vấn và mệnh lệnh trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Chẳng hạn, để có được kết quả, chúng tôi đã tiến hành


khảo sát mức độ phân

bố của từng loại thỉnh cầu trong số mẫu thu thập được.

Một nhân xét quan trọng được rút ra là người Việt ưa dùng lời thỉnh cẩu
cổ cấu trúc mệnh lệnh, trong khi đó, người Anh lại đặc biệt ưa dùng lời thỉnh
díu có cấu trúc nghỉ vấn.
Trong quá trình phân tích so sánh, đối chiếu, mối quan hộ khổng thể tách
rời giữa ngôn ngữ, văn hoá và xã hội luôn luôn được chú ý tới, bởi vì hất cứ
một IIĐNN nào cũng mang đậm những dấu ấn của mối quan hệ ba chiều này.
Trong nhìn nhận của chúng tôi, văn hoá luôn luôn là yếu tố tác động, chi phối


GIỚI THIỆU ĐẺ TÀI

12

vn quyết clịnli hình thức nào của một HĐNN phải được lựa chọn clio pliìi hựp
với mục đích của phát ngôn và đối tượng tương tác...

0.5 Cá! mó'i củ a lu ậ n án
1.

Đ ây là chuyên khảo đầu tiên ờ Việt Nam về vấn đề hành động tlìỉnli CÍỈI1.
Trong luân án này, HĐTC được xác định nằm trong nhóm Khuyến lệnh

(Directives). Thỉnh cầu được xem xét tách biệt với hành động ra lệnh, mời
khuyên nhu, canh báo, đe doạ... Chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của
HĐTC với nội dung là yêu cẩu/nhờ ai đó thực hiện một hành động nào đó chủ

yếu vì quyền lợi của Sp nhưng đôi khi cũng vì quyền lợi của cả Sp lẫn H và
điều quan trọng là không mang tính thúc ép, không bắt buộc mà là cậy nhờ.
HĐTC cầu được xem xét trong mối quan hệ mật thiết với các chuẩn văn hoá,
với các hệ thống giá trị của hai nền văn hoá, trong khi mang những nét chung
của các liền văn hoá Đông và Tây, vẫn có những nét đặc trưng truyền thống của
người Việt và của người Anglo-Saxon.

Chính những tương đồng và dị biệt trong hai nền văn hoá này đã làm nên
những điểm giống nhau và khác nhau không chỉ trong khái niộm (nội dung) mà
cả ở trong các phương thức biểu hiện thỉnh cầu giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
Những phAn tích đánh giá chỉ dựa trên những dấu hiệu bề mặt về cấu trúc ngữ
pliáp hay nghĩa từ vựng thuần tuý nhiều khi sẽ dẫn đến những lỗi lầm khó có
llic bò qua về ngữ dụng, nói rõ hơn là vể bối cảnh, phạm vi và quan hệ giữa
ng ườ i sử d ụng .

2. B ổ sung cho các nghiên cứu về HĐNN, về ngữ đụng học, về đụng học liên
ngôn ngữ, về giao tiếp giao văn hoá, giao tiếp liên văn hoá gần đAy. Thông qua
pliAn lích, so sánh, đối chiếu sẽ phát hiên được những tương đổng và (lị biệt ớ
IỈĐTC trong hai thứ tiếng và từ đó sẽ có những đóng góp tích cực cho những


GIỚI THIÊU ĐẺ TÀI

ngliien cứu thuộc những lĩnh vực vừa nêu trên. Ví dụ như ảnh hưởng của hối
óuili và ngữ cảnh tác dộng đến quá trình giao liếp như thế nào? Vốn văn lioá
iìnli lnrởng gì đến HĐNN? Những nét chung và riêng giữa hai nền văn lioá thể
liiện Iiliir thê' nào trong quá trình tương tác? v.v...

3. M ò lùnh hoá sự tương đồng và đị biệt Irong nội dung và giữa các phương
thức biểu hiện HĐTC trong ngôn ngữ Anh và ngôn ngữ Việt.


0.6 Bố cục của lu ậ n á n
Luận án, ngoài phần mở đầu và kết luận, gổm có ba chương với các nội
dung cơ bản như sau:
Chương 1: Trình bày một số cơ sở lý luận cần thiết cho luận án: A. Lý
thuyết về hành động ngôn ngữ (Speech Acts); B. Giao tiếp giao văn hoá (Crossculturaỉ

Cominunication);

c.

Giao

tiếp

liên

văn

hoá

(Intercullural

Communication). Lý thuyết về hành động ngôn ngữ gắn liền với tên tuổi của
Austin (1962); Scailc (19Ố9, 1975) và hàng loat các tác giả khác như ErvinTrip (1976); Brown & Levisori (1987); Leech (1983); W ierzbicka (1985)... và
lý thuyết này được coi là xương sống của đụng học ngôn ngữ hay còn gọi là
ngữ dụng liọc (Linguistic Pragmatics). Lý thuyết này giúp hiểu rõ bản chất của
HĐTC, hiểu rõ các mối quan hệ đa chiều và da dạng giữa những đối nrợng
tliam gia tương lác, giữa những đối tượng tham gia tương tác với bản thân phát
ngôn, giữa bản thân phát ngôn với bối cảnh giao tiếp...


Vấn đề giao tiếp giao văn hoá; đụng học giao văn hoá, giao tiếp liên văn
hoá cấp cho ta một cách nhìn vừa có tầm bao quát vừa có những cơ sở lý thuyết
vững chắc về những đặc trưng không chỉ mang tính phổ quát, mà còn mang
tính đạc thù về giao tiếp giữa fcảtí thành viên thuộc các tiền vãn hoa khác nhau.
■ ị

Từ day, nhỉi nghiên cứu có thể Vữỉlg vàng đi sâu hơn vào bản chất của một hoạt


GIỞI THIỆU ĐỂ TÀI

14

(lộng vô cùng phức tạp nhưng cũng hết sức thú vị này.

Chương 2: TẠp trung đề cập tới nội dung và các phương thức hiểu hiện
ỈIĐ IC trong hai thứ tiếng Anh và Việt. Trong chương này nội dung (4 kim vực
nội dung) và các phương thức (bốn phương thức) biểu hiện I IĐTC và các yếu
tố ĐBLNT trong hai thứ tiếng sẽ được ÍĨ1Ô tả, so sánh và đối chiếu nhằm làm
nổi bạt những tương đổng và dị biột do những trùng hợp và không trùng hợp
của hai nền văn hoá Đông và Tây gây nên. Điều này không thể thiếu được
trong luận án bởi vì, chỉ có thông qua việc phân tích, so sánh, dối chiếu nội
dung và hình thức biểu hiộn lời thỉnh cầu có thật trong tương tác giữa các Ihành
viên trong một cộng đổng và giữa các cộng đồng, chúng ta mới có thể đi đến
kết luân, rút ra những gì mang tính quy tắc hay nguyên lý về HĐNN vốn hết
sức đa dạng và phức tạp nhưng rất cần thiết cho giao tiếp của mỗi người.

Chương 3: Chương so sárth đối chiếu hai khu vực nội dung và hình thức
của HĐTC với những quan tâm tập trung chủ yếu vào các vấn đề như: cấu titíc

mệnh lệnh ở lời thỉnh cầu trực tiếp; cấu trúc nghi vấn ở lời thỉnh cẩu gián tiếp;
vấn đề 'gián tiếp' lối nói 'bống gió' trong các chiến lược thỉnh cầu (CLTC). Một
loạt các bảng, biểu, sơ đổ, biểu đồ, lược đồ minh hoạ cho những nhạn xét, kết
luận nít ra trong quá trình phân tích, so sánh dối chiếu giúp người đọc dễ nhạn
ra những tương đổng và dị biệt ở lời thỉnh cầu trong hai ngôn ngữ Anh và Việt.
Biểu đổ về lời thỉnh cầu có cấu trúc mệnh lênh trong ngôn ngữ Anh và ngôn
ngữ Việt dưới đây là một ví dụ. Sơ đổ cho thấy người Việt sử dụng lời thỉnh cầu
có câu trúc mệnh lệnh nhiều hơn hẳn so với người Anh, đặc biệt ở tình huống
tương tác số 4, người Anh không dùng lời thỉnh cầu có cấu trúc mệnh lệnh
trong khi đó người Việt vẫn sử dụng cấu trúc này.


GIỚI THIỆU ĐẺ TÀI

15

BIỂU ĐỔ 1. THỈNH CẦU CÓ CẤU TRÚC MỆNH LỆNH

100
90
80
70
60
50
40
30
20
10

0

Hỏi (hông (ỉn

Hỏi về điều mong
muốn

Tim hiểu lý do

Xin phép

Do dung lượng quy định của luận án, việc một số vấn đề đã được đề
cập trong chương 2 không được đi sâu phân tích không ảnh hưởng lớn đến việc
ríit ra những nhận định, đánh giá về HĐTC trong hai ngôn ngữ, bởi vì những gì
được đề câp trong chương 3 đã đủ để có thể giải quyết những vấn đề mấu chốt,
có cơ sở về mặt lý luận cũng như thực tiễn đảm bảo cho những quan điểm và
nhạn xét của người nghiên cứu mong muốn.

Trong pliđn kết luận, luận án nêu tổng quát những đặc trưng về nội dung
và các phương thức biểu hiện HĐTC trong tiếng Anh và tiếng Việl với sự nhấn
mạnh dặc hiệt về những tương đồng và dị biệt đo hai nền văn hoá khác xa nhau
dem lại. Thông qua những nhìn nhận, đánh giá về HĐNN này, luận án cũng đề
xuất một vài gợi ý nhằm giúp người Việt Nam học ngoại ngữ nói chung, và học
tiếng Anh nói riêng, tránh được những lỗi lầm do những kliác biệt về văn hoá


GIỚI THIÊU ĐẾ TẢ!

|6

gAy ncn. Mộ! số vAn dề cán được (iố|) tục nghiên cứu cũng sẽ được nêu lên
nliíìm kliơi sAu và tiêp tục trao dổi. Ví dụ như cần làm sáng tỏ những cái phổ

quát và Cíii l i ê n g biệt củ a HĐNN nói c h u n g và củ a HĐTC nói ric ng trong các

ngôn ngữ kliác nhau; chỉ ra các yếu tố xã hội ảnh hưởng lớn nhất đến lực ngôn
lniĩig của I1ĐTC trong các nền văn hoá khác nhau...


×