Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT của một số tổ hợp LAI cà CHUA có THỊT QUẢ CHẬM NHŨN vụ XUÂN hè năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 89 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT CỦA MỘT
SỐ TỔ HỢP LAI CÀ CHUA CÓ THỊT QUẢ CHẬM
NHŨN VỤ XUÂN HÈ NĂM 2017
Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG MINH

Bộ môn

: DI TRUYỀN - CHỌN GIỐNG

Người thực hiện

: NGUYỄN MINH HỌA

Lớp

: GICTB – Khóa: 58

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình hoàn thành bài báo cáo này ngoài những nỗ lực của
bản thân, tôi đã nhận được những sự giúp đỡ hết sức tận tình của thầy cô, gia


đình và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Hồng Minh - cán
bộ giảng dạy bộ môn Di truyền - Chọn giống cây trồng, Học Viện Nông Nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Di truyền - Chọn
giống cây trồng - trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cùng cán bộ, công
nhân trong Trung tâm nghiên cứu và Phát triển giống rau chất lượng cao - Học
Viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành
tốt đề tài này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè
đã luôn ủng hộ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Minh Họa

2


MỤC LỤC

3


DANH MỤC BẢNG

4



DANH MỤC ĐỒ THỊ

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

FAO

Tổ chức lương thực quốc tế (Food and agricalture
organization of the United Nation)

AVRDC

Trung tâm nghiên cứu rau màu Châu Á
(Asian vegetable research development center)

6

Đ/C

Đối chứng

H

Chiều cao quả

I


Chỉ số hình dạng quả

D

Đường kính quả

KLTB

Khối lượng trung bình

TLĐQ

Tỷ lệ đậu quả

ĐDTQ

Độ dày thịt quả

KLTB

Khối lượng trung bình

NSCT

Năng suất cá thể

STT

Số thứ tự


THL

Tổ hợp lai

TB

Trung bình

N1

Nhóm quả lớn

N2

Nhóm quả nhỏ

P1

Khối lượng trung bình quả lớn

P2

Khối lượng trung bình quả nhỏ

TN

Thí nghiệm



PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cà chua có tên khoa học là Lycopersicon esculentum Mill, thuộc họ Cà
(Solanaceae). Cây cà chua xuất hiện từ thế kỉ XVI, từ Nam Mỹ đưa vào Châu
Âu. Đây là loại rau quả giàu dinh dưỡng và cho giá trị kinh tế cao.
Cà chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều nước, glucide, nhiều acide
hữu cơ ( acide malic, acide citric…) nhiều loại Vitamin ( A, B1, B2, C, PP…),
các muối khoáng ( Ca, P, Mg, K, S…) và nhiều nguyên tố vi lượng ( Fe, Zn,
Cu…) cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt trong cà chua có chứa nhiều hàm lượng βcaroten hay còn gọi là tiền sinh tố A giúp tăng cường thị lực và lycopen là chất
phòng chống ung thư, chống lão hóa.
Cà chua phát triển trên toàn thế giới do sự tăng trưởng tốt trong nhiều điều
kiện phát triển khác nhau. Khoảng 150 triệu tấn cà chua đã được sản xuất ra trên
thế giới trong năm 2009. Trung Quốc là nước sản xuất cà chua lớn nhất chiếm
khoảng một phần tư sản lượng toàn cầu, tiếp theo là Hoa Kỳ và Ấn Độ. Các khu
vực chế biến tại California chiếm 90% lượng sản xuất ở Mỹ và 35% lượng sản
xuất trên thế giới (theo FAOSTAT). Theo Tạ Thu Cúc (2002) ở Mỹ, năm 1997,
tổng giá trị sản xuất một ha cà chua cao hơn gấp 4 lần so với trồng lúa nước, và
20 lần so với trồng lúa mỳ.
Việc trồng cà chua ở nước ta còn có ý nghĩa quan trọng về mặt luân
canh, tăng vụ và tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
Cây cà chua được xếp vào các loại rau có giá trị kinh tế cao, diện tích trồng cà
chua lên đến chục ngàn ha, tập trung chủ yếu ở đồng bằng và trung du phía bắc.
Hiện nay có một số giống chịu nhiệt mới lai tạo chọn lọc có thể trồng tại miền
Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ nên diện tích ngày càng được mở rộng .Nhiều
giống cà chua lai, ghép chất lượng tốt được phát triển mạnh và một số giống cà

7


chua chất lượng cao đã được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Năm 2010 diện

tích cà chua khoảng 17,6 nghìn ha, năng suất đạt 11,6 tấn/ha.
Tuy nhiên việc sản xuất cà chua ở nước ta còn gặp nhiều hạn chế do
năng suất,chất lượng cà chua còn thấp và thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội địa.
Nguyên nhân chính là do bộ giống của chúng ta còn nghèo nàn, năng suất thấp,
nông dân tự để giống nên giống thường nhanh bị thoái hóa, các giống cà chua
lai F1 có năng suất chất lượng cao trong nước sản xuất ra còn ít, các giống F1
hiện nay chủ yếu là giống nhập nội có giá thành cao khó được sản xuất chấp
nhận. Cà chua là loại quả rất dễ bị hỏng sau quá trình thu hái, chịu nhiều tác
động của các yếu tố ngoại cảnh cũng như con người, gây khó khăn cho quá trình
vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
Chính vì thế, việc tìm ra các giống cà chua có năng suất cao, chất lượng tốt,
đồng thời phối hợp được khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận của môi
trường, kéo dài thời gian bảo quản cũng như khả năng chịu bệnh virus và chết héo
cây là đòi hỏi vô cùng cấp bách.
Trong những năm gần đây cà chua được trồng nhiều ở cả vụ Thu - Đông
và Xuân-Hè. Đây là một bước tiến quan trọng trong sản xuất cà chua và có ý
nghĩa giải quyết vấn đề rau giáp vụ và nâng cao hiệu quả, năng suất cho người
dân. Công tác nghiên cứu chọn tạo giống ở nước ta chủ yếu hướng tới chọn tạo
ra giống cà chua mới có triển vọng năng suất cao, kiểu dáng, mẫu mã, có khả
năng bảo quản lâu dài và chất lượng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều
kiện ngoại cảnh cao. Để tiếp tục góp phần giải quyết vấn đề đặt ra, trên cơ sở
một số tổ hợp lai cà chua. Được sự cho phép của Bộ môn Di Truyền - Giống,
Khoa Nông Học, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Nguyễn Hồng Minh, tôi đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu đề tài :
“Đánh giá sinh trưởng, năng suất của một số tổ hợp lai cà chua có thịt quả
chậm nhũn vụ xuân hè 2017”.

8



1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá đặc điểm nông, sinh học, năng suất của một số tổ hợp lai cà
chua có thịt quả chậm nhũn vụ xuân hè 2017
- Tuyển chọn ra các tổ hợp lai cà chua triển vọng thích hợp cho vụ xuân hè
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, cấu trúc cây và một số tính trạng hình thái
của các tổ hợp lai cà chua
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng quả của các tổ hợp lai
cà chua .
- Đánh giá mức độ nhiễm một số bệnh hại trên đồng ruộng

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
9


2.1. Nguồn gốc, phân loại của cây cà chua
2.1.1. Nguồn gốc
Nhiều nghiên cứu cho rằng quê hương của cà chua ở vùng Nam Mỹ, dọc
theo bờ biển Thái Bình Dương, từ quần đảo Galapagos tới Chilê (Nguyễn Văn
Hiển, 2000).
Các họ hàng hoang dại của cây cà chua có nguồn gốc từ phía Tây Nam
Mỹ, bao gồm quần đảo Galapagos. S. pimpinellifolium L. được cho là tổ tiên
hoang dại gần nhất của cà chua trồng được tìm thấy ở bờ biển Peru và Ecuador
(Peralta et al., 2008; Zuriaga et al., 2008). (Trích theo José Blanca et al., 2015).
Học thuyết về trung tâm phát sinh cây trồng của N.I. Valilov đề xướng và
P.M. Zukovxki bổ sung, cho rằng quê hương của cây cà chua ở vùng Nam Mỹ
(Peru, Bolovia, Ecuador ). Các nghiên cứu sinh học phân tử và di truyền phân tử
(nghiên cứu các izoenzyme, các marker phân tử, nghiên cứu khoảng cách di
truyền) cũng đã xác định điều đó.

Từ “Tomato” có nguồn gốc từ những từ, nhóm từ Xitomate hoặc Zitomate
và Mexican tomati. Trước đây người ta đặt tên cho cà chua là “Golden apple”
quả táo vàng.
Các nhà nghiên cứu có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cây cà
chua trồng. Tuy nhiên nhiều tác giả khác nhận định L.esculentum
var.cerasiforme (cà chua anh đào) là tổ tiên của loài cà chua trồng. Theo các
nghiên cứu của Jenkins (1948), có thể dạng này được chuyển từ Pêru và Ecuado
tới nam Mehico (Nguyễn Văn Hiển, 2000). Trước khi Crixitop Colong tìm ra
Châu Mỹ thì ở Peru và Mehico đã có trồng cà chua, ở đó nó đã được người dân
bản xứ thuần hóa và cải tiến. Các nhà thực vật học Decadolle (1984), Mulle
(1940), Luckwill (1943), Breznev (1955), Becker - Dilinggen (1956)… đều
thống nhất cho rằng cây cà chua có nguồn gốc ở bán đảo Galapagos, ở Peru,
Equado, Chile. Một số tác giả cho rằng Mehico là đất nước đầu tiên trồng trọt

10


hóa cây này. Các nghiên cứu sinh học phân tử và di truyền phân tử (nghiên cứu
các izoenzyme, các marker phân tử, nghiên cứu khoảng cách di truyền) cũng đã
xác định điều đó, đồng thời khẳng định rằng Mehico là nơi đầu tiên thuần hoá,
trồng trọt cà chua (dẫn theo Mai Thị Phương Anh, 2003).
Theo Luckwill, 1943, cà chua từ Nam Mỹ được đưa vào Châu Âu từ thế kỷ
XVI. Đầu tiên được trồng ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và từ đó cà chua được lan
rộng đi các nơi khác nhờ các thương nhân và thực dân khai thác thuộc địa (Nguyễn
Văn Hiển 2000). Tuy nhiên, thời gian này cây cà chua chỉ được trồng như cây cảnh
vì màu sắc, hình dạng quả đẹp mắt. (dẫn theo Mai Thị Phương Anh, 2003). Mãi
đến cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX, cà chua mới được đưa vào Châu Á nhờ
các lái buôn người Châu Âu và thực dân Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Đầu
tiên là Philippin, đảo Java và Malaysia, sau đó đến các nước khác, nó dần trở nên
phổ biến, từ đó cà chua mới được xếp vào cây rau thực phẩm có giá trị và ngày

càng phát triển rộng khắp trên thế giới.
Cà chua du nhập vào Việt Nam từ thời thực dân Pháp chiếm đóng, tức là
vào khoảng hơn 100 năm trước đây, và được người dân thuần hóa trở thành cây
bản địa (Tạ Thu Cúc, 1985). Từ đó cùng với sự phát triển của xã hội thì cây cà
chua đang ngày càng trở thành một cây trồng có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng
cao ở Việt Nam.
2.1.2. Phân loại
Cây cà chua trồng (Solanum lycopersicum L.) thuộc họ cà Solanaceae, chi
Solanum L., mục (section) Lycopersicon (Peralta et al., 2008).
Trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc phân loại cà chua
nhưng hiện nay hệ thống phân loại của Brezhnev (1964) được sử dụng đơn giản
và rộng rãi nhất. Chi Lycopersicon Tourn được phân làm 2 chi phụ dựa vào màu
sắc quả:
Subgenus 1: Eriopersicon
Subgenus 2: Eulycopersicon
11


(Theo Nguyễn Hồng Minh, 2000)
- Chi phụ: Eriopersicon: quả không bao giờ chín đỏ, luôn luôn có màu
xanh, có sọc tía, quả có lông, hạt nhỏ. Chi này gồm 2 loài và 5 loại hoang dại là:
L.cheesmanii, L.chilense, L.glandulosum, L.hirsutum, L.peruvianum.
- Chi phụ: Eulycopersicon: Là dạng cây hàng năm, hoa to, quả chín đỏ
hoặc vàng, gồm có 1 loài: L. esculentum Mill.
Ngày nay, cây cà chua được biết đến là loại cây trồng một năm, có khả
năng phân cành lớn, với 2 loại hình sinh trưởng: sinh trưởng hữu hạn và sinh
trưởng vô hạn. Dạng sinh trưởng hữu hạn được phân biệt bằng chùm hoa cách
đều giữa các đốt, dạng vô hạn được phân biệt cứ khoảng 3 đốt lại xuất hiện một
chùm hoa và thân chính thường sinh trưởng vô hạn (Maharaj et al, 2007).
2.2. Giá trị của cây cà chua

2.2.1. Giá trị dinh dưỡng
Cà chua là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng rộng rãi trên
thế giới trên 150 năm nay.Trong quả chín có chứa nhiều chất dinh dưỡng như:
đường, vitamin A, vitamin C và các chất khoáng quan trọng như: canxi (Ca), sắt
(Fe), phốt pho(P), kali(K), magie(Mg),...
Theo Ersakov và Araximovich (1952) thành phần của cà chua như sau:
trọng lượng chất khô là 5-6% trong đó đường dễ tan chiếm 3%, axit hữu cơ
0,5%, xenlulo 0,84%, chất keo 0,13%, protein 0,95%, lipit thô 0,2%, chất
khoáng 0,6%. Hàm lượng Vitamin C trong quả tươi chiếm 17-35,7mg (dẫn theo
Tạ Thu Cúc, 1985).
Theo E.D.War D.C.Tigche Laar (1989), thành phần trong quả cà chua
chín gồm có:



Nước: 94-95%
Chất khô chiếm 5-6%, trong đó:
55% đường fructôzơ, glucôzơ, sucrozơ.
21% chất không hoà tan trong rượu: Prôtein, xenlulôzơ, pectin,
pôlysaccarit.

12






12% axít hữu cơ: xitric, malic, galacturonic, pirolion- cacboxilic.
7% chất hữu cơ.

5 % các chất khác: carotenoit, ascobic axit, chất dễ bay hơi…
Trong 100 mẫu giống cà chua trồng trong vụ xuân hè tại vùng đồng bằng

sông Hồng có thành phần hóa học như sau (Tạ Thu Cúc,1985):





4,3 – 6,4% chất khô.
2,6 – 3,5% đường tổng số.
17,6 – 38,81mg % Vitamin C tổng số.
3,6-6,2% hàm lượng các chất tan.
Bảng 2.1. Thành phần hóa học của 100g cà chua



Thành phần
Nước
Năng lượng
Chất béo
Protein
Carbohydrates
Chất xơ
Kali
Photpho
Magie
Canxi
VitaminC
Vitamin A

Vitamin E
Niacin

Qủa chín tự nhiên
Nước ép tự nhiên
93,76 g
93,9 g
21Kcal
17 Kcal
0,33 g
0,06 g
0,85 g
0,76 g
4,46 g
4,23 g
1,10 g
0,40 g
223 mg
220 mg
24 mg
19 mg
11 mg
11 mg
5 mg
9 mg
19 mg
18,30 mg
623 IU
556 IU
0,38 mg

0,91 mg
0,628 mg
0,67 mg
Nguồn : USDA Nutrient Data Base

2.2.2. Giá trị y học
Không những có giá trị to lớn về mặt dinh dưỡng mà cây cà chua còn có
giá trị trong y học. Theo Lê Trần Đức (1997), cà chua có vị ngọt, tính mát, có
tác dụng tạo năng lượng, tăng sức sống, làm cân bằng tế bào, giải nhiệt, chống
hoại huyết, kháng khuẩn, chống độc, kiềm hoá máu có dư axit, hoà tan ure, thải
ure, điều hoà bào tiết, giúp tiêu hoá dễ dàng các loại bột và tinh bột. Dùng ngoài
để chữa trứng cá, mụn nhọt, viêm tấy và dùng lá để trị vết đốt của sâu bọ. Chất
tomarin chiết xuất từ lá cà chua khô có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, diệt
13


một số bệnh hại cây trồng.
Trong cà chua còn có chất Lycopen - thành phần tạo nên màu đỏ của quả cà
chua - giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hàm lượng chất này nhiều hay ít
phụ thuộc vào độ chín của quả và chủng loại cà chua. Đây là một chất oxi hóa tự
nhiên mạnh gấp 2 lần so với beta-caroten và gấp 100 lần so với vitamin E. Lycopen
liên quan đến vitamin E đã được chứng minh là có thể ngăn ngừa ung thư vú, ung
thư tiền liệt tuyến. Ngoài ra nếu sử dụng nhiều cà chua thì tỉ lệ oxi hóa làm hư các
cấu trúc sinh hóa của AND giảm xuống thấp nhất (Lê Thị Ánh Hồng và cộng sự,
1993)
2.2.3. Gía trị kinh tế
Cà chua là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, cho sản phẩm vừa để ăn
tươi vừa để nấu nướng. Quả cà chua nguyên liệu cho chế biến công nghiệp với
các sản phẩm đa dạng mà thị trường thế giới có nhu cầu cao như nước cà chua,
cà chua cô đặc, bột, cà chua muối,…

Đồng thời cà chua là loài cây có khả năng thích nghi rộng. Do đó, với nhiều
nước trên thế giới thì cây cà chua là một cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao
và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Theo FAO (Symbols and Abbreviations), năm
2004 trên thế giới có khoảng 114 nước trồng cà chua với diện tích 4.231.669 ha,
sản lượng 112.304.298 tấn, năng suất trung bình đạt 27 tấn/ha. Cũng theo FAO
(Stat 2007) thì năm 2005 diện tích và sản lượng cà chua trên thế giới là 4,57 triệu
ha và 124,4 triệu tấn, năng suất trung bình đạt 27,2 tấn/ha.
Theo FAO (1999) Đài Loan hằng năm xuất khẩu cà chua tươi với tổng trị
giá là 952000 USD và 48000 USD cà chua chế biến. Lượng cà chua trao đổi trên
thị trường thế giới năm 1999 là 36,7 tấn trong đó cà chua được dùng ở dạng ăn
tươi chỉ 5-7%. Ở Mỹ (1997) tổng giá trị sản xuất 1ha cà chua cao hơn gấp 4 lần
so với lúa nước, 20 lần so với lúa mì.
Ở Việt Nam tuy cà chua mới được trồng khoảng trên 100 năm nay nhưng
nó đã trở thành một loại rau phổ biến và được sử dụng rộng rãi . Theo số liệu
14


điều tra của phòng nghiên cứu thị trường Viện nghiên cứu rau quả, sản xuất cà
chua ở đồng bằng sông Hồng cho thu nhập bình quân 42,0-68,4 triệu đồng/ha/vụ
với mức lãi thuần 15-25 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Chính
vì giá trị kinh tế cao như vậy nên diện tích trồng cà chua trên thế giới và Việt
Nam đều tăng dần qua các năm.
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Minh, trong sản xuất cà chua nước ta từ năm
2008 - 2011 đã đánh dấu sự ra đời cuộc cách mạng lần thứ hai, cà chua chất
lượng cao. Với những thành tựu về tạo ra các bộ giống cà chua lai chất lượng
cao và các quy trình công nghệ phát triển sản xuất đã và đang ra đời và tiếp tục
phát triển, hoàn thiện, chúng ta hoàn toàn có thể đưa nền sản xuất cà chua nhỏ
lẻ, chủ yếu là cây gia vị thành nền sản xuất lớn với đa dạng về các chủng loại
sản phẩm, có mức tiêu thụ lớn, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu,
đem lại kim ngạch vượt hơn nhiều so với xuất khẩu gạo. Ở các tỉnh miền Bắc

(chủ yếu vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ), khi sử dụng các bộ giống cà chua
lai chất lượng cao tạo ra trong nước và các quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến
đạt được ở các mùa vụ, chúng ta có thể cung cấp khối lượng sản phẩm lớn cho
chế biến và tiêu dùng quả tươi từ khoảng 15/11 tới hết tháng 6 năm sau (7,5
tháng cung cấp sản phẩm trong chu kỳ 1 năm). Trong đó có khoảng 3,5 - 4 tháng
(hoặc hơn nữa) cung cấp được sản phẩm an toàn chất lượng cao cho ăn tươi
sống với khối lượng rất lớn.
Đồng bằng và trung du Bắc Bộ nước ta là vùng đất nổi tiếng sản xuất ra
các loại rau chất lượng cao, ăn ngon hơn hẳn các vùng khác. Thế mạnh của
chúng ta về sản xuất ra khối lượng lớn cà chua chất lượng cao với thời gian cung
cấp sản phẩm như nêu trên trùng với giai đoạn miền Bắc khan hiếm hơn về các
loại quả, giúp cho tiêu thụ cà chua chất lượng cao tăng mạnh. Đặc biệt thế mạnh
này ứng với giai đoạn mùa đông lạnh giá kéo dài của các nước phương Bắc
(không thể sản xuất rau tươi bằng công nghệ thông thường nên sản phẩm hiếm
và đắt). Vì vậy, thị trường xuất khẩu cà chua chất lượng cao của miền Bắc nước
15


ta là vô cùng lớn. Sản xuất cà chua chất lượng cao tạo lập được một nghề ổn
định cho đông đảo nông dân các tỉnh miền Bắc, tạo ra nhiều công ăn việc làm ở
các mùa vụ với thu nhập cao gần như quanh năm. Chỉ tính một vụ trồng cà chua
chất lượng cao (với tiến bộ về giống và công nghệ sản xuất hiện nay), trung bình
1 ha người nông dân bán sản phẩm tại nơi tập kết, sau khi trừ chi phí các loại vật
tư cho thu nhập khoảng 190 - 230 triệu đồng. Số này bao gồm công lao động của
người sản xuất và lãi ròng, nếu trừ chi phí công lao động lãi ròng có thể thu
được 70 - 100 triệu đồng/ha/vụ.
Sản xuất cà chua chất lượng cao tạo lập được nhiều doanh nghiệp, dịch vụ
bao tiêu sản phẩm cho nông dân và chế biến các loại hình sản phẩm cung cấp
cho thị trường trong nước và xuất khẩu ổn định, tạo ra nhiều việc làm cho người
lao động, thu nhập cao cho các doanh nghiệp và phát triển kinh tế nước nhà. Sản

xuất cà chua chất lượng cao đem lại giá trị chuỗi lớn.
- Thời thế đã tạo cho chúng ta khả năng tiêu thụ sản phẩm cà chua chất
lượng cao rất lớn trên thị trường trong nước và thế giới.
Một khi chương trình được khẩn trương tiến hành thì khả năng tới năm
2020 - 2021 nước ta sẽ trở thành một cường quốc xuất khẩu cà chua chất lượng
cao. Và khi SX đạt quy mô theo thiết kế, ngoài tiêu dùng trong nước, kim ngạch
XK các sản phẩm cà chua chất lượng cao sẽ đem lại cho chúng ta nguồn thu lớn.

2.3. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây cà chua
2.3.1. Đặc điểm thực vật học
Ngay từ khi cây cà chua hoang dại được thuần hóa và trồng trọt trong gia
đình hay các nông trại sản xuất hạt giống tại Mehico, các đặc điểm thực vật học của
nó đã được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là bộ phận sinh sản. Người đầu tiên đề cập

16


đến cây cà chua và đặc điểm ra hoa, thụ phấn, thụ tinh là một nhà dược liệu học
người Italia, Pier Andrea Mattioli (1554) (dẫn theo Huziker, A.T, 1979).


Rễ cây cà chua
Rễ cà chua thuộc loại rễ chùm ăn sâu. Rễ phụ cấp 2 phân bố dày đặc trong

đất ở thời kì sinh trưởng mạnh. Rễ cà chua có thể ăn sâu tới 1,5 m khi gieo thẳng,
nhưng ở độ sâu dưới 1m rễ ít, khả năng hút nước và chất dinh dưỡng ở tầng đất 0,5
yếu. Hệ rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất 0-30cm. Khả năng tái sinh rễ mạnh, cà chua
có khả năng ra rễ bất định, rễ phát triển tốt ở nhiệt độ ngày 25-27oC



Thân cây cà chua
Thân thuộc dạng bò lan hoặc mọc thành bụi. Căn cứ vào đặc điểm sinh

trưởng chiều cao cây có thể phân thành 3 loại:
-

Loại thân lùn (chiều cao cây dưới 65cm)
Loại thân trung bình (chiều cao cây khoảng 65-120cm)
Loại thân cao (có chiều cao trên 120cm)
Thân cà chua thay đổi trong quá trình sinh trưởng tuỳ thuộc vào giống,

điều kiện ngoại cảnh và thời kỳ sinh trưởng. Trong quá trình phát triển, cây cà
chua sẽ mọc rất nhiều chồi nách làm cho cây rậm rạp nên trong sản xuất người
ta đưa ra kỹ thuật tỉa nhánh để cho cây tập trung dinh dưỡng nuôi


Lá cây cà chua
Lá cà chua thuộc dạng lá kép, gồm nhiều lá chét có dạng khác nhau tuỳ

thuộc vào giống. Bộ lá có ý nghĩa quan trọng đối với năng suất, số lá là đặc tính
di truyền của giống, nhưng quá trình hình thành lá cũng chịu ảnh hưởng của
nhiệt độ.


Hoa cây cà chua
Hoa cà chua là hoa hoàn chỉnh (bao gồm: lá, đài, nhị và nhụy hoa), do đó

cà chua tự thụ phấn là chủ yếu, đư ờng kính của hoa khoảng ¾ inch (1,9cm), với
5-10 lá đài màu xanh tồn tại cho đến khi quả chín (đài đồng trưởng). Cánh hoa
có màu vàng liên kết với nhau quanh vòi nhuỵ bằng 5 cánh hoặc nhiều hơn.


17


Năm nhị hoa được gắn với tràng hoa, các bao phấn dài đồng đều được dính với
nhau theo dạng hình nón quanh nhuỵ hoa. Bầu nhuỵ và vòi nhuỵ dài, mảnh,
vươn tới đầu của hoa hoặc vươn ra ngoài khoảng 2 mm. Ống phấn có dạng đơn,
tuy nhiên có khi có dạng kép.Trong một chùm, nụ,hoa và quả phát triển riêng rẽ
theo từng nhánh (Gottl, 1963). Hoa càchua mọc thành chùm, chùm hoa đầu tiên
sinh ra sau khi phân cành cấp 1. Số hoa trên chùm ở hầu hết các giống biến động
từ khoảng 2 - 26 hoa và mỗi một cây có thể sản sinh ra từ 4 đến 20 chùm hoa
trong một chu kỳ sống (Rick, 1978). Số lượng hoa/chùm, số chùm hoa/cây và
kiểu đính hoa rất khác nhau ở các giống.


Quả cà chua
Quả cà chua thuộc dạng quả mọng, có nhiều ngăn và bao gồm nhiều noãn,

các noãn đính với nhau bằng giá noãn ở trục giữa của quả. Kích thước và hình
dạng của quả rất đa dạng, có thể từ 1 đến 500gam, quả có dạng dẹt, tròn, mận, lê
hay nhiều hình dạng khác. Màu sắc quả là đặc trưng của giống, cà chua khi chín
thường có màu đỏ hồng, vàng, vàng da cam (Rick, 1978).
2.3.2. Yêu cầu ngoại cảnh
Cũng như các loại cây trồng khác, trong suốt quá trình sinh trưởng và phát
triển của mình, cây cà chua chịu rất nhiều tác động của các điều kiện ngoại cảnh
như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất đai…
2.3.2.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cà chua:
nảy mầm, tăng trưởng cây, ra hoa, đậu quả, hình thành hạt, năng suất thương
phẩm, mẫu mã quả, chất lượng quả...

Cà chua sinh trưởng và phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 20-27 oC. Nhiệt độ
trên 30oC kéo dài kết hợp với hạn hán sẽ dẫn đến rối loạn quá trình đồng hoá,
giảm hàm lượng chất khô trong quả, giảm năng suất. Nhiệt độ trên 35 oC và
dưới 10oC cà chua ngừng sinh trưởng. Hạt cà chua bắt đầu nảy mầm ở nhiệt độ
15-18oC nhưng nảy mầm nhanh ở nhiệt độ 25-30 oC. Nhiệt độ thích hợp cho sự
18


ra hoa là 20-25oC. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình đậu quả ban đêm dao động
trong khoảng 15-20oC và ban ngày ở 25oC, nhiệt độ trên 30oC hoặc dưới 10oC
cà chua khó đậu quả. Trong thời kỳ quả chín, nhiệt độ và ánh sáng có ảnh
hưởng rất lớn đến sự hình thành các sắc tố quả, chủ yếu là lycopen và caroten
(theo Tạ Thu Cúc và cộng sự, 2001).
2.3.2.2. Ánh sáng
Cà chua là cây trung tính (không phản ứng với độ dài ngày). Nếu nhiệt độ
thích hợp, cây cà chua có thể sinh trưởng phát triển ở nhiều vùng khác nhau.
Cà chua là cây ưa sáng mạnh. Ánh sáng đầy đủ cây con sinh trưởng tốt,
ra quả thuận lợi, cho năng suất cao, chất lượng tốt. Cây thiếu ánh sáng hay
trồng trong điều kiện ánh sáng yếu sẽ yếu ớt, lá nhỏ, mỏng, cây vống, ra hoa
quả chậm; năng suất và chất lượng quả giảm, hương vị nhạt. Cường độ ánh
sáng thích hợp cho cà chua sinh trưởng phát triển từ 4.000-10.000 lux (theo Tạ
Thu Cúcvà cộng sự, 2001).
2.3.2.3. Nước, độ ẩm
Chế độ nước trong cây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cường độ của
các quá trình sinh lý cơ bản: quang hợp, hô hấp, sinh trưởng và phát triển. Cây
cà chua chịu hạn nhưng không chịu úng. Do thân lá phát triển mạnh, ra hoa, ra
quả nhiều, năng suất cao nên trong quá trình sinh trưởng cây cà chua không thể
thiếu nước. Độ ẩm thích hợp cho cây cà chua sinh trưởng và phát triển là 7080%. Thời kỳ khủng hoảng nước là thời kỳ từ hình thành hạt phấn ra hoa đến
khi hình thành quả. Thiếu nước cây sinh trưởng kém, lóng ngắn, lá nhỏ, rụng
hoa, rụng quả. Nhưng nước dư thừa cũng gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng

phát triển của cà chua. Khi chuyển đột ngột từ chế độ ẩm thấp sang chế độ ẩm
cao sẽ có hiện tượng nứt quả. Độ ẩm đất thuận lợi cho cà chua là 60-70% độ
ẩm đồng ruộng, độ ẩm không khí thích hợp là 45-55%. Độ ẩm cao làm giảm
khả năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện bất thuận; hàm lượng nước trong quả
cao, giảm hàm lượng các chất hoà tan, quả chín có khả năng bảo quản và vận
chuyển kém (theo Tạ Thu Cúc và cộng sự, 2001).
19


2.3.2.4. Đất và dinh dưỡng
Đất phù hợp với cây cà chua là đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, tưới tiêu
dễ dàng, độ pH từ 5,5-7,5. Độ pH thích hợp nhất cho cà chua sinh trưởng phát
triển là 6-6,5. Trên đất có độ pH dưới 5, cây cà chua bị bệnh héo xanh gây hại.
Cà chua là cây thân lá sinh trưởng mạnh, khả năng ra hoa quả rất lớn, vì vậy
cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố có tính chất quyết định đến năng suất,
chất lượng quả. Cà chua hút nhiều nhất là Kali, sau đó là đạm và ít nhất là lân.
Cà chua sử dụng 60% lượng N, 50-60% K 20 và 15-20% P205 tổng lượng phân
bón vào đất suốt vụ trồng (theo Tạ Thu Cúc và cộng sự, 2001).
- Nitơ: có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng thân lá, phân hoá hoa sớm, số
lượng hoa trên cây nhiều, hoa to, tăng khối lượng quả và làm tăng năng suất trên
đơn vị diện tích.
- Phốt pho: lân có tác dụng kích thích hệ rễ cà chua sinh trưởng nhất là
thời kỳ cây con. Bón lân đầy đủ rút ngắn thời gian sinh trưởng, cây ra hoa sớm,
tăng tỷ lệ đậu quả, quả chín sớm, tăng chất lượng quả. Lân khó hoà tan nên
thường bón lót trước khi trồng.
- Kali: cần thiết để hình thành thân, bầu quả; kali làm cho cây cứng chắc,
tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận, tăng quá trình
quang hợp, tăng cường quá trình vận chuyển các chất hữu cơ và đường vào
quả. Đặc biệt kali có tác dụng tốt đối với hình thái quả, quả nhẵn, thịt quả chắc,
do đó làm tăng khả năng bảo quản và vận chuyển quả chín. Cây cần nhiều kali

nhất vào thời kỳ ra hoa, hình thành quả.
- Các yếu tố vi lượng: có tác dụng quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát
triển của cây đặc biệt là cải tiến chất lượng quả. Cà chua phản ứng tốt với các
nguyên tố vi lượng B, Mn, Zn,…Trên đất chua nên bón phân Mo.
2.4. Tình hình sản xuất cà chua ở việt nam và trên thế giới
2.4.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Cà chua là loại cây trồng tuy được chấp nhận như một loại thực phẩm và
có lịch sử phát triển tương đối muộn nhưng do nó có khả năng thích ứng rộng và
hiệu quả kinh tế và giá tri sử dụng cao. Hiện nay nó đã có mặt ở khắp nơi trên

20


thế giới và ngày càng được chú trọng phát triển hơn cả về năng suất và chất
lượng. Cà chua đã và đang trở thành một loại cây thế mạnh mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho nhiều nước trên thế giới. Trên thế giới đã có nhiều giống mới
được ra nhằm đời đáp ứng được nhu cầu thị hiếu ngày càng cao của con người
cả về số lượng và chất lượng.
Theo FAO (1999), trên thế giới có 158 nước trồng cà chua (dẫn theo Tạ Thu
Cúc, 2001)
Bảng 2.2. Các nước sản xuất cà chua hàng đầu trong năm 2012
Quốc gia
China
India
Hoa Kỳ
Thổ Nhĩ KỲ
Egypt
Iran
Italy
Spain

Brazil
Mexico
Hà Lan

Sản lượng (tấn)
50.000.000
17.500.000
13.206.950
11.350.000
8.625.219
6.000.000
5.131.977
4.007.000
3.873.985
3.433.567
805
Theo ước tính của FAO; Nguồn: FAOSTAT

Trên toàn thế giới, người trồng đã sản xuất trên161 triệu tấn cà chua trong
năm 2012, Trung Quốc là nước dẫn đầu thế giới về sản lượng cà chua với
khoảng 50 triệu tấn mỗi năm, tiếp đến là Ấn Độ với gần 18 triệu tấn và Mỹ với
khoảng 13 triệu tấn.
Theo Daniel Workman, 2017 về xuất khẩu cà chua của các quốc gia:
Doanh thu từ xuất khẩu cà chua trên toàn cầu vào năm 2016 lên đến 8,4 tỷ
đô la Mỹ. Nhìn chung, giá trị xuất khẩu cà chua tăng trung bình 3,7% đối với tất
cả các nước xuất khẩu kể từ năm 2012. Giá trị đối với cà chua xuất khẩu đã
tăng 5,8% từ năm 2015 đến năm 2016. Trong số các châu lục, các nước châu Âu
có số lượng xuất khẩu cà chua cao nhất trong năm 2016 với số lượng hàng hóa
lên tới 3,9 tỷ đô la Mỹ hoặc 46,5% tổng số cà chua toàn cầu . Các nhà xuất khẩu


21


Bắc Mỹ chiếm 33,7% trong khi các nhà cung cấp châu Á chiếm 11,6%. Tổng số
cà chua xuất khẩu có nguồn gốc từ Châu Phi là 7,6% chiếm một tỉ lệ nhỏ hơn.

 Dưới đây là 15 nước xuất khẩu cà chua giá trị cao nhất trong năm 2016:
1.

Mexico: 2,1 tỷ USD (25,1% tổng xuất khẩu cà chua)

2.

Hà Lan: 1,6 tỷ USD (19%)

3.

Tây Ban Nha: 1,1 tỷ USD (12,6%)

4.

Ma-rốc: 509,2 triệu đô la (6,1%)

5.

Canada: 373,1 triệu đô la (4,4%)

6.

Pháp: 355,1 triệu đô la (4,2%)


7.

Hoa Kỳ: 352 triệu đô la (4,2%)

8.

Bỉ: 287,9 triệu USD (3,4%)

9.

Jordan: 255,5 triệu đô la (3%)

10.

Thổ Nhĩ Kỳ: 239,9 triệu USD (2,9%)

11.

Ý: 191,4 triệu đô la (2,3%)

12.

Trung Quốc: 170,3 triệu đô la (2%)

13.

Azerbaijan: 92,1 triệu đô la (1,1%)

14.


Ấn Độ: 76,1 triệu đô la (0,9%)

15.

Bêlarut: 66,4 triệu đô la (0,8%)
Các quốc gia được liệt kê chiếm 92,1% lượng xuất khẩu cà chua vào năm
2016 (theo giá trị). Trong số các nước trên, các nước xuất khẩu cà chua tăng
nhanh nhất từ năm 2012 là: Azerbaijan (tăng 380,4%), Trung Quốc (tăng
119,3%), Belarus (tăng 55,5%) và Ấn Độ (tăng 41,9%). Các quốc gia có mức
giảm trong Xuất khẩu cà chua: Thổ Nhĩ Kỳ (giảm 40,1%), Tây Ban Nha (giảm
10,7%), Ý (giảm 10,6%) và Hà Lan (giảm -6,8%).
Bảng 2.3: Diện tích, sản lượng, năng suất cà chua của các châu lục năm
2012
Tên châu lục
22

Diện tích
(ha) (1000 ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
( tấn)


Châu Phi
Châu Mỹ
Châu Á

Châu Âu
Châu Đại Dương

1.010.604
452.905
2.824.757
566.583
8.961

17,75
17.937.834
54,75
2.4.797.948
34,66
98.892.723
40,85
15.158.865
61,75
553.371
Nguồn FAOSTAT. 2014

Trong 7 năm (từ năm 2005 đến năm 2012) diện tích cà chua thế giới tăng
1,12 lần (4.289.312 ha lên 4.803.680 ha), sản lượng tăng 1,25 lần (từ
129.366.600 tấn lên 161.793.834 tấn), năng suất tăng 1,12 lần (từ 30,16 lên
33,68 tấn/ha). Theo Bảng 2.3 thì Châu Á có diện tích (2.824.757 ha) lớn nhất và
sản lượng (98.892.723 tấn) cao nhất thế giới, nhưng năng suất cao nhất thế giới
là Châu Mỹ (54,75 tấn/ha)
2.4.2. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam
Cà chua là cây được du nhập vào Việt Nam mới được hơn 100 năm nhưng
đã trở thành một loại rau phổ biến và được sử dụng ngày càng rộng rãi. Cà chua

ở nước ta được trồng chủ yếu vào vụ đông với diện tích khoảng 6.800-7.300 ha.
Do tính chất đặc trưng như: cơ cấu mùa vụ và điều kiện sinh thái mà cây cà chua
phần lớn được sản xuất tại các tỉnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc Bộ (Hà Nội,
Hải Dương, Vĩnh Phúc…), còn ở Miền Nam tập trung ở các tỉnh An Giang, Tiền
Giang, Lâm Đồng… Diện tích và sản lượng cà chua sản xuất ở 2 khu vực này
chiếm trên 62% sản lượng cà chua cả nước.
Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2014, diện tích sản xuất cà chua của
cà nước năm 2013 đạt 25,48 nghìn ha, tăng 20,3% so với năm 2010 (21,17 nghìn
ha), năng suất đạt 287,0 tạ/ha, sản lượng đạt 731,48 nghìn tấn. Với sản lượng trên
tương đương bình quân đầu người khoảng 8,1kg quả/ năm. Trong thời gian qua, nhờ
việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, giống mới và công nghệ canh tác tiên tiến góp
phần gia tăng về năng suất, sản lượng và chất lượng cà chua của Việt Nam.
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua Việt Nam trong 4
năm (2010-2013)

m
10
23

Khu vực chính
Cả nước

Diện tích
(ha)
21.784,2

Năng suất
(tạ/ha)
252,6


sản lượng
(1000 tấn)
550,188


Đồng Bằng Sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Duyên Hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
ĐB Sông Cửu Long
Cả nước
Đồng Bằng Sông Hồng
Bắc Trung Bộ
2011
Duyên Hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
ĐB Sông Cửu Long
Cả nước
Đồng Bằng Sông Hồng
Bắc Trung Bộ
2012
Duyên Hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
ĐB Sông Cửu Long
Cả nước
Đồng Bằng Sông Hồng
Bắc Trung Bộ
2013
Duyên Hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên

ĐB Sông Cửu Long

6.934,3
932,6
1.952,0
6.724,6

243,5
295,1
100,1
392,2

168,82
9,43
19,54
263,70

2.984,7

176,8

52,75

23.083,6
7.047,4
1.010,6
1.647,0
7.799,8

255,5

251,4
289,7
109,2
369,8

589,83
177,13
9,96
17,98
288,45

3.366,3

180,1

60,61

23.917,8
7.235,9
1.693,2
1.462,9
7.789,4

257,9
254,4
514,1
105,9
381,3

616,89

184,05
18,56
15,49
297,03

3.461,4

189,4

65,54

25.483,4
6.906,4
1.781,0
1.184,6
10.396,4

287,0
250,9
103,6
109,6
418,5

731,48
173,35
18,45
12,98
435,08

2.782,7


188,4

52,41

Nguồn: Tổng Cục Thống kê (2013)
Qua Bảng 2.4 cho thấy trong giai đoạn 2010 - 2013 diện tích trồng cà chua
trong cả nước tăng lên tuy nhiên so với diện tích thì năng suất là không tăng, sản
lượng tăng nhẹ.
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của 10 tỉnh thành
đứng đầu cả nước tong 2 năm (2012-2013)
Tỉnh thành

24

năm 2012
Diện tích
Năng

Sản

Diện

năm 2013
Năng

Sản


Hà Nội

Hải Dương
Hải Phòng
Nam Định
Thái Bình
Bắc Giang
Quảng nam
Lâm Đồng
Trà Vinh
Gia Lai

(ha)

suất
(tạ/ha)

1.168,8
1.000,0
1.259,4
1.444,0
565,0
781,0
420,0
6.798,6
733,8
832,8

252,8
260,9
325,7
202,9

244,5
202,3
142,9
419,0
226,4
118,6

lượng
lượng
tích
suất
(1000
(1000
(ha)
(tạ/ha)
tấn)
tấn)
29,54
1.226,0
260,8
31,96
26,09
1.008,0
253,4
25,54
41,02
971,2
310,7
30,17
29,29

1.164,0
198,1
23,06
13,81
570,0
237,9
13,56
15,79
906,0
207,1
18,76
6,00
204,0
143,5
2,92
284,87 9.304,4
451,9
420,43
16,61
611,5
206,6
12,51
9,87
826,0
124,8
10,30
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê (2013)

Các vùng trồng cà chua đều có nguồn lao động lớn, nông dân có kinh
nghiệm canh tác nên nếu có thị trường sẽ thu hút nhiều lao động do giá công

nhân rẻ nên giá thành có thể cạnh tranh cao. Chính vì vậy có thể nói triển vọng
phát triển cà chua ở nước ta là rất lớn.Và việc quy hoạch vùng trồng cà chua để
cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đang trở nên cấp thiết nhất là ở các tỉnh Hà
Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình,...
2.5. Một số nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua trên thế giới và ở Việt Nam
2.5.1.Ttình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua trên thế giới
Lịch sử công tác chọn tạo giống cà chua trên thế giới bắt đầu ở Châu Âu
với những tiến bộ ban đầu về dòng, giống. Năm 1860 những giống cà chua mới
đã được giới thiệu ở Mỹ. Năm 1863, có 23 giống cà chua được giới thiệu, trong
đó giống Trophy được coi là giống có chất lượng tốt nhất ở thời kì đó. Nhìn
chung hiện nay hướng chọn tạo giống cà chua trên thế giới phụ thuộc vào điều
kiện khí hậu đất đai của từng vùng, kỹ thuật canh tác hay nhu cầu chế biến, ăn
tươi mà xác định sự đa dạng trong công tác chọn tạo loại cây trồng này . Trung
tâm Nghiên cứu và phát triển rau Châu Á (AVRDC) từ những ngày đầu thành
lập (1972) đã bắt đầu chương trình chọn tạo, nhằm tăng cường khả năng thích
ứng của cà chua với vùng điều kiện nóng ẩm. Hầu hết các giống AVRDC lai tạo
và các giống đã được cải thiện trong tập đoàn từ năm 1974 đến nay đều có khả
25


×