Những khám phá lớn về địa lý
Những khám phá lớn về địa lý đây là cách gọi thông thường về những khám phá địa lý đạt được trong khoảng giữa thế
kỉ 15 và thế kỉ 16, đặc biệt là sự kiện: bơi thuyền vượt qua Mũi Hảo Vọng của Bartolomeu Diaz vào năm 1488, việc
Cristoforo Colombo phát hiện ra Châu Mĩ vào năm 1492, rồi sau đó là việc xâm chiếm nó, cuộc du hành của Vasco da
Gama đến Ấn Độ vào năm 1498 và chuyến viễn du vòng quanh thế giới của Ferdynand Magellan trong những năm
1519-1522. Những sự kiện này đã mở đầu cho một loạt các chuyến đi thám hiểm và khám phá khác, để rồi chúng đã
mở rộng thêm nhiều cho cái gọi là chân trời địa lý của người châu Âu.
Trải qua nhiều thế kỉ, thậm chí là thiên niên kỉ, muối ăn vốn là thứ gia vị và đồng thời cũng là chất bảo quản thực phẩm
duy nhất, được biết đến tại châu Âu. Ở vào thời La Mã cổ đại đã bắt đầu xuất hiện những thứ khác, như: bột quế, hoa
hồi, gừng và nhất là hạt tiêu. Tất cả đều bắt nguồn từ Viễn Đông - Ấn Độ hoặc Đông Nam Á. Ở thời Trung cổ đối với
châu Âu thì cả hai vùng địa lý này đều bị lẫn lộn coi như là một miền huyền thoại mang tên là Ấn Độ. Một đất nước giàu
có, với nhiều loại củ gia vị thơm, nhiều vàng bạc.
Việc nhập khẩu những thứ gia vị được tiến hành liên tục trong suốt thời Trung cổ, cho tới khi Đế chế Byzantine sập đổ
vào năm 1453. Lúc này thì tất cả các tuyến đường buôn bán đều nằm dưới sự kiểm soát của người Ả Rập, họ đã nắm
độc quyền về nhập khẩu những mặt hàng này. Trong một thời gian ngắn, giá của những thứ củ gia vị trên thị trường
Châu Âu đã tăng kinh khủng. Ví dụ: một tạ hạt hồi tại quần đảo Moluc giá là 2 đồng tiền vàng. Tại thành phố Malakka
đã là 14 đồng tiền vàng, còn tại Kozhikode, một điểm trung chuyển hàng của Ấn Độ vào thời ấy, đã là 50 đồng tiền
vàng. Cuối cùng thì tại siêu thị Luân Đôn là 213 đồng tiền vàng. Vấn đề tìm ra một con đường khác để tới được Ấn Độ
đã trở thành một nhu cầu kinh tế khẩn cấp cho châu Âu - đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển của
hệ thống tiền tệ tại châu Âu đã đạt mức cao, với các nhà băng sẵn sàng đầu tư cho các dự án kinh tế. Thiếu nó thì
không thể có được một "khám phá" nào cả. Ấn Độ vốn có rất sẵn những "củ gia vị" và vàng bạc. Song việc đi tới đó là
một kế hoạch đầy rủi ro.
Hoa tiêu trong thời gian này còn lạc hậu, mà việc bơi thuyền lại chủ yếu dựa vào cách vừa bơi vừa quan sát bờ để định
hướng. Các thủy thủ gặp rất nhiều tai biến. Vào thời mà Colombo đang chuẩn bị cho chuyến viễn chinh, thì lý thuyết về
Quả Đất tròn cũng đang được phổ cập tại các trường cao học của châu Âu. Trong xã hội, nhất là trong giới thủy thủ,
vẫn còn nỗi lo lắng ám ảnh là: ở nơi xa nào đó trên Đại Tây dương sẽ có một "đường tận thế", mà từ đó sẽ không có
đường trở về.
Đầu thế kỉ 15 là giao thời của phong trào reconquista (1085-1492), muốn đuổi hết người Moor ra khỏi lục địa châu Âu,
nhất là ở Tây Ban Nha. Vào thời này hai vùng tiếp theo của Tây Ban Nha đã được sát nhập vào thế giới của Đạo Kitô.
Người châu Âu cũng đã chiếm được một số điểm dọc bờ biển châu Phi để làm bàn đạp cho sự xâm lấn tiếp theo.
Bước ngoặt trong kỉ nguyên của những khám phá lớn là năm 1415, khi mà người Bồ Đào Nha chiếm được Ceuta –
một cảng ven bờ biển Mauretan, và nó đã trở thành căn cứ hậu thuẫn tuyệt vời cho sự xâm lăng tiếp về phía Đại Tây
dương và vào sâu trong lục địa Châu Phi.
Trong giai đoạn trước kỉ nguyên khám phá, đã xuất hiện hai ý tưởng về khả năng tới được Ấn Độ. Con "đường Đông
tiến" thứ nhất là – vòng quanh châu Phi, con "đường Đông tiến" thứ hai là – vòng quanh thế giới. Tài liệu xuất bản của
Ptolemy (thuyết về dạng cầu của hành tinh) đã giành được sự ủng hộ rộng rãi tại châu Âu và đã tạo ưu thế cho việc
mở đường về phương Tây. Song để tính được khoảng cách xa gần thì phải có những điểm mốc, nhưng chẳng ai biết
một cái mốc nào cả. Cho đến thời của Colombo thì học thuyết của Ptolemy đã được dạy ở trên hầu hết các trường cao
học của châu Âu.
Những hiểu biết địa lý về vùng châu Á, ở vào thời kỳ này, nó còn mờ ảo tới mức mà người ta đã coi Nhật Bản, Trung
Quốc và Ấn Độ là một vùng.
Cũng không rõ từ khi nào thì người Bồ Đào Nha đã quyết định đi theo con đường vòng quanh châu Phi. Dưới sự lãnh
đạo của hoàng tử Henry Thủy thủ họ đã chọn con đường Đông tiến bằng sự kế tục theo sau những chuyến khảo sát
Châu Phi đã từng được biết.
Thành công đầu tiên của người Bồ Đào Nha, mặc dù rằng cũng chưa định đoạt được cái gì cả, là chuyến du hành của
Bartolomeu Diaz, mà vào năm 1488 ông đã đến được hòn mũi Nam của châu Phi. Mười năm sau, vào năm 1498, một
thủy thủ thám hiểm nổi tiếng khác tên là Vasco da Gama đã lái thuyền vòng quanh châu Phi và tới tận Kozhikode
nhưng đã không gặp một "lục địa lạ" nào cả. Như vậy là học thuyết hoang tưởng của Ptolemy về terra australis (miền
đất phía nam, tức Úc ngày nay) đã bị thực nghiệm làm sụp đổ. Sáu năm trước khi đối thủ đạt được thành công này,
Cristoforo Colombo đã hành trình chuyến đầu tiên của mình về phương Tây, với mục đích là để khám phá ra lục địa
mới.
Colombo, sau khi đã khởi hành một chuyến ngắn từ Quần đảo Canaris, vào năm 1492 đã tới một lục địa mà ông đã
cho rằng đó là bờ biển Đông của Ấn Độ (người da đỏ Anh-Điêng ở Châu Mĩ, theo nghĩa đen chính là "người Ấn Độ" –
đã bị nhầm tưởng). Trong bốn chuyến viễn chinh của mình, chuyến cuối cùng vào những năm 1502-1504, thực tế là
ông đã ghé tới vùng biển Caribe. Ông đã đến đảo Haiti, đảo Cuba, Jamaica, Puerto Rico, Trinidad. Đã bơi vòng quanh
bán đảo Yucatán và đến tận lục địa tại khu vực của Venezuela và Panama ngày nay.
Rồi cuối cùng họ cũng hiểu ra rằng: lục địa được khám phá là một châu lục to lớn, có lẽ là một vật cản không thể vượt
qua được trên con đường "Tây tiến" để tới Ấn Độ. Truyền thuyết kể rằng người thủy thủ đầu tiên đã reo lên "Đất liền!"
khi nhìn thấy nó, có tên là Amerigo. Cũng vì vậy mà lục địa này về sau mang tên "America" (châu Mĩ). Vào năm 1513
một thủy thủ Tây Ban Nha khác tên là Balboa đã cưỡi ngựa vượt qua Eo Panama để rồi đến tận bờ biển Đông của
Thái Bình Dương.
Sau khi đã khám phá ra châu Mĩ, người Tây Ban Nha, và người Bồ Đào Nha cũng vậy, đã tranh thủ thực hiện các
chuyến thám hiểm về miền hải ngoại này. Để nhằm mục đích này, theo kiến nghị của Giáo hoàng vào năm 1494 hai
nước đã ký Hiệp ước tại Tordesillas, mà theo đó hai nước đã phân chia với nhau những miền đất mới được khám phá.
Đường ranh giới phân chia là kinh tuyến 46 độ Tây tính từ Greenwich (Luân Đôn). Bồ Đào Nha được kiểm soát những
miền đất nằm về phía Đông của kinh tuyến 46 độ Tây, bao gồm: lục địa châu Phi và Nam Á. Còn toàn bộ châu Mĩ mới
được khám phá sẽ thuộc về Tây Ban Nha. Về sau mới té ra rằng về phía Đông của kinh tuyến 46 độ Tây còn một phần
khá lớn của Nam Mĩ và quả nhiên về sau này người Bồ Đào Nha đã khống chế miền đất này và gọi nó là Brasil.
Vào ngày 20 tháng 9 năm 1519 từ cảng Sanlúcar de Barrameda một đoàn gồm 5 chiếc thuyền buồm lớn dưới sự chỉ
đạo của Ferdinand Magellan đã xuất hành. Cuộc hành trình này có ý định làm giảm uy tín của Cristoforo Colombo và
Vasco da Gama cùng với những khám phá thành công của họ. Mặc dù rằng bản thân Magellan đã không trở về, ông
đã chết trong một cuộc đụng độ với thổ dân vùng Philippines, nhưng cuộc hành trình của ông là hành trình đầu tiên đã
đi vòng quanh thế giới. Với 5 chiếc thuyền buồm cùng 265 thủy thủ lúc ra đi, mà gần 3 năm sau, khi trở về cảng
Sanlúcar, chỉ còn lại 1 chiếc thuyền buồm với 18 thủy thủ trên boong. Các thủy thủ hơi bị ngạc nhiên vì một chuyện, đó
là: theo tính toán của họ thì họ đã trở về vào ngày thứ 7, song tại cảng Sanlúcar đã là ngày chủ nhật. Vô tình họ đã
khám phá ra sự khác biệt về ngày tháng! Cuộc hành trình của Magellan đã chứng tỏ rằng Quả Đất có dạng cầu, và đã
làm thay đổi những phỏng đoán về độ lớn của nó.
Theo dấu của Colombo, da Gama và Magellan, đã có nhiều kẻ lên đường đi tìm cảm xúc mạnh, sự giàu có và vinh
quang. Đến cuối thế kỉ 17 thì hệ thống các lục địa trên thế giới đã được định hình khá rõ nét. Chỉ còn mỗi châu Úc và
châu Nam cực là vẫn đang chờ được khám phá mà thôi. Những khám phá lớn, mặc dù rất bi kịch, lại rất khó chuyển
sang dạng kiến thức cụ thể về địa lý. Những nhà khám phá đã từng là những người thủy thủ, hoa tiêu, hoặc lái buôn,
hay sứ giả truyền Đạo Kitô. Họ thường bị thiếu khả năng khảo sát khoa học và tổng kết những tin tức đã thu thập
được. Mặt khác, các thông tin chi tiết thường được giữ bí mật – theo lệnh của Nhà nước và các tập đoàn tài trợ, vì lo
sợ bị cạnh tranh. Cái lợi lớn nhất mà khoa học địa lý đã nhận được là sự đánh đổ học thuyết cũ, chứ không phải xây
được cái mới. Phải chờ tới kỉ nguyên sau thì mới có sự thay đổi trong lĩnh vực này.