Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bán kháng sinh không có đơn tại cơ sở bán lẻ thuốc nghiên cứu định tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (893.52 KB, 62 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯ
TRƯỜNG
ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘ
ỘI

NGUYỄN THỊ THU HÀ
Mã sinh viên: 1301109

MÔ TẢ MỘ
ỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH
NH HƯ
HƯỞNG
ĐẾN
N HÀNH VI BÁN KHÁNG SINH
KHÔNG CÓ ĐƠN TẠI
T CƠ SỞ
Ở BÁN LẺ
THUỐC:
C: NGHIÊN CỨU
C
ĐỊNH
NH TÍNH

KHÓA LUẬN
LU
TỐT NGHIỆP DƯỢC
CS


HÀ NỘI - 2018




BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU HÀ
Mã sinh viên: 1301109

MÔ TẢ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HÀNH VI BÁN KHÁNG SINH
KHÔNG CÓ ĐƠN TẠI CƠ SỞ BÁN LẺ
THUỐC: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Thị Phương Thúy
Nơi thực hiện:
Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Từ tận đáy lòng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo ThS.Nguyễn
Thị Phương Thúy là người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này. Tôi
luôn cảm thấy biết ơn vì được làm sinh viên của cô. Cô đã ân cần chỉ bảo, truyền
ngọn lửa đam mê và động viên tôi cố gắng để hoàn thành khóa luận này. Cảm ơn
cô vì đã dành rất nhiều thời gian quý báu để góp ý và sửa chữa cho tôi từng câu
từng chữ.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới GS.TS. Nguyễn Thanh Bình - Trưởng Bộ môn
Quản lý và Kinh tế Dược, cùng các thầy cô giáo trong bộ môn đã giảng dạy và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Ban Giám Hiệu, Phòng Đào
tạo và toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình 5 năm học tập tại trường, đã mang đến cho tôi rất nhiều
những kiến thức bổ ích và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc sau này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ quản lý của SYT, PYT và các Dược sĩ ở các
nhà thuốc khu vực Hà Nội và Thanh Hóa đã dành thời gian trả lời phỏng vấn để tôi
có được dữ liệu phục vụ cho khóa luận này. Tôi xin cảm ơn Tổ chức Y Tế Thế Giới
(WHO) đã tài trợ một phần kinh phí cho việc thực hiện đề tài, vì đề tài được thực
hiện nằm trong một phần khuôn khổ nghiên cứu của WHO tại Việt Nam.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới ba mẹ, người đã sinh thành, dưỡng dục,
nuôi nấng và tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành khóa luận. Tôi cũng xin gửi
lời cảm toàn thể bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian
tôi làm khóa luận này.
Hà Nội, 18 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Hà


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .................................................................................... 2
1.1 Quy định bán kháng sinh tại cơ sở bán lẻ thuốc ............................................. 2
1.2 Thực trạng bán thuốc kháng sinh không đơn ................................................. 3
1.3 Kết quả một số nghiên cứu về lý do bán kháng sinh không có đơn tại cơ sở

bán lẻ thuốc……………………………………………………............................ 3
1.4 Mô hình hành vi có dự định (Theory of Planned Behaviour-TPB) .............. 7
1.4.1 Đặc điểm của mô hình hành vi có dự định ................................................. 7
1.4.2 Một số nghiên cứu ứng dụng mô hình dự định hành vi (Theory of Planned
Behavior-TPB) trên thế giới và Việt Nam ........................................................... 8
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................13
2.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 13
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................................13
2.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 13
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu................................................................................... 13
2.3.2 Cách lấy mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu ........................................................13
2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 14
2.3.4 Xử lý và phân tích dữ liệu .........................................................................15
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ...........................................................17
3.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bán kháng sinh không có đơn tại cơ sở
bán lẻ thuốc ........................................................................................................... 17
3.1.1 Thái độ (Attitude)...................................................................................... 17
3.1.2 Chuẩn chủ quan (Subjective norm)...........................................................23


3.1.3 Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived behavioral control)................... 28
3.2 Bàn luận............................................................................................................. 33
3.2.1 Thái độ (Attitude)...................................................................................... 33
3.2.2 Chuẩn chủ quan (Subject norm) ..............................................................35
3.2.3 Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived behavioral control) ................... 37
3.3 Ưu điểm, hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ...........................41
3.3.1 Ưu điểm..................................................................................................... 41
3.3.2 Hạn chế......................................................................................................41
3.3.3 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................... 41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chú giải nghĩa

BYT

Bộ y tế

CQQL

Cơ quan quản lý

CBQL

Cán bộ quản lý

CĐD

Cao đẳng dược

DS

Dược sĩ


DSĐH

Dược sĩ đại học

GPP

Thực hành tốt nhà thuốc (Good Pharmacy Practice)

KH

Khách hàng

KKS

Kháng kháng sinh

KS

Kháng sinh

KSKĐ

Kháng sinh không đơn

NB

Người bệnh

NBT


Người bán thuốc

NT

Nhà thuốc

PVS

Phỏng vấn sâu

TCD

Trung cấp dược

TDP

Tác dụng phụ

TPB

Mô hình hành vi có dự định (Theory of Planned Behavior)

WHO

Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Tổng hợp một số lý do bán KSKĐ từ các nghiên cứu định tính ........... 4



DANH MỤC CÁCHÌNH VẼ
Hình 1.1: Mô hình lý thuyết hành vi có dự định (TPB) ............................................ 7
Hình 1.2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lên ý định thực hiện hành vi bán kháng sinh
điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên (URI) của người bán thuốc ở Thái Lan….. ......10
Hình 1.3: Mô hình lý thuyết hành vi có dự định về hành vi bán kháng sinh không
đủ liều của người bán thuốc ở Alexandria, Ai Cập ..................................................11
Hình 2.1: Sơ đồ tiến trình nghiên cứu ......................................................................13
Hình 2.2: Các bước tiến hành trong quá trình phân tích định tính ...........................15
Hình 2.3: Mô hình xoắn ốc trong nghiên cứu định tính .......................................... 16
Hình 3.1: Mô hình hành vi có dự định (TPB) về hành vi bán kháng sinh không có
đơn của người bán thuốc…………………………………………………..............32
Hình 3.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bán KSKĐ của người bán thuốc theo
mô hình TPB............................................................................................................. 40


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, kháng kháng sinh là vấn đề toàn cầu và đặc biệt nổi trội ở các nước
đang phát triển như Việt Nam với gánh nặng của các bệnh nhiễm khuẩn và những
chi phí bắt buộc cho việc thay thế các kháng sinh cũ bằng các kháng sinh mới, đắt
tiền [6]. Kháng kháng sinh là một hiện tượng tự nhiên. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố
khác nhau góp phần gia tăng tình trạng này như là lạm dụng và sử dụng sai kháng
sinh [18]. Bán kháng sinh không đơn là một trong những yếu tố làm gia tăng sử
dụng thuốc kháng sinh không hợp lý và dẫn đến sự phát triển kháng thuốc [19].
Tại Việt Nam nhiều nghiên cứu đã cho thấy, kháng sinh được bán trong khi
không có đơn tại cơ sở bán lẻ thuốc là phổ biến mặc dù thực hành này là trái với
quy định. Kết quả nghiên cứu của Larsson M tại Việt Nam (1999), cho thấy 78%
kháng sinh được mua ở cơ sở bán lẻ trong khi không có đơn, trong đó 67% do
người bán giới thiệu và 11% do người mua thuốc tự quyết định [22]. 10 năm sau,

một nghiên cứu quan sát được tiến hành ở khu vực thành thị và nông thôn ở Việt
Nam (2010) cho kết quả, 88% kháng sinh được bán không có đơn tại nhà thuốc thành
thị và 91% kháng sinh được bán không có đơn ở khu vực nông thôn [24]. Từ kết quả
cho thấy, tình trạng bán kháng sinh không đơn được tiếp tục diễn ra trong một thời gian
dài.
Để có chiến lược can thiệp phù hợp trong việc hạn chế tình trạng bán kháng sinh
không có đơn tại các cơ sở bán lẻ thì những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bán kháng
sinh không đơn của người bán thuốc cần phải được tìm hiểu một cách đầy đủ. Tuy nhiên
qua tổng quan tài liệu chúng tôi thấy rằng chưa có nghiên cứu định tính nào ở Việt Nam
được thực hiện để tìm hiểu sâu về vấn đề này. Chính vì vậy, nghiên cứu “Mô tả một số
yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bán kháng sinh không có đơn tại cơ sở bán lẻ
thuốc: Nghiên cứu định tính” được thực hiện với mục tiêu:
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bán kháng sinh không có đơn của
người bán thuốc tại nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP thông qua phương pháp phỏng
vấn sâu.
Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hạn chế việc bán kháng sinh
không có đơn tại cơ sở bán lẻ thuốc hiện nay.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Quy định bán kháng sinh tại cơ sở bán lẻ thuốc
Đa số quốc gia trên thế giới, luật quy định kháng sinh chỉ có thể mua được khi
có đơn thích hợp [33]. Ở Anh, có một sự thay đổi về quy định đối với một số kháng
sinh để điều trị cho những nhiễm trùng nhẹ, chuyển từ thuốc được bán khi có đơn
(prescription only medicine) sang thuốc cho phép dược sĩ được bán ở hiệu thuốc
(pharmacy medicine) [26].Do đó một số kháng sinh này có thể có được theo lời
khuyên của dược sĩ. Ví dụ như kháng sinh Azithromycin để điều trị Chlamydia gây
nhiễm trùng đường sinh dục, có thể được các dược sĩ tự chỉ định ở các nhà thuốc

khắp nước Anh mà không cần có đơn của bác sĩ [36].
Ở Indonesia, luật Dược nghiêm cấm bán phần lớn các loại kháng sinh mà
không có đơn. Chỉ một số kháng sinh cụ thể dùng để điều trị tại chỗ như là kem
tetracyclin hay thuốc nhỏ mắt chloramphenicol, có thể mua được theo lời khuyên
của dược sĩ, không bắt buộc cần có đơn thuốc [33].
Trong khi đó ở một số quốc gia khác như ở Thái Lan, dược sĩ có chứng chỉ
hành nghề được bán một số kháng sinh mà không cần đơn của bác sĩ, chỉ một số ít
kháng sinh như ức chế betalactamase, carbapenem and fosfomycin, không được
bán ở nhà thuốc và chỉ được sử dụng trong bệnh viện [31].
Tại Việt Nam, kháng sinh là loại thuốc kê đơn. Các thuốc kê đơn khi cấp phát,
bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc, nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của
người kê đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe [8].Việc bán lẻ thuốc kê
đơn mà không có đơn là một trong 16 hành vi bị nghiêm cấm được quy định trong
luật Dược năm 2016. Nếu vi phạm quy định này sẽ bị “Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bản lẻ các loại thuốc phải kê đơn
mà không có đơn của bác sĩ” [3]. Nhằm kiểm soát hoạt động cung cấp thuốc kháng
sinh tại các cơ sở bán lẻ thuốc, từ năm 2016Bộ Y Tế đã có quy định phải lưu đơn
thuốc có kê thuốc kháng sinh tại cơ sở bán lẻ thuốc trong thời gian 01 (một) năm,
kể từ ngày kê đơn [2].

2


1.2 Thực trạng bán thuốc kháng sinh không đơn
Trên thế giới, theo một con số ước tính rằng hơn 50% kháng sinh được bán
trong khi không có đơn của bác sĩ [14], mặc dù bán kháng sinh không đơn là bất
hợp pháp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hiện tượng này không chỉ phổ biến ở
các quốc gia đang phát triển mà còn phổ biến ở các quốc gia phát triển. Các nghiên
cứu ở các quốc gia Châu Âu và Nam Mỹ bao gồm Tây Ban Nha, Hy Lạp, Bồ Đào
Nha, Mexio, và Brazil đều cho thấy có hiện tượng này [11],[25],[30],[35].

Theo kết quả nghiên cứu ở Indonesia, sử dụng phương pháp đóng vai khách
hàng ở 75 nhà thuốc, 10 quầy thuốc và 39 kios, cho thấy 76% trong số 104 lượt
mua bán kháng sinh được thực hiện khi không có đơn [34]. Kết quả cho thấy tương
tự như ở Ả rập xê út, 78% trong tổng số 327 nhà thuốc bán kháng sinh không có đơn [19].
Theo một nghiên cứu quan sát về việc bán lẻ thuốc kháng sinh ở khu vực
thành thị và nông thôn ở miền Bắc Việt Nam (2010), cho thấy: Trong tổng số 2953
lượt giao dịch bán thuốc (2083 đô thị và 870 nông thôn) đã được quan sát hầu hết
các kháng sinh đều được bán mà không có đơn của bác sĩ: 88% ở thành thị và 91%
ở các hiệu thuốc nông thôn [24].
1.3 Kết quả một số nghiên cứu về lý do bán kháng sinh không có đơn tại cơ sở
bán lẻ thuốc
Trên thế giới và Việt Nam đã có một số nghiên cứu được tiến hành để tìm
hiểu lý do bán kháng sinh không đơn của người bán thuốc. Các nghiên cứu này đã
chỉ ra một số lý do thúc đẩy dược sĩ bán kháng sinh không đơn như là: nhu cầu của
người bệnh, lợi nhuận, thực hành của những người dược sĩ khác, giám sát của cơ
quan quản lýhay thiếu nhận thức về sử dụng kháng sinh hợp lý và đề kháng kháng
sinh. Các nghiên cứu được tiến hành tìm hiểu lý do bán kháng sinh không đơn tại
các quốc gia chủ yếu là các nghiên cứu định tính hoặc nghiên cứu kết hợp (Phụ lục
4). Tìm hiểu các lý do dẫn đến việc bán kháng sinh không có đơn tại cơ sở bán lẻ
thuốc được khá nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu định tính được thực hiện và
công bố đều tiếp cận dưới hình thức phỏng vấn sâu, cho kết quả như sau:

3


Bảng 1.1 Tổng hợp một số lý do bán KSKĐ từ các nghiên cứu định tính
Tác giả, năm

Quốc


PP thu

Cỡ

xuất bản

gia

thập

mẫu

Gebremedhin

Ethiopia Phỏng

Beedemariam

vấn sâu

Kết quả nghiên cứu

5

+Nhu cầu khách hàng.

NBT

+Kỳ vọng của người chủ


(2016) [18]
+Xung đột lợi ích của người bán thuốc
+Cơ chế quản lý yếu kém
Anas M.A.

Sudan

Salima (2016)

Phỏng

30

+Người bệnh không có khả năng chi trả phí

vấn sâu

NBT

tư vấn của bác sĩ

[29]

+Lợi ích thương mại của dược sĩ.
+Thiếu sự giám sát chặt chẽ của các cơ
quan quản lý.
+Nhầm lẫn về vai trò chuyên môn.
+Thiếu sự quan tâm đối với việc tư vấn cho
bệnh nhân


Maryam Kotb Ai Cập

Phỏng

25

+Nhu cầu khách hàng

(2018) [21]

vấn sâu

NBT

+Kỳ vọng của người chủ
+Cơ chế quản lý yếu kém

Anna K
Barker (2017)

Ấn Độ

Phỏng

24

+Thiếu đào tạo về chuyên môn

vấn sâu


NBT

+Khó khăn trong việc tiếp cận cơ sở y tế

[13]

+Thiếu hiểu biết về kháng sinh và đề kháng
kháng sinh.

4


 Nhu cầu người bệnh
Bán kháng sinh không đơn giúp cho những bệnh nhân nghèo không có khả
năng chi trả phí thăm khám
Các dược sĩ ở Sudan và Ả rập xê út cho rằng, lý do chính mà họ cung cấp
kháng sinh không đơn cho khách hàng bởi vì họ cảm thấy cảm thông với những bệnh
nhân nghèo, những người không có khả năng để chi trả phí tư vấn [19],[29]. Vì vậy,
người dược sĩ không có sự lựa chọn nào khác là điều trị cho họ [29].
Bán kháng sinh không đơn đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Dược sĩ có mong muốn làm hài lòng khách hàng. Bởi vì khách hàng đem lại
lợi ích cho công việc kinh doanh của họ [24]. Cả ở Ethiopia, Ai Cập và Việt Nam,
nhu cầu của khách hàng là một trong những lý do chính ảnh hưởng lên hành vi bán
KSKĐ của họ. NBT cho biết người bệnh thường không đi khám vì: thời gian chờ
đợi dài ở các cơ sở khám chữa bệnh, chi phí khám đắt đỏ, kinh nghiệm sử dụng
kháng sinh điều trị khỏi trước đó. NBT từ chối không bán và khuyên khách hàng đi
khám bác sĩ, thì họ không sẵn sàng làm việc đó [24],[18],[21]. Ở Ả rập xê út cũng cho
thấy NBT bị ảnh hưởng lớn từ nhu cầu của KH, lý do chính dược sĩ bán kháng sinh
không đơn bởi vì người bệnh không sẵn sàng đi khám, trừ khi bị bệnh nặng [19].
 Lợi ích tài chính

Bán kháng sinh không đơn giúp tăng doanh thu cho nhà thuốc
Theo kết quả nghiên cứuở Việt Nam cho biết, bán kháng sinh đóng góp đáng
kể vào doanh thu một ngày của nhà thuốc: 24% đối với khu vực thành thị và 18%
đối với khu vực nông thôn. NBT cho biết, bán kháng sinh không lãi bằng các thuốc
phổ biến khác như là vitamin hay thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, nếu DS tuân
thủ theo quy định thì chắc chắn thu nhập của nhà thuốc bị ảnh hưởng [24].
Lợi ích thương mại của dược sĩ
Kết quả nghiên cứu ở Sudan chỉ ra rằng, lợi ích thương mai của dược sĩ đóng
một vai trò quan trọng đằng sau việc bán kháng sinh không có đơn. Một số dược sĩ,
đặc biệt là người chủ luôn tìm cách để tăng doanh thu cho nhà thuốc, bất chấp việc
thực hành là không đúng quy định [29]. Ở Ethiopia, NBT cho biết kỳ vọng của
người chủ là một trong những lý do làm gia tăng việc bán kháng sinh không đơn.

5


Chính vì vậy, NBT luôn có xu hướng thu hút nhiều khách hàng nhiều nhất có thể
để tối đa hóa lợi nhuận và duy trì chỗ đứng trong nhà thuốc. Tương tự như ở
Alexandria Ai Cập, 100% dược sĩ tham gia phỏng vấn đều đồng ý rằng, ảnh hưởng
của người chủ là lý do chính họ bán kháng sinh không có đơn. Người chủ không
cho phép họ không cung cấp KS khi không có đơn cho khách hàng [21].
 Thực hành của người dược sĩ khác
Lý do lớn nhất các dược sĩ ở Saudi bán kháng sinh không đơn cho khách hàng
bởi vì nếu họ không bán, thì dược sĩ ở cửa hàng dược phẩm khác cũng bán[10].
Nhiều nghiên cứu khác ở trên thế giới chỉ ra rằng, lý do NBT không từ chối bán
KSKĐ cho khách hàng bởi vì khách hàng sẽ dễ dàng mua được kháng sinh ở một
cửa hàng dược phẩm khác [24],[18], [20].
 Thiếu giám sát của cơ quan quản lý
Các dược sĩ ở Ethiopia, Sudan, Ai Cập đều thừa nhận rằng, cơ chế quản lý yếu
kém, thiếu sự thanh tra kiểm tra của cơ quan quản lý như là một trong những lý do

thúc đẩy cho hành vi bán kháng sinh mà không có đơn [18],[21],[29].
 Thiếu kiến thức về kháng sinh và đề kháng kháng sinh
Theo kết quả nghiên cứu ở Haryana, Ấn Độ cho biết, 2/3 NBT chưa từng
nghe về kháng kháng sinh và chỉ có 1/6 số NBT định nghĩa đúng về kháng
sinh. 50% số NBT nghĩ rằng kháng sinh được sử dụng để điều trị cảm lạnh,
80% số NBT nghĩ rằng KS để điều trị nhiễm virus và 66,7% điều trị ho và
70,8% đề điều trị viêm họng [13]. Trong nghiên cứu ở Việt Nam, kết quả cho
thấy người bán thuốc ở khu vực nông thôn có hiểu biết còn hạn chế về đề kháng
kháng sinh. Họ cho rằng kháng thuốc chỉ xảy ra với những ai lạm dụng nó, nếu họ
không lạm dụng thì không có gì phải lo lắng cả [24].
 Thiếu nhận thức về quy định bán kháng sinh phải có đơn
2/3 dược sĩ tham gia nghiên cứu ở Ả rập xê út không nhận thức được rằng bán
KSKĐ là bất hợp pháp [19]. Người bán thuốc ở khu vực nông thôn ở Việt Nam cho
thấy họ có sự nhầm lẫn về quy định liên quan đến bán kháng sinh, họ cho rằng một
số kháng sinh nhẹ như amoxicillin và ampicillin có thể bán trong khi không có đơn
của bác sĩ [24].

6


1.4 Mô hình hành vi có dự
d định (Theory of Planned Behaviour
Behaviour-TPB)
1.4.1 Đặc điểm của
a mô hình hành vi có dự
d định:
Lý thuyết hành độ
ộng hợp lý (TRA) đượcc Fishbein và Ajzen đưa ra ttừ năm
1975 cho rằng: yếu tố quan trọng
tr

nhất quyết định hành vi củaa con ngư
người là ý định
thực hiện hành vi đó [17
17]. Ý định thực hiện hành vi được quyếết định bởi hai nhân
tố: thái độ của một ngườ
ời về hành vi và chuẩn chủ quan liên quan đđến hành vi. Kết
quả của hai yếu tố này hình
h
thành nên ý định thực hiệnn hành vi. Trên th
thực tế, lý
thuyết này tỏ ra rất hiệu
u quả
qu khi dự báo những hành vi nằm
m trong ttầm kiểm soát của
ý chí con người.
Lý thuyết hành vi có dự
d định (TPB) là sự mở rộng củaa lý thuy
thuyết TRA để khắc
phục hạn chế trong việệc giải thích về những hành vi nằm
m ngoài ki
kiểm soát. Lý
thuyết này đã đượcc Ajzen bổ
b sung từ năm 1991 bằng việc đề ra thêm yyếu tố nhận
thức kiểm
m soát hành vi như là lòng
l
tin của cá nhân liên quan đếnn kh
khả năng thực hiện
hành vi khó hay dễ như thế
th nào [9]. Càng nhiều nguồn lựcc và cơ hhội, họ nghĩ rằng sẽ

càng có ít cản trở và việcc kiểm
ki soát nhận thức đối với hành vi sẽ càng llớn. Yếu tố kiểm
soát này có thể xuấtt phát từ
t bên trong của từng cá nhân (sự quyếết tâm, năng lực thực
hiện…) hay bên ngoài đố
ối với cá nhân (thời gian, cơ hội, điều kiệnn kinh tế…).
Các yếu tố cấu
u thành nên mô hình hành vi có dự
d định
nh như sau:

Hình 1.1
.1: Mô hình lý thuyết hành vi có dự định
nh (TPB)
(TPB)[9]

7


Giải thích các yếu tố cấu thành mô hình hành vi có dự định (TPB):
- Ý định thực hiện hành vi (Intention): là nhận thức về khả năng cá nhân thực
hiện hành vi, là yếu tố quan trọng nhất để dự đoán việc thực hiện hành vi.
- Thái độ hướng đến hành vi (Attitude):là cảm nhận chung tích cực hay tiêu
cực về hành vi sức khỏe. Đo lường gián tiếp qua 2 yếu tố niềm tin về hành vi
(behavior belief): đánh giá việc thực hiện hành vi sẽ mang lại những kết quả nhất
định và những kết quả hành vi mang lại (behavioural outcomes): đánh giá về kết
quả của hành vi là có lợi hay không.
- Chuẩn chủ quan (Subjective norm) liên quan đến hành vi là: Nhận thức về
những người có ảnh hưởng sẽ phản đối hay tán thành hành vi. Đo lường gián tiếp
qua 2 yếu tố: Niềm tin theo chuẩn mực chung (Normative beliefs): nhận thức liệu

những người ảnh hưởng có thực hiện hành vi hay không và động cơ tuân thủ
(motivation to comply): động cơ của các nhân làm theo những mong muốn của
người khác.
- Nhận sức kiểm soát hành vi (Perceived behavioral control): Có thể xuất phát
từ bên trong của từng cá nhân (Control beliefs): niềm tin về khả năng thực hiên,
kiểm soát được hành vi từ các yếu tố bên trong (ví dụ: Quyết tâm, năng lực); hay
niềm tin về khả năng thực hiện, kiểm soát được hành vi từ các yếu tố bên ngoài
(Perceived power): ví dụ điều kiện kinh tế, thời gian, ảnh hưởng quyền lực từ người
khác, cơ may, định mệnh…
Dựa trên các khái niệm của lý thuyết hành vi có dự định, con người có xu
hướng thực hiện hành vi khi họ đánh giá hành vi là tốt, mọi người trong xã hội đều
làm chúng và họ có những nguồn lực và cơ hội để có thể làm việc đó.
1.4.2 Một số nghiên cứu ứng dụng mô hình dự định hành vi (Theory of
Planned Behavior-TPB) trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới, TRA và TPB đã được sử dụng thành công để dự đoán và giải
thích một loạt các hành vi và ý định về sức khỏe, bao gồm hút thuốc lá, uống rượu,
sử dụng dịch vụ y tế, tập thể dục, chống nắng, cho con bú, ngăn ngừa HIV và sử
dụng biện pháp tránh thai, chụp nhũ ảnh, mũ bảo hiểm và dây an toàn. Những phát hiện

8


của nghiên cứu TPB đã được sử dụng để phát triển rất nhiều can thiệp thay đổi hành vi
có hiệu quả [23].
Trong thực hành Dược, mô hình TPB được sử dụng rộng rãi như là một
khung lý thuyết để hiểu về các hành vi của người bán thuốc. Ví dụ, mô hình về ý
định bán kháng sinh để điều trị viêm đường hô hấp trên (URI) của các dược sĩ
cộng đồng ở Thái Lan [28], tìm hiểu về niềm tin và ý định của dược sĩ về việc
bán thuốc chống nấm không kê đơn để điều trị nhiễm nấm Canida ở Scotland
[32] hay là hành vi bán kháng sinh không đủ liều của người bán thuốc ở

Alexandria, Ai Cập [12].
Cụ thể, mô hình TPB đã được sử dụng để dự đoán các yếu tố tác động đến ý
định của dược sĩ cộng đồng đối với việc bán kháng sinh cho bệnh nhân nhiễm
trùng đường hô hấp trên (URI). Tổng cộng 862 dược sĩ được khảo sát, kết quả
thu được 656 (78,8%) phản hồi.Mô hình TPB đã thành công cho thấy các dược
sĩ Thái Lan có ý định thấp trong việc bán kháng sinh không kê đơn cho bệnh
nhân URI do thái độ của họ về những bất lợi của thuốc kháng sinh( tác dụng phụ
hoặc là kháng thuốc) để điều trị URI. Chuẩn chủ quan bao gồm niềm tin và thực
hành của các bác sĩ, dược sĩ khác, người bán thuốc và giảng viên, có ảnh hưởng
yếu đến ý định của họ làm việc đó. Nhận thức kiểm soát hành vi bao gồm thu
nhập, hướng dẫn thực hành chuẩn, nhu cầu bệnh nhân, và đặc điểm kinh tế xã
hội của bệnh nhân cũng không có ảnh hưởng đáng kể lên ý định bán kháng sinh
cho bệnh nhân. Xét các yết tố ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi (thái độ,
chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi), thái độ có ảnh hưởng lớn nhất,
tiếp theo là chuẩn chủ quan. Nhận thức kiểm soát hành vi tác động không đáng
kể đến ý định trong nghiên cứu [28].

9


Hình 1.2: Mức độ ảnh
nh hưởng

của các yếu tố lên ý định thực hiện
n hành vi bán kháng sinh
điều trị nhiễm
m trùng đường
đư
hô hấp trên (URI) của ngườii bán thu
thuốc ở Thái Lan.


Một nghiên cứu
u định
đ
tính khác ở Ai Cập đã áp dụng
ng thành công mô hình
TPB để xác định các yếếu tố liên quan đến hành vi bán thuốcc kháng sinh không đđủ
liều điều trị của NBT khi KH yêu cầu hoặc là thành phần trong gói thu
thuốc trị cảm
cúm (cold group). Kếtt quả
qu cho thấy: Thái độ của ngườii bán thu
thuốc đối với hành vi
này là tốt. Họ tin rằng họ
ọ bán thuốc như vậy là đem lại lợii ích cho bbệnh nhân những
người không đủ tiền để mua những vỉ thuốc đắt tiền hay là cảả đợt điều trị. Chính
tình trạng kinh tế củaa người
ngư dân ở khu vựcc này là lý do chính khi
khiến cho người bán
thuốc thực hiện
n hành vi này. Một số NBT có nhận thức rằng
ng KS có vai trò trong
điều trị cảm cúm. Nếu NBT không cho kháng sinh, bệnh
nh nhân ssẽ phải quay lại và
tốn nhiều tiền hơn. Niềm
m tin của người bán thuốc về lợi ích củaa vi
việc bán kháng sinh
đối với nhà thuốcc còn nhiều
nhi tranh cãi, tuy nhiên có ý kiếnn cho rrằng thực hành này
sẽ đem lại lợi nhuận
n béo bở

b cho nhà thuốc ở những
ng nơi mà gói thu
thuốc trị cảm có nhu
cầu cao. Họ bán vỉ kháng sinh giá rẻ,
r khi họ cắtt ra và bán nó theo ttừng gói trị cảm
cúm thì nó sẽ có giá cao hơn. Áp lực
l về sự kỳ vọng và nhu cầuu ccủa bệnh nhân ảnh

10


hưởng đáng kể đến
n hành vi của
c người bán thuốc, đồng thờii vi
việc bán kháng sinh
trong gói cảm cúm là một
m thực hành rất phổ biếnn và thành thói quen trong ccộng
đồng người bán thuốc, NBT không bán thì người bệnh cũng dễ dàng có được thuốc
từ nhà thuốcc khác. Cơ quan quản lý thiếu giám sát, sự vắng
ng m
mặt của dược sĩ phụ
trách chuyên môn là nhữ
ững yếu tố thuận lợi cho việc thực hiệnn hành vi này [12].

Hình 1.3:: Mô hình lý thuyết
thuy hành vi có dự định về hành vi bán kháng sinh không đđủ liều
củ
ủa người bán thuốc ở Alexandria, Ai Cập

Tại Việt Nam, mô hình TPB cũng

c
được ứng dụng rất nhiềều trong nghiên cứu
xã hội và thị trường nhằằm nghiên cứu hành vi các nhân.. Ví như ngh
nghiên cứu về các
yếu tố ảnh hưởng đến
n sự
s quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội ccủa người buôn bán
nhỏ ở Nghệ An [4],, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
ng tàu đi
điện ngầm Metro
tại T.p Hồ Chí Minh [5]]. TPB ứng dụng trong việc nghiên cứuu hành vi ccủa cán bộ y
tế. Một nghiên cứu tiến
n hành phỏng
ph
vấn 210 bác sĩ ở Tp Hồ Chí Minh để xác định
cácyếu tố tác động đến
n việc
vi chia sẻ tri thức của họ trong bệnh
nh vi
viện [7]. Kết quả cho
thấy, yếu tố tác động mạạnh mẽ nhất đến ý định chia sẻ tri thứcc ccủa bác sĩ là thái độ
đối với chia sẻ tri thức (β=0,446)
β=0,446) [7].
Nghiên cứu củaa tác giả
gi Nguyễn Hải An và nhóm nghiên ccứu năm 2016đã áp
dụng mô hình TPB trong tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng về hành vi bán thuốc kê đơn
mà không có đơncủaa người
ngư bán thuốc.Kết quả cho thấy, yếu tố có tỷ lệ đồng ý cao
đối vớii hành vi bán thuốc
thu kê đơn mà không có đơn của ngườ

ời bán thuốc là các

11


thuốc kê đơn mà nhà thuốc cung cấp khi không có đơn giúp người bệnh cải thiện
tình trạng sức khỏe (3,8±0,7/5,0). Nếu tôi không bán các thuốc kê đơn khi không
có đơn thì nhà thuốc khác cũng bán (62,8% người bán thuốc đồng ý với số điểm
trung bình là (3,7±1,0)). Nhà thuốc giúp khách hàng nhanh chóng có được thuốc
để điều trị(3,7±1,0). Phần lớn khách hàng khi có vấn đề sức khỏe đến mua thuốc
đều không có đơn (3,6±1,0). Trong nhóm yếu tố (thái độ, chuẩn chủ quan và nhận
thức kiểm soát hành vi) ảnh hưởng đến hành vi bán thuốc kê đơn mà không có đơn,
thành phần thái độ và chuẩn chủ quan giữ vai trò quan trọng hơn [1].
Tại Việt Nam, bán kháng sinh không đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc là một
hành vi phổ biến và tồn tại trong nhiều năm. Qua tổng quan tài liệu cho thấy, có
rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đề cập và tìm hiểu về lý do dẫn đến hành vi
bán kháng sinh không đơn của người bán thuốc thông qua phương pháp nghiên
cứu định tính. Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam trong tình trạng kháng
kháng sinh ngày càng gia tăng đến mức báo động [6], cần phải có biện pháp
kiểm soát, quản lý bán kháng sinh tại các cơ sở bán lẻ thuốc giảm tình trạng
lạm dụng, tự ý sử dụng kháng sinh không có đơn của bác sĩ. Chính vì vậy tìm
hiểu lý do bán kháng sinh không đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc là vô cùng cấp
thiết. Trong nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng nghiên cứu định tính, sử dụng
mô hình TPB để giải thích cho hành vi người bán thuốc bán kháng sinh không
có đơn.

12


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu
-

Người bán thuốc tại nhà thuốc GPP.

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
-

Thời gian nghiên cứu:
 Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1/2017 đến tháng 3/2018.

-

Địa điểm nghiên cứu: Hà Nội, Thanh Hóa.

2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu định tính.

Tổng quan tài liệu
Xây dựng hướng
dẫn PVS
Phỏng vấn sâu,
gỡ băng

Phân tích
dữ liệu
Hình 2.1: Sơ đồ tiến trình nghiên cứu
2.3.2 Cách lấy mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu
Đối tượng tham gia phỏng vấn sâu được lựa chọn có mục đích, dựa trên

nguyên tắc đa dạng hóa mẫu. Nghiên cứu không có mục tiêu cỡ mẫu, số lượng
người được lựa chọn vào phỏng vấn sâu sẽ tiếp tục lựa chọn cho đến khi bão hòa
dữ liệu. Quá trình phân tích dữ liệu sơ bộ được tiến hành trong khi thu thập dữ liệu.
Lẫy mẫu được dừng lại cho đến khi quá trình phân tích sơ bộ chỉ ra rằng thông tin
được cung cấp lặp lại và không có chủ đề mới nào được nổi lên.

13


Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu tổng 17 người bán thuốc và 6 cán bộ tại cơ
quan quản lý. Đặc điểm đối tượng phỏng vấn sâu đa dạng về số năm kinh nghiệm
làm việc tại nhà thuốc, tuổi, giới, trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp dược, vị trí
công việc tại nhà thuốc (dược sĩ phụ trách chuyên môn, nhân viên, “chủ đầu tư”)
- Với đặc thù và mô hình hoạt động của các nhà thuốc hiện nay, nghiên cứu
lựa chọn chủ đích các đối tượng PVS bao gồm đặc điểm như sau: Dược sĩ phụ trách
chuyên môn của nhà thuốc, “Chủ đầu tư nhà thuốc” tốt nghiệp trung học Dược,
trực tiếp đứng bán thuốc; chủ nhà thuốc là DSĐH, không trực tiếp bán thuốc, chỉ
điều hành quản lý chung.
- Cán bộ y tế công tác tại Sở Y Tế Hà Nội, Sở Y Tế Thanh Hóa, Phòng Y Tế
Hà Nội, Phòng y tế Thanh Hóa.
Thông tin cụ thể về đối tượng phỏng vấn sâu được trình bày tại Phụ lục 3
2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu
Trước khi phỏng vấn sâu, nghiên cứu viên liên hệ với người được lựa chọn
tham gia phỏng vấn sâu để có sự đồng ý. Nội dung phỏng vấn sâu được thông báo
tới người tham gia. Thời gian mỗi cuộc phỏng vấn sâu kéo dài từ 40-60 phút và
được ghi âm dưới sự cho phép của người tham gia.
Hướng dẫn phỏng vấn sâu được xây dựng sau khi tổng quan các tài liệu trên
thế giới. Dựa trên lý thuyết của TPB để nhằm khám phá tìm hiểu các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định bán kháng sinh không có đơn của người bán thuốc bao gồm
lợi ích và hậu quả của hành vi bán kháng sinh không đơn, hành vi của người

khác và các yếu tố thuận lợi/thúc đẩy đối với hành vi bán kháng sinh không đơn.
(Phụ lục2)
Mô tả nghiên cứu viên thu thập dữ liệu định tính: gồm nhóm các Giảng viên
công tác tại Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược – Trường đại học Dược Hà Nội với
nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu trên nhà thuốcvà một người là sinh viên năm
cuối đã được trang bị kiến thức cơ bản về nghiên cứu định tính.

14


2.3.4 Xử lý và phân tích dữ liệu
Phân tích theo mô hình

Liên hệ các chủ đề

Thẩm định
thông tin

Mã hóa dữ liệu

Đọc dữ liệu

Sắp xếp và chuẩn bị dữ liệu phân tích

Dữ liệu gốc (văn bản phỏng vấn)

Hình 2.2: Các bước tiến hành trong quá trình phân tích định tính[15]
2.3.4.1 Tập hợp, sắp xếp và chuẩn bị dữ liệu phân tích
Trong quá trình thực hiện thu thập số liệu, các thông tin liên quan được ghi
chép (field notes) trong mỗi phỏng vấn sâu. Các nội dung ghi chép, băng ghi âm

được kiểm tra kĩ, tập hợp cho quá trình phân tích. Các băng ghi âm được gỡ băng
(chính xác từ ngữ ghi âm). Việc kiểm tra đối chiếu chất lượng gỡ băng được tiến
hành ngẫu nhiên ở các băng bởi nghiên cứu viên chính.
2.3.4.2 Đọc dữ liệu
Nghiên cứu viên sẽ đọc toàn bộ dữ liệu để có được khái quát chungvề thông
tin và suy nghĩ về ý nghĩa. Sau đó, nghiên cứu viên sẽ tiến hành mã hóa (coding),
viết ghi chú bên lề, tạo thành các “code child”, “code parent”, ghi chép những suy
nghĩ chung về dữ liệu.
2.3.4.3 Mã hóa và liên kết các dữ liệu
- Quá trình mã hóa sử dụng phần mềm Nvivo 7

15


-Khung chủ đề chính (theme) và nhánh (sub theme) dựa theo khung lý thuyết
của mô hình TPB được phát triển trước khi tiến hành thu thập dữ liệu, khi tiến hành
phân tích các chủ đề nhánh (sub-theme) tiếp tục được phát triển theo thông tin thu
thập được. Quá trình mã hóa bằng phần mềm Nvivo 7 bao gồm các bước:
+ Xây dựng tree note bao gồm các chủ đề chính và chủ đề nhánh trong Nvivo7.
+ Đọc từng dòng dữ liệu để đưa dữ liệu vào các chủ đề phù hợp. Dữ liệu nhỏ
hơn được đưa vào chủ đề dưới nhánh. Chủ đề mới được nổi lên sẽ được xếp vào
free node, sau đó sắp xếp lại cho phù hợp.
+ Đọc lại dữ liệu để kết nối các chủ đề với nhau.
+ Đọc lại toàn bộ dữ liệu để xem còn chủ đề mới nào nổi lên không.
- Dữ liệu được mã hóa độc bởi nhóm nghiên cứu gồm nghiên cứu viên chính là
giảng viên có kinh nghiệm và tác giả đề tài, trong quá trình mã hóa có thảo luận và
thống nhất để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu.
2.3.4.4Phân tích dữ liệu
- Trình bày kết quả nghiên cứu dưới dạng mô hình TPB, đưa ra bối cảnh để
giải thích ý nghĩa các thông tin cho phù hợp. Trong quá trình phân tích dữ liệu nếu

có phát hiện nhân tố mới sẽ quay trở lại bước phân loại các mã hóa, để sắp xếp lại,
đọc lại các bản gỡ băng để có hình dung tốt hơn. Vì vậy, quá trình phân tích định
tính là quá trình lặp đi lặp lại giữa các bước nghiên cứu.
Dữ liệu đầu vào
Quản lý và tổ chức dữ liệu
Đọc và ghi nhớ các chủ đề nổi lên
Mô tả và phân loại các mã hóa vào trong chủ đề
Phát triển và phân tích dữ liệu
Tái hiện lại và hình dung dữ liệu

Kết quả phân tích

Hình 2.3: Mô hình xoắn ốc trong nghiên cứu định tính[16]

16


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bán kháng sinh mà không có đơn tại cơ
sở bán lẻ thuốc
3.1.1 Thái độ (Attitude)
3.1.1.1 Niềm tin về lợi ích của hành vi bán kháng sinh không đơn


Niềm tin về lợi ích của hành vi bán kháng sinh không đơn đem lại cho

người bệnh
Bán kháng sinh không đơn giúp người bệnhđiều trị triệu chứng bệnh hiện tại
Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, hầu hếtNBT cho rằng “bán kháng sinh thì
phải bán theo đơn”. Tuy nhiên trên thực tế, kháng sinh là nhóm thuốc được bán

phổ biến ở nhà thuốc khi không có đơn. Hầu hết người bán thuốc cho rằng kháng
sinh là thuốc cần thiết và quan trọng để giúp điều trị khỏi bệnh cho người bệnh.
“Bán thuốc kháng sinh mà không có đơn thì vẫn phổ biến, hầu như các nhà
thuốc lẻ, nhà thuốc tư nhân trong các địa bàn dân cư.”-(QL3)
“Quan trọng là bệnh của người bệnh bây giờ vẫn cần phải kháng sinh, uống
kháng sinh để cho khỏi”-(CĐD4)
Theo quan điểm của NBT, khi người bệnh ra nhà thuốc, họ sẽ cung cấp các
loại thuốc phù hợp, trong đó bao gồm cả kháng sinh để điều trị khỏi hoặc giảm nhẹ
triệu chứng bệnh cho KH trong cả trường hợp không có đơn.
“Khi em bán kháng sinh không đơn, thì em sẽ bán những loại kháng sinh có
lợi cho bệnh đó, vẫn chữa được bệnh đấy, chắc chắn là chữa được bệnh đấy. Nó sẽ
phù hợp với mặt bệnh của người ta”- (CĐD5)
Kháng sinh giúp bệnh khỏi nhanh hơn, nếu không dùng kháng sinh sau này
điều trị sẽ khó khăn hơn
Ngoài ra, người bán thuốc cho rằng kháng sinh là nhóm thuốc có vai trò quan
trọng trong điều trị để bệnh khỏi nhanh hơn. Khi mức độ bệnh của KH cần phải sử
dụng kháng sinh, thì họ sẽ tự điều trị KS cho người bệnh. Bởi vì nếu không sử dụng
kháng sinh thì triệu chững bệnh của khách hàng sẽ lâu khỏi, thậm chí không khỏi
mà còn “nặng hơn”, lần sau người bệnh mắc phải sẽ điều trị khó khăn hơn. Chính vì có
niềm tin như vậy nên thúc đẩy người bán thuốc thường lựa chọn KS để điều trị.

17


×