Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại (quy luật lượng chất)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.11 KB, 19 trang )

Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và
ngược lại
Giáo viên: Lý Văn Tư


Lịch sử nghiên cứu vấn đề

- Triết học Hy Lạp cổ đại: Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại thường đồng nhất Vật chất với sự vật. Từ đó, học cố gắng hiểu VC và các hình thức biểu hiện
của nó từ phương diện chất của SV.
+ Những người thuộc trường phái Pitago lại xem đặc trưng về lượng của thế giới VC là nền tảng của mọi cái đang tồn tại. Đối với họ, những phương
diện được biểu hiện bằng con số là cơ sở của mọi tồn tại. Con số này được đồng nhất với bản thân SV.
+ Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, Arixtốt xem chất là tất cả những gì có thể phân ra thành những bộ phận cấu thành. Ông phân lượng thành 2 loại:
số lượng (là loại lượng mang tính rời rạc, ví dụ: 3 cái bàn, 6 cái ghế..) và đại lượng (là loại lượng mang tính liên tục, chẳng hạn, 4m vải, 30 lít nước…).
Ông cũng nghiên cứu phạm trù độ, xem độ là cái thống nhất, cái không thể phân chia giữa chất và lượng.


Lịch sử nghiên cứu vấn đề

- Triết học cổ điển Đức: (đặc biệt là trong triết học Hêghen) Ông đã phân tích 1 cách tỉ mỉ sự thống nhất biện chứng, MQH qua lại, sự chuyển hóa lẫn
nhau giữa chất và lượng, xem xét chất và lượng trong quá trình vận động và phát triển không ngừng. Xuất phát từ quan điểm biện chứng, Hêghen đã
xem xét sự phát triển của chất từ “chất thuần túy” đến “chất được xác định”, khi chất phát triển đến tột độ thì ra đời lượng. Lượng cũng không ngừng
được tiến hóa, “số lượng” là đỉnh cao nhất trong sự tiến hóa của lượng.
+ Hêghen cũng xem xét tính tương đối giữa sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất trong 1 khoảng nhất định. Đó là cơ sở để hình thành phạm trù
“độ”.
+ Khi xem xét quan hệ giữa thay đổi về lượng và thay đổi về chất, Ông đặc biệt chú ý tới bước nhảy.


Lịch sử nghiên cứu vấn đề

+ Hạn chế: với tư cách nhà triết học duy tâm, Hêghen đã xem các phạm trù chất, lượng, độ chỉ như những nấc thang tự phát triển của “ý niệm tuyệt
đối”.


=> Sự ra đời của phép BCDV đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng trong quan niệm về chất, về lượng và QL về MQH qua lại giữa sự thay đổi
về lượng và sự thay đổi về chất nói chung.


Vị trí QL

- QL chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại là một trong 3 QL cơ bản của phép BCDV. QL này nói lên cách
thức vận động, phát triển của SVHT trong thế giới. Nó vạch ra cơ chế, cách thức, trình tự và trạng thái của sự phát triển thay thế SVHT này bằng SVHT
khác. Nắm vững nội dung QL có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.


Nội dung quy luật

Bất kỳ SVHT nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về
chất của sự vật thông qua bước nhảy, chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng, tạo khả năng mới cho sự phát triển về lượng. Cứ
như vậy SV vận động phát triển không ngừng.


Khái niệm chất và lượng

- Chất: là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho
nó là nó mà không phải là cái khác.


Khái niệm chất và lượng

+ CNDVBC khẳng định: SVHT trong thế giới VC tồn tại khách quan, vốn có nên Chất tồn tại khách quan, vốn có. Chính sự khác nhau về chất giữa các
SVHT làm cho người ta phân biệt được SVHT này với SVHT khác.



Khái niệm chất và lượng

+ Chất biểu thị tính ổn định tương đối của SVHT, làm cho nó là nó mà chưa thành cái khác.
+ Chất được tạo dựng bởi các thuộc tính, là sự tổng hợp với tư cách là 1 thể thống nhất hữu cơ các thuộc tính căn bản.


Khái niệm chất và lượng

- Lượng: phạm trù triết học để chỉ số lượng các thuộc tính, tổng số các bộ phận, các đại lượng biểu thị tính quy định vốn có của sự vật, để phân biệt sự
vật này với sự vật khác về quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật đó.
+ Lượng của SVHT là khách quan vốn có của bản thân SVHT. Lượng nói lên kích thước dài, ngắn, quy mô to nhỏ, tổng số các mặt, các thuộc tính, trình
độ cao thấp, tốc độ nhịp điệu, màu sắc đậm nhạt… Lượng được biểu hiện ở con số và đại lượng mà người ta có thể đo, đong, đếm và có thể nhận
thức được.


Khái niệm chất và lượng

+ SVHT càng phức tạp thì những thông số về lượng càng phức tạp. Đặc biệt trong lĩnh vực xã hội, nhiều nhân tố, thuộc tính không cân, đong, đo, đếm
được. Ví dụ như khi đánh giá một tác phẩm văn học, một công trình nghệ thuật, một phong trào cách mạng…
+ Trong các MQH khác nhau, lượng có thể là nhân tố quy định bên trong, có thể là MQH bên ngoài của SVHT. Ví dụ: muốn hiểu được 1 nguyên tố hóa
học phải hiểu được nguyên tử lượng của nó, vì đặc trưng về lượng của các nguyên tố hóa học là biểu thị MQH bên trong quan trọng nhất của chất.


Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

- Từ những thay đổi dần dần về lượng đến một mức độ nhất định dẫn đến sự biến đổi về chất (lượng đổi dẫn đến chất đổi):
+ Bất kỳ SVHT nào cũng có chất và lượng. Trong quá trình vận động và phát triển, chất và lượng của SV cũng biến đổi.Sự thay đổi của lượng và chất
không diễn ra độc lập với nhau mà quan hệ chặt chẽ thống nhất với nhau; đi liền với 1 tính quy định về lượng là 1 tính quy định về chất và ngược lại.
+ Sự thống nhất giữa lượng và chất là sự thống nhất của các mặt đối lập trong 1 SV. Trong 1 quan hệ xác định, lượng đặc trưng cho tính thường xuyên
biến đổi (tính liên tục), chất đặc trưng cho tính ổn định (tính giai đoạn). Song hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động biện chứng với nhau. Sự

thống nhất giữa lượng và chất là điều kiện tồn tại của mọi SVHT, giới hạn của sự thống nhất là “độ” của SV.


Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

+ Độ là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là khoảng giới hạn, mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi
căn bản về chất của sự vật.
+ Những điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi về chất của SV được gọi là điểm nút. (trong ví dụ về chất - trạng thái của nước
0
0
được nêu trên, 0 C và 100 C là những điểm nút. Bất kỳ độ nào cũng được giới hạn bởi 2 điểm nút).


Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

Điểm nút là điểm quá độ từ độ này sang độ khác (còn gọi là điểm nhảy vọt), là giới hạn mà quá trình biến đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất.
+ Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời chất mới. Sự thống nhất giữa sự biến đổi dần dần về lượng và những bước nhảy vọt
về chất, giữa cái liên tục và cái gián đoạn, diễn ra vô số điểm nút, tạo thành sợi dây chuyền của sự chuyển hóa từ trạng thái chất và lượng này sang
chất và lượng khác. Sợi dây chuyền đó gọi là những “đướng nút của độ”.


Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

+ Sự thay đổi về chất qua điểm nút gọi là bước nhảy.
Bước nhảy là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra. (có bước nhảy
đột biến, bước nhảy dần dần, bước nhảy toàn bộ, bước nhảy cục bộ). Đây là bước ngoặt căn bản kết thúc 1 giai đoạn trong sự biến đổi về lượng cho ra
đời chất mới.
- Chất mới ra đời tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng:
+ Chất mới ra đời là kết quả của quá trình tích lũy về lượng, nó có vai trò tác động trở lại lượng đã thay đổi của SV. Sự tác động của chất mới đến
lượng mới được thể hiện ở quy mô tồn tại của SV, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của SV đó.



Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

+ Không phải chỉ đến khi chất mới ra đời mới tác động trở lại lượng mới, mà chất, lượng tác động biện chứng với nhau ngay khi sự vật vẫn còn là nó.
=> Tóm lại: cách thức biến đổi của trạng thái của SVHT trước hết bắt đầu từ những biến đổi dần dần về lượng và khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến bước
nhảy về chất, chất mới ra đời tạo nên sự thống nhất mới giữa lượng và chất.


Ý nghĩa phương pháp luận

- Trong hoạt động nhận thức: để có tri thức đầy đủ về SV, ta phải nhận thức cả mặt lượng và mặt chất của nó. Để đưa SV phát triển phải kiên trì tích
lũy về lượng, chống giản đơn, nôn nóng, đốt cháy giai đoạn.
- Trong hoạt động thực tiễn:
+ Phải hiểu đúng vị trí, vai trò và ý nghĩa của mỗi loại thay đổi để hoạt động có hiệu quả. Cải tạo SVHT phải đi từ lượng (phải công phu, kiên trì..); phải
biết thực hiện bước nhảy cục bộ, nắm thời cơ, tạo điều kiện… để tạo điều kiện thực hiện bước nhảy nhỏ, nhảy lớn.
+ Chống khuynh hướng “tả khuynh” chủ quan, nóng vội chưa có sự tích lũy về lượng đã muốn thực hiện bước nhảy về chất, hoặc cọi nhẹ sự tích lũy về
lượng, chỉ nhấn mạnh bước nhảy dẫn đến phiêu lưu mạo hiểm.


Ý nghĩa phương pháp luận

+ Chống khuynh hướng “hữu khuynh” bảo thủ, trì trệ, ngại khóa, không dám thực hiện bước nhảy về chất khi đã tích lũy đủ về lượng.
+ Muốn duy trì vật ở trạng thái nào đó phải nắm được giới hạn độ, không để cho lượng vượt quá giới hạn độ.


Xin chân thành cảm ơn




×