Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận ô nhiễm môi trường tại địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA DƯỢC

BÀI BÁO CÁO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
MÔN HỌC: BỔ TRỢ 1

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hoàng Lâm - MSV: 18010056
Nguyễn Hữu Việt – MSV:
Lớp

: K12D5B

Hà Nội, 06/2019

0
Trường Đại học Phenikaa – Khoa Dược


MỤC LỤC
1.

ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................................................2

2.

NỘI DUNG...........................................................................................................................................................6

3.

a)


Các khái niệm:.................................................................................................................................................6

b)

Thực Trạng :.....................................................................................................................................................7
1.1.

Nguồn gốc và tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước....................................................................7

1.2.

Tác động của ô nhiễm nước lên môi trường..........................................................................................9

1.3.

Tác động ô nhiễm nước tới sức khỏe....................................................................................................12

1.4.

Đề xuất khắc phục..................................................................................................................................16

KẾT LUẬN.........................................................................................................................................................17

TÀI LIỆU THAM KHẢO :......................................................................................................................................18

1
Trường Đại học Phenikaa – Khoa Dược


Mở đầu


1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong bối cảnh môi trường toàn cầu nói chung đang bị ô nhiễm trầm trọng
đặc biệt là các nước đang phát triển. Hiện nay Việt Nam cũng không phải ngoại lệ,
đang đẩy mạnh trong quá trình xây dựng và phát triển, trở thành đất nước công
nghiệp hóa hiện đại hóa. Hàng loạt các khu công nghiệp, khu chế xuất, mỏ khai thác,
… được hình thành bên cạnh những con suối, con sông, dãy núi, nông thôn và ngoại
ô thành phố. Trong quá trình này, môi trường sống của cả con người lẫn các loài
sinh vật đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm trầm trọng và chỉ có thiểu số người dân hiểu
được điều này. Đây là một vấn nạn nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội
trong và ngoài nước hiện nay. Vấn đề này còn đe dọa trực tiếp tới sự phát triển kinh
tế - xã hội bền vững,sự tồn tại, phát triển của các thế hiện tại và tương lai. Giải quyết
vấn nạn ô nhiễm môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay
không chỉ đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lý,các doanh nghiệp mà đó còn là
trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Vì thế việc điều tra ô nhiễm
môi trường được đề ra bức thiết để hiểu rõ mức độ ô nhiễm rồi đưa ra giải pháp hợp
lý, giúp Việt Nam phát triển vững mạnh và có một môi trường sống tốt cho người
dân và các loài sinh vật xung quanh.
Địa phương em đang sinh sống sẽ được giới thiệu sau đây là tỉnh Hà Nam. Chỉ
cách Hà Nội hơn 50 km ( cửa ngõ phía Nam của thủ đô), Phía Bắc giáp Hà Nội,
phía Đông giáp với Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp Nam Định và Thái
Bình, phía tây giáp với Hòa Bình. Tỉnh Hà Nam có 06 đơn vị hành chính gồm thành
phố Phủ Lý và 05 huyện (Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng),
thành phố Phủ Lý trung tâm tỉnh lỵ của Hà Nam là đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội.
Theo điều tra dân số 01/04/2017 Hà Nam có 811.126 người, chiếm 5,6% dân
số đồng bằng sông Hồng, mật độ dân số 954 người/km²; 63% dân số sống ở khu vực
nông thôn và 37% sống ở khu vực đô thị.


2
Trường Đại học Phenikaa – Khoa Dược


( Một góc thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam năm 2017)
Với vị trí đầu mối giao thông nên Hà Nam có lợi thế trong việc mở rộng hợp
tác, giao lưu kinh tế với các địa phương khác trong cả nước, nhất là với thủ đô Hà
Nội và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.Vị trí chiến lược quan trọng
cùng hệ thống giao thông đường thủy, bộ, sắt tạo cho tỉnh lợi thế lớn trong giao lưu
kinh tế, văn hóa – xã hội, khoa học - kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước. Hà
Nam có diện tích tự nhiên 851 km2 nằm trong vùng trũng của đồng bằng sông Hồng
và giáp với vùng núi của tỉnh Hòa Bình và vùng Tây Bắc.
Phía Tây của tỉnh là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất
và đồi rừng. Tài nguyên khoáng sản chủ yếu ở Hà Nam là đá vôi, làm nguyên liệu
cho sản xuất xi măng, vôi, sản xuất bột nhẹ, làm vật liệu xây dựng, các loại đá quý
có vân màu phục vụ xây dựng, trang trí nội thất và làm đồ mỹ nghệ, các mỏ sét làm
gạch ngói, gốm sứ, xi măng và một số mỏ than bùn, mỏ đôlômit. Phần lớn các tài
nguyên khoáng sản này phân bố ở các huyện phía tây của tỉnh, gần đường giao
thông, thuận lợi cho việc khai thác, chế biến và vận chuyển.

3
Trường Đại học Phenikaa – Khoa Dược


( Bản đồ thu nhỏ diện tích tỉnh Hà Nam năm 2010 theo tỷ lệ 1 : 50 000 )
Theo số liệu thống kê đất năm 2015, tỉnh Hà Nam có tổng diện tích đất tự
nhiên là 849,5 km2. Các loại đất có diện tích tương đối lớn là đất phù sa, đất bãi bồi
ven sông, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá phiến sét... phân bố trên
các vùng khác nhau. Quỹ đất đang sử dụng vào phát triển nông nghiệp là 47.321 ha,

chiếm tỷ trọng 55,7% tổng diện tích tự nhiên. Trong đất nông nghiệp, diện tích đất
trồng lúa và trồng màu có gần 40.200 ha, chiếm 85% đất nông nghiệp. Ngoài ra, còn
có đất trồng cây lâu năm và đất vườn hơn 3.257 ha, đất trồng cỏ dùng cho chăn nuôi
khoảng 1.500 ha..Đất đai ở vùng này rất thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây
công nghiệp và cây ăn quả. Đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác lúa nước, hoa
màu, rau, đậu, thực phẩm.
Vùng đồng bằng phía Đông của tỉnh được tạo nên bởi phù sa của các sông lớn
như: sông Đáy, sông Châu, sông Hồng. Hà Nam có lượng mưa trung bình cho khối
lượng tài nguyên nước rơi khoảng 1,602 tỷ m3. Dòng chảy mặt từ sông Hồng, sông
Đáy, sông Nhuệ hàng năm đưa vào lãnh thổ khoảng 14,050 tỷ m3 nước.
Là một trong những trung tâm quan trọng về kinh tế- chính trị hàng đầu ở miền
Bắc nên Hà Nam cũng khó tránh khỏi các vấn đề nhức nhối của các đô thị lớn trên
4
Trường Đại học Phenikaa – Khoa Dược


cả nước cũng như ô nhiễm môi trường , trật tự an ninh, tệ nạn xã hội, chất lượng
cuộc sống người dân không ổn định,… Vì vậy phải đề ra các cách khắc phục các vấn
đề trên. Ở bài tiểu luận này em xin trình bày vấn nạn ô nhiễm môi trường về không
khí, nguồn nước, chất rắn ở tỉnh Hà Nam vì đây là vấn đề nổi bật nhất của địa
phương hiện nay.
Do đây là lần đầu tiên em viết tiểu luận về vấn đề này nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót, em mong được sự nhận xét của thầy cô để có thêm những kinh
nghiệm cho những lần viết sau. Em xin trân thành cảm ơn!

5
Trường Đại học Phenikaa – Khoa Dược


2.


NỘI DUNG
a) Các khái niệm:
Ô nhiễm môi trường là gì?
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
“ Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu
chuẩn môi trường”.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng
lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự
phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm môi
trường bao gồm các chất thải dạng khí ( khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn),
chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức
xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ
hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người,
sinh vật và vật liệu.
Ô nhiễm nước là khi thành phần, chất lượng của nước bị biến đổi và khi nó trở thành
không thích hợp trong sự dụng hằng ngày của người dân dù ở trạng thái nào khác biệt
với trạng thái tự nhiên ban đầu. Còn có thể hiểu là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các
khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và
hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không
thể đồng hóa được. Kết quả làm cho hàm lượng Oxy trong nước giảm đột ngột, các khí
độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực.
Theo Hiến chương châu Âu về nước:
“ Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất
lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp,
nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”.
Nước có thể bị ô nhiễm bẩn bởi nhiều nguồn khác nhau, mỗi nguồn gây ra ô nhiễm
nước lại có nhiều tác nhân ô nhiễm. Có thể kể ra:
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, gió bão, tuyết tan, lũ lụt đưa

vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của
chúng.
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Qúa trình thải các chất độc hại chủ
yếu dưới dạng lỏng như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp, chăn
nuôi, giao thông ( nước thải từ dầu mỡ ở các tàu bè đi lại trên sông) vào môi trường
nước.

6
Trường Đại học Phenikaa – Khoa Dược


Theo bản chất tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô
nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật
lý, ô nhiễm nước mặn, ô nhiễm nước ngầm và biển.
b) Thực Trạng :
Sau đây em xin trình bày thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại tỉnh Hà Nam
trong giai đoạn năm 2017 – 2018.
1.1. Nguồn gốc và tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước.
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước, trong đó ô nhiễm các dòng sông đang là một
trong những vấn đề bức xúc cần giải quyết. Lưu vực sông Nhuệ -sông Đáy là một
trong 3 lưu vực có mức độ ô nhiễm cao, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi
trường. Lưu vực sông Nhuệ -sông Đáy bao gồm một phần của tỉnh Hòa Bình, Hà Nội
và toàn bộ các tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình.Trong 5 tỉnh thuộc lưu vực nêu
trên, tỉnh Hà Nam là tỉnh chịu tác động mạnh nhất do nước sông bị ô nhiễm gây ra,
đặc biệt là khu vực nông thôn. Theo điều tra dân số 01/04/2017, Hà Nam có 811.126
người, chiếm 5,6% dân số đồng bằng sông Hồng, mật độ dân số 954 người/km2.
Điều đáng lưu ý là tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn của tỉnh Hà Nam chiếm tới
63%, trong khi đó chỉ có 37% dân cư sống ở khu vực đô thị. Người dân tại đây còn
thiếu hiểu biết về các chất gây ô nhiễm di chuyển trong lưu vực như thế nào. Rác
thải, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xả vào kênh rạch, cống rãnh chưa qua xử

lý. Xả rác và nước thải trực tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nước mặt, cản trở lưu thông
dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nước tù nước đọng. Tiếp đó tình trạng khai nước
dưới lòng đất tràn lan gây cạn kiệt nguồn nước và ảnh hưởng đến môi trường như sụp
lún, nhiễm mặn,…. Ngoài ra các chất thải đặc biệt như chất thải tại các bệnh viện các
tuyến huyện, xã tới tỉnh từ 5000-7000m3 trên một ngày mà chưa thể xử lý sạch sẽ hết
vẫn xả thải ra môi trường.
Vì đất đai ở vùng này rất thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp
và cây ăn quả, canh tác lúa nước, hoa màu, rau, đậu,… nên người dân sử dụng bừa
bãi, tùy tiện các loại hóa chất phân bón, các loại thuốc kích hoạt phát triển cây, thuốc
trừ sâu bọ,… phát tán ra các kênh mương và thẩm thấu vào trong mạch nước ngầm
khiến ô nhiễm một số vùng các sông Đáy, sông Châu. Không chỉ vậy, các chất thải
chăn nuôi tại các trang trại và lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại các huyện Duy
Tiên, Bình Lục chưa được xử lý đã tùy tiện xả thải ra các ao mương, kênh rạch, sông
hồ.
7
Trường Đại học Phenikaa – Khoa Dược


( Một đoạn sông Đáy ứ đọng đầy những rác thải năm 2017 )
Những khu công nghiệp, khu chế xuất xuất hiện như một lẽ thường trong công
cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của nhà nước ta. Hà Nam cũng có không ít các
khu công nghiệp lớn như khu công nghiệp Đồng Văn - Duy Tiên, khu công nghiệp
Châu Sơn - Phủ Lý, … và các khu mỏ khai thác đá vôi như nhà máy xi măng Bút
Sơn, xi măng Kiện Khê,… càng ngày danh sách đang được bổ sung thêm rất nhiều.
Việc mọc lên các khu công nghiệp cũng là tất yếu của sự phát triển và tạo cho người
dân nhiều công ăn việc làm hơn. Tuy nhiên vấn đề xử lý nước thải, chất thải và khí
thải công nghệ không được quan tâm đúng mức đã dần dần hủy diệt môi trường sống
tại các khu này.Các chất độc hại từ trước đến nay vẫn tự do đổ vào các sông suối
chung quanh khu vực nhà máy khiến không những các nguồn nước này bị ô nhiễm
mà nay cả các giếng khoan, sử dụng nguồn nước ngầm cũng không dùng được nữa vì

nước chuyển màu và có mùi hôi; chúng còn thậm chí tạo nên mưa acid không những
làm thay đổi chất lượng nước ngọt mà còn ảnh hưởng xấu tới đất và môi trường sinh
thái .Khi xây dựng khu công nghiệp, các chủ đầu tư đã bỏ qua hệ thống xử lý nước
thải chung cho tòan khu dù rằng đây là một hạng mục cấp thiết, vô cùng quan trọng
được dự trù chi phí trong dự án và là một ưu tiên bảo vệ môi trường mà tỉnh Hà Nam
đã cam kết.

8
Trường Đại học Phenikaa – Khoa Dược


(Những cột khói khí thải từ các nhà máy xi- măng Kiện Khê )
Chảy qua lãnh thổ Hà Nam là các sông lớn, như: sông Hồng, sông Đáy, sông
Châu và các sông do con người đào đắp, như sông Nhuệ, sông Sắt, Nông Giang... có
dòng chảy khoảng 14,050 tỷ m3 nước. Trước khi nối với sông Đáy ở địa phận tỉnh Hà
Nam, sông Nhuệ đã tiếp nhận nước thải sinh hoạt, công nghiệp của các khu dân cư và
khu công nghiệp, làng nghề của Hà Nội và Hà Nam. Ước tính, lượng nước thải chảy
vào sông Nhuệ lên đến 500.000m3/ngày đêm. Bên cạnh đó, sông Nhuệ còn bị nối
thông với hệ thống thủy nông. Đây là các nguyên nhân chính làm chất lượng nước
sông Nhuệ bị ô nhiễm ở mức báo động. Nước sông chủ yếu bị ô nhiễm bởi các chất
hữu cơ, dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng, mùi hôi và vi khuẩn. Xu hướng ô nhiễm của
nước sông ngày càng tăng. Ngoài ra còn các tệ nạn sói mòn lở hai bên bờ sông do các
nạn nạo hút cát trái phép và xâm lấn bờ của các cư dân quanh vùng.
1.2.

Tác động của ô nhiễm nước lên môi trường

Với tốc độ phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa cùng với sự gia tăng dân số
nhanh với tốc độ chóng mặt. Hàng năm con người thải ra môi trường một lượng rác
thải sinh hoạt khổng lồ không được xử lý. Môi trường sống của chúng ta đang ngày

ngày hứng chịu những chất thải từ sản xuất công nghiệp. Sự thờ ơ của các nhà chức
trách, sự thiếu hiểu biết, chủ quan của người dân mà chúng ta đang từng ngày từng
9
Trường Đại học Phenikaa – Khoa Dược


giờ hủy hoại môi trường sống của mình. Ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm
phóng xạ… và đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước tác động trực tiếp vào sức khỏe mỗi
chúng ta.

( Hình ảnh cá chết hàng loạt tại một hồ Chùa Bầu – TP. Phủ Lý năm 2018)
Ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng đến hệ sinh thái, nơi mà tất cả chúng ta
đang sinh sống. Khi đất bị ô nhiễm sẽ làm đất đai cằn cỗi, cây cối không thể phát
triển được, ảnh hưởng đến rất nhiều các loài sinh vật. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên
cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng như tại khu vực Bồng Lạng huyện Thanh
Liêm.Việc khai thác quá mức núi đá vôi đã lấp đi nhiều con suối, dòng chảy khiến
nhiều vùng đất của xã này trở thành vùng đất bỏ hoang vì khô cằn. Điều này sẽ ảnh
hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. Cải tạo đầm lầy tại các khu Tam
Chúc huyện Kim Bảng khiến các sinh vật nơi đây mất đi khu vực ngập nước là môi
trường sống của chúng. Nhiều loài thực vật, động vật quý hiếm như con giải,ba ba…
sống trong ao hồ, sông suối cũng không còn nởi thích hợp để duy trì giống nòi.
Đặc biệt tại Hà Nam – nơi mà khai thác các mỏ đá, mỏ Đô-lô-mít,… để sản xuất
xi măng, gạch nung,… tại các khu nhà máy xi măng Bút Sơn, nhà máy xi măng
Hoàng Long, lò đóng gạch Khả Phong,… Ô nhiễm không khí gây ra mưa axit, gây ra
hiện tượng khói bụi che chắn làm giảm ánh sáng mặt trời, ảnh hưởng đến sự quang
10
Trường Đại học Phenikaa – Khoa Dược


hợp và phát triển của thực vật…Lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa

axít làm giảm độ pH của đất và thay đổi chất lượng nước ngọt; các cơn mưa axit nếu
xuất hiện với số lượng lớn và lâu dần sẽ ngấm vào các giếng khoan, nguồn nước
ngầm cũng không dùng được nữa vì nước chuyển màu và có mùi hôi.

( Các bọt nước thải các khu công nghiệp xả thải ra sông Châu Giang năm 2017)
Như ta đã biết ở phần trên, Hà Nam có các con sông lớn chảy qua và lượng dòng
chảy hàng năm là 14,050 tỷ m3 nước. Tuy nhiên địa phần các thành phố hay huyện
xã nơi đây là hạ lưu của các con sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu Giang có nơi
thượng lưu là thủ đô Hà Nội,các thành phố khác như Hòa Bình, Hưng Yên nên phải
hứng chịu vô số các chất thải từ nơi đây đổ về. Năm nào cũng vậy, sông Châu Giang
của tỉnh Hà Nam có hàng chục đợt ô nhiễm do nguồn nước thải từ Hà Nội đổ về,
cộng với lượng nước thải từ các hộ chăn nuôi của người dân khu vực ven sông đổ ra
khiến các con sông này trở thành sông 'chết'. Theo thông tin từ Tổng cục môi trường
(Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: Chất lượng nước sông Nhuệ và sông Châu
Giang của tỉnh Hà Nam đều đã bị ô nhiễm hữu cơ và chất dinh dưỡng từ nhiều năm
trước. Mức độ ô nhiễm có sự biến động qua các năm và thay đổi theo mùa. Vào mùa
khô, mức độ ô nhiễm cao hơn mùa mưa khá nhiều. Đặc biệt, kết quả quan trắc trong
thời gian cuối năm 2017 và tháng 1/2018 cho thấy, mức độ ô nhiễm sông Châu Giang
rất cao.Lúc 8h30 ngày 20/12/2018 nước tại Đập Phúc, cầu Câu Tử đã có màu đen,
11
Trường Đại học Phenikaa – Khoa Dược


mùi thối. Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường - Sở TN & MT Hà Nam đã
lấy và phân tích mẫu nước tại các vị trí trên, nồng độ các chất ô nhiễm như sau: Tại
Đập Phúc: Nồng độ Amoni là 15,5 mg/L-N, vượt 51,6 lần; ôxy hoà tan là 2,45mg/L,
nhỏ hơn 2,04 lần giới hạn cho phép theo QCVN 08- MT:2015/BTNMT cột A2 (nước
dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù
hợp). Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam hiện nay, nước sông đã bị ô
nhiễm báo động cấp 2 theo quy định bảo vệ môi trường của UBND tỉnh.

Hiện tượng ô nhiễm môi trường cũng khiến các loài động vật có thể xâm lấn,cạnh
tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm
giảm đa dạng sinh học.Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại
còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh
thái sẵn có dần bị phá hủy.
1.3.

Tác động ô nhiễm nước tới sức khỏe.

Những nguy cơ gây hại sức khỏe do ô nhiễm nguồn nước gây ra như:
- Nguy cơ do tác nhân sinh ho: Ô nhiễm nguồn nước làm cho khả năng truyền
bệnh cho người qua thức ăn, nước uống như: tả, lỵ, thương hàn, giun sán… ; tiếp xúc
gây viêm da, ghẻ lở, bệnh Leptospira ...
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2006, khoảng 24% bệnh
tật và số ca tử vong trên thế giới có căn nguyên từ môi trường. Trong số 102 loại
bệnh thường gặp được thống kê ở báo cáo “Sức khỏe toàn cầu của WHO ”có tới 85
bệnh có căn nguyên từ môi trường. Trong đó, các loại bệnh do ô nhiễm nước gây ra
như tiêu chảy, hội chứng lỵ, ghẻ, viêm kết mạc.Tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi
trường phối hợp với Bộ Y tế bước đầu đã có nghiên cứu mang tính hệ thống hóa về
sức khỏe môi trường, trong đó nghiên cứu về thiết lập kế hoạch triển khai chương
trình đánh giá tác động sức khỏe môi trường ở khu vực ô nhiễm. Chương trình được
thực hiện năm 2008 và đã đưa ra danh mục các loại bệnh do môi trường ô nhiễm,
trong đó có các các loại bệnh liên quan đến môi trường nước bị ô nhiễm.
Nghiên cứu chọn Hưng Yên là tỉnh so sánh về ước tính tổn thất kinh tế do Hưng
Yên giáp với tỉnh Hà Nam về phía Đông Bắc, thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng,
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp cao, ước tính
80-90%. (Tuy nhiên, gần đây tỷ lệ này thay đổi một cách nhanh chóng, năm 2018 ước
tính còn 50-55%, do tốc độ phát triển của công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng
nhanh hơn). Tỉnh Hưng Yên có khá nhiều sông, đại diện là sông Hồng (64 km); sông
Luộc (28 km), sông Sặt (sông Kẻ Sặt), sông Chanh, sông Cử An (sông Cửu Yên),

sông Tam Đô, sông Điện Biên... Trong các sông, sông Bần và sông Bắc Hưng Hải là
12
Trường Đại học Phenikaa – Khoa Dược


có chất lượng nước thấp nhất. Nhìn chung, nước các con sông của tỉnh chưa bị ô
nhiễm nặng như so với sông Nhuệ -sông Đáy của tỉnh Hà Nam. Tính tổn thất kinh tế
trong nghiên cứu thực hiện ước tính tổn thất kinh tế từ phía người sử dụng dịch vụ y
tế cho bệnh tiêu chảy tại tỉnh Hà Nam, số liệu này sẽ được so sánh với chi phí y tế
cho bệnh tiêu chảy ở tỉnh Hưng Yên. Theo báo cáo tổng kết của Sở Y tế tỉnh Hưng
Yên, năm 2018 có 2991 ca mắc bệnh tiêu chảy trong toàn tỉnh (tỷ lệ: 265 ca/100.000
người), thấp hơn nhiều so với tỉ lệ số ca mắc bệnh tiêu chảy ở Hà Nam là 3,14 lần.
Như vậy, có thể thấy rằng chỉ tính riêng cho bệnh tiêu chảy do yếu tố ô nhiễm nước
của tỉnh Hà Nam và tỉnh Hưng Yên cũng thấy được sự chênh lệch phí tổn do yếu tố
môi trường gây nên, gây tổn thất kinh tế cho người dân. Chi phí chữa bệnh của tỉnh
Hà Nam cao gấp 3,10 lần so với tỉnh Hưng Yên (tính trên 100.000 dân). Chất lượng
nước sông đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam: nước sông Nhuệ, không đạt tiêu chuẩn
QCVN 08-2017, Loại B1; nước sông Đáy, không đạt tiêu chuẩn QCVN 08- 2017,
Loại A2. Tại Hà Nam các loại bệnh người dân mắc phải liên quan đến nguồn nước ô
nhiễm gây nên như bệnh đường tiêu hóa (viêm nhiễm, tiêu chảy...), bệnh ngoài da,
bệnh phụ khoa... được thể hiện tương đối rõ. Tỷ lệ mắc bệnh tại các xã ven sông cao
hơn so với các xã khác. 3. Chi phí chữa bệnh bệnh tiêu chảy của tỉnh Hà Nam cao
gấp 3,10 lần so với tỉnh Hưng Yên (tính trên 100.000 dân).
Bảng 1- Tỷ lệ mắc một số bệnh liên quan đến nước ô nhiễm nước của tỉnh
Hà Nam năm 2017-2018
( Số ca /100.000 người)
Tên bệnh
Bệnh đường ruột (1)
Tiêu chảy
Hội chứng lỵ

Bệnh ngoài da (2)
Các bệnh da do vi khuẩn
Ghẻ
Các bệnh nấm móng
Eczema
Bệnh viêm kết mạc (3)
Bệnh viêm kết mạc
Nguồn:

Năm 2017

Năm 2018

1877
1348

1832
1306

2802
1270
1219
468

2356
970
1003
611

1470


1558

1. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Nam, 2019
2. Bệnh viện Da liễu, Sở Y tế tỉnh Hà Nam, 2019
13
Trường Đại học Phenikaa – Khoa Dược


3. Bệnh viện mắt, Sở Y tế tỉnh Hà Nam, 2019
- Nguy cơ do chất hóa hoc, phóng xạ có trong nước do uống trực tiếp, ăn các
loại thực phẩm bị ô nhiễm thủy ngân, thuốc bảo vệ thực vật, Asen, chì dẫn đến mắc
các bệnh hiểm nghèo như: ung thư, nhiễm độc mãn tính các kim loại nặng...
Tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm
màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô
nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh
hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh
doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn
uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài
ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm
lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh
hoạt và ăn uống.
Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat,
Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete
(MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất
cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về
đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu
cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc
bảo quản thực phẩm, phốt pho... gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa.


( Bảng so sánh tình hình ung thư Việt Nam với một số nước trên thế giới năm 2018)
14
Trường Đại học Phenikaa – Khoa Dược


Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy
trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp
với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh trùng các
loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các
loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết,
viêm xương, thiếu máu. Dù nguồn nước bị nhiễm asen nhưng người dân thôn Yên
Lão, xã Hoàng Tây, huyện Kim Bảng, Hà Nam vẫn phải sử dụng, bởi họ không còn
sự lựa chọn nào khác. Yên Lão là một trong 10 ngôi làng có nguồn nước được coi là
ô nhiễm nhất cả nước. Tỷ lệ người dân khu vực này chết trước tuổi 50 vì ung thư,
bệnh tật chiếm khoảng 35% trong tổng số người chết toàn xã Hoàng Tây. Theo thống
kê của trạm y tế xã, trong khi toàn xã đang có 11 người phải điều trị ung thư, riêng
thôn Yên Lão đã chiếm tới 8 người. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Nam đã từng
xuống xét nghiệm mẫu nước tại đây và kết luận nguồn nước bị nhiễm asen nặng.
Không chỉ các chất kim loại nặng,Test nhanh ở xã Nhân Nghĩa (huyện Lý Nhân, Hà
Nam), kết quả cho thấy, cứ 10 người được test có tới 6 người tồn dư thuốc trừ sâu,
thuốc bảo vệ thực vật trong máu. Về cơ bản những người này đều chưa có triệu
chứng lâm sàng về việc ngộ độc thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, về lâu dài, nếu vẫn tiếp tục
bị phơi nhiễm hàng ngày, hàng năm sẽ có nhiều trường hợp mắc nguy cơ nhiễm độc
mãn tính sau này. Những con số biết nói ở trên cho thấy, việc lạm dụng thuốc trừ sâu,
thuốc BVTV trong nông nghiệp đang rất đáng báo động. Việc người dân phun thuốc
nhiều, thậm chí phun quá liều lượng, trong thời gian dày đặc không chỉ ảnh hưởng tới
người nông dân mà còn là nguy bệnh tật của cả quốc gia.

15

Trường Đại học Phenikaa – Khoa Dược


1.4.

Đề xuất khắc phục

Phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về việc bảo vệ môi trường, phải thực sự đủ
mạnh để răn đe các đối tượng trong những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và
xử lí hình sự). Cần thiết xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý môi trường trong các xí
nghiệp, nhà máy theo tiêu chuẩn quốc tế, tổ chức giám sát một cách chặt chẽ để
hướng đến môi trường tốt đẹp hơn.
Tăng cường các tổ công tác nắm rõ tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi
trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất), cần phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng thanh
tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn
và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá
nhân.
Chú trọng việc công tác quy hoạch và phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp,
các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính toán kỹ lưỡng, toàn diện. Tránh tình trạng quy
hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa qua,
làm cho công tác quản lí khó khăn hơn. Đối với các khu công nghiệp thì phải có quy
định bắt buộc xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải tập trung hoàn chỉnh thì
mới được phép hoạt động.
16
Trường Đại học Phenikaa – Khoa Dược


Thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các
dự án đầu tư, thì các cơ quan có chuyên môn mới xem xét và quyết định có cấp giấy
phép đầu tư hay không. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án

đầu tư và tạo điều kiện cho công dân hoặc các tổ chức có thể tham gia phản biện xã
hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, truyền miệng về giáo dục môi trường trong
toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp
luật bảo vệ môi trường. Việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi công dân, của
mọi doanh nghiệp, xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách
tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên – con người – xã hội.

3.

KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận, chúng ta có thể thấy được sơ lược tình trạng ô nhiểm môi
trường nước trên toàn tỉnh Hà Nam. Biết được những nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường nước và những tác hại do ô nhiễm nước gây ra, từ đó rút ra biện pháp khắc
phục tình trạng, góp phần bảo vệ môi trường sống không chỉ tại nơi mình sinh sống
mà cả mọi nơi mình đặt chân tới.
Môn học Bổ trợ 1: Môi trường và sức khỏe đã cung cấp cho em những kiến thức
cơ bản về môi trường, giúp em hoàn thiện bài tiểu luận, cũng như cho em biết được
tầm quan trọng của môi trường sống đối với con người. Từ đó, sinh viên chúng em
càng thêm yêu quê hương đất nước và thêm ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi
trường,tài nguyên khoáng sản quốc gia.

17
Trường Đại học Phenikaa – Khoa Dược


TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1. Sự hướng dẫn, gợi ý từ giáo viên bộ môn.
2. Tác động của ô nhiễm không khí tới sức khỏe ở các nước ASEAN,Ths. Hoàng
Thanh Lịch.29/04/2014

3. Môi trường và sức khỏe.NXB Giáo dục Việt Nam.26/05/2017.
4. Hiện trạng mắc bệnh liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm của người dân
vùng nông thôn ven sông Nhuệ - sông Đáy, tỉnh Hà Nam; Sở Tài nguyên Môi
trường tỉnh Hà Nam.09/11/2018.
5. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Nam 05 năm giai đoạn 2013-2018, Sở
Tài Nguyên Môi trường tỉnh Hà Nam.12/2018.
6. Niên giám thống kê Hà Nam năm 2018.
7. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp tại
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, ban quản lý các khu công nghiệp Hà
Nam.14/08/2018.
8. Số liệu thống kê các bệnh liên quan, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Nam,
2019
9. Số liệu thống kê các bệnh liên quan , Bệnh viện Da liễu, Sở Y tế tỉnh Hà Nam,
2019
10. Số liệu thống kê các bệnh liên quan, Bệnh viện mắt, Sở Y tế tỉnh Hà Nam,
2019
11. Thực trạng ô nhiễm môi trường và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm ở công ty
xi- măng Bút Sơn, nhà máy xi- măng Bút Sơn, 2017.
12. Báo cáo nước thải nông thôn, nông nghiệp, làng nghề thực trạng và giải pháp,
Tổng cục Môi trường.07/2017.
13. Báo cáo nước xả thải chứa nhiều kim loại nặng khu công nghiệp, khu khai
thác khoáng sản thực trạng và giải pháp tỉnh Hà Nam, Sở Tài nguyên Môi
trường tỉnh Hà Nam. 11/2018.

18
Trường Đại học Phenikaa – Khoa Dược




×