Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đối tượng nghiên cứu của giáo dục học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.83 KB, 2 trang )

Hoạt động giáo dục tổng thể cũng như mỗi hoạt động giáo dục bộ phận đều là các hệ thống và
được tạo thành bởi các nhân tố sau:
-

-

-

-

Chủ thể giáo dục: nhà giáo dục là chủ thể đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động giáo dục.
Chủ thể giáo dục cũng chính là người được giáo dục.
Khách thể giáo dục: người được giáo dục vừa là đối tượng giáo dục vừa là chủ thể tự giáo
dục.
Mục đích, nhiệm vụ giáo dục: mục đích giáo dục là mẫu nhân cách con người mà giáo dục
cần đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội trong từng giai đoạn phát triển của xã hội . Đây
là nhân tố hàng đầu của hoạt động giáo dục định hướng cho sự vận động và phát triển
của toàn bộ hoạt động giáo dục. Để thực hiện tốt mục đích này, giáo dục phải thực hiện
các nhiệm vụ giáo dục có mối quan hệ biện chứng với nhau: giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo
đức, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động.
Nội dung giáo dục: nội dung giáo dục là hệ thống những kinh nghiệm xã hội được chọn
lọc trong kho tàng kinh nghiệm của nhân loại, tạo nên nội dung hoạt động thống nhất cho
nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm đạt được mục đích giáo dục đã định.
Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục: phương pháp, phương tiện, hình thức
tổ chức giáo dục là cách thức, phương tiện, hình thức hoạt động của nhà giáo dục và
người được giáo dục nhằm thực hiện những nhiệm vụ giáo dục và đạt tới mục đích giáo
dục đã định.
Kết quả giáo dục: kết quả giáo dục là kết quả tổng hợp của toàn bộ hoạt động giáo dục
nhưng thể hiện tập trung nhất ở mức độ phát triển nhân cách của người được giáo dục
sau mỗi hoạt động giáo dục nhất định.
Tham gia vào hoạt động giáo dục còn có những điều kiện giáo dục bên ngoài (môi trường


kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ ,…), những điều kiện bên trong (môi trường sư
phạm).

Những nhân tố của hoạt động giáo dục có mối quan hệ thống nhất, tác động biện chứng với môi
trường bên ngoài và môi trường bên trong. Khi một nhân tố thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của
các nhân tố khác.
Trong sơ đồ trên yếu tố chính tạo nên sự vận động của quá trình giáo dục là sự tác động qua lại
và phối hợp chặt chẽ với nhau giữa chủ thể giáo dục (CT) và khách thể giáo dục (KT). Tác động
qua lại được diễn ra trong một môi trường sư phạm (bao gồm cơ sở vật chất của trường học,
những đặc điểm tâm lý, thể chất và trình độ của chủ thể và khách thể) và trong một môi trường
xã hội với những đặc điểm kinh tế, văn hóa và chính tri xã hội, đó là những điều kiện ảnh hưởng
quan trọng đến chất lượng của quá trình giáo dục. Sự phối hợp giữa chủ thể và khách thể giáo
dục diễn ra trên các mối liên hệ thông tin, giao tiếp, tổ chức hoạt động và quản lý - tự quản lý.
Trên thực tế quá trình giáo dục diễn ra rất đa dạng về nội dung, thời gian, không gian... nhưng dù
diễn ra ở bất cứ dạng nào, quá trình giáo dục cũng được thể hiện qua những thành tố cơ bản như
trên.Trong hệ thống các thành tố cơ bản, thành tố mục đích là xuất phát điểm của quá trình giáo
dục và qui định trước kết quả của toàn bộ quá trình. Thành tố nội dung là sự cụ thể hóa của mục
đích vì vậy nội dung phải có sự tương ứng phù hợp với mục đích đặt ra. Mục đích và nội dung
qui định cách thức tổ chức hoạt động qua việc sử dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ


chức giáo dục. Từ đó dẫn đến kết quả giáo dục là mức độ phát triển của khách thể sau quá trình
giáo dục. Cách thức tổ chức hoạt động là thành tố trực tiếp quyết định cho chất lượng của quá
trình giáo dục.
Như vậy trong từng hệ thống các yếu tố có sự liên hệ mật thiết và chi phối lẫn nhau. Sự biến đổi
của một yếu tố sẽ dẫn đến những biến đổi của những yếu tố khác một cách tương ứng. Ngoài ra
hai hệ thống tác nhân và hệ thống các thành tố cơ bản cũng không tách rời mà chúng luôn kết
hợp thống nhất với nhau trong một quá trình giáo dục. Nếu sự tương tác giữa chủ thể giáo dục và
khách thể giáo dục không được định hướng theo mục đích giáo dục với nội dung giáo dục tương
ứng và cũng không thông qua các phương pháp giáo dục thì sự tương tác giữa họ không phải là

một quá trình giáo dục mà chỉ là một quá trình giao tiếp, ứng xử mà thôi. Vì vậy có thể cho rằng
cấu trúc của quá trình giáo dục bao gồm các nhân tố chủ thể, khách thể, mục đích, nội dung,
phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức và kết quả giáo dục. Trong đó hai nhân tố trọng
tâm là chủ thể và khách thể, bởi vì các nhân tố còn lại đều thể hiện qua hai nhân tố này.
 Đổi mới Hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực ở nhà trường nhằm

góp phần phát triển những kiến thức đã học trên lớp, ứng dụng hiểu biết vào các lĩnh
vực trong đời sống, xã hội, từng bước làm phong phú hơn vốn tri thức của học sinh từ
chính các hoạt động giao lưu, kết nối, tương tác với thực tiễn đời sống. Thông qua đó
cũng khơi dậy ở các em hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, nâng cao hiểu biết về
các môn khoa học, những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế
giới…



×