Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Bài tập Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường Dự án Thủy Điện Thu Cúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.09 KB, 48 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP SÔNG ĐÀ

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN THỦY ĐIỆN THU CÚC – XÃ THU CÚC – HUYỆN TÂN SƠN –
PHÚ THỌ


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP SÔNG ĐÀ

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN THỦY ĐIỆN THU CÚC – XÃ THU CÚC – HUYỆN TÂN SƠN –
PHÚ THỌ

CHỦ DỰ ÁN

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
XÂY LẮP SÔNG ĐÀ

NHÓM 4 – ĐH2QĐ2

Tháng 03 năm 2014


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1


4.2.2. Sạt lở,tái tạo bờ hồ, tái tạo bờ hồ, bồi lắng lòng hồ................................................27

MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án.
Dự án thuỷ điện Thu Cúc dự kiến xây dựng trên sông Bứa thuộc địa phận
xã Thu Cúc huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ.
Dòng chính sông Bứa, bắt nguồn từ sườn nam của ngọn núi Ong có cao độ
1175m thuộc dãy núi cao phía nam xã Tân Lang huyện Phù Yên tỉnh Phú Thọ.
Từ thượng nguồn lòng sông nhỏ, dòng chảy quanh co giữa các triền núi theo
hướng cơ bản Tây Nam lên Đông Bắc, có dòng nhánh lớn gia nhập tại Ngã Hai,
từ hợp lưu này lòng sông được mở rộng, đổi hướng sang Tây Bắc xuống Đông
Nam đến xóm Tang lại có nhánh lớn gia nhập có tên gọi là suối Cúc, từ đây độ
dốc lòng sông giảm dần, lòng sông tương đối rộng và duy trì hướng chảy đến
Ngọc Châu lại đổi hướng đột ngột theo hướng Tây Nam lên Đông Bắc từ đoạn
này chảy đến Thị trấn Thanh Sơn hướng chảy tiếp tục thay đổi từ Nam lên Bắc
gia nhập với sông Hồng tại cửa ra Mỹ Họ Phà có chiều dài là 100km.
Với mục đích khai thác nguồn thủy năng thiên nhiên để phát triển kinh tế,
xã hội, Công ty Công ty Cổ Phần Đầu tư và Xây lắp sông Đà được làm chủ đầu
tư dự án xây dựng công trình thủy điện Thu Cúc. Xây dựng thuỷ điện Thu Cúc
sẽ mang lại các lợi ích sau đây:
- Đáp ứng một phần nhu cầu điện năng đang ngày một tăng nhanh của
tỉnh Phú Thọ.
- Cung cấp điện năng cho lưới ở cuối nguồn, vùng sâu, vùng xa, làm tăng
chất lượng điện năng vốn đang rất thấp ở khu vực dự án.
- Khai thác nguồn tài nguyên thủy năng của đất nước đã lãng phí nhiều
năm qua để phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước.
- Cải thiện môi trường xã hội khu vực dự án đây là khu vực dân trí thấp,
việc xây dựng nhà máy sẽ có tác động nâng cao dân trí cho vùng dự án.
- Góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, khu vực vùng dự án.
- Tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh Phú Thọ và mang lại lợi nhuận cho

nhà Đầu tư.
Từ những lợi ích trên cho thấy: việc đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện
Thu Cúc là việc làm cần thiết và cấp bách.
Theo quy định của luật bảo vệ môi trường, trước khi triển khai xây dựng dự án
thủy điện Thu Cúc – Xã Thu Cúc – Huyện Tân Sơn – Tỉnh Phú Thọ phải tiến
hành lập báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) và trình lên UBND
Tỉnh Phú Thọ thẩm định và phê duyệt, góp phần giảm thiểu các tác động bất lợi
liên quan đến môi trường khu vực từ việc thực hiện dự án gây ra.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM.
2.1. Căn cứ pháp luật.
- Luật bảo vệ môi trường Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được
quốc hộ khóa XI, kỳ học thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
1


- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/09/2006 của chính phủ về hướng
dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính phỉ
về việc quy định về đánh giá môi trường chiến lược , đánh giá tác động môi
trường cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ tài
nguyên và môi trường về việc quy định chi tiết một số điều của nghị định số
29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về việc quy định về
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ
môi trường.
2.2. Căn cứ kỹ thuật.
- Cục Bảo vệ Môi trường. Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi
trường dự - án công trình thuỷ điện, Hà Nội, 2001.
- Tài liệu hướng dẫn đánh giá nhanh của WHO (Rapid Assessment).
- Các tài liệu về công nghệ xử lý và giảm thiểu chất ô nhiễm (nước, khí và

chất thải rắn) trong và ngoài nước.
2.3. Tài liệu do chủ dự án lập.
- Các tài liệu thống kê về điều kiện địa lý, tự nhiên, khí tượng, thủy văn,
tình hình kinh tế xã hội của địa điểm thực hiện dự án là xã Thu Cúc, huyện Tân
Sơn, Phú Thọ.
- Tài liệu thuyết minh của dự án thủy điện Thu Cúc.
- Các số liệu đo đạc, phân tích các chỉ tiêu môi trường tại khu vực dự án.
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM.
- Phương pháp ma trận môi trường .
- Phương pháp sơ đồ mạng lưới.
- Phương pháp danh mục.
4. Tổ chức thực hiện ĐTM.
4.1. Tổ chức thực hiện lập báo cáo ĐTM của chủ dự án.
Công ty cổ phần xây lắp Sông Đà là chủ đầu tư dự án Thủy điện Thu Cúc
– xã Thu Cúc – Huyện Tân Sơn – Phú Thọ,chủ đầu tư dự án phối hợp với nhóm
4 – ĐH2QĐ2 là đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM.
Đơn vị tư vấn chính: Nhóm 4 – ĐH2QĐ2
Nhóm trưởng:
Nguyễn Tuấn Linh.
Địa chỉ liên hệ:
Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
Điện thoại:
0123 826 3481
4.2. Các cá nhân tham gia lập ĐTM.
4.2.1. Về phía chủ dự án.
1

Ông Đinh Văn Nhân

Giám đốc


Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp
Sông Đà

2


4.2.2. Cơ quan tư vấn.
1

Nguyễn Tuấn Linh

Nhóm trưởng

Nhóm 4 – ĐH2QĐ2

2

Nguyễn Viết Tuấn

Thành viên

Nhóm 4 – ĐH2QĐ2

3

Nguyễn Thị Tú Uyên

Thành viên


Nhóm 4 – ĐH2QĐ2

4

Nguyễn Thị Thu Xuân

Thành viên

Nhóm 4 – ĐH2QĐ2

5

Hoàng Thị Thu Hà

Thành viên

Nhóm 4 – ĐH2QĐ2

6

Lương Thị Hoài Ly

Thành viên

Nhóm 4 – ĐH2QĐ2

7

Ngô Thị Thanh Xuân


Thành viên

Nhóm 4 – ĐH2QĐ2

8

Đỗ Phương Xa

Thành viên

Nhóm 4 – ĐH2QĐ2

9

Đỗ Huyền Trang

Thành viên

Nhóm 4 – ĐH2QĐ2

10 Tạ Thị Hải Yến

Thành viên

Nhóm 4 – ĐH2QĐ2

11 Lăng Thanh Nghĩa

Thành viên


Nhóm 4 – ĐH2QĐ2

12 Lục Thiên Vũ

Thành viên

Nhóm 4 – ĐH2QĐ2

3


Chương 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án.
Thủy Điện Thu Cúc – xã Thu Cúc – Huyện Tân Sơn – Phú Thọ.
1.2. Chủ dự án.
Chủ đầu tư
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP SÔNG ĐÀ
Trụ sở chính
202 Quang Trung, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Nội
Người đại diện Ông Đinh Văn Nhân - Giám đốc
Tel
(84-4) 2128790
Fax
(84-34) 3820461
1.3. Vị trí địa lý của dự án.
Dự án thủy điện Thu Cúc thuộc xã Thu Cúc huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ
dự kiến khai thác nguồn thủy năng trên thượng nguồn dòng chính Sông Bứa tận
dụng nguồn thủy năng dồi dào và có độ chênh cao cột nước thích hợp. Vị trí đập
PAII nằm cách ngã ba quốc lộ 32B đi Phù Yên và quốc lộ 32 đi Nghĩa Lộ hơn

2km về phía Nam Tây Nam. Công trình đầu mối được dự kiến xây dựng ở vị trí
khoảng:
104053’05” kinh độ Đông.
21015’45” vĩ độ Bắc.
Lưu vực sông Bứa có tọa độ từ 104o45’đến 105o11’50’’ kinh độ đông và
từ 22o11’30’’ đến 21o19’40’’ vĩ độ bắc, chiều dài lưu vực 76,9km, diện tích lưu
vực tính đến cửa ra là 1370km2 trong đó tỉ lệ đá vôi chiếm tỷ trọng 2,4% toàn
lưu vực. Độ cao bình quân lưu vực vào khoảng 302m, độ dốc bình quân lưu vực
22,2%, với hệ số hình dạng 0,23 và hệ số uốn khúc 1,96. Lưu vực sông Bứa phía
Tây và Tây Nam giáp với các lưu vực sông nhánh cấp 1 của sông Đà, phía bắc
giáp với các lưu vực sông nhánh cấp 1 của sông Hồng.
1.4.

Nội dung chủ yếu của dự án (phương án lựa chọn).

1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án.
- Đáp ứng một phần nhu cầu điện năng đang ngày một tăng nhanh của
tỉnh Phú Thọ.
- Cung cấp điện năng cho lưới ở cuối nguồn, vùng sâu, vùng xa, làm tăng
chất lượng điện năng vốn đang rất thấp ở khu vực dự án.
- Khai thác nguồn tài nguyên thủy năng của đất nước đã lãng phí nhiều
năm qua để phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước.
- Cải thiện môi trường xã hội khu vực dự án đây là khu vực dân trí thấp,
việc xây dựng nhà máy sẽ có tác động nâng cao dân trí cho vùng dự án.
- Góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, khu vực vùng dự án.

4


- Tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh Phú Thọ và mang lại lợi nhuận cho

nhà Đầu tư.
Từ những lợi ích trên cho thấy: việc đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện
Thu Cúc là việc làm cần thiết và cấp bách.
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án(bảng1 – phụ lục 1.)
1.4.3. Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của dự
án
- Bóc lớp phủ chủ yếu dùng máy ủi công suất ≥ 140CV, đào và thu gom
đất từ trên cao xuống phía dưới cho máy xúc 0,8-1,8m 3 chuyển lên ô tô tự đổ 515T đưa ra bãi thải.
- Đào đất hố móng chủ yếu bằng máy xúc có dung tích gàu 0,8-1,8m 3 và
ủi phụ trợ, ô tô tự đổ có trọng tải 5-15T.
- Đào đá bằng phương pháp khoan nổ mìn lỗ nông, tuân theo các tiêu
chuẩn TCVN4586-88, QPVN.14-79, (trước khi đào đại trà thí nghiệm hiện
trường để xác định thông số nổ phá). Đào đá công trình hở dùng máy khoan
φ42-100mm khoan lỗ, nổ mìn phá đá, đào móng. Xúc chuyển đá nổ mìn chủ yếu
bằng máy xúc 0,5- 1,8m3 có ủi phụ trợ kết hợp với ô tô tự đổ 5-15T. Đào đá
công trình ngầm dùng máy khoan φ36-42mm khoan vào đá để nổ mìn phá. Bốc
xúc bằng máy cào vơ, vận chuyển bằng ô tô tự đổ 5T. Cự ly vận chuyển từ hố
móng tới bãi thải hoặc trữ đá dùng lại để xây lát là 1 - 1,5 km.
- Đắp đá bằng tổ hợp máy ủi, máy xúc, ôtô, (đá lấy từ đá đào hố móng và
kênh dẫn dòng), đầm bằng đầm rung.
- Đắp đất trong hệ thống công trình này chủ yếu lấp đất hố móng và hai
bên mang công trình một số hạng mục, có thể dùng lao động thủ công kết hợp
máy ủi san lấp, dùng đầm cóc đầm ở các vị trí cách kết cấu ≤ 1m.
- Đắp đất đá nền đường dùng tổ hợp máy san, máy ủi, đầm rung, đầm lu
bánh thép.
- Công tác thoát nước hố móng được thực hiện bằng hệ thống thoát nước
hở: Rãnh thoát nước - Ga nước - Máy bơm thoát.
- Tại các bãi thải trữ sẽ tiến hành san gạt, tạo mái dốc cần thiết để tránh
sạt lở, hạn chế các vật liệu đào trôi theo dòng nước đổ xuống sông suối tại các vị
trí không cho phép gây ra ô nhiễm môi trường và bồi lấp lòng hồ.

1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành.
Nhà máy thủy điện với 2 tổ máy.
1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị(bảng 2 – phụ lục 1).
1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra)
của dự án.
Đầu vào: thủy năng.
Đầu ra: điện năng.
5


1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án.
- Tiến độ thi công dự kiến cho phương án chọn là 20 tháng, năm thi công
thứ nhất tính từ đầu tháng 7.
- Công tác chuẩn bị bao gồm làm đường thi công, lán trại, điện, nước thi
công và sinh hoạt, làm các khu phụ trợ, trong 3 tháng đầu tiên.
- Thi công và hoàn thiện đập trong 20 tháng (bắt đầu tháng 08 năm thứ
nhất đến cuối tháng 3 năm thứ 2)
- Thi công và hoàn thiện kênh trong 15 tháng (bắt đầu tháng 11 năm thứ
nhất đến cuối tháng 01 năm thứ 2)
- Thi công và hoàn thiện tháp điều áp trong 11 tháng (bắt đầu tháng 09
năm thứ nhất đến cuối tháng 07 năm thứ 2)
- Thi công và hoàn thiện đường ống áp lực trong 7 tháng (bắt đầu tháng 4
năm thứ 1 đến cuối tháng 10 năm thứ 2)
- Thi công nhà máy, gọi thầu và lắp đặt thiết bị tổ máy trong 20 tháng (bắt
đầu từ tháng 07 năm thứ 1 đến tháng 02 năm thứ 2) kết thúc vào tháng 03 năm
thi công thứ 2.
- Chạy thử, căn chỉnh phát điện tổ máy số 1 vào tháng đầu tháng 04, tổ
máy số 2 vào cuối tháng 05 năm thứ 2.
- Hoàn thành xây dựng công trình vào cuối tháng 06 năm thi công thứ 2.
1.4.8. Vốn đầu tư

Tổng mức đầu tư: 1001,906 tỷ đồng. Trong đó:
Tổng mức đầu tư
Chi phí xây lắp
Chi phí thiết bị
Chi phí đền bù và giải phóng mặt bằng
Chi phí quản lý dự án
Chi phí tư vấn xây dựng
Chi phí khác
Dự phòng phí

Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng

1001.906
369.298
345.554
3.000
17.342
28.230
5.092
76.852

Công ty cổ phần đầu tư và
1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án.

xây lắp sông đà

Ban điều hành
Sơ đồ tổ chức quản lý dự án
6

Các đơn vị
thi công

Tư vấn

Nhà thầu
cung cấp


Chương 2
7


ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU
VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên.
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất.
Kết quả đo vẽ địa chất tỷ lệ 1/200000 tờ Vạn Yên(F-48-XXVII) cho thấy,
khu vực dự án bao gồm các đá thuộc các hệ tầng sau.
Hệ tầng Sông Mua (D1 sm): Các đá thuộc hệ tầng Sông Mua phân bố ở phía Tây
Nam của khu vực nghiên cứu, theo mặt cắt địa chất hệ tầng Sông Mua bao gồm
đá phiến sét đen, xen ít cát kết phân lớp mỏng, cuội kết, sét vôi. Chiều dày của
hệ tầng từ 1500-1600m.
Hệ tầng Bản Nguồn (D1 bn): Các đá thuộc hệ tầng Bản Nguồn phân bố ở

vùng tuyến đập và khu vực lòng hồ của khu vực dự án. Thành phần bao gồm: Đá
phiến, bột kết, có thể có vôi, xen cát kết thạch anh dạng quazrit màu xám phân
lớp vừa và dày chứa phong phú hoá thạch Devon sớm. Bề dày chung của hệ tầng
khoảng 400m.
Hệ tầng Bản Páp (D1-2 bp): Các đá thuộc hệ tầng Bản Páp phân bố ở vùng
tuyến đập, nhà máy, khu vục lòng hồ của khu vực dự án.Mặt cắt của điệp bản
này bao gồm đá vôi đen phân lớp vừa, đá vôi xám sáng phân lớp dày, đá phiến
sét xen bột kết vôi. Bề dày chung ở mặt cắt này khoảng 1200m.
Hệ Đệ Tứ (Q): Trầm tích Đệ Tứ không phân chia (Q) gồm các loại nguồn
gốc sườn tích, bồi tích sông, bãi bồi hiện đại phân bố thành dải hẹp dọc suối và
phân bố ở đồng bằng thung lũng suối. Thành phần trầm tích gồm: bột, sét, cát,
sạn, sỏi, dăm, cuội, tảng màu xám và xám vàng, xám nâu độ lựa chọn và mài
mòn càng về phía thượng lưu càng kém. Thành phần phụ thuộc vào nguồn cung
cấp, chiều dày thay đổi từ 0.5 ÷ > 2.0m. Về tuổi của các trầm tích này được xếp
chung vào hệ Đệ Tứ (Q), do quá trình phong hóa vận chuyển và tích tụ luôn xen
kẽ nhau và xảy ra liên tục trong kỷ Đệ Tứ.
2.1.2. Điều kiện về khí tượng.
- Nhiệt độ không khí: Tương tự như vùng cao hoặc vùng cao trung bình
của bồn địa Văn Chấn, chế độ nhiệt của lưu vực Sông Bứa được phân thành hai
mùa rõ rệt. Các tháng nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, các tháng lạnh nhất
thường rơi vào tháng 12 hoặc tháng 1. Các tháng còn lại là thời kỳ chuyển tiếp
thường mát mẻ hoặc ấm hơn(Bảng 3 – phụ lục 1)
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí thay đổi theo mùa, dao động trong
khoảng từ 85%÷ 88%, cao nhất đạt 93%. Sự thay đổi giữa các điểm đo trong
khu vực đã phản ánh rõ nét đặc điểm của vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm.(Bảng
4 – phụ lục 1)
- Chế độ gió: Trong năm có hai mùa gió phân biệt, gió mùa mùa đông
thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau với hướng gió thịnh hành là gió
mùa đông bắc mang không khí lạnh và khô. Ngược lại vào mùa hè hướng gió
8



thịnh hành là gió Tây Nam xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10 thường mang
không khí nóng ẩm.(Bảng 5 – phụ lục 1)
- Bốc hơi và tổn thất bốc hơi: Do đặc điểm của chế độ nhiệt, lượng bốc
hơi trên khu vực biến đổi rõ rệt theo mùa và theo độ cao địa hình.(Bảng 6 – phụ
lục 1)
- Mưa: Trong năm mưa phân thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ
tháng 5 và kết thúc vào tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 70% đến 80% tổng lượng mưa cả
năm. Mưa lớn nhất trên lưu vực thường xảy ra vào 3 tháng 6, 7, 8 với lượng mưa
lớn trên 200mm. Lượng mưa nhỏ nhất thường xảy ra vào tháng 12 hoặc tháng
1(Bảng 7 – phụ lục 1)
2.1.3. Điều kiện thủy văn/hải văn.
Trong khu vực lòng hồ có 2 loại nguồn nước chính là nước mặt và nước ngầm.
- Nước mặt: tồn tại ở sông Bứa, suối Lèo, suối Mùa, suối Cơi và các khe
suối nhỏ đổ vào sông Bứa. Về mùa mưa nước thường đục do có lượng phù sa
lớn, về mùa khô nước có mầu hơi xanh, trong suốt, không mùi vị, không có cặn
lắng. Tổng độ khoáng hoá 0.0898 (g/l) là loại nước nhạt Bicacbonat Clorua
Natri Canxi. Nước mặt có quan hệ thủy lực với nước ngầm trong trầm tích thềm
sông và trong khe nứt của đá gốc. Về mùa mưa nước mặt là nguồn cung cấp
nước chủ yếu cho nước ngầm; về mùa khô thì ngược lại nước ngầm cấp nước
cho nước mặt. Mực nước và thành phần hoá học của nước mặt thay đổi theo
mùa.
- Nước ngầm: Trong khu vực lòng hồ có 2 phức hệ chứa nước ngầm
chính
+ Nước ngầm trong các bồi tích và thềm bậc 1 phân bố ở độ sâu 0.5 ÷
1.5m kể từ mặt đất, chủ yếu là nước nhạt Bicacbonat Natri Canxi, nước trong
suốt, không mùi vị và cặn lắng. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, và nước
mặt, mực nước dao động theo mực nước sông Bứa.

+ Nước ngầm trong khe nứt của đá gốc phiến sét than, quarzit (D1-2 bp) và
(D1 bn), chủ yếu là nước nhạt Bicacbonat clorua Natri Canxi, tổng khoáng hoá
M=0.0699 ÷ 0.1640(g/l), nước trong, không mùi vị và cặn lắng. Nguồn cung cấp
chủ yếu là nước mưa và nước mặt. Nhìn chung nước chỉ tập trung ở trong khe
các nứt nguồn nước nghèo nàn, mực nước và thành phần hoá học của nước thay
đổi theo mùa.
2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý.
2.1.4.1. Đặc điểm tầng đá gốc.
- Đá dăm kết quazrit: Diện phân bố ở khu vực đầu mối tuyến đập. Đá cát
kết thạch anh hạt nhỏ dạng quazrit bị ép, cà nát, dập vỡ dạng dăm kết với thành
phần chủ yếu là thạch anh, ít sericit và vài hạt turmalin, zircon, sfen. Đá nứt nẻ
nhẹ, cấu tạo phiến, phân lớp thế nằm chung của đá (30-240) 0∠(30-800). có ít
limonit ngấm theo khe nứt. Đá có tuổi Devon thuộc phức hệ Bản nguồn (D1 bn).
9


- Đá cát kết thạch anh dạng quazrit: Diện phân bố tại khu vực đầu mối
tuyến đập và khu vực lòng hồ. Đá cát kết thạch anh hạt nhỏ dạng quazrit với
thành phần chủ yếu là thạch anh, ít sericit, sulphur và hạt turmalin. Đá có cấu tạo
phiến, phân lớp. Thế nằm chung của đá (30-60) 0∠(30-800). Đá có tuổi Devon
thuộc phức hệ Bản nguồn (D1 bn).
- Đá phiến sét than: Diện phân bố ở khu vực đầu mối, tuyến năng lượng,
khu vực nhà máy. Đá phiến sét chứa vật chất than và ít hạt vụn thạch anh cỡ nhạt
nhỏ và bột. Đá có cấu tạo phân phiến. Đá phiến sét than trong khu vực có tuổi
Devon thuộc phức hệ nguồn (D1 bn) và phức hệ Bản Páp (D1-2 bp).
- Đá cát kết - bột kết thạch anh biến dư: Diện phân bố chủ yếu tại khu
vực đầu mối và khu vực lòng hồ. Đá cát - bột kết thạch anh biến đổi thành phần
chủ yếu là thạch anh, sericit, ít calcit, vật chất than và sulphur. Đá trong khu vực
có tuổi Devon, hệ tầng Bản Páp (D1-2 bp) và hệ tầng bản Nguồn (D1 bn).
2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh học.

- Hệ thực vật: hệ thực vật vùng dự án thuỷ điện Thu Cúc có 151 loài, 29 họ
thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch.(Bảng 8 – phụ lục 1)
Thảm thực vật: Địa bàn Thu Cúc có các hệ sinh thái: rừng trên núi đá vôi;
trảng cỏ cây bụi, tre nứa; nông nghiệp; rừng trồng và hệ sinh thái các thủy vực.
+ Rừng tre nứa: là kiểu phụ thứ sinh được hình thành sau nương rẫy bỏ
hoang hoặc rừng cây gỗ bị khai thác kiệt
+Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy: Bao gồm rừng thứ sinh phục hồi
sau nương rẫy nhiệt đới và rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy á nhiệt đới núi
thấp.
+ Cây trồng nông nghiệp: : gồm lúa nước, lúa nương, khoai sắn, rau màu
các lọai. Nguồn cây cung cấp lương thực, thực phẩm cũng có một số cây công
nghiệp ngắn ngày hoặc dài ngày như mía, chè,...
+ Cây lâm nghiệp: gồm một số cây như mỡ (Manglietia Conifera), bồ đề
(Styrax Agrestis).
- Hệ động vật: Khu hệ Động vật có xương sống ở cạn đã thống kê được 21 loài.
Cụ thể, là thú 8 loài, Chim 9 loài, Bò sát 3 loài, và Lưỡng thê 1 loài(Bảng 9–phụ
lục 1). Thủy sinh vật gồm: động vật đáy có 5 loài, lớp cá có 20 loài(Bảng 10–
phụ lục 1).
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
2.2.1. Điều kiện về kinh tế.
Đối với xã Thu Cúc, số hộ sản xuất nông nghiệp là 1769 hộ, chiếm tỉ lệ
cao 91,3% với tổng diện tích gieo trồng và năng suất đạt được 6 tháng đầu năm
2008 như sau:
+ Về Trồng trọt : Tổng diện tích gieo trồng 358,5 ha. Trong đó: Cây Lúa:
Kế hoạch 176,5 ha. Thực hiện 158,5 ha, còn 18 ha hạn hán chuyển sang trồng
màu. Năng suất 48,6 tạ/ha với sản lượng 770,3 tấn. Diện tích trông ngô 50ha,
năng suất đạt 36 tạ/ha với sản lượng 180 tấn. Diện tích cây Lạc là 40 ha, năng
10



suất đạt 19,4 tạ/ha, sản lượng 77,6 tấn. Diện tích cây sắn là 90 ha, các loại rau là
20 ha. Bình quân lương thực đầu người quy ra thóc đạt 17kg/người/tháng.
+ Chăn nuôi: Xã Thu Cúc có tổng đàn bò là 1.009 con , 1.772 con trâu,
Dê 409 con, 2.961 con lợn và gia cầm là 18.510 con. Lĩnh vực chăn nuôi được
quan tâm chú trọng và phát triển như được sự hỗ trợ chương trình 135 giai đoạn
2 ở các khu hành chính được 20con Trâu, bò. Thực hiện tốt việc chỉ đạo tiêm
phòng cho gia súc, gia cầm theo đúng qui định.
+ Công nghiệp, tiểu thủ công ngiệp và dịch vụ thương mại: Tuy còn
kém phát triển, song chính quyền chỉ đạo khuyến khích phát triển tạo điều kiện
thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân đầu tư kinh doanh. Hiện tại có 01 cơ sở chế
biến đá với 20 lao động trong 6 tháng đầu năm doanh nghiệp sản xuất được
12.000 m3 đá với tổng doanh thu 2.200.000.000 đồng. Có 02 cơ sở chế biến chè
với 23 lao động sáu tháng đầu năm đạt 23 tấn chè khô doanh thu 379.500.000
đồng, có 01 cơ sở chế biến gỗ với 15 lao động 6 tháng đầu năm có tổng doanh
tâu 100.000.000 đồng còn lại 101 hộ kinh doanh dịch vụ các loại: hang tạp hóa,
may mặc, dịch vụ ăn uống, sửa chữa, say sát…cụ thể.
2.2.2. Điều kiện về xã hội.
- Công tác giáo dục: Sự nghiệp giáo dục được củng cố và phát triển.
Toàn xã có 4 trường học với tổng số 1.738 em phân thành 86 lớp, hiện tại đủ
phòng. Tuy nhiên, mọi chỉ có 44 phòng học kiên cố, 15 phòng học nhà cấp 4 còn
lại 27 phòng học bằng nhà tạm. Trường THCS có tổng số học sinh 588 em, tổng
số cán bộ giáo viên 41 giáo viên, số học sinh lớp 9 tốt nghiệp 158 học sinh.
Trường tiểu học có 412 học sinh, trường mầm non có 412 học sinh. 6 tháng đầu
năm 2008 không có học sinh bỏ học, trường tiểu học Thu Cúc 1 được đón nhận
Trường chuẩn quốc gia mức độ 1.
- Công tác y tế: Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân,
khám và điều trị bệnh cho nhân dân trên địa bàn đã cơ bản đáp ứng nhu cầu, kịp
thời triển khai các chương trình y tế Quốc gia, đảm bảo và không có dịch bệnh
lây lan, truyền nhiễm. Trạm y tế có 9 cán bộ trong đó có 1 bác sĩ, 6 y sỹ, 1 hộ
sinh, 1 dược tá. Sáu tháng đầu năm khám chữa bệnh cho 3.117 lượt người. Duy

trì mạng lưới y tế thôn bản 14/14 khu hành chính, theo dõi báo cáo kịp thời tình
hình dịch bệnh, hướng dẫn nhân dân phòng chống bệnh dịch, sơ cấp cứu ban đầu
cho các nạn nhân khi có tình huống xảy ra.
- Tình hình an ninh: Sáu tháng đầu năm, tình hình an ninh trật tự an toàn
xã hộiau 4 vụ, được ổn định và giữ vững. Tuy nhiên vẫn hạn chế cần lưu tâm
thường trực tiếp dân vẫn còn hạn chế về năng lực và nghiệp vụ.

11


Chương 3
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1 Nguồn gây tác động.
* Hoạt động điều tiết nước vào hồ có thể chia thành các hoạt động sau:
- Hoạt động tích nước vào hồ.
- Hoạt động xả nước,xả lũ.
Tất cả các hoạt động này đều là nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường tự
nhiên,môi trường xã hội,gây ra các rủi ro,sự cố không mong muốn.
*Nguồn gây ra tác động tới môi trường gồm có:
- Nguồn gây tác động có liên quan tới chất thải.
- Nguồn gây tác động không liên quan tới chất thải.
3.1.1. Nguồn gây tác động liên quan tới chất thải và đánh giá mức độ tác
động.
3.1.1.1. Chất thải rắn.
- Nguồn thải rắn lớn nhất trong giai đoạn này là lượng sinh khối thực
động vật không được thu gom khi tích nước vào hồ.
Tùy thuộc vào lượng sinh khối phân hủy nhanh hay chậm( nhanh như: cây
rừng có tuổi, thảm cây bụi, cây trồng hàng năm. Phân hủy chậm: tre, nứa, rễ cây,
cành lớn…) mà gây ô nhiễm môi trường nước ở mức độ khác nhau.
- Lượng bùn cát bồi lắng lòng hồ gồm lượng phù sa sông đưa vào hồ theo

dòng chảy và phù sa do xói lở bờ.
Theo tính toán, lượng bùn cát đến hồ lượng bùn cát bồi lắng trong lòng
hồ là 2,2918 triệu m3/100 năm.
+Lượng bùn cát bồi lắng tại khu cửa vào hồ làm cản trở dòng chảy từ
thượng lưu vào hồ.
+ Bồi lắng bùn cát làm giảm dung tích hồ chứa.
+ Sự giảm dung tích hồ chứa dẫn đến khả năng chống lũ cho hạ lưu của
công trình cũng giảm theo.
+ Quá trình bồi lắng bùn cát làm giảm chất lượng nước hồ chứa: Bùn cát
lắng đọng làm giảm dung tích hồ, làm tăng mật độ bùn cát lơ lửng dẫn đến giảm
hàm lượng hoà tan ôxy trong nước. Điều này có tác động rất tiêu cực tới đời
sống thuỷ sinh vùng nước đáy.
+ Làm giảm năng suất nghề cá.

12


3.1.1.2. Chất thải lỏng.
Nước chảy qua tuabin, nước trong ống xả, nước trong buồng xoắn, hoặc
phần còn lại của ống áp lực phải tháo khô để kiểm tra, sửa chữa. lượng nước thải
này chiếm tỉ lệ lớn nhất.
Đây là nguồn gây ra các tác động như:
+ Gây tích tụ các chất độc hại,
+ Ô nhiễm môi trường nước.
+ Nhiều loại thủy sinh do hấp thụ các chất độc trong nước, thời gian lâu
ngày gây biến đổi trong cơ thể, làm cho nhiều loài thủy sinh chết.
+ Ảnh hưởng đến khối lượng cá khai được trong hồ.
+ Làm ô nhiễm nước vùng hạ lưu.
+ Ảnh hưởng đến một số hộ dân nuôi cá lồng khu vực hạ lưu.
3.1.1.3. Chất thải nguy hại.

Dầu mỡ của các máy móc, thiết bị vận hành trong quá trình bảo dưỡng:
+ Gây chết các loài sinh vật phù du.
+ Ảnh hưởng đến con non và ấu trùng của các sinh vật đáy.
+ Làm biến đổi cân bằng oxy.
+ Gây ra độc tính tiềm tàng trong hệ sinh thái.
+ Ccản trở hoạt động của nghề cá.
3.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan tới chất thải và đánh giá mức độ
tác động.
3.1.2.1. Thay đổi chế độ dòng chảy.
Sau khi công việc xây dựng được hoàn tất hồ bắt đầu được tích nước và
nhà máy đi vào hoạt động. Theo tiến độ hồ bắt đầu tích nước từ tháng năm thứ 3
kể từ khi thi công. Việc tích nước hồ chứa và chế độ vận hành của nhà máy đã
làm thay đổi sâu sắc chế độ dòng chảy của sông Bứa. Trên sông Bứa sẽ xuất
hiện 2 chế độ dòng chảy khác biệt ở thượng lưu và hạ lưu đập mà ranh giới của
chúng là đập của hồ chứa.
•Phần thượng du đập (khu vực hồ chứa):
Khi hồ được xây dựng đoạn sông dài khoảng 76,9km từ đập về thượng
lưu biến thành hồ, chế độ dòng chảy trong sông được thay thế bởi chế độ thuỷ
văn hồ, thể hiện qua mức độ dao động mực nước.
Trong điều kiện tự nhiên, dao động mực nước trên sông Bứa theo mùa đạt
từ 1- 2m. Mực nước trong mùa kiệt ổn định, thường dao động từ 0,3- 0,4 m.

13


+Trong các trận lũ, mực nước dao động từ 0.37 – 2.89m, thời gian duy trì
mực nước cao tồn tại vài ngày.
Khi hồ chứa hoạt động, mực nước trong hồ dao động từ MNC (159m) tới
MNDBT (160m) phụ thuộc vào chế độ vận hành nhà máy thuỷ điện. Mực nước
hồ sẽ luôn ở mức thấp trong các tháng đầu mùa lũ và tích nước đạt MNDBT vào

cuối mùa lũ. Trong thời kỳ mùa kiệt nước hồ sẽ giảm dần xuống MNC.
+ Như vậy, trong năm biên độ mực nước hồ sẽ dao động 1m. Mực nước
cao ở mức xấp xỉ MNDBT sẽ duy trì trong thời gian dài 2 - 3 tháng. Các tháng
mùa kiệt dao động mực nước hồ lớn hơn rất nhiều so với mực nước sông tự
nhiên. So với nước sông tự nhiên, mực nước hồ ở mức thấp nhất cũng cao hơn
khoảng 30 m tại tuyến đập chính.
•Vùng hạ du đập:
Đoạn sông sau đập - nhà máy: Theo thiết kế, lượng nước từ hồ chứa
chuyển qua đường hầm, đường ống xuống nhà máy qua kênh xả đổ trở lại sông
cách đập khoảng 3km theo đường sông. Khi ngăn sông và hồ tích nước, đoạn
sông dài khoảng 3km sau đập này sẽ bị hạn chế cấp nước.
Vùng hạ du sau nhà máy: Dòng chảy trên sông vùng hạ du nhà máy có
chế độ điều tiết năm theo chế độ vận hành của nhà máy. Hồ chứa vận hành theo
chế độ điều tiết năm: tích nước đạt MNDBT (160m) vào cuối mùa lũ, điều tiết
đảm bảo công suất phát điện trong mùa kiệt, trở về MNC (159m) vào cuối mùa
kiệt.
3.1.2.2. Sạt lở,tái tạo bờ hồ.
- Hồ tích nước và đi vào vận hành, dạng địa hình trũng ngập nước được
mở rộng quy mô diện tích (diện tích đất bị ngập ứng với MNDBT 160m là54.85
ha) kéo theo quá trình xâm thực, tích tụ, xói lở, sạt lở bờ.
Cụ thể:
+ Khi hồ chứa hình thành, mực xâm thực cơ sở địa phương được nâng
lên. Mực nước mặt tăng, làm tăng mực nước ngầm và lượng ẩm trong đất dẫn
tới quá trình sạt lở bờ để hình thành nên đường bờ mới đạt tới trắc diện cân
bằng. Đặc biệt là đối với những vùng bờ được cấu tạo bởi những vật chất bở rời,
kết cấu và mức độ liên kết yếu, có độ dốc lớn quá trình sạt lở, tái tạo bờ có thể
xảy ra mạnh hơn.
+ Quá trình sạt lở, tái tạo bờ mới diễn ra thường xuyên, do tác động của
sóng, của gió và dòng chảy,...Quá trình này tạo ra một lượng phù sa tham gia
vào việc tạo trầm tích bùn đáy hồ.


14


- Khu vực bờ hồ có địa hình tương đối thoải, phần lớn có độ dốc 30-40 0;
bề mặt địa hình có sườn thoải, phân cắt kém, đỉnh tương đối bằng phẳng, do vậy
khả năng sạt lở tái tạo bờ hồ sẽ diễn ra là chậm, ở quy mô nhỏ.
3.1.2.3. Động đất – kiến tạo.
- Theo bản đồ phân vùng động đất lãnh thổ Việt Nam( Tỷ lệ 1: 2000 000) –
1993, thì khu vực dự án nằm trong vùng động đất cấp 8 ( theo hệ MSK64) và
cấp 6 theo thang MM trong 12 cấp.
Tác động nếu động đất xảy ra đó là:
+ Nguy cơ sự cố đập
+ Phá hủy công trình.
+ Đe dọa tính mạng con người.
- Vùng dự án nằm trong vùng hoạt động kiến tạo mạnh, rất phức tạp, các
hoạt động kiến tạo rất đa dạng, đa chu kỳ về mức độ ảnh hưởng. Dự án nằm
trong phạm vi của đứt gãy lớn sông Hồng tạo nên các tổ hợp thạch kiến tạo, ảnh
hưởng đến đá gốc trong vùng dự án.
3.1.2.4.Thay đổi mực nước ngầm, độ ẩm đất khu vực xung quanh hồ.
- Khi hồ tích nước và đi vào vận hành làm trữ lượng ẩm trong đất và
không khí khu vực xung quanh vùng hồ tăng (dự kiến 10-15%).
- Tạo thêm một số gương nước ngầm tầng nông, đặc biệt là ở dưới các
vùng đất thấp ven hồ chứa.
3.1.2.5.Tác động đến điều kiện vi khí hậu trong vùng.
Việc tích nước hồ chứa sẽ làm thay đổi vi khí hậu khu vực. Diện tích mặt
thoáng hồ khá lớn và kéo dài sẽ góp phần thay đổi đáng kể điều kiện vi khí hậu
quanh vùng. Khi hồ chứa được hình thành, điều kiện mặt đệm sau khi hồ tích
nước sẽ thay đổi. Diện tích mặt thoáng khu vực lòng hồ tăng làm thay đổi tính
chất hấp thụ , phản xạ ánh sáng cũng như thay đổi khả năng tích luỹ nhiệt kéo

theo sự thay đổi của nhiều yếu tố khác. Các đặc trưng chủ yếu nhất là thay đổi
chế độ nhiệt ẩm của vùng hồ và xung quanh, độ ẩm khu vực tăng, nhiệt độ giảm.
3.1.2.6. Nguy cơ vỡ đập trong quá trình vận hành.
Các nguyên nhân có thể làm vỡ đập khi vận hành:
+ Lưu lượng và mực nước của hồ vượt lưu lượng và mực nước lớn nhất
theo thiết kế. Thuỷ điện Thu Cúc có công suất lắp máy 64MW, thuộc công trình
cấp II. Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 285:2002 và Nghị định
15


209/2004/NĐ-CP của Chính phủ, tần suất lưu lượng và mực nước lớn nhất thiết
kế của công trình là 0,5% (lưu lượng và mực nước tương ứng là 5.101m3/s và
160,16m); tần suất lưu lượng và mực nước lớn nhất kiểm tra là 0,1% (lưu lượng
và mực nước tương ứng là 6.805m3/s và 160,8m). Cao trình đỉnh đập được xây
dựng là 160m ứng với mực nước lũ kiểm tra P = 0,1%, sóng do gió tần suất P =
50% có xét với hướng gió nguy hiểm nhất đối với công trình. Với phương án
thiết kế như trên và quy trình công nghệ, các giải pháp thi công đã kiến nghị thì
nguy cơ vỡ đập là khó có thể xảy ra.
+ Do sự cố của hệ thống cửa xả lũ: kẹt cửa xả lũ.
+ Do dự báo quá trình lũ chưa chính xác nên sự vận hành của nhà máy
không kịp thời khi lũ về.
+ Do động đất kích thích: Theo bản đồ phân vùng động đất lãnh thổ Việt
Nam( Tỷ lệ 1: 2000 000) – 1993, thì khu vực dự án nằm trong vùng động đất
cấp 8 ( theo hệ MSK64) và cấp 6 theo thang MM trong 12 cấp.
+ Đập nước có thể bị vỡ do các nguyên nhân như nước lũ dồn về quá lớn
vượt qua khả năng xả của đập tràn, áp lực nước lớn có thể phá vỡ kết cấu công
trình của đập nước, hoặc do các tác nhân khác như thấm ngang quá lớn gây sạt
lở mái đập…
Sự cố vỡ đập sẽ gây ra các tác động, đó là:
Tác động trước mắt

+ Phá hủy vật chất: Lụt có thể làm hại, gây hư hỏng hay sập đổ hoàn toàn
các công trình giao thông như cầu, cống, đường tàu, hệ thống thoát nước, nhà
cửa,...
+ Thương vong: người và động vật bị chết đuối hoặc bị thương do tai nạn
do ngập nước gây ra.
Tác động thứ cấp
+ Ảnh hưởng đến nước sinh hoạt nói riêng và nguồn nước nói chung:
nước bị ô nhiễm do nước mang theo các chất thải từ cống, rãnh, ao hồ tràn lên
đường phố, nhà, khu vực các vòi nước công cộng,... Gây khan hiếm nước uống
và nhiều tình trạng khác.
+ Bệnh cho người và động vật: do vệ sinh kém, do các bệnh truyền nhiễm
dựa vào nước để phán tán.
+ Trong điều kiện ấy, bệnh dịch dễ dàng nảy sinh và lây lan, bởi đa số
dịch bệnh đều truyền qua đường nước nhanh hơn là qua không khí, chẳng
hạn dịch tả.
+ Thiệt hại trong nông nghiệp: gây ngập các khu vực trồng trọt nên có thể
làm giảm năng suất, là nguyên nhân gây ra mất mùa, gây khan hiếm lương thực.
16


+ Nhiều loài thực vật không có khả năng chịu úng bị chết.
Tác động lâu dài
+ Gây khó khăn cho nền kinh tế: giảm "tức thời" các hoạt động du lịch,
chi phí cho tái xây dựng.
+ Đồng thời, đẩy mạnh việc tăng giá các mặt hàng lương thực thực
phẩm,...
3.1.2.7. Bùn hoá đất đáy hồ sau khi hồ tích nước.
Sau khi đất bị đánh chìm khoảng 3-6 tháng, không chỉ cây cỏ, xác các
sinh vật sống trong đất (giun, dế,...) bị chết thối rữa mà cả đất vùng đáy hồ bị
phá vỡ kết cấu, mất sức liên kết, nhão hoá,... tạo thành trầm tích bùn đáy hồ, dẫn

đến giảm hàm lượng hoà tan ôxy trong nước.
Điều này có tác động rất tiêu cực tới đời sống thuỷ sinh vùng nước đáy,
làm giảm năng suất nghề cá.
Theo dòng chảy, bùn đáy hồ có chiều hướng dịch chuyển về vùng đáy
phía đập chính và thường bị cuốn theo nước khi xả ngầm, xả lũ.
+ Có thể gây thiệt hại mùa màng ở phía hạ lưu
+ Ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.
+ Tăng độ đục nước sông.
+ Giảm chất lượng nước.
+ Gây chết một số loài sinh vật thủy sinh.
+ Ảnh hưởng đến nghề nuôi cá lồng ở hạ lưu.
3.1.2.8.Thay đổi hệ sinh thái thuỷ sinh khu vực hồ chứa.
Trong giai đoạn tích nước hồ , sẽ hình thành một khối nước tĩnh dẫn đến
tình trạng phân tầng nhiệt độ nước trong hồ. Phần nước sâu bên dưới sẽ thiếu
ánh sáng và có nhiệt độ thấp, nhiệt độ chênh lệch t ừ 1 – 5 độC (tham khảo
trường hợp các hồ đã đi vào vận hành). Sự phân tầng kéo theo sự thay đổi nhiệt
độ và lượng ôxy lớp nước đáy giảm đáng kể vào giai đoạn đầu hồ tích nước.
Nguyên nhân là do sự có mặt các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong khu vực
bề mặt ngập nước rất lớn cùng với lượng chất hữu cơ được chuyển về từ dòng
chảy bề mặt. Theo kinh nghiệm nghiên cứu các hồ vùng nhiệt đới nói chung cho
thấy sẽ không xảy ra sự thay đổi đáng kể đối với một số ion : Ca ++, Mg++, Na+,
K+, HCO32-, SO42-, Cl-...Trong khi đó, các thông số BOD, COD, NH4 sẽ tăng
một vài năm đầu do hậu quả của quá trình phân rã. Thời kỳ đầu tích nước của hồ
là thời kỳ hàm lượng ôxy trong hồ giảm mạnh nhất để phân huỷ hết chất hữu cơ
17


cũng như các chất dinh dưỡng lớn trong khu vực bề mặt ngập nước. Số lượng
quan trắc thủy hoá định kỳ của các hồ chứa cho thấy sau năm đầu tích nước,
lượng oxy hoà tan trong lòng hồ giảm mạnh, chiếm tới 30 - 39% lượng ôxy hoà

tan.
Việc xây dựng công trình đã chuyển chế độ dòng chảy sông sang chế độ
hồ chứa làm cho các sinh vật thích nghi với đời sống nước nước chảy sông giảm,
sinh vật thích nghi với đời sống nước đứng tăng.
Trong quá trình sử dụng hầu hết các hồ chứa sẽ phải trải qua 4 thời kỳ.
Mỗi thời kỳ có những đặc điểm đặc trưng về cấu trúc, thành phần và sinh vật
thuỷ sinh dưới tác động trực tiếp của các yếu tố môi trường nước. Sơ đồ diễn thế
sinh thái của hồ như sau:
- Thời kỳ xáo trộn: Thời kỳ này xảy ra ngay sau khi hình thành hồ chứa, có
thể kéo dài tới 10 năm. Thời kỳ này có 2 giai đoạn nối tiếp nhau là giai đoạn dinh
dưỡng cao (giai đoạn đầu tích nước - khoảng 5 năm), năng suất đánh bắt cá trong
hồ khá lớn , so với năng suất đánh bắt cá ở sông trước đó. Giai đoạn tiếp theo đó là:
suy giảm dinh dưỡng, lam cho năng suất đánh bắt cá giảm.
- Thời kỳ ổn định: là giai đoạn tiếp theo sau thời kỳ xáo trộn, các loại
động vật đáy, giáp xác, hai mảnh vỏ sẽ xuất hiện ở trong hồ, ở những nơi có
mực nước hồ nông.
- Thời kỳ phì hoá: là giai đoạn tiếp theo sau thời kỳ ổn định.
- Thời kỳ đầm lầy hoá: là giai đoạn cuối của hồ chứa, bắt đầu từ khi lượng
bùn bồi tích đạt tới mực nước chết.
Nước khi chảy qua các turbine máy phát điện sẽ gia tăng nhiệt độ do ảnh
hưởng của hiện tượng ma sát dòng chảy với đường ống và thiết bị turbine. Nước
xả ra có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nước bình thường của dòng sông cũng gây ra
các ảnh hường đến hệ thủy sinh, gây bất lợi cho một số loài tôm, cá, hến…

3.1.2.9. Thay đổi hệ động vật khu vực hồ chứa.
Hồ chứa chiếm diện tích lớn, làm mất nơi cư trú của một số loài động vật.
Thảm thực vật quanh hồ phát triển, sinh cảnh phong phú hơn sẽ là điều
kiện cho một số loài động vật mới đến sinh sống và kiếm ăn như: thú nhỏ, loài
gặm nhấm, loài ăn củ, chim ăn hạt.
Tăng diện tích mặt nước trong mùa kiệt là điều kiện cho lớp ếch nhái phát

triển, một số loài bò sát kiếm ăn dưới nước như: kỳ đà hoa, rắn nước sẽ có cơ
hội phát triển về số lượng.

18


Một số loài chim có môi trường sống gần nước sẽ xuất hiện như: lele, vịt
trời, chim bói cá…
3.1.2.10. Thay đổi hệ thực vật.
Một lượng lớn diện tích cây rừng bị mất đi do lòng hồ phải ngập nước,
ảnh hưởng này có thể làm giảm nguồn gen thực vật quí hiếm, đa dạng.
Bên cạnh đó, thời gian đầu tích nước, các loài thực vật nổi phát triển
mạnh và lan nhanh trên hồ. Các loài tảo và thực vật nổi phát triển mạnh như bèo
tây, gây giảm ánh sáng xuống dáy hồ, ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh đáy và
các loài cá.
3.1.2.11. Hiện tượng lũ chồng lũ.
Đây là hiện tượng mà khi ở hạ lưu đang có lũ thiên nhiên trong khi đó hồ
chứa nước thủy điện lại tiếp tục xả lũ do lượng nước thượng nguồn dồn về quá
nhiều và có nguy cơ vỡ đập, gây ra hiện tượng cơn lũ thứ nhất chưa rút cơn lũ
thứ hai lại dồn về.
Hiện tượng này gây ra rất nhiều tác động như:
+ Thiệt hại về cơ sở vật chất.
+ Thiệt hại về tính mạng con người.
+ Có thể gây ô nhiễm môi trường nước sau đó lan ra môi trường đất,
không khí do xác thực, động vật chết ngâm lâu trong nước lũ.
+ Là nguồn phát sinh một số dịch bệnh trên người và gia súc, gia cầm…
3.1.2.12. Hồ chứa là nơi ẩn chứa các nguồn gây bệnh.
Thời gian đầu, hồ chứa làm ngập thực vật và các chất gây ô nhiễm khác
như xác súc vật chết, côn trùng sống dưới đất, cây gỗ mục trôi nổi… Sự phân
hủy sinh khối và các chất hữu cơ trong nước hồ thời gian đầu tích nước sẽ là cho

nước hồ ảnh hưởng xấu và ô nhiễm
Các đoạn gỗ trôi nổi trên mặt hồ, cây gỗ chết ngập dưới nước… Trở thành
nơi trú ngụ của các loài giun tơ, ốc, bọ gậy và các côn trùng gây bệnh khác. Đây
là những véc tơ mang một số bệnh khá nguy hiểm đến cho nhân dân sinh sống ở
vùng ven hồ, ven sông Bứa như: sốt rét, kiết lị, tiêu chảy thông qua việc họ sử
dụng nước hồ, nước sông trong thời gian đầu hồ tích nước.
3.1.2.13. Tác động do nguy cơ mất nước của hồ chứa.
Việc mất nước hồ chứa làm giảm lượng nước cung cấp cho nhà máy. Nếu
lượng nước bị mất lớn, nước không đáp ứng được yêu cầu của nhà máy, nhà
19


máy sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất phát điện, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, gây
thiệt hại về mặt kinh tế của chủ đầu tư.
Tuy nhiên, theo phân tích ở trên việc mất nước hồ chứa là không đáng kể
nên tác động này ở mức không đáng kể.
3.1.2.14. Thay đổi các vấn đề kinh tế - xã hội của người dân trong vùng ảnh
hưởng.
Một lượng lớn phù sa sông bị giữ lại ở trong lòng hồ chứa làm chất lượng
ở hạ lưu giảm, đồng ruộng sẽ thiếu phù sa màu mỡ bồi bổ khiến nông dân phải
nhập phân bón hóa học vừa tốn tiền, vừa tác hại cho đồng ruộng, sinh vật chung
quanh và cả con người.
Một số hộ dân trong khu vực hồ sẽ phải thay đổi sinh kế, từ làm nông
nghiệp chuyển sang đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong khu vực hồ chứa và
hạ lưu hồ, nhưng ban đầu do thiếu kinh nghiệm nên có thể chịu nhiều thiệt hại,
ảnh hưởng nhẹ đến kinh tế. Bên cạnh đó thì văn hóa sản xuất cũng thay đổi.
Khi một con đập đột ngột bị vỡ, lúc đó, một khối lượng nước lớn tức thời
đổ ra gây một trận lũ xoáy ập tràn xuống các vùng trũng hạ lưu, có thể làm ngập
và phá vỡ nhanh chóng các công trình, cuốn trôi nhiều sinh mạng, hoa màu, gia
súc của người dân khu vực hạ lưu.


20


Các đối tượng, quy mô bị tác động khi vận hành thủy điện Thu Cúc
STT

1.

2.

3.

4.

Chất thải – yếu tố tác động

Chế độ thủy văn

- Đối tượng sử
- Hồ chứa
dụng nước
- Tích nước vào
- Dài hạn
hồ và xả nước lũ - Các ngành sản - Sông Bứa hạ du
sau đập nhà máy
xuất

Trượt sạt bờ hồ


- Tác động của - Đất ven hồ
sóng, gió, chế độ
- Ven hồ
hoa
màu
nương
rẫy
dòng chảy

Ô nhiễm nguồn nước

Bồi lắng hồ chứa

gây

tác

Đối tượng bị tác Quy mô tác động
động
bị
ảnh
Không gian
hưởng

Nguồn
động

- Phân hủy chất
hữu cơ ngập


- Xói lở bờ hồ

- Dài hạn

- Dân cư ven hồ

- Vùng hồ
- Dân khi vực ven
- Nguồn thải ven
- Hạ lưu
sông hạ lưu
hồ

- Phù sa bề mặt

Thời gian

- Giảm dung tích
hữu ích
- Tăng dung tích
chết

21

- Hồ chứa

- Trung hạn

- Dài hạn



5.

Động đất

6.

Hệ sinh thái

a.

Thực vật

b.

Động vật

c.

- Nguy cơ sự cố
- Động đất tiềm đập
- Vùng hồ và công
- Dài hạn
năng
- Phá hủy công trình
trình

- Tích nước
- Thay đổi chất
lượng nước


Thủy sinh

Kinh tế xã hội

- Vùng hồ

- Dài hạn

- Hệ động vật

- Vùng hồ

- Dài hạn

- Vùng hồ
- Thủy sinh

- Lũ lụt
7.

- Hệ thực vật

- Khu vực hạ du - Dài hạn
sau đập

- Sức khỏe

- Ô nhiễm nguồn - Của cải vật chất - Vùng hồ
nươc

- Nghề nuôi cá - Hạ du sau đập
- Động đất
lồng

22

- Dài hạn


3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá.
Quá trình thực hiện lập dự án báo cáo đánh giá tác động môi trường thủy
điện Thu Cúc đã được đơn vị tư vấn phối hợp chặt chẽ với chủ dự án và cơ quan
chuyên môn, các ban ngành liên quan, địa phương nơi thực hiện dự án
Công tác khảo sát ngoài thực địa được đơn vị Tư vấn thực hiện nghiêm
túc, đầy đủ và sát với các yêu cầu chuyên môn. Thu nhập các mẫu về môi trường
để làm cơ sơ cho việc đánh giá hiện trạng và so sánh khi dự án vào thi công, vận
hành. Các chỉ tiêu môi trường được quan trắc, thu thập đúng kỹ thuật, được
phân tích trên các máy móc hiện đại có độ chính xác cao. Kết quả phân tích
được so sánh với các chỉ tiêu cho phép trong, tiêu chuẩn Việt Nam, quy chuẩn
Việt Nam hiện hành.
Việc đánh giá tác động được nêu ra trên cơ sở tham khảo nhiều nguồn tài
liệu sử dụng các phương pháp đánh giá tác động môi trường đã được áp dụng
rộng rãi ở Việt Nam,tham khảo kết qủa lấy mẫu phân tích chất lượng các môi
trương khu vực thực hiện dự án kết hợp với điều tra khảo sát thực tế lấy ý kiến
người dân …Do đó mức độ tin cậy của đánh giá là đảm bảo.
Các phương pháp được sử dụng để đánh giá mức độ tin cậy của của các
phương pháp được thể hiện ở bảng sau :
STT

Phương pháp ĐTM


Mức độ tin cậy

1

Phương pháp thống kê

Cao

2

Phương pháp khảo sát đo đạc hiện trường

Cao

3

Phương pháp so sánh

Trung bình

4

Phương pháp đánh giá nhanh

Trung bình

5

Phương pháp chỉ thị môi trường


Cao

Như vậy trong bảng trên là các phương pháp với những mức độ tin cậy
cao và trung bình.
Phương pháp thống kê :thu thập xử lí số liệu về điều kiện tự nhiên,kinh tếxã hội tại khu vực dự án.

23


×