Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SỰ HẤP DẪN CHẾT NGƯỜI TRONG THIÊN NHIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.91 KB, 5 trang )

Sự hấp dẫn chết người trong thiên nhiên
Nhiều loài nấm kiều diễm như những chiếc mũ trắng muốt hay sặc sỡ như các chấm đỏ trên
nền đất, nhưng chúng có thể là thủ phạm gây chết người với lượng độc cực mạnh.
Nấm Amanita phalloides hay còn gọi là nấm tử thần vốn gây ra cái chết của nhiều người
trên thế giới mỗi năm vì bị nhầm với các loài nấm ăn được. Chỉ khoảng 30 gr nấm này có
thể đủ độc tố gây chết người. Các triệu chứng thường xuất hiện khoảng 12 giờ sau khi
ăn nhưng có thể gây tổn hại gan và tử vong trong vòng một tuần.
Amanita bisporigera còn được đặt biệt danh thiên thần chết. Chất độc trong loài nấm
hình mũ trắng này phá hủy gan, thận và gây chết người sau vài ngày.
Nấm bắt ruồi Amanita muscaria nổi bật với chiếc nón màu đỏ vốn không độc bằng các
loại nấm gây chết người khác nhưng có thể gây tử vong cho người có bệnh tim.
Nấm mạng có hình dạng khá phổ biến vì thế dễ bị nhầm với các loại nấm ăn được khác.
Nấm Galerina marginata hay còn gọi là đầu lâu mùa thu là loại cực độc.
Nấm Amanita virosa hay còn gọi là thiên thần hủy diệt châu Âu có
mùi đặc trưng khó chịu. Cây non trông như những quả trứng nhỏ
màu trắng tinh và dễ bị nhầm với nấm cúc áo.
Nấm Gyromitra infula màu nâu này có thể không độc như những loại nấm chết người
khác nhưng độc tố tích tụ từ chúng có thể gây ung thư.
Nấm Amanita marmorata được tìm thấy chủ yếu ở Hawaii, Australia và Nam Phi.
Nấm Cortinarius speciosissimus chứa độc tố gây chết người thường được tìm thấy ở
phía bắc Italy.
Nấm Gyromitra esculenta hay còn được gọi là nấm não vì bề mặt xoắn của nó có thể gây
chết người khi ăn sống. Người dân Tây Ban Nha, Thụy Điển và một số nước khác vẫn ăn
loài nấm này sau khi nấu chín.

×