Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ THI lại lần II môn GDCD 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.37 KB, 2 trang )

ĐỀ THI LẠI LẦN II MÔN GDCD 8
Câu 1 (4 điểm)
Trình bày tác hại của tệ nạn xã hội? Bản thân em cần phải làm gì để phòng, chống tệ
nạn xã hội?
Câu 2 (3 điểm)
a.Thế nào là quyền khiếu nại?
b.Tình huống: Khi phát hiện thấy Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã ra Quyết định xử phạt
vi phạm hành chính đối với chị Bình vượt quá thẩm quyền, ông Ân (người hàng xóm
nhà chị Bình) có quyền khiếu nại quyết định của Uỷ ban nhân dân xã không? Vì sao?
Câu 3 (3 điểm)
Pháp luật là gì? Pháp luật có mấy đặc điểm ? Hãy kể tên các đặc điểm đó và mỗi đặc
điểm cho 2 ví dụ.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (4 điểm)
*) Tác hại: 2đ
- Ảnh hưởng kinh tế, suy giảm sức lao động của xh.
- Suy thoái giống nòi.
- Gây mất trật tự an toàn xh( cướp của giết người)
- Gia đình tan vỡ.
- ảnh hưởng đến đì sống vật chất, tinh thần.
- Kinh tế cạn kiệt.
- Huỷ hoại sức khoẻ, dẫn đến cái chết.
- Sa sút tinh thần, huỷ hoại phẩm chất đạo đức của con người.
- Vppl.
*) Để phòng, chống TNXH công dân học sinh cần phải: 2đ
- Có lối sống giản dị, lành mạnh.
- Biết giữ mình Và giúp nhau không sa vào tnxh.
- Tuân theo quy dịnh của pháp luật.
- Tuyên truyền vận dụng mọi người tham gia chống tnxh.
- Tích cực tham gia các phong trào chống tnxh.
Câu 2 (3 điểm)


*)Quyền khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem
xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ
theo quy định của pháp luật, quyết định kỷ luật khi cho rằng quyết định hoặc hành vi
đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. (1 điểm)
*)Xử lý tình huống:
Ông Ân không có quyền khiếu nại.Vì ông chỉ là hàng xóm và không có quyền, lợi ích
liên quan trực tiếp đến quyết định xử phạt hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
xã. (2 điểm)
Câu 3 (3 điểm)
*) Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được
Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
(0.5 điểm)
*)Đặc điểm của pháp luật:
- Tính quy phạm phổ biến: vấn đề đội mũ bảo hiểm, đốt pháo (1 điểm)
Tính xác định chặt chẽ: phạt tù,, phạt tiền (0.5 điểm)
Tính bắt buộc: đi đúng phần đường..... (0.5 điểm)


ĐỀ THI LẠI LẦN II MÔN GDCD 6
Câu 1: (3 đ)
Kể tên các nhóm quyền của trẻ em trong Công ước Liên hiệp quốc? Nêu 2 biểu
hiện vi phạm quyền trẻ em mà biết?
Câu 2: ( 3đ)
Ý nghĩa của việc học tập đối với mỗi cá nhân là gì?
Theo em, chỉ học ở trên lớp. Thời gian còn lại vui chơi thoải mái là đúng hay
sai? Vì sao?
Câu 3: ( 4 đ) Em sẽ làm gì trong những trường hợp sau đây:
a.
Quần áo của em phơi trên dây, gió làm bay sang nhà hàng xóm.
Em muốn sang lấy về nhưng bên đó không có ai ở nhà.

b.
Quần áo của gia đình hàng xóm phơi ngoài sân, trời sắp đổ mưa,
gia đình không có ai ở nhà.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (3 đ)
Công ước Liên hiệp quốc quy định 4 nhóm quyền là: nhóm quyền sống còn, nhóm
quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền tham gia. (1đ)
Biểu hiện về vi phạm quyền trẻ em. Ví dụ như : bắt trẻ làm việc quá sức, không
cho trẻ đi học, không cho trẻ tham gia các họat động thể dục, thể thao ....( mỗi ví dụ
đúng 0,5đ)
Câu 3: ( 3đ)
Ý nghĩa của việc học tập đối với mỗi cá nhân: có học tập, chúng ta mới có kiến
thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã
hội.( 1đ)
Theo em chỉ học ở trên lớp, thời gian còn lại vui chơi thoải mái là sai. Vì ngoài
giờ học ở trường còn phải có kế hoạch tự học ở nhà; còn phụ giúp cha mẹ, còn rèn
luyện thân thể chứ không phải chỉ vui chơi thoải mái.( 2đ)
Câu 4: ( 4đ) Hs có thể giải thích theo gợi ý sau:
a. Em nên chờ đến khi bên nhà hàng xóm có người về rồi sang xin phép họ
để lấy quần áo về 2đ
b. Em nên thu quần áo giúp họ , khi nào họ về thì mang trả lại cho họ. 2đ



×