Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

quy trình bảo dưỡng máy điều hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.02 KB, 34 trang )

CÔNG TY NHÔM LÂM ĐỒNG - TKV

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG,
SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HÒA

Mã hiệu: QTBDSC.34
Lần ban hành: 02
Số:
/QĐ-LDA
Ngày hiệu lực:29/03/2018
Trang: 1/34

Số lượng
Ký nhận
Thu hồi
NƠI NHẬN
Bản Bản
Ngày Ký tên Ngày Ký tên
cứng mềm
1. Tổng Giám đốc
01
2. Phó Tổng Giám đốc
01
3. Phòng Cơ điện
01 01
4. Phòng ĐHSX
01 01
5. Phòng KTCN
01 01
6. Phòng AT-MT
01 01


7. Phân xưởng Trạm mạng
01 01
8. Lưu: VT
01 01
CHỦ TRÌ SOẠN THẢO: Phòng Cơ điện
THÀNH PHẦN THAM GIA: Phòng An toàn môi trường
NGƯỜI LẬP
PHÒNG AN TOÀN
PHÒNG CƠ ĐIỆN
MÔI TRƯỜNG

Hồ Văn Sỹ

Phan Hoàng Bách

Duyệt
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Nguyễn Văn Thắng

Nguyễn Đức Thái


CÔNG TY NHÔM LÂM ĐỒNG - TKV

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG,
SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HÒA

Mã hiệu: QTBDSC.34
Lần ban hành: 02

Số:
/QĐ-LDA
Ngày hiệu lực:29/03/2018
Trang: 2/34

BẢNG THEO DÕI CÁC SỬA ĐỔI
I. CÁC SỬA ĐỔI, HIỆU ĐÍNH CHO TÀI LIỆU HIỆN HÀNH
Ngày
Stt hiệu Nội dung sửa đổi
lực

II. TÓM TẮT SỬA ĐỔI SO VỚI LẦN BAN HÀNH TRƯỚC
Lần
Ngày hiệu
ban
Nội dung sửa đổi so với lần ban hành trước
lực
hành
2
01/09/2016 Hiệu chỉnh lại nội dung quy trình bảo dưỡng sửa chữa
Chỉnh sửa lại nội dung công việc, vật tư phục vụ các
3
29/3/2018
cấp bảo dưỡng, sửa chữa.


CÔNG TY NHÔM LÂM ĐỒNG - TKV

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG,
SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HÒA


Mã hiệu: QTBDSC.34
Lần ban hành: 02
Số:
/QĐ-LDA
Ngày hiệu lực:29/03/2018
Trang: 3/34

MỤC LỤC
Chương I : NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG...................................................5
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng...................................................5
2. Giải thích từ ngữ và ký hiệu viết tắt............................................................5
Chương II : NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CÔNG VIỆC.....................6
SỬA CHỮA..................................................................................................6
I. Sơ đồ tổ chức và trách nhiệm cá nhân các cá nhân tham gia công tác sửa
chữa bảo dưỡng:............................................................................................6
1. Sơ đồ tổ chức:.............................................................................................6
2. Trách nhiệm của các cá nhân......................................................................6
II. Tổ chức thực hiện................................................................................................8
1. Công tác chuẩn bị trước khi sửa chữa.....................................................................8
1.1 Nhận lệnh và giao ban...............................................................................................................8
1.2 Chuẩn bị và kiểm tra trang thiết bị dụng cụ lao động..............................................................9
1.3 Kiểm tra an toàn hiện trường sửa chữa....................................................................................9
1.4 Kiểm tra thiết bị cần sửa chữa tại hiện trường.......................................................................10

2. Giám sát hiện trường sửa chữa. ..........................................................................11
3. Nghiệm thu bàn giao khi kết thúc công việc sửa chữa............................................12

Chương III : QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HÒA
13

I. Các tiêu chuẩn thi công, quy trình áp dụng...............................................13
II. Tiêu chuẩn về an toàn..............................................................................13
I. Trình tự các bước thực hiện nội dung thi công:.........................................14
1. Sơ đồ các bước thực hiện:.........................................................................14
2. Nội dung các bước thực hiện.....................................................................15
II. Nội dung công việc sửa chữa bảo dưỡng..................................................16
1. Nội dung kiểm tra hàng ngày....................................................................16
2. Nội dung bảo dưỡng sửa chữa cấp 2000h.................................................16
3. Nội dung bảo dưỡng sửa chữa cấp 4000h.................................................18


CÔNG TY NHÔM LÂM ĐỒNG - TKV

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG,
SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HÒA

Mã hiệu: QTBDSC.34
Lần ban hành: 02
Số:
/QĐ-LDA
Ngày hiệu lực:29/03/2018
Trang: 4/34

4. Nội dung bảo dưỡng sửa chữa cấp 8000h.................................................19
5. Nội dung sửa chữa thường xuyên, phát sinh.............................................20
a. Đối với dàn lạnh.................................................................................................20
b. Đối với dàn nóng................................................................................................21
c. Bảo dưỡng máy nén............................................................................................21

C. Các biện pháp an toàn khi tiến hành sửa chữa bảo dưỡng.......................21

2.1. Biện pháp an toàn chung...................................................................................22
2.2. An toàn khi làm việc trên cao............................................................................23
2.3. An toàn trong quá trình cẩu kéo, nâng hạ............................................................24
2.4. Khi sử dụng thiết bị cầm tay..............................................................................24

D. Những hư hỏng thông thường và biện pháp khắc phục...........................25


CÔNG TY NHÔM LÂM ĐỒNG - TKV

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG,
SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HÒA

Mã hiệu: QTBDSC.34
Lần ban hành: 02
Số:
/QĐ-LDA
Ngày hiệu lực:29/03/2018
Trang: 5/34

I. Mục đích
Quy trình này áp dụng cho việc sửa chữa, bảo dưỡng các cấp Máy điều
hòa trong toàn Công ty Nhôm Lâm Đồng – TKV
Quy định các bước triển khai công tác kỹ thuật an toàn khi tham gia
sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị.
II. Tài liệu tham khảo
Tài liệu kỹ thuật và sách hướng dẫn thiết bị Máy điều hòa.
Quy trình bảo dưỡng các cấp Máy điều hòa ban hành lần 01.
Quy trình vận hành hệ thống điện cao áp, hạ áp của Công ty đã ban
hành.

Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
Quy trình áp dụng cho các đơn vị được giao quản lý, vận hành Máy điều
hòa trong Công ty Nhôm Lâm Đồng - TKV.
2. Giải thích từ ngữ và ký hiệu viết tắt.
Trong Quy trình này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
NVVH

: Nhân viên vận hành;

QTKTAT

: Quy trình kỹ thuật an toàn;


CÔNG TY NHÔM LÂM ĐỒNG - TKV

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG,
SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HÒA

Mã hiệu: QTBDSC.34
Lần ban hành: 02
Số:
/QĐ-LDA
Ngày hiệu lực:29/03/2018
Trang: 6/34

Chương II: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CÔNG VIỆC
SỬA CHỮA

I. Sơ đồ tổ chức và trách nhiệm cá nhân các cá nhân tham gia công tác
sửa chữa bảo dưỡng:
1. Sơ đồ tổ chức:
Chỉ huy trưởng

Giám sát kỹ
thuật sửa chữa

Nhóm sửa chữa
1

Bộ phận Giám
sát an toàn

Nhóm sửa chữa
2

Nhóm sửa chữa
n

Ghi chú:
Đường thông tin phối hợp
Đường mệnh lệnh
2. Trách nhiệm của các cá nhân.
1. Chỉ huy trưởng :
Là quản đốc phân xưởng hoặc những cá nhân được quản đốc trực
tiếp phân công: Phó quản đốc/Trưởng ca/tổ trưởng sản xuất.
Là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức triển khai thực
hiện công tác sửa chữa bảo dưỡng thiết bị đảm bảo an toàn, chất lượng,
đúng tiến độ, đúng quy trình, quy định hiện hành từ khi phân việc cho các

cá nhân tham gia đến khi nghiệm thu hoàn thành công việc. Ngoài ra còn
thực hiện các nội dung như sau:


CÔNG TY NHÔM LÂM ĐỒNG - TKV

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG,
SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HÒA

Mã hiệu: QTBDSC.34
Lần ban hành: 02
Số:
/QĐ-LDA
Ngày hiệu lực:29/03/2018
Trang: 7/34

+ Căn cứ nội dung công việc sửa chữa bảo dưỡng thiết bị, căn cứ
vào hiện trạng thực tế lập biện pháp thi công, biện pháp an toàn để triển
khai từng công việc cụ thể.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng cho từng cá nhân tham gia
công tác sửa chữa. Trong quá trình phân việc ghi rõ vào sổ nhật lệnh các
nguy cơ mất an toàn và biện pháp kỹ thuật an toàn cụ thể tương ứng với nội
dung công việc sửa chữa, bảo dưỡng. Sổ nhật lệnh phải đầy đủ chữ ký xác
nhận của bộ phận chỉ huy trưởng, giám sát kỹ thuật, giám sát an toàn và các
nhóm sửa chữa tham gia thực hiện công việc.
+ Kiểm tra hiện trạng hiện trường sản xuất, trang thiết bị dụng cụ
sửa chữa… đảm bảo an toàn mới tổ chức thi công.
+ Chỉ đạo lập phiếu công tác, thao tác khi sửa chữa, bảo dưỡng thiết
bị theo quy định đã ban hành, sau đó chủ trì kiểm tra lại các điều kiện đảm
bảo an toàn mới cho thi công.

+ Trong quá trình thi công phải thường xuyên kiểm tra giám sát,
hướng dẫn đôn đốc các nhóm thi công thực hiện công việc đúng quy trình,
quy định, có chất lượng, đúng tiến độ và đặc biệt phải đảm bảo an toàn.
+ Chỉ đạo khóa phiếu công tác sau khi hoàn thành công việc.
+ Chỉ huy chính trong việc vận hành chạy thử thiết bị, tham gia
nghiệm thu hoàn thành việc sửa chữa, bảo dưỡng trước đưa vào sử dụng
theo quy định.
2. Bộ phận giám sát kỹ thuật: Chức danh nhân viên kỹ thuật phân
xưởng/tổ trưởng/nhóm trưởng.
Nhận lệnh từ chỉ huy trưởng, giám sát kỹ thuật trong suốt quá trình
thi công, căn cứ nội dung công việc được giao lập biện pháp kỹ thuật thực
hiện nội dung công việc. Kiểm tra đảm bảo điều kiện an toàn của các công
cụ dụng cụ, thiết bị hỗ trợ, thiết bị nâng hạ, dụng cụ cầm tay… trước khi
đưa vào sử dụng.
Kiểm tra, hướng dẫn đôn đốc các nhóm sửa chữa triển khai theo
đúng quy trình kỹ thuật.
Kiểm soát trong suốt quá trình sửa chữa đảm bảo đúng các tiêu
chuẩn kỹ thuật. Ngoài ra còn tham gia công tác đánh giá nghiệm thu chạy
thử thiết bị…


CÔNG TY NHÔM LÂM ĐỒNG - TKV

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG,
SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HÒA

Mã hiệu: QTBDSC.34
Lần ban hành: 02
Số:
/QĐ-LDA

Ngày hiệu lực:29/03/2018
Trang: 8/34

3. Bộ phận giám sát an toàn: Là các an toàn vệ sinh viên hoặc
người được phân công/hoặc người trực tiếp thực hiện công việc được chỉ
huy trưởng phân công.
Căn cứ biện pháp thi công, biện pháp an toàn thực hiện hướng dẫn,
giám sát cán bộ công nhân viên thực hiện công việc đảm bảo an toàn trong
suốt quá trình thi công. Tham gia giám sát việc vận hành chạy thử thiết bị
đảm bảo an toàn. Trong khi thi công nếu có nguy cơ mất an toàn, bộ phận
giám sát an toàn có quyền yêu cầu giám sát kỹ thuật và nhóm sửa chữa
dừng công việc, sau đó báo cáo chỉ huy trưởng để khắc phục nguy cơ mất
an toàn, sau khi khắc phục xong mới tiến hành triển khai tiếp công việc sửa
chữa, bảo dưỡng.
4. Nhóm công nhân thực hiện sửa chữa (nhóm 1, 2…n):
Phối hợp với chỉ huy trưởng trực tiếp kiểm tra hiện trường sản xuất,
các dụng cụ sửa chữa đảm bảo an toàn mới thực hiện công việc. Sử dụng
đúng dụng cụ, thiết bị theo đúng sự hướng dẫn của giám sát viên/ tổ
trưởng. Tuyệt đối tuân thủ biện pháp thi công, biện pháp an toàn khi
thực hiện công việc, và đặc biệt phải tuân thủ các quy trình và quy định đã
ban hành.
II. Tổ chức thực hiện.
1. Công tác chuẩn bị trước khi sửa chữa.
1.1 Nhận lệnh và giao ban.
- Sau khi nhận lệnh thông qua kế hoạch/phương án/ lệnh sản xuất/Phiếu
giao việc/ sổ nhật lệnh sản xuất từ quản đốc phân xưởng...Phó Quản đốc/tổ
trưởng tổ sửa chữa trước khi giao việc sửa chữa cần phải đưa ra các biện
pháp kỹ thuật an toàn, căn cứ vào các mối nguy hiểm trong quá trình sửa
chữa kết hợp với các quy trình, quy định có liên quan đưa ra biện pháp cho
những công việc cụ thể trong ngày hoặc sự cố có thể phát sinh để đảm bảo

an toàn lao động cho người thi công, kiểm tra xác nhận điều kiện tại hiện
trường sửa chữa, sau đó cập nhật vào sổ nhật lệnh Phó quản đốc (đối với
các phân xưởng không có Phó quản đốc thì sổ nhật lệnh Quản đốc sẽ phân
việc trực tiếp cho tổ sửa chữa). Sổ nhật lệnh phải đầy đủ chữ ký xác nhận
của chỉ huy trưởng, bộ phận giám sát kỹ thuật, giám sát an toàn và các
nhóm sửa chữa tham gia thực hiện công việc.
- Phó quản đốc/Tổ trưởng tổ sửa chữa (hoặc Quản đốc) cần phải tổ
chức quản lý an toàn hiện trường bằng cách chỉ định người phụ trách làm
công tác giám sát an toàn.


CÔNG TY NHÔM LÂM ĐỒNG - TKV

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG,
SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HÒA

Mã hiệu: QTBDSC.34
Lần ban hành: 02
Số:
/QĐ-LDA
Ngày hiệu lực:29/03/2018
Trang: 9/34

- Trước khi sửa chữa các nhóm trưởng theo sự phân công cần phải tiến
hành giao ban an toàn hiện trường với các nhân viên tham gia sửa chữa.
Trong đó có bao gồm các nội dung chủ yếu như sau:
+ Công việc sửa chữa cần phải tuân thủ các quy định về sửa chữa có
liên quan.
+ Biện pháp kỹ thuật an toàn với các nguy hiểm có khả năng tồn tại tại
hiện trường sửa chữa hoặc có khả năng phát sinh trong quá trình sửa chữa.

+ Quy định về việc sử dụng đúng các dụng cụ và đồ bảo hộ lao động
cá nhân trong quá trình sửa chữa.
- Đối với công tác sửa chữa hệ thống máy điều hòa lớn có tính chất
tính nguy hiểm, thì trước khi sửa chữa, đơn vị thực hiện căn cứ vào nội
dung công việc cụ thể cần lập biện pháp kỹ thuật an toàn thi công, trình
phòng chủ quản, phòng ATMT và Phó Tổng giám đốc phụ trách phê duyệt.
1.2 Chuẩn bị và kiểm tra trang thiết bị dụng cụ lao động.
- Mang đúng và đủ các trang bị đồ bảo hộ lao động (bao gồm quần áo
bảo hộ, giày bảo hộ, mũ, găng tay, mắt kính bảo vệ, dây đai an toàn...).
Những trang bị bảo hộ lao động bị hư hại hoặc không còn nguyên vẹn thì
cấm sử dụng.
- Trước khi sửa chữa cần phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và kiểm tra độ
an toàn của các thiết bị, dụng cụ, máy móc được sử dụng trong quá trình
sửa chữa. Những dụng cụ máy móc không phù hợp và không đảm bảo an
toàn thì không được sử dụng.
- Đối với các dụng cụ như pa lăng, kích thủy lực, thiết bị đo đạc chuyên
dụng, thiết bị chiếu sáng an toàn (điện áp thấp)… được sử dụng trong quá
trình sửa chữa cần được kiểm tra, bảo đảm độ an toàn của các thiết bị mới
được phép sử dụng, đồng thời phải được bố trí một cách hợp lý.
- Nhận vật tư, linh kiện và phụ tùng thay thế phải đảm bảo đúng thông
số kỹ thuật, chủng loại và số lượng.
1.3 Kiểm tra an toàn hiện trường sửa chữa.
- Trước khi sửa chữa người được chỉ định giám sát an toàn tại các nhóm
sửa chữa cần phải xác nhận và đảm bảo điều kiện của hiện trường sửa chữa
và phải liên lạc với trưởng ca vận hành, nhân viên vận hành thiết bị, nhân
viên kỹ thuật của phân xưởng đối với công tác sửa chữa tự làm. Còn đối


CÔNG TY NHÔM LÂM ĐỒNG - TKV


QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG,
SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HÒA

Mã hiệu: QTBDSC.34
Lần ban hành: 02
Số:
/QĐ-LDA
Ngày hiệu lực:29/03/2018
Trang: 10/34

với sửa chữa thuê ngoài, trước khi thực hiện công việc phải liên hệ với
phòng chủ quản, phân xưởng quản lý thiết bị để nhận bàn giao mặt bằng,
sau khi xong đơn vị thi công liên hệ với trưởng ca vận hành để lập phiếu
công tác theo quy định, đồng thời tiến hành xác nhận an toàn hiện trường,
nội dung bao gồm:
+ Nguồn điện tại hiện trường có được cách ly an toàn hay không và
treo các biển cảnh báo an toàn. Kiểm tra và đảm bảo đường thoát hiểm khi
xảy ra hỏa hoạn, đường thông xe tại hiện trường được thông suốt.
+ Cần phải tiến hành kiểm tra tại hiện trường, bảo đảm tính an toàn;
thu dọn các đồ vật có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của công việc sửa chữa
như các vật dụng dễ cháy, dễ nổ, các chướng ngại vật, dầu mỡ, nước đọng,
các đồ vật bỏ đi, chất thải nguy hại,v.v…
+ Đối với các dụng cụ máy móc di động chạy bằng điện cần phải có
thiết bị bảo vệ tránh rò điện.
+ Hiện trường sửa chữa cần phải tiến hành các biện pháp cách ly, khi
làm việc phải treo các biển: cấm hút thuốc, hạn chế đi lại, không phận sự
miễn vào, biển cảnh báo an toàn khác.
- Đặt biển báo “lối thoát hiểm” để sẵn sàng sơ tán người khi có sự cố
cháy, nổ xảy ra.
- Kết quả xác nhận hiện trường cần cập nhật trong phiếu công tác và

phải chữ ký xác nhận của các đơn vị liên quan.
1.4 Kiểm tra thiết bị cần sửa chữa tại hiện trường.
- Kiểm tra xem thiết bị đã được cách ly ra khỏi lưu trình chưa, liệu tồn
đọng trong thiết bị đã thực sự thải hết chưa. Đảm bảo nguồn điện, liệu đã
cách ly hoàn toàn, đồng thời treo biển cảnh báo an toàn “Thiết bị đang sửa
chữa” xung quanh.
- Kiểm tra, xác nhận các vị trí nguy hiểm trên thiết bị như các vị trí dễ
bị móc, dễ bị va quệt, gờ sắc nhọn, vị trí dễ bị kẹp, ngã từ trên cao v.v… đề
phòng gây sát thương cho người thao tác sửa chữa.
- Tiến hành vệ sinh thiết bị sạch sẽ trước khi sửa chữa.
- Kiểm tra, xác nhận mức độ hư hỏng của thiết bị.


CÔNG TY NHÔM LÂM ĐỒNG - TKV

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG,
SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HÒA

Mã hiệu: QTBDSC.34
Lần ban hành: 02
Số:
/QĐ-LDA
Ngày hiệu lực:29/03/2018
Trang: 11/34

2. Giám sát hiện trường sửa chữa.
- Các nhân viên tham gia sửa chữa phải mặc đầy đủ đồ bảo hộ lao động
theo quy định.
- Các nhân viên có liên quan đến công việc sửa chữa cần phải tuân thủ
các quy trình thao tác cụ thể của công việc.

- Đảm bảo không cho các nhân viên, xe cộ không phận sự ra vào khu
vực sửa chữa.
- Cần phải định kỳ kiểm tra các nguy cơ mất an toàn trong quá trình thi
công.
- Khi tiến hành sửa chữa thiết bị tại nơi sản xuất người phụ trách hạng
mục sửa chữa cần phải liên lạc với bộ phận vận hành sản xuất, đảm bảo
thông tin liên lạc thông suốt.
- Nghiêm cấm tự ý thay đổi nội dung kế hoạch công việc, mở rộng
phạm vi công việc hoặc rời địa điểm công việc.
- Nếu thủ tục không đầy đủ, các biện pháp an toàn không được thực
hiện, môi trường làm việc không phù hợp với yêu cầu an toàn, nhân viên
sửa chữa có quyền từ chối thực hiện công việc.
- Việc vận hành thiết bị không tải và có tải để căn chỉnh trong quá trình
sửa chữa cần phải do nhân viên vận hành sản xuất phụ trách, nhân viên sửa
chữa không được tự ý thao tác. Chỉ huy trưởng hoặc trưởng nhóm phải trực
tiếp chỉ huy công tác chạy thử, căn chỉnh này.
- Khi tạm dừng công việc hoặc tạm thời rời vị trí công tác cần phải áp
dụng các biện pháp bảo hộ, cách ly an toàn.
- Nhân viên giám sát an toàn hiện trường cần phải thường xuyên kiểm
tra các nguồn nguy hiểm tại hiện trường, đảm bảo các biện pháp an toàn
được thực hiện và chấp hành, nếu phát hiện những hành vi vi phạm quy
định, nguyên tắc của công việc cần kịp thời ngăn chặn. Riêng đối với sửa
chữa thuê ngoài đơn vị phải sắp xếp bố trí nhân viên giám sát an toàn thi
công theo quy định.
- Khi hai đơn vị trở lên cùng tham gia làm việc tại hiện trường, người
phụ trách hiện trường của các bên cần phải thảo luận bàn bạc các chú ý về
an toàn.


CÔNG TY NHÔM LÂM ĐỒNG - TKV


QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG,
SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HÒA

Mã hiệu: QTBDSC.34
Lần ban hành: 02
Số:
/QĐ-LDA
Ngày hiệu lực:29/03/2018
Trang: 12/34

3. Nghiệm thu bàn giao khi kết thúc công việc sửa chữa.
- Người phụ trách hạng mục sửa chữa cần phải phối hợp với các nhân
viên sửa chữa có liên quan kiểm tra và đảm bảo hạng mục sửa chữa không
có thiếu sót, các dụng cụ và vật liệu không bị sót lại bên trong thiết bị sửa
chữa.
- Chỉ huy trưởng/Nhóm trưởng cần phải phối hợp với trưởng ca, các
nhân viên vận hành, nhân viên kỹ thuật để kiểm tra việc lắp dỡ các tấm che
chắn bảo vệ thiết bị. Lắp đặt lại các tấm đậy, tay vịn, lan can, tấm che bị dỡ
ra do yêu cầu của công việc sửa chữa.
- Các dụng cụ máy móc dùng trong quá trình sửa chữa cần được chuyển
đi, nguồn điện, thiết bị chiếu sáng tạm thời cần được dỡ bỏ.
- Dọn dẹp các vật dụng và rác thải tại hiện trường sửa chữa.
- Chỉ huy trưởng chỉ đạo kiểm tra tổng thể hiện trường sửa chữa sau khi
đảm bảo đầy đủ các điều kiện kỹ thuật, an toàn thì tổ chức khóa phiếu công
tác và thực hiện các thủ tục nghiệm thu.
- Khi tổ chức nghiệm thu đưa thiết bị vào vận hành chạy thử riêng lẻ và
chạy thử liên động các thiết bị vừa khắc khục sửa chữa xong, việc vận hành
thiết bị phải do nhân viên vận hành thiết bị thực hiện. Sau đó cùng tiến
hành nghiệm thu bàn giao, khóa phiếu công tác sau sửa chữa. Công tác

nghiệm thu, phải tuân thủ theo các quy định hiện hành.
- Nhóm trưởng tiến hành điểm danh các nhân viên tham gia sửa chữa
của nhóm mình, đảm bảo đầy đủ quân số mới được phép rời hiện trường.


CÔNG TY NHÔM LÂM ĐỒNG - TKV

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG,
SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HÒA

Mã hiệu: QTBDSC.34
Lần ban hành: 02
Số:
/QĐ-LDA
Ngày hiệu lực:29/03/2018
Trang: 13/34

Chương III: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU
HÒA
A. Các tiêu chuẩn, biện pháp an toàn.
I.

Các tiêu chuẩn thi công, quy trình áp dụng.

- TCVN 4055-1985 Tổ chức thi công;
- QTVH thiết bị, hệ thống điện đã ban hành;
- Quy trình thiết bị nâng hạ đã ban hành;
- Quyết định số 343/QĐ-LDA ngày 29/3/2018 ban hành Quy định về
tiêu chuẩn lắp đặt, sửa chữa, gia công các thiết bị trong Công ty TNHH
MTV Nhôm Lâm Đồng.

- Quyết định số 953/QĐ-LDA ngày 01/8/2017 ban hành Quy trình bôi
trơn; định mức tiêu hao dầu, mỡ bôi trơn các thiết bị trong LDA.
II.

Tiêu chuẩn về an toàn.

Trong quá trình thực hiện, tất cả người tham gia lao động tuyệt đối
nghiêm túc thực hiện đúng theo các quy định sau:
- QCVN 01: 2008/BCT về an toàn điện;
- TCVN 2289 - 1978. Quy trình sản xuất - yêu cầu chung về an toàn;
- QCVN 07: 2012/BLĐTBXH. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn
lao động đối với thiết bị nâng hạ;
- TCVN 3146-1986 Công việc hàn điện-Yêu cầu chung về an toàn;
- TCVN 4245: 1996 Yêu cầu kỹ thuật an toàn trong sản xuất, sử dụng Oxy,
axetylen;


CÔNG TY NHÔM LÂM ĐỒNG - TKV

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG,
SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HÒA

Mã hiệu: QTBDSC.34
Lần ban hành: 02
Số:
/QĐ-LDA
Ngày hiệu lực:29/03/2018
Trang: 14/34

B. Quy trình bảo dưỡng sửa chữa.

I.

Trình tự các bước thực hiện nội dung thi công:

1. Sơ đồ các bước thực hiện:
Bước 1: Phân việc, nhật lệnh cụ thể đến các nhóm, cá nhân tham
gia sửa chữa bảo dưỡng

Bước 2: Chuẩn bị hiện trường, vật tư, điều kiện thi công

Bước 3: Lập liếu công tác, thao tác cụ thể đối với từng nội
dung công việc

Bước 4: Triển khai thực hiện công việc sửa chữa bảo dưỡng

Bước 5: Khóa phiếu thao tác và công tác

Bước 6: Kiểm tra và triển khai chạy thử thiết bị sau khi hoàn
thành việc sửa chữa bảo dưỡng

Bước 7: Nghiệm thu vận hành không tải, có tải và hoàn thành đưa
thiết bị vào sử dụng.


CÔNG TY NHÔM LÂM ĐỒNG - TKV

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG,
SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HÒA

Mã hiệu: QTBDSC.34

Lần ban hành: 02
Số:
/QĐ-LDA
Ngày hiệu lực:29/03/2018
Trang: 15/34

2. Nội dung các bước thực hiện.
Bước 1: Chỉ huy trưởng căn cứ nội dung sửa chữa, bảo dưỡng phân
việc Bước 1: Chỉ huy trưởng căn cứ nội dung sửa chữa, bảo dưỡng phân
việc cụ thể đến các nhóm, cá nhân tham gia thực hiện công việc, ghi rõ
trong sổ nhật lệnh nội dung công việc, các nguy cơ mất an toàn và biện
pháp an toàn. Các cá nhân tham gia nhận lệnh sửa chữa hoặc nhận bàn giao
nội dung công việc sửa chữa bảo dưỡng từ ca trước. Sổ nhật lệnh phải đầy
đủ chữ ký xác nhận của chỉ huy trưởng, bộ phận giám sát kỹ thuật, giám sát
an toàn và các nhóm sửa chữa tham gia thực hiện công việc.
Bước 2: Kiểm tra kỹ hiện trường sửa chữa, công cụ dụng cụ và thiết
bị hỗ trợ phải đảm bảo đủ điều kiện kỹ thuật an toàn thì mới triển khai công
việc. Thực hiện hướng dẫn các biện pháp an toàn trong quá trình thi công.
Bước 3: Chỉ huy trưởng tổ chức lập phiếu công tác, thao tác theo quy
định để triển khai nội dung công việc cho nhóm, tổ sửa chữa.
Bước 4: Sau khi kiểm tra các điều kiện thi công đã đảm bảo thì triển
khai sửa chữa bảo dưỡng theo đúng quy trình, quy định và biện pháp kỹ
thuật thi công.
Bước 5: Sau khi hoàn thành công tác sửa chữa, bảo dưỡng, chỉ huy
trưởng chỉ đạo khóa phiếu thao tác và công tác theo quy định.
Bước 6:
Chạy thử thiết bị:
+ Chỉ huy trưởng chỉ đạo chính trong việc chạy thử thiết bị, có trách
nhiệm kiểm tra kỹ hiện trường phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện an toàn,
sau đó đưa ra mệnh lệnh nhất quán để vận hành thiết bị. Phải chắc chắn

không còn một ai và thiết bị nào cản trở việc khởi động thiết bị.
+ Nhân viên vận hành là người trực tiếp kiểm tra hiện trường thiết bị,
báo cáo đầy đủ điều kiện an toàn trước khi vận hành thiết bị. trước khi vận
hành phải thực hiện thao tác nhấn chuông cảnh báo, hoặc hô khẩu hiệu,
hiệu lệnh cảnh báo các cá nhân tại hiện trường và thực hiện theo đúng quy
trình vận hành thiết bị đã ban hành.
Bước 7: Sau khi hoàn thành chạy thử thiết bị không tải và có tải, căn
cứ các thông số kỹ thuật vận hành thực tế so sánh với các tiêu chuẩn kỹ
thuật hiện hành nếu đạt yêu cầu thì triển khai nghiệm thu thiết bị. Sau khi
kết thúc quá trình chạy thử thiết bị, kiểm tra tổng thể tất cả các thông số kỹ


CÔNG TY NHÔM LÂM ĐỒNG - TKV

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG,
SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HÒA

Mã hiệu: QTBDSC.34
Lần ban hành: 02
Số:
/QĐ-LDA
Ngày hiệu lực:29/03/2018
Trang: 16/34

thuật, điều kiện an toàn nếu đạt yêu cầu kỹ thuật thì nghiệm thu hoàn thành
đưa thiết bị vào sử dụng.
II.

Nội dung công việc sửa chữa bảo dưỡng.


1. Nội dung kiểm tra hàng ngày.
- Kiểm tra hiệu suất làm việc của máy.
- Kiểm tra hoạt động của Block và motor quạt dàn nóng.
- Kiểm tra hoạt động của quạt dàn lạnh.
2. Nội dung bảo dưỡng sửa chữa cấp 2000h.
a/ Nội dung công việc:
* Thực hiện các công việc kiểm tra hàng ngày và triển khai thực hiện
thêm các nội dung công việc cấp 2000 giờ:
- Kiểm tra áp suất hút và áp suất đẩy.
- Kiểm tra van và độ quá nhiệt của môi chất, sự tiếp xúc và tình trạng
cách nhiệt bầu cảm biến, ống mao.
+ Đối với dàn lạnh:
- Vệ sinh mặt nạ.
- Vệ sinh lưới lọc bụi.
- Vệ sinh máng nước ngưng (đường ống thoát nước đảm bảo kgoong
bị ứ đọng..).
- Kiểm tra hoạt động của quạt thổi.
+Đối với dàn nóng:
- Kiểm tra tình trạng làm việc của các bộ cảm biến nhiệt độ và các bộ
cảm biến áp suất.
- Đo cường độ dòng điện của motor và so sánh với tiêu chuẩn, đo độ
cách điện của máy nén.
- Kiểm tra các chế độ vận hành điều khiển giữa indoor-outdoor và kết
nối an toàn cho hệ thống .


CÔNG TY NHÔM LÂM ĐỒNG - TKV

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG,
SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HÒA


Mã hiệu: QTBDSC.34
Lần ban hành: 02
Số:
/QĐ-LDA
Ngày hiệu lực:29/03/2018
Trang: 17/34

- Kiểm tra và xử lý rung động trong quá trình vận hành, các vấn đề về
hệ thống gas áp suất, nhiệt độ.
+ Đối với hệ thống điện :
- Kiểm tra các MCB cấp điện nguồn cho thiết bị tại tủ điện của điều
hòa.
- Kiểm tra các thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ liên quan đến tiếp điểm
tiếp xúc và các đầu nối điện.
- Làm sạch bên trong tủ điện và các cầu đấu điện.
b/ Vật tư cần thiết:
Stt

Tên vật tư

Quy cách

Đvt

1

Giẻ lau

2


Giấy trà nhám

3

RP7

Chai

4

Băng keo cách điện

Cuộn

5

Cồn công nghiệp

Lít

6

Gas lạnh

Kg

SL

Kg

PT100

Tờ

* Khối lượng vật tư cấp tiểu tu phụ thuộc vào loại máy, dung lượng
,tình trạng hiện tại của máy điều hoà. Nếu hư hỏng ,thiếu thì mới bổ sung
thay thế.
* Danh mục vật tư, hạn mức cụ thể của từng thiết bị cấp bảo dưỡng áp
dụng theo bộ định mức của Công ty.
* Trong trường hợp do yêu cầu của sản xuất không thể dừng thiết bị
để thực hiện các cấp bảo dưỡng thì Phân xưởng Trạm mạng phải chủ động
xắp xếp và dồn hết các cấp bảo dưỡng vào đợt có thể dừng thiết bị như làm
sạch nhà máy, tiểu tu, trung tu, đại tu thiết bị (SCL), hoặc sự cố…


CÔNG TY NHÔM LÂM ĐỒNG - TKV

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG,
SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HÒA

Mã hiệu: QTBDSC.34
Lần ban hành: 02
Số:
/QĐ-LDA
Ngày hiệu lực:29/03/2018
Trang: 18/34

3. Nội dung bảo dưỡng sửa chữa cấp 4000h.
a/ Nội dung công việc:
* Thực hiện các công việc của cấp 2000 giờ và triển khai thực hiện

thêm các nội dung công việc cấp 4000 giờ:
+ Đối với dàn nóng:
- Kiểm tra và nạp gas bổ sung cho hệ thống. Máy điều hòa với gas
thường, mức đủ gas dao động từ 60psi – 80psi (hiển thị trên đồng hồ
đo gas). Với gas Inverter mức đủ gas khoảng 150psi. Riêng đối với gas
Inverter nếu thiếu gas thì bắt buộc phải xả hết gas cũ và hút chân
không, sau đó nạp lại thì điều hòa mới đảm bảo chất lượng.
- Kiểm tra, hiệu chỉnh nếu các khớp nối ống, băng cách siết lại bulong
các vị trí nối.
- Kiểm tra kết nối, đường truyền tín hiệu điều khiển giữa các outdoor
với outdoor, outdoor với indoor và indoor với indoor.
- Kiểm tra các chế độ vận hành điều khiển outdoor-outdoor.
- Vệ sinh dàn ngưng bằng thiết bị chuyên dùng.
+ Đốivới quạt thông gió:
- Kiểm tra cánh quạt xem có bị cong vênh…
- Kiểm tra các ổ bi, động cơ, tụ điện, các giá treo quạt.
- Kiểm tra áp suất trước và sau để đảm bảo bộ lọc không bị tắc.
b/ Vật tư cần thiết:
Stt

Tên vật tư

1

Giẻ lau

2

Giấy trà nhám


3

RP7

Quy cách

Đvt
Kg

PT100

Tờ
Chai

SL


CÔNG TY NHÔM LÂM ĐỒNG - TKV

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG,
SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HÒA

Mã hiệu: QTBDSC.34
Lần ban hành: 02
Số:
/QĐ-LDA
Ngày hiệu lực:29/03/2018
Trang: 19/34

5


Băng keo cách điện

Cuộn

6

Cồn công nghiệp

Lít

7

Gas lạnh

Kg

* Khối lượng vật tư cấp tiểu tu phụ thuộc vào loại máy, dung lượng
,tình trạng hiện tại của máy điều hoà. Nếu hư hỏng ,thiếu thì mới bổ sung
thay thế.
* Danh mục vật tư, hạn mức cụ thể của từng thiết bị cấp bảo dưỡng áp
dụng theo bộ định mức của Công ty.
* Trong trường hợp do yêu cầu của sản xuất không thể dừng thiết bị
để thực hiện các cấp bảo dưỡng thì Phân xưởng Trạm mạng phải chủ động
xắp xếp và dồn hết các cấp bảo dưỡng vào đợt có thể dừng thiết bị như làm
sạch nhà máy, tiểu tu, trung tu, đại tu thiết bị (SCL), hoặc sự cố…
4. Nội dung bảo dưỡng sửa chữa cấp 8000h.
a/ Nội dung công việc:
* Thực hiện các công việc của cấp 4000 giờ và triển khai thực hiện
thêm các nội dung công việc cấp 8000 giờ:

- Giải thể, bảo dưỡng, nạp gas, vệ sinh toàn bộ hệ thống từ dàn lạnh,
dàn nóng, đường ống,thiết bị điện..

b/ Vật tư cần thiết:
Stt

Tên vật tư

Quy cách

Đvt

1

Giẻ lau

Kg

2

Giấy trà nhám

3

RP7

Chai

5


Băng keo cách điện

Cuộn

6

Cồn công nghiệp

PT100

Tờ

Lít

SL


CÔNG TY NHÔM LÂM ĐỒNG - TKV

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG,
SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HÒA

7

Mã hiệu: QTBDSC.34
Lần ban hành: 02
Số:
/QĐ-LDA
Ngày hiệu lực:29/03/2018
Trang: 20/34


Gas lạnh

Kg

* Khối lượng vật tư cấp tiểu tu phụ thuộc vào loại máy, dung lượng
,tình trạng hiện tại của máy điều hoà. Nếu hư hỏng ,thiếu thì mới bổ sung
thay thế.
* Danh mục vật tư, hạn mức cụ thể của từng thiết bị cấp bảo dưỡng áp
dụng theo bộ định mức của Công ty.
* Trong trường hợp do yêu cầu của sản xuất không thể dừng thiết bị
để thực hiện các cấp bảo dưỡng thì Phân xưởng Trạm mạng phải chủ động
xắp xếp và dồn hết các cấp bảo dưỡng vào đợt có thể dừng thiết bị như làm
sạch nhà máy, tiểu tu, trung tu, đại tu thiết bị (SCL), hoặc sự cố…
5. Nội dung sửa chữa thường xuyên, phát sinh.
a. Đối với dàn lạnh
- Tháo

mặt nạ, lưới lọc bụi, tháo máng nước, tháo motor quạt thổi sau đó
xịt rửa bằng xà bông.
- Thao

tác cột buộc bao bảo trì sao cho chắc chắn, dùng khăn khô hoặc
bao nylon để che mạch điện tử .
- Tiến

hành xịt dàn lạnh, không được xịt để nước bắn vào board mạch
điện tử, chỉnh áp lực máy bơm vừa phải, tránh trường hợp làm xếp những
lá nhôm tản nhiệt khi áp lực nước quá mạnh và nước bắn ra ngoài.
- Xịt


quạt lồng sóc dàn lạnh. Lưu ý: đối với những quạt sử dụng nguồn
điện xung thì nên rút nguồn của quạt hoặc dùng tuốc nơ vít ghìm lại không
cho cánh quạt quay tránh để hư quạt.
- Thông

ống thoát nước bằng máy bơm áp lực, phải bảo đảm đường ống
thật sự thông thoát.
- Kiểm

tra bảo dưỡng các thiết bị đo lường và điều khiển.

Sau khi hoàn tất những bước trên thì tiến hành lắp lại những phần đã
tháo gỡ, chỉnh lại cánh quạt thổi cho đúng hướng, dùng khăn lau cho sạch
và khô nước. Kiểm tra lại quạt chạy có ồn không? Hay gắn lại những phần
đã tháo gỡ đúng và đủ chưa → Hoàn thành dàn lạnh.


CÔNG TY NHÔM LÂM ĐỒNG - TKV

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG,
SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HÒA

Mã hiệu: QTBDSC.34
Lần ban hành: 02
Số:
/QĐ-LDA
Ngày hiệu lực:29/03/2018
Trang: 21/34


b. Đối với dàn nóng
Tháo gỡ vỏ máy, dùng máy bơm áp lực xịt rửa dàn ngưng tụ, cánh
quạt, xịt tia nước theo phương chiều dọc của dàn ngưng tụ (hoặc bằng hóa
chất chuyên dùng khi cần thiết). Lưu ý:


- Khi xịt dàn không được để làm xếp những lá nhôm tản nhiệt.
- Không được xịt hoặc để nước bắn vào motor quạt, những mối nối
dây điện (domino), khởi động từ, tụ điện, mạch điện tử (nếu có), gắn lại vỏ
máy hoàn tất việc bảo trì.
Sau khi hoàn tất các công việc trên ta cho máy chạy, kiểm tra việc
thoát nước và các thông số kỹ thuật, sau đó bàn giao máy.
c. Bảo dưỡng máy nén
- Kiểm tra độ kín và tình trạng của các van xả, van hút máy nén.
- Kiểm tra bên trong máy nén, tình trạng dầu các chi tiết máy có bị
hoen rỉ, lau chùi các chi tiết. Trong các kì bảo dưỡng cần phải tháo các chi
tiết, lau chùi và thay đồ mới.
- Thử tác động của các thiết bị điều khiển HP, OP, WP, LP và bộ phận
cấp dầu.
- Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén.
- Kiểm tra hệ thống nước giải nhiệt.
C. Các biện pháp an toàn khi tiến hành sửa chữa bảo dưỡng.
1. Các nguy cơ mất an toàn khi sửa chữa bảo dưỡng Máy điều
hòa.
- Nguy cơ bị điện giật, cảm ứng điện khi kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa
các cấp;
- Nguy cơ điện giật do bị rò điện;
- Nguy cơ mất an toàn khi sử dụng pa lăng xích không đúng tải trọng,
sai quy trình vận hành;
- Nguy cơ té ngã do trơn trượt và làm việc trên cao;

- Nguy cơ NGUY HIỂM khi đang sửa chữa điện có người đóng điện;


CÔNG TY NHÔM LÂM ĐỒNG - TKV

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG,
SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HÒA

Mã hiệu: QTBDSC.34
Lần ban hành: 02
Số:
/QĐ-LDA
Ngày hiệu lực:29/03/2018
Trang: 22/34

- Nguy cơ phối hợp không đúng quy trình thao tác cấp và cắt điện.
2. Biện pháp an toàn.
2.1. Biện pháp an toàn chung.
Ngoài thực hiện đúng và đầy đủ các quy định trong chương II của quy
trình này còn thực hiện các công việc như sau:
1. Những người làm công việc vận hành, sửa chữa các thiết bị điện có
điện áp dưới 1000V phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn điện phù hợp
với thiết bị, quy trình, công nghệ được trang bị và có đủ điều kiện về sức
khoẻ..
2. Phải sử dụng đúng và đầy đủ các trang bị an toàn và Bảo hộ lao
động phù hợp với công việc được giao;
3. Trong quá trình làm việc, dụng cụ, vật liệu, thiết bị,…làm việc phải
để gọn gàng và tránh gây thương tích cho mọi người;
5. Nghiêm cấm tiến hành các công việc sửa chữa các thiết bị điện khi
không có các dụng cụ, thiết bị bảo đảm an toàn;

6. Khi sửa chữa hay đấu lắp điện phải có ít nhất 2 người phối hợp thực
hiện;
7. Khi tiến hành công việc trên động cơ điện mà không tháo dỡ động
cơ ra khỏi mạch điện thì phải khóa cơ cấu truyền động cấp điện cho động
cơ, khóa nguồn điều khiển động cơ và treo biển báo để tránh đóng nhầm
điện trở lại;
8. Khi làm việc trên cao phải sử dụng dây đeo an toàn. Dây đeo an
toàn phải neo vào vị trí cố định, chắc chắn;
9. Khi sử dụng vật liệu, dụng cụ ở trên cao và khi đưa vật liệu dụng cụ
lên xuống, người thực hiện phải có biện pháp thích hợp để không làm rơi
vật liệu, dụng cụ đó;
10. Trong cùng công việc thi công có nhiều đơn vị công tác thì các
bên phải phối hợp an toàn chung không ảnh hưởng đến đơn vị bạn và hỗ trợ
nhau đảm bảo an toàn;


CÔNG TY NHÔM LÂM ĐỒNG - TKV

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG,
SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HÒA

Mã hiệu: QTBDSC.34
Lần ban hành: 02
Số:
/QĐ-LDA
Ngày hiệu lực:29/03/2018
Trang: 23/34

11. Phân công rõ nhiệm vụ cho từng người trong nhóm công tác và
không được phép làm các việc khác ngoài công việc được phân công, phải

tuân thủ theo quy tắc hiện trường;
12. Nếu tại vùng làm việc hoặc gần vùng làm việc có chất dễ cháy,
nổ như xăng, dầu, khí gas, Hydro, Axetylen thì phải có các biện pháp
phòng chống cháy nổ phù hợp.
13. Phải thực hiện phóng điện dư và đặt nối đất trước khi làm việc,
khi phóng điện tích dư phải tiến hành ở trạng thái như đang vận hành và sử
dụng các trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động;
14. Hệ thống hàn điện phải đảm bảo có tiếp địa, dây không hở,
không lấy thiết bị làm dây mát mà phải có dây mát riêng, không đánh lửa
vào thiết bị công trình;
15. Khi tháo nối đất, tháo dây nối với dây pha trước sau đó mới tháo
dây nối với dây trung tính.
2.2. An toàn khi làm việc trên cao.
- Tất cả các vị trí làm việc cao hơn 2 mét so với mặt đất/hoặc sàn
thao tác cố định có lan can an toàn được gọi là làm việc trên cao.
- Tất cả vị trí thao tác trên cao phải được lắp đặt dàn giáo, sạp giáo
đảm bảo an toàn mới được phép thi công.
- Bắt buộc phải có thang đủ cứng vững để trèo lên các vị trí trong
quá trình thi công.
- Công nhân làm việc trên cao phải có trang bị bảo hộ lao động gọn
gàng (quần áo bảo hộ, mũ cứng có quai, giầy bảo hộ lao động )
- Khi làm việc trên cao bắt buộc phải đeo dây an toàn. Trong quá
trình thi công dây an toàn của người lao động phải được móc vào vị trí cao
hơn hoặc bằng 2/3 chiều cao của người và sao cho khi thao tác được thuận
tiện; vị trí mắc mắc dây an toàn phải mắc vào vị trí đảm bảo chắc chắn.
- Những máy móc, dụng cụ phục vụ cho việc thi công ở trên cao
phải được để cẩn thận, gọn gàng tránh làm rơi xuống dưới.
- Tuyệt đối không được ném vật tư, dụng cụ từ dưới lên hoặc từ trên
xuống.



CÔNG TY NHÔM LÂM ĐỒNG - TKV

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG,
SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HÒA

Mã hiệu: QTBDSC.34
Lần ban hành: 02
Số:
/QĐ-LDA
Ngày hiệu lực:29/03/2018
Trang: 24/34

- Xung quanh vị trí phía dưới trong vùng bán kính 5 mét của khu vực
có người làm việc trên cao phải căng dây an toàn, có biển báo, biển cấm
người, phương tiện qua lại.
- Khi cần di chuyển trên sàn thao tác có độ cao trên 2m phải căng
dây cáp hoặc dây thừng để mắc dây an toàn.
2.3. An toàn trong quá trình cẩu kéo, nâng hạ.
- Công nhân vận hành xe cẩu phải có giấy phép, bằng cấp chuyên
môn phù hợp với thiết bị vận hành.
- Xe cẩu phải có đầy đủ giấy tờ, thời hạn kiểm định an toàn phù hợp
còn hiệu lực…
- Người phụ trách việc cẩu kéo, móc cáp phải am hiểu về cẩu kéo,
móc cáp.
- Phải có người làm công tác xi nhan cẩu và người vận hành thiết bị
nâng. Người xi nhan, vận hành phải mặc áo phản quang. Chỉ được phép có
1 và duy nhất 1 người làm xi nhan cẩu và có phân công rõ ràng ai làm việc
này.
- Nghiêm cấm không được đứng, đi lại phía dưới tầm cẩu đang hoạt

động hay đứng trên vật đang được cẩu kéo.
2.4. Khi sử dụng thiết bị cầm tay.
Các thiết bị điện cầm tay như: máy mài, máy doa, máy khoan, máy
bắt vít …
- Trước khi cắm điện sử dụng cần kiểm tra vỏ máy về khả năng cách
điện để tránh bị điện giật.
- Khi tháo lắp, thay đá, thay mũi doa, mũi khoan cần phải ngắt máy
khỏi nguồn điện.
- Khi vận hành máy người sử dụng bắt buộc phải đeo kính bảo hộ
hoặc mạng bảo hộ để tránh bị hạt mài và bụi mài bay vào mắt.
- Cần kiểm tra cẩn thận đá mài, mũi doa, mũi khoan trước khi sử dụng
để tránh bị đá vỡ bay vào người và thiết bị lân cận.


CÔNG TY NHÔM LÂM ĐỒNG - TKV

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG,
SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HÒA

Mã hiệu: QTBDSC.34
Lần ban hành: 02
Số:
/QĐ-LDA
Ngày hiệu lực:29/03/2018
Trang: 25/34

- Khi sử dụng máy tại gần những vị trí nhạy cảm như xăng dầu, dường
dây điện, các thiết bị cơ khí chính xác khác cần phải che chắn cẩn thận để
tia lửa mài, hạt bụi mài không bắn vào gây hư hại thiết bị và gây cháy nổ.
- Khi sử dụng những dụng cụ cầm tay: việc sử dụng các dụng cụ cầm

tay như clê, mỏ lết, búa, đục… phải chú ý đến việc tin cậy của chúng.
- Clê, mỏ lết phải đúng kích cỡ với bulông, ê-cu cần vặn chặt để tránh
bị trượt khi vặn.
- Khi sử dụng những dụng cụ cầm tay để làm việc trên cao, phải có
hộp đựng để tránh rơi vãi xuống phía dưới.
- Trước khi sửa chữa kiểm tra xem thiết bị có mang điện không, đảm
bảo đã cách ly nguồn điện;
- Thao tác sửa chữa dưới gầm máy phải luôn chú ý phía trên đầu đề
phòng bị va quệt, phải đội mũ bảo hộ theo quy định đồng thời phải chú ý né
tránh các trở ngại vật khi di chuyển;
- Nâng nhấc hoặc di dời vật tư thiết bị thì không được phép di chuyển
vật nâng qua đầu người, khi điều chỉnh để hạ vật thì phải thận trọng không
để kẹp tay hay chân. Cẩn thận khi tiếp cận với rulo và con lăn của băng tải.
D. Những hư hỏng thông thường và biện pháp khắc phục.
1. Máy bị thiếu gas, hết gas.
Trong trường hợp bị rò rỉ, xì trên đường ống, tại các van, các chỗ đấu nối
ống bằng rắc-co…hay trong quá trình lắp mới người lắp đặt không kiểm tra
và nạp đủ gas.
Khi máy bị thiếu gas hoặc hết gas sẽ có một số hiện tượng sau :
- Nếu bị xì hết gas máy không lạnh. Nếu bị thiếu gas máy kém lạnh.
- Có hiện tượng bám tuyết ngay van ống nhỏ của dàn nóng.
- Dòng điện hoạt động thấp hơn dòng định mức ghi trên máy.
- Áp suất gas hút về máy nén thấp hơn áp làm việc bình thường (bình
thường từ 65-75psi). Áp suất phía cao áp cũng thấp hơn bình thường.
- Trong một số máy ĐHKK, khi bị thiếu gas board điều khiển sẽ tự
động tắt máy sau khoảng 5-10 phút và báo lỗi trên dàn lạnh.


×