Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Tài liệu môn luật so sánh TỔNG HỢP 16 CHỦ ĐỀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.09 KB, 77 trang )

1. Những điểm tương đồng của bộ luật dân sự pháp và đức

So sánh điểm tương đồng của 2 Bộ luật
2.1. Thuộc dòng họ pháp luât Civil Law
-Có thể thấy, điểm tương đồng đầu tiên dễ nhận thấy của hai bộ luật dân sự
Napoleon của Pháp và Bộ luật Dân sự Đức đó là chúng cùng thuộc hệ thống pháp luật
của dòng họ Civil Law (hay còn được gọi là hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa).
-Đây là hệ thống pháp luật lớn nhất thế giới, tổn tại ở các quốc gia như: Pháo, Đức,
Tây Ban Nha, Italia, Bỉ, phần lớn các nước Châu Phi và hầu hết các nước Mỹ Latinh, 1
số nước phương Đông như Nhật Bản,...
- nền tảng của chúng chính là Luật La Mã. Luật Dân sự của Pháp và Đức được hình
thành dựa trên cơ sở tập quán địa phương và Luật La Mã. Đây cũng là cơ sở để lý giải
cho những nét tương đồng giữa hai Bộ luật này.
2.2. Tính ổn định, khả năng tồn tại và có hiệu lực lâu dài của hai Bộ luật
Mặc dù cả hai Bộ luật Dân sự của Pháp (1804), Đức (1896) đều được biên soạn từ
rất lâu nhưng chúng ta đều phải thừa nhận tính ổn định, khả năng tồn tại và hiệu lực
của chúng là rất bền bỉ với thời gian. Bằng chứng là:
+Cho đến nay, BLDS Napoleon đã tồn tại được hơn 2 thế kỷ. Trong khoảng thời
gian đó, đã có biết bao nhiêu sự kiện lịch sử, xã hội đã xảy ra làm thay đổi mọi mặt của
cuộc sống. BLDS Pháp không ngừng sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Thế nhưng, trong
số 2283 điều của Bộ luật năm 1804 vẫn còn nguyên vẹn trên 1100 điều. Vì vậy, Bộ luật
ngày được ca ngợi là “Giáo đường của Pháp Luật” hay “Hiến pháp Dân sự” của nước
Cộng Hòa Pháp.
+BLDS Đức cũng tồn tại hơn 1oo năm nhưng cho đến nay, Bộ luật này vẫn luôn
được coi là có sức ảnh hưởng rộng rãi đối với việc xây dựng luật hiện đại trên thế giới
trong đó có Việt Nam. “Đây là bộ luật tốt nhất trên thế giới mà từ trước đến nay chưa
hề có”
Đó là bằng chứng để cho thấy tính ổn định, khả năng tồn tại và hiệu lực lâu dài của
cả 2 Bộ luật này.
2.3. Cả hai Bộ luật đều đề cao quyền tự do của con người
-Cả hai Bộ luật đều được hình thành dựa trên chủ nghĩa tự do cá nhân, bảo vệ quyền


sở hữu tư nhân và tự do giao kết hợp đồng. Có thể nói, đây là một điểm tiến bộ của cả
hai bộ luật này, nó được kế thừa từ nhiều trường phái trong đó rõ nét nhất là trường
phái pháp luật tự nhiên.
-Trong các Bộ luật, các quyền tự do của con người đều được đề cao và quy định một
cách rõ ràng. Cụ thể:
+Điều 1123 BLDS Pháp nêu rõ “Mọi chủ thể đều có quyền giao kết hợp đồng nếu
không bị pháp luật coi là người không có năng lực giao kết hợp đồng”.
+Điều 7 BLDS Đức quy định “1. Mọi công dân được định cư vĩnh viễn ở một nơi
mà người đó đã thiết lập cư trú của mình ở chính nơi đó. 2.Một người có thể cư trú ở
nhiều nơi cùng một lúc”.
-Như vậy, cả hai bộ luật đều đề cao những quyền cơ bản của con người, dựa trên chủ
1


nghĩa tự do cá nhân, bảo vệ quyền công dân, quyền con người.
2.4. Cả hai Bộ luật đều có tầm ảnh hưởng lớn đối ới nhiều nước trên thế giới
-Cả hai bộ luật dân sự của Pháp và Đức đều có sức ảnh hưởng rất lớn tới các nước
trên thế giới, một số nước đã lấy hai BLDS này làm khuôn mẫu để học hỏi, áp dụng
vào BLDS nước mình như:
+ BLDS Pháp đã được tiếp nhận ở Bỉ, Hà Lan, Ba Lan, Italia.
+BLDS Đức được các nước Brazil, Hy Lạp tiếp thu, học hỏi.
-Bộ luật Dân sự Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng từ hai Bộ luật này. Ví dụ như:

-Đều thuộc
hệ thống
civil law.
-Mang tính
ổn định,
tồn tai lâu
đời

-Xuất phát
từ các
quyền tự
do của
cong dân,
công nhận
các quyền
sở hữu tư,
quyền giao
kết hợp
đồng trên
cơ sở free
cá nhân,
quyền công
dân, quyền
con người.
-Ảnh
hưởng rộng
rãi.

BLDS VIỆT NAM 2015
Điều 250: “Chủ sở hữu nhà, công
trình xây dựng khác phải lắp đặt
đường ống dẫn nước sao cho
nước mưa từ mái nhà công trình
xây dựng của mình không được
chảy xuống bất động sản của chủ
sở hữu bất động sản liền kể.”

BLDS ĐƯỢC TIẾP NHẬN

BLDS Pháp 1804
Điểu 681” “Chủ sở hữu bất động
sản phải lắp đặt mái nhà sao cho
nước mưa chảy vào đất nhà mình
hoặc đường công cộng, không
được để nức mưa chảy vào đất
của bên hàng xóm.”

BLDS Đức 1896
Điều 836: Trách nhiệm của chủ
Điều 605: “Chủ sở hữu, người
chiếm hữu, người được giao quản sở hữu một lô đất: “Nếu một
người bị giết hoặc nếu cơ thể
lý, sử dụng nhà cửa, công trình
hoặc sức khỏe của con người bị
xây dựng khác phải bồi thường
thương, hoặc một vật bị hư hại
thiệt hại do nhà cửa, công trình
do sự sụp đổ của một tòa nhà
xây dựng khác đó gây thiệt hại
hoặc bất kỳ cấu trúc nào khác gắn
cho người khác. Khi người thi
công có lỗi trong việc để nhà cửa, liền với một mảnh đất hoặc bởi
công trình xây dựng khác gây thiệt các bộ phận của tòa nhà hoặc cấu
hại thì phải liên đới bồi thường.” trúc bị phá vỡ, sau đó người
chiếm hữu lô đất có trách nhiệm
bồi thường thiệt hại cho người bị
thiệt hại do việc này, đến mức
sụp đổ hoặc cắt đứt là hậu quả
2. Những

của việc xây dựng bị lỗi hoặc bảo
điểm khác
trì không đầy đủ. Trách nhiệm
biệt của bộ
luật dân sự
trong các thiệt hại không được áp
dụng nếu người chiếm hữu đã
quan sát chăm sóc hợp lý cho
mục đích tránh nguy hiểm.”

2


pháp và đức

1. Hoàn cảnh ra đời
* Bộ luật dân sự Pháp
Bộ luật dân sự Pháp còn gọi là Bộ luật Napoléon là bộ luật về dân sự được kiến
lập bởi Napoléon Bonaparte vào năm 1804.
Các phác thảo đầu tiên cho một bộ luật dân sự đã được tiến hành ngay từ trong
những năm 1793 đến 1797 của cuộc Cách mạng Pháp. Năm 1800 Napoléon chỉ định
ủy ban bốn người dưới sự lãnh đạo của Jean-Jacques Régis de Cambacérès để tạo
thống nhất trong luật pháp. Mục đích của ủy ban là tạo ra một gạch nối giữa Luật La
Mã và Luật cách mạng. Tư tưởng của cuộc Cách mạng Pháp thể hiện trước tiên là
trong nguyên tắc tất cả đều bình đẳng trước pháp luật, bảo vệ sự tự do của cá nhân và
của sở hữu cũng như là chia cắt nghiêm ngặt giữa nhà thờ và quốc gia.
Bộ luật dân sự Pháp 1804 là công trình pháp lý đồ sộ duy nhất ra đời trong
triều đại Napoléon, có vị trí độc tôn, trung tâm trong hệ thống pháp luật của Pháp và
ngay cả trong nền văn hóa nói chung của Pháp. Sự ra đời của bộ luật chính là sự
chuyển hóa thành thực mong ước của người Pháp trong nhiều thế hệ và qua nhiều thế

kỉ.
* Bộ luật dân sự Đức
Bộ luật dân sự Đức được ban hành năm 1896 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1900,
gồm có 2385 Điều và đã trải qua 2 lần sửa đổi quan trọng ( năm 1877 và năm 2002).
Bộ luật này được xây dựng chủ yếu trên sự tiếp thu của Luật La Mã.
→ Thời gian ra đời của BLDS Napoleon của Pháp (1804) được ra đời sớm hơn
so với BLDS Đức (1896). Ra đời sau gần 100 năm nên BLDS Đức có sự phát triển một
cách chuẩn mực hoàn thiện hơn so với BLDS Napoleon Pháp.

2. Người biên soạn
- BLDS Pháp 1804: do các nhà luật gia giàu kinh nghiệm thực tiễn biên soạn
(Bigot-Pre’ameneu, Maleville, Portalis, Tronchet).
- BLDS Đức 1896: do các nhà giáo sự Đại học biên soạn (bộ luật này được coi
là bộ luật của các giáo sư).
3. Chính sự khác biệt về người biên soạn nên cũng có sự khác biệt về phong cách
sử dụng ngôn ngữ:
- Với BLDS Napoleon Pháp do các nhà làm luật có nhiều kinh nghiệm thực tiễn
đối với đời sống nên ngôn từ được sử dụng trong luật có ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu đối
với tất cả mọi người.
VD: Điều 955 BLDS Pháp đã đề nêu ra một cách chi tiết về:
“Việc tặng cho chỉ bị hủy bỏ vì lý do vô ơn trong những trường hợp sau:
+ Người được tặng cho đã xâm hại tính mạng của người tặng cho.
+ Người được tặng cho bị kết án về hành vi ngược đãi hoặc xúc phạm người
tặng cho.
3


+ Người được tặng cho từ chối cấp dưỡng người tặng cho.
- BLDS Đức do các giáo sư Đại học biên soạn lại có những thuật ngữ dù rất
chính xác nhưng gây khó hiểu, có phần trừu tượng cho những người không được đào

tạo chuyên ngành luật, các câu trong bộ luật thường dài phức tạp và diễn đạt theo lối
văn phong bác học.
VD: Điều 778 BLDS Đức có viết “Tín dụng ủy nhiệm: Một người chỉ thị cho
người khác cấp cho bên thứ ba là hỗ trợ vốn vay hoặc tài trợ vốn của chính mình tên và
cho tài khoản của mình chịu trách nhiệm là người bảo lãnh để ủy quyền cho các nghĩa
vụ của bên thứ ba phát sinh từ các khoản vay hoặc hỗ trợ cho tài chính.”

4. Cấu trúc
* Bộ luật dân sự Pháp
Quyển 1: Quyền con người
Quyển 2: Quyền tài sản và sở hữu tài sản
Thiên mở đầu

Quyển 3: Xác lập sở hữu tài sản

Gồm 2283 điều, chia thành Thiên mở đầu (Titre Préliminaire) và 3 quyển
(Livre). Thiên mở đầu (Titre Préliminaire) từ điều 1 tới điều 6, được gọi là: “De la
publication, des effets et de I’application des lois en général” (công bố luật, hiệu lực
của luật và áp dụng luật). 6 điều luật này chứa những nguyên tắc cơ bản, cơ sở nhất
cho những điều luật về sau.
03 quyển luật chia thành các Thiên (Titre), các Thiên chia thành các Chương
(Chapitre), các Chương được chia nhỏ thành các phần bao gồm nhiều Điều (Article):
- Quyển 1 (điều 7 đến điều 515): Về quyền con người (Des personnes).
- Quyển 2 (điều 516 đến điều 710): Về tài sản và những thay đổi về quyền sở
hữu (Des biens et différentes modifications de la propriété).
- Quyển 3 (điều 711 đến điều 2281): Về các phương thức xác lập quyền sở hữu
(Des différentes mannières dont on acquiert la propriété).
So sánh với bộ luật dân sự Pháp, bộ luật dân sự Đức có cấu trúc chặt chẽ, hợp lí,
hiện đại hơn.
1 quyển phần chung


4 quyên phần riêng

Bộ luật dân sự Đức gồm 2400 đoạn, được sắp xếp thành 5 phần gọi là các
Quyển. Đi kèm với bộ luật dân sự Đức là đạo luật áp dụng quy định chủ yếu về tư
pháp quốc tế. Bộ luật dân sự Đức được chia ra làm các phần chung và phần riêng. Phần
chung được chia một quyển thứ nhất (General part) nhằm điều chỉnh những vấn đề
chung giải quyết các vấn đề lý luận cơ bản làm tiền đề cho các phần còn lại, tránh sự
trùng lặp không cần thiết.
- Quyển 2: Luật nghĩa vụ (Law of obligation)
Chế định luật nghĩa vụ trong bộ luật dân sự Đức bao gồm: Luật hợp đồng (Law
of contract) và Trách nhiệm pháp lí ngoài hợp đồng (Tort).
4


Ta thấy công tác giảng dạy ở Anh và Mỹ đều chú trọng đến giải quyết các tình
huống cụ thể, nhưng người Mỹ chú ý đến các tình huống thực tiễn hơn. Phương pháp
đào tạo khác nhau do yêu cầu đào tạo khác nhau, trong khi ở Anh chỉ yêu cầu hiểu
biết về luật ở bậc đại học thì người Mỹ lại yêu cầu cao hơn là phải đủ kĩ năng để giải
quyết vụ việc thực tế, phù hợp với xã hội đa dạng, phức tạp và luôn thay đổi.
- Kết thúc đào tạo
Tại Anh, sau khi có bằng cử nhân luật, tốt nghiệp sinh viên có thể quyết định trở
thành luật sư tranh tụng, luật sư tư vấn. Tùy thuộc vào quyết định của mình, tốt
nghiệp sinh viên sẽ phải theo học những khóa học khác nhau để hành nghề luật.
Tại Mỹ, kết thúc khóa học luật sinh viên còn phải lấy bằng Jurist Doctor. Sau
khi có bằng JD sinh viên muốn hành nghề luật sư thì cần phải vượt qua kì thi do
Đoàn luật sư của một bang nào đó tổ chức và đánh giá.
- Đào tạo nghề luật
Tại Anh, đào tạo nghề luật có sự tách biệt hoàn toàn với giai đoạn đào tạo cử
nhân cả về thời gian, chương trình, học liệu... Do có quy trình đào tạo khác nhau nên

ở Anh hình thành 3 nghề luật: Luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng và đào tạo thẩm
phán tuy nhiên có sự phân biệt giữa 2 loại luật sư trên.
Ở Mỹ do không chia thành luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng nên khi đào tạo
luật cũng không có sự phân chia, tất cả đều được đào tạo chung tại trường đại học.

2 Nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt
Đào tạo luật ở Anh và Mỹ có nét tương đồng nhau bởi vì
- Pháp luật của Anh và Mỹ đều cùng thuộc dòng họ Common law án lệ là nguồn
luật chủ yếu của pháp luật. Tuy nhiên xét về tổng thể thì vai trò của án lệ ở mỗi quốc
56


gia lại có sự khác nhau.
- Quy trình tuyển chọn đầu vào ở các cơ sở đào tạo luật ở Anh và Mỹ đều rất
khắt khe do yêu cầu về nghề luật ở 2 quốc gia này rất cao bởi nghề luật là một nghề
danh giá trong xã hội đòi hỏi người theo nghề luật phải có nhiều trí tuệ và khả năng.
Đào tạo luật ở Anh và Mỹ có sự khác biệt bởi vì
-Lịch sử lập hiến: Nước Anh là nước khởi nguồn của văn hóa án lệ. Án lệ có lịch
sử phát triển lâu dài và chiếm vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật Anh. Nước
Mỹ ra đời là sự liên hiệp của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Người Anh đã mang hệ
thống pháp luật của nước mình đến với các thuộc địa này. Mặc dù có nguồn gốc từ hệ
thống pháp luật Anh nhưng từ sau năm 1776, khi Mỹ tuyên bố độc lập, pháp luật Anh
Mỹ đã trở thành 2 hệ thống pháp luật độc lập và phát triển theo những khuynh hướng
khác nhau, kéo theo sự khác biệt nhất định trong hệ thống pháp luật của quốc gia kể
cả đào tạo luật và nghề luật.
- Đòi hỏi của xã hội đối với nghề luật và nhu cầu đào tạo luật ở mỗi quốc gia là
không giống nhau. Trong khi ở Anh chỉ yêu cầu hiểu biết về luật ở bậc đại học thì
người Mỹ lại yêu cầu cao hơn là phải đủ kĩ năng để giải quyết vụ việc thực tế, phù
hợp với xã hội đa dạng, phức tạp và luôn thay đổi.
- Đặc điểm kinh tế, chính trị xã hội ở mỗi quốc gia cũng có sự khác biệt.

- Hình thức cấu trúc nhà nước: Anh là nhà nước đơn nhất, Mỹ là nhà nước được
tổ chức theo mô hình liên bang

14

SO SÁNH ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT Ở ANH VÀ MỸ

I. Khái quát chung:
Anh và Mỹ đều là hai quốc gia thuộc dòng họ Common Law và có hệ thống
đào tạo nghề luật hàng đầu thế giới, vì vậy sẽ có những điểm tương đồng nhất định
trong quá trình đào tạo.
Tuy nhiên vốn là quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo với văn hóa đa dạng, lãnh thổ
rộng lớn và sự thay đổi nhanh chóng về xã hội, kinh tế nên hệ thống pháp luật Mỹ có
điểm khác biệt nhất định với hệ thống pháp luật Anh. Vì vậy quá trình đào tạo về luật
của ở mỗi nước cụ thể là đào tạo nghề luật sẽ có những cách thức riêng để phù hợp
với quốc gia của mình.
57


II. So sánh:
1. Giống nhau:
Thứ nhất, cả Anh và Mỹ đều có chương trình đào tạo sau đại học cho sinh viên.
Ở Anh là đào tạo nghề luật, ở Mỹ là đào tạo luật nói chung (kết hợp đào tạo cử nhân
vs đào tạo nghề ). Tiêu chuẩn đào tạo và đầu vào của cả hai nước đều rất khắt khe.
Thứ hai, điều kiện để có thể được đào tạo nghề luật. Đó là học viên phải có bằng
cử nhân đại học. Sau đó mới được đào tạo về nghề luật chuyên sâu.
Thứ ba, đào tạo nghề luật ở Anh và Mỹ chủ yếu đào tạo luật sư tranh tụng, thẩm
phán, …
Thứ tư,
2. Khác nhau:

. Đào tạo nghề luật ở Anh:
Đào tạo nghề luật ở Anh tiếp nhận cả người có bằng cử nhân luật và cả người
không có bằng cử nhân luật nhưng có một bằng đại học khác (1). Tuy nhiên những
người không có bằng cử nhân luật chỉ có thể học nghề sau khi được tham dự khoá học
kéo dài 1 năm để vượt qua kì thi sát hạch nghề nghiệp phổ thông (Common
Profesional Examination, gọi tắt là CPE) hoặc học để lấy bằng diplom về luật(2).
Khác với nhiều hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Common Law là chỉ có một
nghề luật sư, ví dụ như ở Mỹ và Úc. Trong khi đó ở Vương quốc Anh, nghề luật sư
được phân thành hai nhánh: luật sư tư vấn (Solicitors) và luật sư tranh tụng
(Barrister). Vậy nên có sự khác biệt ở cách thức đào tạo nghề dành cho từng loại luật
sư.
* Đào tạo luật sư tư vấn (Solicitors):
Việc đào tạo luật sư tư vấn được đảm nhiệm bởi một số cơ sở đào tạo được
Hội luật gia chấp thuận. Hội luật gia có quyền giám sát, tổ chức các khoá học và có
quyền đưa ra ý kiến để giúp các cơ sở đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Đối với người có bằng cử nhân luật:
Sau khi có bằng cử nhân luật, các cử nhân có thể tham dự khoá học thực hành
luật (legal practice course) kéo dài một năm ở một cơ sở đào tạo được cấp phép.
Khoá học này sẽ là cầu nối giữa kiến thức mà họ được học ở trường đại học và pháp
luật trong thực tiễn mà họ phải áp dụng trong quá trình hành nghề. Nói cách khác,
khoá học này tập trung vào việc dạy học viên về kĩ năng hành nghề luật sư.
Sau khi hoàn thành khoá học thực hành luật, học viên phải cam kết thực tập hai
năm tại một công ty của một luật sư tư vấn. Khi thời gian học nghề kết thúc, lúc này
Toà án tối cao ở England và xứ Wales mới thừa nhận đủ tư cách một luật sư tư vấn
của học viên. Trong thời hạn hợp đồng thực tập, các học viên phải tham dự khoá dạy



58



nghề dưới dạng lớp đào tạo kĩ năng nghề nghiệp, để học một số môn mà Hội luật gia
cho rằng cần phải học cho tới khi học viên có đủ kinh nghiệm tối thiểu để làm việc
trong công ty luật.

Tốt nghiệp đại
họcCó bằng cử
nhân

-Khóa học thực tập
luật (1 năm) tại cơ sở
đào tạo của hội luật
gia.
-Học kĩ năng hành
nghề luật sư

-Thực tập tại cty của
một luật sư tư vấn
trong hai năm
-Tham gia khóa dạy
nghề, học các môn
cần thiết để có kinh
nghiệm tối thiểu.

Tòa án tối cao
(England or
Wales) thừa
nhận tư cách luật
sư tư vấn


- Đối với người có bằng cử nhân thuộc các lĩnh vực khác:
Những người này cũng có thể tham dự khoá học thực hành luật với điều kiện
họ phải có bằng diplom về luật. Đây là tấm bằng chứng tỏ họ đã qua kì thi CPE. Khoá
học này kéo dài 1 năm và học viên theo học sẽ được cấp học bổng. Cuối khoá, học
viên phải thi hết môn đối với những môn học tất yếu mà Hội luật gia yêu cầu đưa vào
giảng dạy trong khoá học.
* Đào tạo luật sư tranh tụng (Barrister):
Đoàn luật sư là cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho các tổ chức có nhu cầu
mở lớp dạy nghề luật sư tranh tụng. Những cơ sở muốn mở lớp đào tạo phải gửi hồ sơ
tới Đoàn luật sư theo quy định của Đoàn luật sư. Đoàn luật sư sẽ xem xét số lưọng các
tài liệu viết (gồm tài liệu chuẩn bị cho khoá học, quy chế kiểm tra, lý lịch của giảng
viên, cơ sở vật chất của trưòng,…), phỏng vấn những cán bộ cốt cán của trường và
kiểm tra cơ sở vật chất của trường. Một khi đã được phép mở lớp đào tạo, cơ sở dạy
nghề sẽ chịu sự thanh tra định kì hàng năm của Hội đồng chuyên gia do Đoàn luật sư
tuyển chọn. Mục đích của việc thanh tra nhằm giám sát khoá học liên quan để đảm
bảo chất lượng dạy nghề và đưa ra những kiến nghị cần thiết nhằm hoàn thiện các
khoá học tương lai.
Người muốn trở thành luật sư tranh tụng phải là một khoá sinh của Inns of
Court để được đào tạo và phải thi đỗ trong kỳ thi công nhận luật sư tranh tụng. Thời
gian đào tạo ở các Inns of Court được đo bằng các “kỳ ăn trưa” thường kéo dài
59


khoảng 3 tuần tuỳ theo Inns of Court quy định. Thông thường mỗi năm có khoảng bốn
“kỳ ăn trưa” để đào tạo các khoá sinh. Trong mỗi “kỳ ăn trưa”, khoá sinh phải ăn trưa
ít nhất ba lần trong đại sảnh của Inns of Court. Để trở thành luật sư tranh tụng, khoá
sinh phải trả qua ít nhất tám “kỳ ăn trưa”.
Việc công nhận luật sư tranh tụng do Hội đồng của Inns of Court (Bencher of
Inns) thực hiện sau khi khoá sinh đã thi đỗ kỳ thi lý thuyết, thực hành và trải qua thời
gian thực tập một năm.(6)

- Đối với người có bằng cử nhân luật:
Việc đào tạo luật sư tranh tụng gồm 2 giai đoạn:
+ Các cử nhân phải tham dự khoá đào tạo nghề 1 năm
+ Sau khi tốt nghiệp, họ sẽ phải thực tập 1 năm dưới sự giám sát của một luật
tranh tụng.
- Đối với người có bằng cử nhân thuộc các lĩnh vực khác:
Tương tự như trường hợp đào tạo luật sư tư vấn, họ cũng có thể học nghề luật
sư tranh tụng bằng cách vượt qua kì thi (CPE), sau đó tham dự khoá học nghề nói
trên.
* Đào tạo thẩm phán:
Thẩm phán tại Anh sẽ được Ủy ban bổ nhiệm thẩm phán ở Anh và xứ Wales
lựa chọn, đề xuất, gửi tới đại pháp quan để bổ nhiệm.
Để được làm thẩm phán các ứng cử viên phải có bằng cấp luật và công tác luật
sư từ 7 năm. Cùng với đó các ứng cử viên sẽ phải trải qua 1 kỳ thi tuyển chọn hết sức
nghiêm ngặt để chọn ra những ứng cử viên xuất sắc nhất để đào tạo.
Uỷ ban nghiên cứu thẩm phán thành lập với vai trò đào tạo thẩm phán, được tạo
ra để nghiên cứu đào tạo, thiết kế các khoá học, xây dựng và phát triển học luyện phù
hợp với yêu cầu của thực tiễn xét xử.
Việc đào tạo thẩm phán được tiến hành thông qua các khoá học chính khoá (để
đào tạo ra các thẩm phán mới) và các khoá học bổ túc (để phát triển kĩ năng nghề
nghiệp và kiến thức cho các thẩm phán đang hành nghề). Các khoá học đều do các
thẩm phán giảng dạy. Một số khoa luật của các trường đại học của Anh cũng đã thực
hiện các chương trình đào tạo ra các thầy dạy thẩm phán để giúp cho các thẩm phán
trở thành thầy dạy lành nghề.
b. Đào tạo nghề luật ở Mỹ:
Khác với ở Anh, phân biệt rõ ràng giữa việc đào tạo cử nhân luật và đào tạo
nghề luật thì ở Mỹ không có sự phân biệt này. Đào tạo luật ở Mỹ là đào tạo sau đại
học.(1) Sinh viên khoa luật ở Mỹ đều là những người đã có bằng tốt nghiệp đại học.
6)


.Xem: Romanov A.K., Hệ thống pháp luật Anh, Moscow, 2002, tr. 284-292.

. Đào tạo luật ở Mỹ là đào tạo ở bậc trên đại học vì kiến thức mà sinh viên được học ở bậc cử nhân

(1)

60


Các khoa luật ở Mỹ tuyển sinh đầu vào rất khắt khe với tỉ lệ 1:5, đôi khi là 1:10. Việc
tuyển sinh được quyết định bởi kết quả học ở trường đại học, cao đẳng trước đó của
thí sinh và kết quả trong kỳ thi tuyển sinh LSAT. Những người trúng tuyển sẽ theo học
ba năm tại đây để lấy bằng J.D (jurist doctor).(2)
Các khoa luật lớn ở Mỹ cũng có chương trình đào tạo sau đại học nhưng chủ
yếu là cho sinh viên nước ngoài để cấp bằng thạc sĩ (LL.M) và bằng tiến sĩ (SJD).(4)
Những chương trình đào tạo này buộc học viên hoặc nghiên cứu sinh phải hoàn tất
một luận án dài. Một vài khoa luật cũng có chương trình đào tạo đặc biệt cho sinh
viên nước ngoài và cấp bằng thạc sĩ so sánh (MCL) hoặc thạc sĩ về thiết chế pháp luật.
Những chương trình đào tạo này thường kết hợp giữa học trên lớp với tự nghiên cứu.
Hệ thống giáo dục luật ở Mỹ không trực tiếp truyền đạt những kiến thức thuộc
lòng về nội dung của các đạo luật, các văn bản dưới luật và án lệ mà nhằm vào việc
đào tạo ra những luật sư có khả năng thắng kiện. Các giáo sư luật ở Mỹ giống như
những huấn luyện viên, với mục tiêu tạo ra những luật sư có khả năng thắng kiện hơn
là các thầy giáo dạy luật, vì vậy họ trang bị cho sinh viên những kĩ năng cần thiết để
thắng kiện. Người Mỹ luôn tin rằng chỉ cần luật sư của họ giỏi thì họ có khả năng
thắng kiện lớn và trên thực tế điều đó không phải là không có cơ sở. Trong phòng xử
án luật sư không bảo vệ cho công lý mà bảo vệ cho những lập luận, lý lẽ của mình. Và
tại phiên toà, thẩm phán và bồi thẩm đoàn chỉ căn cứ vào những gì họ nghe thấy tại
phiên toà để đưa ra phán quyết của mình.
Ở các trường luật tại Mỹ, các sinh viên được giảng dạy chủ yếu theo phương

pháp giảng dạy tích cực (đối thoại với sinh viên) và phương pháp tình huống (case
study). Theo yêu cầu của giáo sư, sinh viên phải đọc tài liệu trước khi đến lớp, bao
gồm: các bản án (case method), các văn bản pháp luật, học thuyết pháp lý liên quan,
một số bài viết về kinh tế và xã hội học (modified case method). Trong hầu hết các
giờ học, người ta sử dụng phương pháp Socratic, theo đó sinh viên làm việc theo
nhóm dưới sự chỉ đạo của giáo sư, trình bày về những gì họ đã học. Giáo sư sẽ đặt câu
hỏi cho các học viên, thay đổi tình tiết các vụ việc để rèn luyện khả năng phản ứng đối
với tình huống đưa ra cũng như phát triển khả năng phân tích về tình huống của họ.
Các trường luật hướng tới việc đào tạo những con người có khả năng tư duy, có trình
độ lý luận, có năng lực làm việc độc lập. Sinh viên phải nỗ lực trong nghiên cứu, tìm
tòi, phân tích các văn bản luật cũng như tình tiết vụ việc cụ thể để có thể đưa ra các

là kiến thức nền tảng phục vụ cho quá trình học tập và tiếp thu các kiến thức pháp li trong từng
chuyên ngành hẹp. Ví dụ: người muốn hành nghề luật sư trong lĩnh vực kinh doanh thường có bằng
cử nhân về thương mại hoặc quản trị kinh doanh
(
(

61


quan điểm, ý kiến và cách lập luận thuyết phục nhất. (1) Ở Mỹ có xu hướng kết hợp
giữa đào tạo lý thuyết và đào tạo nghề trong chương trình trường luật để sinh viên sau
khi tốt nghiệp chỉ cần qua thời gian tập sự ngắn đã có thể làm việc được.
Một phương pháp khác đang được thử nghiệm tại các khoa luật ở Mỹ là sử
dụng các chương trình thực tập, theo đó sinh viên được đặt vào công việc thực sự và
họ học luật bằng cách xử lý tình huống thực tế. Phương pháp này thường được tiến
hành thông qua việc thành lập các văn phòng thực hành nghề luật ngay trong trường
đại học để sinh viên có thể tập dượt công việc thực tế dưới sự giám sát của giáo viên.
Tuy nhiên phương pháp phổ biến vẫn là phương pháp Socratic.

Ở Mỹ lại chú trọng phương pháp tình huống. Các nguyên tắc
pháp lí chung không được trình bày qua những bài giảng lý thuyết
trừu tượng mà được rút ra từ việc nghiên cứu những tình huống
được đưa ra thảo luận trên lớp. Các bài tập thực hành chủ yếu về
giải quyết án và cách phân tích chi tiết các phán quyết dưới hình
thức trao đổi, hội thoại giữa giáo viên và sinh viên (phương pháp
Socratic). Ngoài ra còn phương pháp đặt sinh viên vào công việc
thực sự và họ học luật bằng cách xử lý các tình huống thực tế đó
(phương pháp thực hành luật). Tuy nhiên, phương pháp phổ
biến nhất vẫn là phương pháp Socratic truyền thống.
Tại Mỹ, kết thúc khóa học luật sinh viên còn phải lấy bằng Jurist Doctor
(được hiểu như bằng cử nhân luật). Sau khi ó bằng JD sinh viên muốn hành nghề
luật sư thì cần phải vượt qua kì thi do Đoàn luật sư của một bang nào đó tổ chức và
đánh giá.
Sau khi hoàn thành khoá học ở khoa luật của trường đại học, sinh viên phải
trải qua một kì thi công nhận luật sư do đoàn luật sư một bang nào đó tổ chức đáng
giá. Hầu hết các bang ở Mỹ đều đòi hỏi người người muốn trở thành luật sư phải
hoàn thành 4 năm đại học ( lấy bằng J.D) sau đó là 3 năm ở một trong 185 trường
luật được Hội Luật gia Hoa Kỳ công nhận, cuối cùng phải đỗ kỳ thi công nhận luật
sư. Kì thi công nhận luật sư của các bang ở Mỹ thường kéo dài từ hai đến ba ngày và
gồm ít nhất hai phần: phần thi khách quan (Thi Luật sư Liên bang) của Uỷ ban Giám
khảo Luật sư Quốc gia (NCBE) kiểm tra kiến thức cơ bản về các vấn đề nền tảng như
hợp đồng, tài sản, vi phạm dân sự, luật tố tụng và luật hiến pháp; phần thi viết bài luận
về các chủ đề. Ngoài ra việc sử dụng Bài kiểm tra trắc nghiệm Multistate Perfomance
(1)

. Xem: Lê Thu Hà, Chế độ đào tạo luật gia tại Hoa Kỳ, Nghiên cứu Lập pháp, Số 2, 2005, tr.72-76
62



Test (kiểm tra kỹ năng luật sư bằng cách đưa ra tình huống thực tế và những nguyên
tắc pháp lý áp dụng cho tình huống đó để yêu cầu thí sinh đưa ra văn kiện pháp lý
(hợp đồng, lời biện hộ…)) cũng được sử dụng phổ biến. Theo thống kê, có khoảng
50%-80% thí sinh đỗ trong kỳ thi công nhận luật sư này. Vì vậy có thể thấy việc được
nhận vào học ở các trường luật là điều kiện mấu chốt để các thí sinh được chấp nhận
làm luật sư tại Mỹ.
Bên cạnh đó, các công ty luật cũng như các tổ chức đào tạo về luật đều tiến hành
giáo dục thường xuyên cho các luật sư về các kỹ năng chuyên ngành thực tế như: giải
quyết vấn đề; phân tích và suy luận pháp lý; tư vấn; kiến thức về tranh tụng và các thủ
tục giải quyết tranh chấp; soạn thảo văn bản pháp lý, kỹ năng đàm phán hợp đồng; ...
và các quy tắc đạo đức nghề nhiệp.
c. Quy định về Thẩm phán:
Do có sự tồn tại của hệ thống tòa án kép gồm hệ thống tòa án liên bang và các
bang nên các thẩm phán Mỹ được chia làm hai loại:
1. Thẩm phán Liên bang.
2. Thẩm phán bang.
Mỹ, Tổng thống bổ nhiệm và thượng viện phê chuẩn dựa trên đề nghị của Tổng
thống đối với thẩm phán liên bang. Những người được bổ nhiệm làm thẩm phán Liên
bang thường là những luật sư có bề dày kinh nghiệm thực tiễn và uy tín, một số ít lại
là những giáo sư đầu ngành của các trường đại học luật danh tiếng ở Mỹ. Cùng với đó
họ phải có hoạt động chính trị nổi bật.
Bên cạnh việc được bổ nhiệm làm thẩm phán, các thẩm phán bang đôi khi được
tuyển cử theo nhiệm kì cố định (Mean có hai con đường hình thành là bổ nhiệm or
tuyển cử). Ngoài ra ứng cử viên chức thẩm phán của các tòa sơ cấp ở các bang không
nhất thiết phải là luật sư.
Sau khi được bổ nhiệm, các Thẩm phán sẽ được tham gia chương trình bồi
dưỡng do cơ quan Tư pháp Hoa kỳ thành lập.
Cụ thể, các Thẩm phán liên bang sẽ do Trung tâm tư pháp liên bang Hoa Kỳ có
trách nhiệm bổi dưỡng. Còn các thẩm phán bang sẽ do Trung tâm bồi dưỡng thẩm
phán có trách nhiệm bồi dưỡng.

Chương trình bồi dưỡng cho các Thẩm phán gồm: Kỹ năng của người Thẩm
phán (kỹ năng xét xử, kỹ năng giao tiếp), đạo đức Thẩm phán, những vấn đề mới của
pháp luật, quản lý vụ án và về khoa học công nghệ trong hoạt động xét xử.

63


* Bảng so sánh sự khác nhau giữa đào tạo nghề luật ở Anh và Mỹ:
Tiêu chí

Giai
đoạn đào tạo
nghề luật

Đào tạo
luật sư

Đào tạo
thẩm phán

Anh
Đào tạo nghề luật ở Anh
tiếp nhận cả người có bằng cử
nhân luật và cả người không có
bằng cử nhân luật nhưng có
một bằng đại học khác
Giai đoạn đào tạo sau đại
học.
Do có quy trình đào tạo
khác nhau nên Anh phân loại

thành 2 nghề luật luật sư: luật
sư tư vấn và luật sư tranh tụng
Ủy ban nghiên cứu thẩm
phán được thành lập để đào tạo
thẩm phán, giám sát việc đào
tạo pháp quan, đảm bảo chất
lượng thẩm phán được bổ
nhiệm.
Việc đào tạo thẩm phán
được tiến hành thông qua các
khóa học chính khóa để đào tạo
ra các thẩm phán mới và thông
qua các khóa học bổ túc để
phát triển kỹ năng nghề nghiệp
và kiến thức cho thẩm phán
đang hành nghề.

Mỹ
Đối tượng đào tạo phải là
sinh viên đã tốt nghiệp đại học,
phải có một bằng chuyên
nghiệp, không phân biệt đó là
bằng về lĩnh vực nào.
Giai đoạn đào tạo sau đại
học.
Khi đào tạo luật không có
sự phân chia thành luật sư tư
vấn và luật sư tranh tụng, tất cả
đều được đào tạo chung tại
trường đại học

Theo truyền thống lâu
đầu, các ứng cử viên của vị trí
thẩm phán thường gồm các
luật sư có kinh nghiệm thực
tiễn và có uy tín, hoặc là
những giáo sư làm việc từ các
trường đại học danh tiếng. Sau
đó các thẩm phán sẽ được
tham gia chương trình bồi
dưỡng thẩm phán.

III. Lý giải nguyên nhân khác nhau:
Anh là một quốc gia có dân cư gần như thuần nhất còn Mỹ là quốc gia chủ yếu
là dân nhập cư, đa tôn giáo đa sắc tộc, với lối sống và đặc trưng về kinh tế xã hội khác
nhau nên cách suy nghĩ và tư duy pháp lý cũng có những điểm khác biệt.
Mục đích đào tạo của hai nước khác nhau dẫn đến sự khác biệt về phương thức
đào tạo.
Mỹ không chia thành luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng nên không có sự phân
chia và đào tạo chung tại trường đại học. Do vậy các luật sư ở Mỹ dù có khác biệt về
64


chuyên môn, danh tính và thu nhập nhưng đều làm một nghề có tính thống nhất và
cùng có bằng cấp, học vấn và được đào tạo cơ bản chính thức như nhau.

15

SO SÁNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở ANH VÀ MỸ

I. NÉT TƯƠNG ĐỒNG


1. Vị trí của nghề Luật sư trong xã hội
Ở cả Anh và Mỹ, nghề luật sư được xếp vào hàng những nghề danh giá và có thu
nhập cao nhất vì đòi hỏi nhiều trí tuệ và khả năng. Trong xã hội phát triển ở trình độ
cao, người dân có nhu cầu kiện bất cứ vấn đề mà họ cho thấy cần sự can thiệp của
pháp luật. Bên cạnh đó, có rất nhiều giao dịch trong xã hội cần thông qua luật sư để
đảm bảo tính hợp pháp, chắc chắn. Do đó ở các nước này, nghề luật sư đều rất phát
triển và có đông đảo người tham gia. Nghề luật sư có mức thu nhập bình quân từ
140000 USD — 180000 USD. Luật sư được tự do thỏa thuận mức phí dịch vụ với
khách hàng, nên trong các vụ kiện có giá trị tranh chấp lớn, luật sư có kinh nghiệm dễ
dàng bỏ túi vài triệu đến vài chục triệu USD. Hiện nay, nước Mỹ có hơn 1 triệu luật
65


sư, tính trung bình cứ 200 người đang sống tại Mỹ là có 1 người làm nghề luật sư. Tất
nhiên, con số đó đang có xu hướng tăng thêm chứ không hề giảm.
Tại Anh, theo số liệu được công bố bởi Cơ quan quản lý luật sư (SRA) cho thấy
hiện có 145.547 luật sư đang hành nghề. Từ tháng 7 năm 2009, số luật sư tại Anh tăng
30.060 luật sư, cho thấy nghề luật sư ở Anh đang có dấu hiệu phát triển tích cực và
mạnh mẽ.
Gần đây mức lương của luật sư tại Anh và Mỹ đang dần được nâng cao, tiêu biểu
những công ty luật trả lương cao như: Swaine & Moore, Kellogg Huber, Baker
Donelson, Orrick, Herrington & Sutcliffe, Bingham McCutchen, Clifford Chance,...

2.

Vai trò của luật sư trong thủ tục tố tụng

Anh, Mỹ đều là các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Common Law, với đặc
trưng là coi trọng thủ tục tranh tụng đối kháng. Bởi vậy, ở cả hai quốc gia này, trong

các phiên xét xử, các luật sư hoạt động rất tích cực và đóng vai trò vô cùng lớn trong
việc buộc tội hay bào chữa, kết quả bán án phụ thuộc vào tài tranh tụng của luật sư
còn Tòa án chỉ đóng vai trò thụ động, trung lập, lựa chọn lập luận và chứng cứ thuyết
phục hơn để phán quyết.

3.

Cơ quan quản lí

Nhằm quản lí về số lượng cũng như hoạt động của các luật sư, cả hai quốc gia
đều có các tổ chức với vai trò quản lí, đưa ra các quy định. quy chế về công việc, đạo
đức nghề nghiệp đồng thời bảo vệ quyền lợi cho các luật sư. Bao gồm: Hội luật sư và
Đoàn luật sư.
Tại Anh, luật sư tư vấn chịu sự quản lí của Hội luật gia (Law Society1) còn các
luật sư tranh tụng nằm dưới sự quản lí của Đoàn luật sư (Bar Council) của England và
xứ Wales. Tại Mỹ, mỗi bang lại có một Đoàn luật sư riêng của mình và hơn một nửa
số bang của Mỹ bắt buộc người hành nghề luật nói chung phải trở thành thành viên
của Đoàn luật sư bang đó.

I. NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT
Bên cạnh những điểm chung, nghề luật sư tại Anh và Mỹ vẫn có tồn tại nét riêng
biệt không thể nhầm lẫn.

1. Phân loại luật sư
Ở Anh, nghề luật sư được phân biệt thành hai nhánh: luật sư tư vấn và luật sư
tranh tụng, sự phân biệt giữa hai loại nghề luật sư này bắt đầu từ sau khi cuộc chinh
phục của người Norman (từ thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XIV). Ngày nay, sự phân biệt
giữa hai loại luật sư này vẫn tiếp tục. Sự phân biệt này diễn ra ở ngay cách thức dạy
1


Hiệp hội Luật pháp của Anh và xứ Wales là hiệp hội chuyên nghiệp đại diện và chi phối các lu ật s ư cho quy ền tài phán c ủa
Anh và xứ Wales. Nó cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ để thực hành và đào t ạo lu ật s ư, cũng nh ư ph ục v ụ nh ư m ột ban âm thanh
để cải cách luật.

66


nghề cho mỗi loại luật sư tương lai và ở cách thức quản lý đối với mỗi loại luật sư,
cũng như trong việc xác định chức năng mà mỗi loại luật sư đảm nhiệm trong xã hội.
Các nghiên cứu cho thấy, phần lớn luật sư ở Anh là luật sư tư vấn. Theo các con số
thống kê, tới cuối thập kỉ thứ 9 của thế kỉ XX, Anh quốc có khoảng 65.000 luật sư tư
vấn trong khi đó chỉ có khoảng 8.000 luật sư tranh tụng1. Bởi lẽ, không chỉ với mục
đích kiện tụng, người dân muốn có luật sư tư vấn trong bất kỳ hoàn cảnh nào mà họ
thấy cần phải có pháp luật. Đặc biệt ở Anh, các luật sư tranh tụng không được phép
liên hệ trực tiếp với khách hàng mà họ chỉ có thể được tiếp cận với khách hàng sau
khi được một luật sư tư vấn nào đó giới thiệu. Vì vậy, nhu cầu luật sư tư vấn cao hơn
nhiều lần so với luật sư tranh tụng.
Khác với Anh, Mỹ không phân chia luật sư thành luật sư tranh tụng và luật sư tư
vấn. Sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề, một luật sư có thể thực hiện cả hai công
việc trên ( cả tư vấn, cả tranh tụng). Thông thường họ được gọi là “Lawyer”, còn khi
đi bào chữa được gọi là “Attorney”. Tuy nhiên, do sự chuyên môn hóa mà mỗi công
ty hoặc văn phòng luật thường chia các luật sư thành từng nhóm nhỏ chuyên sâu vào
từng lĩnh vực cụ thể như: luật thương mại, luật dân sự...

2. Yêu cầu hành nghề
Ở Anh, muốn hành nghề luật sư không nhất thiết phải có bằng cử nhân luật của
Anh Quốc, người đó phải có thể có một tấm bằng đại học khác và tham dự khóa học
kéo dài 1 năm để lấy bằng Diplom về luật2. Các cử nhân hoặc những người đã có bằng
Diplom về luật phải tham gia khóa học thực hành pháp luật (Iegal practice course) kéo
dài 1 năm. Sau khi hoàn thành khóa học, để trở thành Luật sư tranh tụng, học viên phải

thực tập một năm dưới sự giám sát của một luật sư tranh tụng, còn để trở thành Luật sư
tư vấn, họ phải cam kết thực tập hai năm tại công ty của một luật sư tư vấn. Kết thúc
thời gian này, thực tập sinh mới được thừa nhận đủ tư cách luật sư.
Ở Mỹ, để hành nghề luật sư thì nhất thiết phải có giấy phép hành nghề. Điều kiện
để có giấy phép là người muốn hành nghề luật sư phải có bằng cử nhân luật, gọi là
Juris Doctor/Doctor of Jurisprudence (J.D) và phải vượt qua được kì thi do Đoàn luật
sư của một bang nào đó tổ chức, đánh giá theo sự ủy quyền của Tòa án tối cao bang
đó. Vượt qua kì thi này có giấy phép hành nghề. Nhiều bang đòi hỏi luật sư tương
lai phải có bằng cử nhân luật từ một khoa luật đã được Liên đoàn luật sự Hoa Kỷ
(American Bar Association viết tắt ABA) công nhận mới được tham dự kì thi hành
nghề. Tuy nhiên, một số bang vẫn chấp nhận cả những cử nhân luật tốt nghiệp từ
những khoa luật không được ABA công nhận để tham dự ki thi hành nghề. Đặc biệt,
New York và California còn cho phép cả những cử nhân luật nước ngoài dự thi hành
1
2

Xem: Legal Routes to UK Legal Profession, British Counil Statement on Legal Routes in the UK. .
Graduate Diploma in Law là bằng cao hơn bằng cử nhân Luật nhưng thấp hơn bằng thạc sĩ Lu ật.

67


nghề luật, đặc biệt đối với những người có bằng luật sau đại học do một khoa luật nào
đó của Mỹ cấp.
3. Hoạt động của luật sư
Do sự phát triển của nền kinh tế, xã hội và nhu cầu thực tiễn, ngành luật tại Anh
và Mỹ đều có những nét chuyên biệt hóa. Luật sư ở cả 2 nước đều có thể hành nghề
độc lập hoặc thành lập công ty, nhưng mỗi nước lại có một cách phân chia, hoạt
động khác biệt. Mỹ theo hướng chuyên môn hóa các công ty luật, chia thành nhiều
nhóm và mỗi nhóm tập trung vào một lĩnh vực cụ thể. Ví dụ như: nhóm hành nghề

tranh tụng, nhóm chuyên sâu trong lĩnh vực luật thuế, luật công ty, luật chống độc
quyền, luật môi trường, luật gia đình, các quyền dân sự, sở hữu trí tuệ... Từ đây có
thể dễ dàng hơn trong việc xử lí các vụ việc cụ thể, giúp khách hàng có thể lựa chọn
được công ty phù hợp để giải quyết vấn đề của mình.
Còn ở Anh lại phân biệt giữa các công ty luật tại địa phương và các công ty luật
lớn tại thành phố. Trong khi các công ty luật địa phương nhỏ, thường chỉ có một văn
phòng và cung cấp dịch vụ trên các lĩnh vực luật gia đình, chứng thực chúc thư, quản
lí di sản của người chết, luật hình sự, luật dân sự (như thu nợ và bồi thường thương tật
cá nhân), các giao dịch tài sản và một số ít các giao dịch kinh doanh (thường do các
doanh nghiệp nhỏ ở địa phương yêu cầu). Các công ty luật lớn ở thảnh phố lại có
nhiều chi nhánh và chuyên sâu vào luật công ty, luật thương mại. luật thuế, luật ngân
hàng, kiện tụng dân sự hay luật lao động...

4. Cơ quan quản lí
Nhằm quản lí về số lượng cũng như hoạt động của các luật sư, cả hai quốc gia
đều có các tổ chức với vai trò quản lí, đưa ra các quy định. quy chế về công việc, đạo
đức nghề nghiệp đồng thời bảo vệ quyền lợi cho các luật sư. Bao gồm: Hội luật sư và
Đoàn luật sư.
Tại Anh, luật sư tư vấn chịu sự quản lí của Hội luật gia (Law Society1) còn các
luật sư tranh tụng nằm dưới sự quản lí của Đoàn luật sư (Bar Council) của England và
xứ Wales. Tại Mỹ, mỗi bang lại có một Đoàn luật sư riêng của mình và hơn một nửa
số bang của Mỹ bắt buộc người hành nghề luật nói chung phải trở thành thành viên
của Đoàn luật sư bang đó.

1

Hiệp hội Luật pháp của Anh và xứ Wales là hiệp hội chuyên nghiệp đại diện và chi phối các lu ật s ư cho quy ền tài phán c ủa
Anh và xứ Wales. Nó cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ để thực hành và đào t ạo lu ật s ư, cũng nh ư ph ục v ụ nh ư m ột ban âm thanh
để cải cách luật.


68


NGHỀ LUẬT SƯ

PHÂN LOẠI LUẬT


YÊU CẦU HÀNH
NGHỀ

HOẠT ĐỘNG CỦA
LUẬT SƯ

II. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT
Nước Mỹ trước đây vốn là thuộc địa của Anh, chính người Anh đã mang hệ
thống pháp luật của mình đến những thuộc địa, khởi nguồn cho sự phát triển pháp luật
theo dòng họ Common Law ở Mỹ. Trên nền tảng của hệ thống pháp luật Anh, từ năm
1776, nước Mỹ hoàn toàn độc lập đã tạo ra nhiều thay đổi. Không còn sự chi phối từ
Anh, pháp luật ở cả hai nước đã đi theo những hướng riêng biệt độc lập hoàn toàn dẫn
đến những nét khác biệt nhất định trong hệ thống pháp luật của hai quốc gia, bao gồm
cả trong hành nghề luật sư.
Những nguyên nhân có thế kể đến như do hoàn cảnh địa lý, chế độ chính trị và
các chính sách pháp luật mà giới cầm quyền mỗi nước đề ra. Cụ thể hơn là việc nhà
nước Mỹ tổ chức dưới dạng Cộng hòa liên bang, mỗi bang lại có sự độc lập về pháp
luật tương đối không thống nhất toàn diện như nước Anh. Dân cư Mỹ đa phần là dân
nhập cư từ rất nhiều nơi trên thế giới còn Anh là quốc gia lâu đời dân cư thuần nhất.
Từ đây nảy sinh rất nhiều khác biệt trong lối sống tín ngưỡng, tập tục, kinh tế, xã
hội... đó đều là những lí do gián tiếp tạo nên khác biệt giữa hai hệ thống pháp luật.
Cùng với đó là những hoàn cảnh, sự việc khách quan xảy ra ở mỗi quốc gia khác

nhau, nhu cầu xã hội khác nhau đã dẫn đến những nét riêng biệt trong ngành luật tại
Anh và Mỹ nói chung và cả nghề luật sư nói riêng.

69


16

“So sánh nghề thẩm phán ở Anh và Mỹ”

Thẩm phán là người thực hiện quyền xét xử chính tại một phiên toà, làm việc tại
Toà án, được quyền nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án, quyết định những hình
thức xử lý thích hợp với các hành vi vi phạm pháp luật. Khi thẩm phán đã ra phán
quyết, những người có liên quan phải thực hiện nghiêm túc, nếu không sẽ có cơ quan
nhà nước cưỡng chế thi hành.
Tại các quốc gia trên thế giới, nghề thẩm phán là một nghề cao quý và được mọi
người tôn trọng, ở nước Anh và nước Mỹ cũng vậy. Nghề thẩm phán ở Anh và Mỹ có
những điểm giống nhau, tuy nhiên, do Anh và Mỹ là hai quốc gia khác nhau nên cũng
có các quy định khác nhau về nghề thẩm phán.
I. Giống nhau: (4 yếu tố)
Do tính chất công việc vậy nên để trở thành thẩm phán ở Anh và Mỹ thì thẩm
phán đặc biệt phải đảm bảo những yêu cầu về con người như sau:
 Thẩm phán phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, công bằng, cởi mở,
lịch thiệp, điềm tĩnh và quan trọng hơn nữa đó là phải có uy tín.
Thẩm phán là người có địa vị pháp lý cao, biểu hiện của nền công lý quốc gia, thực hiện
quyền xét xử, có thể là chủ toạ một mình hoặc là một thành phần trong hội đồng xét xử gồm
nhiều thẩm phán. Bởi vậy, thẩm phán ở Anh và Mỹ đầu tiên luôn phải đảm bảo yêu cầu về
phẩm chất con người.
 Thẩm phán ở Anh và Mỹ đều phải tốt nghiệp đại học ngành luật.
Muốn trở thành thẩm phán ở Anh và Mỹ phải tốt nghiệp đại học ngành luật, đó là một

điều cơ bản để có thể làm việc.
 Thẩm phán ở Anh và Mỹ phải có năng lực, trình độ chuyên môn.
Công việc của nghề thẩm phán gồm nhiều việc khó khăn như chủ trì buổi xét xử; nghiên
cứu vấn đề theo luật pháp; đọc và đánh giá thông tin từ tài liệu, báo cáo;... Vì vậy đòi hỏi
thẩm phán phải là người có năng lực, trình độ chuyên môn, có trí tuệ, khả năng lập luận sắc
bén.
 Thẩm phán phải có sức khoẻ tốt.
Hầu hết thẩm phán làm việc toàn thời gian, nhưng thỉnh thoảng họ phải làm việc trong
một thời gian dài để chuẩn bị cho buổi điều trần. Bên cạnh đó, nghề thẩm phán có thể bị gọi
giữa đêm hoặc cả cuối tuần trong các trường hợp khẩn cấp để cấp lệnh khám xét hay lệnh
bắt giữ. Vì vậy, nghề thẩm phán đòi hỏi phải là người có sức khoẻ tốt để đảm bảo thực hiện
70


công việc.
Phẩm chất

Sức khỏe

Trình độ đòa tạo

Trình độ năng lực
chuyên môn

II. Khác nhau:
Do Anh và Mỹ là hai quốc gia khác nhau nên những quy định về nghề thẩm phán
cũng rất khác nhau.
1 Về đào tạo thẩm phán:
 Ở nước Anh:
Thành lập Uỷ ban nghiên cứu thẩm phán (Judicial Study Board) với sứ mệnh

đào tạo thẩm phán, nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo thẩm phán, sao cho các thẩm
phán có thể hành nghề một cách độc lập, hiệu quả. Việc đào tạo thẩm phán được tiến
hành thông qua các khoá học chính khoá để đào tạo ra các thẩm phán mới và thông
qua các khoá học bổ túc để phát triển kĩ năng nghề nghiệp và kiến thức cho các thẩm
phán đang hành nghề.
 Ở nước Mỹ:
Tại các trường đại học và trường luật ở Mỹ, các thẩm phán tương lai được học
những ký năng phân tích và giao tiếp quan trọng, bên cạnh kiến thức cơ bản về luật
pháp. Sau mười hoặc hai mươi năm hành nghề luật, vị thẩm phán tương lai đã có một
hiểu biết khá tốt về cách thức hoạt động trên thực tế của các toà án và luật pháp, và có
chuyên môn sâu về một vài lĩnh vực luật. (Mean nói về tào tạo luật nói chung ở Mỹ)
Khác với nước Anh, ở Mỹ thiếu những quy trình đào tạo chính thức đối với nghề
thẩm phán, người Mỹ cho rằng việc hành nghề luật sư trong một thập kỷ hoặc hơn là
tất cả những gì cần thiết để có thể trở thành một thẩm phán.
2 Về cách thức tuyển chọn:
 Ở nước Anh:
Thẩm phán tại Anh sẽ được Ủy ban bổ nhiệm thẩm phán ở Anh và xứ Wales lựa
chọn, đề xuất, gửi tới đại pháp quan để bổ nhiệm
 Ở nước Mỹ:
Áp dụng mô hình tuyển chọn thẩm phán theo dạng tranh cử, vận động ủng hộ.
Mô hình này thường được sử dụng dựa trên chuyên môn kinh nghiệm và năng lực vận
động thuyết phục của ứng viên. Theo đó ứng cử viên phải đảm bảo những phẩm chất
vượt trội của một thẩm phán tiềm năng. Cụ thể về năng lực chuyên môn, thẩm phán
thường là những luật sư giỏi có năng lực vượt trội về chuyên môn, điều này được thể
hiện qua uy tín và danh tiếng trong sự nghiệp của họ. Bên cạnh đó thẩm phán phải có
thành tích trong chính trị.
3 Về thẩm quyền bổ nhiệm:
71



 Ở nước Anh:
Luật cải tổ Hiến pháp năm 2005 đã thành lập Uỷ ban bổ nhiệm thẩm phán để
lựa chọn và đề xuất những ứng cử viên thích hợp cho chức danh thẩm phán, sau đó
gửi tới Đại pháp quan để bổ nhiệm. Như vậy, trách nhiệm bổ nhiệm thẩm phán ở
Anh được đặt vào tay tập thể.
 Ở nước Mỹ:
Do Mỹ tồn tại hệ thống toà án kép gồm hệ thống toà án Liên bang và các hệ
thống toà án bang nên các thẩm phán ở Mỹ cũng gồm hai loại là thẩm phán Liên bang
và thẩm phán bang. Thẩm phán Liên bang do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng nghị
viện phê chuẩn. (Luật sư có kinh nghiệm thực tiễn, uy tín hoặc giáo sư luật). Về thẩm
phán bang, đôi khi được tuyển cử với nhiệm kì cố định, còn lại đại đa số các bang có
thẩm phán được bổ nhiệm. Ở một số bang, thẩm phán trước tiên được thống đốc bang
bổ nhiệm và sau đó định kì sẽ được đưa ra để các cử tri bỏ phiếu thông qua việc tái bổ
nhiệm (Thẩm phán tòa cấp cơ sở ở bang không nhất thiết phải là luật sư) để có thể tiếp
tục làm việc với tư cách thẩm phán.
4 Về nhiệm kỳ:
Nhiệm kỳ thẩm phán ở các nước trên thế giới chủ yếu phân thành hai loại: chế độ
suốt đời (chính xác hơn là cho đến tuổi nghỉ hưu) và chế độ nhiệm kỳ.
 Ở nước Anh:
Thực hiện chế độ bổ nhiệm thẩm phán suốt đời. Nếu không có nguyên nhân được
pháp luật quy định thì không được bãi miễn chức vụ.
 Ở nước Mỹ:
Nước Mỹ vừa áp dụng chế độ thẩm phán suốt đời vừa thực hiện chế độ nhiệm
kỳ. Ở Mỹ, tất cả thẩm phán toà án Liên bang và thẩm phán toà án của 7 bang là chế độ
giữ chức vụ suốt đời, còn thẩm phán của đại đa số các bang thực hiện chế độ nhiệm
kỳ. Quy định của các bang về nhiệm kỳ dài ngắn không giống nhau, nói chung nhiệm
kỳ là từ 4 đến 15 năm, đa số là 6 đến 8 năm.
5 Về điều kiện chuyên môn:
 Ở nước Anh:
Để làm được thẩm phán các ứng viên phải có bằng cấp luật tương ứng và kinh

nghiệm phục vụ ít nhất từ 5 năm trong ngành.
 Ở nước Mỹ:
Để được làm thẩm phán ở Mỹ thì phải làm qua công tác luật sư trong 6 năm.
6 Về nguyên tắc stari decisis:
Nguyên tắc tiền lệ phải được tuân thủ-nguyên tắc stari decisis: các tranh chấp
tương tự cần đạt đến các kết quả pháp lý tương tự, hay còn nói cách khác đó là việc áp
dụng pháp luật sẽ căn cứ vào những tình tiết tương tự của vụ việc trước đây để đưa ra
72


một phán quyết đồng nhất và thẩm phán phải tuân theo các quyết định trước đây của
toà án cấp trên.
Nguyên tắc stari decisis đều tồn tại ở Anh và Mỹ, tuy nhiên vai trò của nguyên
tắc stari decisis ở mỗi nước không giống nhau và dường như nguyên tắc này được áp
dụng ở Anh khắt khe hơn ở Mỹ:
 Ở nước Anh:
Tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc này, nghĩa là thẩm phán toà án cấp dưới phải tuân
thủ phán quyết của toà án cấp trên đã được ban hành và thậm chí toà án ngang cấp với
mình.
 Ở nước Mỹ:
Chỉ án lệ của toà án cấp trên mới có giá trị bắt buộc các toà án cấp dưới phải tuân
thủ. Ở Mỹ áp dụng án lệ không tuyệt đối, thẩm phán có thể ban hành những án lệ
khác đi nếu cảm thấy cần thiết và phù hợp.
=> Như vậy có thể thấy trong việc áp dụng án lệ thì ở Mỹ thể hiện sự tự do hơn,
thẩm phán Mỹ không bị bó hẹp vào nguyên tắc stari decisi. Còn ở Anh, án lệ rập
khuôn, máy móc, không có chỗ cho quan điểm của thẩm phán về chính sách chung, về
những vụ việc quan trọng, mặc dù có ưu điểm nhưng cũng chính nguyên tắc stari
decisis đã trở thành lực cản đối với sự sáng tạo của các thẩm phán khi xét xử bởi họ
phải tuân thủ nguyên tắc một cách nghiêm ngặt.
Đào tạo nghề thẩm phán


Điều kiện chuyên môn

Điều kiện tuyên chon

Nhiệm kì

Con đường hình thành

Nguyên tắc tiền lệ phải được tuân thủ

73


74



×