Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

sơ kết thực hiện nghị quyết TW 5 khóa XI về CSXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.76 KB, 3 trang )

HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HỘI NÔNG DÂN TỈNH ………………..

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BCH HUYỆN …………..
*
Số 54-BC/HND

……………, ngày 27 tháng 6 năm 2019

BÁO CÁO
sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề
về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020
----Thực hiện Công văn số 192-CV/HNDT ngày 18 tháng 6 năm 2019 của Hội
Nông dân Tỉnh, Huyện hội báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 5
khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020 như sau:
I/- Công tác tổ chức quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch và chỉ
đạo triển khai nghị quyết:
Hội các cấp trong huyện đã cử 85 đồng chí tham dự buổi triển khai nội dung
Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI tại các điểm do Huyện ủy, Đảng ủy tổ chức.
Huyện đã ban hành, phối hợp ban hành các văn bản cụ thể hóa triển khai thực
hiện đến cơ sở, Chi, Tổ hội như: Kế hoạch tuyên truyền, vận động hội viên, nông
dân thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện
Thanh Bình, giai đoạn 2016-2020; tham gia thực hiện “Chương trình mục tiêu quôc
gia xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020; Phát động phong trào nông dân
thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện, giai đoạn 2015- 2020… Định
kỳ hàng năm phát động thi đua chung với các chỉ tiêu công tác. Ngoài công tác


Hội, đây được xem là các nội dung cơ bản trong phong trào nông dân mà Hội chú
trọng thực hiện hàng năm.
Thông qua các cuộc kiểm tra định kỳ quí, 6 tháng và năm, Hội lồng ghép
kiểm tra hiệu quả thực hiện các văn bản trên. Qua kiểm tra- giám sát, hầu hết các
đơn vị có triển khai chương trình và tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt và tạo được
không khí sôi nổi trong xây dựng nông thôn mới, tương trợ trong sản xuất và đời
sống.
II/- Đánh giá về chính sách:
Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội là
chủ trương đúng đắn của Đảng. Có tác dụng tạo động lực mạnh mẽ “phát huy
năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”,
nâng cao phúc lợi và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Kèm theo đó là
các định hướng phù hợp, hài hòa giữa các lĩnh vực, đời sống xã hội. Đây là
chính sách có tính định hướng lâu dài cần được tiếp tục thực hiện những năm
tiếp theo, trong đó phát huy hơn nữa vai trò, vị trí của Hội Nông dân các cấp
trong thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể thuộc chương trình, kế hoạch có
liên quan.
III/- Kết quả thực hiện Nghị quyết:
Hội cũng như các ngành liên quan quan tâm triển khai, thực hiện tốt các
văn bản, chính sách, pháp luật có liên quan. Trong đó:


2
- Về chính sách ưu đãi người có công, Hội phối hợp chăm lo đời sống vật
chất và tinh thần đối với người có công thông qua các hoạt động gây quỹ “đền
ơn đáp nghĩa” hàng năm, tham gia đóng góp công sức, tiền của cất mới, sửa
chữa nhà tình nghĩa, tư vấn giúp đỡ trong sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ vốn vay
phát triển kinh tế các gia đình chính sách...
- Về công tác an sinh xã hội, nhận và giúp đỡ 455 hộ thoát nghèo thông
qua các hình thức hỗ trợ vốn, kỹ thuật, thăm quan học hỏi; bình quân mỗi năm

cùng ngân hàng Chính sách- xã hội phân bổ mới trên 4,2 tỷ đồng giúp hội viên,
nông dân nghèo có điều kiện sản xuất, nâng cao đời sống, thu nhập (hiện dư nợ
đến thời điểm hiện tại là 88,8 tỷ đồng với trên 5.000 hộ vay); đề xuất Hội cấp
trên phân bổ 7,75 tỷ đồng đầu tư 13 dự án kinh tế tại các đơn vị cho 255 hộ vay,
thành lập BĐH quỹ HTND giải ngân 645 triệu đồng cho 28 hộ vay với mức phí
ưu đãi, vốn cơ sở là 1,24 tỷ đồng có 185 hộ vay; phối hợp ngành nông nghiệp
mở các buổi tập huấn, hội thảo chuyên đề, tổ chức 27 lớp nghề nông nghiệp cho
822 học viên; tổ chức tham gia phiên giao dịch việc làm tại tỉnh đã giải quyết
việc làm cho trên 500 con em; vận động tham gia xuất khâu lao động 147 hợp
đồng ở Nhật, Hàn, Đài Loan, Malay; phối hợp BHXH huyện mở tập huấn tuyên
truyền chính sách BHYT, BHXH hàng năm cho trên 80 cán bộ Hội, lồng ghép
chỉ tiêu công tác hàng năm vận động được 23.027 hội viên tham gia BHYT;
cùng với các tổ chức tôn giáo cất 155 nhà tình thương cho hộ nghèo; vận động
mạnh thường quân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trợ giúp trên 135.000 phần
quà cho hộ nghèo, già cả neo đơn và học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó
khăn (gồm tiền, gạo, muối, cây con giống, xe đạp, tập vở...), lắp đặt 1.121 đồng
hồ nước, quy thành tiền trên 186 tỷ đồng, trong đó có ông Huỳnh Văn BéUVBCH Hội Nông dân Huyện nhận giúp đỡ hàng tháng 225 hộ với số tiền 45
triệu đồng... Nhiều mô hình mới có tính phúc lợi xã hội cao được thành lập ở cơ
sở như: tổ hùn vốn mua BHYT, tổ trợ táng, tổ vận động hỗ trợ mổ cườm mắt,
mổ tim...
IV/- Đánh giá về công tác theo dõi, giám sát:
Từ năm 2017, Hội cùng với Mặt trận Tổ quốc, phòng kinh tế hạ tầng và các
ngành liên quan liên tịch thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW và 218-QĐ/TW
tham gia giám sát- phản biện xã hội và góp ý xây dựng đảng, chính quyền với
trên 125 cuộc với các nội dung liên quan về chính sách xã hội, cải cách hành
chính, quy hoạch, phát triển sản xuất… Qua đó phần nào cùng với Đảng, chính
quyền xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các chỉ tiêu, phần
việc đi vào hiệu quả, thiết thực, nhất là các chế độ, chính sách về an sinh xã hội.
V/- Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện
Nghị quyết; nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

Phong trào chưa được thường xuyên, kết quả một số mặt còn thấp, chưa
bền vững, ví dụ như nhu cầu hội viên học nghề nhiều trong khi nguồn lực, kinh
phí hạn chế; vốn hỗ trợ sản xuất nhỏ lẻ, hiệu quả sản xuất không cao…; nguồn
lực hỗ trợ chủ yếu vào ngân sách nhà nước, chưa thu hút được nhiều sự tham gia
của xã hội. Qua đó, rút được một số bài học kinh nghiệm sau:
- Thứ nhất, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của các cấp
Hội, các ngành, của cả hệ thống chính trị và là trách nhiệm của toàn xã hội.


3
Riêng đối với Hội thì công tác vận động quần chúng, vận động xã hội hóa là
nhiệm vụ trước mắt và cần thiết.
- Thứ hai, các chính sách ưu đãi người có công và an sinh xã hội phải phù
hợp với tiến độ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động nguồn lực trong
nhân dân.
- Thứ ba, công tác an sinh xã hội phải đa dạng, toàn diện; phải bảo đảm
công bằng và bền vững có tính chia sẻ.
- Thứ tư, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện chính
sách ưu đãi người có công và an sinh xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích
các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia. Đồng thời tạo điều kiện để
người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh.
VI/- Đề xuất, kiến nghị:
VII/- Phương hướng trong thời gian tới:
- Tăng cường công tác tham mưu, tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy
Đảng, chính quyền, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc thực hiện các
chương trình, chính sách đối với người có công và bảo đảm an sinh xã hội. Nâng
cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong chỉ đạo và thực hiện.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức
của cán bộ, hội viên, tiếp tục phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, đẩy
mạnh các phong trào đền ơn đáp nghĩa, tương thân tương ái, chăm sóc, giúp đỡ

người có công, người nghèo.
- Phát huy hiệu quả giám sát- phản biện xã hội đối với các nội dung liên
quan đến vấn đề an sinh xã hội.
- Đẩy mạnh công tác phối hợp tham gia thực hiện một số phần việc trong
tiêu chí nông thôn mới trên cơ sở lộ trình, giai đoạn cụ thể, tranh thủ các nguồn
lực, kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội
tại địa phương.

Nơi nhận:
- Ban KT-XH (HNDt);
- Lưu: VP.

T/M BAN THƯỜNG VỤ
CHỦ TỊCH



×