Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

HƯỚNG dẫn CHẤM đề THI KIỂM TRA NĂNG lực GIÁO VIÊN dạy GIỎI cấp HUYỆN năm học 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.31 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT THANH CHƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017-2018
Môn Ngữ văn
( Hướng dẫn có 03 trang)
Câu
I: (5.0 điểm)
1.
- Dạy học tích cực: là những PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo
trong DH và của người học. (0.5 điểm)
- Các đặc trưng của PPDH tích cực. (1.5 điểm)
+ Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS: ...
+ Dạy học tăng cường rèn luyện PP tự học: ....
+ Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác: ....
+ Kết hợp đánh giá cuả thầy với tự đánh giá của trò: ....
2.
- Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra: (1.5 điểm)
B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra;
B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...);
B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %;
B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
(Nêu được đầy đủ các ý thì cho điểm tối đa)
- Các mức độ nhận thức khi xây dựng ma trận đề kiểm tra: (1.0 điểm)
+ Nhận biết
+ Thông hiểu
+ Vận dụng (Vận dụng thấp và vận dụng cao)


- Phân bố về tỷ lệ phần trăm: (0.5 điểm)
+ Nhận biết + Thông hiểu: Khoảng 50% – 60%
+ Vận dụng: Khoảng 40% – 50%
Câu II: (5.0 điểm)
1. Mục tiêu của hoạt động: 2.0 điểm.
a. Kiến thức (0.75 điểm):
Giúp học sinh:
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, phong phú, độc đáo của bức tranh
thiên nhiên trên đảo Cô Tô sau cơn bão;
- Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác
giả;
- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên của tác giả.
b. Kỹ năng (0.5 điểm):


- Đọc- hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả;
- Rèn kỹ năng viết văn miêu tả
c. Thái độ (0.25 điểm):
- Giáo dục cho HS lòng yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với quê hương đất
nước.
=> Năng lực (0.5 điểm): Hình thành và phát triển cho HS một số năng lực: thu
thập thông tin, hợp tác, giao tiếp, cảm thụ...
2. Phương tiện dạy học: 0.5 điểm:
- Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo => 0.25 điểm.
- Các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp => 0.25 điểm.
3. Nội dung hoạt động dạy học: 2.5 điểm
a. Nhiệm vụ học tập của học sinh: 1.0 điểm.
- Đọc văn bản, chỉ ra được:
+ Bức tranh thiên nhiên trên đảo Cô Tô sau cơn bão hiện lên tươi sáng, phong
phú, độc đáo

+ Nghệ thuật miêu tả, xây dựng hình ảnh tinh tế, chính xác, độc đáo
+ Tình cảm yêu mến thiên nhiên của tác giả
- Bảo đảm tất cả học sinh đều tham gia hoạt động, hoạt động của học sinh bám sát
mục tiêu bài học.
b. Quy trình tổ chức hoạt động: 1.0 điểm.
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh (hình thức, thời gian, nhiệm vụ…)
- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ; GV quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời
những khó khăn của HS, hỗ trợ (nếu cần)
- Học sinh báo cáo kết quả, thảo luận, góp ý, bổ sung cho nhau
- Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ; bổ sung (nếu thiếu); mở rộng,
nâng cao (nếu cần); chốt kiến thức
c. Dự kiến tình huống : 0.5 điểm
- Nếu học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ: GV gợi ý, hỗ trợ…
- Nếu học sinh hoàn thành vượt nhiệm vụ: GV ghi nhận, khuyến khích, tuyên
dương…
Câu III: (6.0 điểm)
1. Trình bày ngắn gọn cảm nhận về đoạn trích (3.0 điểm)
- Về kỹ năng: Viết được bài văn cảm nhận, với bố cục hoàn chỉnh; luận điểm, luận
cứ phải rõ ràng, mạch lạc; không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
- Về kiến thức: Trình bày cảm nhận về đoạn trích . Có thể là:
* Tâm nguyện của tác giả: ước nguyện được hòa nhập, dâng hiến
+ Dâng hiến những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất của mình cho quê hương, đất
nước;
+ Cách dâng hiến âm thầm, lặng lẽ, khiêm nhường;
+ Quan niệm về dâng hiến: liên tục, bền bỉ, suốt đời không kể ở tuổi tác
+ Ước nguyện của tác giả thể hiện một lẽ sống đẹp
* Nghệ thuật:
+ Điệp ngữ, ẩn dụ, liệt kê, từ láy, …..
+ Hình ảnh gần gũi, giản dị, tươi sáng, …



+ Giọng điệu tha thiết, trầm lắng, …..
* Suy ngẫm về lẽ sống của mỗi người


2. Phương án hướng dẫn học sinh làm bài: 3.0 điểm
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề (Thuộc kiểu bài nào? Vấn đề nghị luận là gì? Sử
dụng những thao tác nghị luận nào?..).
- Hướng dẫn học sinh tìm ý, lập dàn ý.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm về cách làm bài văn cảm nhận....
Câu IV: (4.0 điểm)
- Nội dung bài tập (1.5 điểm):
+ Đáp ứng yêu cầu về tính khoa học, bám chuẩn kiến thức, kỹ năng để giải quyết
tình huống thực tiễn.
+ Thí sinh chọn vấn đề trong cuộc sống gắn với văn bản Lão Hạc, tránh áp đặt,
khiên cưỡng.
+ Chọn vấn đề phù hợp với học sinh.
- Đề xuất phương án trả lời (2.5 điểm):
+ Cần nêu rõ những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.
+ Đảm bảo tính khoa học nhằm đánh giá đúng năng lực học sinh.
+ Quan điểm, thái độ: đúng đắn, tiến bộ, nhân văn, trách nhiệm...
………………. Hết …………………………….



×