Tải bản đầy đủ (.doc) (212 trang)

Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở khu công nghệ cao thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 212 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

NGUYN TH OANH

QUảN Lý NHà nớci đối vớ hoạt
động i
I
ĐầU TƯ TRựC T ếP nớc ngoà ở khu công
í i
nghệ cao
ThàNH phố hồ ch
m nh

LUN N TIN S
CHUYấN NGNH QUN Lí KINH T

I-


HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

NGUYN TH OANH

QUảN Lý NHà nớci đối vớ hoạt
động i
I
ĐầU TƯ TRựC T ếP nớc ngoà ở khu công
í i
nghệ cao
ThàNH phố hồ ch
m nh



s :

LUN N TIN S CHUYấN
NGNH QUN Lí KINH T Mó



62 34 04 10
.
.

i

NGI HNG DN KHOA HC:
1 TS Nguyn Tn Vinh
2 TS Ngụ Ho Anh
I-


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả

Nguyễn Thị Oanh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
QUẢN

KHU
CÔNG
NGHỆ
CAOnghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với
1.1. Tổng
quan
tình hình

hoạtđộng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu công nghệ cao
1.2. Đánh giá khái quát kết quả của công trình đã công bố và vấn đề đặt ra cần
tiếp tục nghiên cứu trong luận án
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở KHU CÔNG
NGHỆ
CAO
2.1. Tổng
quan về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và Khu công nghệ cao

2.2. Khái quát về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoàiKhu
vàocông nghệ cao
2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia và một số địa phương trong nước trong
việc quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu

công
nghệ cao - bài học cho Thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở KHU CÔNG NGHỆ CAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1
13
13
30
33
33
42

63
72
72

3.1. Tổng quan về Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh
3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp
nướcngoài ở Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh
83
3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực
120
tiếp nước ngoài ở Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở
NHÀ
KHU
CÔNG

THÀNH
PHỐ HỒ
MINH
4.1. XuNGHỆ
hướng CAO
vận động
của dòng
vốn CHÍ
đầu tư
trực tiếp nước ngoài và nhu cầu

131

trực tiếp nước ngoài vào Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh
131
đầu tư
4.2. Quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh
136
4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2025 tầm nhìn 2030
141
KẾT LUẬN
162
KIẾN NGHỊ
164
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

165
166
177


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOT

:

Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (Build
- Operate - Transfer)
BT
:
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (Build-Transfer)
BTO
:
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (Build
- Transfer - Operate)
CNC
:
Công nghệ cao
CNH, HĐH:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DN
:
Doanh nghiệp
FDI

:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct
Investment) FTA
:
Hiệp định Thương mại Tự do (Free trade
agreement)
JICA
:
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (The Japan International
Cooperation Agency)
IMF
:
Quỹ Tiền tệ thế giới (International Monetary
Fund) KCN
:
Khu công nghiệp
KCNC
:
Khu công nghệ cao
KCX
:
Khu chế xuất
KH-CN :
Khoa học, công nghệ
KKT
:
Khu kinh tế
KT-XH
:
Kinh tế - xã hội

KTTĐPN :
Kinh tế trọng điểm phía Nam
MNCs
:
Các công ty đa quốc gia (Multinational corporation)
ODA
:
Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development
:
Assistance) OECD
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(Organization for
Economic Co-operation and Development)
R&D
:
Nghiên cứu và triển khai (Reasearch & Development)
TNCs
:
Các công ty xuyên quốc gia (Transnational
Corporation) UBND
:
Ủy ban nhân dân
UNCTAD :
Diễn đàn thương mại và phát triển của Liên hợp quốc
(United Nations Conference on Trade and
Development) WTO
:
Tổ chức Thương mại Thế giới



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng: Quy trình điều tra nghiên cứu bằng bảng hỏi
8
Bảng 3.1: Tình hình và kết quả thu hút FDI vào Khu công nghệ cao
Thành phố Hồ Chí Minh

81

Bảng 3.2: Tổng hợp số liệu thu hút vốn đầu tư FDI của Thành phố
81
Bảng 3.3: So sánh xuất nhập khẩu của khu vực FDI
82
Bảng 3.4: Kết quả đánh giá về môi trường đầu tư vào Khu công nghệ cao
Thành phố Hồ Chí Minh

84

Bảng 3.5: Đánh giá của các doanh nghiệp FDI về cơ sở hạ tầng ở Khu công
nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh

90

Bảng 3.6: Cơ cấu lao động trong các công ty liên doanh hoạt động ở
Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh
96
Bảng 3.7: Dự án thu hút FDI chia theo lĩnh vực
100
Bảng 3.8: Các hoạt động xúc tiến đầu tư qua các năm ở Khu công nghệ cao
Thành phố Hồ Chí Minh


104

Bảng 3.9: Đánh giá của các DN FDI về công tác thẩm định ở Khu công
nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh

110


DANH MỤC CÁC BIỂU
Trang
Biểu đồ 3.1: Thuế suất thu nhập doanh nghiệp
86
Biểu đồ 3.2: Đánh giá về công nghiệp phụ trợ trong Khu công nghệ cao nói
riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung
93
Biểu đồ 3.3: Dự định liên kết với các doanh nghiệp khác của các doanh
nghiệp FDI trong Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh
97
Hình 3.1: Những lĩnh vực công nghệ ưu tiên phát triển tại Khu công nghệ
cao Thành phố Hồ Chí Minh

98

Biểu đồ 3.4: Tình hình hoạt động xúc tiến đầu tư và cấp phép của Khu công
nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (tính đến tháng 12/2017)
105
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ hoạt động R&D/Tổng doanh thu của một số doanh nghiệp
FDI trong Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh
116

Biểu đồ 3.6: Nguyên nhân dẫn đến chênh lệch trong thu hút FDI theo ngành
nghề, lĩnh vực
128


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hơn một thế kỷ qua, xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế đang có sự gia
tăng mạnh mẽ gắn liền với sự phát triển khoa học công nghệ, quan hệ giữa các
quốc gia ngày càng sâu sắc và phát triển hơn ở nhiều lĩnh vực. Hoạt động đầu tư
quốc tế đã trở nên phổ biến trên phạm vi toàn thế giới với mức độ ngày càng gay
gắt, quyết liệt.
Trước tình hình đó, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, Việt Nam cần phải có một lượng vốn
đầu tư vượt ra ngoài khả năng tự cung cấp. Trong khi các nguồn hỗ trợ phát triển
chính thức và tài trợ của các tổ chức quốc tế đều có hạn thì hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) là rất cần thiết.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định:
"Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta, được khuyến khích
phát triển lâu dài. Thu hút FDI là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các
nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh
tổng hợp phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH phát triển đất nước, xây dựng một
nền sản xuất hiện đại, vững mạnh phục vụ cho cả nhu cầu trong nước và xuất
khẩu, có khả năng hỗ trợ và kích thích phát triển năng lực cho các ngành khác,
tiến tới đổi mới toàn diện xã hội" [41].
Trong đó, giải pháp chủ yếu để thực hiện CNH, HĐH là phát triển các
ngành có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, trong đó Khu công nghệ cao

(KCNC) đóng vai trò quan trọng tập trung thu hút và sử dụng nguồn lực FDI.
Khu công nghệ cao có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo môi trường thuận
lợi thu hút FDI trong lĩnh vực công nghệ cao (CNC), đặc biệt là thu hút các tập
đoàn đa quốc gia. Khu công nghệ cao còn là nơi thu hút, tập hợp lực lượng trí
thức khoa học và công nghệ (KH-CN) trong cả nước, trí thức Việt kiều và các nhà
KH - CN nước ngoài trong nghiên cứu, sáng tạo và chuyển giao công nghệ trực
tiếp cho sản xuất và ươm tạo doanh nghiệp (DN) CNC. Hướng nguồn vốn FDI
vào các lĩnh vực CNC


2

là một trong những mục tiêu quan trọng từ nay đến năm 2030. Trong năm 2018,
nhiều địa phương trên cả nước đã thu hút được lượng lớn FDI, trong đó các lĩnh
vực CNC hiện đang tạo ra một sức hấp dẫn nhất định khi dòng vốn đổ vào nước
ta ngày càng tăng. Tuy nhiên, vai trò của FDI trong các KCNC chỉ thực sự quan
trọng nếu thu hút và sử dụng có hiệu quả cao, tạo được sự phát triển bền vững.
Để thực hiện được nhiệm vụ đó, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động FDI vào các KCNC cần được ưu tiên hàng đầu.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn của khu vực và cả
nước, là mô hình về cách làm chủ động, sáng tạo trong nền kinh tế thị trường từ
những năm 80 của thế kỷ XX và đặc biệt là từ những năm 90 đến nay, khả năng
tăng trưởng kinh tế của Thành phố có vai trò chi phối khả năng tăng trưởng
kinh tế cả nước. Thành phố là một trong những địa phương đi đầu trong thu hút
FDI, đặc biệt là thu hút FDI vào phát triển KCNC, nhờ đó có lợi thế trong xây
dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, từng bước thực hiện nội dung phát triển kinh tế
theo chiều sâu, sự đóng góp tích cực của KCNC cho tăng trưởng kinh tế và thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế là đáng kể, nó đã tạo ra luồng sinh khí mới cho
nền kinh tế.
Trong thời gian qua, hoạt động quản lý nhà nước đối với FDI vào KCNC

Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu đáng kể, cải thiện được
môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý thuận lợi, tạo sân chơi bình
đẳng thu hút ngày càng nhiều đối tác đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cũng cần
phải thừa nhận rằng, công tác quản lý nhà nước còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn
chế, bất cập và cần có những giải pháp để khắc phục, đặc biệt là trong thời kỳ hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế thời giới.
Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm ra giải pháp tối ưu nhằm hoàn thiện quản lý
nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí Minh trở thành yêu
cầu cấp thiết, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn sâu sắc, cụ thể:
Về mặt lý luận:
FDI không phải là một vấn đề mới hiện nay, vì vậy, đã có nhiều công trình
nghiên cứu về vai trò, thực trạng và các giải pháp thu hút và sử dụng FDI ở nước
ta nói chung và các địa phương nói riêng. Các công trình này đã đề cập đến
khung lý thuyết của FDI, từ đó đưa ra các giải pháp. Mặt khác, nội dung nghiên
cứu về


3

FDI chủ yếu đi vào các lĩnh vực, các ngành lớn, chưa có nhiều công trình đi sâu
vào lĩnh vực thu hút và sử dụng FDI ở các ngành CNC và quản lý nhà nước đối
với hoạt động FDI vào các KCNC. Đây là một trong những yếu tố tác động mạnh
đến sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh tái cơ cấu và chuyển đổi
mô hình tăng trưởng kinh tế hiện nay.
Về mặt thực tiễn:
Một là, xuất phát từ những vướng mắc trong quản lý nhà nước đối với hoạt
động FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí Minh. Trên thực tế, trong những năm qua,
lượng FDI thu hút vào KCNC chưa đạt được như kỳ vọng và hoạt động của các
DN FDI trong KCNC vẫn tồn tại nhiều hạn chế như công nghệ thấp, hoạt động
R&D yếu... Một trong những nguyên nhân đó là do quản lý nhà nước chưa thật

sự hiệu quả, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn chồng chéo, thiếu
minh bạch. Vì vậy, cần thiết phải nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước
đối với hoạt động FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí Minh.
Hai là, xuất phát từ nhu cầu về vốn đầu tư trong phát triển các ngành CNC.
Quá trình CNH, HĐH nền kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là những
vấn đề cấp bách đối với các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế thấp như nước
ta hiện nay, quy mô và trình độ các nguồn lực nhỏ bé, yếu kém. Đây là một trong
những hạn chế đã cản trở rất lớn đối với quá trình phát triển và do vậy việc quản
lý các nguồn vốn đầu tư có hiệu quả sẽ trở thành đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế
- xã hội (KT-XH). Trong đó, nguồn vốn FDI đóng vai trò hết sức quan trọng để
nâng cao trình độ, quy mô các nguồn lực và xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, bền
vững.
Ba là, KCNC Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của nước ta. Trên thực tế, sự phát triển KCNC luôn gắn với sự phát triển về
quy mô, trình độ và năng lực thu hút FDI của cả nước. Vì vậy, nhà nước cần phải
tập trung vào việc quản lý hoạt động FDI vào các KCNC, nâng cao hiệu quả của
hoạt động FDI nhằm phát huy vai trò “lan tỏa” của KCNC đến các khu vực khác
trong nền kinh tế.
Bốn là, KCNC Thành phố Hồ Chí Minh có khả năng thu hút một “khối
lượng” lớn nguồn lực FDI. Với nhiều nỗ lực không ngừng, đến nay các KCNC đã
trở thành điểm đến đáng tin cậy về đầu tư CNC tại Việt Nam. Tuy nhiên,
hoạt


4

động FDI vào KCNC ở nước ta được đánh giá là chưa xứng tầm. Số dự án FDI
các ngành CNC chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu FDI, năng lực chuyển giao công
nghệ, đổi mới công nghệ của các DN FDI còn thấp.
Năm là, ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và

cách mạng công nghiệp 4.0. Việc Việt Nam tham gia ngày càng nhiều sân
chơi quốc tế, buộc chúng ta phải tuân thủ những cam kết, “cách chơi”, “luật
chơi” mới đòi hỏi nhà nước cần phải tăng cường công tác quản lý hoạt động đầu
tư nói chung và đầu tư vào các KCNC nói riêng.
Với những hiểu biết nhất định về FDI, tình hình phát triển KCNC
Thành phố Hồ Chí Minh và mong muốn nghiên cứu vị trí, vai trò và tìm ra giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC Thành
phố Hồ Chí Minh nên học viên lựa chọn chủ đề: “Quản lý nhà nước đối với
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu công nghệ cao Thành phố
Hồ Chí Minh” làm đề tài luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực
tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở các KCNC; phân tích, đánh giá
thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí
Minh; đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
hoạt động FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, tổng quan gọn, rõ, phân tích tình hình nghiên cứu về FDI và
quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC ở Việt Nam và quốc tế, chỉ ra
khoảng trống nghiên cứu và xác định những vấn đề mới cần làm rõ.
Thứ hai, nghiên cứu hệ thống hóa, kế thừa có chọn lọc, bổ sung, phát triển
những vấn đề lý luận về cơ sở pháp lý, mục tiêu, yêu cầu, điều kiện quản lý nhà
nước đối với hoạt động FDI vào các KCNC.
Thứ ba, phân tích và đúc kết kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước
của một số nước trên thế giới và một số địa phương trong cả nước. Từ đó rút ra
những bài học cho Thành phố Hồ Chí Minh về hoạt động quản lý nhà nước đối
với FDI trong KCNC.



5

Thứ tư, nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối
với hoạt động FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2002 2017; chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý nhà nước đối
với hoạt động FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ năm, xác định và luận chứng các quan điểm, mục tiêu và đề xuất các
giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở
KCNC Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những nội dung cấu thành về quản lý
nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung:
- Về chủ thể quản lý: Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC
Thành phố Hồ Chí Minh được phân cấp, phân công rõ ràng giữa các cấp Trung
ương và cấp địa phương. Trong khuôn khổ phạm vi của luận án, tác giả tập trung
phân tích, đánh giá vai trò của chính quyền địa phương, cụ thể ở đây là Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong việc quản lý hoạt động FDI ở KCNC.
- Về nội dung quản lý: Luận án tập trung phân tích các nội dung: Xây dựng
và hoàn thiện môi trường đầu tư vào Khu công nghệ cao; Hoàn thiện và tổ chức
thực hiện quy hoạch, danh mục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khu công
nghệ cao; Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư vào các Khu công nghệ cao;
Thẩm định, cấp và điều chỉnh giấy phép đầu tư; Kiểm tra, thanh tra, giám sát
hoạt động của các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong Khu công nghệ
cao.
Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi 15 năm (2002 2017) kể từ khi KCNC Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập đến năm 2017.
Phạm vi về không gian: KCNC Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận
4.1. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận:
- Về phương pháp luận, các luận điểm, giả thiết và luận giải phân tích trong


6

luận án được trình bày trên cơ sở luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
triết học Mác - Lênin, kinh tế chính trị Mác - Lênin và quan điểm của Đảng và
chính sách của nhà nước về quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC.
- Cơ sở thực tiễn để thực hiện đề tài luận án là xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi
hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí
Minh trong thời gian qua.
Phương pháp cụ thể:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp các dữ liệu khoa học đã có để hình
thành cơ sở lý thuyết của quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC,
trong đó coi trọng việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý của nhà
nước đối với hoạt động này.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để phân tích kinh nghiệm
của một số quốc gia và một số địa phương ở Việt Nam và rút ra bài học cho
Thành phố Hồ Chí Minh được sử dụng trong Chương 2 của luận án.
- Phương pháp thu thập, phân tích số liệu thống kê: Đây là các phương pháp
cơ bản được sử dụng hiệu quả trong việc nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận
về vai trò, ảnh hưởng của FDI đến sự phát triển các KCNC. Cụ thể, phương pháp
thu thập, phân tích tài liệu thứ cấp sẵn có được sử dụng để thu thập, khai thác,
tổng hợp thông tin từ các nguồn có sẵn có liên quan, bao gồm các văn kiện, tài
liệu của Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các công trình nghiên
cứu từ các nhà khoa học, các báo cáo, thống kê, kết quả điều tra… của chính
quyền, ban ngành địa phương có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề
nghiên cứu.
- Ngoài các phương pháp sử dụng trong phần nghiên cứu lý luận, phần thực

trạng sẽ kết hợp với các phương pháp như:
+ Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Sử dụng phương pháp điều tra
xã hội học đối với các DN FDI.
Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện bằng công cụ bảng
hỏi. Bảng hỏi được chuẩn bị kỹ theo một cấu trúc xác định và được hỏi theo cách
thức giống nhau cho mọi khách thể nghiên cứu. Đây là phương pháp thu thập
thông tin trực tiếp có nghĩa là bảng hỏi do chính người trả lời ghi vào. Kết
quả điều tra


7

chuẩn hóa được sử dụng để so sánh theo các đặc tính về thời gian, loại hình kinh
tế, quy mô DN, lĩnh vực kinh doanh… và kết quả là các con số phản ánh những
đặc trưng cần nghiên cứu của tổng thể. Các câu hỏi sẽ tập trung vào các chủ đề:
quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí Minh. Kết
quả điều tra thu thập được sử dụng để làm minh chứng cho các nhận định về
thành công, hạn chế của quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC Thành
phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp điều tra xã hội học được tiến hành theo các bước sau đây:
Thứ nhất, lập danh sách đối tượng điều tra:
Đối tượng điều tra bao gồm cán bộ lãnh đạo quản lý của các DN FDI. Đối
tượng này bao gồm: (1) Ban Giám đốc DN; (2) Cán bộ quản lý cấp phòng.
Danh sách các DN điều tra được lập dựa vào danh sách DN và danh sách
các cơ sở trực thuộc DN từ kết quả Điều tra DN các năm trước và nguồn thông
tin của cơ quan thuế, cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh, quản lý DN các cấp…
Cụ thể danh sách DN điều tra năm 2017 được lập trên cơ sở danh sách do Ban
Quản lý KCNC Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp và tham khảo danh sách DN
từ:
Danh sách các DN FDI đã thu được phiếu trong cuộc điều tra DN năm 2017;

Danh sách DN FDI mới thành lập trong năm 2017, đã hoặc chưa đi vào hoạt
động sản xuất kinh doanh;
Danh sách DN FDI thuộc đối tượng và phạm vi điều tra có được từ
các nguồn thông tin khác.
Tổng hợp từ các danh sách trên, chúng tôi sẽ xây dựng danh sách các DN
FDI đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCNC Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai, chọn mẫu: Luận án sẽ chọn mẫu phi xác suất theo cách chọn chỉ
tiêu. Vì số lượng của các công ty FDI trong các KCNC Thành phố Hồ Chí Minh
trong thời điểm khảo sát chỉ dừng lại ở con số 60 công ty. Do đó, chúng tôi
chọn
50 công ty để khảo sát và 10 công ty là mẫu dự trữ. Luận án dựa vào hai đặc
điểm chính: Một là, các công ty đang hoạt động trong KCNC tại Thành phố Hồ
Chí Minh có vốn đầu tư nước ngoài; hai là, quy mô vốn đầu tư. Mỗi công ty
chọn 8 mẫu.


8

Tổng cộng số mẫu đề tài khảo sát là: 50 công ty x 8 mẫu/1công ty = 400
mẫu, mẫu dự trữ: 10. Với độ tin cậy là 95%, 400 mẫu khảo sát đảm bảo tính đại
diện cho tổng thể.
Số phiếu phát ra: 410; Số phiếu thu về: 400
Trong trường hợp lý tưởng, thực hiện cách chọn mẫu xác sất sẽ đáp ứng
được tính đại diện của thông tin. Tuy nhiên với tình hình thực tế số lượng mẫu
công ty quá ít nên phải chọn mẫu theo cách chọn phi xác suất để thông tin xử lý
có ý nghĩa về mặt thống kê.
Các đặc điểm mẫu được sử dụng để xử lý tương quan khi phân tích số liệu
để chính là các loại hình DN FDI và ngành nghề đăng ký kinh doanh của các DN
FDI. Đầu tiên căn cứ vào các loại hình DN FDI chúng tôi sẽ chọn ra các DN:
DN 100% vốn FDI; DN liên doanh; Hợp đồng BOT, BT, BTO; Công ty cổ phần;

Từ các loại hình DN khác nhau chúng tôi lại căn cứ theo ngành nghề đăng ký
kinh doanh của các DN FDI để chọn ra các DN hoạt động trong lĩnh vực: Vi điện
tử - Công nghệ thông tin - Viễn thông; Cơ khí chính xác, tự động hóa; Công nghệ
sinh học; Năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
Bảng: Quy trình điều tra nghiên cứu bằng bảng hỏi
Bước
1

2

3

Mục đích
Định Phương Kỹ thuật xử lý
dạng
pháp
Sơ bộ 1 Khảo sát Thảo luận trực Khai thác, tìm hiểu các
tiếp với đối nội
tượng điều tra. dung liên quan đến đề tài
Số lượng: 5 nghiên cứu trên cơ sở
phiếu
khung lý thuyết QLNN
hoạtxác
động
Sơ bộ 2
Điều
Phiếu điều tra sơ đối
Hiệuvới
chỉnh,
lập FDI

chuỗiở
chỉnh bộ (điều tra thử) câu hỏi cho bảng hỏi, giữ
Số phiếu: 10 lại các biến cần thiết cho
phiếu
điều tra.
Chính
Định
Phiếu điều tra Kết quả điều tra nhận
thức
lượng chính thức.
được
Số phiếu: 400 sẽ được xử lý, làm sạch
phiếu
bằng phần mềm SPSS 20
nhằm cung cấp thông tin
cho những phân tích, đánh
giá về QLNN đối với hoạt
động FDI ở KCNC Thành
phốtựHồ
Chí
Minh.
Nguồn: Tác giả
xây
dựng.

Thời gian
20/3/2018

15/4/2018
20/5/2018

18/6/2018
10/8/2018


9

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp văn bản
Đây là phương pháp dùng để phân tích, nhận định, đánh giá các văn bản.
Phương pháp này áp dụng kết hợp với nghiên cứu văn bản thứ cấp. Nếu nghiên
cứu văn bản thứ cấp chú trọng sưu tầm, tập hợp và dịch thuật thì phương pháp
phân tích văn bản đi sâu vào nội dung, tổng hợp và đưa ra nhận định tổng quát.
Tuy đây là phương pháp quen thuộc nhưng luôn chứng tỏ hiệu quả trong việc
nghiên cứu khoa học xã hội. Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm tìm ra các
mối quan hệ định tính giữa hoạt động với sự phát triển KCNC.
4.2. Cách tiếp cận
Cách tiếp cận khoa học quản lý
Quản lý là một quá trình tác động, gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến
khách thể quản lý một cách hợp quy luật nhằm đạt mục tiêu chung. Muốn quản
lý thành công trước hết phải xác định rõ chủ thể, đối tượng và khách thể quản lý.
Trong luận án, cách tiếp cận khoa học quản lý xem xét chủ thể quản lý chính là
Nhà nước, khách thể quản lý là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Luận án
xem xét cách thức Nhà nước quản lý các DN thông qua phân tích thực trạng
quản lý và đánh giá hiệu quả quản lý DN có vốn đầu tư nước ngoài và hoạt động
đầu tư nguồn vốn FDI.
Quản lý nhà nước nói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản
lý là nhà nước vào các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Luận
án còn xem xét sự tác động của môi trường quản lý như: thể chế, chính
sách,... những thuận lợi, khó khăn từ môi trường quản lý đến nội dung quản lý
của nhà nước đối với nguồn vốn FDI.
Cách tiếp cận quản lý kinh tế

Quản lý nhà nước đối với nền kinh tế là sự quản lý toàn bộ nền kinh tế
quốc dân bằng quyền lực nhà nước, thông qua pháp luật, chính sách, công cụ,
môi trường, lực lượng vật chất và tài chính trên tất cả các lĩnh vực (bao gồm
các thành phần kinh tế) nhằm đảm bảo nền kinh tế quốc dân tăng trưởng và
phát triển bền vững.


10

Quản lý kinh tế là nội dung cốt lõi của quản lý xã hội, vì vậy, quản lý của
nhà nước về kinh tế ở hầu hết các quốc gia đều được thực hiện thông qua cả ba
cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Luận án sử dụng cách tiếp cận này để phân tích thực trạng quản lý của nhà
nước đối với nguồn vốn FDI: Thứ nhất, xem xét về các chính sách quản lý về
môi trường đầu tư (như chính sách về đất đai, mặt bằng kinh doanh; thứ hai,
chính sách về tài chính, tín dụng; thứ ba, chính sách về cải cách hành chính;..);
thứ tư, chính sách về quy hoạch, thu hút đầu tư.
Cách tiếp cận tâm lý
Cách tiếp cận tâm lý được sử dụng nhằm chỉ ra các hiện tượng tâm lý có
ảnh hưởng đến vấn đề quản lý nhà nước đối với các DN có vốn đầu tư nước
ngoài - chủ thể quan trọng trong nguồn vốn FDI. Cụ thể hơn dưới góc độ tâm lý,
luận án chỉ ra được các đặc điểm, cơ chế và các quy luật tâm lý đang ảnh hưởng
đến hoạt động quản lý của các chủ thể có tham gia vào quản lý các DN. Bởi ở
đâu có quyền lực là ở đó có nguy cơ lạm quyền, lộng quyền và tha hóa quyền
lực. Không thể nói quyền lực khi trao cho ai đó và bảo đảm thực hiện thông qua
“lòng tốt” của họ mà phải có cơ chế kiểm soát. Muốn kiểm soát được thì phải
tiếp cận đối tượng được trao quyền từ nhiều phương diện nhưng trước hết đề tài
cần quan tâm đến những phẩm chất tâm lý đảm bảo cho người lãnh đạo, quản lý
đáp ứng được các kỳ vọng của xã hội, của DN thực hiện đúng chức trách của họ.
Đây là những cơ sở quan trọng để đề ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản

lý của nhà nước đối với các DN FDI.
Cách tiếp cận xã hội học
Đây là một trong những hướng tiếp cận rất cần thiết của luận án. Từ góc độ
xã hội học, thông qua các điều tra, khảo sát xã hội học mà có được các thông tin
cụ thể về thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại KCNC Thành
phố Hồ Chí Minh. Từ kết quả điều tra, khảo sát nhóm nghiên cứu sẽ bổ sung các
luận chứng được rút ra từ quá trình phân tích tài liệu thứ cấp. Hiểu biết đúng
thực trạng của sự tác động này là cứ liệu rất quan trọng nhằm đề xuất các nhóm
giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của nhà nước.


11

Cách tiếp cận hệ thống
Cách tiếp cận hệ thống xem xét chủ thể quản lý và khách thể quản lý như
một hệ thống mở, vận động và tồn tại theo những quy luật khách quan. Hệ thống
này gồm nhiều bộ phận, nhân tố có quan hệ chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau. Nếu
một bộ phận nào đó thay đổi thì sẽ ảnh hưởng hoặc kéo theo sự thay đổi của các
bộ phận khác. Cách tiếp cận hệ thống trong luận án thể hiện ở ba khía cạnh:
Ở khía cạnh lập pháp: Luận án xem xét hoạt động quản lý nhà nước đối với
hoạt động FDI vào KCNC là việc xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật đầu
tư nước ngoài, tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong quá
trình hoạt động.
Ở khía cạnh hành pháp: Quản lý của nhà nước thể hiện qua cơ cấu bộ máy
tổ chức và sự phân công trách nhiệm thực hiện cũng như phối hợp thực hiện
các nhiệm vụ trong quá trình hoạt động bằng các công cụ như xây dựng các
chương trình mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch về đầu tư nước ngoài theo từng
thời kỳ khác nhau.
Ở khía cạnh tư pháp: Luận án xem xét cách thức quản lý nhà nước đối với
hoạt động FDI vào KCNC trong việc nhà nước sử dụng các phương pháp nhằm

bảo đảm cho pháp luật đầu tư nước ngoài được thực hiện nghiêm, bảo đảm lợi
ích hợp pháp của các bên tham gia thông qua các cơ quan chức năng như Tòa án
kinh tế; Viện kiểm sát, Thanh tra kinh tế…
5. Những đóng góp về khoa học của luận án
- Qua tổng quan các kết quả nghiên cứu đã đạt được về quản lý nhà nước
đối với hoạt động FDI vào các KCNC, tác giả chỉ ra những khoảng trống về mặt
lý thuyết, những vấn đề con chưa được đồng thuận cần đi sâu nghiên cứu để
hoàn thiện hơn nữa quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI vào các KCNC.
- Trên cơ sở hệ thống hóa các quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu
về quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI vào các KCNC, tác giả đưa ra khái
niệm về quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI vào các KCNC.
- Làm rõ cơ sở lý luận, xây dựng khung phân tích về quản lý nhà nước đối
với hoạt động FDI vào các KCNC; khái quát, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn về
quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI vào các KCNC có giá trị tham khảo đối
với KCNC Thành phố Hồ Chí Minh.


12

- Luận án xác định nội dung của quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI
vào KCNC và các nhân tố ảnh hưởng, bao gồm nhân tố bên trong và nhân tố
bên ngoài.
- Đánh giá đầy đủ, khách quan thực trạng, chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế
và nguyên nhân của quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC Thành phố
Hồ Chí Minh giai đoạn 2002 - 2017.
- Dự báo xu hướng vận động của dòng vốn FDI vào KCNC Thành phố Hồ
Chí Minh và đề xuất định hướng, hệ thống giải pháp hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với hoạt động FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và

phụ lục, luận án có kết cấu gồm 4 chương, 11 tiết.


13

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở KHU CÔNG NGHỆ CAO
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở
KHU CÔNG NGHỆ CAO

1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan của học giả nước ngoài
Ở nhóm này, luận án giới thiệu, phân tích những vấn đề được đề cập giải
quyết trong các công trình nghiên cứu về FDI nói chung và quản lý nhà nước đối
với FDI vào KCNC nói riêng của một số học giả trên thế giới như Đức, Mỹ, Nhật
Bản, Trung Quốc, Thái Lan…
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước về đầu tư trực tiếp nước
ngoài nói chung
Trong tác phẩm Toàn tập, tập 27, V.I.Lênin cho rằng: Hoạt động FDI là hoạt
động “xuất khẩu tư bản” từ các nước tư bản phát triển sang các nước thuộc địa
nhằm duy trì sự áp bức bóc lột và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Trong các
nước lạc hậu này, lợi nhuận thường cao, vì tư bản hãy còn ít, giá đất đai tương đối
thấp, tiền công hạ, nguyên liệu rẻ [88]. Trong cuốn “Chủ nghĩa đế quốc, giai
đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” Lê-nin khẳng định: “Việc xuất khẩu tư bản
ảnh hưởng đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và thúc đẩy nhanh sự phát triển
đó trong những nước đã được đầu tư. Cho nên nếu trên một mức độ nào đó việc
xuất khẩu có thể gây ra một sự ngưng trệ trong sự phát triển của các nước xuất
khẩu tư bản...” [89]. Theo Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), FDI được hiểu là “số

vốn đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài, trong một doanh nghiệp
hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Ngoài mục
đích lợi nhuận, nhà đầu tư mong muốn tìm được chỗ đứng trong việc quản lý
doanh nghiệp và mở rộng thị trường” [108]. Khái niệm này đề cập đến hai yếu tố
là tính lâu dài của hoạt động đầu tư và động cơ đầu tư.


14

Trên cơ sở tìm hiểu nguồn gốc, bản chất của FDI, các nhà khoa học trên
thế giới đã tích cực nghiên cứu vai trò, tác động của FDI đến sự phát triển kinh
tế - xã hội của các quốc gia.
Nghiên cứu "How Does Foreign Direct Investment Affect Economic
Growth?" của Borensztein et al (1995 - 1998) sử dụng số liệu của 69 nước đang
phát triển giai đoạn 1970 - 1989 để hồi quy [94]. Kết quả cho thấy FDI ròng chỉ
có ảnh hưởng nhẹ đến tăng trưởng, nhưng khi sử dụng số nhân của FDI với trình
độ của lực lượng lao động làm biến độc lập thì biến này có hệ số dương và ý
nghĩa thống kê. Tác giả kết luận “FDI chỉ có tác động tích cực đến tăng trưởng
kinh tế khi nước nhận đầu tư có lực lượng lao động đạt đến trình độ nhất định.
Dưới mức đó, FDI hầu như không có tác động đến tăng trưởng kinh tế”. Điều này
cũng hoàn toàn đồng nhất với nghiên cứu của Carkovic, M&R.Levine trong
“Does Foreign Direct Investment Accelerate Economic Growth? in Does
Foreign Direct Investment Promote Development?”. Carkovic và Levine đã
chỉ ra rằng không một tác động cụ thể nào của FDI được thể hiện rõ trong thời
gian dài, ví dụ như khảo sát trong giai đoạn 1960 - 1995 và chỉ có một số tác
động nổi bật nhưng mang tính nhất thời trong khoảng thời gian 5 năm liên tiếp
[95]. Không có một tài liệu cụ thể nào chỉ ra được những biến số phù hợp hàm
chứa tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, Klein và các cộng sự
lập luận rằng, trong ngắn hạn, nguồn vốn FDI là chìa khóa quan trọng đối với
tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển [116]. Các nhà nghiên cứu

cho rằng FDI là cách thức quan trọng nhất để chuyển giao tri thức, kỹ năng, kinh
nghiệm quản lý từ các nước có trình độ phát triển cao hơn sang các nước có trình
độ phát triển thấp hơn trong khi những điều này cấu thành trọng yếu cho tăng
trưởng và phát triển kinh tế thông qua việc tăng năng suất lao động tại các quốc
gia đang phát triển.
Nghiên cứu tác động của FDI đến phân phối và việc làm, luận án tiến sĩ của
Faramarz AKARAM, Foreign Direct Investment in Developing Countries:
Impact on Distribution and Employment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các
nước đang phát triển: Tác động vào phân phối và việc làm, được thực hiện tại
Khoa Kinh tế


15

và Khoa học xã hội tại Đại học Fribourg, Switzerland chứng minh rằng, lý thuyết
tân cổ điển truyền thống không cho phép hiểu được những tác động của đầu tư
nước ngoài tới nước chủ nhà trong bối cảnh toàn cầu hiện đại đã và đang
định hình kể từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ. Nguyên nhân chính là thị
trường, dù là thị trường cạnh tranh, cũng không thể tự điều chỉnh [103]. Do đó, lý
thuyết tân cổ điển cho thấy sự thiếu sót để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội cơ
bản. Kinh tế học hiện đại về cơ bản là lý luận về kinh tế thị trường có sự điều tiết
của nhà nước. Nghiên cứu của Slaughter đánh giá tác động của các công ty đa
quốc gia đến cả cầu và cung lao động có kỹ năng của thị trường lao động nước
nhận đầu tư [122].
Đánh giá vai trò của FDI đối với chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp,
trường hợp ngành công nghiệp ô tô ở Trung Âu và Đông Âu, nghiên cứu
“Foreign Direct Investment and Restructuring in the Automotive Industry
in Central and East Europe” của Radosevic. S, Rozeik. A đã chỉ ra những yếu
tố giải thích quy mô và chiều sâu của chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ô
tô; hiệu quả kinh tế của việc tái cơ cấu ngành công nghiệp ô tô trong điều kiện

ràng buộc về lao động, thương mại và công nghệ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng
chỉ ra vai trò của chính sách cấp quốc gia và cấp EU trong việc định hình FDI và
chuyển dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp ô tô ở Trung Âu và Đông Âu [123].
Nghiên cứu của tác giả FU Lifen cũng đã phân tích các tác động của FDI đến sự
phát triển cơ cấu ngành công nghiệp của Trung Quốc, cũng như phân tích sự thay
đổi cơ cấu ngành công nghiệp giai đoạn 1985 - 2008 ở Trung Quốc [105]. Kết
quả cho thấy: FDI có thể thúc đẩy công nghiệp Trung Quốc phát triển và tối ưu
hóa trực tiếp sự phát triển đó thông qua một gói các hiệu ứng, chẳng hạn như sự
thay đổi của cấu trúc cầu, tích lũy vốn, tiến bộ công nghệ, thay đổi thể chế và
phát triển thương mại xuất khẩu.
Trong một nghiên cứu của Aizenmen và Noy về mối quan hệ hai chiều giữa
FDI và thương mại của hai nhóm nước: Các nước phát triển và các nước đang
phát triển đã chỉ ra rằng mối quan hệ hai chiều giữa thương mại và FDI mạnh
hơn


16

ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển. Trong bối cảnh nghiên cứu
lúc bấy giờ, FDI thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn [91]. Fukao et al đã phân tích các
thay đổi gần đây trong hoạt động thương mại của các nước Đông Á và phân tích
vai trò của FDI trong những thay đổi đó trong giai đoạn 1988 - 2000
[106]. Nghiên cứu của họ cho thấy trao đổi thương mại giữa các DN cùng ngành
của các nước Đông Á đã tăng lên nhanh chóng trong khoảng thời gian nghiên
cứu. Đặc biệt là trong trường hợp ngành công nghiệp điện tử nói chung và ngành
cơ khí chính xác nói riêng. Họ cũng thấy rằng vốn FDI có tác động tích cực
trong trao đổi thương mại trong ngành công nghiệp thiết bị điện. Cuối cùng, họ
kết luận rằng ở Đông Á, FDI đóng vai trò quan trọng đối với sự gia tăng thương
mại giữa các DN ở các quốc gia.
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước về quản lý nhà nước

đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
Công trình nghiên cứu "Đầu tư trực tiếp nước ngoài và công nghiệp hóa ở
Malaixia, Xingapo, Đài Loan và Thái Lan" của OECD, các tác giả Linda Y. C.
Lim và Pang E. Fong đã đề cập một số chính sách thu hút FDI của Malaixia,
Xingapo, Đài Loan và Thái Lan [117]. Trong bài nghiên cứu "Tác động của
chính sách tự do hóa thương mại và đầu tư đến nền kinh tế Malaixia" trong
cuốn "Các nền kinh tế phát triển XXXII - 4", tác giả Yumiko Okamoto cũng đã
có đề cập đến một số chính sách về chuyển giao công nghệ, liên kết các ngành
kinh tế... của Malayxia [127]. Công trình nghiên cứu“Malaixia - Tổng quan về
khung pháp lý trong đầu tư trực tiếp nước ngoài” của tác giả Arumugam
Rajenthran đã phân tích các khía cạnh pháp lý liên quan đến FDI ở Malayxia
về lập pháp, đất đai, lao động, môi trường; một số chính sách khuyến khích về
thuế và phi tài chính; các quyền sở hữu trí tuệ; quản lý và giải quyết các tranh
chấp... Ở công trình nghiên cứu này, tác giả chủ yếu phân tích trên góc độ vĩ mô,
gắn với bối cảnh cụ thể để phân tích cội nguồn xuất phát của những chủ trương,
chính sách cũng như mục tiêu của những quy định trong chính sách thu hút FDI
của Malayxia. Đồng thời, công trình nghiên cứu cũng nêu lên một số thách thức
của Malayxia trong vấn đề


17

xử lý các mối quan hệ với các nước láng giềng ASEAN liên quan đến bản thỏa
thuận về thương mại, đến các khía cạnh đầu tư (TRIM) và bản thỏa thuận về các
vấn đề thương mại trong quyền sở hữu trí tuệ (TRIP). Tuy nhiên, công
trình nghiên cứu này cũng chưa nghiên cứu đầy đủ nội dung các chính sách thu
hút FDI mà Malayxia đã áp dụng [92].
Trong bài phân tích của Institute of International economics “FDI in
Developing Countries and Economies in Transition: Opportunities, Dangers,
and New Changes”, (Đầu tư nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển và

các nền kinh tế đang chuyển đổi: Cơ hội, thách thức và những đổi mới). Tác giả
khuyến nghị, để phát huy vai trò tích cực của FDI, nước nhận đầu tư không
những cần có chính sách tăng cường thu hút FDI, mà còn phải có chính sách chủ
động định hướng FDI theo hướng hiệu quả [111].
Báo cáo “Vietnam Economic report on Industrilization and Industry
Policy” vào tháng 10 năm 2005 do Ngân hàng Thế giới (World Bank) công
bố đã có những phân tích sâu sắc cùng với những số liệu được thu thập chính
xác về hoạt động công nghiệp hóa cũng như các chính sách công nghiệp đối với
các DN nói chung và các DN FDI nói riêng hoạt động tại Việt Nam. Trong đó,
báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của các chính sách hành chính cần thiết để
hỗ trợ cho sự phát triển của khu vực DN FDI, bao gồm: khung quy phạm pháp
luật, quy định về xuất nhập cảnh, đất đai cho thuê, lao động, tín dụng, thuế
và các chính sách thượng mại quốc tế. Tuy nhiên, báo cáo cũng đề cập đến một
vấn đề là nguy cơ không thống nhất của các chính sách và chính điều đó là rào
cản gây khó dễ cho các hoạt động của các DN. Theo đó, báo cáo đưa ra nhưng
hạn chế và gợi ý thay đổi cần thiết, những đánh giá mang tính phù hợp với thực
trạng quản lý các DN FDI tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng để nhằm
giúp cho các chính sách hành chính có tác dụng thực tế hơn đối với bộ phận DN
này [128].
Trong nghiên cứu về cải cách chính sách và FDI ở châu Phi của Elizabeth
Asiedu, tác giả đưa ra nhận định: “Tiến độ tuyệt đối nhưng suy giảm tương đối”,
mặc dù đã có những cải thiện trong môi trường chính sách của châu Phi về
FDI.


18

Họ lập luận rằng, mặc dù Chính phủ đã cải cách thể chế, cải thiện cơ sở hạ tầng
và đơn giản hóa khung pháp lý về FDI, tuy nhiên hiệu quả đã không có những
bước đột biến so với những cải cách được thực hiện. Vì vậy, so với những vùng

khác, châu Phi đã trở nên ít hấp dẫn đối với FDI. Nghiên cứu đưa ra một kết luận
quan trọng là: Trong một nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu, không chỉ cần cải thiện
môi trường chính sách mà cần cải tiến một cách toàn diện hệ thống chính sách
của nền kinh tế [102].
Khalid Sekkat và MarieAngeVeganzones-Varoudakis trong nghiên cứu
“Openness, Investment Climate, and FDI in Developing Countries” đã bàn về cải
cách thể chế và các biện pháp để cải thiện môi trường cho các DN của nền kinh
tế, bước đầu khôi phục niềm tin vào nền kinh tế của các nước đang phát triển.
Các nước đang phát triển tập trung vào đầu tư sẽ nâng cao khả năng cạnh
tranh và năng suất sản xuất của mình, đồng thời cũng giải quyết nhu cầu cấp
bách về kinh tế và xã hội trong ngắn hạn. Các nhà đầu tư được chào đón đầu tư
vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong những lĩnh vực có thể
góp phần để xuất khẩu [115].
Ramkishen Rajan lập luận rằng, các chính sách của Chính phủ là nền tảng
để một quốc gia xây dựng môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Nghiên cứu liên quan đến 32 nền kinh tế đang phát triển về mối quan hệ giữa chi
phí hành chính và FDI với GDP sau khi kiểm soát các yếu tố khác. Môi trường
chính sách trong nước có ảnh hưởng đến thu hút FDI nhằm mang lại vốn, bí
quyết công nghệ, tổ chức, quản lý, tiếp thị và mạng lưới sản xuất toàn cầu, tạo
điều kiện tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các nước thu hút FDI. FDI có thể
góp phần phát triển kinh tế của một quốc gia bằng cách: tăng nguồn lực tài chính
cho phát triển; tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu; bảo vệ môi trường và xã hội;
tăng cường tiến bộ khoa học công nghệ (chuyển nhượng, khuếch tán và thế hệ
của công nghệ) [124].
Báo cáo đầu tư thế giới năm 2012, Towards A New Generation Of
Investment Policies (Định hướng một mô hình các chính sách mới trong đầu
tư) chỉ ra những đóng góp tích cực trong sự hợp tác giữa các DN nước ngoài và
các



×