PHÒNG GD & ĐT ABC
Trường THCS ABC
GIÁO ÁN
HĐNGLL LỚP 7
`
Họ và tên: ABC
Tổ: ABC
N¨m häc ABC
Tuần 2
Ngày soạn : 01/ 09 / 2016
Tiết 01
Ngày dạy : 07 / 09 / 2016
CHỦ ĐIỂM THÁNG 9:
“TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG”
Hoạt động 1: Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học mới
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ nội quy, nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của nó.
- Tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp hành tốt nội quy của trường, hoàn
thành tốt nhiệm vụ năm học.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng giao tiếp, phát biểu trước tập thể, kĩ năng khéo léo.
3. Thái độ:
- Tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp hành tốt nội quy của trường.
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TỎNG HOẠT ĐỘNG:
- Kĩ năng tự nhận thức về giá trị của bản thân khi thực hiện nội quy và nhiệm vụ năm học.
- Kĩ năng tự tin để thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ năm học.
- Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến người khác về nội quy và nhiệm vụ năm học.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về việc thực hiện nội quy và nhiệm vụ năm học.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Thảo luận
- Tranh luận
- Trình bày 1 phút
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Tài liệu
- SGK HĐGDNGLL lớp 7 – NXB GD – năm 2002.
- Tài liệu tham khảo dành cho GV THCS môn HĐGDNGLL.
- Tài liệu tập huấn về công ước LHQ về QTE.
- Giáo dục kĩ năng sống trong HĐGDNGLL của bộ giáo dục.
2. Phương tiện
- Một bản nội quy của nhà trường.
- Một bản ghi nhiệm vụ chủ yếu của năm học.
- Một số bài hát ca ngợi về trường lớp.
V. LÊN LỚP
- Ổn định.
- Khởi động.
- Tiến trình hoạt động.
TG
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
5’
Phần 1: Khám phá
Để khắc phục những vi phạm thường xảy ra ở tuổi học trò chúng ta, tôi xin mời các bạn cùng
đến với tiểu phẩm vui do các bạn trong lớp dàn dựng. Tham gia tiểu phẩm này gồm có các bạn
sau đây: Thơ, Thanh, Sơn, Duy, Ly, Thy. Mời các bạn cùng hoan nghênh.
Mời các bạn lên trình bày tiểu phẩm của mình.
Qua tiểu phẩm, cũng giáo dục chúng ta luôn làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy và thực hiện nghiêm túc
nội quy nhà trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, hy vọng các bạn yếu kém cố gắng vươn
lên hòa nhịp với phong trào học tập chung của lớp ta.
* Tuyên bố lí do:
Để giúp cho các bạn hiểu được nội quy của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới, từ đó giáo
10’
30’
dục các bạn có ý thức tôn trọng nội quy, tích cực rèn luyện đạo đức và học tập phấn đấu trở
thành con ngoan, trò giỏi, đội viên chăm. Mời các bạn cùng đến với tiết HĐNG “Thảo luận nội
quy và nhiệm vụ năm học mới”. Đó chính là lí do tiết hoạt động hôm nay.
* Giới thiệu đại biểu:
- Về dự tiết hoạt động hôm nay có giáo viên chủ nhiệm cùng tập thể học sinh lớp 7/2. Đề nghị
các bạn nhiệt liệt hoan nghênh.
- BGK của tiết học hôm nay là 2 bạn: Võ Duy Tân và Nguyễn Thị Ngọc Thanh.
- Thư kí là bạn: Lệ Thị Thùy Dương
- Mời các bạn có tên lên vị trí của mình.
* Giới thiệu chương trình hoạt động
1) Tìm hiểu về nội quy nhà trường
2) Thảo luận về nội quy và nhiệm vụ năm học
3) Thi văn nghệ mừng năm học mới
4) Trò chơi giải ô chữ
Phần 2: Kết nối
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nội quy nhà trường
Nội dung đầu tiên trong hoạt động của chúng ta hôm nay là tìm hiểu về nội quy nhà trường.
Xin mời bạn lớp trưởng lên đọc nội quy nhà trường cho cả lớp cùng nghe. Xin mời bạn (đọc bản
nội quy nhà trường)
Cám ơn bạn!
Mời bạn lớp phó học tập lên đọc: Nhiệm vụ của HSTHCS. Xin mời bạn (LPHT đọc nhiệm vụ
của HS THCS)
Cám ơn bạn!
Phần 3: Thực hành luyện tập
Hoạt động 2: Thảo luận về nội quy và nhiệm vụ năm học
I. Thảo luận
Như đã chuẩn bị, mời các tổ sẽ cùng tôi thảo luận những câu hỏi. Và khi câu hỏi tôi đọc thuộc tổ
nào, tổ đó sẽ đưa ra câu trả lời, các tổ khác sẽ có nhiệm vụ nhận xét câu trả lời của tổ bạn. Bây
giờ chúng ta sẽ bắt đầu
1) Bạn hãy tóm tắt lại nội quy của nhà trường
2) Việc thực hiện đúng nội quy của nhà trường sẽ có tác dụng gì đối với bản thân?
3)Theo bạn, điều gì xảy ra nếu ta không thực hiện tốt nội quy?
4) Trong các nội quy trên, nội quy nào là quan trọng nhất?
5) Bạn đã thực hiện được các nội quy nào?
* Gợi ý:
1) 16 điều và gồm 5 phần chính
- Kỉ luật trật tự (3 điều)
- Thực hiện nếp sống văn minh (4 điều)
- Học tập (4 điều)
- Giữ vệ sinh chung (2 điều)
- Bảo vệ của công (3 điều)
2) Giúp bản thân có ý thức học tập, kết quả học tập cao, giữ tác phong tốt của người HS,…
3) Khung cảnh lôn xộn, mọi người tự làm theo ý mình, mất trật tự,…
4) Đi học đúng giờ, học bài, làm bài đầy đủ, lễ phép với thầy cô,…
5) HS tự nêu
II. Xử lí tình huống
Như đã chuẩn bị, mời các tổ sẽ cùng tôi xử lí 4 tình huống đưa ra. Khi câu hỏi đọc thuộc tổ nào,
tổ đó sẽ đưa ra câu trả lời, các tổ khác sẽ có nhiệm vụ nhận xét câu trả lời của tổ bạn.
Tình huống 1: Giả sử có một phụ huynh đến trường ta tìm gặp con hoặc BGH, bạn sẽ làm gì?
Tình huống 2: GiảGVCN nhờ bạn dò bài bạn không thuộc, thái độ của bạn lúc đó ra sao? Bạn sẽ
khắc phục tình trạng này bằng cách nào?
Tình huống 3: Nếu đi ra đường thấy các bạn chạy xe đánh võng, hoặc đi hàng 2, hàng 3, thái độ
của bạn ra sao?
Tình huống 4: Giả sử bạn thấy một bạn nào đó lấy khăn quàng cột sách vở hoặc chân tay bị trầy
xước, bạn ấy lấy khăn quàng băng bó vết thương. Bạn nghĩ gì về hành động này?
Trên đây là những câu hỏi chúng ta vừa thảo luận. Và tôi cũng như ban cán sự lớp hy vọng các
bạn làm tốt như những điều các bạn đã nói, đã nghĩ để lớp ta ngày càng tiến lên. Để bầu không
khí lớp bớt căng thẳng, mời các bạn cùng đến với hoạt động 3.
Hoạt động 3: Thi văn nghệ mừng năm học mới
Mỗi tổ cử năm bạn tham gia thi văn nghệ: có thể hát hay múa, diễn tiểu phẩm nào đó. Điểm tối
đa cho phần diễn này là 10 điểm. Mời các tổ.
Cám ơn phần biểu diễn văn nghệ giữa các tổ.
Mời BGK nhận xét, cho điểmThư kí công bố điểm và ghi điểm lên bảng.
Phần 4: Vận dụng
Hoạt động 3: Trò chơi giải ô chữ
1) Ô chữ gồm 15 chữ cái: Đây là điều mà mỗi HS khi đi học điều phải thực hiện?
2) Ô chữ gồm 10 chữ cái: Đây là việc làm của nhà trường đối với các bạn chưa làm tốt nhiệm vụ
của mình?
3) Ô chữ gồm 6 chữ cái: Đây là hành vi tốt của mỗi HS?
4) Ô chữ gồm 12 chữ cái: Đây là nhiệm vụ chủ yếu nhất của từng cá nhân trước khi bước chân
vào lớp?
5) Ô chữ gồm 8 chữ cái: Đây là nhiệm vụ của HS trong mỗi tiết học nhằm giúp GV thực hiện
tiết dạy tốt?
6) Ô chữ gồm 8 tiếng: Đây là quy định được thực hiện từ nhà trường đến toàn xã hội?
1
N
O
I
Q
U
Y
N
H
A
T
R
U
O
N
G
2
X
U
L
I
K
I
L
U
A
T
3
L
E
P
H
E
P
4
H
O
C
B
A
I
L
A
M
B
A
I
5
P
H
A
T
B
I
E
U
6
CHAP HANH TOT LUAT AN TOAN GIAO THONG
Tiết học với chủ đề: “Thảo luận về nội quy và nhiệm vụ năm học mới đến đây là kết thúc. Kính
mời GVCN đánh giá, nhận xét tiết hoạt động của chúng em.
VI. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
Nhận xét: tích hợp quyền trẻ em điều 12, 13, 31
Điều 12: Ý kiến của trẻ em: Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến của mình và ý kiến của trẻ em phải
được xem xét trong mọi vấn đề hoặc thủ tục có liên quan tới trẻ em. Ý kiến của trẻ em phải được coi
trọng một cách thích đáng, phù hợp với độ tuổi và độ trưởng thành của các em.
Điểu 13: Tự do ngôn luận: Trẻ em có quyền tự do bày tỏ các quan điểm của mình, quyền tìm kiếm,
thu thập thông tin và làm cho người khác biết được thông tin, bất kể sự cách biệt giữa các nước và
trong điều kiện không làm ảnh hưởng đến các quyền và thanh danh của người khác, hoặc vi phạm an
ninh quốc qia, trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng hoặc đạo đức.
Điều 31: Vui chơi giải trí và các hoạt động văn hóa: Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí và tham gia
các hoạt động văn hóa và nghệ thuật.
Dặn dò:
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ với chủ đề ca ngợi về mái trường của em.
- Tìm hiểu về truyền thống của nhà trường.
- Chuẩn bị bài hát, câu hỏi về trường lớp.
- Chuẩn bị tiết sau: Thi tìm hiểu về truyền thống của nhà trường.
Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
Tuần 4
Tiết 02
Ngày soạn : 14/ 09 / 2016
Ngày dạy : 21 / 09 / 2016
CHỦ ĐIỂM THÁNG 9:
“TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG”
Hoạt động 2: Thi tìm hiểu về truyền thống của nhà trường
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức:
Củng cố, khắc sâu truyền thống của trường, thi văn nghệ với chủ đề “Trường em”,
những tấm gương dạy tốt của thầy cô giáo và gương học tốt của HS.
2. Kĩ năng:
Biết tìm kiếm, lựa chọn trong quá trình tìm hiểu truyền thống nhà trường, tự tin và kiên
định khi trình bày ý kiến của mình trong cuộc thi.
3. Thái độ:
Phấn khởi, tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của trường, lớp bằng việc phấn đấu
học tập và tu dưỡng tốt trong năm học mới.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TỎNG HOẠT ĐỘNG:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống của nhà trường.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về những điểm cơ bản trong truyền thống nhà trường.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Bản đồ tư duy.
- Suy nghĩ – thảo luận cặp đôi – chia sẻ.
- Trình bày 1 phút.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Tài liệu
- SGK HĐGDNGLL lớp 7 – NXB GD – năm 2002.
- Tài liệu tham khảo dành cho GV THCS môn HĐGDNGLL.
- Tài liệu tập huấn về công ước LHQ về QTE.
- Giáo dục kĩ năng sống trong HĐGDNGLL của bộ giáo dục.
2. Phương tiện
- Một số câu hỏi, câu đố và đáp án về truyền thống nhà trường.
- Các bài hát về trường, lớp, về thầy cô.
- Các câu chuyện về danh nhân hoặc địa phương mà trường mang tên.
- Giải ô chữ.
V. LÊN LỚP
- Ổn định.
- Khởi động.
- Tiến trình hoạt động.
TG
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
5’
Phần 1: Khám phá
Hãy viết ra những từ nói về truyền thống nhà trường
TRUYỀN THỐNG
40’
* Tuyên bố lí do:
Các bạn thân mến, là HS chúng ta phải biết xem trường học như là ngôi nhà thức 2 của mình,
chúng ta phải biết yêu trường mến lớp. Và nếu có yêu trường, mến lớp, bản thân chúng ta cũng
phải biết truyền thống trường ta. Đó cũng chính là lí do của buổi HĐGDNGLL hôm nay.
* Giới thiệu đại biểu:
- Về dự tiết hoạt động hôm nay có giáo viên chủ nhiệm cùng tập thể học sinh lớp 7/2. Đề nghị
các bạn nhiệt liệt hoan nghênh.
* Giới thiệu chương trình hoạt động
1) Thi tìm hiểu về truyền thống nhà trường
2) Thi văn nghệ mừng năm học mới
3) Trình bày 1 phút
4) Trò chơi giải ô chữ
Phần 2: Kết nối
Hoạt động 1: Thi tìm hiểu về truyền thống nhà trường
- BGK của tiết học hôm nay là 2 bạn: Võ Duy Tân và Nguyễn Thị Ngọc Thanh.
- Thư kí là bạn: Lệ Thị Thùy Dương
- Mời các bạn có tên lên vị trí của mình.
1) Bạn hãy cho biết trường ta được thành lập vào năm nào? Hiệu trưởng đầu tiên và hiện nay của
trường ta là những ai?
2) Bạn có biết giáo viên lớn tuổi nhất của trường ta là ai không?
3) Trường ta nằm ở xã nào?
4) Bạn hãy cho biết ai là hội trưởng hội PHHS năm học 2015 – 2016?
5) Hãy kể một số gương học tốt trong trường mà bạn biết?
6) Bạn cần phải làm tốt những việc gì để phát huy truyền thống của nhà trường?
7) Trường ta có 78 GV là đúng hai sai?
BGK nhận xét, cho điểm. Thư kí ghi điểm lên bảng.
Mời các bạn cùng hát tập thể bài : Mái trường mến yêu.
Hoạt động 2: Thi văn nghệ với chủ đề : « Hát mừng năm học mới »
Thi văn nghệ với chủ đề: « Trường em »
Các tổ lần lượt lên trình bày những bài hát có chủ đề : « Trường em »
4 tổ cùng lên bảng : thi đua tìm tên bài hát có chủ đề về trường lớp, thầy cô giáo
Thể lệ như sau : trong thời gian 2 phút, đội nào ghi được nhiều đáp án nhất, đội đó sẽ thắng.
Mời đại diện 4 tổ lên bảng thực hiện phần thi của mình.
BGK nhận xét, cho điểm. Thư kí ghi điểm lên bảng.
Phần 3: Thực hành luyện tập
Hoạt động 3 : Trình bày 1 phút
- Bạn tổ chức sẽ đưa ra 4 tiêu đề nói về truyền thống nhà trường, các tổ sẽ tiến hành bốc thăm –
hội ý và cử đại diện lên trình bày. Thời gian quy định là 1 phút, nếu phạm quy sẽ bị trừ điểm.
- Thể lệ quy định như sau :
+ Tác phong nhanh nhẹn, nghiêm túc (2đ)
+ Đảm bảo thời gian (2đ)
+ Nội dung trình bày lưu loát, mạch lạc, rõ ràng (6đ)
- Tổng điểm đạt: 10đ
- Sau đây là 4 tiêu đề nói về truyền thống nhà trường, mời các bạn cùng lắng nghe:
1) Bạn hãy nêu cụ thể 3 – 5 truyền thống của trường ta
2) Trong những truyền thống nhà trường mà bạn biết, thì theo bạn truyền thống nào là tiêu biểu
nhất? Vì sao?
3) Theo bạn, làm thế nào để phát huy truyền thống nhà trường?
4) Lớp ta đã làm gì để góp phần phát huy truyền thống nhà trường?
Mời đại diện các tổ lên trình bày.
BGK nhận xét, cho điểm. Thư kí ghi điểm lên bảng.
Mời tất cả các bạn cùng hát bài: Em yêu trường em.
Phần 4: Vận dụng
Hoạt động 4: Trò chơi giải ô chữ
Thể lệ cuộc thi như sau: mỗi đáp án đúng sẽ được 10 điểm, nếu sai sẽ bị trừ 2 điểm. Trò chơi
giải ô chữ bắt đầu:
1) Ô chữ gồm 13 chữ cái: Nói về việc mà HS ở các phòng học phải thực hiện trước khi ra về?
2) Ô chữ gồm 11 chữ cái: Điều mà tiết HĐGDNGLL cần tìm hiểu về nhà trường?
3) Ô chữ gồm 6 chữ cái: Điều mà mỗi HS cần phải thực hiện trong mỗi tiết học?
4) Ô chữ gồm 15 chữ cái: Điều mà mỗi HS cần thực hiện khi đi trên đường?
5) Ô chữ gồm 9 chữ cái: Việc mà HS cần thực hiện trong suốt năm học?
chữ cái
6) Ô chữ gồm 9 chữ cái: Đây là phẩm chất mà tất cả HS cần phải có?
7) Ô chữ gồm 6 chữ cái: Điều mà tất cả HS khi đến trường đều phải thực hiện?
1
T
A
T
Đ
E
N
T
A
T
Q
U
A
T
2
T
R
U
Y
E
N
T
H
O
N
G
3
T
R
A
T
T
U
4
A
N
T
O
A
N
G
I
A
O
T
H
O
N
G
5
C
H
U
Y
E
N
C
A
N
6
C
H
A
M
C
H
I
7
N
O
I
Q
U
Y
BGK nhận xét, cho điểm. Thư kí ghi điểm lên bảng.
Tiết học với chủ đề: “Thi tìm hiểu về truyền thống nhà trường” đến đây là kết thúc. Kính mời
GVCN đánh giá, nhận xét tiết hoạt động của chúng em.
VI. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
Nhận xét: tích hợp quyền trẻ em điều 13, 31, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông.
Điểu 13: Tự do ngôn luận: Trẻ em có quyền tự do bày tỏ các quan điểm của mình, quyền tìm kiếm,
thu thập thông tin và làm cho người khác biết được thông tin, bất kể sự cách biệt giữa các nước và
trong điều kiện không làm ảnh hưởng đến các quyền và thanh danh của người khác, hoặc vi phạm an
ninh quốc qia, trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng hoặc đạo đức.
Điều 31: Vui chơi giải trí và các hoạt động văn hóa: Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí và tham gia
các hoạt động văn hóa và nghệ thuật.
Dặn dò:
- Chuẩn bị cho tiết sinh hoạt tháng 10 theo chủ điểm: Chăm ngoan học giỏi.
Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
Tuần 6
Tiết 03
Ngày soạn : 28/ 09 / 2016
Ngày dạy : 05 / 10 / 2016
CHỦ ĐIỂM THÁNG 10:
“CHĂM NGOAN HỌC GIỎI”
Hoạt động 1: Trao đổi về nội dung thư Bác
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức:
- Hiểu được những nội dung chính trong thư Bác Hồ gửi HS nhân ngày khai trường đầu
tiên của nước Việt Nam Dân chủ công hòa tháng 9 năm 1945.
- Giáo dục tình cảm kính yêu Bác Hồ.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân trước tập thể.
3. Thái độ:
Nghiêm túc và ý chí vươn lên trong học tập.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG:
- Kĩ năng nêu vấn đề làm thế nào để học tốt.
- Kĩ năng tìm kiếm cách lựa chọn phù hợp để học tốt.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề làm thế nào để học tốt.
- Kĩ năng trình bày ý tưởng về phương pháp, biện pháp học tốt.
- Bác là tấm gương của tinh thần hiếu học và nghị lực kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử
thách để vươn lên.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Thảo luận.
- Trình bày 1 phút.
- Biểu đạt sáng tạo.
- Trò chơi giáo dục.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Tài liệu
- SGK HĐGDNGLL lớp 7 – NXB GD – năm 2002.
- Tài liệu tham khảo dành cho GV THCS môn HĐGDNGLL.
- Tài liệu tập huấn về công ước LHQ về QTE.
- Giáo dục kĩ năng sống trong HĐGDNGLL của bộ giáo dục.
2. Phương tiện
- Chuẩn bị vài tiết mục văn nghệ.
- Nội dung thư của Bác Hồ gửi HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước ta và ý nghĩa.
V. LÊN LỚP
- Ổn định.
- Khởi động.
- Tiến trình hoạt động.
TG
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
5’
Phần 1: Khám phá
Trò chơi ô chữ: Đây là 4 ô chữ gồm 4 tiếng thuộc chủ đề của tiết HĐNGLL hôm nay
CHĂM
NGOAN
HỌC
GIỎI
Các bạn có biết trong tháng 10 có ngày sinh hoạt chủ điểm nào đáng nhớ nhất? Đó là ngày
15/10 ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành giáo dục lần cuối cùng. Vậy để tìm hiểu nội dung thư Bác
gửi như thế nào, mời các bạn cùng đến với tiết sinh hoạt “Trao đổi về nội dung thư Bác”
40’
Trước khi bước vào hoạt động, mời các bạn cùng hát bài: Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí
Minh.
* Tuyên bố lí do:
Vào một ngày đầu thu tháng chín cách đây trên 30 năm, thương tiếc tiễn đưa người cha kính yêu
về cõi vĩnh hằng. Nỗi đau ấy cũng nhói lên trong lòng thiếu nhi Việt Nam và cả thế giới. Bởi cả
cuộc đời Người đã dành cho trẻ em tình thương yêu sâu sắc, sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt.
Trong một bức thư gửi cho các cháu thiếu nhi, Bác đã viết như vậy.
Vâng giờ đây Bác đã đi xa, chúng cháu những thế hệ tương lai vẫn nhớ đến Người, vẫn luôn cố
gắng học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người. Và đây cũng chính là lí do của buổi
hoạt động hôm nay.
* Giới thiệu đại biểu:
- Về dự tiết hoạt động hôm nay có giáo viên chủ nhiệm cùng tập thể học sinh lớp 7/2. Đề nghị
các bạn nhiệt liệt hoan nghênh.
* Giới thiệu chương trình hoạt động
1) Tìm hiểu thư Bác.
2) Thảo luận về thư Bác.
3) Đuổi hình bắt chữ.
4) Cán bộ lớp đọc: “Lời hứa danh dự”
Phần 2: Kết nối
Hoạt động 1: Tìm hiểu thư Bác Hồ
Kính thưa GVCN cùng tập thể lớp, tôi xin đọc lại thư Bác với nội dung như sau:
THƯ BÁC HỒ GỬI HỌC SINH CẢ NƯỚC
NHÂN NGÀY KHAI GIẢNG ĐẦU TIÊN
CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA THÁNG 9 NĂM 1945
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tôi đã
tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp nơi. Các
em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác
thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa là từ phút này giở đi các
em bắt đầu được nhận một nền giáo dục Việt Nam. Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái
cả các em nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ, nghĩa là nó chỉ đào tạo nên những kẻ
làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp. Ngày nay các em được may mắn hơn là
anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các
em nên những người công dân có ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn
toàn những năng lực sẵn có của các em.
Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em.
Vậy các em nghĩ sao? Các em phải làm thế nào để đền bù lại công lao của người khác đã không
tiếc thân và tiếc của đề chiếm lại nền độc lập cho nước nhà.
… Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy,
yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây
dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên
hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non
sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để
sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập
của các em.
… Tôi đã thành thực khuyên nhủ các em. Mong rằng những lời của tôi được các em luôn
luôn ghi nhớ.
Ngày hôm nay nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui
vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.
Chào các em thân yêu
Hồ Chí Minh
THƯ GỬI CÁC CHÁU THIẾU NHI
Cùng các cháu nhi đồng và thiếu niên yêu quý
Bác đi Pháp mấy tháng. Nhớ các cháu luôn luôn. Chắc các cháu cũng luôn luôn nhớ Bác.
Khi Bác về Tổ quốc, từ Hải Phòng đến Hà Nội., các cháu mang nhau đi đón Bác, có lẽ hơn 10
vạn cháu. Tay cầm cờ đỏ sao vàng, đứng chật hai bên đường, hai bên bờ ruộng. Reo cười ca hát,
vui vẻ như một đàn chim.
Bác thấy cháu nào xung mặt mũi tươi vui, áo quần sạch sẽ.
Hỏi, thì cháu nào cũng biết chữ quốc ngữ. Bác mừng lắm. Nay Bác viết mấy chữ, để cảm ơn các
cháu và khuyên các cháu:
1. Phải siêng năng học.
2. Phải giữ sạch sẽ.
3. Phải giữ kỉ luật.
4. Phải làm theo đời sống mới.
5. Phải thương yêu giúp đỡ cha mẹ anh em.
Thân ái
Bác Hồ
Xin cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.
Hoạt động 2: Thảo luận thư Bác
Phần thảo luận thư Bác gồm 2 câu hỏi được phân công như sau:
Đội “Chăm ngoan” thảo luận câu 1
Đội “Học giỏi” thảo luận câu 2
1) Đọc thư Bác có câu: “Trước đây cha anh các em đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ…
Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một
nước độc lập”. Em có suy nghĩ như thế nào?
Gợi ý:
- Chúng em cảm thấy được may mắn và tự hào hơn cha anh của mình, vì được hấp thụ một nền
giáo dục của một nước độc lập.
- Còn cha anh chúng em lại phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ mất tự do.
2) Trong thư Bác Hồ dặn HS cần phải làm gì? Bác mong muốn ở HS những điều gì?
Gợi ý: các em sẽ cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn
1. Phải siêng năng học.
2. Phải giữ sạch sẽ.
3. Phải giữ kỉ luật.
4. Phải làm theo đời sống mới.
5. Phải thương yêu giúp đỡ cha mẹ anh em.
Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang
để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học
tập của các em.
Mời các tổ thảo luận trong thời gian 2 phút, sau đó cử đại diện lên trình bày ý kiến của tổ mình.
- Thời gian thảo luận đã hết. Mời 2 đội lên trình bày.
- Mời nhận xét của BGK.
Phần 3: Thực hành luyện tập
Hoạt động 3 : Trình bày 1 phút
Lúc sinh thời Bác Hồ luôn mong muốn « Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân
tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay
không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em ». Vậy để thực hiện mong muốn của
Bác thì HS chúng ta phải làm gì ? Mời đại diện các tổ lên trình bày trong 1 phút.
- Bạn tổ chức sẽ đưa ra 2 tiêu đề nói về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác hồ, các
tổ sẽ tiến hành bốc thăm – hội ý và cử đại diện lên trình bày. Thời gian quy định là 1 phút, nếu
phạm quy sẽ bị trừ điểm.
- Thể lệ quy định như sau :
+ Tác phong nhanh nhẹn, nghiêm túc (2đ)
+ Đảm bảo thời gian (2đ)
+ Nội dung trình bày lưu loát, mạch lạc, rõ ràng (6đ)
- Tổng điểm đạt: 10đ
- Sau đây là hoạt động trình bày 1 phút bắt đầu:
1) Hãy nêu những tác dụng của việc học đối với đời sống con người? Nếu không được học sẽ
dẫn đến những tác hại gì đối với cá nhân và xã hội?
Gợi ý:
- Tác dụng của việc học: học tập là để có kiến thức, mở mang trí tuệ, nắm được những tri thức
văn hóa, khoa học của nhân loại, để từ đó biết vận dụng mà cải tạo, xây dựng cuộc sống cho
chính bản thân mình và cho xã hội.
- Tác hại nếu ta không học: sẽ bị dốt, bị tụt hậu, dễ sa vào các tệ nạn xã hội như trộm cướp, cờ
bạc, ma túy, mại dâm, làm mất trật tự và bị mọi người khinh khi, xã lánh.
2) Để làm được theo lời Bác dạy, HS chúng ta cần phải học tập, tu dưỡng và rèn luyện như thế
nào?
Gợi ý: Để noi theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, công việc trước tiên phải cố gắng học để
tránh sa vào các tệ nạn, để thực hiện tốt quyền trẻ em là được học hành. Và có ý thức hơn trong
việc giữ gìn luật pháp nhà nước, luật ATGT. Điều quan trọng hơn nữa là không phụ lòng mong
mỏi của cha mẹ đã có công nuôi dạy ta và thầy cô đã có công dạy bảo ta.
3) Đuổi hình bắt chữ
Thể lệ cuộc thi như sau: MC sẽ chiếu cho các bạn xem hình ảnh ở 2 dạng (tĩnh và động) tỏng
thời gian 1 phút, đội nào có đáp án sẽ đưa tay trả lời, nếu quá thời gian quy định sẽ mất quyền
ưu tiên và đội kia sẽ giành quyền trả lời. Đoán đúng ý nghĩa bức tranh được 10 điểm.
Mời BGK nhận xét, cho điểm. Thư kí ghi điểm lên bảng.
Để thay đổi bầu không khí mời cả lớp cùng hòa vang bài hát: Em vẽ những bông hoa dâng lên
Bác…
Phần 4: Vận dụng
Hoạt động 4: Cán bộ lớp đọc lời hứa danh dự
Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người
2 câu thơ tuy ngắn gọn nhưng đã nói lên tất cả những đức cao đẹp của Bác – Vị lãnh tụ thiên tài
– Vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Các bạn thân mến!
Để đền đáp tình cảm bao la của Bác đối với HS chúng ta. Mời các bạn cùng đứng trước chân
dung của Người đọc lời hứa danh dự
- Mời lớp trưởng đọc “Lời hứa danh dự”
- Mời lớp phó học tập đọc “Lời hứa danh dự”
- Mời lớp phó văn thể mĩ đọc “Lời hứa danh dự”
- Mời lớp phó trật tự đọc “Lời hứa danh dự”
Kính thưa Bác!
Cháu tên là ……………..chức vụ……………..lớp ………trường THCS Tân Thạch.
Cháu xin thay mặt cho tất cả các bạn HS lớp 7/2 hứa với Bác: chúng cháu sẽ cố gắng học tập và
rèn luyện đạo đức để xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
Chúng cháu sẽ xin báo cáo kết quả học tập, tu dưỡng đạo đức với Bác vào dịp cuối năm học.
Thưa cô chủ nhiệm cùng các bạn. Nói đến Bác Hồ, chúng ta không tai fnaof nói hết về Người.
Nhưng đều hy vọng chúng ta sẽ học tập theo tấm gương của Bác để tự hoàn thiện mình cho
xứng đáng là con ngoan trò giỏi.
Tiết học với chủ đề: “Trao đổi về nội dung thư Bác” đến đây là kết thúc. Kính mời GVCN đánh
giá, nhận xét tiết hoạt động của chúng em.
Mời cả lớp hòa vang bài hát : Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ.
VI. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
- Nhận xét, đánh giá về tinh thần, ý thức tham gia sinh hoạt.
- Tuyên dương, khen thưởng tổ đạt kết quả cao.
- Tích hợp quyền trẻ em điều 13, 31, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông.
Điểu 13: Tự do ngôn luận: Trẻ em có quyền tự do bày tỏ các quan điểm của mình, quyền tìm kiếm,
thu thập thông tin và làm cho người khác biết được thông tin, bất kể sự cách biệt giữa các nước và
trong điều kiện không làm ảnh hưởng đến các quyền và thanh danh của người khác, hoặc vi phạm an
ninh quốc qia, trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng hoặc đạo đức.
Điều 31: Vui chơi giải trí và các hoạt động văn hóa: Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí và tham gia
các hoạt động văn hóa và nghệ thuật.
Dặn dò:
- Chuẩn bị cho tiết sinh hoạt tuần tiếp theo với hoạt động: Tổ chức “Hội vui học tập”.
Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
Tuần 8
Ngày soạn : 12/ 10 / 2016
Tiết 04
Ngày dạy : 19 / 10 / 2016
CHỦ ĐIỂM THÁNG 10:
“CHĂM NGOAN HỌC GIỎI”
Hoạt động 2: Tổ chức “Hội vui học tập”
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức:
Hiểu rõ tầm quan trọng của việc học chăm, học tốt, học đều các môn học.
2. Kĩ năng:
Rèn tư duy nhanh, nhạy và kĩ năng phát hiện, trả lời các câu hỏi.
3. Thái độ:
Xây dựng thái độ phấn đấu vươn lên trong học tập, say mê học tập.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG:
- Kĩ năng nêu vấn đề làm thế nào để học tốt.
- Kĩ năng tìm kiếm cách lựa chọn phù hợp để học tốt.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề làm thế nào để học tốt.
- Kĩ năng trình bày ý tưởng về phương pháp, biện pháp học tốt.
- Bác là tấm gương của tinh thần hiếu học và nghị lực kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử
thách để vươn lên.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Thảo luận.
- Trình bày 1 phút.
- Biểu đạt sáng tạo.
- Trò chơi giáo dục.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Tài liệu
- SGK HĐGDNGLL lớp 7 – NXB GD – năm 2002.
- Tài liệu tham khảo dành cho GV THCS môn HĐGDNGLL.
- Tài liệu tập huấn về công ước LHQ về QTE.
- Giáo dục kĩ năng sống trong HĐGDNGLL của bộ giáo dục.
2. Phương tiện
- GV chuẩn bị câu hỏi và đáp án.
- Chuẩn bị vài tiết mục văn nghệ.
- Chuẩn bị một số đồ dùng làm phương tiện trả lời.
V. LÊN LỚP
- Ổn định.
- Khởi động.
- Tiến trình hoạt động.
TG
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
10’ Phần 1: Câu hỏi môn Ngữ văn
10’
10’
10’
1) Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ “Sông núi nước Nam” phần phiên âm và dịch thơ.
2) Cho biết vài nét về nhà thơ Hồ Xuân Hương. Cho biết tên một bài thơ mà bà sáng tác.
3) Có mấy loại từ ghép? Có mấy loại từ láy? Cho VD.
Phần 2: Câu hỏi môn Toán
1) Những câu sau đây đúng hay sai. Nếu sai thì sửa lại cho đúng.
Câu 1: (-5)2 . (-5)3 = (-5)6
Câu 2: 7,54 : 7,5 = 7,53
2) Điền vào chỗ trống:
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì……….
a) hai góc so le trong bằng nhau
b) hai góc đồng vị bằng nhau
c) hai góc trong cùng phía bù nhau
Phần 3: Câu hỏi môn Tiếng anh
Hãy thêm từ để câu được hoàn chỉnh
Câu 1: My/ birth/ Mayth
Câu 2: How/from your school/ bus stop?
Câu 3: She/14/next birthday
Phần 4: Câu hỏi môn Địa lí
Câu 1: Có mấy đới khí hậu trên Trái đất?
Câu 2: Có bao nhiêu siêu đô thị trên thế giới?Kể tên một vài đô thị.
Tiết học với chủ đề: “Hội vui học tập” đến đây là kết thúc. Kính mời GVCN đánh giá, nhận xét
tiết hoạt động của chúng em.
Mời cả lớp hòa vang bài hát : Lớp chúng mình.
VI. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
- Nhận xét, đánh giá về tinh thần, ý thức tham gia sinh hoạt.
- Tuyên dương, khen thưởng tổ đạt kết quả cao.
Dặn dò:
- Chuẩn bị cho tiết sinh hoạt tuần tiếp theo với hoạt động: Tổ chức “Hội vui học tập”.
Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
Tuần 10
Tiết 06
Ngày soạn : 26/ 10 / 2016
Ngày dạy : 02 / 11 / 2016
CHỦ ĐIỂM THÁNG 11:
“TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO”
Hoạt động 1: Tổ chức lễ kỉ niệm ngày 20 – 11
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức:
Hiểu được công lao và tình cảm của thầy cô đối với HS.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng, trao đổi ý kiến và các kĩ năng khác trong học tập.
3. Thái độ:
Có ý thức tôn trọng ngày lễ nhà giáo Việt Nam.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG:
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về tình cảm thầy trò.
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc khi giao tiếp với thầy cô giáo.
- Kĩ năng ứng xử với thầy cô giáo.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Thảo luận.
- Kể chuyện.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Tài liệu
- SGK HĐGDNGLL lớp 7 – NXB GD – năm 2002.
- Tài liệu tham khảo dành cho GV THCS môn HĐGDNGLL.
- Tài liệu tập huấn về công ước LHQ về QTE.
- Giáo dục kĩ năng sống trong HĐGDNGLL của bộ giáo dục.
2. Phương tiện
- Câu hỏi và đáp án cho phần tìm hiểu công lao thầy cô.
- Tư liệu tranh, ảnh kể về công lao của thầy cô đối với HS.
- Hát tập thể lớp bài hát có nội dung về thầy cô giáo.
V. LÊN LỚP
- Ổn định.
- Khởi động.
- Tiến trình hoạt động.
TG
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
5’
Phần 1: Khám phá
Trước khi bước vào hoạt động, mời các bạn cùng hát bài: Bụi phấn
Các bạn có biết không? Để có tiết học tốt, thầy cô đã thức khuya, dậy sớm để soạn bài, công ơn
của thầy cô đã được những nhạc sĩ thể hiện qua bài hát Bụi phấn. Các bạn hãy khắc ghi trong
lòng những hình ảnh cao đẹp của thầy cô, những kĩ sư tâm hồn cung cấp vốn tri thức mở mang
trí tuệ cho chúng ta.
* Tuyên bố lí do:
Để thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 -11, lớp 7/2 chúng ta tổ chức lễ
kỉ niệm ngày 20 -11. Đó chính là lí do của tiết hoạt động hôm nay.
* Giới thiệu đại biểu:
- Về dự tiết hoạt động hôm nay có giáo viên chủ nhiệm cùng tập thể học sinh lớp 7/2. Đề nghị
các bạn nhiệt liệt hoan nghênh.
* Giới thiệu chương trình hoạt động
1) Tìm hiểu ý nghĩa ngày nhày giáo Việt Nam.
40’
2) Trả lời câu hỏi.
3) Đọc văn về thầy cô
4) Văn nghệ
Phần 2: Ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ
niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của
ngành giáo dục và là ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động
trong ngành này. Ngày này là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn với những người
thầy. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo.
Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương
hướng nâng cao chất lượng giáo dục.
Cách đây hơn 61 năm, tháng 8-1954 do sáng kiến của Liên hiệp quốc tế các công đoàn
giáo dục (FISE), hội nghị quốc tế các nhà giáo với nòng cốt là công đoàn giáo dục các nước
XHCN đã nhất trí thông qua “bản hiến chương các nhà giáo”.
Tháng 8-1957. Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vác-xa-va (Ba Lan) đã quyết định
lấy ngày 20-11 hằng năm là Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Bản Hiến chương các nhà
giáo gồm 15 chương, trong đó có một số nội dung chủ yếu: Đấu tranh chống mọi quan điểm và
phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản,
phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học. Đấu tranh thủ tiêu các
chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học và ra sức bảo vệ những quyền lợi về vật chất, tinh thần
chính đáng cho các nhà giáo. Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí
nghề dạy học và những người dạy học.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt
Nam đã quan hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của
bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh. Đồng thời,
giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn
thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn
Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số
nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết
nạp là một thành viên của FISE.
Được sự nhất trí của Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là ĐCSVN),
Ban Chấp hành Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã phổ biến toàn văn bản Hiến chương các nhà
giáo đến các trường học, các cơ quan giáo dục miền Bắc; đồng thời thông tin đến các giáo giới,
đồng bào, học sinh, sinh viên miền Nam và quyết định tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các
nhà giáo lần đầu tiên ở nước ta vào ngày 20-11-1958.
Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20-11-1958, không những được tổ chức tại Hà
Nội, mà còn diễn ra từ Vĩnh Linh đến các vùng biên giới hải đảo. Từ miền núi đến vùng đồng
bằng ở miền Bắc đều có những hoạt động phong phú tại các trường học trên địa bàn huyện,
quận, thị xã… Nhiều thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Bắc gửi lên Hồ Chủ tịch, Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ với lời hứa quyết tâm học tập, rèn luyện, nâng cao giác
ngộ cách mạng XHCN, ý thức đấu tranh thống nhất nước nhà, xây dựng nhà trường XHCN.
Hàng nghìn lá thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam; thông qua đài phát thanh Tiếng
nói Việt Nam đã nói lên lòng sôi sục căm thù Mỹ-Diệm phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, cố tình
chia cắt lâu dài nước ta, ủng hộ phong trào đấu tranh của giáo giới, học sinh, sinh viên miền
Nam Việt Nam chống Mỹ-Diệm; đòi thực hiện một nền giáo dục dân tộc, dùng tiếng Việt dạy
trong các trường đại học, đòi tăng ngân sách cho giáo dục để mở trường lớp, bảo đảm việc học
tập cho học sinh, bài trừ tệ nạn văn hóa-giáo dục nô dịch trụy lạc của đế quốc Mỹ; đấu tranh
chống mọi cuộc đàn áp, bắt bớ, tù đày, sát hại những nhà giáo, học sinh, sinh viên yêu nước tại
miền Nam Việt Nam và kiên quyết đấu tranh nhằm đem lại hòa bình, độc lập, thống nhất nước
nhà.
Việc tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20-11 hằng năm đã sớm trở thành
ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt
đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư
trọng đạo.
30/4/1975, sau ngày hai miền đất nước quy về một mối, nền giáo dục cả nước được
thống nhất. Giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo định hướng xã hội
chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo
Việt Nam. Trong đó có điều khoản quy định, lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ngày 20/11/1982, là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng
thể trong cả nước ta. Từ đó dến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh
những người làm công tác trồng người.
Phần 4: Vận dụng
- Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã nhất trí thông qua “bản hiến chương các nhà
giáo” vào tháng, năm nào? (8-1954)
- Ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên ở nước ta được tổ chức vào ngày tháng
năm nào?
( 20/11/1958)
- Ngày nhà giáo Việt Nam chính thức ở nước ta công nhận vào ngày tháng năm nào?
(20/11/1982)
- Danh hiệu cao quý nhà nước trao tặng cho các thầy cô giáo có thành tích xuất sắc trong sự
nghiệp giáo dục, đó là những danh hiệu nào? (nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân)
2) Những cảm xúc và kỉ niệm sâu sắc về tình thầy trò. (bài văn – HS)
3) HS hát những bài hát về thầy cô.
VI. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
- Nhận xét, đánh giá về tinh thần, ý thức tham gia sinh hoạt.
- Tuyên dương, khen thưởng tinh thần tri ân của lớp.
Dặn dò:
- Chuẩn bị cho tiết sinh hoạt tuần tiếp theo với hoạt động: Hái hoa dâng chủ.
Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………..