Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

1000 câu bài tập TRẮC NGHIỆM hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 111 trang )

1000 CÂU BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC
ĐỐI TƯỢNG LUYỆN THI CHUYÊN HÓA VÀO 10 VÀ THI THPT QG
Câu 1. Dung dịch X chứa glucozơ và saccarozơ có cùng nồng độ mol. Lấy 200 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư
dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng thu được 34,56 gam Ag. Nếu đun nóng 100 ml dung dịch X với dung dịch H2SO4 loãng
dư, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy toàn bộ sản phẩm hữu cơ sinh ra cho tác dụng với lượng dư dung dịch
AgNO3/NH3 thu được lượng kết tủa Ag là
A. 69,12.
B. 51,84.
C. 38,88.
D. 34,56.
Câu 2. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam triglixerit X cần dùng vừa đủ 450 ml dung dịch NaOH 1M, thu được glixerol và
hỗn hợp Y gồm ba muối của axit oleic, axit panmitic và axit stearic. Giá trị m là
A. 124,8.
B. 129,0.
C. 132,6.
D. 132,9.
Câu 3. Hóa hơi hoàn toàn 13,56 gam hỗn hợp X gồm hai este đều đơn chức, mạch hở thì thể tích hơi đúng bằng thể tích
của 5,6 gam N2 (đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Đun nóng 13,56 gam X với dung dịch KOH vừa đủ, thu được
một ancol duy nhất và m gam muối. Giá trị của m là
A. 18,36.
B. 17,96.
C. 15,16.
D. 21,16.
Câu 4. Cho sơ đồ phản ứng (đúng với tỉ lệ mol các chất):
(1) X + 2NaOH → Y + Z + T (Đun nó ng)
(2) Y + H2SO4 → P (C2H2O4) + Na2SO4.
(3) Z → Q (C2H4) + T (Xúc tác, nhiệt độ)
Phân tử khối của X là
A. 132.
B. 134.
C. 146.


D. 118.
Câu 5. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đun nóng triolein với dung dịch NaOH.
(b) Cho nước brôm vào dung dịch anilin.
(c) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
(d) Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch H2SO4 70%.
(e) Hiđro hóa fructozơ bằng H2 (xúc tác Ni, t°).
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa khử là
A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 6. Hỗn hợp X gồm glyxin, valin, lysin và axit glutamic; trong đó tỉ lệ khối lượng của nitơ và oxi là 49 : 120. Cho m
gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 12,0 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần
dùng 1,24 mol O2, thu được 2,22 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Giá trị m là
A. 28,04.
B. 27,08.
C. 28,12.
D. 27,68.
Câu 7. Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H7O2N) và chất Z (C3H9O3N). Đun nóng 19,0 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được
4,48 lít (đktc) hỗn hợp T gồm hai amin. Nếu cho 19,0 gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư thu được dung dịch
chứa m gam các hợp chất hữu cơ. Giá trị m là
A. 18,86.
B. 16,36.
C. 15,18.
D. 19,58.
Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm axit Y (CnH2n-2O2) và ancol Z (CmH2m+2O) thu được CO2 và H2O có tỉ lệ
mol 1 : 1. Mặt khác, dẫn 0,2 mol X qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 14,4 gam. Nếu đun nóng 0,2 mol X
có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được m gam este T. Hiệu suất phản ứng este hóa đạt 75%. Giá trị m là
A. 8,55.

B. 9,60.
C. 7,50.
D. 6,45.
Câu 9. Cho các phát biểu sau:
(a) Tinh bột là hỗn hợp gồm hai polisaccarit là amilozơ và amilopectin.
(b) Axit glutamic là hợp chất hữu cơ đa chức.
(c) Phenylamin tác dụng được với dung dịch HCl.
(d) Tinh bột là polime thiên nhiên.
(e) Xenlulozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh.
(g) Ở trạng thái kết tinh, các amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 4.
C. 6.
D. 3.

~1~


Câu 10. Cho 20,0 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Cu vào dung dịch chứa CuCl2 0,5M và FeCl3 0,8M. Sau khi kết thúc các
phản ứng, thu được dung dịch X và 31,88 gam rắn Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thấy lượng AgNO3 phản ứng là
173,4 gam, đồng thời thu được 146,37 gam kết tủa. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phản ứng là
m gam. Giá trị của m là
A. 45,6.
B. 46,4.
C. 44,4.
D. 44,8.
Câu 11. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Để thanh thép (hợp kim của sắt và cácbon) ngoài không khí ẩm.
(b) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch Fe(NO3)3.

(c) Nhúng thanh Zn nguyên chất vào dung dịch chứa H2SO4 loãng và CuSO4.
(d) Đốt cháy bột Fe trong khí Cl2.
(e) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch ZnSO4.
(g) Nhúng thanh Ni nguyên chất vào dung dịch Fe(NO3)3.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Câu 12. Hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon và một este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy
hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng 1,21 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua nước vôi trong lấy dư, thu
được 98,0 gam kết tủa. Mặt khác đun nóng 0,2 mol X cần dùng vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y
gồm 4 muối, trong đó có 3 muối của glyxin, alanin và valin. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ
trong hỗn hợp X là
A. 36,37%.
B. 33,95%.
C. 14,55%.
D. 21,82%.
Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm metylamin, đimetylamin và trimetylamin cần dùng 0,78 mol O2, sản
phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 dẫn qua dung dịch KOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch tăng m gam. Biết độ tan của
nitơ đơn chất trong H2O là không đáng kể. Giá trị m là
A. 34,08.
B. 31,44.
C. 37,60.
D. 35,84.
Câu 14. Lên men 54,0 gam glucozơ với hiệu suất phản ứng lên men đạt a%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra hấp thụ hết vào
dung dịch chứa 30,0 gam NaOH, thu được dung dịch gồm NaHCO3 0,5M và Na2CO3 1M. Giá trị của a là
A. 75,0%.
B. 25,0%.
C. 50,0%.

D. 37,5%.
Câu 15. Cho sơ đồ phản ứng sau:

Phân tử khối của X và Z lần lượt là
A. 191,0 và 197,5.
B. 146,0 và 233,0.
C. 169,0 và 197,5.
D. 191,0 và 225,5.
Câu 16. Dẫn 6,72 lít khí CO (đktc) qua m gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và MgO (tỉ lệ mol 1 : 1) nung nóng, thu được hỗn hợp
khí có tỉ khối hơi so với He bằng 10,2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 10,0.
B. 12,0.
C. 16,0.
D. 12,8.
Câu 17. Cho m gam α – amino axit X (có dạng H2N-CnH2n-COOH) tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn
dung dịch thu được (1,2m + 6,06) gam muối. Phân tử khối của X là
A. 103.
B. 89.
C. 75.
D, 117.
Câu 18. Hỗn hợp X gồm lysin và valin, trong đó tỉ lệ khối lượng của nitơ và oxi là 49 : 80. Cho 0,2 mol X tác dụng vừa
đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau
phản ứng, thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 46,50.
B. 47,66.
C. 41,82.
D. 42,98.
Câu 19. Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với
cường độ dòng điện không đổi, sau thời gian t giây thấy khối lượng catot tăng 7,68 gam, ở anot thoát ra 1,792 lít khí
(đktc), đồng thời thu được dung dịch vẫn còn màu xanh. Tiếp túc điện phân với thời gian 2t giây nữa, tổng thể tích khí

thoát ra ở hai cực là 5,376 lít (đktc). Giá trị m là
A. 57,16.
B. 27,08.
C. 55,88.
D. 28,36.
Câu 20. Thực hiện thí nghiệm sau:
(a) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ.

~2~


(b) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3.
(c) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(d) Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaHCO3.
(e) Điện phân nóng chảy Al2O3.
Số thí nghiệm thu được đơn chất là
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 21. Cho các phát biểu sau:
(a) Natri và kali được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân.
(b) Dung dịch Na2CO3 được dùng để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy.
(c) Phương pháp điện phân được dùng để điều chế một số phi kim như H2, Cl2, O2.
(d) NaHCO3 được dùng trong y học, công nghệ thực phẩm, chế tạo nước giải khát.
(e) Hợp kim Fe-Cr-Mn không bị ăn mòn.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 5.
C. 4.

D. 2.
Câu 22. Cho m gam hỗn hợp E chứa ba peptit mạch hở gồm tripeptit X (x mol), tetrapeptit Y (y mol) và hexapeptit Z (z
mol). Đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y hoặc z mol Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn H2O là 0,04 mol.
Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 1,457m gam hỗn hợp T gồm ba muối của glyxin, alanin và
valin. Giá trị m là
A. 30.
B. 50.
C. 60.
D. 40.
Câu 23. Cho 9,4 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Fe vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 xM và AgNO3 xM. Sau khi kết thúc các
phản ứng, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy khối lượng NaOH phản ứng là 16,0
gam, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 6,0 gam hỗn hợp Z gồm hai oxit. Cho toàn
bộ Y vào dung dịch HCl loãng dư, thấy thoát ra 1,792 lít khí H2 (đktc). Giá trị của x là
A. 0,5.
B. 0,8.
C. 0,6.
D. 0,9.
Câu 24. Hỗn hợp E gồm một este X (CnH2nO2) và este Y (CmH2m-4O4) đều mạch hở, trong phân tử mỗi este chỉ chứa một
loại nhóm chức. Xà phòng hóa hoàn toàn 17,48 gam E cần dùng vừa đủ 425 ml dung dịch NaOH 0,4M thu được hỗn
hợp Z gồm hai ancol đều no, có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp T gồm hai muối, trong đó có a gam muối A và b
gam muối B (MA < MB). Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Tỉ lệ a : b có giá trị gần
nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,2.
B. 0,6.
C. 0,8.
D. 1,3.
Câu 25. Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp gồm este X (C3H6O2) và este Y (C7H6O2) cần dùng vừa đủ 320 ml dung dịch KOH 1M,
cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam hỗn hợp Z gồm ba muối. Giá trị của m là
A. 33,76.
B. 32,64.

C. 34,80.
D. 35,62.
Câu 26. Hiđro hóa hoàn toàn 0,1 mol triglixerit X cần dùng 0,3 mol H2 (xúc tác Ni, t°) thu được chất hữu cơ Y. Đun nóng
Y với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp muối gồm natri stearat và 27,8 gam natri panmitat. Số nguyên tử
hiđro (H) có trong X là
A. 100.
B. 106.
C. 104.
D. 102.
Câu 27. Tiến hành điện phân dung dịch chứa 19,2 gam dung dịch CuSO4 và 16,38 gam NaCl bằng điện cực trơ, màng
ngăn xốp đến khi khối lượng dung dịch giảm 17,84 gam thì dừng điện phân. Dung dịch sau điện phân chứa:
A. CuSO4, Na2SO4 và H2SO4.
B. Na2SO4 và H2SO4.
C. NaOH và Na2SO4.
D. Na2SO4, NaCl và NaOH.
Câu 28. Đốt cháy hoàn toàn 14,4 gam hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức đều mạch
hở cần dùng 0,85 mol O2, thu được CO2 và 10,8 gam H2O. Mặt khác đun nóng 14,4 gam X có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác,
thấy chúng phản ứng với nhau vừa đủ, thu được este Y. Giả sử hiệu suất phản ứng este hóa là 100%. Số nguyên tử
hiđro (H) trong este Y là
A. 10.
B. 8.
C. 12.
D. 14.
Câu 29. Cho các phát biểu sau:
(a) Các kim loại đều khử được H2O ở điều kiện thường.
(b) Các hợp kim đều bị ăn mòn.

~3~



(c) Natri và kali được dùng làm chất xúc tác trong một số phản ứng tổng hợp hữu cơ.
(d) Kim loại Cu được điều chế bằng ba phương pháp điện phân, thủy luyện và nhiệt luyện.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 30. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau: (1) X (C, H, O) + NaOH → Y + Z (t°). (2) 2Y + H2SO4 → 2T (C3H6O2) + Na2SO4. (3)
nZ + nP → tơ lapsan + 2nH2O (t°). Phân tử khối của chất X là
A. 116.
B. 174.
C. 170.
D. 118.
Câu 31. Cho m gam hỗn hợp dạng bột gồm Mg và Fe (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch chứa AgNO3 1M và Cu(NO3)2 0,5M.
Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 47,6 gam rắn Y gồm ba kim loại. Cho Y vào dung dịch HCl loãng dư
thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 8,0.
B. 6,0.
C. 16,0.
D. 12,0.
Câu 32. Pentapeptit X mạch hở được tạo bởi từ một loại α – amino axit có dạng H2N-CnH2n-COOH. Trong X oxi chiếm
18,713% về khối lượng. Thủy phân không hoàn toàn 35,91 gam X, thu được hỗn hợp gồm 16,56 gam tetrapeptit, 9,45
gam tripeptit, 4,32 gam đipeptit và m gam X. Giá trị gần nhất của m là
A. 7,5.
B. 6,5.
C. 7,0.
D. 6,0.
Câu 33. Cho các phát biểu sau:
(a) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(b) Sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa chất béo là các axit béo và glyxerol.

(c) Trong công nghiệp có thể chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn.
(d) Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon.
(e) Isoamyl axetat có mùi hoa hồng.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Câu 34. Nhúng thanh Cu vào 200 ml dung dịch HCl 0,6M và FeCl3 xM, sau một thời gian thu được dung dịch X, đồng
thời khối lượng thanh Cu giảm 3,84 gam. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, sau thời gian t giây, ở
catot bắt đầu có khí thoát ra. Tiếp tục điện phân với thời gian 2t giây nữa thì dừng điện phân, lấy thanh catot ra lau
khô, cân lại thấy khối lượng tăng 10,56 gam. Giá trị của x là
A. 1,00.
B. 0,75.
C. 0,80.
D. 0,90.
Câu 35. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhiệt phân NaNO3.
(b) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(c) Cho dung dịch FeCl3 vào lượng dư dung dịch AgNO3.
(d) Dẫn luồng khí CO dư qua ống chứa CuO nung nóng.
(e) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch Fe(NO3)3.
(g) Nung nóng hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 trong điều kiện không có không khí.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm tạo ra đơn chất khí là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 36. Cho dung dịch X chứa Al2(SO4)3 xM và AlCl3 yM. Thực hiện hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Rót từ từ đến dư dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch X.

Thí nghiệm 2: Rót từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 1M vào 200 ml dung dịch X.
Sự phụ thuộc số mol kết tủa theo thể tích của hai dung dịch NaOH 1M và Ba(OH)2 1M được biểu diễn theo hai đồ thị
sau:

~4~


Giá trị của x, y lần lượt là:
A. 0,3 và 0,5.
B. 0,3 và 0,4.
C. 0,4 và 0,4.
D. 0,4 và 0,5.
Câu 37. Hỗn hợp X gồm ba este đều mạch hở; trong đó có hai este có cùng số nguyên tử cacbon. Xà phòng hóa hoàn
toàn 18,3 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng
và hỗn hợp Z gồm hai muối. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 9,91 gam. Đốt cháy hoàn
toàn Z cần dùng 0,195 mol O2, thu được Na2CO3 và 10,85 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của este
có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong hỗn hợp X là
A. 32,8%.
B. 39,3%.
C. 42,6%.
D. 52,5%
Câu 38. Cho 65,9 gam hỗn hợp gồm Na2O, Ba vào nước dư thu được dung dịch X và 6,72 lít khí H2 (đktc). Trung hòa
dung dịch X cần dùng dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch nước lọc thu được m
gam muối khan. Giá trị m là
A. 40,95.
B. 46,80.
C. 54,42.
D. 48,05.
Câu 39. Hòa tan 1,57 gam hỗn hợp gồm Al, Zn vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,3M. Sau
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X và dung dịch Y chỉ chứa hai muối. Cho rắn X vào dung dịch HCl

loãng không thấy khí thoát ra. Cho lượng KOH dư vào Y, thấy lượng KOH phản ứng là m gam. Giá trị m là
A. 4,80.
B. 7,84.
C. 5,60.
D. 6,72.
Câu 40. Hỗn hợp X chứa Mg, Fe3O4 và Cu (trong đó oxi chiếm 16% về khối lượng). Cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch
chứa 2,1 mol HNO3 (lấy dư 25% so với phản ứng) thu được dung dịch Y và 0,16 mol khí NO. Cô cạn dung dịch Y thu
được 3,73m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 30.
B. 35.
C. 40.
D. 25.
Câu 41. Hỗn hợp X gồm một axit đơn chức và một este hai chức (đều mạch hở). Cho 0,1 mol X tác dụng tối đa với dung
dịch chứa 5,2 gam NaOH, thu được ancol Y và 11,02 gam hỗn hợp Z gồm hai muối, trong đó có a gam muối A và b gam
muối B (MA < MB). Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 2,22 gam. Tỉ lệ a : b gần nhất với giá
trị nào sau đây?
A. 2,6.
B. 2,9.
C. 1,6.
D. 1,8.
Câu 42. Cho các thí nghiệm sau: (a) Đốt cháy Ag2S trong không khí. (b) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ.
(c) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4. (d) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3. (e) Nhiệt phân FeCO3. (g) Điện
phân dung dịch NaCl không màng ngăn.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là:
A. 6.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 43. Cho các nhận định sau:
(a) Trong công nghiệp, nhôm được điều chế từ quặng boxit.

(b) Gang trắng chứa ít cacbon, rất cừng và giòn được dùng để luyện thép.
(c) Ca(OH)2 được dùng làm mất tính cứng vĩnh cửu của nước.
(d) Tất cả các kim loại tác dụng với phi kim như lưu huỳnh, khí clo đều cần phải đun nóng.
(e) Phương pháp điện phân dùng để điều chế các phi kim như H2, F2, Cl2, O2.
(g) Tecmit là hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3 dùng để hàn đường ray xe lửa.
Số nhận định đúng là
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 6.
Câu 44. Hòa tan hết hỗn hợp gồm 0,08 mol Fe3O4 và 0,18 mol Cu vào dung dịch chứa 0,12 mol NaNO3 và a mol HNO3,
sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa các muối kim loại và hỗn hợp Y gồm NO và NO2 có tỉ khối so
với He bằng 9,1. Cô cạn dung dịch X, lấy phần rắn đem nung đến khối lượng không đổi thu được rắn Z có khối lượng
giảm 53,42 gam so với ban đầu. Giá trị của a là
A. 1,13.
B. 1,12.
C. 1,14.
D. 1,15.
Câu 45. X là tripeptit, Y là tetrapeptit (X, Y đều mạch hở), trong X phần trăm khối lượng oxi chiếm 31,527%, trong Y
phần trăm khối lượng nitơ chiếm 20,438%. Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y trong môi trường axit thu được hỗn hợp
chứa 8,12 gam Gly-Gly-Ala, 10,56 gam Gly-Gly, 9,6 gam Ala-Ala; 8,76 gam Gly-Ala; 9,0 gam glyxin và 7,12 gam alanin. Tỉ
lệ mol của X và Y trong hỗn hợp E là
A. 4:3.
B. 3:1.
C. 2:3.
D. 3:5.

~5~



Câu 46. Cho các đặc tính sau: (1) Là chất rắn màu trắng, vô định hình. (2) Là đồng phân của xenlulozơ. (3) Tác dụng
với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam. (4) Thành phần chứa amilozơ và amilopectin. (5) Thủy phân hoàn toàn cho
glucozơ. (6) Cho được phản ứng tráng gương. Số đặc tính của tinh bột là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Câu 47. Cho m gam tinh thể Cu(NO3)2.3H2O vào dung dịch chứa NaCl thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung
dịch X bằng điện cực trơ đến khi khối lượng dung dịch giảm 30,6 gam thì dừng điện phân. Cho 11,0 gam bột Fe vào
dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thu được 0,09 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 3,68 gam
rắn không tan. Giá trị của m là
A. 79,86.
B. 72,60.
C. 77,44.
D. 82,28.
Câu 48. Đun nóng 15,05 gam este X đơn chức, mạch hở với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 16,45 gam muối. Y và Z
là hai este đều hai chức, mạch hở (trong đó X, Y có cùng số nguyên tử cacbon, Y và Z hơn kém nhau 14 đvC). Thủy phân
hoàn toàn hỗn hợp E chứa X, Y, Z với 300 ml dung dịch KOH 1M thu được hỗn hợp chỉ chứa 2 muối có khối lượng m
gam và hỗn hợp gồm 3 ancol có cùng số mol. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 28,0.
B. 25,0.
C. 30,0.
D. 32,0.
Câu 49. Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X, thu được CO2 có số mol nhiều hơn H2O là 0,32 mol. Xà phòng hóa hoàn
toàn m gam X cần dùng 240 ml dung dịch NaOH 1M, thu được glixerol và hỗn hợp gồm hai muối của axit oleic và
panmitic. Giá trị m là
A. 66,56.
B. 51,48.
C. 68,64.
D. 70,72.

Câu 50. Đun nóng 21,9 gam este đơn chức X với lượng dư dung dịch NaOH thì có tối đa 12 gam NaOH phản ứng. Mặt
khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X trên cần dùng vừa đủ 42,56 lít O2 (đktc). Giá trị của m là
A.26,28.
B. 43,80.
C. 58,40.
D. 29,20.
Câu 51. Đốt cháy 3,24 gam bột Al trong oxi, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X trong
dung dịch NaOH dư, thấy thoát ra 896 ml khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 5,80.
B. 5,48.
C. 4,76.
D. 5,16.
Câu 52. Cho 0,2 mol bột Fe vào dung dịch X chứa đồng thời Cu(NO3)2 và a mol Fe(NO3)3, thu được một kim loại và
dung dịch Y chỉ chứa một muối duy nhất có khối lượng bằng khối lượng dung dịch X ban đầu (giả thiết H2O bay hơi
không đáng kể). Giá trị của a là
A. 0,100.
B. 0,150.
C. 0,050.
D. 0,020.
Câu 53. Cho 0,2 mol hỗn hợp X gồm phenylamoni clorua, valin, glyxin tác dụng với 300 ml dung dịch HCl nồng độ a
mol/l (loãng), thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của a là
A. 1,00.
B. 0,50.
C. 0,75.
D. 0,25.
Câu 54. Hỗn hợp X gồm amino axit Y có dạng H2N-CnH2n-COOH và este Z tạo bởi Y và C2H5OH. Đốt cháy hoàn toàn m
gam X bằng lượng O2 vừa đủ, thu được N2; 12,32 lít CO2 (đktc) và 11,25 gam H2O. Giá trị m là
A. 11,30.
B. 12,35.
C. 14,75.

D. 12,65.
Câu 55. Hòa tan hoàn toàn 18,56 gam hỗn hợp gồm CuO, MgO và Al2O3 trong 400 ml dung dịch chứa H2SO4 0,4M và
HCl 1,5M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, sự phụ thuộc số mol kết tủa và thể tích dung dịch
NaOH 1M được biểu diễn theo đồ thị sau:

Nếu cho từ từ dung dịch chứa Ba(OH)2 0,2M và NaOH 1,2M vào dung dịch X, đến khi thu được khối lượng kết tủa lớn
nhất, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 45,355.
B. 50,920.
C. 52,915.
D. 47,680.
Câu 56. Cho các kết quả so sánh sau:
(a) Tính axit của axit axetic mạnh hơn axit fomic.

~6~


(b) Tính bazơ của etylamin mạnh hơn metylamin.
(c) Độ tan trong nước của glucozơ lớn hơn saccarozơ.
(d) Số đồng phân của C3H8O ít hơn C3H9N.
(e) Nhiệt độ sôi của axit axetic cao hơn ancol etylic.
Trong số các so sánh trên, số so sánh đúng là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Câu 57. Hỗn hợp X gồm CH3COOH, CH2=CHCOOC3H7, CH2=C(COOCH3)2, CH3OOC-C≡C-COOH và (C17H33COO)3C3H5. Đốt
cháy hoàn toàn x mol X cần dùng 1,89 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O được dẫn qua bình đựng dung dịch
H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 22,32 gam. Hiđro hóa hoàn toàn x mol X cần dùng 0,25 mol H2 (Ni, t°). Giá trị
của x là:

A. 0,25.
B. 0,22.
C. 0,28.
D. 0,27.
Câu 58. Cho các nhận định sau:
(a) Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, chất làm trong nước đục.
(b) Tecmit là hỗn hợp gồm Fe2O3 và Al được dùng để hàn đường ray xe lửa.
(c) Fe2O3 được dùng pha chế sơn chống gỉ.
(d) Gang trắng chứa ít cacbon, rất cứng và giòn dùng để luyện thép.
(e) Trong thép hàm lượng cacbon chiếm từ 0,01-2% về khối lượng.
(f) Dung dịch Na2CO3 dùng để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy.
Số nhận định đúng là
A. 6.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 59. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,2 mol Mg và 0,2 mol FeCl3 trong dung dịch chứa NaNO3 và HCl loãng, sau
khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X có khối lượng tăng 37,3 gam so với dung dịch ban đầu. Dung dịch X hòa
tan tối đa 3,84 gam bột Cu, không thấy khí thoát ra. Nếu cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO
(sản phẩm khử duy nhất của N+5), đồng thời thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 152.
B. 164.
C. 156.
D. 160.
Câu 60. Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở có tổng số nguyên tử oxi là 12. Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol X cần dùng
1,14 mol O2 thu được CO2, H2O và N2, trong đó số mol CO2 nhiều hơn số mol của H2O là 0,12 mol. Mặt khác, đun nóng
60,16 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm ba muối của glyxin, alnin và valin. Tổng khối lượng
muối của alanin và valin trong hỗn hợp Y là
A. 15,04.
B. 3,76.

C. 7,52.
D. 5,00.
Câu 61. Đun nóng hỗn hợp gồm 5,44 gam phenyl axetat và 18,0 gam benzyl axetat với 400 ml dung dịch KOH 1M, cô
cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam rắn khan. Giá trị m là
A. 31,24.
B. 32,88.
C. 32,16.
D. 30,48.
Câu 62. Thổi luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa 5,8 gam Fe3O4 và 12,0 gam CuO nung nóng, sau khi kết thúc phản
ứng, khí thoát ra khỏi ống sứ hấp thụ vào nước vôi trong lấy dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 25,0.
B. 15,0.
C. 10,0.
D. 20,0.
Câu 63. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. (b) Cho Na vào lượng dư
dung dịch CuSO4. (c) Nhiệt phân NaNO3. (d) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch CuCl2. (e) Điện phân nóng chảy NaCl.
(g) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được đơn chất là
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 6.
Câu 64. Đun nóng 7,2 gam este X đơn chức với 120 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ, thu được m gam muối. Giá trị m là
A. 10,08.
B. 9,84.
C. 8,16.
D. 11,28.
Câu 65. Cho 18,54 gam chất hữu cơ Y (CH3-CH(NH2)-COOCH3) tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung
dịch sau phản ứng thu được lượng chất rắn khan là
A. 32,64 gam.
B. 29,58 gam.

C. 22,86 gam.
D. 32,10 gam.
Câu 66. Hòa tan hết 26,64 gam hỗn hợp gồm Ba và Al2O3 trong nước dư, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2
(đktc). Cho 480 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X, thu được lượng kết tủa là
A. 9,36 gam.
B. 1,56 gam.
C. 6,24 gam.
D. 4,68 gam.

~7~


Câu 67. Hòa tan hết hỗn hợp chứa 0,15 mol Mg và 0,06 mol Al trong dung dịch HNO3 loãng, dư, kết thúc phản ứng thu
được dung dịch X có khối lượng tăng 5,22 gam. Số mol HNO3 phản ứng là
A. 0,48.
B. 0,54.
C. 0,60.
D. 0,64.
Câu 68. X, Y là hai este đều đơn chức, mạch hở. Tỉ khối hơi của X so với metan bằng 3,75. Đun nóng 13,12 gam hỗn hợp
E chứa X, Y cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được một ancol duy nhất và hỗn hợp chứa hai muối của hai axit
cacboxylic kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Phần trăm khối lượng của Y có trong hỗn hợp E là
A. 32,32%.
B. 54,88%.
C. 45,12%.
D. 67,68%.
Câu 69. Cho các khẳng định sau:
(a) NaAl(SO4)2.12H2O, (NH4)Al(SO4)2.12H2O và LiAl(SO4)2.12H2O được gọi là phèn nhôm.
(b) Hợp kim Li-Al siêu nhẹ, được dùng trong kỹ thuật hàng không.
(c) Gang trắng rất cứng và giòn, được dùng để luyện thép.
(d) Sắt có trong huyết tố cầu (hemoglobin) của máu.

Các nhận định đúng là
A. (a), (b), (c), (d).
B. (a), (b), (d).
C. (b), (c).
D. (b), (c), (d).
Câu 70. Cho 45,0 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào 200ml dung dịch NaCl 0,6M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân
dung dịch X bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện I = 5A đến khi khối lượng dung dịch giảm 15,3 gam thì dừng
điện phân. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 6,72 gam bột Fe.
B. Nếu thời gian điện phân là 6948 giây, thì nước bắt điện phân ở cả 2 cực.
C. Nhúng thanh Mg vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thu được 0,09 mol khí H2.
D. Dung dịch sau điện phân tác dụng tối đa với dung dịch chứa 7,2 gam NaOH.
Câu 71. Cho các nhận xét sau:
(a) Tinh bột và xenlulozơ là polisaccarit.
(b) Khi đun nóng dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3, thu được kết tủa bạc trắng.
(c) Thủy phân đến cùng tinh bột hay xenlulozơ đều thu được glucozơ.
(d) Trong dung dịch, glucozơ cũng như fructozơ đều hòa tan được Cu(OH)2 tạo phức xanh lam.
(e) Nhỏ dung dịch HNO3 đặc vào lòng trắng trứng xuất hiện kết tủa màu vàng.
(f) Các tơ tổng hợp đều bền trong môi trường axit cũng như bazơ.
Số nhận xét đúng là
A. 5.
B. 4.
C. 6.
D. 3.
Câu 72. X, Y là hai este đều đơn chức và là đồng phân của nhau. Tỉ khối của X so với oxi bằng 2,75. Đun nóng 17,6 gam
hỗn hợp E chứa X,Y với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Z chứa hai ancol kế tiếp trong dãy đồng đẳng và
hỗn hợp T gồm hai muối, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư,
thấy khối lượng bình tăng 7,88 gam . Tỉ lệ a:b gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,7.
B. 1,2.

C. 1,3.
D. 0,8.
Câu 73. Hòa tan hết một mẩu Ba trong 200 ml dung dịch CuSO4 0,4M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
2,24 lít H2 (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 26,48.
B. 18,64.
C. 28,44.
D. 33,10.
Câu 74. Cho m gam bột Zn vào 200 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng
dung dịch tăng thêm 2,78 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị m là
A. 7,8.
B. 2,6.
C. 5,2.
D. 3,9.
Câu 75. Hỗn hợp X gồm một ancol no, đơn chức và một este no, hai chức (đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 27,0 gam
X cần dùng a mol O2, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1 : 1. Mặt khác, cho 27,0 gam X tác dụng vừa đủ với 360 ml dung
dịch NaOH 1M. Giá trị của a là
A. 1,17.
B. 1,08.
C. 0,99.
D. 0,90.
Câu 76. Hỗn hợp X gồm phenylamoni clorua và một muối clorua của amin Y đơn chức. Cho 20,14 gam X tác dụng tối đa
với dung dịch chứa 8,0 gam NaOH (đun nóng), thu được 2,688 lít khí (đktc). Công thức của amin Y là
A. CH3NH2.
B. C2H5NH2.
C. C3H7NH2.
D. C4H9NH2.

~8~



Câu 77. Hòa tan hoàn toàn 3,24 gam bột Al trong dung dịch chứa 0,44 mol HNO3, sau khi kết thúc các phản ứng thu
được khí N2 duy nhất và dung dịch X chỉ chứa các muối có khối lượng là m gam. Giá trị của m là
A. 27,16.
B. 25,56.
C. 27,96.
D. 27,56.
Câu 78. Hòa tan hoàn toàn 22,7 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào 400 ml dung dịch HCl 0,8M. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được 5,376 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam rắn khan. Giá trị
m là
A. 42,22.
B. 35,42.
C. 36,78.
D. 38,14.
Câu 79. Hòa tan 28,16 gam hỗn hợp X gồm FeCl2 và Fe(NO3)2 vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Sục khí Cl2 dư
vào 100 ml dung dịch X, thu được dung dịch Y chứa 17,275 gam muối. Nếu cho dung dịch HCl dư vào 100 ml dung dịch
X còn lại, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5; đo đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V

A. 1,344.
B. 0,896.
C. 0,672.
D. 0,448.
Câu 80. Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 bằng 18,24. Hỗn hợp Y gồm glyxin và alanin có tỉ khối so với H2 là
40,3. Đốt cháy hoàn toàn V1 lít Y cần dùng V2 lít X, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Các khí đều đo cùng điều kiện
nhiệt độ và áp suất. Tỉ lệ V 1 : V2 là
A. 2 : 5.
B. 1 : 3.
C. 3 : 5.
D. 2 : 3.
Câu 81. Hỗn hợp X gồm một ancol đơn chức, một este đơn chức và một este hai chức; trong phân tử mỗi chất chỉ chứa

một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 17,28 gam X thu được 39,6 gam CO2 và 9,36 gam H2O. Mặt khác, đun nóng
17,28 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của ancol
metylic và hỗn hợp Z gồm các muối. Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng 0,75 mol O2, thu được CO2, 5,04 gam H2O và 12,72
gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của este đơn chức trong hỗn hợp X là
A. 13,9%.
B. 70,6%.
C. 42,4%.
D. 28,2%.
Câu 82. Hóa hơi hoàn toàn 19,98 gam hỗn hợp X gồm ba este đều no, mạch hở thì thể tích hơi chiếm 3,36 lít (đktc).
Mặt khác, đun nóng 19,98 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol hơn kém nhau một
nguyên tử cacbon và 22,06 gam hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit có mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn
Y, thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc) và 8,28 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn nhất trong
hỗn hợp X là
A. 52,3%.
B. 43,4%.
C. 28,9%.
D. 38,2%.
Câu 83. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(b) Đốt cháy Ag2S trong oxi dư.
(a) Nhiệt phân muối NaHCO3.
(c) Nhiệt phân muối Fe(NO3)3.
(d) Cho dung dịch NaI vào dung dịch FeCl3.
(e) Cho Na2O vào nước.
(g) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3.
(i) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 dư.
(h) Cho Al(OH)3 vào dung dịch NaOH dư.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
A. 5.
B. 7.
C. 6.

D. 4.
Câu 84. Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở có tổng số nguyên tử oxi là 15. Khi thủy phân hoàn toàn mỗi peptit đều thu
được glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn 36,47 gam X cần dùng 1,7475 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Mặt
khác, đun nóng 36,47 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 55,07 gam muối. Phần trăm khối lượng của peptit
có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp X là
A. 55,8%.
B. 79,8%.
C. 62,4%.
D. 72,4%.
Câu 85. Cho 17,12 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe và FeCO3 vào dung dịch HCl loãng dư, thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp
khí có tỉ khối so với H2 bằng 3,1. Mặt khác hòa tan hoàn toàn 17,12 gam X trong dung dịch chứa 0,89 mol NaHSO4 và
0,17 mol HNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa và 3,584 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2O, NO
và H2. Cho dung dịch NaOH dư vào Y (không có oxi), thu được 29,34 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần
trăm về khối lượng của NO trong hỗn hợp khí Z là
A. 33,6%.
B. 44,8%.
C. 32,8%.
D. 33,7%
Câu 86. Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 và AgNO3 (trong đó nguyên tố nitơ chiếm 13,944% về khối
lượng). Nhiệt phân 30,12 gam X, thu được rắn Y. Thổi luồng khí CO dư qua Y nung nóng, thu được m gam rắn Z. Các
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

~9~


A. 10,28.
B. 11,22.
C. 25,92.
D. 11,52.
Câu 87. Chia 200 ml dung dịch X chứa AlCl3 (x mol) và Al2(SO4)3 (y mol) thành hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng

với dung dịch chứa 36,0 gam NaOH, thu được 17,16 gam kết tủa. Phần 2 tác dụng với dung dịch BaCl2 (dùng dư), thu
được 55,92 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ x : y lần lượt là
A. 3 : 2.
B. 1 : 2.
C. 2 : 3.
D. 1 : 1.
Câu 88. Đốt cháy hoàn toàn a mol triglixerit X, thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 4a. Nếu thủy phân hoàn
toàn X, thu được hỗn hợp gồm glixerol, axit oleic và axit stearic. Số nguyên tử hiđro (H) trong X là
A. 106.
B. 102.
C. 108.
D. 104.
Câu 89. Sục 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch Ca(OH)2 aM, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X đến khi kết tủa thu được lớn nhất thì đã dùng 120 ml. Giá
trị của a là
A. 0,45.
B. 0,50.
C. 0,60.
D. 0,65.
Câu 90. Hợp chất hữu cơ X (no, đa chức, mạch hở) có công thức phân tử C7H12O4. Cho 0,2 mol X tác dụng vừa đủ với
400 ml dung dịch KOH 1M, thu được chất hữu cơ Y và 42,0 gam hỗn hợp muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3OOC-[CH2]2-OOCC2H5.
B. CH3COO-[CH2]2-COOC2H5.
C. CH3COO-[CH2]2-OOCC2H5.
D. CH3COO-[CH2]2-OOCC3H7.
Câu 91. Đốt cháy hoàn toàn một ancol X (no, hai chức, mạch hở) thì số mol H2O sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng.
Nếu đun nóng X với CuO (dùng dư) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất hữu cơ Y tạp chức. Nhận định
nào sau đây là đúng?
A. X có công thức phân tử là C2H6O2.
B. X hòa tan được Cu(OH)2 tạo phức xanh lam.

C. X có tên gọi là 2-metylpropan-1,2-điol. D. Trong X chứa 3 nhóm -CH2-.
Câu 92. Hòa tan hoàn toàn 7,98 gam hỗn hợp gồm Mg và Al trong dung dịch chứa a mol H2SO4, sau khi kết thúc phản
ứng, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, sự phụ thuộc số mol kết tủa và
thể tích dung dịch NaOH 1M được biểu diễn theo đồ thị sau:

Giá trị của a là
A. 0,42.
B. 0,44.
C. 0,48.
D. 0,45.
Câu 93. Cho các phát biểu sau:
(a) Oxi hóa hoàn toàn glucozơ bằng nước brom, thu được axit gluconic.
(b) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(c) Phân tử xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
(d) Ở nhiệt độ thường, axit glutamic là chất lỏng và làm quì tím hóa đỏ.
(e) Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục đến vài triệu.
(g) Các amin dạng khí đều tan tốt trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 6.
Câu 94. Tiến hành điện phân dung dịch chứa 43,24 gam hỗn hợp gồm MSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp
với cường độ dòng điện không đổi, sau thời gian t giây, thì nước bắt đầu điện phân ở cả hai cực, thấy khối lượng catot
tăng so với ban đầu; đồng thời ở anot thoát ra một khí duy nhất có thể tích là 4,48 lít (đktc). Nếu thời gian điện phân là
2t giây, khối lượng dung dịch giảm 25,496 gam. Kim loại M là
A. Ni.
B. Cu.
C. Fe.
D. Zn.


~ 10 ~


Câu 95. Hỗn hợp E gồm peptit X (C9H16O5N4), peptit Y (C7H13O4N3) và peptit Z (C12H22O5N4). Đun nóng 31,17 gam E với
dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng
1,3725 mol O2, thu được CO2, H2O và 23,85 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là
A. 25,0%.
B. 33,4%.
C. 58,4%.
D. 41,7%.
Câu 96. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(b) Cho dung dịch KI vào dung dịch FeCl3.
(c) Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2.
(d) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3.
(e) Cho miếng Na vào dung dịch CuSO4.
(g) Cho dung dịch HCl vào dung dịch AgNO3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 4.
B. 6.
C. 5.
D. 3.
Câu 97. Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm ba este đều no, mạch hở với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được
17,28 gam Ag. Mặt khác, đun nóng m gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol hơn kém
nhau một nguyên tử cacbon và 22,54 gam hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit có mạch không phân nhánh. Đốt cháy
hoàn toàn Y, thu được 11,44 gam CO2 và 9,0 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn nhất
trong hỗn hợp X là
A. 76,7%.
B. 51,7%.

C. 58,2%.
D. 68,2%.
Câu 98. Hòa tan hoàn toàn 23,76 gam hỗn hợp gồm Cu, FeCl2 và Fe(NO3)2 vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung
dịch X. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 dư vào X, thấy lượng AgNO3 phản ứng là 98,6 gam, thu được m gam kết tủa và
thoát ra 0,448 lít khí (ở đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá
trình. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 82.
B. 80.
C. 84.
D. 86.
Câu 99. Este X mạch hở có công thức dạng CnH2n-2O2. Thủy phân hoàn toàn 10,32 gam X, lấy toàn bộ sản phẩm tạo
thành tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, thu được 51,84 gam Ag. Số đồng phân của X thỏa mãn là
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 100. Lấy 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,05 mol H2SO4 loãng, thu được dung dịch Y. Cho NaOH dư
vào Y, thấy lượng NaOH phản ứng là 8,0 gam; đồng thời thu được dung dịch chứa 21,0 gam muối. Công thức cấu tạo
của X là
A. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH.
B. (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH.
C. H2N-CH2-COOH.
D. CH3-CH(NH2)-COOH.
Câu 101. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho a mol bột CrO3 vào dung dịch chứa a mol NaOH.
(b) Cho a mol bột Cu vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3.
(c) Cho hỗn hợp gồm a mol Na và a mol Al vào nước dư.
(d) Sục khí Cl2 dư vào dung dịch NaOH loãng.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan là
A. 2.

B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 102. Hỗn hợp X gồm C6H12O6, CH3COOH, C2H4(OH)2 và HO-CH2-CH2-COOH. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được
26,84 gam CO2 và 13,14 gam H2O. Giá trị m là
A. 18,02.
B. 21,58.
C. 18,54.
D. 20,30.
Câu 103. Hỗn hợp X gồm H2N-CH2-COOCH3 và este Y (CnH2n-2O2). Đun nóng 15,25 gam X với dung dịch NaOH dư, thu
được 0,2 mol hỗn hợp Z gồm ancol và anđehit. Nếu đốt cháy 15,25 gam X cần dùng a mol O2, thu được hỗn hợp gồm
CO2, H2O và N2. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,6.
B. 0,7.
C. 0,9.
D. 1,1.
Câu 104. Tiến hành điện phân 400 ml dung dịch X chứa CuSO4 aM và NaCl 3aM bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến
khi nước bắt đầu điện phân ở cả hai cực thì dừng điện phân, tổng thể tích khí thoát ra ở hai cực là 3,584 lít (đktc). Giá
trị của a là

~ 11 ~


A. 0,3.
B. 0,2.
C. 0,4.
D. 0,5.
Câu 105. Cho 28,7 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Cu và Fe(NO3)3 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,34 mol H2SO4
(loãng), thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch Y chỉ chứa hai muối là FeSO4 và CuSO4. Cô cạn
dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị m là

A. 53,28.
B. 53,20.
C. 53,60.
D. 53,12.
Câu 106. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Na2O và 7,14 gam Al2O3 trong nước dư, thu được dung dịch X. Cho từ từ
dung dịch HCl 1M đến dư vào X, sự phụ thuộc số mol kết tủa và thể tích dung dịch HCl 1M được biểu diễn theo đồ thị
sau:

Giá trị của x là
A. 0,14.
B. 0,16.
C. 0,12.
D. 0,18.
Câu 107. Hỗn hợp X gồm hexametylenđiamin, axit glutamic, tripeptit Glu-Glu-Glu và α-amino axit Y (CnH2n+1O2N). Lấy
0,2 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,3 mol HCl hoặc dung dịch chứa 0,26 mol NaOH. Nếu đốt cháy hoàn
toàn 0,2 mol X, thu được a mol hỗn hợp Z gồm CO2, H2O và N2. Dẫn a mol Z qua nước vôi trong lấy dư, thu được 96,0
gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 2,06.
B. 2,16.
C. 2,36.
D. 2,26.
Câu 108. Nhiệt phân hỗn hợp gồm Mg và 0,16 mol Cu(NO3)2 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian,
thu được hỗn hợp rắn X và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn X cần dùng vừa đủ dung dịch
chứa 1,12 mol HCl, thu được dung dịch Z và 0,08 mol hỗn hợp khí T gồm hai đơn chất khí. Tỉ khối của T so với He bằng
2,125. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 59,96.
B. 59,84.
C. 59,72.
D. 59,60.
Câu 109. Cho các nhận định sau:

(a) CrO3 là chất rắn màu đỏ thẫm, có tính oxi hóa rất mạnh.
(b) Cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Na2CrO4, thu được dung dịch có màu vàng.
(c) Cr2O3 vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH loãng.
(d) Cr và Fe tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư đều theo cùng tỉ lệ mol.
(e) Trong môi trường axit, các muối Cr(III) thể hiện tính oxi hóa.
(g) KCr(SO4)2.12H2O được dùng làm chất cầm màu trong ngành nhuộm vải.
Số nhận định đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 6.
Câu 110. Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức và một este hai chức (đều mạch hở và được tạo bởi từ các ancol no). Hiđro
hóa hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng 0,2 mol H2 (xúc tác Ni, t°) thu được hỗn hợp Y gồm hai este. Đun nóng toàn bộ Y với
dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol và 24,06 gam hỗn hợp T gồm các muối của axit đơn chức.
Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng 0,72 mol O2, thu được CO2 và 12,78 gam H2O. Tổng khối lượng của hai este đơn chức
trong 0,2 mol hỗn hợp X là
A. 10,82.
B. 12,44.
C. 14,93.
D. 12,36.
Câu 111. Cho X là hexapeptit Ala-Ala-Gly-Val-Gly-Val và tripeptit Gly-Gly-Ala-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn
hợp gồm X và Y thu được hỗn hợp gồm 4 α-amino axit, trong đó có 30,00 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị m là
A. 83,2.
B. 87,4.
C. 77,6.
D. 73,4.
Câu 112. Hỗn hợp X gồm muối Y (C4H14O3N2) và muối Z (C2H7O3N). Đun nóng m gam X cần dùng vừa đủ 400 ml dung
dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp T gồm hai amin kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Tỉ khối của T so với He bằng 8,75. Giá
trị m là
A. 23,1.

B. 24,0.
C. 22,2.
D. 21,3.

~ 12 ~


Câu 113. Cho hỗn hợp gồm Fe và 0,27 gam Al vào dung dịch AgNO3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m
gam rắn X và dung dịch Y. Cho Y phản ứng với dung dịch NaOH dư trong điều kiện không có không khí thu được 1,97
gam kết tủa Z. Nung Z ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 1,6 gam một oxit duy nhất. Giá trị m là
A. 3,24.
B. 8,64.
C. 6,48.
D. 9,72.
Câu 114. Hòa tan hoàn toàn 5,22 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al trong dung dịch HNO3 loãng, dư. Sau khi phản ứng kết
thúc thu được dung dịch Y và khí N2O duy nhất. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy khí mùi khai thoát ra; đồng thời
thu được 8,7 gam kết tủa. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng gần là
A. 0,60 mol.
B. 0,64 mol.
C. 0,56 mol.
D. 0,54 mol.
Câu 115. Đun nóng 0,1 mol este X cần dùng vừa đủ dung dịch ca 0,5 mol NaOH, thu được 9,66 gam ancol Z và 51,58 gam hỗn hợp T gồm ba muối
của glyxin, alanin và valin. Phần trăm khối lượng muối của alanin trong hỗn hợp T là
A. 28,0%.
B. 34,4%.
C. 19,4%.
D. 40,9%.
Câu 905. Hòa tan hết 31,47 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, ZnCO3 và Al(NO3)3 trong dung dịch chứa 0,585 mol H2SO4 và
0,09 mol HNO3, kết thúc phản ứng, thu được dung dịch Y chỉ chứa 79,65 gam các muối trung hòa và 4,032 lít (đktc)
hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2, H2. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thấy lượng NaOH phản ứng là 76,4 gam. Phần trăm khối

lượng của Zn đơn chất trrong hỗn hợp X là
A. 39,2%.
B. 35,1%.
C. 43,4%.
D. 41,3%.
Câu 906. Hỗn hợp E chứa các este đều mạch hở, trong phân tử mỗi este chỉ chứa một loại nhóm chức gồm este X
(CnH2nO2), este Y (CnH2n-2O2) và este Z (CmH2m-2O4). Đun nóng 11,28 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn
hợp T chứa các ancol đều no và 12,08 gam hỗn hợp các muối. Đốt cháy toàn bộ T cần dùng 0,295 mol O2, thu được CO2
và 5,76 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 15,60%.
B. 7,8%.
C. 18,08%.
D. 9,04%.
Câu 907. Hỗn hợp X gồm glyxin, valin, lysin và axit glutamic; trong đó tỉ lệ khối lượng của nitơ và oxi là 7 : 15. Cho
29,68 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ dung dịch chứa
0,32 mol NaOH và 0,3 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị m là
A. 59,07.
B. 60,04.
C. 59,80.
D. 61,12.
Câu 908. Tiến hành hai thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dùng dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2
1M. Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dùng dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Biểu thức liên hệ giữa V1 và V2 là
A. V1 = 5V2. B. V1 = 2V2. C. V1 = 10V2. D. V1 = V2.
Câu 909. Hỗn hợp X gồm một ancol no, đơn chức và một axit cacboxylic no, hai chức (đều mạch hở). Đốt cháy hoàn
toàn 0,25 mol X cần dùng 0,425 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác đun nóng 0,25 mol X có mặt H2SO4 đặc làm xúc
tác thấy chúng phản ứng vừa đủ với nhau (hiệu suất phản ứng đạt 100%) thu được 12,5 gam hỗn hợp Y gồm hai sản
phẩm hữu cơ Z và T (MZ > MT). Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp Y là
A. 52,8%.
B. 48,6%.

C. 47,2%.
D. 51,4%.
Câu 910. Este X no, hai chức, mạch hở; trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức có các đặc điểm sau: Ðốt cháy hoàn
toàn X, thu được CO2 có số mol bằng với số mol O2 đã phản ứng. Thủy phân hoàn toàn X trong môi truờng axit thu
được chất Y; chất Z và chất T. Biết rằng Y và Z hơn kém nhau một nguyên tử cacbon và đều cho được phản ứng tráng
gương. Phát biểu không đúng là
A. Trong X chứa hai nhóm –CH3.
B. Ở điều kiện thường, chất T có khả năng hòa tan được Cu(OH)2.
C. Chất X có mạch cacbon không phân nhánh.
D. Chất T tác dụng được với NaHCO3 thấy khí không màu thoát ra.
Câu 911. Cho m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Al và Al2O3 vào nước dư, thu được a mol khí H2 và dung dịch X. Cho từ từ
đến dư dung dịch HCl 1M vào X, sự phụ thuộc số mol kết tủa và thể tích dung dịch HCl 1M được biểu diễn theo đồ thị
sau:

~ 99 ~


Giá trị m là
A. 21,00.
B. 33,24.
C. 32,16.
D. 23,40.
Câu 912. Hóa hơi hoàn toàn 24,88 gam hỗn hợp X gồm hai este đều đơn chức thì thể tích hơi đúng bằng thể tích của
5,6 gam N2 (đo cùng điều kiện áp suất và nhiệt độ). Đun nóng 24,88 gam X với dung dịch KOH vừa đủ, thu được ancol Y
và 37,8 gam hỗn hợp Z gồm các muối. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 3,54 gam. Phần
trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn trong X là
A. 31,35%.
B. 41,80%.
C. 58,20%.
D. 38,65%.

Câu 913. Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp
với cường độ dòng điện không đổi, sau thời gian t giây, ở anot thoát ra 3,136 lít hỗn hợp khí. Nếu tiếp tục điện phân
với thời gian là 2t giây nữa thì dừng điện phân, lấy catot ra cân lại thấy khối lượng tăng 11,52 gam; đồng thời thu thêm
13,44 lít hỗn hợp khí thoát ra ở cả hai cực. Các khí đều đo ở đktc. Giá trị m là
A. 35,82.
B. 38,16.
C. 37,74.
D. 40,72.
Câu 914. Cho các phát biểu sau:
(a) Thạch cao sống thường được đúc tượng, làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương.
(b) Phương pháp làm mềm tính cứng của nước cứng tạm thời bằng cách đun nóng.
(c) Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất.
(d) Phương pháp phổ biến dùng để chống ăn mòn kim loại là bảo vệ bề mặt và bảo vệ điện hóa.
(e) Natri hiđrocacbonat được dùng trong y học, chế tạo nước giải khát.
(g) Bột Al2O3 có độ cứng cao được dùng trong vật liệu mài.
Số phát biểu đúng là
A. 6.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 915. Nung nóng 61,84 gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong khí trơ, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X.
Nghiền nhỏ và trộn đều X rồi chia thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH dư, thu được 0,18 mol khí
H2 và 23,6 gam rắn không tan. Phần 2 cho vào dung dịch chứa HCl loãng, thu được 0,25 mol khí H2 và dung dịch Y. Cho
dung dịch AgNO3 dư vào Y, thấy thoát ra 0,03 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và thu được m gam kết tủa.
Giá trị gần nhất của m là
A. 240.
B. 230.
C. 235.
D. 225.
Câu 916. Cho m gam hỗn hợp E chứa ba peptit mạch hở gồm X (x mol), Y (y mol) và Z (z mol); tổng số nguyên tử oxi

trong ba peptit bằng 12. Đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y hoặc z mol Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn
H2O là a mol. Cho m gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 55,74 gam hỗn hợp T gồm ba muối của
glyxin, alalin và valin. Nếu cho m gam E tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được 63,57 gam muối. Phần trăm
khối lượng của peptit có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp E là
A. 43,26%.
B. 37,08%.
C. 49,4%
D. 32,58%.
Câu 917. Cho 26,66 gam hỗn hợp E chứa 3 peptit mạch hở gồm X (x mol), Y (y mol), Z (z mol). Đốt cháy hoàn toàn x
mol X hoặc y mol Y hoặc z mol Z đều thu được 0,3 mol CO2. Đun nóng 26,66 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu
được 38,13 gam hỗn hợp T gồm các muối của các alpha amino axit có dạng H2NCnH2nCOOH. Phần trăm khối lượng
peptit có phân tử khối lớn nhất trong E là
A. 24%
B. 28%
C. 26,8%
D. 30%
Câu 918. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch chứa 4a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol AlCl3.

~ 100 ~


(b) Cho dung dịch chứa a mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol AgNO3.
(c) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(d) Cho a mol Cu vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3.
(e) Cho dung dịch chứa a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol Ca(HCO3)2.
(g) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng, dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là:
A. 4
B. 5

C. 2
D. 3
Câu 919. Hòa tan hoàn toàn 28,96 gam hỗn hợp E gồm Fe, Cu, Fe3O4 và MgO trong dung dịch chứa NaNO3 và x mol
H2SO4, sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X chỉ chứa các muối sunfat của kim loại và 0,2 mol hỗn hợp Y
gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 12,2. Trong điều kiện không có O2,
cho Ba(OH)2 dư vào X thu được 192,64 gam kết tủa. Giá trị của x là:
A. 0,64
B. 0,58
C. 0,68
D. 0,54
Câu 920. Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai este đều no, mạch hở với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu
được 43,2 gam Ag. Mặt khác cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol
hơn kém nhau một nguyên tử C và 16,88 gam hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn Y cần
dùng 0,29 mol O2. Phần trăm khối lượng este có khối lượng phân tử lớn hơn trong X là:
A. 51,77%
B. 55,58%
C. 43,24%
D. 47,96%
Câu 921. Hòa tan hết 11,44 gam hỗn hợp gồm Ca, CaO, Mg và MgO trong dung dịch HCl loãng dư, thu được 3,36 lít khí
H2 (đktc) và dung dịch X có chứa 14,25 gam MgCl2. Đem cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là
A. 31,02 gam.
B. 29,79 gam.
C. 30,12 gam.
D. 29,97 gam.
Câu 922. Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 290,4 gam CO2 và 114,48 gam H2O.
Mặt khác đun nóng 2m gam X trên với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa natri panmitat, natri
stearat và x gam glixerol. Giá trị của x là
A. 13,80.
B. 22,08.
C. 27,60.

D. 11,04.
Câu 923. Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ X no, đơn chức, mạch hở, thành phần chứa C, H, O thu được CO2 có số mol
bằng số mol O2 phản ứng. Biết X cho được phản ứng tráng gương. Số chất của X thỏa mãn tính chất trên là
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 924. Cho hỗn hợp gồm axit axetic và axit ađipic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 12,8% thu được dung dịch X
trong đó nồng độ phần trăm của natri axetat là 5,363%. Nồng đồ phần trăm của muối còn lại là
A. 18,64%.
B. 15,18%.
C. 17,26%.
D. 16,08%.
Câu 925. Hòa tan hết hỗn hợp gồm Na và Al2O3 vào nước dư, thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cho từ từ
dung dịch HCl dư vào X, sự phụ thuộc số mol kết tủa và số mol HCl được biểu diễn theo đồ thị sau:

Giá trị của V là
A. 3,360.
B. 2,688.
C. 5,376.
D. 6,720.
Câu 926. Hòa tan hết hỗn hợp gồm Ba và Na vào 400 ml dung dịch FeCl3 x (mol/l) và CuCl2 y (mol/l). Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 4,032 lít khí H2 (đktc); đồng thời thu được dung dịch X chỉ chứa hai muối và 15,24
gam kết tủa. Tỉ lệ x : y là
A. 3 : 2.
B. 1 : 1.
C. 1 : 2.
D. 2 : 3.
Câu 927. Tiến hành điện phân dung dịch chứa x mol Cu(NO3)2 và y mol NaCl bằng điện cực trơ, với cường độ dòng
điện không đổi I = 5A trong thời gian 5790 giây thì dừng điện phân. Cho 0,25 mol bột Fe vào dung dịch sau điện phân,

kết thúc phản ứng, thấy thoát ra 0,045 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5); đồng thời còn lại 10,86 gam rắn
không tan. Tỉ lệ x : y gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,80.
B. 1,90.
C. 1,75.
D. 1,95.

~ 101 ~


Câu 928. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng.
(b) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch saccarozơ.
(c) Sục khí metylamin vào dung dịch HCl.
(d) Sục khí axetilen vào dung dịch Br2 trong CCl4.
(e) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng.
(g) Cho ancol metylic đi qua bình đựng Na.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là
A. 5.
B. 6.
C. 3.
D. 4.
Câu 929. X, Y là hai hiđrocacbon kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của ankan hoặc anken hoặc ankin. Đốt cháy hoàn toàn
4,16 gam hỗn hợp chứa X và Y, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2, thu được 12,0 gam kết tủa; đồng thời khối
lượng dung dịch tăng 7,52 gam. Công thức của X, Y là
B. C2H4 và C3H6.
C. C2H2 và C3H4.
D. C3H8 và C4H10.
A. C2H6 và C3H8.
Câu 930. Hỗn hợp E gồm este X (C2H4O2) và este đa chức Y (C5H8O4) đều mạch hở. Đun nóng m gam E với dung dịch

NaOH vừa đủ, thu được (m – 7,68) gam hỗn hợp Z gồm hai ancol đơn chức và (m + 1,12) gam hỗn hợp T gồm hai muối.
Giá trị của m là
A. 19,92.
B. 19,20.
C. 20,64.
D. 17,76.
Câu 931. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào lượng dư dung dịch FeCl3.
(b) Cho Ba vào dung dịch CuSO4.
(c) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ.
(d) Thổi luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CuO nung nóng.
(e) Nhiệt phân NaNO3.
(g) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
Số thí nghiệm thu được kim loại là.
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 6.
Câu 932. Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở, không là đồng phân của nhau; trong mỗi phân tử peptit đều có số nguyên
tử cacbon gấp đôi số nguyên tử oxi. Đun nóng 0,1 mol X (có khối lượng là m gam) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu
được hỗn hợp Y gồm hai muối của glyxin và alanin. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 1,2225 mol O2, thu được
CO2, H2O, N2 và Na2CO3. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 30.
B. 28.
C. 26.
D. 32.
Câu 933. Nung nóng hỗn hợp gồm Al và FeO trong khí trơ, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được rắn X. Chia
rắn X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 4,8 gam, thu được
16,56 hỗn hợp rắn không tan. Phần 2 cho vào dung dịch HCl loãng (lấy dư 20% so với phản ứng), thu được dung dịch
Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, kết thúc phản ứng, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết

tủa. Giá trị gần nhất của m là
A. 176.
B. 170.
C. 172.
D. 174.
Câu 934. Đốt cháy hoàn toàn 33,36 gam hỗn hợp X gồm một este đơn chức và một este đa chức đều mạch hở cần dùng
1,84 mol O2. Mặt khác đun nóng 33,36 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai muối của hai
axit hơn kém nhau một nguyên tử cacbon và hỗn hợp Z gồm hai ancol đều no có cùng số nguyên tử cacbon. Dẫn toàn
bộ Z qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 14,5 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 1,03 mol O2, thu
được Na2CO3 và 1,5 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Số nguyên tử hiđro (H) có trong este đa chức là
A. 14.
B. 12.
C. 16.
D. 18.
Câu 935. Cho m gam P2O5 vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,05 mol KOH, thu được dung dịch X. Cô cạn X, thu
được 12,92 gam hỗn hợp rắn khan. Giá trị của m là
A. 7,35
B. 8,82
C. 6,39
D. 10,65
Câu 936. Cho 0,3 mol hỗn hợp gồm Al, AlCl3 và Al(OH)3 vào dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH
1M vào X, sự phụ thuộc số mol kết tủa và thể tích dung dịch NaOH 1M được biểu diễn theo đồ thị sau:

~ 102 ~


Giá trị của x là:
A. 1,20
B. 0,96
C. 0,72

D. 1,32
Câu 937. Cho hỗn hợp X gồm tripanmitin, triolein và tristearin. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X, thu được 123,64 gam
CO2 và 47,34 gam H2O. Nếu xà phòng hóa 65,67 gam X với dung dịch KOH dư, thu được m gam muối. Giá trị m là
A. 74,67
B. 71,37
C. 78,27
D. 67,77
Câu 938. Dung dịch X chứa glucozơ, fructozơ và saccarozơ có cùng nồng độ mol. Đun nóng 300 ml dung dịch X với
dung dịch H2SO4 loãng (dùng dư), lấy toàn bộ sản phẩm hữu cơ sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch
AgNO3/NH3 thu được 38,88 gam Ag. Nồng độ glucozơ trong 300 ml là
A. 0,40
B. 0,30
C. 0,15
D. 0,20
Câu 939. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch muối mononatri gluconat.
(b) Thủy phân hoàn toàn peptit (C6H11O4N3) trong dung dịch NaOH dư, đun nóng.
(c) Đun nóng phenyl axetat với dung dịch NaOH dư.
(d) Cho phenol đến dư vào dung dịch Na2CO3.
(e) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch phenyl amoni clorua, đun nóng.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa một muối là
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 940. Cho hỗn hợp X gồm hai chất Y, Z đồng phân có cùng công thức phân tử C4H12O2N2. Cho 19,2 gam hỗn hợp X
tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp T chứa hai muối của hai
amino axit hơn kém nhau một nguyên tử C và hỗn hợp khí gồm hai amin có tỉ khối hơi so với H2 bằng 19,875. Phần
trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử nhỏ trong T là
A. 59,29%

B. 34,00%
C. 30,03%
D. 63,19%
Câu 941. Cho 29,76 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Cu vào 400 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y và còn
lại m gam rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được 0,05 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5)
và 124,52 gam kết tủa. Phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là
A. 5,12
B. 7,04
C. 5,76
D. 7,68
Câu 942. Hòa tan hoàn toàn 37,22 gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 vào nước dư, thu được 3,584 lít khí (đktc)
H2 và dung dịch Y. Cho dung dịch H2SO4 dư vào Y, thu được 41,94 gam kết tủa. Nếu hấp thụ hoàn toàn 0,3 mol khí CO2
vào Y, thu được m gam kết tủa và dung dịch Z chỉ chứa một chất tan duy nhất. Giá trị của m là
A. 42,36
B. 30,54
C. 44,82
D. 34,48
Câu 943. Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, không tham gia phản ứng tráng gương và không chứa nhóm chức khác.
Đốt cháy hoàn toàn 19,94 gam X cần dùng 0,805 mol O2, thu được CO2 và 11,34 gam H2O. Mặt khác, 15,94 gam X tác
dụng vừa đủ với 215 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được rắn Y gồm hai muối. Phần trăm
khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn trong Y là
A. 10,63%
B. 9,48%
C. 11,34%
D. 11,39%
Câu 944. Có các nhận định sau:
(a) Thủy phân hoàn toàn peptit C5H10O3N2, thu được glyxin và alanin có tỉ lệ mol 1 : 1
(b) Đun nóng ancol C3H8O với H2SO4 đặc ở 170 °C, thu được hai anken đồng phân.
(c) Etylamin và đimetylamin là đồng phân của nhau.
(d) Glucozơ vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

(e) Ở điều kiện thường, các amino axit là chất rắn ở dạng tinh thể không màu.
(g) Nilon-6 do các phân tử NH2-(CH2)5-COOH liên kết với nhau tạo nên.
Số nhận định đúng là:

~ 103 ~


A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 945. Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp
với cường độ dòng điện I = 5A, sau thời gian 5404 giây, ở anot thoát ra 2,24 lít khí (đktc). Để trung hòa lượng axit có
trong dung dịch sau điện phân cần dùng 80 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A. 23,02
B. 34,10
C. 26,22
D. 29,42
Câu 946. Cho 26,66 gam hỗn hợp E chứa 3 peptit mạch hở gồm X (x mol), Y (y mol), Z (z mol). Đốt cháy hoàn toàn x
mol X hoặc y mol Y hoặc z mol Z đều thu được 0,3 mol CO2. Đun nóng 26,66 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu
được 38,13 gam hỗn hợp T gồm các muối của các alpha amino axit có dạng H2NCnH2nCOOH. Phần trăm khối lượng
peptit có phân tử khối lớn nhất trong E là
A. 24%
B. 28%
C. 26,8%
D. 30%
Câu 947. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch chứa 4a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol AlCl3.
(b) Cho dung dịch chứa a mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol AgNO3.
(c) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.

(d) Cho a mol Cu vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3.
(e) Cho dung dịch chứa a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol Ca(HCO3)2.
(g) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng, dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là:
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
Câu 948. Hòa tan hoàn toàn 28,96 gam hỗn hợp E gồm Fe, Cu, Fe3O4 và MgO trong dung dịch chứa NaNO3 và x mol
H2SO4, sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X chỉ chứa các muối sunfat của kim loại và 0,2 mol hỗn hợp Y
gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 12,2. Trong điều kiện không có O2,
cho Ba(OH)2 dư vào X thu được 192,64 gam kết tủa. Giá trị của x là:
A. 0,64
B. 0,58
C. 0,68
D. 0,54
Câu 949. Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai este đều no, mạch hở với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu
được 43,2 gam Ag. Mặt khác cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol
hơn kém nhau một nguyên tử C và 16,88 gam hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn Y cần
dùng 0,29 mol O2. Phần trăm khối lượng este có khối lượng phân tử lớn hơn trong X là:
A. 51,77%
B. 55,58%
C. 43,24%
D. 47,96%
Câu 950. Cho m gam kim loại M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 1,05 mol HNO3 loãng, thấy thoát ra 0,06 mol khí
N2O duy nhất. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được (8m + 2,76) gam muối. Kim loại M là
A. Ca.
B. Mg.
C. Al.
D. Zn.

Câu 951. Hỗn hợp X gồm glyxin, valin, lysin và axit glutamic; trong đó tỉ lệ khối lượng của nitơ và oxi là 7 : 15. Cho
29,68 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ dung dịch chứa
0,32 mol NaOH và 0,3 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị m là
A. 59,07.
B. 60,04.
C. 59,80.
D. 61,12.
Câu 952. Tiến hành hai thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dùng dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M.
– Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dùng dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,5M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Biểu thức liên hệ
giữa V1 và V2 là
A. V1 = 5V2.
B. V1 = 2V2.
C. V1 = 10V2.
D. V1 = V2.
Câu 953. Hỗn hợp X gồm một ancol no, đơn chức và một axit cacboxylic no, hai chức (đều mạch hở). Đốt cháy hoàn
toàn 0,25 mol X cần dùng 0,425 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác đun nóng 0,25 mol X có mặt H2SO4 đặc làm xúc
tác thấy chúng phản ứng vừa đủ với nhau (hiệu suất phản ứng đạt 100%) thu được 12,5 gam hỗn hợp Y gồm hai sản
phẩm hữu cơ Z và T (MZ > MT). Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp Y là
A. 52,8%.
B. 48,6%.
C. 47,2%.
D. 51,4%.
Câu 954. Este X no, hai chức, mạch hở; trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức có các đặc điểm sau:
– Ðốt cháy hoàn toàn X, thu được CO2 có số mol bằng với số mol O2 đã phản ứng.

~ 104 ~



– Thủy phân hoàn toàn X trong môi truờng axit thu được chất Y; chất Z và chất T. Biết rằng Y và Z hơn kém nhau một
nguyên tử cacbon và đều cho được phản ứng tráng gương.
Phát biểu không đúng là
A. Trong X chứa hai nhóm –CH3.
B. Ở điều kiện thường, chất T có khả năng hòa tan được Cu(OH)2.
C. Chất X có mạch cacbon không phân nhánh.
D. Chất T tác dụng được với NaHCO3 thấy khí không màu thoát ra.
Câu 955. Cho m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Al và Al2O3 vào nước dư, thu được a mol khí H2 và dung dịch X. Cho từ từ
đến dư dung dịch HCl 1M vào X, sự phụ thuộc số mol kết tủa và thể tích dung dịch HCl 1M được biểu diễn theo đồ thị
sau:

Giá trị m là
A. 21,00.
B. 33,24.
C. 32,16.
D. 23,40.
Câu 956. Hóa hơi hoàn toàn 24,88 gam hỗn hợp X gồm hai este đều đơn chức thì thể tích hơi đúng bằng thể tích của
5,6 gam N2 (đo cùng điều kiện áp suất và nhiệt độ). Đun nóng 24,88 gam X với dung dịch KOH vừa đủ, thu được ancol Y
và 37,8 gam hỗn hợp Z gồm các muối. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 3,54 gam. Phần
trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn trong X là
A. 31,35%.
B. 41,80%.
C. 58,20%.
D. 38,65%.
Câu 957. Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp
với cường độ dòng điện không đổi, sau thời gian t giây, ở anot thoát ra 3,136 lít hỗn hợp khí. Nếu tiếp tục điện phân
với thời gian là 2t giây nữa thì dừng điện phân, lấy catot ra cân lại thấy khối lượng tăng 11,52 gam; đồng thời thu thêm
13,44 lít hỗn hợp khí thoát ra ở cả hai cực. Các khí đều đo ở đktc. Giá trị m là
A. 35,82.
B. 38,16.

C. 37,74.
D. 40,72.
Câu 958. Cho các phát biểu sau:
(a) Thạch cao sống thường được đúc tượng, làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương.
(b) Phương pháp làm mềm tính cứng của nước cứng tạm thời bằng cách đun nóng.
(c) Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất.
(d) Phương pháp phổ biến dùng để chống ăn mòn kim loại là bảo vệ bề mặt và bảo vệ điện hóa.
(e) Natri hiđrocacbonat được dùng trong y học, chế tạo nước giải khát.
(g) Bột Al2O3 có độ cứng cao được dùng trong vật liệu mài.
Số phát biểu đúng là
A. 6.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 959. Nung nóng 61,84 gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong khí trơ, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X.
Nghiền nhỏ và trộn đều X rồi chia thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH dư, thu được 0,18 mol khí
H2 và 23,6 gam rắn không tan. Phần 2 cho vào dung dịch chứa HCl loãng, thu được 0,25 mol khí H2 và dung dịch Y. Cho
dung dịch AgNO3 dư vào Y, thấy thoát ra 0,03 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và thu được m gam kết tủa.
Giá trị gần nhất của m là
A. 240.
B. 230.
C. 235.
D. 225.
Câu 960. Cho m gam hỗn hợp E chứa ba peptit mạch hở gồm X (x mol), Y (y mol) và Z (z mol); tổng số nguyên tử oxi
trong ba peptit bằng 12. Đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y hoặc z mol Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn
H2O là a mol. Cho m gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 55,74 gam hỗn hợp T gồm ba muối của

~ 105 ~



glyxin, alalin và valin. Nếu cho m gam E tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được 63,57 gam muối. Phần trăm
khối lượng của peptit có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp E là
A. 43,26%.
B. 37,08%.
C. 49,4%.
D. 32,58%.
Câu 961. Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin và axit glutamic; trong đó tỉ lệ mN : mO = 11 : 32. Cho 22,78 gam X tác
dụng với dung dịch HCl dư, thu được 30,81 gam muối. Nếu cho 22,78 gam X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, thu
được m gam muối. Giá trị của m là
A. 28,94.
B. 33,42.
C. 33,98.
D. 38,46.
Câu 962. Đốt cháy hoàn toàn 18,24 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở thu được 39,16 gam CO2 và 10,44
gam H2O. Mặt khác, đun nóng 18,24 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol kế tiếp và
hỗn hợp Z gồm a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình
tăng 7,46 gam. Tỉ lệ a : b có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,6.
B. 1,2.
C. 1,4.
D. 0,8.
Câu 963. Hỗn hợp X gồm CH3COOCH3, (CH2=CHCOO)2C2H4, CH2=CHCOOCH3 và (CH3COO)2C2H4. Đốt cháy hoàn toàn 0,2
mol X (có khối lượng m gam) cần dùng 1,0 mol O2. Mặt khác, đun nóng 0,2 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, chưng
chất dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được CO2 và H2O có tổng
khối lượng 19,72 gam. Giá trị của m là
A. 20,88.
B. 21,84.
C. 20,56.
D. 21,20.
Câu 964. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Dẫn hơi ancol etylic qua bình đựng Na dư.
(b) Đun nóng tripanmitin với dung dịch NaOH dư.
(c) Cho nhúm bông vào dung dịch H2SO4 70%, đun nóng.
(d) Cho dung dịch HCl vào dung dịch axit glutamic.
(e) Đun nóng axit aminoaxetic với ancol metylic có khí HCl làm xúc tác.
(g) Cho dung dịch fructozơ vào dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 4.
B. 6.
C. 3.
D. 5.
Câu 965. Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ và saccarozơ là đồng phân của nhau.
(b) Để khử mùi tanh của cá sau khi mổ để nấu, người ta thường dùng giấm ăn.
(c) Các dung dịch của glyxin, alanin và lysin đều không làm đổi màu quỳ tím.
(d) Các peptit là chất rắn, tan tốt trong nước.
(e) Fructozơ và glucozơ đều không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
Câu 966. Hỗn hợp X gồm glyxin, valin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm metylamin, đimetylamin và trimetylamin. Đốt
cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm Z gồm m gam X và m gam Y cần dùng 0,915 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O
và N2 được dẫn qua bình đựng axit H2SO4 đặc, khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 15,68 lít (đktc). Nếu lấy m gam X tác
dụng với dung dịch KOH vừa đủ, thu được a gam muối. Giá trị của a là
A. 10,67.
B. 11,21.
C. 12,29.
D. 9,59.

Câu 967. Hòa tan hết 28,0 gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu trong 180 gam dung dịch HNO3 37,8% thu được dung dịch X
(không chứa muối amoni). Cho 400 ml dung dịch chứa NaOH 1,5M và KOH 1M vào X, thu được kết tủa Y và dung dịch
Z. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 32,0 gam hỗn hợp gồm hai oxit. Cô cạn Z, sau đó lấy
phần rắn đem nung đến khối lượng không đổi, thu được 72,5 gam chất rắn khan. Giả sử nước bay hơi không đáng kể.
Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 9,5.
B. 10,0.
C. 11,5.
D. 10,5.
Câu 968. X, Y là hai peptit mạch hở có tổng số nguyên tử oxi là 13. Đốt cháy hoàn toàn m1 gam X, sản phẩm cháy gồm
CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 11,34 gam; khí thoát ra khỏi bình có
thể tích là 19,488 lít (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn m2 gam Y cần dùng 0,66 mol O2. Đun nóng hỗn hợp gồm m1 gam X

~ 106 ~


và m2 gam Y cần dùng vừa đủ dung dịch chứa 21,6 gam NaOH, thu được 55,18 gam hỗn hợp Z gồm hai muối của hai αamino axit có dạng H2NCnH2nCOOH. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là
A. 42,28%.
B. 37,42%.
C. 38,17%.
D. 43,87%.
Câu 969. Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức, một ancol đơn chức, một este đơn chức và một este hai chức
đều mạch hở; trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 26,68 gam X, thu được 44,0 gam CO2 và
14,04 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 26,68 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol đều
no có tỉ khối hơi so với He bằng 15,375 và 30,32 gam hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit đơn chức. Đốt cháy hoàn
toàn Y cần dùng 0,48 mol O2, thu được 0,36 mol CO2. Phần trăm khối lượng của este hai chức trong hỗn hợp X là
A. 64,77%.
B. 59,37%.
C. 71,06%.
D. 53,07%.

Câu 970. Cho 10,4 gam hỗn hợp gồm một ancol đơn chức và một axit cacboxylic đơn chức qua bình đựng Na dư, thu
được 2,24 lít khí H2 (đktc). Nếu đun nóng 10,4 gam X có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thấy chúng phản ứng vừa đủ với
nhau (giả sử hiệu suất phản ứng este hóa đạt 100%), thu được este Y mạch hở. Số chất của Y thỏa mãn là
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 971. Cho các nhận định sau:
(a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol.
(b) Ở điều kiện thích hợp, glyxin tác dụng được với ancol etylic.
(c) CH3-NH-CH2-CH3 có tên gọi là isopropylamin.
(d) Dung dịch metylamin làm hồng dung dịch phenolphtalein.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 972. Hơp chất hữu cơ X chứa vòng benzen, trong phân tử chỉ có một loại nhóm chức. Thực hiện sơ đồ phản ứng
sau (đúng với tỉ lệ mol các chất)

Phân tử khối của X là
A. 194.
B. 180.
C. 152.
D. 166.
Câu 973. Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai este đơn chức với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được một ancol Y duy
nhất và 11,26 gam hỗn hợp Z gồm các muối. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 9,24 gam CO2 và 5,04 gam H2O. Phần trăm
khối lượng muối của axit cacboxylic có khối lượng phân tử lớn hơn trong hỗn hợp Z là
A. 50,98%.
B. 43,69%.

C. 58,44%.
D. 42,27%.
Câu 974. X, Y, Z là ba axit cacboxylic đều no, đơn chức; T là este mạch hở tạo bởi glixerol với X, Y, Z. Đốy cháy hoàn
toàn 19,38 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 0,775 mol O2, thu được CO2 và 12,06 gam H2O. Nếu đun nóng 19,38
gam E với dung dịch KOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất
với giá trị nào sau đây?
A. 32,0.
B. 24,0.
C. 26,0.
D. 29,0.
Câu 975. Trong số các phát biểu sau về anilin (C6H5NH2):
(a) Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng, không màu, tan nhiều trong ancol etylic.
(c) Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin làm hồng dung dịch phenolphtalein.
(c) Anilin được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp nhuộm phẩm màu azo.
(d) Anilin tham gia phản ứng thế brom trên vòng benzen dễ hơn benzen.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
Câu 976. Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic mạch hở. Hỗn hợp Y gồm glyxin và axit glutamic. Đốt cháy hoàn toàn 0,33
mol hỗn hợp T gồm m gam X và m gam Y cần dùng 0,71 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung
dịch Ca(OH)2 dư, thu được 81,0 gam kết tủa, dung dịch thu được có khối lượng giảm 32,04 gam so với dung dịch ban

~ 107 ~


đầu; đồng thời thoát ra một khí duy nhất có thể tích là 1,568 lít (đktc). Nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch
NaHCO3 vừa đủ, thu được x gam muối. Giá trị của x là
A. 25,30.

B. 18,28.
C. 19,82.
D. 20,26.
Câu 977. Hỗn hợp X gồm hai este đều no, mạch hở; trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn
0,2 mol X, thu được 59,84 gam CO2 và 21,24 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 0,2 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu
được hỗn hợp Y gồm hai ancol hơn kém nhau một nguyên tử cacbon và 32,7 gam các muối của axit đơn chức. Dẫn toàn
bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 12,96 gam. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử
nhỏ hơn trong hỗn hợp X là
A. 47,08%.
B. 36,38%.
C. 31,39%.
D. 42,09%.
Câu 978. Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở có tổng số nguyên tử oxi bằng 12. Đun nóng 0,2 mol X với dung dịch NaOH
vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 1,9725 mol O2, thu
được Na2CO3 và 3,48 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O, N2. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ nhất
trong hỗn hợp X là
A. 10,04%.
B. 7,53%.
C. 7,15%.
D. 7,53%.
Câu 979. Cho các phát biểu sau:
(a) Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm gia vị thức ăn.
(b) Phân tử amilozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh.
(c) Ancol etylic, đimetylamin và glyxin đều tan tốt trong nước.
(d) Thủy phân este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được ancol.
(e) N,N-đimetylmetanamin là một amin bậc ba.
(g) Axit ω-aminoenantoic có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng tạo polime.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 6.

C. 5.
D. 4.
Câu 980. X, Y (MX < MY) là hai hợp chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic; Z là ancol no, hai chức; T là
este đa chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 0,3 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng tối đa dung dịch chứa
8,0 gam NaOH, thu được a mol ancol Z và 19,92 gam hỗn hợp gồm hai muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol Z cần dùng 5,5a
mol O2, thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 58,52 gam. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là
A. 11,35%.
B. 13,62%.
C. 11,31%.
D. 13,03%.
Câu 981. Cho m gam hỗn hợp E gồm este X (C2H4O2) và este Y (C5H8O2) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp
Z gồm hai ancol kế tiếp và 13,22 gam muối. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 6,22 gam.
Giá trị của m là
A. 14,2.
B. 13,2.
C. 12,4.
D. 12,3.
Câu 982. Đốt cháy hoàn toàn 18,92 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở cần dùng 1,11 mol O2, thu được
CO2 và 14,4 gam H2O. Nếu đun nóng 18,92 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol kế
tiếp và 18,98 gam hỗn hợp Z gồm hai muối, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ a : b có giá trị
gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,7.
B. 0,6.
C. 1,2.
D. 1,4.
Câu 983. Cho các nhận định sau:
(a) Đun nóng benzyl axetat trong dung dịch NaOH dư, tạo ra muối và ancol.
(b) Các chất HCOOH, HCOONa và HCOOCH3 đều tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Peptit có từ hai gốc amino axit trở lên cho được phản ứng màu biure.
(d) Ứng với công thức phân tư C3H7O2N có hai đồng phân amino axit.

(e) Các amin đều có tính bazơ.
(g) Glucozơ và fructozơ đều thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t°).
Số nhận định đúng là
A. 4.
B. 6.
C. 5.
D. 3.
Câu 984. Cho các tính chất sau:
(a) ở điều kiện thường là chất rắn, tan tốt trong nước.
(b) Có tính lưỡng tính.

~ 108 ~


(c) Có nhiêt độ nóng chảy cao, khi nóng chảy thì bị phân hủy.
(d) Là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(e) Dung dịch không làm đổi màu quì tím.
(g) Ở điều kiện thích hợp tác dụng được với ancol etylic.
Số tính chất đúng của glyxin là
A. 6.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 985. Cho các nhận định sau:
(a) Xenlulozơ trinitrat được dùng để điều chế tơ sợi tổng hợp.
(b) Dung dịch các amino axit đều không làm đổi màu quì tím.
(c) Các chất như tristearin và saccarozơ đều thủy phân trong môi trường kiềm, đun nóng.
(d) Nhiệt độ sôi của metyl axetat thấp hơn ancol propylic.
Số nhận định đúng là
A. 2.

B. 4.
C. 3.
D. 1.
Câu 986. Hỗn hợp X gồm metyl axetat, đimetyl oxalat và tripanmitin. Hỗn hợp Y gồm metylamin, etylamin và
trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp T gồm x mol X và y mol Y cần dùng 1,71 mol O2, sản phẩm cháy gồm
CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 25,2 gam; khí thoát ra khỏi bình có
thể tích là 28,672 lít (đktc). Nếu đun nóng x mol X cần dùng vừa đủ V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 160.
B. 240.
C. 200.
D. 180.
Câu 987. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm ba este đều đơn chức, cần dùng 1,195 mol O2, thu được CO2 và
13,14 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 0,2 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol kế tiếp
và 22,12 gam hỗn hợp Z gồm ba muối. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 7,28 gam. Phần
trăm khối lượng muối của axit cacboxylic có khối lượng phân tử lớn hơn trong hỗn hợp Z là
A. 25,5%.
B. 22,2%.
C. 29,7%.
D. 25,9%.
Câu 988. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon, thu được 4,2
mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Mặt khác, đun nóng 0,2 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản
ứng, thu được 85,96 gam hỗn hợp X gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Tổng số nguyên tử hiđro trong peptit có
khối lượng phân tử nhỏ hơn là
A. 20.
B. 18.
C. 19.
D. 21.
Câu 989. Cho 10,68 gam hỗn hợp X gồm hai amin no đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng tác dụng với dung dịch
HCl dư, thu được 17,98 gam muối. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp X là
A. 50,56%.

B. 66,29%.
C. 33,71%.
D. 44,49%.
Câu 990. Đun nóng 67,465 gam este của α-amino axit X (trong X chứa một nhóm NH2 và một nhóm COOH) với dung
dịch NaOH vừa đủ, chưng chất dung dịch sau phản ứng thu được ancol Y có tỉ khối so với metan bằng 2. Cho Y qua bình
đựng Na dư, thu được 7,336 lít khí H2 (đktc). Công thức của X là
A. H2NCH2COOH.
B. CH3CH(NH2)COOH.
C. H2NCH2CH2COOH.
D. (CH3)2CHCH(NH2)COOH.
Câu 991. Hỗn hợp X gồm lysin và axit glutamic, trong đó tỉ lệ mN : mO = 7 : 20. Cho 8,8 gam X tác dụng vừa đủ với dung
dịch HCl, thu được dung dịch Y. Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M vào Y, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m
gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 16,48.
B. 15,36.
C. 15,68.
D. 16,11.
Câu 992. Hiđro hóa hoàn toàn a mol hợp chất hữu cơ X no, mạch hở cần dùng a mol H2 (xúc tác Ni, t°), thu được chất
hữu cơ Y có công thức C2H6O2. Điều nhận định nào sau đây là đúng?
A. X tác dụng được với NaHCO3, thấy khí không màu thoát ra.
B. X là hợp chất hữu cơ tạp chức.
C. X là metyl fomat.
D. Đun nóng 1 mol X với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, tạo ra 4 mol Ag.
Câu 993. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau: (1) X (C3H6O3) + NaOH → Y + Z. (2) Y + AgNO3/NH3 → 2Ag. Biết Z là hợp chất
hữu cơ đa chức. Nhận định nào sau đây là sai?
A. X là hợp chất hữu cơ tạp chức.
B. X chứa hai nhóm –CH2–.

~ 109 ~



C. Z hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam.
D. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol Y thu được 1 mol CO2.
Câu 994. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch glucozơ.
(b) Cho etylen vào dung dịch KMnO4.
(c) Cho axit fomic vào dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.
(d) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch anilin.
(e) Cho nước Br2 vào dung dịch phenol.
(g) Đun nóng saccarozơ với dung dịch H2SO4 loãng.
Số thí nghiệm tạo ra kết tủa là
A. 4.
B. 2.
C. 5.
D. 3.
Câu 995. X, Y, Z là ba chất hữu cơ đơn chức và mạch hở có cùng công thức phân tử C3H6O2 và có các tính chất sau:
+ X, Y, Z đều phản ứng được với dung dịch NaOH.
+ X và Z đều không có khả năng tác dụng với kim loại Na.
+ Thủy phân X trong môi trường axit thu được chất hữu cơ T. Đun T với H2SO4 đặc ở 170°C thu được một anken duy
nhất.
Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. CH3COOCH3, C2H5COOH, HCOOC2H5. B. HCOOC2H5, CH3COOCH3, C2H5COOH.
C. HCOOC2H5, C2H5COOH, CH3COOCH3. D. C2H5COOH, HCOOC2H5, CH3COOCH3.
Câu 996. Hỗn hợp X gồm một este no, đơn chức và một este đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C (đều mạch
hở). Đun nóng 26,82 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol kế tiếp và hỗn hợp Z gồm
hai muối. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 12,06 gam. Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng
0,93 mol O2, thu được Na2CO3 và 1,29 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Số nguyên tử hiđro trong este không no là
A. 6.
B. 10.
C. 8.

D. 12.
Câu 997. Cho các nhận định sau:
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(b) Ở điều kiện thường, etylamin là chất khí mùi xốc, tan tốt trong nước.
(c) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
(d) Các oligopeptit chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit.
(e) Trong dung dịch, alanin tồn tại chủ yếu dưới dạng ion lưỡng cực.
(g) Phân tử amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
Số nhận định đúng là
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 998. Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon mạch hở. Hỗn hợp Y gồm metylamin và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn
0,22 mol hỗn hợp T chứa m gam X và m gam Y cần dùng 0,88 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua
dung dịch Ca(OH)2, thu được 44,0 gam kết tủa; đồng thời dung dịch thu được có khối lượng giảm 7,84 gam. Khí thoát
ra khỏi bình có thể tích là 1,344 lít (đktc). Để làm no hoàn toàn m gam X cần dùng V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V

A. 200.
B. 160.
C. 240.
D. 180.
Câu 999. Hỗn hợp T gồm một axit cacboxylic X (CnH2n-2O2); một axit cacboxylic Y (CmH2m-2O4) và một este được tạo bởi
glixerol với một axit cacboxylic đơn chức (đều mạch hở, trong mỗi phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức). Đốt cháy
hoàn toàn 46,5 gam T cần dùng 1,335 mol O2, thu được CO2 và 19,26 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 46,5 gam T với
dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 55,52 gam muối khan. Phần trăm khối lượng của X
trong hỗn hợp T là
A. 4,65%.
B. 5,55%.
C. 7,74%.

D. 9,25%.
Câu 1000. Hỗn hợp X gồm ba hợp chất hữu cơ mạch hở và có cùng số nguyên tử cacbon gồm hai peptit và một este Y
đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 29,61 gam X cần dùng 1,4225 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua
dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 120,0 gam kết tủa. Mặt khác, đun nóng 29,61 gam X cần dùng tối đa dung dịch chứa

~ 110 ~


14,8 gam NaOH, thu được ancol etylic và 38,57 gam hỗn hợp Z gồm ba muối; trong đó có hai muối của hai α-amino axit
có dạng H2NCnH2nCOOH. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Tổng số nguyên tử oxi trong hai peptit là 8.
B. Hai peptit đều cho được phản ứng màu biurê.
C. Y có công thức là C8H14O2.
D. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X chiếm 30,26%

~ 111 ~


×