VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM THANH SƠN
TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG:
TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ PHÒNG NGỪA
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM THANH SƠN
TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG:
TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ PHÒNG NGỪA
Chuyên ngành: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm
Mã số: 8.38.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. VÕ KHÁNH VINH
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc, các khoa, phòng và
quý thầy, cô trong Học viện Khoa học Xã hội, đã nhiệt tình truyền đạt những kiến
thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ
Luật học. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến GS.TS. Võ Khánh Vinh đã trực
tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất trong quá trình thực hiện luận văn.
Bên cạnh đó, tôi cũng gửi lời cảm ơn của mình đến cơ quan, bạn bè, đồng
nghiệp, luôn quan tâm, tạo điều kiện, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian học
tập và thực hiện luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô và
bạn bè.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn
toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Các
thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Luận văn này
là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của GS. TS.
Võ Khánh Vinh. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn
Phạm Thanh Sơn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .................................................6
1.1. Những vấn đề lý luận về tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng ..................................................................................6
1.2. Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà
Nẵng ............................................................................................................................8
CHƯƠNG 2. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TRỘM
CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG .......................................................................................................................41
2.1. Những vấn đề lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội trộm
cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng .................................41
2.2. Hệ thống các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản
trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng ...................................................42
CHƯƠNG 3. PHÒNG NGỪA TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN
TỚI............................................................................................................................ 54
3.1. Dự báo về tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành
phố Đà Nẵng trong thời gian tới ...............................................................................54
3.2. Các giải pháp phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trong thời gian tới trên địa
bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng ................................................................ 58
KẾT LUẬN ..............................................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ANQG
:
An ninh quốc gia
BLHS
:
Bộ luật hình sự
BLTTHS
:
Bộ luật tố tụng hình sự
CA
:
Công an
CAND
:
Công an nhân dân
CSKV
:
Cảnh sát khu vực
NCTN
:
Người chưa thành niên
TTATXH
:
Trật tự an toàn xã hội
TAND
:
Tòa án nhân dân
TCTS
:
Trộm cắp tài sản
VKS
:
Viện kiểm sát
XHCN
:
Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Mức độ tổng quan của tình hình trộm cắp tài sản trên địa bàn quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018 .....................................8
Bảng 1.2. Cơ số tội trộm cắp tài sản ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ
năm 2014 đến năm 2018 ............................................................................................. 9
Bảng 1.3. Cơ số tội phạm trộm cắp ở các quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018 .............................................................................10
Bảng 1.4. Mức độ tổng quan của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng so với các quận, huyện trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng - giai đoạn từ 2014 đến 2018. ....................................................................11
Bảng 1.5. Cơ cấu theo mức độ nguy hiểm của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
các quận, huyện của thành phố Đà Nẵng được tính toán trên cơ sở kết hợp hai
tiêu chí Cơ số tội phạm và Tỷ lệ bị cáo .....................................................................12
Bảng 1.6. Tỷ lệ của tội trộm cắp tài sản so với các tội phạm xâm phạm sở hữu
trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018 ......16
Bảng 1.7. Cơ cấu theo mức độ phạm tội trộm cắp tài sản từ năm 2014 đến năm
2018 được tính toán trên cơ sở số dân của 10 phường thuộc quận Thanh Khê,
thành phố Đà Nẵng ....................................................................................................18
Bảng 1.8. Cơ cấu của tình hình trộm cắp tài sản trên cùng đơn vị hành chính từ
năm 2014 đến năm 2018 được tính toán trên cơ sở diện tích 10 phường thuộc
quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng .......................................................................19
Bảng 1.9. Cơ cấu theo cấp độ nguy hiểm của tội trộm cắp tài sản từ năm 2014 2018 đối với 10 phường thuộc quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng được xác
định dựa trên cơ sở kết hợp yếu tố dân cư và diện tích ............................................19
Bảng 1.10. Cơ cấu của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh
Khê, thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018 xét theo hình phạt ................21
Bảng 1.11. Cơ cấu của tình tình trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê,
thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018 xét theo loại tội phạm ...................22
Bảng 1.12. Cơ cấu của tình hình tội trộm cắp tài sản xét vể độ tuổi, giới tính,
quốc tịch, tôn giáo của người phạm tội .....................................................................23
Bảng 1.13. Cơ cấu của tình hình tội trộm cắp tài sản xét theo trình độ học vấn
của người phạm tội ....................................................................................................25
Bảng 1.14. Cơ cấu tình hình tội trộm cắp tài sản xét theo nghề nghiệp, tiền án,
tiền sự, nghiện hút của người phạm tội .....................................................................26
Bảng 1.15. Cơ cấu tình hình tội trộm cắp tài sản xét theo nơi cư trú, hoàn cảnh
gia đình, tình trạng hôn nhân của người phạm tội ....................................................27
Bảng 1.16. Cơ cấu của tình hình tội trộm cắp tài sản xét theo nạn nhân của tội
phạm ..........................................................................................................................29
Bảng 1.17. Cơ cấu của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh
Khê, thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018 xét theo địa điểm gây án ......34
Bảng 1.18. Cơ cấu của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh
Khê, thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018 xét theo thời gian gây án .....35
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Thực trạng của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng (2014 - 2018).........................................................13
Biểu đồ 1.2. Diễn biến tình hình tội trộm cắp tài sản theo số lượng vụ án trên địa
bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng (2014 - 2018) .........................................14
Biểu đồ 1.3. Diễn biến tình hình tội trộm cắp tài sản theo số lượng người phạm
tội trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng (2014 - 2018).......................14
Biểu đồ 1.4. Tỷ lệ tình hình tội trộm cắp tài sản so với tình hình các tội xâm
phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà
Nẵng (2014 - 2018) ...................................................................................................17
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học của khu vực miền Trung Tây Nguyên, thành phố Đà Nẵng có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc
phòng - an ninh. Đà Nẵng đã và đang phát triển về mọi mặt, trên tất cả các lĩnh vực,
chất lượng đời sống, trình độ dân trí, nhu cầu dân sinh, môi trường đầu tư thông
thoáng, thu hút nhiều nguồn vốn cả trong nước và ngoài nước. Có được những
thành công này là nhờ vào quá trình xây dựng, vận dụng đúng đắn các đường lối
chủ trương, chính sách và chiến lược phát triển thành phố trong giai đoạn mới. Tuy
nhiên, đi cùng với sự phát triển đó là mặt trái của cơ chế thị trường cũng đặt ra
nhiều khó khăn, thách thức đối với công tác đảm bảo an ninh chính trị và TTATXH
của thành phố.
Cùng với sự phát triển chung của toàn thành phố, quận Thanh Khê cũng là
nơi có quá trình phát triển kinh tế nhanh, là nơi tập trung đông dân cư và phát triển
mạnh các lĩnh vực dịch vụ du lịch với đường bờ biển dài. Song song với quá trình
phát triển, tình hình tội phạm trên địa bàn quận Thanh Khê có những diễn biến phức
tạp. Trong đó đáng chú ý là tình hình tội phạm TCTS có xu hướng gia tăng và
chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu của tình hình tội phạm, với phương thức thực hiện tội
phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Bên cạnh đó, hậu quả do tội phạm TCTS gây ra
không chỉ là thiệt hại về vật chất mà còn gây ra những bất ổn trong xã hội và mất an
ninh trật tự.
Mặc dù các cấp chính quyền ở quận Thanh Khê đã rất quan tâm tới công tác
đấu tranh, phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm TCTS trên địa bàn. Tuy
nhiên trên thực tế, một số loại tội phạm vẫn chưa thực sự được kiềm chế hiệu quả,
trong đó nổi lên là tội phạm TCTS có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao trong
cơ cấu tình hình tội phạm của quận Thanh Khê, đặc biệt là tội TCTS trong những
năm gần đây vẫn xẩy ra và đang có diễn biến phức tạp về cả tính chất và mức độ.
Trong trong vòng 5 năm từ năm 2014 đến năm 2018, Tòa án nhân dân quận Thanh
1
Khê đã xét xử 275 vụ án với 392 bị cáo về tội TCTS chiếm 34,63% tổng số vụ án
và 31,16% số bị can của tình hình tội phạm trên địa bàn quận.
Xuất phát từ thực tế tình hình TCTS trên địa bàn quận Thanh Khê, việc
nghiên cứu thực trạng phòng ngừa, đánh giá những nguyên nhân, hạn chế của hoạt
động phòng ngừa để từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội TCTS trên địa bàn
quận Thanh Khê là một yêu cầu cấp thiết. Đây là lý do tác giả lựa chọn Đề tài: “Tội
trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng: Tình hình,
nguyên nhân và phòng ngừa” làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm qua, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học liên
quan đến vấn đề THTP nói chung và tội TCTS nói riêng đã được công bố như:
- Đề tài “Đấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bình
Thuận” do Nguyễn Thanh Phương thực hiện năm 2009;
- Đề tài “Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước: Tình hình,
nguyên nhân và giải pháp phòng, chống” do Lê Minh Hùng thực hiện năm 2013.
- Đề tài “Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận I, thành phố Hồ Chí Minh:
Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” do Nguyễn Trung Tuyến thực
hiện năm 2013.
- Đề tài “Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum: Tình hình, nguyên
nhân và giải pháp phòng ngừa” do Quách Hòa Bình thực hiện năm 2014.
- Đề tài “Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” do
Phạm Thị Thu Anh thực hiện năm 2018.
Ngoài ra còn nhiều công trình khoa học khác đã nghiên cứu về tội TCTS trên
phạm vi của chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Các công trình
nghiên cứu này đã đưa ra nhiều nguyên nhân, điều kiện và các giải pháp thiết thực
để phòng chống tội phạm TCTS, tuy nhiên các công trình nghiên cứu đó được thực
hiện ở những địa bàn khác nhau, các giai đoạn và ở các góc độ, khía cạnh khác nhau
nên chỉ có giá trị tham khảo cho để thực hiện công trình nghiên cứu đã nêu ở trên.
Các yếu tố thời gian, không gian (đặc trưng về địa bàn) nghiên cứu liên quan đến
2
tình hình tội phạm và phòng chòng tội phạm là yếu tố bảo đảm không có sự trùng
lặp của đề tài, vừa là điều kiện để có thể kế thừa những công trình đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là xây dựng hệ thống giải pháp phòng
ngừa hữu hiệu đối với tội TCTS trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành
phố Đà Nẵng.
- Làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa
bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất giải pháp phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ phụ thuộc giữa tình hình tội TCTS và các hiện tượng, quá trình
kinh tế - xã hội và pháp lý khác trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
để tạo cơ sở cho việc thiết lập các giải pháp phòng ngừa tội phạm này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài được thực hiện dưới góc độ tội phạm học
thuộc chuyên ngành “Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm”.
- Tội danh nghiên cứu: Đề tài luận văn đề cập đến tội trộm cắp tài sản,
được quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 (Sửa đổi bổ sung năm
2009) và tại Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017).
- Không gian nghiên cứu: Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài sử dụng số liệu thực tế từ năm 2014 đến năm
2018, gồm số liệu thống kê của Tòa án nhân dân và 50 bản án hình sự sơ thẩm về
tội trộm cắp tài sản.
3
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và hệ thống các quan điểm của Đảng và Nhà nước về phòng ngừa tội phạm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phuơng pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp phân
tích, Phương pháp tổng hợp, Phương pháp so sánh; Phương pháp thống kê;
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia; Phương pháp lựa chọn điển hình; Phương
pháp tổng kết kinh nghiệm.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ hơn lý luận tội phạm học
về phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa tội TCTS trên địa bàn quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể giúp cá nhân, cơ quan, tổ chức
tham khảo để vận dụng vào phòng ngừa loại tội phạm này cũng như là tài liệu
thiết thực cho việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ nhận thức cho quần
chúng nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn trong vận dụng đối với công tác
điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS trên địa bàn quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn được cấu trúc thành 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành
phố Đà Nẵng.
4
Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa
bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh
Khê, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
5
CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1.1. Những vấn đề lý luận về tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
1.1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản theo
pháp luật hình sự Việt Nam
Muốn làm rõ về tình hình tội TCTS thì trước hết phải làm rõ được khái niệm
và dấu hiệu pháp lý của tội phạm. Trên cơ sở đó, chúng ta mới nhận thức đúng và
đầy đủ về tội TCTS, từ đó mới có thể đưa ra được các phương hướng, giải pháp đấu
tranh, phòng chống cụ thể và hiệu quả đối với từng loại tội phạm.
Tội TCTS được quy định tại Điều 138 - Bộ luật hình sự Việt Nam (BLHS)
năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, trong Chương XIV thuộc nhóm các tội xâm
phạm sở hữu và tại Điều 173 - Bộ luật hình sự Việt Nam (BLHS) năm 2015, sửa đổi
bổ sung năm 2017, trong Chương XVI thuộc nhóm các tội xâm phạm sở hữu, như
sau: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến
dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án
về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm tội TCTS, nhưng dựa trên
lý luận khoa học hình sự về tội trộm cắp tài sản trong BLHS năm 1999, sửa đổi bổ
sung năm 2009 và trong BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 và thực tiễn
đấu tranh chống tội phạm trộm cắp tài sản thì có thể đưa ra khái niệm như sau: “Tội
trộm cắp tài sản là hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác có giá
trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án
về tội chếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”.
6
1.1.2. Khái niệm tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh
Khê, thành phố Đà Nẵng
Có nhiều định nghĩa về tình hình tội phạm như: “Tình hình tội phạm là một
hiện tượng xã hội, pháp lý tiêu cực, được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính giai
cấp, bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong một xã
hội (quốc gia) nhất định và khoảng thời gian nhất định” [41, tr.14]; hoặc theo quan
điểm khác thì: “Tình hình tội phạm là một hiện tượng tâm - sinh lý - xã hội tiêu cực
mang tính lịch sử và tính pháp lý hình sự với hạt nhân là tính giai cấp và được biểu
hiện bằng tổng thể các hành vi phạm tội đã xảy ra cùng các chủ thể thực hiện các
hành vi đó trong một đơn vị thời gian và không gian nhất định” [33, tr.17].
Các quan điểm đều thừa nhận tình hình tội phạm với tư cách là một hiện
tượng xã hội được biểu hiện qua các thông số về lượng (thực trạng (mức độ) và
động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm) và các thông số về chất (cơ cấu và tính
chất của tình hình tội phạm) của nó. Tình hình tội phạm có hai mặt gồm: Mặt bản
chất; Mặt biểu hiện ra bên ngoài của bản chất đó bẳng tổng thể các hành vi phạm tội
với các chủ thể thực hiện hành vi đó trong một đơn vị thời gian và không gian nhất
định. Sự thay đổi các thông số về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi các thông số về chất
và sự thay đổi của mỗi thông số cụ thể đều dẫn đến sự thay đổi chung của tình hình
tội phạm.
Tình hình tội TCTS trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong
tổng thể tình hình tội phạm là một quan hệ giữa cái chung và cái riêng, trong đó tình
hình tội TCTS trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng vừa phù hợp,
thống nhất với những lý luận về tình hình tội phạm nói chung nhưng cũng có những
đặc điểm, thông số riêng mang đặc trưng của một loại tội phạm cụ thể trên một địa
bàn cụ thể.
Từ sự phân tích trên có thể hiểu: Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng là một hiện tượng xã hội pháp lý hình sự tiêu
cực, phản ánh toàn bộ thực trạng (mức độ), động thái (diễn biến), cơ cấu và tính
7
chất tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong
một khoảng thời gian nhất định.
1.2. Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành
phố Đà Nẵng
1.2.1. Thực trạng (mức độ) của tỉnh hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
“Mức độ của tình hình phạm tội là đặc điểm định lượng tiêu biểu, cho biết
toàn bộ số người phạm tội cùng số tội phạm do họ thực hiện trong một đơn vị thời
gian và không gian nhất định” [33, tr.104].
Để thấy rõ được thực trạng của tình hình tội TCTS sản trên địa bàn quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018, trước hết cần phải xác
định số vụ phạm tội và số bị cáo phạm tội TCTS đã bị Tòa án xét xử và tuyên bằng
bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật. Số liệu thống kê số vụ án và số bị cáo đã xét
xử về các tội phạm và tội TCTS trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
từ năm 2014 đến năm 2018, được thể hiện như sau:
Bảng 1.1. Mức độ tổng quan của tình hình trộm cắp tài sản trên địa bàn quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018
Tình hình tội phạm
trên địa bàn quận
Thanh Khê
Tội trộm cắp tài
sản trên địa bàn
quận Thanh Khê
Số vụ
Số bị cáo
Số vụ
A
B
C
2014
166
2015
Năm
Tỷ lệ %
Số bị
Số vụ
Số bị cáo
cáo
(D/B)
(E/C)
D
E
F
G
248
66
90
39,76
36,29
151
263
54
84
35,76
31,94
2016
143
236
46
67
32,17
28,39
2017
172
273
57
83
33,14
30,40
2018
162
238
52
68
32,10
28,57
Tổng cộng
794
1258
275
392
34,63
31,16
Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng
8
Theo số liệu thống kê, từ năm 2014 đến năm 2018, trên địa bàn quận Thanh
Khê, thành phố Đà Nẵng đã xảy ra 275 vụ án TCTS với 392 người phạm tội. Trong
đó năm 2014 xảy ra nhiều nhất với 66 vụ và 90 người phạm tội, năm 2016 xảy ra ít
nhất với 46 vụ va 67 người phạm tội. Như vậy, từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa
bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, trung bình mỗi năm có 55 vụ TCTS với
79 bị cáo được xét xử sơ thẩm hình sự, chiếm tỷ lệ 34,63% về số vụ và 31,16 % về
số bị cáo trong tổng số vụ và bị cáo nói chung trên toàn quận. Con số này nói lên
phần hiện của tình hình tội TCTS trên địa bàn quận còn chiếm tỉ lệ tương đối cao.
Để có thể đánh giá một cách bao quát về thực trạng tình hình tội TCTS trên
địa bàn nghiên cứu, tội phạm học đã đưa ra cách tính một loại chỉ số khái quát đó là
cơ số tội phạm (chỉ số tội phạm), đó là chỉ số khái quát nhất về mức độ của tình
hình tội phạm đối với một đơn vị hành chính - lãnh thổ, trong một đơn vị thời gian
là một năm và được tính bằng số hành vi phạm tội trên mười nghìn dân.
a.1 Cơ số tội trộm cắp tài sản ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ năm
2014 đến năm 2018
Cơ số tội phạm có một số cách tính khác nhau, ở đây chọn cách tính lấy số bị
cáo hàng năm trên đơn vị 10.000 dân của năm đó để làm cách tính cơ số tội TCTS ở
quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Cơ số tội TCTS được thể hiện ở Bảng 1.2:
Bảng 1.2. Cơ số tội trộm cắp tài sản ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ
năm 2014 đến năm 2018
Tội trộm cắp tài sản
Dân số
(người)
Số vụ
Số bị cáo
A
B
C
D
2014
66
90
190.782
2015
54
84
193.525
2016
46
67
196.286
2017
57
83
199.011
2018
52
68
201.754
Tổng số
275
392
981.358
Trung bình
55
78,4
196.272
Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng
Năm
9
Cơ số phạm
tội (C/D)
E
4,72
4,34
3,41
4,17
3,37
4,0
4.0
Tỷ lệ vụ/số bị
cáo (B/C)
F
73,68
64,29
68,66
68,68
76,47
70,15
70,15
Số liệu ở bảng 1.2 cho thấy ở cột E thể hiện số bị cáo phạm tội TCTS trên số
dân, con số này càng lớn thì mức độ tội TCTS của năm đó càng cao. Qua phân tích,
năm 2018 có mức độ thấp nhất cứ 10.000 dân thì có 3,37 người phạm tội TCTS;
năm 2014 có mức độ cao nhất, cứ 10.000 dân thì có 4,72 người phạm tội TCTS.
Cơ số tội TCTS giai đoạn từ năm 2014 - 2018 trên toàn quận Thanh Khê, thành
phố Đà Nẵng là 4,0 nghĩa là cứ 10.000 dân thì có 4,0 người phạm tội TCTS. Qua đó
cho thấy cơ số tội TCTS trên toàn quận có chiều hướng gia tăng từ năm 2014 trở đi.
a.2 So sánh cơ số tội trộm cắp tài sản của quận Thanh Khê, thành phố Đà
Nẵng với các quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Với cách tính như trên, cơ số tội TCTS của các quận, huyện khác trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng được xác định và thể hiện ở Bảng 1.3 như sau:
Bảng 1.3. Cơ số tội phạm trộm cắp ở các quận, huyện trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018
Tội trộm cắp tài sản
Quận, huyện
Số vụ
Số bị cáo
Dân số
(người)
A
B
C
D
E
Tỷ lệ vụ/số
bị cáo
(B/C)
F
Hải Châu
233
328
1.176.585
2,79
71,04
Thanh Khê
275
392
981.358
3,99
70,15
Sơn Trà
167
275
698.125
3,94
60,73
Liên Chiểu
139
247
510.960
4,83
56,28
Cẩm Lệ
153
251
637.090
3,94
60,96
Ngũ Hành Sơn
105
195
406.535
4,80
53,85
Hòa Vang
185
231
919.732
2,51
80,09
3,6
65,50
Cơ số phạm
tội (C/D)
Hoàng Sa
Thành phố
1.257
1.919
5.330.385
Đà Nẵng
Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng
10
Từ kết quả trên cho thấy cơ số tội TCTS trên địa bàn quận Thanh Khê, thành
phố Đà Nẵng ở mức cao (3,99) chiếm vị trí thứ 3 so với các quận, huyện còn lại trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng.
So sánh số vụ và số bị cáo phạm tội TCTS trong tình hình tội phạm và đối
chiếu với các quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng, kết quả thống
kê được thể hiện như sau:
Bảng 1.4. Mức độ tổng quan của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng so với các quận, huyện trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng - giai đoạn từ 2014 đến 2018.
Tình hình tội phạm
Tội trộm cắp tài sản
Tỷ lệ %
Số vụ
Số bị cáo
Số vụ
Số bị cáo
Số vụ
(E/C)
B
C
D
E
F
G
Số bị
cáo
(F/D)
H
1
Hải Châu
678
1102
233
328
34,37
29,76
2
Thanh Khê
794
1258
275
392
34,63
31,16
3
Sơn Trà
486
896
167
275
34,36
30,69
4
Liên Chiểu
413
793
139
247
33,66
31,15
5
Cẩm Lệ
456
812
153
251
33,55
30,91
6
Ngũ Hành Sơn
356
621
105
195
29,49
31,40
7
Hòa Vang
538
857
185
231
34,39
26,95
8
Hoàng Sa
1.919
33,78
30,27
STT
Địa danh
A
Thành phố
3.721
6.339
1.257
Đà Nẵng
Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng
9
Từ kết quả cột H cho thấy nếu lấy tỷ lệ số bị cáo để so sánh thì kết quả
Thanh Khê lại cao thứ 2 so với các quận, huyện khác trong thành phố, kết quả này
khác với kết quả so sánh cơ số tội phạm TCTS đã nêu ở Bảng 3. “Áp dụng phương
pháp xác định hệ đặc điểm chuyên biệt của tội phạm học” [30], [31], [32]. Trên cơ
sở kết hợp hai tiêu chí là cơ số tội phạm và tỉ lệ bị cáo phạm tội TCTS trong tổng số
11
bị cáo nói chung ở các quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để tính cấp độ
nguy hiểm của tình hình TCTS ở các quận, huyện, kết quả này được thể hiện ở
Bảng 1.5 như sau:
Bảng 1.5. Cơ cấu theo mức độ nguy hiểm của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
các quận, huyện của thành phố Đà Nẵng được tính toán trên cơ sở kết hợp hai
tiêu chí Cơ số tội phạm và Tỷ lệ bị cáo
STT
Quận, huyện
Cơ số
phạm tội
A
B
C
Tỷ lệ bị cáo
phạm tội
TCTS/THTP
D
1
Hải Châu
2,79 (5)
2
Thanh Khê
3
Hệ số tiêu
cực (C+D)
Cấp độ
nguy hiểm
E
F
29,76 (6)
5+6=11
6
3,99 (3)
31,16 (2)
3+2=5
3
Sơn Trà
3,94 (4)
30,69 (5)
4+5=9
5
4
Liên Chiểu
4,83 (1)
31,15 (3)
1+3=4
2
5
Cẩm Lệ
3,94 (4)
30,91 (4)
4+4=8
4
6
Ngũ Hành Sơn
4,80 (2)
31,40 (1)
2+1=3
1
7
Hòa Vang
2,51 (6)
26,95 (7)
6+7=13
7
8
Hoàng Sa
Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng
Như vậy, Bảng 5 cho thấy cấp độ nguy hiểm của quận Thanh Khê, thành phố
Đà Nẵng đứng vị trí thứ 3trong 7 cấp độ nguy hiểm của 07 địa danh cùng địa bàn
thành phố Đà Nẵng. Huyện Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm nên ta không
đưa vào so sánh.
1.2.2. Động thái (diễn biến) của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
Động thái của tình hình tội TCTS trên địa bàn quận Thanh Khê là sự thay
đổi về thực trạng và cơ cấu của tình hình tội TCTS tại một không gian và thời
gian nhất định. Nghiên cứu về diễn biến của tình hình tội TCTS trên địa bàn
quận Thanh Khê là cơ sở cho việc dự báo tình hình tội TCTS trong tương lai và
12
xây dựng được hệ thống các hoạt động phòng chống tội TCTS trên địa bàn quận
Thanh Khê.
Để thấy được mức độ của tình hình tội TCTS trên địa bàn quận Thanh Khê,
thành phố Đà Nẵng từ 2014 đến năm 2018, chúng ta có thể xem biểu đồ đánh giá
thực trạng của tình hình TCTS tại Biểu đồ 1.1 như sau:
Biểu đồ 1.1. Thực trạng của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng (2014 - 2018)
Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng
Qua biểu đồ trên thấy rằng, số lượng vụ án TCTS có sự tăng giảm không đều
giữa các năm. Năm 2014 với số lượng vụ án và bị cáo phạm tội ở mức cao 66 vụ
với 90 bị cáo, tuy nhiên đến năm 2015 đã có sự giảm nhẹ về số vụ lẫn số bị cáo 54
vụ với 84 bị cáo, năm 2016 tiếp tục giảm chỉ có 46 vụ với 67 bị cáo nhưng đến năm
2017 số lượng vụ án và số bị cáo lại tăng lên 57 vụ 83 và số vụ án, bị cáo năm 2018
lại giảm nhẹ còn 52 vụ với 68 bị cáo.
13
Biểu đồ 1.2. Diễn biến tình hình tội trộm cắp tài sản theo số lượng vụ án
trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng (2014 - 2018)
Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng
Biểu đồ 1.3. Diễn biến tình hình tội trộm cắp tài sản theo số lượng người phạm
tội trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng (2014 - 2018)
Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng
14
Qua các Biểu đồ 1.2 và 1.3 cho ta thấy diễn biến của tình hình tội phạm nói
chung và tình hình tội TCTS nói riêng trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà
Nẵng có chiều hướng tăng giảm nhưng nhìn tổng thế có giảm nhẹ trong những năm
gần đây. Từ năm 2014 đến năm 2018 không chỉ số lượng vụ án phạm pháp hình sự
giảm từ 66 vụ xuống 52 vụ mà số lượng người phạm tội cũng giảm từ 90 xuống 68
người phạm tội; tuy nhiên trong 05 năm từ năm 2014 đến năm 2018 tội TCTS trên
địa bàn quận Thanh Khê cũng có sự tăng giảm không đều và từ năm 2016 đến 2017
số lượng vụ án hình sự và số người phạm tội có sự gia tăng đáng kể cho thấy tội
phạm trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng nói chung và tội phạm về
TCTS nói riêng vẫn có xu hướng gia tăng và ngày càng phức tạp. Qua Bảng 1.2 còn
cho thấy tỷ lệ số vụ án trên tỷ lệ số bị cáo ở tội TCTS số bị cáo luôn cao hơn số vụ
án điều đó thể hiện các vụ án TCTS có tính đồng phạm cao, số lượng người tham
gia phạm tội TCTS trong một vụ án nhiều hơn. Qua số liệu này có thể đánh giá tình
trạng các vụ phạm tội TCTS có tính đồng phạm, có tổ chức hay theo băng nhóm có
nguy cơ gia tăng. Đồng thời có thể thấy xu hướng của tội phạm hình thành nên các
đường dây TCTS, tiêu thụ tài sản liên tỉnh với thủ đoạn tinh vi hơn, hoạt động trộm
cắp có tổ chức và theo băng nhóm thường tạo ra dư luận hoang mang lo sợ trong
quần chúng nhân dân cũng như gây ra hậu quả lớn về mặt kinh tế.
1.2.3. Cơ cấu của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh
Khê, thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 - 2018
“Cơ cấu của tình hình tội TCTS là tỷ trọng, mối tương quan giữa các nhóm
tội, loại tội trong một chỉnh thể chung tổng hợp các tội phạm đã xảy ra trong một
địa bàn và ở trong cùng một khoảng thời gian nhất định” [25, tr.104].
Được xem là đặc điểm định tính đặc trưng của hiện tượng TCTS, nên ngoài
số liệu thống kê thường xuyên như đã sử dụng cho mặt định lượng cần phải bổ sung
thêm số liệu nghiên cứu riêng; ở đây là số liệu được khai thác từ 100 bản án hình sự
sơ thẩm dùng để sử dụng làm số liệu nghiên cứu riêng đối với đặc điểm định tính
của tội TCTS. Cơ cấu của tình hình TCTS trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố
Đà Nẵng được phản ánh qua các chỉ số cơ bản như sau:
15
Cơ cấu của tình hình tội TCTS trong mối quan hệ với tình hình tội phạm trên
địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018:
Trên cơ sở số liệu thống kê ở Bảng 1.1, tỷ trọng của tội TCTS so với tổng số
tội phạm đã xử lý chiếm tỷ lệ cao (34,63%), điều này chứng tỏ tội TCTS có mức độ
phổ biến cao. Nếu xét theo từng năm trong cơ cấu tội phạm đã xử lý thì đây năm
2014 là năm mà có tỷ lệ số vụ án TCTS cao nhất chiếm 39,76% và năm 2017 là
năm có tỷ lệ thấp nhất 32,10% trong. Qua đó có thể thấy được trên địa bàn quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong 5 năm vừa qua thì tội TCTS là tội phổ biến.
Cơ cấu của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê,
thành phố Đà Nẵng trong mối quan hệ với tình hình các tội xâm phạm sở hữu có
tính chiếm đoạt từ năm 2014 đến năm 2018:
Bảng 1.6. Tỷ lệ của tội trộm cắp tài sản so với các tội phạm xâm phạm sở hữu
trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018
Năm
Tổng số tội xâm phạm
sở hữu
Số vụ đã
xét xử
Số bị cáo
Tội trộm cắp tài sản
Số vụ đã
xét xử
Số bị cáo
Tỷ lệ tội trộm cắp tài
sản so với các tội xâm
phạm sở hữu
Số vụ
Số bị cáo
(D/B)
(E/C)
A
B
C
D
E
F
G
2014
81
118
66
90
81,48
76,27
2015
78
115
54
84
69,23
73,04
2016
72
103
46
67
63,89
65,05
2017
86
125
57
83
66,28
66,40
2018
80
107
52
68
65,00
63,55
Tổng
397
568
275
392
69,27
69,01
Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng
Theo số liệu thống kê ở Bảng 1.6 cho thấy tỷ lệ của tội TCTS trong tổng số
các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt có sự biến đổi không ổn định trong các
năm. Năm 2014, số vụ TCTS chiếm tỷ lệ 81,48% trong tổng số vụ án xâm phạm sở
hữu có tính chiếm đoạt; từ năm 2015 đến năm 2018 tỉ lệ này có sự tăng giảm theo
16