Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy từ thực tiễn quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.78 KB, 81 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THÀNH LONG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI
SAU CAI NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC TIỄN
QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THÀNH LONG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI
SAU CAI NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC TIỄN
QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. VÕ KHÁNH MINH

HÀ NỘI - 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn "Quản lý nhà nước đối với người sau cai
nghiện ma túy từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sư
dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn
này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay
công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Long


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỚI NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY....................................9
1.1. Khái quát về ma tuý và người nghiện ma túy............................................9
1.2. Khái niệm, đặc điểm, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp quản lý
nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy............................................... 11
1.3. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với người sau cai
nghiện ma túy..................................................................................................14
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.....................................22
2.1. Khái quát tình hình nghiện ma túy, công tác cai nghiện và quản lý sau cai
nghiện tại quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng................................................22
2.2. Thực tiễn quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện tại quận Cẩm
Lệ, thành phố Đà Nẵng...................................................................................33
2.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy
tại quận Cẩm Lệ.............................................................................................. 46
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI SAU
CAI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG............................................................................................ 53
3.1. Phương hướng quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện thời gian
tới.................................................................................................................... 53
3.2. Giải pháp quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy...........56
KẾT LUẬN....................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANCT

: An ninh chính trị

ANTQ

: An ninh Tổ quốc

Hội CCB


: Hội Cựu chiến binh

Hội LHPN

: Hội Liên hiệp Phụ nữ

LĐ-TB&XH

: Lao động - Thương binh và Xã hội

MTTQVN

: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

TTATXH

: Trật tự an toàn xã hội

UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1

2.2


2.3

2.4

Thống

thành

Bảng
phép
Tổng

thành
Tổng

địa bà

Tình h
2.5

đào tạ

thành
2.6

Chi p

nghiệ



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy tiếp tục
có nhiều diễn biến phức tạp. Nguồn ma túy chủ yếu được thẩm lậu từ nước
ngoài, nhiều nhất từ khu vực “Tam giác vàng” vào Việt Nam hoặc chuyển đi
nước thứ ba tiêu thụ, tập trung qua các tuyến biên giới Việt Nam - Lào; Việt
Nam - Trung Quốc; Việt Nam - Campuchia. Các cưa khẩu đường bộ, sân bay
quốc tế đều đã phát hiện tội phạm hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép
ma túy qua biên giới. Từ các tụ điểm này hình thành nhiều tuyến, đường dây
vận chuyển ma túy vào Việt Nam phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc địa
bàn các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Hà Tĩnh, Quảng Trị. Tình trạng mua bán, sư
dụng ma túy tổng hợp dạng “đá” có biểu hiện gia tăng nhanh chóng và xuất
hiện ở hầu khắp các địa bàn.
Đặc điểm của tội phạm ma túy là hình thành và tổ chức hoạt động theo
đường dây, tụ điểm, do vậy các đối tượng phạm tội có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Các đối tượng phạm tội là người cùng huyết thống, anh em ruột, họ
hàng cấu kết chặt chẽ với nhau phạm tội tạo thành đường dây lớn. Các đối
tượng có nguồn ma túy lợi dụng hoạt động xuất, nhập cảnh, du lịch và thương
mại để vận chuyển ma túy với số lượng lớn vào Việt Nam qua các cưa khẩu.
Phương thức, thủ đoạn phạm tội hết sức táo bạo, tinh vi, hình thành nhiều
đường dây phạm tội xuyên quốc gia, đông người tham gia có tính chất chuyên
nghiệp cao. Loại ma túy chủ yếu vẫn là hêrôin, ma túy tổng hợp có xu hướng
tăng nhanh và xuất hiện nhiều chủng loại mới đặc biệt là ma túy tổng hợp
dạng đá. Hầu hết các đường dây vận chuyển ma túy vào Việt Nam đều có vũ
trang và phương tiện thông tin, liên lạc hiện đại; sẵn sàng chống trả quyết liệt
lực lượng chức năng khi bị phát hiện, bắt giữ gây khó khăn cho việc điều tra,

1



thu thập chứng cứ.
Cùng với sự gia tăng của tội phạm về ma túy là các tệ nạn về ma túy
cũng không ngừng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Người nghiện ma
túy ngày càng nhiều, nghiêm trọng hơn là các đối tượng phạm tội thường tấn
công vào các thành phần học sinh, sinh viên, số người nghiện ngày càng trẻ
hóa và đang có xu hướng lan rộng đến tận vùng sâu, vùng xa...
Việc trồng, tái trồng cây có chứa chất ma túy cũng có những diễn biến
phức tạp, chủ yếu đều do đồng bào dân tộc ít người ở vùng hẻo lánh, có địa
hình hiểm trở nên việc phát hiện, phá nhổ gặp nhiều khó khăn. Địa bàn tái
trồng cây thuốc phiện chủ yếu tập trung ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc và
Nghệ An. Tình trạng trồng cây cần sa đang có xu hướng phát triển ở nhiều địa
phương.
Tóm lại, trong những năm qua tình hình vi phạm, tội phạm về ma túy
vẫn diễn biến phức tạp trên hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, từ
thành thị cho đến nông thôn, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi phía Bắc, phương
thức hoạt động ngày càng tinh vi, số lượng ma túy lớn, đối tượng tham gia
phạm tội đông và chúng sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng khi bị phát
hiện, trong đó nổi lên là tội phạm vận chuyển và mua bán trái phép chất ma
túy với số lượng lớn hàng trăm bánh hêroin với số lượng đông bị can, loại ma
túy phổ biến là hêroin, ma túy tổng hợp...
Đến nay, tệ nạn ma túy được coi là hiểm họa đối với nhân loại và đã thực
sự trở thành vấn đề cấp bách, vượt ra ngoài biên giới của mỗi quốc gia. Và Việt
Nam cũng đang là nạn nhân của mối hiểm họa đó. Theo số liệu của Bộ Công an,
số người nghiện ma túy ở nước ta những năm gần đây tiếp tục diễn biến phức
tạp, 100% các tỉnh, thành phố, gần 90% quận, huyện và khoảng 70% số xã,
phường, thị trấn trong cả nước; số người tái nghiện chiếm tỷ lệ tương đối cao, có
những nơi lên đến hơn 85%. Số người nghiện ma túy gia tăng nhanh

2



chóng và chuyển biến khó lường. Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội năm 2017, toàn quốc có 210.761 người nghiện ma túy có hồ sơ
quản lý, gia tăng 10.827 người so với năm 2015 (199.934 người).
Hiện nay công tác phòng, chống ma túy, cai nghiện và quản lý sau cai
nghiện được Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương chú trọng
quan tâm chỉ đạo thực hiện trong nhiều năm qua và đã có những kết quả nhất
định .Tuy nhiên, tình trạng số người tái nghiện ma túy vẫn chiếm tỷ lệ cao do
nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo báo cáo cho thấy, Chính phủ Việt Nam đã
quan tâm, nghiên cứu áp dụng nhiều phương pháp cai nghiện ma túy phù hợp
cho từng đối tượng, độ tuổi, tuy nhiên trong năm đầu cai nghiện nếu không
quan tâm, chăm sóc kịp thời thì tỉ lệ người tái nghiện ma túy vẫn còn khá
cao,lên đến hơn 83%.
Thành phố Đà Nẵng nói chung và địa bàn quận Cẩm Lệ nói riêng
không phải là một trong những địa phương có số người nghiện ma túy đứng
đầu cả nước nhưng với một quận mới thành lập và đang trên đà phát triển
mạnh cả về kinh tế và diện mạo đô thị, số lượng người dân cơ học nơi khác
đến tăng trưởng mạnh nên các thành phần lợi dụng để hoạt động mua bán và
sư dụng ma túy trái phép ngày càng nhiều, diễn biến khá phức tạp,càng ngày
càng tinh vi, khó phát hiện, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến an
ninh xã hội. Qua các năm gần đây, số người nghiện ma túy trên địa bàn quận
Cẩm Lệ có xu hướng tăng về số lượng và độ tuổi sư dụng ngày càng trẻ. Tỷ lệ
người tái nghiện ma túy vẫn còn khá cao như vậy chính là do một số nội dung
trong công tác quản lý người cai nghiện ma túy vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu
đồng bộ. Đòi hỏi phải có biện pháp quản lý, kiểm soát chặt với các đối tượng
có nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh xã hội.
Vì vậy, thời gian qua trên địa bàn thành phố và các quận huyện tập trung
đẩy mạnh công tác quản lý sau cai nghiện tại địa phương. Công tác quản lý sau

3



cai nghiện tại địa phương gồm: Quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ người sau cai nghiện
phòng tránh, chống tái nghiện lại; tư vấn, hỗ trợ học nghề, tìm việc làm và tạo
điều kiện để họ tham gia các hoạt động xã hội, hoà nhập cộng đồng.

Mọi quan tâm hỗ trợ, tư vấn cho họ để thay đổi mọi hành vi, nhân cách
đã được thực hiện nhưng chưa cụ thể, hiệu quả đem lại chưa cao. Sự quan tâm
hỗ trợ của Chính quyền và cộng đồng xã hội trong công tác giải quyết việc
làm cho người sau cai nghiện ma túy vẫn còn nhiều hạn chế, chính vì vậy tỉ lệ
thành công cuả người sau các đợt cai nghiện còn thấp, tỉ lệ tái nghiện cao.
Hàng năm tỉ lệ người có việc làm sau cai nghiện còn thấp, chỉ khoảng 16%.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ngoài những nguyên nhân có tính khách
quan thì còn do một số nguyên nhân chủ quan như:
Việc tư vấn, giáo dục kỹ năng sống và đào tạo ngành nghề cho người
sau cai là nhu cầu cấp thiết, quan trọng, đòi hỏi yêu cầu thiết yếu để cho đối
tượng tái hòa nhập cộng đồng, phòng chống tái nghiện hiệu quả. Mặc dù, hiện
nay việc giúp đỡ, tư vấn mới chỉ dừng lại ở đối thoại, tuyên truyền, phổ biến
mang tính giáo dục, chưa có chương trình hỗ trợ kỹ năng sống, định hướng,
hỗ trợ , giới thiệu việc làm với từng đối tượng, quan tâm theo dõi quá trình ổn
định cuộc sống đối với từng đối tượng để giúp đỡ.
Trong công tác hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm chưa phân loại đối
tượng, học nghề theo xu hướng chung của xã hội chưa đảm bảo, cần nghề gì,
đào tạo nghề đó, chưa quan tâm sở trường, sở thích và yêu cầu đối với từng
đối tượng. Kinh phí để hỗ trợ học nghề chưa đươc quan tâm đúng mức, chủ
yếu hỗ trợ các nghề ngắn hạn và kinh phí còn thấp,chưa hỗ trợ chuyên sâu, dài
hạn.
Thiếu đi sự quan tâm, liên hệ với những doanh nghiệp có nhu cầu sư dụng
nguồn lao động qua đào tạo, việc giải quyêt công ăn việc làm sau cai còn mang
tính tự phát. Nhìn chung đa số doanh nghiệp vẫn còn tâm lý kỳ thị đối


4


với người sau cai nghiện ma túy khi nhận vào làm, chưa thật sự có lòng tin
tuyệt đối để giao các nhiệm vụ quan trọng cho người sau cai nghiện..
Người sau cai nghiện và gia đình còn nhiều thờ ơ, không quan tâm, phó
mặc cho xã hội, không nỗ lực tìm kiếm việc làm để thay đổi cuộc sống tốt hơn.

Tuy nhiên, nhiều chính sách của Nhà nước ban hành qua các năm đã lạc
hậu, không còn phù hợp với hiện nay, chưa khuyến khích được các doanh
nghiệp, xã hội tham gia vào công tác giúp đỡ, tư vấn, giải quyết việc làm cho
người sau cai nghiện.
Xuất phát từ những lý do nói trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý nhà
nước đối với người sau cai nghiện ma túy từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành
phố Đà Nẵng” làm luận văn nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam trong các năm trở lại đây những vấn đề nghiên cứu về công
tác phòng, chống ma túy, công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy
đã được quan tâm ở nhiều góc độ khác nhau và nội dung tiếp cận các vấn đề
cũng khác nhau với một số đề tài:
2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về tổ chức cai nghiện, quản lý sau
cai nghiện và tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy
-

Đề tài cấp thành phố “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu

quả quản lý cai nghiện và sau cai nghiện” mã số 02-X07 của Tiến sỹ Nguyễn
Thành Công, Hà Nội, 2003.
-


Công trình nghiên cứu “Cai nghiện ma túy, thực trạng và giải pháp”

của Viện Nghiên cứu và ứng dụng dược liệu điều trị bệnh hiểm nghèo, Hà
Nội, 2005.
2.2. Một số công trình nghiên cứu về ma túy, người nghiện ma túy, tội
phạm ma túy
-

Đề tài nghiên cứu “Nghiện ma túy – điều trị và dự phòng”, Trường

5


Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, 1998.
Đề tài đã nghiên cứu thực trạng, các công trình nghiên cứu đã và đang
tập trung nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến ma túy, nghiện ma túy, tệ
nạn ma túy và cai nghiện ma túy trên cả hai mặt lý luận và thực tiễn. Mặc dù
chưa có nhiều đề tài nghiên cứu chuyên sâu về người sau cai nghiện và công
tác quản lý đối với người sau cai nghiện.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà
nước đối với người sau cai nghiện ma túy; Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với người sau
cai nghiện tại các quận trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói chung và tại quận
Cẩm Lệ nói riêng trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước
đối với người sau cai nghiện, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế để tìm ra

nguyên nhân ảnh hưởng của hoạt động động quản lý nhà nước đối với người
sau cai nghiện ma túy tại địa bàn quận Cẩm Lệ;
-

Đề xuất một số giải pháp nhằn hoàn thiện và nâng cao pháp luật, hiệu

quả quản lý Nhà nước đối với người sau cai nghiện tại quận Cẩm Lệ nói riêng
và các quận khác nói chung.
-

Phân tích cụ thể rõ ràng các quan điểm, phương pháp quản lý nhà

nước đối với người sau cai nghiện ma túy.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý Nhà nước đối với người
sau cai nghiện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

6


-

Phạm vi không gian: Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối với

người sau cai nghiện ma túy tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
-

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối với


người sau cai nghiện trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối và chủ trương của Đảng và
chính sách pháp luật của Nhà nước.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp và nghiên cứu

liên ngành: Thông tin thu thập được dựa trên các tài liệu nghiên cứu, các số
liệu thống kê, báo cáo, tổng hợp và một số đề tài nghiên cứu khoa học, điều
tra khảo sát của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng,
cũng như các báo cáo tổng kết của địa phương để khái quát hóa các vấn đề cơ
bản.
-

Phương pháp điều tra xã hội học: thu thập thông tin về những vấn đề

liên quan đến công trình nghiên cứu qua trò chuyện, tiếp xúc trực tiếp tại các
trung tâm, phường.
6. Ý nghĩa của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài làm sáng tỏ thêm những cơ sở lý luận trong việc quản lý Nhà
nước về ma tuý và quản lý sau cai nghiện.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn là nguồn cung cấp thông tin,nội dung có thể được sư dụng
làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý để có cái nhìn khái quát, từ đó đề
ra được những chính sách quản lý phù hợp với điều kiện kinh tế nhà nước và


7


tình hình cai nghiện ở mỗi địa phương.
7. Bố cục luận văn
Luận văn gồm có phần mở đầu, kết luận và các danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung luận văn bao gồm 03 chương, cụ thể sau:
Chương 1: Các vấn đề lý luận chung về quản lý nhà nước với người
sau cai nghiện ma túy.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý quản lý nhà nước đối với người
sau cai nghiện ma túy trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Những giải pháp và phương hướng thực hiện trong công tác
quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện na túy trên địa bàn quận Cẩm
Lệ, Thành phố Đà Nẵng.

8


CHƯƠNG 1
CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỚI NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY
1.1. Khái quát về ma tuý và người nghiện ma túy
1.1.1. Quan niệm về ma tuý và tác hại của ma túy
1.1.1.1. Quan niệm về ma túy
Theo như từ điển khoa học, ma túy được định nghĩa là các chất có
nguồn gốc tự nhiên, bán tổng hợp hay tổng hợp, có tác dụng lên thần kinh
trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu...
mà khi dùng nhiều lần thì sẽ gây nghiện cho người sư dụng.
Theo như cách hiểu khác,ma túy được hiểu là thuốc phiện, heroin, bạch

phiến. Sở dĩ gọi là “ma túy” vì đây là loại chất gây ra ảo giác, ma quái. Nó tác
động trực tiếp đến thần kinh trung ương của con người gây nên cảm giác sản
khoái hoặc mê mẩn.
Như vậy, ma túy là chất có nguồn gốc tự nhiên, bán tổng hợp hoặc tổng
hợp, khi được đưa vào cơ thể con người sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và
sinh lý của người đó. Nếu sư dụng ma túy nhiều lần, con người sẽ bị phụ
thuộc vào nó, khi đó sẽ gây nên ảnh hưởng và nguy hại cho cả bản thân người
sư dụng và cộng đồng xã hội.
1.1.1.2. Tác hại của ma túy
Ma túy được coi là hiểm họa đối với nhân loại và đã trở thành vấn đề
quan tâm của mỗi quốc gia. Các quốc gia trên thế giới đã tìm mọi cách để bài
trừ vấn nạn ma túy với chi phí không hề nhỏ.
Nghiện ma túy làm suy giảm sức khỏe và có những biểu hiện bên ngoài
như suy nhược, cơ thể gầy gò, da tái xám, dáng đi liêu xiêu, môi thâm... Bên
cạnh đó những người nghiện ma túy thường hay vi phạm pháp luật và các Tệ

9


nạn xã hội cũng chính một phần do công tác cai nghiện và Quản lý sau cai
nghiện chưa được quan tâm và sự hỗ trợ vào cuộc của Chính quyền, gia đình,
cộng đồng xã hội. Hằng năm nhà nước phải chi trả khoảng chi phí lớn hằng
năm để phục vụ công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy. Đồng thời
nghiện và tái nghiện ma túy trì hoãn sự phát triển kinh tế do đặc thù của người
nghiện ma túy là ở độ tuổi trẻ, độ tuổi lao động làm hao hụt nguồn lao động
trẻ, năng động, sáng tạo.
1.1.2. Quan niệm, đặc điểm của người nghiện ma tuý và người sau
cai nghiện ma tuý
1.1.2.1. Quan niệm về người nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma
túy

*

Nghiện ma túy

Nghiện ma túy là hiện tượng người sư dụng ma túy lạm dụng nó và bị
lệ thuộc vào nó và làm cho người đó không thể ngưng sư dụng ma túy được.
Theo cách hiểu thông thường, người nghiện ma túy là người nghiện
heroin và ngược lại. Tùy vào từng loại ma túy khác nhau cũng như số lượng
và mức độ lạm dụng việc sư dụng là những nguyên nhân có thể dẫn đến việc
nghiện của người sư dụng nó. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): Nghiện ma
túy là trạng thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính có hại cho cá nhân và xã hội
do dùng lặp lại một chất ma túy tự nhiên hay tổng hợp [13 tr.6].
* Cai nghiện ma túy
Cai nghiện ma túy là biện pháp giúp người nghiện tránh xa ma túy kết
hợp chữa trị để từ bỏ ma tuý, ổn định sức khoẻ và tinh thần để tái hoà nhập
cộng đồng.
Theo Nghị định số 94/2009/NĐ-CP quy định: Tái nghiện là tình trạng
người nghiện ma túy sau khi đã thực hiện xong quy trình cai nghiện ma túy
theo quy định nhưng vẫn tiếp tục sư dụng chất ma túy”. [34, tr.1]

10


1.1.2.2. Đặc điểm của người nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma
túy
Nghiện ma túy là một bệnh não mãn tính, khó chữa và có đặc tính là dễ
tái nghiện.
Khi đã nghiện, người sư dụng ma túy không đủ tự tin, không đủ nhận
thức để sống một cách trong sạch, lành mạnh, mất đi kỹ năng làm việc, hình
thành thói vô trách nhiệm với gia đình và xã hội.

Những người nghiện ma túy sau khi được cai nghiện thì sức khỏe được
phục hồi đáng kể. Vì vậy, sau khi hoàn thành việc cai nghiện tại các trung
tâm, người sau cai tái hòa nhập cộng đồng, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của
môi trường xã hội còn chưa trong sạch ma túy dẫn đến việc tái nghiện ma túy
là rất cao. Đó chính là tái nghiện ma túy.
Tái nghiện được xem như một quá trình mà người nghiện sau cai không
chịu được kích thích không tốt và cuối cùng dẫn đến việc dùng trở lại các chất
ma túy.
1.2. Khái niệm, đặc điểm, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương
pháp quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước đối với người sau cai
nghiện ma túy
1.2.1.1. Khái niệm
Quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện là hoạt động chấp hành và
điều hành của các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức xã hội do Nhà nước ủy
quyền, được tiến hành trên cơ sở pháp luật, để thi hành pháp luật nhằm thực hiện
các chức năng quản lý nhà nước về quản lý người sau cai nghiện ma túy.

1.2.1.2. Đặc điểm
Công tác Quản lý nhà nước về Cai nghiện ma túy bao gồm có 2 hình
thức, cụ thể như sau: Hình thức quản lý sau cai nghiện tại Cơ sở xã hội Bầu

11


Bàng và hình thức quản lý sau cai và quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú.
Theo Nghị định số 94/2009/NĐ-CP quy định: Trung tâm quản lý sau
cai nghiện là các đơn vị do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
thành lập để thực hiện công tác quản lý sau cai nghiện đối với người đã hoàn
thành thời gian cai nghiện ma túy bắt buộc. Cơ sở quản lý nhà nước đối với

người sau cai nghiện ma túy là hệ thống các thể chế, chính sách, nghĩa vụ của
các chủ thể và đối tượng trong công tác quản lý đối với người sau cai.
1.2.2. Chủ thể, đối tượng quản lý nhà nước đối với người sau cai
nghiện
1.2.2.1. Chủ thể
Chủ thể quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy là các cơ
quan quản lý hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp Tỉnh, huyện, xã.
1.2.3. Nội dung, phương pháp quản lý nhà nước đối với người sau
cai nghiện ma túy
1.2.3.1. Nội dung
Mục tiêu của việc quản lý nhà nước đối với người sau cai là giúp họ ổn
định về mặt sức khỏe, tâm lý, hướng dẫn và tạo điều kiện cho họ có công ăn
việc làm để phòng chống tái nghiện đồng thời tư vấn cho họ để thay đổi hành
vi, nhân cách; bồi dưỡng văn hóa, hỗ trợ học nghề và tạo điều kiện để người
sau cai nghiện tham gia các hoạt động xã hội, hoà nhập cộng đồng.
Các ngành chức năng quan tâm trong công tác chỉ đạo trong việc lập hồ
sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc được đảm bảo chặt chẽ,
đúng quy trình, đúng quy định pháp luật, nâng cao trách nhiệm trong công tác
vận động người nghiện ma túy tích cực đăng ký cai nghiện tự nguyện tại gia
đình, cộng đồng.
Công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân,
luôn cần được quan tâm, coi đó là việc quan trọng trong phòng, chống tội

12


phạm và tệ nạn ma túy. Vận dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin đại
chúng, công nghệ thông tin hiện đại với nhiều hình thức phong phú để tuyên
truyền, phổ biến kịp thời trong nhân dân để ngăn ngừa tác hại của các loại ma
túy, các chất gây nghiện mới.

Đẩy mạnh nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục các đối tượng cá
biệt có nguy cơ cao, gia đình có người nghiện ma túy và người sau cai nghiện
để ngăn ngừa nguy cơ tái nghiện ma túy. Đồng thời chú trọng nâng cao, đa
dạng các nội dung trong tuyên truyền, hình thức tuyên truyền được phong phú
và phù hợp với từng loại đối tượng.
Trong quá trình bị quản lý sau cai nếu người sau cai nghiện có căn cứ
cho rằng hành vi hành chính của cán bộ ngành chức năng liên quan xâm hại
đến quyền lợi hợp pháp của bản thân thì có đơn khiếu nại đến cơ quan Tòa án
để xư lý theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trên cơ sở đó các cơ quan
chức năng có thẩm quyền giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục quy định của
Luật Khiếu nại, tố cáo của nhà nước Việt Nam.
1.2.3.2. Các phương pháp Quản lý nhà nước đối với người sau cai
nghiện ma túy
Nhà nước quản lý đối với người sau cai nghiện ma túy thường thông
qua các nhiệm vụ và các chức năng của bộ máy hành chính, sự tác động về
mọi mặc của các cấp có thẩm quyền đối với người cai nghiện và sau cai
nghiện ma túy nhằm cắt cơn, qua đó kết hợp phương pháp tiếp cận giáo dục,
giúp đỡ để người nghiện không còn tái nghiện và sớm trở về hòa nhập với
cộng đồng, làm một người công dân tốt và có trách nhiệm với cộng đồng, xã
hội.
Một số phương pháp sư dụng trong công tác quản lý nhà nước đối với
người sau cai nghiện ma túy đó là:
-

Phương pháp thuyết phục: phương pháp này làm cho đối tượng quản

13


lý hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện hoặc tránh thực hiện những hành vi

nhất định. Phương pháp thuyết phục được thể hiện bằng những hoạt động
như: hướng dẫn, chứng minh, giải thích,… làm cho đối tượng hiểu rõ và tự
giác chấp hành các yêu cầu của chủ thể quản lý.
-

Phương pháp cưỡng chế: Đây là phương pháp Nhà nước sư dụng các

biện pháp bắt buộc bằng bạo lực, người có thẩm quyền đối với những tổ chức,
cá nhân nhất định trong những trường hợp pháp luật quy định buộc tổ chức,
cá nhân phải thực hiện hay không thực hiện những hành vi nhất định.
-

Phương pháp hành chính: Đây là phương pháp Nhà nước quản lý

bằng cách quy định trực tiếp nghĩa vụ của họ qua những mệnh lệnh dựa trên
quyền lực nhà nước và phục tùng để nhằm tác động tới các tổ chức, cá nhân
đối tượng. Người được quản lý sau cai nghiện buộc phải chấp hành các quyền
và nghĩa vụ được quy định tại Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 10
năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sưa đổi, bổ sung một
số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy.
-

Phương pháp kinh tế: Đây là phương pháp tác động đến đến đối

tượng thong qua các hình thức gián tiếp hoặc trực tiếp hỗ trợ kịp thời để đối
tượng nhận thức được sự quan tâm của cộng đồng xã hội, qua đó ý thức hơn
trong công tác cai nghiện và tránh tái nghiện lại.
Các phương pháp cần thực hiện một cách khéo léo, có sự phối hợp giữa
các phương pháp khác nhau nhằm đem lại hiệu quả tốt trong công tác quản lý
người sau cai nghiện ma túy.

1.3. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với người sau
cai nghiện ma túy
1.3.1. Quy định pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước đối với
người sau cai nghiện ma túy
Hiện nay, Việt Nam đã và đang từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ

14


thống chính sách pháp luật và các văn bản quy phạp pháp luật về quản lý và
hỗ trợ phục hồi sau cai nghiện cho người nghiện ma túy. Trong thời gian qua,
đối với công tác quản lý sau cai nghiện có những kết quả rõ rệt, đã vận dụng
đúng và đầy đủ các quy trình, thủ tục xư lý, qua đó đã giúp các chủ thể và đối
tượng nhận biết và hiểu rõ hơn về việc cần thiết phải quản lý sau cai; qua đó
đã từng bước góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng của công tác quản lý của
nhà nước đối với người sau cai nghiện.
-

Theo quy định tại Điểm a Điều 26* Luật sưa đổi bổ sung một số điều

của Luật Phòng, chống ma túy thì “Người nghiện ma túy có trách nhiệm tự
khai báo về tình trạng nghiện của mình với cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc
UBND cấp xã nơi cư trú và tự mình đăng ký hình thức nghiện ma túy”, trên
thực tế 100% người nghiện ma túy không thực hiện nhưng chưa có chế tài xư
lý, do vậy việc tổ chức cai nghiện tại gia đình và tự nguyện tại cộng đồng gặp
nhiều khó khăn.
-

Trong những năm qua, thành phố có nhiều hình thức để thúc đẩy công


tác cai nghiện theo Nghị định 94/2010 , trong đó Thành ủy đã ban hành Chỉ
thị 37 và Uỷ ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định 28/2014 và
Quyết định 26/2016 sưa đổi bổ sung Quyết định 28/2014 trong công tác Tổ
chức cai nghiện như: Cai nghiện bắt buộc, khuyến khích cai nghiện tự
nguyện, mở rộng điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.
Do đó, người nghiện ma túy có nhiều cơ hội để lựa chọn các hình thức cai
nghiện, nên họ không tích cực đăng ký, tham gia cai nghiện tại gia đình, tại
cộng đồng và cấp cơ sở chưa chú trọng tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng
đồng.
-

Năng lực của cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy tại xã, phường, thị

trấn còn hạn chế, không đủ điều kiện để bố trí cơ sở vật chất theo quy định

15


của Thông tư 03 nên khó khăn trong quá trình triển khai. Nhân lực của tổ
công tác hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm
-

Hiện nay, theo quy định về phân cấp tài chính, kinh phí chương trình

phòng, chống ma túy ngân sách cấp nào do cấp đó tự đảm bảo, các xã,
phường, thị trấn chưa quan tâm lập dự toán và bố trí ngân sách cho công tác
cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cũng ảnh hưởng tới kết quả thực hiện.
1.3.2. Nhận thức của các cấp quản lý và người dân trong công tác
quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy
Nhằm từng bước đẩy lùi thực trạng sư dụng trái phép chất ma túy, qua

đó góp phần giúp người nghiện cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng, Chính phủ
Việt Nam đã vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã dành
nhiều tâm huyết cùng chung tay hỗ trợ, đầu tư tiền bạc và thời gian vào công
tác hỗ trợ công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện. Tuy vậy, tỉ lệ người
tái nghiện vẫn đang ở mức đáng báo động. Việc người nghiện thường hay tái
nghiện sau khi trở về hòa nhập cộng đồng là do sự kỳ thị của những người
xung quanh. Với suy nghĩ những người nghiện ma túy thường hay mất kiểm
soát về hành vi và rất nguy hiểm cho xã hội và những người xung quanh, có
khả năng trộm cắp,cướp giật, thường hay mắc phải các căn bệnh xã hội, cần
phải tránh xa, tránh giao du kết bạn...từ những thái độ tiêu cực đó, những
người xung quanh hình thành nên xu hướng né tránh, không tin tưởng đối với
người nghiện ma túy về tương lai của họ, về khả năng cai nghiện tái hòa nhập
cộng đồng của người nghiện ma túy… vì vậy, mọi người có tâm lý đề phòng,
sợ hãi và xa lánh những người nghiện ma túy.
Như vậy, việc nhận thức của người dân cũng tăng lên và khách quan
hơn, nhưng vẫn còn tồn tại những quan điểm mang tính chất kỳ thị, xa lánh ở
một số tầng lớp nhân dân.
Người lãnh đạo, công chức phải biết nắm bắt tâm tư tình cảm, tâm

16


huyết, giúp người cai nghiện hòa nhập với công việc, xã hội..., cần phải có sự
trang bị kiến thức chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, nếu không sẽ
rất khó khăn để có thể hiểu được tâm lý và nhu cầu của người sau cai nghiện,
qua đó khó tác động tích cực đến quá trình thay đổi về nhận thức, tâm lý của
đối tượng và công tác quản lý sau cai sẽ không đạt hiệu cao.
Nâng cao trách nhiệm và nhận thức của người dân đối với người nghiện
ma túy là việc vô cùng rất quan trọng và cấp bách. Người nghiện ma túy
muốn hoàn lương về hòa nhập cộng đồng, tuy nhiên với sự còn phân biệt đối

xư không mấy thiện cảm của cộng đồng chính là một trong những nguyên
nhân làm ảnh hưởng ý chí hoàn lương của các con nghiện sau cai. Chính vì
vậy cần lắm sự thấu hiểu, chia sẻ, chung sức của người dân trong xã hội trên
con đường đưa người nghiện tái hòa nhập cộng đồng sau khi cai nghiện trở
về.
Chính vì vậy, việc quản lý nhà nước về người sau cai nghiện là rất quan
trọng, bản thân lãnh đạo, công chức và nhân dân phải cùng chung tay thực
hiện.
Cán bộ, công chức, viên chức là những người được nhà nước phân
công thực hiện các công tác liên quan đến quản lý cai nghiện và sau cai
nghiện cần xác định việc quản lý cai nghiện và sau cai nghiện ma túy là nhiệm
vụ rất quan trọng trong quá trình đấu tranh phòng, chống ma túy nhằm góp
phần vào công tác phòng, chống Tệ nạn ma túy, qua đó kiềm chế và triệt tiêu
dần Tệ nạn ma túy trong cộng đồng, xã hội.
1.3.3. Tổ chức bộ máy, trình tự thủ tục thực hiện các biện pháp quản
lý và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý nhà
nước đối với người sau cai nghiện ma túy
1.3.3.1. Trung tâm quản lý sau cai nghiện
Theo Luật phòng, chống ma túy và Nghị định 94/NĐ-CP ngày

17


26/10/2009 quy định chi tiết thi hành Luật sưa đổi bổ sung một số điều của
Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy thì quản lý sau
cai nghiện bao gồm: Trung tâm quản lý sau cai nghiện là đơn vị do Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp
tỉnh) thành lập để thực hiện công tác quản lý sau cai nghiện đối với người đã
hoàn thành thời gian cai nghiện ma tuý bắt buộc nhưng có nguy cơ tái nghiện
cao.

1.3.3.2. Ủy ban nhân dân cấp xã
Sau khi người nghiện ma túy đã hoàn thành xong thời gian cai nghiện
tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội khi về lại địa phương
sẽ bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú theo quy định
của pháp luật.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm: tổ chức, chỉ đạo thực
hiện công tác quản lý sau cai nghiện; lập Sổ theo dõi, đánh giá quá trình sau
cai nghiện; phân công tổ chức, người giúp đỡ, hướng dẫn người sau cai
nghiện cách ly môi trường ma tuý, phòng, chống tái nghiện; định kỳ hoặc đột
xuất tổ chức kiểm tra, xét nghiệm các chất ma túy đối với người sau cai
nghiện; Tổ chức các Đội hoạt động xã hội tình nguyện; huy động cộng đồng
dân cư tham gia quản lý, giúp đỡ người sau cai nghiện; động viên, khuyến
khích người sau cai nghiện tham gia các hoạt động xã hội; Tuyên truyền, quản
lý, tổ chức chăm sóc, tư vấn, điều trị, hỗ trợ cho người sau cai nghiện nhiễm
HIV/AIDS; Hàng tháng, tổ chức họp kiểm điểm, nhận xét quá trình phấn đấu,
rèn luyện của người sau cai nghiện.
1.3.4. Trình độ chuyên môn, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức
chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với người sau cai
nghiện ma túy
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng

18


10

năm 2009 quy định chi tiết thi hành Luật sưa đổi, bổ sung một số điều của

Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy quy định trách
nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, các cơ quan liên quan trong việc

tổ chức quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú quy định: Cán bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Y tế, Công an cấp xã theo chức năng, nhiệm vụ được
giao, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện quản lý sau cai
nghiện tại nơi cư trú.
Việc quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội
ngũ cán bộ, công chức chuyên trách là hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy.
1.3.5. Điều kiện về kinh tế, xã hội, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt
động quản lý
1.3.5.1. Điều kiện kinh tế, xã hội
Việt Nam nằm ở bán đảo Đông Dương, có đường biên giới dài và tiếp
giáp với nhiều nước, nằm gần khu vực “nóng” về tội phạm ma túy. Mỗi địa
phương có một vị trí địa lý và phong tục tập quán, văn hóa khác nhau, do đó
trong công tác quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy cũng cần
có những điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của mỗi địa phương.
Công tác ngăn chặn, triệt phá các đường dây mua bán, tàng trữ, sư dụng ma
túy là nhiệm vụ có tính cấp bách và được đặc lên hàng đầu.
1.3.5.2. Điều kiện cơ sở vật chất
Về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác sau cai nghiện ma túy
tại Trung tâm y tế cấp huyện là nơi trực tiếp điều trị cắt cơn, giải độc cho các
con nghiện cai nghiện tự nguyện nên cần được đầu tư về cơ sở vật chất và có
khu điều trị cắt cơn, cai nghiện riêng biệt để thuận tiện cho công tác khám,
chữa bệnh. Nhằm để đảm bảo tâm lý an toàn, tránh việc ảnh hưởng đến công
tác khám chữa bệnh của Trung Tâm y tế, tạo tâm lý yên tâm cho bệnh nhân

19


×