Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.73 KB, 70 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ QUỲNH MY

TỘI HIẾP DÂM THEO PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ QUỲNH MY

TỘI HIẾP DÂM THEO PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS HOÀNG THỊ MINH SƠN

HÀ NỘI, năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các tư liệu và kết quả trong luận văn là trung thực. Nếu có gì sai sót, tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Quỳnh My


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT. VỀ TỘI
HIẾP DÂM ...................................................................................................... 8
1.1 Những vấn đề lý luận về tội hiếp dâm ....................................................... 8
1.2. Quy định của pháp luật hình sự về tội hiếp dâm ..................................... 14
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM
THỰC HIỆN ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI
HIẾP DÂM TẠI TỈNH QUẢNG NAM ...................................................... 33
2.1. Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ lật hình sự về tội phạm hiếp dâm trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam ................................................................................ 33
2.2. Giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về tội
hiếp dâm ......................................................................................................... 50
KẾT LUẬN ................................................................................................... 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS


: Bộ Luật Hình sự

CTTP

: Cấu thành tội phạm

TNHS

: Trách nhiệm hình sự


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1.

2.2.

Tên bảng
Số liệu các vụ án hiếp dâm được đưa ra xét xử tại tỉnh
Quảng Nam và cả nước từ năm 2013 đến 2017
Số liệu khung hình phạt đã áp dụng đối với các vụ án hiếp
dâm từ năm 2013 đến 2017

Trang

37

42



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hòa cùng với xu thế hội nhập quốc tế, nước ta đã có những “thay da đổi
thịt” đáng kể, đời sống người dân được nâng cao. Tuy nhiên, cùng với đó là
tình trạng tội phạm ngày càng gia tăng, một trong số đó là tội hiếp dâm có xu
hướng diễn biến khá phức tạp, gióng lên hồi chuông cảnh báo nghiêm trọng
trong tình hình xã hội hiện nay.
Đất nước ta từ xưa đến nay luôn nêu cao truyền thống đoàn kết, yêu
thương, giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người, đồng thời luôn đặt quyền con
người lên trên hết. Điều này được thể hiện rất rõ qua các bản Hiến pháp xuyên
suốt lịch sử đấu tranh, xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, tình hình
xã hội hiện nay đang có những diễn biến khá phức tạp, có những trường hợp
quyền con người bị vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến tinh thần, tính
mạng và sức khỏe của con người. Trong đó phải kể đến tội phạm hiếp dâm
như đã nói ở trên. Theo báo cáo tổng kết 5 năm của Tòa án nhân dân tỉnh
Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017, đã đưa ra xét xử 16 vụ án hiếp dâm.
Điều đáng lưu ý là diễn biến của các vụ hiếp dâm tính đến thời điểm hiện tại
có tính chất khá phức tạp, có thể dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích
cuối cùng. Điều này đã dẫn đến việc gây tâm lý hoang mang cho xã hội, xôn
xao cho dư luận. Trước tình hình đó, trong những năm qua, Tòa án nhân dân
tỉnh Quảng Nam cũng đã tập trung giải quyết các vụ việc nghiêm minh, chính
xác, kịp thời và đạt những kết quả nhất định trong công tác xét xử tội hiếp
dâm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử vẫn còn những
vướng mắc và hạn chế, cần tìm ra nguyên nhân, giải pháp để nâng cao hiệu
quả áp dụng quy định của pháp luật về tội phạm hiếp dâm.
Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự 2015 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của BLHS 2015 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày
1



01/1/2018 có nhiều quy định mới, trong đó có tội hiếp dâm. Do đó, việc
nghiên cứu các quy định về tội hiếp dâm trong BLHS là điều cần thiết. Học
viên chọn đề tài “Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn
tỉnh Quảng Nam” để làm luận văn với mong muốn có những đóng góp nhất
định vào quá trình nghiên cứu pháp luật hình sự Việt Nam nói chung và thực
tiễn xét xử tội hiếp dâm tại tỉnh Quảng Nam nói riêng.
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong khoa học pháp lý hiện nay, qua khảo sát cho thấy chưa có công
trình nào nghiên cứu trục tiếp tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam
từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, có một số công trình nghiên cứu đã
được công bố có liên quan đến nội dung mà tác giả nghiên cứu như tội hiếp
dâm hay hiếp dâm trẻ em... Đó là:
- Cao Hữu Sáng (2014), Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình
sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Luận văn đã khái quát sự phát triển của quy định về các tội hiếp dâm
trong lịch sử quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến năm
2014 và kinh nghiệm lập pháp hình sự về các tội này ở một số nước trên thế
giới; nghiên cứu cá quy định cụ thể về tội hiếp dâm trong BLHS năm 1999
của Việt Nam, đánh giá thực tiễn áp dụng đồng thời làm rõ những tồn tại, hạn
chế trong việc áp dụng và nguyên nhân của nó; đề xuất hoàn thiện quy định
về các tội hiếp dâm trong BLHS năm 1999 cũng như giải pháp nâng cao hiệu
quả áp dụng pháp luật đối với tội này.
- Nguyễn Thị Ngọc Linh (2017), Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt
Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội, Luận Văn Thạc sĩ, HVKHXH, Hà Nội.
Luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật
hình sự Việt Nam về tội hiếp dâm; bình luận các quy định của pháp luật hình
sự Việt Nam về tội hiếp dâm; đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của pháp

2



luật hình sự Việt Nam về tội hiếp dâm; chỉ ra những tồn tại, thiếu sót và
nguyên nhân của nó; đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy định về tội hiếp dâm
trong BLHS năm 2015 cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng
trong thực tiễn xét xử tội phạm này.
- Nguyễn Thị Lệ Thủy (2016), Tội hiếp dâm trong pháp luật hình sự Việt
Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Luận văn đã phân tích, làm rõ nội dung quy địnhvề tội hiếp dâm trong
BLHS năm 1999, so sánh và chỉ ra những điểm mới trong quy định của
BLHS năm 2015 về tội hiếp dâm; đề ra nhưng giải pháp, kiến nghị giải thích
rõ quy định về tội hiếp dâm để áp dụng thống nhất và nâng cao hiệu quả đấu
tranh phòng chống tội phạm này. - Vũ Hải Anh (2017), Các tội xâm phạm nhân
phẩm, danh dự của con người theo pháp luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến
sĩ, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Luận án đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về các tội xâm
phạm nhân phẩm, danh dự của con người như khái niệm, các dấu hiệu pháp lý
hình sự về các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người theo pháp
luật hình sự Việt Nam...; Đã phân tích và làm rõ được những quy định của
pháp luật hình sự Việt nam qua các thời kỳ, chỉ ra đặc điểm pháp lý của các
tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người theo pháp luật hình sự Việt
Nam, trong đó có tội hiếp dâm; đã phân tích một cách tương đối toàn diện
thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm nhân
phẩm, danh dự của con người và đưa ra được một số biện pháp bảo đảm áp
dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm nhân
phẩm, danh dự của con người;
- Hoàng Thị Ngọc Bích (2016), Các tội phạm tình dục theo quy định của
Luật hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới, luận văn thạc sĩ Luật học,
Hà Nội.


3


Luận văn đã làm sáng tỏ một cách hệ thống và toàn diện những quy định
của BLHS Việt Nam 1999, có sự liên hệ, đánh giá với BLHS năm 2015 và
BLHS của một số nước trên thế giới về các tội phạm tình dục. Thời điểm tác
giả làm luận án, BLHS 1999 vẫn đang được áp dụng nên tác giả đã đề xuất
những giải pháp hoàn thiện Bộ luật này trên cơ sở chỉ ra những bất cập của nó.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất giải pháp hoàn thiện trên cơ sở đánh giá bất
cập của BLHS năm 2015 (lúc này đã được Quốc hội thông qua nhưng bị lùi
hiệu lực do phát hiện có một số sai sót). Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả của
hoạt động đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm tình dục trên thực tế.
Ngoài ra, còn một số các công trình khác như: Đặng Xuân Nam (2009),
Trao đổi về tội hiếp dâm theo quy định tại Điều 111 BLHS năm 1999, Tạp chí
Kiểm sát số 7; Đặng Việt Cường (2008), Hiếp dâm theo quy định tại Điều
111 BLHS. Tạp chí Kiểm sát số 23; Phạm Nữ Quỳnh Trâm (2017), “Tội hiếp
dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội”, Luận
văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội; Nguyễn Tuấn Thiện (2015), Các tội xâm phạm
tình dục trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam, luận văn thạc sĩ Luật học, Hà
Nội; Đỗ Đức Hồng Hà (2010), Hoàn thiện quy định của BLHS năm 1999 về
các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, Tạp chí Nghiên cứu
Lập pháp số 8;“Tội hiếp dâm trẻ em lý luận và thực tiễn”, Huỳnh Phúc Huy;
Lê Hữu Du (2015), Đấu tranh phòng, chống tội hiếp dâm trẻ em ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu nói trên đã có những phân tích, đánh giá, kết
luận xác đáng, những kiến nghị hữu ích mang tính áp dụng cao trong thực tế.
Song, nghiên cứu về “Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực
tiễn tỉnh Quảng Nam” thì hiện nay vẫn chưa có công trình nào cả. Hơn hết,
trong thời gian gần đây, nạn hiếp dâm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cũng đã
có những diễn biến khá phức tạp, gây tâm lý hoang mang lo sợ cho người


4


dân. Điều này đã đặt ra một bài toán khá nan giải. Luận văn tuy có thể chưa
phải là đáp án cuối cùng cho bài toán đó, cho việc giảm thiểu tình trạng phức
tạp của tội hiếp dâm trên địa bàn tỉnh nói riêng và nước ta nói chung nhưng
cũng đóng góp phần quan trọng, kịp thời trong công cuộc đấu tranh phòng
chống tội phạm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài “Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh
Quảng Nam” là một đề tài rộng và có tính khái quát cao nên trong phạm vi
của luận văn, tôi chỉ nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn
đối với tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam. Đồng thời, đưa ra các
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án hiếp dâm trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến tội hiếp dâm theo
pháp luật hình sự Việt Nam;
- Mô tả thực trạng, phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng quy định của
pháp luật hình sự về tội hiếp dâm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
- Đề xuất các biện pháp, giải pháp bảo đảm áp dụng đúng và thống nhất
pháp luật, nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án hiếp dâm ở tỉnh Quảng
Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật
hình sự Việt Namvề tội hiếp dâm, thực tiễn hoạt động định tội danh và quyết
định hình phạt đối với tội hiếp dâm tại tỉnh Quảng Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

5


- Về nội dung: đề tài luận văn được nghiên cứu trong phạm vi chuyên
ngànhLuật hình sự và tố tụng hình sự; luận văn chỉ nghiên cứu quy định của
BLHS Việt Nam về tội hiếp dâm, không nghiên cứu tội hiếp dâm trong quy
định của pháp luật hình sự của các nước trên thế giới.
- Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn định tội danh và quyết định
hình phạt đối với tội hiếp dâm trong xét xử sơ thẩm tại tỉnh Quảng Nam từ
năm 2013 đến năm 2017. Luận văn không nghiên cứu hoạt động này trong
giai đoạn điều tra, truy tố cũng như trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự tại
tỉnh Quảng Nam.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về
Nhà nước và pháp luật, về chính sách hình sự, về bảo vệ quyền con người,
quyền công dân trong xét xử các vụ án hình sự.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Từ mục tiêu và đối tượng nghiên cứu, tác giả rút ra các phương pháp
nghiên cứu như sau:
- Phương pháp phân tích: thể hiện ở việc phân chia việc nghiên cứu đề tài
luận văn thành các chương, tiểu mục nhằm mục đích nghiên cứu toàn diện về tội
hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam tại tỉnh Quảng Nam,..;.
- Phương pháp tổng hợp: cuối mỗi chương hoặc một số đoạn phân tích
quan trọng đều có phần tổng kết kết quả phân tích.
- Phương pháp diễn dịch: qua số liệu thực tiễn xét xử tội hiếp dâm trên địa
bàn nghiên cứu, rút ra kết quả cụ thể về vấn đề nghiên cứu,…;

- Phương pháp quy nạp: trên cơ sở các phân tích về đề tài, rút ra kết luận
chung;

6


- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh quy định về tội hiếp dâm theo
pháp luật hình sự Việt Nam qua các năm, so sánh số liệu giữa địa bàn tỉnh và cả
nước,…;
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận: BLHS năm 2015 đã có những thay đổi nhất định, thể
hiện ở việc các điều luật nói chung và về tội hiếp dâm nói riêng. Luận văn
phần nào làm rõ hơn về những thay đổi đó, đồng thời góp phần bổ sung
những vấn đề lý luận về tội hiếp dâm.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng
tham khảo trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề liên quan đến
tội hiếp dâm; Luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo bổ ích đối với
những người tiến hành tố tụng, người bào chữa trong quá trình giải quyết các
vụ án hiếp dâm; góp phần nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hiếp dâm tại
tỉnh Quảng Nam.
7. Cơ cấu của luận văn: Luận văn gồm hai chương kèm mục lục và danh
mục tài liệu tham khảo:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về tội hiếp dâm
Chương 2: Thực tiễn áp dụng và các giải pháp bảo đảm thực hiện đúng
quy định của Bộ luật hình sự về tội hiếp dâm tại tỉnh Quảng Nam.

7



CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT
VỀ TỘI HIẾP DÂM
1.1 Những vấn đề lý luận về tội hiếp dâm
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và các dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm
Tội hiếp dâm là một trong 14 tội thuộc nhóm các tội xâm phạm nhân
phẩm, danh dự. Trong những năm gần đây, đối với tội hiếp dâm, cách thức
giao cấu rất đa dạng và đặc biệt xuất hiện tình trạng ép buộc hoặc cưỡng bức
quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính; những người chuyển
giới... Do vậy, để đảm bảo phản ánh đúng yêu cầu của thực tiễn đặt ra trong
đấu tranh phòng chống các tội xâm hại tình dục thì, ngoài hành vi giao cấu,
thì hành vi xâm hại tình dục khác cũng được coi là hành vi hiếp dâm.
Theo Giáo trình Luật hình sự Việt Nam Phần các tội phạm (quyển 1) của
Trường Đại học Luật Hà Nội thì, Tội hiếp dâm được quy định là hành vi dùng
vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của
nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ
tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân [37, tr.116]. Như vậy, có thể hiểu
hành vi hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực; lợi dụng tình
trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu trái ý
muốn của nạn nhân. So với quan điểm trên thì quan điểm này đã phản ánh
được đầy đủ hơn nội hàm của khái niệm hiếp dâm.
Tuy nhiên, để hiểu đúng khái niệm tội hiếp dâm cần phải làm rõ các dấu
hiệu pháp lý của tội này.
Thứ nhất, về khách thể của tội hiếp dâm:
Ở Việt Nam, theo quy định của Hiến pháp, Công dân có quyền bất khả
xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh

8



dự và nhân phẩm; mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được
pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm [21, Đ.20]. Tội hiếp
dâm như trên đã phân tích thuộc nhóm “Các tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người”. Và quyền bất khả xâm phạm về
tình dục là một quyền quan trọng được pháp luật ghi nhận và bảo vệ cũng
chính là khách thể của tội hiếp dâm.
Trước đây, khách thể của tội hiếp dâm được quan niệm là “quyền bất
khả xâm phạm về tình dục của người phụ nữ”. Bởi lẽ, thực tiễn xét xử đã cho
thấy được phụ nữ luôn là đối tượng dễ bị xâm phạm về tình dục. Tuy nhiên,
thực tế cho thấy, không có sự phân biệt về giới đối với nạn nhân bị xâm hại
tình dục. Chính vì thế, khách thể của tội hiếp dâm đã được nh́ n nhận một cách
toàn diện hơn. Đó là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng
tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao
cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái ý muốn của nạn nhân.
Đối tượng tác động của tội hiếp dâm có thể là nam giới, nữ giới hoặc thậm chí
là người đồng tính.
Ngoài ra, theo pháp luật hình sự Việt Nam, đối tượng bị xâm hại là
người chưa thành niên (từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi). Theo pháp luật hình
sự Việt Nam, độ tuổi là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá mức độ nguy
hiểm của hành vi phạm tội. Tội hiếp dâm cũng không nằm ngoài việc đánh
giá dựa trên độ tuổi. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi và sự phát triển
tâm, sinh lý theo đúng độ tuổi đối với người chưa thành niên.
Như vậy, khách thể của tội hiếp dâm là quan hệ nhân thân, quyền tự do
tình dục của nạn nhân mà ở đó, hành vi phạm tội xâm phạm đến quyền tự do
tính dục, nhân phẩm, danh dự của nạn nhân, xâm phạm đến sức khoẻ, gián
tiếp xâm phạm tính mạng của nạn nhân.
Mặt khách quan của tội hiếp dâm

9



Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm
những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách
quan [7, tr.71].
Hành vi khách quan của tội hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc
thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với
ý muốn của nạn nhân.
- Dùng vũ lực:
Là dùng sức mạnh về thể chất để họ không thể kháng cự được như vật
ngã, đè, giữ tay, chân, bịt miệng, bóp cổ, đấm đá, trói, giằng xé quần áo,... của
nạn nhân để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái ý
muốn của họ;
- Đe dọa dùng vũ lực:
Là dùng lời nói, cử chỉ, động tác nhưng chưa tác động vào người nạn
nhân, nhưng làm cho nạn nhân hiểu rằng nếu kẻ tấn công không giao cấu
được thì sẽ sử dụng vũ lực ngay tức khắc. Ví dụ như dọa giết, đe dọa gây
thương tích,...;
- Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân:
Là những trường hợp như nạn nhân bị bệnh nặng, say, già yếu, bất tỉnh...
- Dùng thủ đoạn khác:
Là những trường hợp người phạm tội đe dọa, khủng bố tinh thần, làm
cho nạn nhân khiếp sợ, dùng thuốc mê, thuốc kích dục, say rượu hay các chất
kích thích khác làm cho nạn nhân hạn chế hoặc mất khả năng chống cự;
- Thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
Khoản 2 Điều 2 Dự thảo hướng dẫn một số điều của BLHS về tội dâm ô,
hiếp dâm... quy định: “Đây không phải là hành vi giao cấu nhưng vẫn làm
thỏa mãn nhu cầu tình dục của người phạm tội. (Ví dụ: người phạm tội sử

10



dụng tay, chân, lưỡi, miệng, các dụng cụ tình dục hoặc bất cứ công cụ nào
khác để kích thích âm đạo, dương vật hoặc hậu môn của người bị hại hoặc
người phạm tội đưa bộ phận sinh dục của mình vào miệng hoặc hậu môn của
người bị hại nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục).”
Vậy, đối với trường hợp đối tượng phạm tội bắt người bị hại thực hiện
những hành vi ấy cho mình thì giải quyết như thế nào? Đây cũng chính là
điểm cần bổ sung về tình tiết định tội đối với quy định về Hành vi quan hệ
tình dục khác trong BLHS.
Mặt chủ quan của tội hiếp dâm
Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm động cơ, mục đích và lỗi. Trong đó,
lỗi là dấu hiệu không thể thiếu đối với bất cứ CTTP nào. Mục đích và động cơ
tuy cũng là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm nhưng chúng chỉ được
phản ánh trong một số CTTP cơ bản như là dấu hiệu bắt buộc hoặc là tình tiết
định khung. Lỗi ở đây được hiểu là quan hệ giữa cá nhân người phạm tội với
xã hội khi họ thực hiện hành vi cụ thể gây nguy hiểm cho xã hội. Không thể
nói đến lỗi khi không có hành vi cụ thể gây nguy hiểm cho xã hội. Lỗi gồm
hai loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Đối với tội hiếp dâm, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người
phạm tội nhận thức đầy đủ hành vi của mình (dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ
lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ
đoạn khác và hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác) là nguy
hiểm cho xã hội và trái ý muốn với nạn nhân song vẫn mong muốn thực hiện
hành vi đó.
Việc xác định động cơ và mục đích của tội hiếp dâm có ý nghĩa quan
trọng trong việc đánh giá mức độ lỗi, đồng thời xác định tính nguy hiểm cho
xã hội của hành vi phạm tội. Do đó, nó có ảnh hường không nhỏ đến quyết
định hình phạt.


11


Chủ thể của tội hiếp dâm
Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự là con người cụ thể, đang
sống và là những người có điều kiện để có lỗi khi thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội. Bên cạnh đó, chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực
TNHS. Bởi lẽ, đối với những người như vậy mới có đủ điều kiện cho việc áp
dụng biện pháp TNHS. Thêm vào đó, để có được năng lực TNHS, con người
phải đạt độ tuổi nhất định. Chính vì thế, pháp luật hình sự Việt nam quy định
độ tuổi là điều kiện của chủ thể tội phạm.
Nhiều ý kiến cho rằng, chủ thể thực hiện hành vi phạm tội hiếp dâm là
nam giới, nữ giới chỉ có thể tham gia trong vụ án hiếp dâm với vai trò là đồng
phạm. Đối với BLHS 2015, chủ thể của tội hiếp dâm có thể là bất kỳ người
nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Từ sự phân tích trên, tội hiếp dâm có thể được hiểu như sau: Tội hiếp
dâm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được thể hiện trên hình thức dùng vũ
lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của
nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.
1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tội hiếp dâm
Việc nghiên cứu tội phạm nói chung và tội hiếp dâm luôn có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng. Bởi nếu ví việc nghiên cứu tội phạm mang lại kết quả là cho
chúng ta một bức tranh toàn cảnh về tội phạm đã xảy ra thì nghiên cứu tội
hiếp dâm như một mảnh ghép quan trọng cho tổng thể bức tranh lớn đó. Khi
tiến hành nghiên cứu tội phạm nói chung hay tội hiếp dâm nói riêng, cần chú
trọng đến hai mặt lý luận và thực tiến.
Việc nghiên cứu tội hiếp dâm góp phần bảo vệ quyền con người nói
chung cũng như quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự, quyền bất
khả xam phạm về tình dục, hay nói một cách khác là bảo vệ quyền và lợi ích


12


hợp pháp của bị hại;
Xét về mặt thực tiễn, hiển nhiên, bất kì loại tội phạm nào cũng đều mang
đến những thiệt hại đáng kể cho cá nhân, tập thể và toàn xã hội. Tội hiếp dâm
là một trong những tội phạm nguy hiểm, xâm phạm quyền nhân thân của con
người;
Việc nghiên cứu tội hiếp dâm góp phần làm hiểu đúng hơn những vấn đề
lý luận và từ đó góp phần hoàn thiện hơn quy định của pháp luật;
Xét về mặt lý luận, để phù hợp với sự phát triển của xã hội, những quy
định về tội hiếp dâm ngày càng được hoàn thiện phù hợp từ BLHS năm 1985,
1999, và mới nhất là BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2015.
Nghiên cứu tội hiếp dâm góp phần đấu tranh phòng ngừa, chống tội
phạm, bảo đảm an toàn trật tự xã hội;
Việc hiểu đúng những vấn đề lý luận, pháp luật và thực tiễn có tác dụng
xác định đúng tội danh và quyết định hình phạt góp phần vào việc giải quyết
vụ án được khách quan, toàn diện, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội
đồng thời không làm oan người vô tội;
1.1.3. Phân biệt tội hiếp dâm với một số tội xâm hại tình dục khác
Tội hiếp dâm và tội cưỡng dâm
Tội cưỡng dâm là hành vi ép buộc người lệ thuộc mình hoặc người đang
ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác. Đối tượng tác động của hành vi cưỡng dâm là người bị
lệ thuộc hoặc là người đang ở trong tình trạng quẫn bách. Quan hệ lệ thuộc ở
đây có thể là quan hệ lệ thuộc về công việc, về kinh tế, về tín ngưỡng hay gia
đình...Hành vi ép buộc cưỡng dâm là hành vi lợi dụng các quan hệ lệ thuộc
hoặc hoàn cảnh quẫn bách của nạn nhân để khống chế tư tưởng, buộc nạn
nhân phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ

tình dục khác. Tuy nhiên, khác với tội hiếp dâm, hành vi đe dọa ở tội cưỡng

13


dâm chưa đến mức làm người bị đe dọa tê liệt ý chí không dám kháng cự như
ở tội hiếp dâm. Người bị đe dọa chỉ bị khống chế về tư tưởng. Họ vẫn có khả
năng phản kháng nhưng lại miễn cưỡng chịu gio cấu hoặc chịu thực hiện hành
vi quan hệ tình dục khác [37, tr.123, 124].
Tội hiếp dâm và tội dâm ô
Không giống tội hiếp dâm hay cưỡng dâm, tội dâm ô là hình vi xúc
phạm nhân phẩm người khác nhằm kích thích hoặc thỏa mãn nhu cầu tình dục
nhưng không giao cấu với nạn nhân và cũng không có hành vi quan hệ tình
dục khác. Hành vi này bị coi là tội phạm khi đối tượng của hành vi dâm ô là
người dưới 16 tuổi.
1.2. Quy định của pháp luật hình sự về tội hiếp dâm
1.2.1. Khái quát quy định pháp luật hình sự Việt Nam về tội hiếp dâm
trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015
Cùng với dòng chảy của lịch sử, pháp luật hình sự Việt Nam cũng đã có
những thay đổi đáng kể. Những thay đổi này có thể chia thành hai giai đoạn
chính: Giai đoạn từ 1986 đến trước khi có BLHS năm 2015 (sửa đổi) và giai
đoạn từ khi có BLHS năm 2015 đến nay. Trong mỗi giai đoạn như thế, luật
hình sự Việt Nam đều có những đặc trưng nhất định. Đối với tội hiếp dâm là
một điều luật được quy định xuyên suốt trong luật hình sự qua các thời kỳ,
cũng được chia theo giai đoạn như trên.
Quy định của BLHS năm 1985 về tội hiếp dâm:
Năm 1985, đất nước ta đang tiến vào thời kỳ đổi mới, và cũng chính
trong năm này, BLHS Việt Nam đầu tiên ra đời với ý nghĩa là nguồn duy nhất
quy định tội phạm và hình phạt được xây dựng trên cơ sở kinh tế xã hội của
nền kinh tế bao cấp và trên cơ sở thực tiễn của tình hình tội phạm thời bấy giờ.

Trong đó, tội hiếp dâm đã được quy định tại Điều 112 BLHS năm 1985 bao
gồm 4 khoản như sau:

14


“ 1. Người nào dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác giao cấu với người khác
trái ý muốn của họ thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm;
2. Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ 13 tuổi trở lên hoặc là
người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh thì bị
phạt từ hai năm đến bảy năm:
a) Hiếp dâm có tổ chức hoặc nhiều người hiếp một người;
b) Hiếp nhiều người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân;
c) Tái phạm nguy hiểm;
3. Phạm tội làm cho nạn nhân chết, tự sát hoặc trong trường hợp đặc
biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù
chung thân hoặc tử hình.
4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới mười ba tuổi đều là phạm
tội hiếp dâm và người phạm tội bị phạt theo các khoản 2 và 3 Điều này.”
BLHS 1985 ra đời đã đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử các thời kỳ
luật pháp nước nhà. Tuy nhiên, có thể thấy BLHS lúc bấy giờ ở trong tình
trạng không phù hợp với chủ trương cũng như những đòi hỏi của đổi mới.
Trong đó, riêng đối với quy định tại khoản 4 Điều 112 thì mọi trường hợp
giao cấu với trẻ em dưới mười ba tuổi đều là phạm tội hiếp dâm và người
phạm tội bị phạt theo cơ sở pháp lý được quy định tại khoản 2, khoản 3 cùng
Điều trên. Đây là điểm bất hợp lý vì như vậy, nếu phạt người phạm tội mức
hình phạt hai mươi năm (mức thấp nhất của khung hình phạt theo khoản 4
Điều 112a BLHS năm 1985) thì không tương xứng với tính chất mức độ nguy
hiểm của hành vi phạm tội. Chính vì vậy, BLHS năm 1985 sửa đổi bổ sung lần
thứ hai được Quốc hội thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991 đã tăng khung hình

phạt tại khoản 4 Điều 112 như sau: “Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới
13 tuổi là phạm tội hiếp dâm và người phạm tội bị phạt tù từ 7 năm đến 15
năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản
15


3 điều này bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
Tinh thần này được khẳng định một lần nữa khi vào ngày 02 tháng 3
năm1995, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn số 73-TK hướng
dẫn về đường lối xét xử loại tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, trong đó có
đoạn:“Để góp phần ngăn chặn tệ nạn nói trên, Toà án nhân dân tối cao yêu
cầu toà án nhân dân các địa phương chủ động làm việc với các cơ quan Công
an và Viện kiểm sát cùng cấp nắm tình hình và có kế hoạch phối hợp ngay từ
giai đoạn điều tra để nhanh chóng đưa ra truy tố, xét xử những người có
hành vi hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em dưới 16 tuổi,
chứa hoặc môi giới gái mại dâm là trẻ em. Khi đưa ra xét xử những người có
hành vi phạm tội nêu trên, các Toà án lưu ý như sau:
- Phải xử phạt thật nghiêm khắc với hình phạt cao trong khung hình phạt
quy định tại các điều luật đã áp dụng; đồng thời phải áp dụng thêm hình phạt
bổ sung theo quy định của Bộ Luật Hình sự….”
Nhằm phân hóa tội phạm rõ ràng hơn, BLHS năm 1985 sửa đổi bổ sung
lần thứ tư được Quốc hội thông qua ngày 10 tháng 5 năm 1997 đã tách đoạn
2 khoản 1 và khoản 4 của Điều 112 BLHS thành một tội riêng, được quy
định tại Điều 112a “Tội hiếp dâm trẻ em” với mức hình phạt rất nghiêm
khắc mà mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình. Trước khi BLHS
năm 1985 ra đời, Chủ tịch Chính phủ lâm thời và các cơ quan nhà nước đã
ban hành một số lượng rất lớn các văn bản để xây dựng và củng cố chính
quyền nhân dân, duy trì trật tự xã hội, chăm lo đời sống nhân dân và chuẩn
bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. BLHS năm 1985
đã mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu mốc đầu tiên nước ta có

một văn bản pháp luật hình sự thống nhất, không nằm rải rác trong nhiều
thông tư, nghị định, sắc lệnh,.. như giai đoạn trước đó. Qua bốn lần sửa
đổi, bổ sung, BLHS 1985 có trên 100 lượt điều luật được sửa đổi hoặc bổ

16


sung, đáp ứng được phần nào đòi hỏi của cuộc đấu tranh phòng chống tội
phạm nói chung và tội phạm hiếp dâm nói riêng trong điều kiện đổi mới
của đất nước.
Quy định của BLHS năm 1999 về tội hiếp dâm:
Giai đoạn từ 1986 đến 1999, luật hình sự Việt Nam đã có những thay đổi
mang tính phát triển đáng kể.
Theo đó, Bộ luật hình sự năm 1999 được xây dựng trên cơ sở sửa đổi,
bổ sung một cách tương đối toàn diện so với BLHS năm 1985. Bên cạnh đó,
có kế thừa những nội dung hợp lí, tích cực của BLHS này qua bốn lần sửa đổi,
bổ sung.So với BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 đã có những thay đổi đáng
kể, riêng đối với tội hiếp dâm, có những đổi mới sau:
Thứ nhất, từ việc quy định chung trong một Điều (Điều 112 BLHS năm
1985), nay được tách riêng thành hai tội là Tội hiếp dâm quy định tại Điều
111 và Tội hiếp dâm trẻ em quy định tại Điều 112. Trước đó, tội hiếp dâm
trong BLHS năm 1985 bao gồm cả tội hiếp dâm trẻ em.
Thứ hai, dấu hiệu định tội. Thay vì quy định dấu hiệu là “Người nào
dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác” tại khoản 1 Điều 112 BLHS năm 1985 thì
Điều 111 BLHS năm 1999 quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng
vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ
đoạn khác”.
Thứ ba, hình phạt đối với tội hiếp dâm. So với BLHS năm 1985 (khung
hình phạt là 5), BLHS năm 1999 có số khung hình phạt ít hơn (khung hình
phạt là 4).

Thứ tư, đối với dấu hiệu định khung tăng nặng, BLHS năm 1999 quy
định thêm một số tình tiết định khung mới tại Điều 111 là: “đối với người mà
người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; làm nạn nhân
có thai; gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến
17


60% “ (khoản 2 Điều 111); gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ
thương tật từ 61% trở lên; biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội” (khoản 3
Điều 111).
Có thể thấy, qua từng giai đoạn, quy định về tội hiếp dâm trong luật
hình sự Việt Nam dần đổi mới, hoàn thiện phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh
của đất nước ta. BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung một lần vào năm
2009. Sự sửa đổi rõ nét và quan trọng nhất của BLHS năm 2009 thể hiện
BLHS đã phi hình sự hóa đối với một số hành vi phạm tội. Liên quan đến tội
hiếp dâm, khoản 1 Điều 1 Luật số 37/209/QH12 về sửa đổi bổ sung một số
Điều BLHS quy định: “1. Bỏ hình phạt tử hình ở các Điều 111,…” cùng với
bảy tội khác. Đồng thời, sửa đổi cụm từ “hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử
hình” thành cụm từ “hai mươi năm hoặc tù chung thân” tại khoản 3 Điều 111.
Tuy nhiên, tình hình tội phạm vẫn luôn là một vấn đề nan giải; có hướng
chuyển biến phức tạp và tinh vi hơn. Tất nhiên, BLHS năm 1999 trong bối
cảnh đó không thể không bộc lộ những hạn chế, bất cập trước tình hình xã
hội. Và điều này đặt ra thách thức là phải tiếp tục đổi mới, bổ sung BLHS
năm 1999 hoàn thiện hơn, đảm bảo công cuộc đấu tranh phòng, chống tội
phạm trong tình hình mới được xuyên suốt và hiệu quả hơn.
1.2.2. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội hiếp dâm
Tội hiếp dâm được quy định tại Điều 141 BLHS năm 2015.
- Quy định về cấu thành cơ bản:
Cấu thành cơ bản của tội hiếp dâm được quy định tại Khoản 1 Điều 141
BLHS năm 2015, theo đó: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi

dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao
cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn
nhân thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
Theo quy định trên, hành vi khách quan của tội hiếp dâm là hành vi
18


“giao cấu” hoặc “hành vi quan hệ tình dục khác” trái với ý muốn của nạn
nhân được thực hiện bằng các thủ đoạn như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn
khác. Như vậy, so với Điều 111 BLHS năm 1999, khoản 1 Điều 141 BLHS
năm 2015 có điểm mới là, ngoài hành vi “giao cấu trái với ý muốn của nạn
nhân”, BLHS năm 2015 đã bổ sung một loại hành vi thuộc mặt khách quan
của tội phạm là “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của
nạn nhân” [5, tr.123].
Hành vi giao cấu là dạng hành vi thông thường của hành vi quan hệ tình
dục. Trước khi BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành, hành vi khách quan của
tội hiếp dâm chỉ giới hạn là hành vi giao cấu. Theo BLHS năm 2015 thì hành
vi quan hệ tình dục khác cũng thuộc hành vi khách quan của tội hiếp dâm.
Tuy nhiên, dấu hiệu hành vi khách quan được quy định trong điều 141 BLHS
năm 2015 chỉ đòi hỏi hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác
được thực hiện mà không đòi hỏi hành vi này phải kết thúc về sinh lý [37,
tr.118].
Hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác được thực hiện trái
với ý muốn của nạn nhân và được thực hiện bằng một trong các thủ đoạn sau:
- Dùng vũ lực:
Ví dụ: Khoảng 19h00 ngày 30 tháng 5 năm 2018, chị Lê Thị T cùng bạn
là chị Trần Thị N (SN 1996, ở huyện Đông Anh) đến quán bia tại xóm Bãi, xã
Uy Nỗ, huyện Đông Anh uống bia. Khi đến quán bia, chị T gặp Nguyễn Phú
Khánh (SN 1983, trú tại tổ 20, thị trấn Đông Anh) cùng một số nam thanh

niên là bạn của Khánh đang ngồi uống bia trước vỉa hè của quán. Do quen
biết nhau từ trước, Khánh mời chị T và chị N vào bàn ngồi uống bia cùng và
hai cô gái đồng ý.
Cả nhóm ngồi uống bia đến khoảng 22h30 cùng ngày thì ra về và một

19


×