Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Báo cáo công tác 6 thang đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.15 KB, 11 trang )

UBND TỈNH BẮC GIANG
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Số:

/BC-SNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bắc Giang, ngày

tháng 6 năm 2014

BÁO CÁO
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2015; NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
6 THÁNG CUỐI NĂM

Trong những tháng đầu năm, diễn biến thời tiết có nhiều thuận lợi cho cây trồng,
vật nuôi phát triển ổn định; dịch bệnh được kiểm soát; giá cả vật tư nông nghiệp, thức
ăn chăn nuôi tiếp tục biến động, trong khi giá bán các sản phẩm nông sản không tăng
đã ảnh hưởng đến việc đầu tư mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo
của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, của Bộ Nông nghiệp và PTNT và sự nỗ lực cố gắng
của bà con nông dân, của Doanh nghiệp dịch vụ nông nghiệp nên kết quả sản xuất
nông nghiệp và phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm 2015 đạt kết quả khá.
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
1.1. Về trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông Xuân 2014-2015 đạt 104.480
ha, bằng 99,8% so với cùng kỳ, trong đó: vụ Đông đạt 24.826 ha, bằng 100,7% so với


cùng kỳ, vụ Xuân trồng đạt 79.653,8 ha, bằng 99,5% so với cùng kỳ.
* Sản xuất cây lương thực có hạt:
- Diện tích gieo cấy lúa đạt 53.620,7 ha, giảm 0,2% so với cùng kỳ, bằng
48,8% kế hoạch năm; năng suất lúa ước đạt 58,02 tạ/ha, bằng so với cùng kỳ năm
trước; sản lượng thóc ước đạt 311.107 tấn, gỉảm 0,3% so với cùng kỳ và bằng 51% so
kế hoạch năm. Diện tích lúa chất lượng đạt 12.485 ha (chiếm 23% so với tổng diện
tích lúa), tăng gần 9% so với cùng kỳ và đạt 48% kế hoạch năm; sản lượng ước đạt 72
nghìn tấn, tăng 8% so với cùng kỳ và đạt 50% kế hoạch năm.
- Diện tích ngô đạt gần 8.480 ha, tăng 9% so với cùng kỳ, bằng 94% kế hoạch
năm; năng suất ước đạt 38,5 tạ/ha, tăng 0,4 tạ/ha so cùng kỳ; sản lượng ước đạt
32.689 tấn, tăng 10,4% so với cùng kỳ, bằng 93,4% so với kế hoạch năm.
* Sản xuất cây rau, đậu và cây công nghiệp ngắn ngày:
- Cây rau đậu: Diện tích cây rau, đậu các loại 20.052,7 ha, tăng 0,3% so với
cùng kỳ, sản lượng ước đạt 292.660 tấn, tăng 3,9% so cùng kỳ, trong đó: diện tích rau
chế biến, rau an toàn 3.786 ha (rau chế biến 2.166 ha, rau an toàn 1.620 ha), tăng 2%
so với cùng kỳ và đạt 84% kế hoạch năm, sản lượng ước đạt 67.769 tấn. Riêng đối với
rau chế biến, diện tích giảm 12% so với cùng kỳ (do khó khăn về thị trường đầu ra
1


cho sản phẩm rau chế biến, như dưa chuột bao tử xuất đi nga, eu...) và bằng 95% kế
hoạch năm: năng suất ước đạt 180 tạ/ha, sản lượng ước đạt 38.988 tấn.
- Cây công nghiệp ngắn ngày: Diện tích gieo trồng ước đạt 10.801 ha, bằng
99% so với cùng kỳ, trong đó diện tích lạc 9.902 ha, tăng 0,6% so với cùng kỳ và
bằng 82,5% kế hoạch năm, năng suất ước đạt 26 tạ/ha, sản lượng ước đạt 25.755 tấn,
tăng 4,6% so với cùng kỳ và bằng 85,8% kế hoạch năm; diện tích cây đậu tương ước
đạt 385,2 ha, giảm 20,4% so với cùng kỳ và bằng 38,5% kế hoạch năm, năng suất ước
đạt 18,7 tạ/ha, sản lượng đậu tương ước đạt 720,9 tấn, giảm 17,6% so với cùng kỳ và
bằng 48,06% kế hoạch năm.
* Cây ăn quả:

Tổng diện tích cây ăn quả toàn tỉnh đạt 42.000 ha, trong đó diện tích cây vải
ước đạt 31.454 ha, sản lượng ước đạt 182.754 tấn, bằng 96,7% so với cùng kỳ, vượt
17,9% so với kế hoạch. Diện tích vải sớm đạt 6.000 ha, tăng 3,4% so cùng kỳ (chiếm
14,3% tổng diện tích), sản lượng ước đạt 25.259 tấn, tăng 29,5% so với cùng kỳ; diện
tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ước đạt 12.300 ha, tăng 44,7% so với cùng
kỳ (chiếm 29% tổng diện tích), sản lượng ước đạt 78.020 tấn, tăng 73,4% so cùng kỳ,
vượt kế hoạch 40%. Hiện nay vải đã thu hoạch khoảng 23.000 tấn (tập trung chủ yếu
ở Tân Yên, Lục Nam, Lạng Giang, Yên Thế và Lục Ngạn), giá bán trên thị trường giao
động từ 8.000 - 25.000 đồng/kg. Diện tích cây cam đường Canh 600 ha, tăng 33% so
với cùng kỳ; diện tích cây bưởi Diễn 450 ha bằng so với cùng kỳ năm 2014.
1.2. Chăn nuôi
6 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra, đàn
vật nuôi tương đối ổn định. Theo số liệu thống kê tổng đàn trâu 59 nghìn con, giảm
3,2% so với cùng kỳ và đạt 98,5% kế hoạch năm; đàn bò đạt 131nghìn con, tăng 2,5%
so với cùng kỳ và vượt 4,3% so kế hoạch năm; tổng đàn lợn đạt gần 1,15 triệu con
(đứng thứ 3 toàn quốc), tăng 2,8% so với cùng kỳ và đạt 95% so với kế hoạch năm;
tổng đàn gia cầm toàn tỉnh là 14,187 triệu con (đứng thứ 4 toàn quốc), tăng 3,2% so
với cùng kỳ và đạt 83,45% kế hoạch năm. Sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 126,41
nghìn tấn, tăng 2,09% so với cùng kỳ và đạt 58,8% kế hoạch năm.
1.3. Về thủy sản
Đầu năm trên địa bàn tỉnh thời tiết nhìn khá thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng
thủy sản. Hạ tầng vùng sản xuất giống, vùng nuôi tập trung tiếp tục được cải tạo và
đầu tư mới. Bước đầu xây dựng một số mô hình nuôi an toàn sinh học theo tiêu chuẩn
VietGap trên địa bàn tỉnh. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 12.200 ha, tăng
1,2% so cùng kỳ và bằng 100% kế hoạch năm; diện tích nuôi chuyên canh đạt 5.250
ha, tăng 2,9% so cùng kỳ và tăng 1% so với kế hoạch năm; diện tích nuôi thâm canh
đạt 1.280 ha, tăng 8,5% so cùng kỳ và vượt kế hoạch năm 2,4%. Sản lượng thu hoạch
cá thương phẩm ước đạt 15.500 tấn (trong đó: cá nuôi 14.814 tấn, cá khai thác tự
nhiên 686 tấn- đứng đầu 14 tỉnh trung du miền núi phía Bắc), vượt 10% so với cùng
2



kỳ và bằng 51,7% kế hoạch năm; sản lượng ba ba thịt ước đạt 25 tấn, tăng 4,1% so
cùng kỳ. Sản xuất cá bột 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 910 triệu con, bằng 93,3% so
cùng kỳ và bằng 91% kế hoạch năm; cá hương, cá giống đạt 250 triệu con, tăng
12,4% so với cùng kỳ và bằng 62,5 % kế hoạch cả năm.
1.4. Về lâm nghiệp
- Công tác phát triển rừng: những tháng đầu năm, thời tiết nắng nóng kéo dài
ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất cây con , đồng thời cũng ảnh hưởng đến tiến độ
trồng rừng, chăm sóc rừng trồng. 6 tháng đầu năm toàn tỉnh đã trồng được 5.000 ha
rừng tập trung, tăng 15% so với cùng kỳ và bằng 100% kế hoạch năm; trồng được
1,2 triệu cây phân tán các loại, tăng 20% so với kế hoạch; tổng diện tích bảo vệ rừng
là 152.445 ha, tăng 4,6% so với cùng kỳ và vượt kế hoạch 2%, trong đó: tổng diện
tích hỗ trợ khoán bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng là 8.070 ha, bằng 40,4 % so với
kế hoạch và bằng 100% so với cùng kỳ năm 2014; thực hiện chăm sóc lần 1 của
rừng trồng năm 2, năm 3 ước đạt 7.500 ha, bằng 60% kế hoạch và bằng 64% so với
cùng kỳ năm 2014. Sản lượng khai thác gỗ 6 tháng đầu năm ước đạt 192.679 m 3,
trong đó khai thác gỗ rừng trồng tập trung, vườn rừng được 192.642 m 3, bằng
77% kế hoạch năm, tăng 158% so với cùng kỳ. Việc khai thác sử dụng rừng được
hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chặt chẽ theo quy trình, qui phạm và chế độ chính sách
hiện hành.
- Công tác bảo vệ rừng: Công tác bảo vệ rừng tiếp tục được tăng cường, 06
tháng đầu năm, toàn tỉnh đã kiểm tra, phát hiện lập biên bản và xử phạt hành chính
176 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng (cả các vụ tồn kỳ trước), giảm 25 vụ so
với cùng kỳ năm 2014, riêng số vụ vi phạm phá rừng giảm 53 vụ; tịch thu 111,44 m 3
gỗ các loại, 20 kg động vật hoang dã, 23 xe mô tô, 22 cưa xăng. Tổng số tiền thu từ
xử lý vi phạm và bán tang vật tịch thu là 1 tỷ 323 triệu đồng.
- Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng: 6 tháng đầu năm ngành tập trung chỉ
đạo các đơn vị chuyên môn, các địa phương thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày
05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách PCCCR

và Kế hoạch số 3087/KH-UBND ngày 24/10/2014 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc
triển khai công tác PCCCR mùa khô năm 2014-2015. Từ đầu năm đến nay trên địa
bàn tỉnh để xảy ra 5 vụ cháy rừng làm thiệt hại 4,5 ha rừng trồng. Các vụ cháy rừng
đều được phát hiện sớm, tổ chức huy động trên 1.095 lượt người tham gia chữa cháy
nên đã hạn chế được thiệt hại do cháy rừng gây ra.
2. Công tác dồn điền đổi thửa và xây dựng cánh đồng mẫu
- Đối với công tác dồn điền đổi thửa: Theo kế hoạch xây dựng của các huyện,
thành phố, năm 2014 toàn tỉnh thực hiện dồn điền, đổi thửa 2.982 ha, tăng 848 ha so
với Kế hoạch của UBND tỉnh. 6 tháng đầu năm 2014 đã thực hiện dồn điền, đổi thửa
xong 1.251 ha, bằng 42% so với kế hoạch các huyện, TP xây dựng và bằng 58,6 % so
với Kế hoạch của UBND tỉnh. Đối với diện tích còn lại, hiện nay các huyện, thành
phố đang tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo các xã, thôn tập trung công tác tập huấn, tuyên
3


truyền, vận động nông dân, thu thập tài liệu ruộng đất, xây dựng phương án dồn điền,
đổi thửa và công khai đến các hộ dân tham gia ý kiến; phấn đấu hoàn thành kế hoạch
năm 2014 đề ra.
- Đối với công tác xây dựng cánh đồng mẫu: Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối
hợp với các huyện, thành phố triển khai thực hiện 54 cánh đồng mẫu với tổng diện
tích 1.813 ha, trong đó 16 cánh đồng mẫu sản xuất ở vụ Đông - Xuân năm 2013 2014, với diện tích 433 ha (trong đó có 01 cánh đồng sản xuất rau cần có quy mô trên
135 ha tại xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hoà; 12 cánh đồng có quy mô từ 20 đến 40
ha, sản xuất khoai tây chế biến, hành, lạc giống, 06 cánh đồng sản xuất rau các loại)
và 31 cánh đồng triển khai vụ Xuân 2014 và vụ mùa năm 2014 (25 cánh đồng sản
xuất lúa, 02 cánh đồng sản xuất lạc, 04 cánh đồng sản xuất rau an toàn), với tổng diện
tích 1.002 ha. Qua đánh giá ban đầu, các mô hình được người dân tham gia hưởng
ứng nhiệt tình, 100% diện tích được áp dụng cơ giới hoá khâu làm đất và có gắn
doanh nghiệp trong việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; sản xuất theo mô hình
cánh đồng mẫu góp phần giảm chi phí đầu vào sản xuất, hiệu quả kinh tế cao hơn so
với sản xuất đại trà từ 7- 18 triệu đồng/ha.

3. Về công tác thuỷ lợi, quản lý đê điều và PCLB
- Công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi: 6 tháng đầu năm 2015, thực
hiện tưới, tiêu cho 80.854 ha, tăng 1% so với kế hoạch, trong đó: tưới lúa 53.474 ha,
tăng 4,8% so với kế hoạch; tưới rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày là 29.380 ha,
bằng 59,35% kế hoạch. Đào đắp, nạo vét 627.800 m3 đất các loại; xây gạch đá các
loại 1.451 m3; sửa chữa bảo dưỡng 475 tổ máy phục vụ tưới và chống hạn vụ chiêm
xuân 2014. Khắc phục cho 3.445 ha lúa bị cạn nước trong đợt nắng nóng từ cuối
tháng 4 và tháng 5 do chậm và thiếu nguồn nước tưới tại một số hồ đập nhỏ của địa
phương.
- Công tác quản lý đê điều và phòng chống lụt bão: Đã tham mưu cho UBND
tỉnh, Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác PCLB và tìm
kiếm cứu nạn năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015 theo đúng kế hoạch; Kiện
toàn Ban chỉ huy PCLB các cấp, phân công nhiệm vụ cho các thành viên và xây dựng
kế hoạch - Phương án PCTT và TKCN trên địa bàn toàn tỉnh; chỉ đạo các địa phương,
các cấp các ngành và thực hiện tốt công tác kiểm tra đê, kè, cống, hồ đập, triển khai
công tác tu bổ, sửa chữa công trình đê điều, hồ đập trên địa bàn để đảm bảo an toàn
chống lũ; tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h, nắm bắt thông tin, tham mưu Ban chỉ
huy PCLB-TKCN, UBND tỉnh ban hành các công điện kịp thời đôn đốc các địa
phương chủ động ứng phó với mưa bão; phát hiện và lập biên bản 37 trường hợp vi
phạm pháp luật về đê điều, phối hợp với các huyện xử lý 12 trường hợp vi phạm về đê
điều. Tính đến hết tháng 5/2015, công tác tu bổ đê điều vốn địa phương cơ bản hoàn
thành. Tu bổ đê điều thường xuyên vốn trung ương, đang triển khai công tác giải
phóng mặt bằng và chuẩn bị hiện trường thi công.
4. Về thực hiện các dự án đầu tư XDCB tập trung
Tổng nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung theo kế hoạch 156,059 tỷ đồng; giá
trị khối lượng thực hiện đến 31/5/2014 đạt 42,742 tỷ đồng, bằng 27% so với kế hoạch,
4


ước đến 30/6/2014 đạt 70,189 tỷ đồng, bằng 45% so với kế hoạch; giá trị giải ngân

đến 31/5/2014 đạt 53,185 tỷ đồng, bằng 34% so với kế hoạch, ước đến 30/6/2014 đạt
60,953 tỷ đồng, bằng 39% so với kế hoạch.
5. Về Chương trình MTQG về nước sạch vệ sinh MTNT
Tổng số kế hoạch vốn 2014 được giao 21,53 tỷ đồng, trong đó; vốn đầu tư phát
triển 19.38 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 2,15 tỷ đồng; vốn năm 2013 chuyển sang thực hiện
và giải ngân năm 2014 là 15,794 tỷ đồng. Kết quả giải ngân nguồn vốn chương trình
mục tiêu nước sạch năm 2013 chuyển sang 2014 là 5,182/ 15,794 tỷ đồng, bằng 33%
kế hoạch; giải ngân vốn kế hoạch năm 2014 là 45 triệu/ 21,53 tỷ đồng, bằng 0,2% kế
hoạch.
Kết quả thực hiện bàn giao các công trình cho doanh nghiệp đầu tư và quản lý
khai thác: Tính đến hết tháng 5/2014, có 14 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã
và đang thực hiện bàn giao cho doanh nghiệp, trong đó: có 02 công trình khởi công
mới (Công trình xã Quang Châu, Việt Yên và Công trình liên xã Yên Mỹ - Thị trấn
Vôi, Lạng Giang); 12 công trình đầu tư dở dang (Công trinh thị trấn Cao Thượng, Tân
Yên; xã Hoàng Ninh, Việt Yên; xã Tân Dĩnh, Lạng Giang; xã Cương Sơn, Lục Nam;
xã Xuân Cẩm, Hiệp Hoà; xã Đồng Phúc, Yên Dũng; xã Mai Đình, Hiệp Hòa; xã Đồng
Hưu-Đồng Kỳ, Yên Thế; xã An Hà, Lạng Giang; xã An Lập, Sơn Động; xã Phong
Vân-Phong Minh, Lục Ngạn và Thị Trấn Neo, Yên Dũng).
6. Về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới:
Tổ chức rà soát, kiểm tra, đôn đốc kế hoạch triển khai của các xã về thực hiện
các chỉ tiêu đăng ký thực hiện trong năm 2014, trong đó 40 xã xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2011 - 2015 đăng ký hoàn thành bình quân 2,6 tiêu chí/xã và có 14 xã
đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2014, tăng 02 xã so với chỉ tiêu tỉnh giao
là xã An Thượng - Yên Thế và xã Tân Mỹ - Thành phố Bắc Giang; hoàn thành dự
thảo trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết Quy định mức hỗ trợ đầu tư xây dựng
một số hạng mục công trình ở các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang giai đoạn 2014 - 2016 (thay thế Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐND ngày
12/7/2012 của HĐND tỉnh) văn bản của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị
quyết của HĐND tỉnh; tổ chức 02 đoàn cán bộ huyện và xã đi thăm quan, học tập
kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh bạn.

Kết quả giải ngân nguồn vốn Chương trình: Tổng nguồn vốn được giao 157 tỷ
đồng; giá trị khối lượng thực hiện đến 31/5/2014 đạt 23,349 tỷ đồng, bằng 14% so với
kế hoạch, ước đến 30/6/2014 đạt 46,97 tỷ đồng, bằng 29% so với kế hoạch; giá trị giải
ngân đến 31/5/2014 đạt 1,1 tỷ đồng, ước đến 30/6/2014 đạt 11,78 tỷ đồng, bằng 8% so
với kế hoạch.
7. Về công tác dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật và quản lý chất lượng nông,
lâm, thủy sản
- Công tác thú y: 6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh nguy
hiểm xảy ra, tuy nhiên công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và công tác
phòng chống dịch bệnh luôn được quan tâm. Kết quả 6 tháng đầu năm, thực hiện tiêm
5


phòng được trên 16,33 triệu liều vắc xin các loại cho đàn vật nuôi (trong đó 1,372
triệu liều vắc xin cúm gia cầm, 89,06 nghìn liều tai xanh PRRS và 89,06 nghìn liều
vắc xin dịch tả cho đàn lợn); cấp phát 6.000 lít hóa chất để thực hiện tiêu độc khử
trùng; phát hiện, xử lý 19 vụ vận chuyển, kinh doanh gia cầm nhập lậu, xử phạt vi
phạm hành chính 128,5 triệu đồng, tịch thu tiêu hủy 1.800 con gà giống, 4.500 con vịt
giống, 1.000 kg nầm lợn từ Trung Quốc. Thực hiện kiểm dịch 2.486 chuyến vận
chuyển lợn, 2.250 chuyến gia cầm (trong đó gà đồi Yên Thế là 1.245 chuyến) và 548
chuyến vận chuyển sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y
50.460 con lợn, 192.821 con gia cầm, 4.962 con trâu bò và 4.150 kg gia súc khác.
Kiểm tra 131 quầy bán thuốc thú y, phát hiện và xử lý vi phạm 3 hộ kinh doanh thuốc
thú y vi phạm về nhãn mác, bán thuốc thú y chung với thuốc BVTV, xử phạt vi phạm
hành chính 4,7 triệu đồng…
- Công tác Bảo vệ thực vật: công tác dự tính, dự báo các đối tượng sâu bệnh hại
trên lúa, rau màu, cây ăn quả, cây lâm nghiệp được ngành quan tâm chỉ đạo. Các đơn
vị chuyên môn đã tích cực tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương chỉ đạo
hướng dẫn nông dân phòng trừ có hiệu quả các đối tượng sâu bệnh hại cây trồng đảm
bảo an toàn cho sản xuất. 6 tháng đầu năm 2015 đã thực hiện kiểm tra 172 hộ kinh

doanh thuốc BVTV, phát hiện và xử lý hành chính 10 hộ; kiểm tra và xử lý vi phạm
01 cơ sở sang chai đóng gói vi phạm nhãn mác, phạt 10 triệu đồng; kiểm tra 200 hộ sử
dụng thuốc BVTV trong đó có 28 hộ không đảm bảo thời gian cách ly, 19 hộ sử dụng
thuốc không đúng thuốc BVTV trên cây rau, 14 hộ sử dụng thuốc BVTV quá nhiều
lần/vụ (5-8 lần),...; kiểm tra thủ tục kiểm dịch thực vật 3 đơn vị có chức năng nhập
khẩu giông cây trồng trên địa bàn tỉnh, tổng số hàng được kiểm tra thủ tục 10 lô:
10.174 tấn lúa lai, ngô lai, 127,069 kg hạt dưa bao tử, nhìn chung các lô hàng đều đầy
đủ thủ tục KDTV.
- Công tác quản lý chất lượng: Tổ chức tập huấn, cấp giấy chứng nhận kiến
thức về an toàn thực phẩm trong sản xuất và chế biến nông sản cho 111 người; kiểm
tra, đánh giá phân loại 18 cơ sở, trang trại sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản có 5
cơ sở xếp loại A, 13 cơ sở xếp loại B; kiểm tra điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và
cấp giấy chứng nhận cho 3 cơ sở.
8. Kết quả một số công tác khác
- Thực hiện các nội dung trình HĐND, UBND tỉnh: Đã phối hợp với các ngành
có liên quan và UBND các huyện, thành phố tham mưu trình HĐND, UBND tỉnh ban
hành được 03 cơ chế, chính sách đảm bảo chất lượng, đúng kế hoạch và thời gian quy
định, cụ thể: Quy định mức hỗ trợ đầu tư xây dựng một số hạng mục công trình ở các
xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014 - 2016 (thay
thế Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐND ngày 12/7/2012 của HĐND tỉnh); Quy định hệ
số K thành phần để áp dụng chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang; Quy định nội dung chi, mức chi cho các tổ chức, cá nhân được huy động hoặc
tự nguyện thực hiện nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp
luật và chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
6


- Thực hiện các đề án, cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp,
nông thôn trên địa bàn tỉnh: Phối hợp với các ngành, UBND các huyện thành phố, tổ
chức triển khai, hướng dẫn, thực hiện có hiệu quả 19 đề án, chính sách hỗ trợ phát

triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh đã được ban hành.
- Công tác khuyến nông: Tổ chức 28 lớp tập huấn cho hơn 1.000 lượt người
tham gia; triển khai xây dựng 4 mô hình trồng trọt, 3 mô hình chăn nuôi, 3 mô hình
thủy sản, giao được 3 máy làm đất loại 15HP cho xã Thái Sơn huyện Hiệp Hòa. Nhìn
chung các mô hình khuyến nông - khuyến ngư đều đạt kết quả tốt là tiền đề để khuyến
cáo mở rộng mô hình trình diễn.
- Công tác đào tạo nghề: Đến nay đã tổ chức được 55/103 lớp được thực hiện
đạt 53,3 % KH, đào tạo cho 1.680 học viên là lao động nông thôn thuộc các huyện
Tân Yên, Lục Nam, Yên Dũng, Yên Thế, Lạng Giang và thành phố Bắc Giang.
- Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Đã thực hiện 2 cuộc thanh tra
theo kế hoạch (Dự án tu bổ đê điều thường xuyên năm 2011 chuyến sang 2012 thực
hiện và năm 2013; thanh tra toàn diện Trung tâm giống Nấm); thực hiện công tác tiếp
dân và giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo theo đúng trình tự quy định của pháp luật.
6 tháng đầu năm, Sở đã tiếp nhận 13.674 hồ sơ, giải quyết 13.488 hồ sơ, đang giải
quyết 186 hồ sơ. Các hồ sơ được giải quyết đúng hạn, không có hồ sơ bị chậm muộn
so với thời gian quy định.
- Công tác cải cách hành chính (CCHC); thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
(THTK PCLP) và phòng chống tham nhũng (PCTN): Thực hiện các Nghị quyết,
chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về chỉ đạo thực hiện CCHC,
THTK CLP và PCTN, Sở Nông nghiệp & PTNT đã xây dựng và ban hành các
Chương trình, kế hoạch năm 2014 của ngành về CCHC, THTK CLP và PCTN; đồng
thời phối hợp với Đảng ủy Sở tổ chức hội nghị cán bộ mở rộng, với thành phần Bí thư
các chi bộ, thủ trưởng các đơn vị, phòng ban và các đoàn thể Sở để phổ biến, quán
triệt và tổ chức triển khai thực hiện. Chỉ đạo các đơn vị xây dựng chương trình, kế
hoạch cụ thể ở đơn vị mình và tổ chức phổ biến, quán triệt rộng rãi đến cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động trong cơ quan đơn vị. Tổ chức 03 Tổ kiểm tra của Sở
để tiến hành kiểm tra tình hình triển khai và tổ chức thực hiện ở các đơn vị.
9. Xếp loại các huyện, thành phố
Loại tốt: 10 huyện, thành phố.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ƯU ĐIỂM, TỒN TẠI, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN

1. Ưu điểm
Công tác chỉ đạo sản xuất được tổ chức, triển khai thực hiện quyết liệt; mặc dù
thời tiết không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, xong diện tích, năng suất, sản
lượng các cây trồng vụ đông xuân năm 2013 - 2014 dự kiến đều đạt và vượt kế hoạch,
chăn nuôi, thuỷ sản vẫn phát triển ổn định; tình hình dịch bệnh trên cây trồng, đàn vật
nuôi được quản lý, giám sát tốt, trên địa bàn tỉnh không để sẩy ra dịch bệnh; công tác
phát triển rừng và bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng được tăng cường và đảm
7


bảo an toàn; tình hình nước tưới đảm bảo đủ phục vụ sản xuất; các nội dung trình
HĐND, UBND tỉnh đảm bảo tiến độ, chất lượng.
2. Tồn tại, hạn chế
- Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chưa tốt, việc liên kết tiêu thụ sản phẩm
còn hạn chế, quản lý thuốc BVTV chưa chặt chẽ.
- Diện tích lúa lai giảm so với cùng kỳ, do ảnh hưởng của thời tiết năng suất
lạc, vải thiều sớm thấp so với kế hoạch.
- Tình trạng chặt phá rừng tự nhiên để trồng rừng kinh tế trên địa bàn huyện
Sơn Động còn để sảy ra. Chặt phá rừng ở Công ty lâm nghiệp Sơn Động chưa được
phát hiện kịp thời, xử lý thiếu kiên quyết.
- Tiến độ thực hiện khởi công và giải ngân các nguồn vốn xây dựng cơ bản và
chương trình mục tiêu còn chậm như: Chương trình nước sạch, đường lâm nghiệp, tu
bổ đê điều thường xuyên vốn ngân sách Trung ương, dự án hồ sông Sỏi...
- Triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2014 của các
huyện, thành phố chậm so với kế hoạch của Ban Chỉ đạo tỉnh. Xây dựng các tiêu chí
chưa sát với điều kiện thực tế của địa phương; tiến độ xây dựng các hạng mục công
trình theo đăng ký còn chậm.
3. Nguyên nhân:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Do tình hình thời tiết không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (độ ẩm

không khí cao, âm u kéo dài, rét đậm, rét hại ...) đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát
triển của một số loại cây trồng, vật nuôi.
+ Giá lợn và gia cầm từ tháng 2 đến tháng 4 xuống thấp, trong khi giá thức ăn
chăn nuôi tăng, người chăn nuôi không có lãi do vậy không mở rộng quy mô phát
triển sản xuất.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Nhận thức của một số cán bộ, cấp uỷ, chính quyền về phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hoá, xây dựng nông thôn mới còn chưa đầy đủ, sâu sắc nên chưa có sự
quan tâm chỉ đạo đúng mức; cơ chế, chính sách còn dàn trải, thiếu tập trung, thu hút
các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế.
+ Công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật còn chậm,
chưa tập trung và xây dựng các mô hình cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có thị
trường tiêu thụ; ý thức tuân thủ các hướng dẫn, quy trình sản xuất bảo đảm vệ sinh an
toàn thực phẩm, chưa cao làm giảm giá trị sản phẩm;
+ Công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh còn hạn chế, cơ sở hạ tầng
phục vụ kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vận chuyển động vật còn thiếu, gây khó khăn
cho công tác kiểm soát, kiểm dịch động vật.
+ Nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế, chưa
đáp ứng kịp yêu cầu đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; nguồn vốn đầu
8


tư cho phát triển sản xuất giống, hỗ trợ bảo qủan chế biến, quản lý, giám sát dịch
bệnh, thông tin thị trường, tiêu thụ sản phẩm... còn chưa đúng mức.
III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 6 THÁNG CUỐI NĂM
Tiếp tục tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp đã
đề ra trong Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 24/01/2014 của UBND tỉnh về thực hiện
Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ và Nghị quyết của HĐND
tỉnh về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện phát triển KT-XH và dự
toán ngân sách nhà nước năm 2014, trong đó tập trung một số nhiểm vụ, giải pháp

chủ yếu như sau:
1. Tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Mùa năm 2014 đảm bảo thời vụ, xây dựng kế
hoạch sản xuất cho vụ Đông; tăng cường kiểm tra chất lượng giống, phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật, thuốc thú y; thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh
hại và đề xuất các biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.
Chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm như: Dồn điền, đổi thửa, xây
dựng cánh đồng mẫu; chuyển đổi diện tích cấy lúa một vụ không ăn chắc sang trồng
cây rau mầu, cây công nghiệp ngăn ngày có giá trị kinh tế; chuyển đổi một số diện
tích cây vải thiều giá trị kinh tế thấp sang trồng cây có múi; đẩy mạnh thực hiện Đề án
sản xuất nấm, Đề án sản xuất rau quả VietGAP, Đề án cơ giới hoá, các mô hình
khuyến nông – khuyến lâm – khuyến ngư.
2. Phát triển ổn định đàn vật nuôi, tăng vòng quay số đầu gia súc, gia cầm xuất
chuồng và sản phẩm thịt, trứng các loại; tiếp tục chỉ đạo cải thiện chất lượng đàn gia
súc, gia cầm; chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học; thực hiện
tốt chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi – thú y trên địa bàn tỉnh.
Chủ động phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi và triển khai thực hiện tốt
công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm để đảm bảo an toàn trong chăn nuôi;
tăng cường kiểm soát chặt chẽ công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ;
tuyên truyền nâng cao ý thức cho người chăn nuôi về công tác phòng chống dịch bệnh
và an toàn vệ sinh thực phẩm.
3. Chỉ đạo các cơ sở sinh sản nhân tạo thực hiện bình tuyển đàn cá bố mẹ, cá
hậu bị theo tiêu chuẩn ngành; định hướng cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản đưa một số
giống cá mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như: cá lăng, cá điêu hồng, lóc
bông...; hướng dẫn các hộ nuôi trồng thuỷ sản đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kỹ
thuật, quy trình sản xuất an toàn theo VietGAP; tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án
phát triển trang trại nuôi thuỷ sản thâm canh cao và Đề án nâng cao chất lượng giống
thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.
4. Tiếp tục chỉ đạo trồng rừng, chăm sóc rừng; thực hiện tốt công tác quản lý,
bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng ; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát nhằm
phát hiện sớm và xử lý nghiêm các đối tượng chặt phá, khai thác, vận chuyển lâm sản,

động vật hoang dã trái phép trên địa bàn tỉnh.
5. Triển khai các phương án phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, sẵn
sàng ứng phó với các tình huống xẩy ra trong mùa mưa bão năm 2014; phối hợp chặt
9


chẽ với các địa phương trong công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm đê
điều; tập trung đẩy nhanh tiến độ duy tu, sửa chữa, khắc phục các sự cố đê điều để
đảm bảo tiến độ thời gian và an toàn trong mùa mưa bão năm 2014.
6. Tăng cường phối hợp các cơ quan liên quan, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho
nhà thầu, đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân các nguồn vốn, sớm hoàn thành công
trình đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư.
7. Tập trung chỉ đạo thực hiện xây dựng các quy hoạch, đề án, cơ chế, chính
sách đã đăng ký trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh năm 2014 để đảm bảo kế
hoạch.
8. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình MTQG về xây dựng nông
thôn mới; về nước sạch và vệ sinh MTNT. Phấn đấu năm 2014 có từ 10 đến 12 xã đạt
tiêu chí nông thôn mới theo kế hoạch.
9. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước của ngành; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, giải quyết
khiếu nại, tố cáo; nghiêm túc thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và
phòng chống tham nhũng.
10. Đẩy mạnh việc thực hiện áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO
9001-2008; áp dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của
Sở.
IV. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Đề nghị UBND tỉnh bổ sung kế hoạch vốn đối ứng cho các dự án đầu tư từ
nguồn vốn ADB và nguồn vốn TW cho các dự án trồng rừng phòng hộ năm 2014, với
tổng số vốn là 8,7 tỷ đồng (Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các
tỉnh miền núi phía Bắc 5,0 tỷ đồng, dự án QSEAP 3,6 tỷ đồng, dự án trồng rừng

phòng hộ Sơn Động 130 triệu đồng, phòng hộ Cấm Sơn 19 triệu đồng)
2. Đề nghị cho ngành Nông nghiệp xây dựng 4 dự án, đề án về lâm nghiệp và
chăn nuôi:
- Dự án quy hoạch vùng sản xuất kinh doanh rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh.
- Dự án mô hình chuyển hóa rừng keo lai, vối thuốc trên địa bàn tỉnh theo kế
hoạch của Bộ Nông nghiệp & PTNT.
- Dự án hỗ trợ nâng cấp, cải tạo rừng khu vực dãy núi Nham Biền thuộc các
huyện Yên Dũng, Việt Yên, TP Bắc Giang.
- Đề án hỗ trợ nâng cao chất lượng giống gia cầm trên địa bàn tỉnh 2014-2017.
Trên đây là báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu tập trung chỉ đạo 6 tháng cuối năm 2014 của Sở Nông nghiệp &
PTNT./.

10


Nơi nhận:
- Văn phòng UBND tỉnh (b/c);
- Sở KH&ĐT (b/c);
- Giám đốc, các PGĐ Sở;
- Lưu: VT-VP.
Bản điện tử:
- Các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở;
- ;


KT.GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

Vũ Đình Phượng


11



×